intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Chuẩn bị vườn ươm - MĐ01: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:39

162
lượt xem
48
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Chuẩn bị vườn ươm" là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 04 bài dạy thuộc thể loại tích hợp. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Chuẩn bị vườn ươm - MĐ01: Nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀDN PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ VƯỜN ƯƠM MÃ SỐ: MĐ01 NGHỀ SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống các cây cao su, cà phê, hồ tiêu” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất cây giống tại các địa phương trong cả nước, do vậy giáo trình này là một tài liệu hết sức quan trọng và cần thiết đối với những người đã, đang và sẽ làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu. Bộ giáo trình này gồm 7 quyển: 1) Giáo trình mô đun Chuẩn bị vườn ươm 2) Giáo trình mô đun Sản xuất gỗ ghép cao su 3) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cao su 4) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt 5) Giáo trình mô đun Sản xuất cây giống cà phê ghép 6) Giáo trình mô đun Sản xuất hồ tiêu giống 7) Giáo trình mô đun Tiêu thụ cây giống Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Trong quá trình biên soạn chúng tôi cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý của các Trung tâm, các cán bộ khuyến nông và những nông dân trực tiếp làm nghề sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo Trường Trung học Lâm nghiệp Tây Nguyên. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trung tâm, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình này là 01 trong số 07 giáo trình mô đun của chương trình đào tạo nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp. Trong mô đun này có 04 bài dạy thuộc thể loại tích hợp.
  4. 4 Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót nhất định, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp từ các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp và độc giả để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1) Nguyễn Quốc Khánh - Chủ biên 2) Phạm Thị Bích Liễu 3) Lê Thị Nga
  5. 5 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Chuẩn bị đất làm vườn ươm 06 Bài 2: Làm giàn che 13 Bài 3: Làm luống và hệ thống tưới tiêu 20 Bài 4: Chuẩn bị bầu đất 25 Hướng dẫn giảng dạy mô đun 33 Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập 34 Tài liệu tham khảo 39 Danh sách Ban chủ nhiệm xây dựng chương trình, 40 biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ sơ cấp Danh sách Hội đồng nghiệm thu chương trình, giáo 40 trình dạy nghề trình độ sơ cấp
  6. 6 MÔ ĐUN CHUẨN BỊ VƯỜN ƯƠM Mã số mô đun: MĐ 01 Giới thiệu mô đun: Mô đun xây dựng vườn ươm là mô đun chuyên môn nghề, mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành cho người làm nghề sản xuất cây giống. Xây dựng vườn ươm là một công việc quan trọng giúp cho cây giống sinh trưởng, phát triển thuận lợi và đạt được các tiêu chuẩn chất lượng trước khi đem trồng. Nội dung mô đun bao gồm các công việc như chuẩn bị đất lập vườn ươm, thiết kế vườn ươm, chuẩn bị bầu đất. Đồng thời mô đun này cũng trình bày hệ thống các bài tập, bài thực hành cho từng bài dạy. Học xong mô đun này, học viên sẽ thực hiện được các khâu kỹ thuật xây dựng vườn ươm. Bài 1: CHUẨN BỊ ĐẤT LÀM VƯỜN ƯƠM Mã bài: MĐ 01-01 Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Chọn được địa điểm làm vườn ươm phù hợp - Xử lý được cỏ dại và tàn dư thực vật trên diện tích đất chuẩn bị làm vườn ươm. A. Nội dung: 1. Chọn địa điểm Khi chọn địa điểm làm vườn ươm cần đảm bảo các yêu cầu sau: - Vườn ươm phải gần nguồn nước tưới. - Thuận tiện giao thông. - Đất dễ thoát nước, không bị ngập nước và đất bồi trong mùa mưa. - Đất bằng phẳng, tương đối kín gió. - Đất tốt, tơi xốp, có hàm lượng mùn > 3%.
