Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
lượt xem 35
download
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm thuộc MĐ06 nghề "Trồng xoài, ổi, chôm chôm" có 04 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm lựa chọn hình thức tiêu thụ, lựa chọn nơi tiêu thụ, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Trồng xoài, ổi, chôm chôm
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ06 NGHỀ: TRỒNG XOÀI, ỔI, CHÔM CHÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, 2014
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về dạy và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ06
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Để đáp ứng nhu cầu phát triển ngành trồng trọt theo hướng nền kinh tế thị trường hàng hóa nhiều thành phần của nước ta trong thời gian tới, những người tham gia vào hoạt động trồng trọt cần được đào tạo để h ọ có nh ững kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết. Trường Cao Đ ẳng Nông nghiệp Nam Bộ được Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn giao nhiệm vụ xây dựng chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề “Trồng xoài, ổi, chôm chôm”. Chương trình được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích ngh ề theo ph ương pháp DACUM và cấu trúc mô đun. Kiến thức, kỹ năng và thái độ của ngh ề được tích hợp vào các mô đun. Kết cấu của ch ương trình g ồm nhi ều mô đun, mỗi mô đun gồm nhiều công việc và bước công việc tích hợp liên quan chặt chẽ với nhau, nhằm hướng tới hình thành những năng lực th ực hiện của người học. Vì vậy những kiến thức lý thuyết được chọn lọc và tích hợp vào công việc, mỗi công việc được trình bày dưới dạng một bài học. Đây là chương trình chủ yếu dùng cho đào tạo sơ cấp nghề, đối tượng học là lao động nông thôn đủ sức khỏe có nhu cầu đào tạo nh ưng không có điều kiện đến các cơ sở đào tạo chính quy để học tập ở bậc h ọc cao, thời gian tập trung dài hạn, họ có trình độ học vấn th ấp. Vì vậy vi ệc đào t ạo di ễn ra với thời gian ngắn, tại cộng đồng, hình thức gọn nh ẹ phù h ợp v ới đi ều kiện và hoàn cảnh của học viên. Tài liệu này được viết theo từng mô đun của chương trình đào tạo sơ cấp nghề trồng xoài, ổi, chôm chôm và được dùng làm giáo trình cho các h ọc viên trong khóa học sơ cấp nghề, các nhà quản lý và ng ười sử dụng lao đ ộng tham khảo, hoàn chỉnh để trở thành giáo trình chính thức trong hệ thống d ạy nghề Việt Nam Giáo trình tiêu thụ sản phẩm có 04 bài được sắp xếp theo trình tự liên quan bao gồm lựa chọn hình thức tiêu thụ, lựa chọn nơi tiêu thụ, th ực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế. Việc xây dựng một chương trình đào tạo sơ cấp nghề theo phương pháp DACUM dùng cho đào tạo nông dân ở nước ta nói chung còn m ới. Vì v ậy chương trình còn nhiều hạn chế và thiếu sót, tập th ể các tác gi ả mong mu ốn sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp để chương trình được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn: 1. Nguyễn Tiến Huyền (chủ biên); 2. Nguyễn Thị Quyên; 3. Nguyễn Văn Dũng;
- 4 4. Trần Phạm Thanh Giang; 5. Nguyễn Hữu Luyến. Mục lục ĐỀ MỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN..................................................................................2 LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................3 Mục lục ...............................................................................................................4 ĐỀ MỤC TRANG....................................................................................4 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT................................... 6 Bài 1: Lựa chọn hình thức tiêu thụ ............................................... 7 A. Nội dung..........................................................................................................7 1. Tìm hiểu các hình thức tiêu thụ.................................................................... 7 2. Liệt kê các hình thức tiêu thụ chính............................................................. 8 2.1. Hình thức 1: Tiêu thụ trực tiếp ........................................................... 