  7. 7 Trong thực tế sản xuất, rất khó khi chọn địa điểm làm vườn ươm có thể thỏa mãn tất cả các điều kiện trên. Vì vậy tùy theo điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn những điều kiện thích hợp nhất để bố trí cho phù hợp. 2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật - Trên đất đã làm vườn ươm cũ: + Dọn sạch cỏ dại và tàn dư thực vật + Thu gom túi bầu nilon + Xử lý vôi bột - Trên đất mới khai hoang: + Tiến hành khai hoang sớm vào đầu mùa khô. + Dọn sạch gốc rễ đưa ra ngoài lô hoặc gom lại thành đống rồi đốt. không nên rải đều cỏ dại và tàn dư thực vật trên toàn bộ khu đất để làm vườn ươm mà đốt vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến vi sinh vật có lợi trong đất. Hình 1.1.1. Phát dọn cây bụi, cỏ dại
  8. 8 Hình 1.1.2. Đào gốc rễ Hình 1.1.3. Dọn mặt bằng 3. Làm đất
  9. 9 - Sử dụng đất tại chỗ: + Cày bừa, cuốc xới kỹ cho đất tơi xốp + Thu gom gốc rễ còn sót đưa ra ngoài lô Hình 1.1.4. Đất được cuốc, xới kỹ Hình 1.1.5. Bừa kỹ - Nếu lấy đất từ nơi khác đến:
  10. 10 + Đất phải được làm kỹ, nhỏ + Không lẫn tàn dư thực vật, cỏ dại + Không có đá sỏi và các tạp chất khác + Đất lấy từ tầng đất mặt, đất tốt, hàm lượng mùn cao. + Nếu chưa làm kịp, cần che đậy để không bị rửa trôi. Hình 1.1.6. Che, đậy đất phân để không bị rửa trôi B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: lựa chọn và khoanh tròn vào câu trả lời đúng trong các câu sau: 1. Câu 1: Khi chọn địa điểm làm ườn ươm: a. Đất tại đó rất tốt thì mới được chọn b. Đất tại đó không tốt thì không chọn c. Đất tại đó không tốt vẫn có thể chọn, nhưng phải chở đất từ nơi khác đến để đóng bầu. 2. Câu 2: Yêu cầu về đất sử dụng để đóng bầu ươm cây a. Đất phải được làm kỹ, nhỏ b. Không lẫn tàn dư thực vật, cỏ dại, không có đá sỏi và các tạp chất khác c. Đất lấy từ tầng đất mặt, đất tốt, hàm lượng mùn cao. d. Cả 3 ý trên
  11. 11 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 1.1.1: Chọn địa điểm để làm vườn ươm - Nguồn lực cần thiết: + Vườn ươm của người dân tại địa phương gần nơi tổ chức lớp học. - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, cử nhóm trưởng. Nhóm trưởng có trách nhiệm quản lý, tổ chức nhóm hoạt động và báo cáo kết quả thực hiện. + Giao bài tập cho từng nhóm. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc đi khảo sát sơ bộ về địa hình, đất đai, nguồn nước, điều kiện sản xuất, điều kiện kinh doanh của các vườn ươm tại địa phương gần nơi lớp học và đưa ra ý kiến nhận xét, đánh giá của nhóm. + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 6 giờ - Địa điểm: Vườn ươm tại địa phương gần nơi lớp học. - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Các số liệu sơ bộ về địa hình, đất đai, nguồn nước, điều kiện sản xuất, điều kiện kinh doanh của các vườn ươm tại địa phương gần nơi lớp học. + Ý kiến nhận xét, đánh giá của nhóm trung thực, khách quan, hợp lý. 2.2 Bài thực hành số 1.1.2: Xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm đất - Nguồn lực cần thiết: + Các dụng cụ cuốc, xẻng, cào, dao phát, máy làm đất loại nhỏ + Khu đất chuẩn bị làm vườn ươm - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm.
  12. 12 + Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm tiến hành xử lý cỏ dại, tàn dư thực vật và làm đất cho 150 m2 đất. + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 7 giờ - Địa điểm: khu đất chuẩn bị làm vườn ươm - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Khu đất được làm sạch cỏ dại, tàn dư thực vật + Đất được làm kỹ, nhỏ, tơi xốp C. Ghi nhớ - Địa điểm làm vườn ươm phải thuận lợi cho việc chăm sóc và quản lý. - Đất phải được làm kỹ nhỏ, tơi xốp - Có thể sử dụng nguồn đất tại chỗ để làm vườn ươm hoặc lấy đất từ nơi khác đến.
  13. 13 Bài 2: LÀM GIÀN CHE Mã bài: MĐ 01-02 Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc làm giàn - Làm giàn che đúng kỹ thuật A. Nội dung: 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu: Tùy theo nguyên liệu sẵn có tại địa phương, quy mô sản xuất vườn ươm và điều kiện kinh tế của gia đình, có thể sử dụng rất nhiều loại vật liệu khác nhau để làm giàn: - Vật liệu làm khung giàn: cọc gỗ, cọc sắt, tre, lồ ô, dây thép, - Vật liệu lợp mái và che chắn xung quanh: lá lau, lá dừa, cỏ tranh, lá mía, lưới đen... Hình 1.2.1. Dùng cọc sắt để làm giàn
  14. 14 Hình 1.2.2. Dùng cọc gỗ để làm cọc giàn Hình 1.2.3. Khung cọc giàn được làm kiên cố bằng ống sắt
  15. 15 - Dụng cụ làm giàn: dây kẽm buộc, lạt, kìm, thang, cuốc, xẻng, xà beng … Hình 1.2.4. Dụng cụ cải tiến để đào lỗ chôn cọc ở Tây Nguyên 2. Làm giàn che - Đào lỗ chôn cọc: tùy thuộc vào độ to, nhỏ, dài ngắn của cọc giàn mà đào lỗ sâu từ 30 – 40 cm. Cọc phải được chôn chắc chắn, thẳng đứng, không bị nghiêng. Hình 1.2.5. Lỗ chôn cọc giàn
  16. 16 - Chiều cao cọc giàn: khoảng 1,8 - 2m kể từ mặt đất để thuận lợi cho quá trình đi lại chăm sóc và vận chuyển. - Khoảng cách giữa 2 hàng cọc là 3m, giữa các cọc trên hàng 3 – 6m tùy độ to, dài và sức bền của trụ, cây gác trên giàn. Nếu trụ to và bền thì chôn với khoảng cách thưa hơn và ngược lại. 3- 6m 2m 3m Hình 1.2.6. Khoảng cách vị trí cọc giàn - Khi bố trí luống phải để cọc nằm ở giữa luống và mép luống để thuận tiện cho việc đi lại. Hình 1.2.7. Chôn cọc giàn
  17. 17 - Lợp giàn: dùng các loại vật liệu như lá lau, lá dừa, cỏ tranh, lá mía, lưới đen để che lợp vườn ươm. Khi lợp giàn lúc đầu chỉ để 20 – 30% ánh sáng tự nhiên đi qua Hình 1.2.8. Vườn ươm cà phê được lợp bằng lưới Hình 1.2.9. Vườn ươm giống hồ tiêu
  18. 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Các câu hỏi: 1.1 Sử dụng cọc để làm giàn a. Sử dụng cọc gỗ b. Sử dụng cọc sắt c. Sử dụng cọc bê tông d. Tất cả các loại cọc trên đều được 1.2 Chiều cao cọc giàn tính từ mặt đất a. Cao 1,2 – 1,4 m b. Cao 1,4 – 1,6 m c. Cao 1,6 – 1,8 m d. Cao 1,8 – 2 m 2. Các bài thực hành 2.1 Bài thực hành số 1.2.1: Làm giàn - Nguồn lực cần thiết: + Các dụng cụ cuốc, xẻng, dao phát, kìm, dây kẽm, dây lạt, thang, ghế + Vật liệu làm giàn: que, cọc làm khung giàn, vật liệu để che, lợp + Khu đất chuẩn bị làm vườn ươm - Cách tổ chức thực hiện: + Giáo viên nêu mục tiêu, nội dung công việc + Gọi một vài học viên lên thực hiện, giáo viên cùng các học viên còn lại quan sát. + Yêu cầu các học viên nhận xét, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện của nhóm học viên làm mẫu + Giáo viên tổng hợp, nhận xét các tình huống thực hành + Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có 5-6 học viên, bầu nhóm trưởng. Các nhóm trưởng hỗ trợ giáo viên quản lý, giám sát nhóm. + Giao bài tập cho từng nhóm: mỗi nhóm làm 100 m2 diện tích vườn ươm + Các nhóm triển khai thực hiện công việc + Giáo viên kiểm tra, hỗ trợ và giải đáp vướng mắc. Nhắc những lưu ý trong quá trình thao tác để đảm bảo an toàn khi lao động. - Thời gian cần thiết để thực hiện công việc: 10 giờ
  19. 19 - Địa điểm: khu đất chuẩn bị làm vườn ươm - Kết quả và tiêu chuẩn của sản phẩm: + Khung giàn vườn ươm được làm chắc chắn C. Ghi nhớ - Có thể sử dụng rất nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau để làm giàn. - Nên sử dụng các loại nguyên liệu sẵn có tại địa phương để làm giàn nhằm giảm bớt chi phí.
  20. 20 Bài 3: LÀM LUỐNG VÀ HỆ THỐNG TƯỚI TIÊU Mã bài: MĐ 01-03 Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc làm luống và đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước. - Làm được luống ươm, đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước trong vườn ươm phù hợp, hiệu quả. A. Nội dung: 1. Làm luống và đường đi - Yêu cầu khi thiết kế luống và đường đi: + Tiết kiệm diện tích đất + Thuận lợi cho việc đi lại, chăm sóc. - Kích thước luống: rộng từ 1,1 – 1,2m, dài từ 20 - 25m - Lối đi giữa hai luống rộng 35 - 40cm - Lối đi giữa hai đầu luống rộng 50 – 60cm - Lối đi chính cách nhau 50 - 60m, rộng 1 – 2m; - Lối đi quanh vườn ươm từ luống đến vách che rộng 0,8 – 1m. Hình 1.3.1. Luống và đường đi trong vườn ươm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2