8 2.2. Hình thức 2: Bán hàng cho người bán lẻ (đại lý trái cây hay quầy trái cây ở địa phương hoặc các siêu thị)..........................................................9 2.3. Hình thức 3: Bán cho người bán buôn (bán sỉ, thương lái) hoặc các vựa nông sản, trái cây hoặc bán cho các hợp tác xã dịch vụ trái cây ...10 2.4. Hình thức 4: Bán cho các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây hoặc bán cho các công ty có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. .....11 2.5. Các hình thức tiêu thụ khác.............................................................. 12 3. Quyết định hình thức tiêu thụ.....................................................................12 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................14 C. Ghi nhớ..........................................................................................................14 Bài 2. Lựa chọn nơi tiêu thụ ....................................... 15 Thời gian: 9 giờ................................................................................................15 A. Nội dung........................................................................................................15 1. Tìm hiểu các nơi tiêu thụ.............................................................................15 2.2. Bán tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua lại........................................................................................................ 17 2.3. Bán tại các chợ đầu mối trái cây.......................................................18 2.4. Bán tại các hội chợ triển lãm nông sản, trái cây ..............................20 3. Quyết định nơi tiêu thụ................................................................................21 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................21 C. Ghi nhớ..........................................................................................................21 Bài 3. Thực hiện bán sản phẩm .....................................................................22 Thời gian: 14 giờ..........................................................22 A. Nội dung........................................................................................................22 1. Hợp đồng bao tiêu sản phẩm......................................................................22 1.1. Khái niệm........................................................................................... 22 1.2. Cấu trúc của một hợp đồng bao tiêu sản phẩm..............................22 1.3. Mẫu hợp đồng bao tiêu sản phẩm....................................................24 2. Hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm....................................................27
- 5 2.1. Khái niệm........................................................................................... 27 2.2. Cấu trúc của một hợp đồng tiêu thụ (mua bán) sản phẩm.............27 2.3. Mẫu hợp đồng mua bán....................................................................29 3. Thanh lý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.......................................................37 3.1. Khái niệm........................................................................................... 37 3.2. Cấu trúc của một bản thanh lý hợp đồng.........................................37 B. Câu hỏi và bài tập thực hành......................................................................42 C. Ghi nhớ..........................................................................................................42 Bài 4. Tính hiệu quả kinh tế ........................................ 43 Thời gian: 16 giờ............................................................................................43 A. Nội dung.......................................................................................................43 1. Tính tổng chí phí đầu tư.............................................................................. 43 1.1. Các khái niệm.................................................................................... 43 1.2. Các loại chi phí.................................................................................. 43 1.3. Phân chia các loại chi phí.................................................................. 47 2. Tính tổng thu nhập đầu ra.......................................................................... 51 2.1. Khái niệm........................................................................................... 51 2.2. Cách tính thu nhập............................................................................ 51 3. Tính giá thành sản xuất............................................................................... 51 3.1. Khái niệm giá thành sản xuất...........................................................51 3.2. Giá thành một đơn vị sản phẩm (1 kg trái cây) ................................51 3.3. Giá bán trái cây.................................................................................. 52 4. Tính lợi nhuận sản xuất .............................................................................52 4.1. Khái niệm lợi nhuận:..........................................................................52 4.2. Chỉ tiêu phân tích hiệu quả kinh tế...................................................52 B. Câu hỏi và bài tập........................................................................................ 53 C. Ghi nhớ..........................................................................................................54 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN.......................................................... 55
- 6 CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT - BVTV: Bảo vệ thực vật - CA: Công an - CMND: Chứng mình nhân dân - DN: Doanh nghiệp - GPKD & MST số: Giấy phép kinh doanh và mã sỗ thuế - HĐKT: Hợp đồng kinh tế - HĐMB: Hợp đồng mua bán - HĐTT: Hợp đồng tiêu thụ - HKTT: Hộ khẩu thường trú - HTX: Hợp tác xã - TSCĐ: Tài sản cố định - VP: Văn phòng - VPĐD: Văn phòng đại diện - UBND: Ủy ban nhân dân
- 7 Bài 1: Lựa chọn hình thức tiêu thụ Mục tiêu: - Xác định được các phương thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm phù hợp với điều kiện thực tế; - Lựa chọn được hình thức tiêu thụ phù hợp với quá trình sản xuất của mình và có lợi nhất A. Nội dung 1. Tìm hiểu các hình thức tiêu thụ Hình thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm là cách mà người sản xuất xoài, ổi, chôm chôm bán trái cây của mình ra thị trường tới tay người tiêu dùng cuối cùng thông qua hoặc không thông qua trung gian. Người s ản Ngườii Ngườ Trung tiêu xuất Trung Trung tiêu gian dùng (người gian gian dùng thứ cuốii trồng thứ hai thứ …. cuố nhất cùng trái cùng cây) Người tiêu dùng cuối cùng là những cá nhân, hộ gia đình đi mua sản phẩm xoài, ổi, chôm chôm không nhằm mục đích bán lại mà để s ử dụng v ới các mục đích như: để dùng cho gia đình hoặc cơ quan, đơn vị mình; để đem đi biếu tặng người khác. Người tiêu dùng cuối cùng được hiểu ở đây là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế xã hội trong nước và nh ững ng ười mua s ản phẩm của chúng ta ở nước ngoài. Người tiêu dùng cuối cùng là đối tượng quan trọng nhất mà người sản xuất cần quan tâm. Để bán được nhiều xoài, ổi, chôm chôm và bán với giá cao, người sản xuất cần phải biết được nhu cầu, mong muốn của người tiêu dùng. Từ đó, người sản xuất xoài, ổi, chôm chôm phải trồng những loại trái cây mà người tiêu dùng cuối cùng đang cần. Chính vì vậy, muốn s ản xu ất đạt lợi nhuận cao, người sản xuất cần phải điều tra, khảo sát, tìm hiểu thị trường và tìm hiểu người tiêu dùng trước khi bố trí sản xuất cho phù hợp. Trung gian trong các hình thức tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm là nh ững tổ chức, cá nhân không trực tiếp tham gia sản xuất xoài, ổi, chôm chôm nh ưng có vai trò đưa xoài, ổi, chôm chôm từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Trung gian có thể là những đại lý buôn bán trái cây, các v ựa trái cây, các lái buôn (thương lái) và những tổ chức và cá nhân khác góp ph ần đ ưa xoài, ổi, chôm chôm từ trang trại, vườn cây đến với người tiêu dùng cuối cùng.
- 8 Có những người trồng xoài, ổi, chôm chôm sau khi thu hoạch s ản ph ẩm của mình sẽ đem bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Cũng có nh ững người sản xuất xoài, ổi, chôm chôm rồi đem bán cho các trung gian từ th ấp đến cao. Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa ph ương, căn cứ vào kh ả năng và trình độ hiểu biết của người nông dân, chủ trang trại và căn cứ vào sản lượng mà người nông dân sản xuất ra để quyết định lựa chọn hình th ức tiêu th ụ xoài, ổi, chôm chôm cho phù hợp với điều kiện của mình và có lợi nh ất cho mình. 2. Liệt kê các hình thức tiêu thụ chính Chúng ta có thể liệt kê một số hình thức tiêu thụ sau: 2.1. Hình thức 1: Tiêu thụ trực tiếp Người sản Ngườii Ngườ xuất tiêu tiêu (ngườ dùng dùng i cuốii cuố trồng cùng cùng trái cây) Hình 6.1.1: Hình thức tiêu thụ trực tiếp Người sản xuất (người nông dân) thu hoạch sản phẩm và mang ra ch ợ hoặc các khu vực đông dân cư, đông người qua lại, cử người bán hàng và bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng (người mua sản phẩm về sử dụng). Cũng có thể mở các sạp (cửa hàng) bán trái cây tại các chợ quê ho ặc thuê quầy hàng ở các hội chợ triển lãm trái cây, nông sản… Hình 6.1.2: Bán trái cây tại khu vực đông người qua lại
- 9 Áp dụng cho những sản phẩm hàng nông sản, trái cây, th ực ph ẩm t ươi sống, những người sản xuất nhỏ lẻ, tự sản xuất tự tiêu thụ trong một phạm vi hẹp. Ưu điểm: Có thể bán được với giá cao hơn khi bán với các hình th ức khác. Người tiêu dùng thường mua được hàng hóa tươi, ngon, đảm bảo chất lượng. Nhược điểm: Mất thời gian, tốn kém nhân lực, không th ể bán được với số lượng lớn vì phải bán lâu ngày trái cây khó bảo quản và dễ hư. 2.2. Hình thức 2: Bán hàng cho người bán lẻ (đại lý trái cây hay quầy trái cây ở địa phương hoặc các siêu thị). Người sản Ngườii Ngườ xuất tiêu tiêu Người (ngườ dùng dùng bán lẻ i cuốii cuố trồng cùng cùng trái cây) Hình 6.1.3: Hình thức bán cho người bán lẻ Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây thì bán trực ti ếp cho các đ ại lý trái cây ở địa phương hoặc các siêu thị để các đại lý, siêu thị này bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Hình 6.1.4: Bán cho đại lý bán trái cây ở chợ
- 10 Áp dụng cho những nông dân chuyên môn hóa nhưng chưa cao, vốn và nhân lực không nhiều. Những trái cây có giá trị thấp. Ưu điểm: Có thể bán được với giá tương đối cao và số lượng nhiều hơn so với bán trực tiếp, đỡ mất thời gian và nhân lực hơn bán trực tiếp. Nhược điểm: Giá có thể thấp hơn so với bán trực tiếp và cũng không thể bán được với số lượng quá lớn. 2.3. Hình thức 3: Bán cho người bán buôn (bán sỉ, thương lái) hoặc các vựa nông sản, trái cây hoặc bán cho các hợp tác xã dịch vụ trái cây Người sản Người Ngườ xuất bán i tiêu Người (ngườ buôn dùng bán lẻ i (bán cuối trồng s ỉ) cùng trái cấy Hình 6.1.5: Hình thức bán cho người bán buôn Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây sẽ bán cho thương lái hoặc các vựa trái cây vào tận nơi thu mua hoặc nông dân trở ra vựa để bán. Hình 6.1.6: Bán cho vựa trái cây Áp dụng cho những hộ có khối lượng trái cây nhiều, những trang trại chuyên canh với sản lượng lớn.
- 11 Ưu điểm: Có thể bán được với số lượng lớn, không mất thời gian và nhân lực trong bán trực tiếp. Nhược điểm: Giá có thể thấp hơn so với các hình thức bán hàng khác. 2.4. Hình thức 4: Bán cho các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây hoặc bán cho các công ty có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với nông dân. Các công Người ty có hợp sản đồng bao Người Ngườii Ngườ xuất tiêu sản bán lẻ, tiêu tiêu (ngườ phẩm hoặc dùng dùng i hoặc các xuất cuốii cuố trồng công ty khẩu cùng cùng trái xuất cây) khẩu trái cây Hình 6.1.6: Hình thức bán cho các công ty có hợp đông bao tiêu hoặc công ty xuất khẩu trái cây Người nông dân sau khi thu hoạch trái cây sẽ làm hợp đồng bán cho các công ty xuất khẩu hàng hóa đi nước ngoài. Hình 6.1.7: Đóng hộp trái cây để xuất khẩu
- 12 Áp dụng cho những trái cây được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn (Global GAP hoặc Viet Gap) và những nông hộ có mối quan hệ h ợp đồng s ản xuất bao tiêu với các công ty xuất khẩu nông sản, trái cây. Ưu điểm: Có thể bán được với số lượng lớn, không mất thời gian và nhân lực trong bán trực tiếp, có thể yên tâm trong khâu tiêu th ụ cũng nh ư giá cả nông sản, trái cây. Nhược điểm: Quy trình kĩ thuật trồng và chăm sóc theo tiêu chuẩn an toàn tương đối khó khăn. 2.5. Các hình thức tiêu thụ khác Người trồng trái cây cũng có thể lựa chọn cho mình các hình thức tiêu thụ khác như: Trực tiếp xuất khẩu hàng hóa, bán hàng trực tiếp cho các c ơ quan, đơn vị nhân dịp ngày lẽ, tết, bán tại các hội chợ địa ph ương, bán sản phẩm trái cây kết hợp với du lịch sinh thái…. Ưu điểm: có thể đa dạng hóa các hình thức bán hàng để thu được thu nhập cao hơn. Nhược điểm: Tốn thời gian và tốn nhân lực, bán với số lượng không nhiều. 3. Quyết định hình thức tiêu thụ Tùy thuộc vào từng gia đình nông dân cũng như tình hình sản xuất và đặc điểm của địa phương, vùng miền mà các hộ gia đình nông dân lựa chọn cho mình những hình thức tiêu thụ phù hợp. Các hộ gia đình nông dân có th ể lựa chọn kết hợp các hình thức tiêu thụ sao cho vừa bán được nông sản với giá cao và an toàn trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Nhìn chung, quyết định lựa chọn hình thức tiêu thụ có thể căn cứ những đặc điểm sau: - Đối với những hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ lẻ, sản lượng sản xuất không nhiều có thể lựa chọn hình thức bán trực tiếp hoặc bán cho ng ười bán lẻ vừa đảm bảo giá cả bán được tương đối cao mà có thể bán được trái cây ngay khi thu hoạch. - Đối với những hộ nông dân sản xuất với quy mô lớn hoặc quy mô trang trại, sản lượng nhiều có thể lựa chọn hình thức bán cho người bán buôn, thương lái, vựa trái cây, các hợp tác xã trái cây. - Đối với những hộ gia đình nằm trong hợp tác xã hoặc nh ững hộ gia đình có hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty thì bán cho các hợp tác xã hoặc các công ty đã có cam kết này. Trường hợp đặc biệt, người trồng trái cây muốn bán cho siêu thị, trước tiên, người nông dân phải trồng và chăm sóc vườn cây theo đúng tiêu chuẩn VietGAP hoặc GlobalGAP. Trái cây thu hoạch phải đúng tiêu chu ẩn: Ví d ụ đối với xoài, thu hoạch lúc trái đã đạt kích thước tối đa, no trái, vỏ trái chuyển
- 13 sang màu vàng, xung quanh trái có lớp phấn mỏng. Có th ể kiểm tra đ ộ trưởng thành của xoài bằng cách dùng kim ghim vào đuôi xoài, nếu kim không qua được là hạt xoài đã cứng, trái đủ già, hái được. Tốt nhất nên thu hoạch xoài từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều, vì lúc này xoài ít mủ nhất. Hái xoài bằng tay hoặc bằng lồng, khi hái chừa cuống khoảng 2–5cm cho trái ít ch ảy m ủ. Hái từng quả một. Trải xoài trên lớp báo hoặc lá khô cho ráo m ủ. Sau đó x ếp xoài vào sọt có lót giấy mềm hoặc lá khô xung quanh và dưới đáy sọt. Lúc đ ặt trái xoài vào sọt nên đeo găng tay hoặc dùng hai ngón tay cầm nh ẹ trái, tránh làm mất phấn trên trái. Tránh để cuống trái đâm vào các trái khác. Nên đặt sọt xoài nơi bóng mát, tránh để nắng rọi trực tiếp vào trái xoài. Để bán được hàng cho siêu thị, người nông dân cần liên hệ với qu ản lý của siêu thị hoặc giám đốc kinh doanh của siêu thị. Đưa trái cây mẫu cho người quản lý của siêu thị, thuyết phục người quản lý lựa ch ọn mua trái cây của mình bằng các bằng chứng để chứng minh trái cây của mình được sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn. Để thuyết phục được nhà quản lý của siêu th ị, người nông dân ngoài việc có sản phẩm trái cây an toàn cần phải hiểu biết và nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng cũng như tâm lý của nhà quản lý siêu thị. Người nông dân cũng cần có những kiến th ức c ơ bản v ề kinh t ế, th ị trường, nắm được các hợp đông kinh tế và các điều khoản ghi trên h ợp đồng… Sau khi được siêu thị đồng ý mua hàng cần ph ải làm h ợp đ ồng và ghi rõ các điều khoản cần có trong hợp đồng như thời gian giao hàng, số lượng, chủng loại hàng, kích cỡ hàng… Bài đọc thêm Liên kết 4 nhà trong sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng Sông Cửu Long Tỉnh Tiền Giang nói riêng và các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long đã có kết hợp 4 nhà trong sản xuất và tiêu thụ trái cây. H ướng d ẫn, v ận đ ộng nông dân, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã thực hiện hình thức hợp đồng tiêu thụ trái cây theo quy định tại Quyết định 80/2002/QĐ – TTg ngày 24/6/2002 của Thủ tướng Chính phủ về Chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản thông qua hợp đồng (gọi là Quyết định 80); ngày 5/11/2002 UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành kế hoạch 928/KH -UB thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng và ngày 12/6/2003 Sở Nông nghiệp và Phát tri ển nông thôn đã tổ chức ký kết (số 23) liên kết giữa các nhà: Nhà nước (đại diện là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn); Nhà doanh nghiệp (đại diện có: Công ty Vật tư nông nghiệp tỉnh nay là Công ty cổ phẩn Vật tư nông nghi ệp), Công ty Rau quả Tiền Giang (nay là Công cổ phần Rau quả Ti ền Giang); Nhà khoa học (đại diện là Viện cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Khuyến nông); Nhà tín dụng (đại diện Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại tỉnh Ti ền Giang); Nhà nông (đại diện là Hội nông dân tỉnh, các nhà vườn).
- 14 Năm 2008 đã có: Công ty cổ phần Rau quả Tiền Giang; Công ty TNHH Thịnh Phát; Tập đoàn Metro Cash & Carry; Công ty TNHH Ph ương Anh ở Hà Nội. Công ty Hatchando – Japan và các siêu th ị: (Co.op Mart thành ph ố M ỹ Tho; InTiMex; HaPro; PCSC) và một số chợ đầu mối lớn trong và ngoài tỉnh (ở các HTX: Hòa Lộc, An Hữu, ổi xá lỵ nghệ Tân Hưng, chanh Tân Thanh, Mỹ Lương, sầu riêng Ngũ Hiệp, Quyết Thắng, Hưng Phát, Thanh long Ch ợ Gạo, Sơri Gò Công, Sơri Bình Ân Gò Công Đông... 2 tổ hợp tác: chôm chôm Tân Phong) ký kết hợp đồng tiêu thụ các loại trái cây chủ lực (nh ư xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, Sơri, ổi xá lỵ nghệ, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm, vú sữa Lò Rèn – Vĩnh Kim, thanh long và các loại trái cây khác). Trong đó có nhiều loại trái cây như: Sơri, Thanh Long, xoài cát Hòa L ộc, xoài cát Chu, bưởi Lông Cổ Cò... đã được xuất khẩu sang thị trường nhiều nước nh ư: Trung Quốc, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Đức, Nga, Singapore... với khối lượng chưa nhiều, nhưng bước đầu đã giúp quảng bá được hình ảnh và trái cây Việt Nam ra thị trường thế giới. Trong đó, xoài cát Hòa Lộc và Sơri Gò Công đã được thị trường Nhật Bản rất ưa chuộng và nhập khẩu với số lượng ngày càng tăng: xoài cát Hòa Lộc 80 tấn (năm 2009 HTX Hòa Lộc ký xuất ủy thác); sơri Gò Công 1.500-2.000 tấn (Công ty Thịnh Phát xuất khẩu trực tiếp). B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi - Trình bày các hình thức tiêu thụ trái cây? - Trình bày các căn cứ để lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây? * Bài tập thực hành Bài tập1. Liệt kê các hình thức tiêu thụ trái cây tại địa phương mình và lựa chọn hình thức tiêu thụ trái cây phù h ợp với đặc đi ểm c ủa ng ười nông dân và tình hình thực tế tại địa phương. C. Ghi nhớ Cần chú ý các nội dung trọng tâm sau: - Đặc điểm của những hình thức tiêu thụ trái cây. - Căn cứ để chọn hình thức tiêu thụ trái cây.
- 15 Bài 2. Lựa chọn nơi tiêu thụ Thời gian: 9 giờ Mục tiêu - Xác định được các nơi tiêu thụ xoài, ổi, chôm chôm phù hợp với điều kiện thực tế; - Lựa chọn được nơi tiêu thụ phù hợp với quá trình sản xuất của mình và có lợi nhất A. Nội dung 1. Tìm hiểu các nơi tiêu thụ Nơi tiêu thụ trái cây là địa điểm diễn ra quá trình mua và bán trái cây giữa một bên là người trồng (sản xuất) trái cây và một bên là người mua trái cây (có thể là người tiêu dùng cuối cùng, người lái buôn, vựa trái cây, các công ty thu mua trái cây, xuất khẩu trái cây….). Người nông dân Nơi tiêu thụ Người (người (Địa điểm bán mua trái bán trái cây trái cây) cây) Hình 6.2.1: Sơ đồ nơi tiêu thụ trái cây Địa điểm cụ thể do người nông dân quyết định hoặc căn cứ vào h ợp đồng mua bán hoặc bao tiêu trái cây mà người nông dân, chủ trang trại đã kí kết với các tổ chức, doanh nghiệp thu mua trái cây. Địa điểm tiêu thụ trái cây có thể ảnh hưởng đến chất lượng trái cây, chi phí trong quá trình bán hàng, vận chuyển hàng cũng như các rủi ro trong quá trình vận chuyển hàng hóa nếu trái cây phải vận chuyển để giao hàng ở nơi xa xo với vị trí của vườn cây. Khi người nông dân có hợp đồng bao tiêu sản ph ẩm hoặc h ợp đ ồng mua bán có quy định nơi giao nhận hàng thì người nông dân cần chú ý đ ề kho ảng cách giao nhận và phương tiện cũng như hình thức thanh toán khi giao nhận hàng để tránh hoặc hạn chế các trường hợp rủi ro bất thường xảy ra trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- 16 2. Liệt kê các nơi tiêu thụ chính 2.1. Bán tại vườn (tại nhà) Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây tại vườn hoặc tại nhà. Khi trái cây tới kì thu hoạch, người trồng trái cây liên hệ với các thương lái (lái buôn trái cây), các đại lý trái cây để hợp đồng bán trái cây tại vườn nhà mình. Nó còn được áp dụng cho những người nông dân có hợp đồng bao tiêu hoặc hợp đồng mua bán sản phẩm với các công ty, doanh nghiệp cũng bán t ại vườn và các công ty, doanh nghiệp sẽ mang phương tiện tới tận vườn trái cây để vận chuyển. Trường hợp này, trong hợp đồng bao tiêu hoặc hợp đồng mua bán sản phẩm phải ghi rõ địa điểm giao nhận hàng là tại vườn trái cây (đ ịa chỉ……). Hình 6.2.2: Bán tại nhà Ưu điểm: Nơi tiêu thụ này thuận tiện cho người nông dân, người nông dân không phải vận chuyển trái cây đi xa. Do vậy, không t ốn th ời gian và chi phí vận chuyển trái cây tới địa điểm tiêu thụ khác và cũng trái đ ược rủi ro khi vận chuyển trái cây trên đường như để vỡ, dập nát, tai nạn…. Nhược điểm: Hình thức bán trái cây tại vườn hầu h ết là bán cho thương lái nên có thể người nông dân sẽ bị ép giá, đặc bi ệt là nh ững th ời điểm vào chính vụ. khi sản lượng trái cây thì lớn mà giá cả lại rẻ.
- 17 Hình 6.2.3: Bán tại nhà Áp dụng: Bán trái cây tại vườn chỉ phù hợp với những vườn cây gần đường đi lớn, thuận tiện cho phương tiện ra vào. 2.2. Bán tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua lại 6.2.4 Bán tại siêu thị
- 18 Hình 6.2.5: Bán tại chợ Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây tại các chợ, siêu thị hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua lại. Sau khi thu hoạch trái cây, người trồng trái cây mang chúng ra các ch ợ hoặc các khu đông dân cư, nhiều người qua lại để bán. Có thể bán trực tiếp hoặc bán cho những đại lý trái cây, hoặc bán cho siêu thị để các đại lý trái cây và siêu th ị bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng. Trong trường hợp bán cho siêu th ị, người bán trái cây có thể thu được mức giá tương đối cao. Nh ưng người bán trái cây cũng phải chú ý những điểm như trồng trái cây theo tiêu chu ẩn an toàn, có quan hệ với quản lý của siêu thị, thu hoạch trái cây đúng th ời điểm, đúng tiêu chuẩn xuất bán, trái cây bán cho siêu thị đảm bảo mẫu mã đ ẹp, không bị bệnh, không trầy xước, dập nát… Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây. Nhược điểm: Tốn chi phí vận chuyển, tốn công, thời gian h ơn bán t ại vườn, có thể chịu rủi ro khi vận chuyển từ vườn nhà tới các ch ợ hoặc tới các trung tâm mua sắm mà đông người qua lại. 2.3. Bán tại các chợ đầu mối trái cây Những người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây tại các chợ đầu mối trái cây, có các chợ đầu mối ở khu vực đ ồng b ằng Sông Cửu Long như: Chợ đầu mối Thủ Đức, Chợ nổi Cái Răng, Chợ nổi An Hữu - Cái Bè, Chợ đầu mối Cao Lãnh.
- 19 Hình 6.2.6: Bán tại chợ đầu mối Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây, có th ể bán đ ược v ới số lượng nhiều, chủng loại đa dạng. Nhược điểm: Tốn chi phí vận chuyển, tốn công, thời gian h ơn bán t ại vườn, có thể chịu rủi ro khi vận chuyển từ vườn nhà tới các ch ợ đầu mối, phải có mối quan hệ buôn bán với các chủ vựa trái cây ở các chợ đầu mối. 6.2.7 Bán tại chợ nổi đầu mối
- 20 2.4. Bán tại các hội chợ triển lãm nông sản, trái cây Người nông dân có thể lựa chọn cho mình hình thức bán trái cây tại các Hội chợ Triển lãm rau quả: triển lãm trái cây Việt Nam-Vietfruit Tiền Giang 2011, lễ hội trái cây (Fruit Festival) Nam Bộ được tổ chức tại Suối Tiên 2012, lễ hội trái cây được tổ chhức tại Mỹ tho – Tiền Giang năm 2012… 6.2.8 Bán tại hội chợ triển lãm Ưu điểm: Người nông dân không bán hàng cho thương lái nên có thể bán được với giá cao hơn, tránh việc bị thương lái ép giá vào những th ời đi ểm chính vụ và ngày cả những thời điểm khan hiếm trái cây, có th ể gi ữ đ ược thương hiệu, giới thiệu được sản phẩm của mình cho nhi ều ng ười bi ết đ ến, đặc biệt lầ những sản phẩm đặc trưng riêng của mình. 6.2.9 Bán tại lễ hội trái cây (Fruit Festival)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ - MĐ06: Trồng rau hữu cơ
41 p | 365 | 156
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm rau an toàn - MĐ06: Trồng rau an toàn
41 p | 237 | 89
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ07: Chăn nuôi gà, lợn hữu cơ
20 p | 233 | 75
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Chế biến các sản phẩm từ thịt gia súc
67 p | 188 | 52
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả
47 p | 148 | 47
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ04: Chế biến mắm nêm, mắm ruốc, mắm tôm chua
92 p | 148 | 45
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm tinh bột dong riềng và miến dong - MĐ05: Sản xuất tinh bột dong riềng và làm miến dong
58 p | 188 | 45
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ07: Chế biến rau quả
57 p | 173 | 44
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Nuôi nhím, cầy hương, chim trĩ
60 p | 153 | 42
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm hải sản khô - MĐ05: Chế biến hải sản khô
89 p | 135 | 39
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Chế biến sản phẩm từ đậu nành
68 p | 159 | 38
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Chăn nuôi cừu
45 p | 135 | 28
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo - MĐ05: Chế biến sản phẩm từ bột gạo
37 p | 148 | 27
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ06: Trồng cây bời lời
48 p | 85 | 18
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm phân hữu cơ sinh học (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ phân trâu bò và bã bùn mía)
97 p | 37 | 10
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩn rau an toàn (Nghề: Trồng rau an toàn) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
28 p | 27 | 9
-
Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm (Nghề: Sản xuất phân hữu cơ sinh học từ chất thải chăn nuôi gia cầm dạng rắn sử dụng trồng rau, hoa, cây cảnh)
44 p | 48 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn