intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:47

149
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” thuộc MĐ05: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả có thời gian học tập là 60 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ05: Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ 05 NGHỀ: NUÔI LỢN RỪNG, LỢN NUÔI THẢ Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Chúng ta đang bước vào giai đoạn lịch sử mới, giai đoạn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việt Nam từ một nước nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở thành một nước công nghiệp hiện đại. Việc đa dạng hóa, đa cấp hoá hình thức đào tạo, đặc biệt đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, một đội ngũ lao động kỹ thuật chăn nuôi là một nhiệm vụ hết sức cấp bách và cần thiết hiện nay Chương trình đào tạo nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả” cùng với bộ giáo trình được biên soạn đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, đã cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chăn nuôi lợn tại các địa phương trong cả nước. Với chương trình này những học viên có trình độ biết đọc, biết viết trở lên sẽ có điều kiện tham gia khoá học và họ sẽ là những hạt nhân cơ sở thực hiện công tác chăn nuôi - thú y tại xã, thôn, bản làng mạc nông nghiệp Việt Nam sau khoá học. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun chuẩn bị điều kiện nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 2) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn rừng 3) Giáo trình mô đun nuôi dưỡng, chăm sóc lợn nuôi thả 4) Giáo trình mô đun phòng và trị bệnh cho lợn rừng, lợn nuôi thả 5) Giáo trình mô đun tiêu thụ sản phẩm Bộ giáo trình được xây dựng dựa trên cơ sở dùng cho đào tạo lưu động, lao động nông thôn được soạn thảo bởi ban chủ nhiệm Trường Cao nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Để hoàn thiện bộ giáo trình này, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, Ban Giám hiệu cùng các thầy cô giáo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Trường, các cơ sở chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi giúp chúng tôi hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 60 giờ. Mô đun này cung cấp cho người học kiến thức về giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm
  4. 3 bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Để chương trình được hoàn thiện hơn chúng tôi rất mong nhận được những đóng góp của các chuyên gia tư vấn, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện. Chúng tôi xin trân trọng ghi nhận. Xin trân trọng cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Ths. Nguyễn Xuân Lới (Chủ biên) 2. Ths. Hà Văn Lý 3. Đỗ Huyền Trang 4. Nông Văn Trung
  5. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Bài 1: Giới thiệu sản phẩm .................................................................................. 8 A Nội dung ..................................................................................................... 8 1. Nội dung giới thiệu sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả ................................. 8 1.1.Tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm........................................................ 8 1.2. Nội dung giới thiệu sản phẩm................. Error! Bookmark not defined. 2. Giới thiệu sản phẩm ..................................................................................... 9 2.1. Một số phương pháp giới thiệu sản phẩm: ............................................... 9 2.2. Chọn hình thức giới thiệu sản phẩm ....................................................... 11 3. Định giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả ................................................. 11 3.1.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá của sản phẩm ..................... 11 3.1.1. Yếu tố nội bộ gồm: .............................................................................. 11 3.1.2. Yếu tố môi trường ............................................................................... 12 3.2. Căn cứ đề định giá sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả ..................... 13 3.2.1. Định giá theo người mua: .................................................................... 13 3.2.2. Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành: ............................................ 13 3.3. Thang giá sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả.................................... 13 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: ........................................... 14 C. Ghi nhớ: .................................................................................................... 15 Bài 2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm ............................................................ 16 A. Nội dung ................................................................................................... 16 1. Tìm thị trường bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả ................................ 16 1.1. Thị trường sản phẩm ............................................................................... 16 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. ................................................................ 17 2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm. .............................................................. 17 2.1. Địa điểm bán sản phẩm .......................................................................... 17 2.2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm ............................................................ 18 2.2.1. Chọn loại địa điểm bán sản phẩm ....................................................... 18 2.2. 2. Chọn vị trí bán sản phẩm .................................................................... 18 2.2.3. Trưng bày các sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả ......................... 19 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: ........................................... 20
  6. 5 C. Ghi nhớ: .................................................................................................... 20 Bài 3: Bán sản phẩm .......................................................................................... 21 A. Nội dung ................................................................................................... 21 1. Nhận biết tâm lý khách hàng. .................................................................... 21 1.1.Nhận biết đặc điểm tâm lý khách hàng. .................................................. 21 1.2. Xác định mục đích mua của khách hàng: ............................................... 21 2. Quy trình bán sản phẩm. ............................................................................ 22 2.1. Nhiệm vụ của người bán hàng:............................................................... 22 2.2. Quy trình thực hiện bán hàng: ................................................................ 22 3. Thực hiện bán sản phẩm ............................................................................ 23 3.1. Khái niệm, chức năng bán sản phẩm ...................................................... 23 3.2. Các hình thức bán sản phẩm. .................................................................. 24 3.2.1. Nhận biết hình thức bán sản phẩm ...................................................... 24 3.2.2. Chọn hình thức bán sản phẩm ............................................................. 25 3.3. Thực hiện kỹ năng bán hàng................................................................... 25 3.4. Chăm sóc khách hàng sau bán hàng ....................................................... 26 3.4.1. Nhận biết các chương trình chăm sóc khách hàng: ............................. 26 3.4.2. Nguyên tắc của chăm sóc khách hàng: ................................................ 26 3.4.3. Các mong muốn và kỳ vọng của khách hàng: ..................................... 26 3.4.4. Nhận biết sự thỏa mãn của khách hàng: .............................................. 26 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: ........................................... 28 C. Ghi nhớ: .................................................................................................... 28 Bài 4: Tính hiệu quả kinh tế .............................................................................. 29 A. Nội dung ................................................................................................... 29 1.Tính chi phí trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả .................................. 29 1.1. Xác định các khoản chi phí trong chăn nuôi .......................................... 29 1.2. Tính tổng chi phí trong chăn nuôi: ......................................................... 30 2. Tính nguồn thu nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả .............................................. 31 2.1.Xác định các nguồn thu trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả ............. 31 2.2. Tính tổng thu .......................................................................................... 31 3. Tính lỗ, lãi trong nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả . .......................................... 32 3.1. Xác định phương pháp tính .................................................................... 32 3.2. Thực hiện tính lỗ, lãi cho một chu kỳ nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả ........ 32
  7. 6 3.2.1. Tính tổng chi phí.................................................................................. 32 3.2. Tính tổng thu cho một chu kỳ chăn nuôi ................................................ 36 3.3. Tính hiệu quả kinh tế cho một chu kỳ chăn nuôi ................................... 36 B. Bài tập và sản phẩm thực hành của học viên: ........................................... 37 C. Ghi nhớ: .................................................................................................... 37 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN .......................................................... 38 I. Vị trí, tính chất của mô đun ........................................................................ 38 II. Mục tiêu .................................................................................................... 38 III. Nội dung mô đun ..................................................................................... 38 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành ........................................... 39 VI. Tài liệu tham khảo ................................................................................... 45
  8. 7 MÔ ĐUN: TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun/môn học: MĐ 05 Giới thiệu mô đun Mô đun tiêu thụ sản phẩm là mô đun bổ trợ trong chương trình đào tạo sơ cấp nghề, nghề nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Học xong mô đun này người học có khả năng thực hiện được các công việc về: giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính hiệu quả kinh tế. Mô đun được xây dựng trên cơ sở phân tích nghề, phân tích công việc, mỗi công việc gồm nhiều bước công việc liên quan mật thiết với nhau và được bố trí thành một bài học. Thời gian để giảng dạy mô đun được thiết kế 60 giờ, trong đó lý thuyết 16 giờ, thực hành 36 giờ, kiểm tra 8giờ được thiết kế gồm 4 bài học sau: - Bài 1: Giới thiệu sản phẩm - Bài 2: Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm - Bài 3: Bán sản phẩm - Bài 4: Tính hiệu quả kinh tế Phần thực hành gồm câu hỏi, bài tập, bài thực hành được xây dựng trên cơ sở nội dung cơ bản của các bài học lý thuyết về giới thiệu sản phẩm, chọn địa điểm bán sản phẩm, thực hiện bán sản phẩm và tính toán hiệu quả kinh tế. Các bài học trong mô đun được sử dụng phương pháp dạy học tích hợp giữa lý thuyết và thực hành, trong đó thời lượng cho các bài thực hành được bố trí khoảng 70 - 85%. Vì vậy, để học tốt mô đun người học cần chú ý thực hiện các nội dung sau; - Tham gia học tập tất cả các mô đun có trong chương trình đào tạo. - Tham gia học tập đầy đủ các bài lý thuyết, thực hành có trong mô đun, chú ý những bài thực hành. Vì thực hành là cơ sở quan trọng hình thành kỹ năng nghề cho người học - Phải có ý thức kỷ luật trong học tập, nghiêm túc, say mê nghề nghiệp và đảm bảo an toàn cho người, vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho cộng đồng. Phương pháp đánh giá kết quả học tập mô đun được thực hiện theo Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  9. 8 Bài 1: Giới thiệu sản phẩm Giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả là việc truyền thông tin về sản phẩm từ người sản xuất tới người tiêu dùng, nhằm kích thích nhu cầu mua của khách hàng đối với sản phẩm mà họ ham muốn. Giới thiệu sản phẩm là cầu nối cần thiết giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Vì vậy giới thiệu bài học giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả trong mô đun tiêu thụ sản phẩm là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người chăn nuôi. Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng. - Trình bày được nội dung công việc về giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả - Thực hiện được việc giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả đúng yêu cầu kỹ thuật, hiệu quả. A Nội dung 1. Nội dung giới thiệu sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả 1.1. Tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm Tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm gồm: Hình 5.1.1: Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên tạp chí - Tờ rơi, tờ phát tay, pa nô, áp phích, bảng hiệu, các vi rít, ca to lô.. là công cụ chứa đựng thông tin về sản phẩm cần được chuyển tải đến người mua hàng - Báo chí, tạp chí, kỷ yếu ...giành trang quảng cáo, giới thiệu sản phẩm của nhà sản xuất
  10. 9 - Truyền thanh giành thời lượng phát sóng dịch vụ để quảng cao, giới thiệu sản phẩm - Truyền hình giành chương trình dịch vụ quảng cáo, giới thiệu sản phẩm - Internet người sản xuất có thể mở trang thông tin điện tử riêng của mình để giới thiệu sản phẩm. 1.2. Nội dung giới thiệu sản phẩm - Nội dung giới thiệu trên các công cụ quảng cáo phải ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ. - Hình kèm theo: chọn hình ảnh tiêu biểu đạt được ý nghĩa cần thiết. - Lựa chọn logo, biểu tượng, quy chuẩn màu - Tên, địa chỉ, thông tin liên lạc của cơ sở sản xuất - Truyền thanh: có nhạc hiệu đặc trưng 2. Giới thiệu sản phẩm 2.1. Một số phương pháp giới thiệu sản phẩm: Một số phương pháp giới thiệu sản phẩm được người chăn nuôi sử dụng là: + Giới thiệu ngoài trời: tờ rơi, tờ phát tay, pa nô, áp phích, bảng hiệu… * Ưu điểm là: - Linh động, được lặp lại nhiều lần. - Ít chịu áp lực của quảng cáo cạnh tranh. - Nhiều người biết tới sản phẩm. * Hạn chế: - Hạn chế sáng tạo. - Không chọn lọc người xem, khách hàng + Giới thiệu sản phẩm trên truyền hình * Ưu điểm: - Kết hợp tốt âm thanh, hình ảnh, màu sắc. - Bao quát số lượng lớn khán giả. - Gây chú ý về tâm lý, hấp dẫn, thú vị. * Hạn chế: - Không chọn được khán giả. - Có thể nhàm chán, bỏ qua. - Thời gian ngắn.
  11. 10 - Chi phí cao. Hinh 5.1.2: Quảng cáo giới thiệu sản phẩm + Giới thiệu sản phẩm trên báo chí, tạp chí, truyền thanh * Giới thiệu trên báo chí Bán thịt lợn rừng sỉ lẻ bán buôn Ưu điểm Các sản phẩm bao gồm: Lợn rừng nguyên con đang ăn cỏ, Thịt lợn rừng đóng hộp, da lợn rừng, nội tạng lợn rừng. Các sản - Uyển chuyển, định được thời gian phẩm đảm bảo chất lượng tuyệt đối. - Bao quát được thị trường nội địa Haihoafarm hiện đang thực hiện các dịch vụ & sản phẩm phục vụ khách hàng đối với lợn thương phẩm như sau: - Được chấp nhận và sử dụng rộng rãi - Cung cấp lợn rừng nguyên con đang ăn cỏ: Quý khách có thể đến trực tiếp trang trại và chọn con mình thích hoặc điện thoại - Mức độ tin cậy cao yêu cầu số lượng, trọng lượng chúng tôi sẽ vận chuyển trực tiếp đến gia đình trong nội thành Hà Nội. Nhược điểm - Cung cấp lợn rừng đã giết mổ loại chưa cạo lông, chưa lọc xương và loại đã cạo lông, đã lọc xương đóng gói. - Thời gian ngắn - Cung cấp dịch vụ giết mổ và chế biến tại nhà phục vụ liên hoan hội nghị, họp mặt gia đình, bạn bè, sinh nhật, giỗ tết... với đầy đủ - Đọc lướt qua, sơ lược các món như: Lợn rừng nướng ướp hủ tiếu, lợn rừng nướng ướp mẻ, hấp, xào lăn, giả cầy, tiết canh, nòng nướng ướp lá -Chất lượng hình ảnh, màu sắc kém móc mật... Tất cả các dịch vụ luôn được phục vụ nhiệt tình, chu đáo và đảm * Giới thiệu trên tạp chí bảo chất lượng tuyệt đối. Nếu quý khách có nhu cầu hãy điện cho chúng tôi để nhận được Ưu điểm sự phục vụ tốt nhất. A. Tung: ĐC: Làng Quán Tình; P.Giang Biên; Q.Long Biên; - Chọn lọc độc giả, khu vực TP.Hà Nội ĐT: 093.648.0939; Fax: 04.3652.4892 - Có chất lượng tái tạo - Gắn bó với độc giả trong thời gian lâu Hạn chế Thời gian gián đoạn dài giữa hai lần xuất bản * Truyền thanh Ưu điểm - Sử dụng rộng rãi - Linh động về khu vực địa lý
  12. 11 - Chi phí thấp Hạn chế - Ít gây chú ý hơn ti vi - Thời gian ngắn 2.2. Chọn hình thức giới thiệu sản phẩm Hình 5.1.4.Phát tờ rơi cho khách Hình 5.1.3: Giới thiệu sản phẩm trên áp phích hàng - Phù hợp với quy mô chăn nuôi của cơ sở Đối với cơ sở nuôi quy mô nhỏ hoặc vừa nên chọn phương pháp giới thiệu qua: tờ rơi, tờ phát tay, pano, áp phích, biển hiệu…là hiệu quả Đối với cơ sở nuôi quy mô lớn nên chọn phương thức giới thiệu sản phẩm qua truyền hình, truyền thanh, Internet - Phù hợp với điều kiện địa lý vùng, miền, không gian và phương tiện quảng cáo. Ví dụ vùng đồng bằng, đông dân cư, gần đường giao thông chọn phương thức giới thiệu ngoài trời là hiệu quả. Nhưng trung du và miền núi chọn phương thức giới thiệu trên đài truyền thanh, truyền hình địa phương là hiệu quả hoặc kết hợp giữa quảng cáo ngoài trời và truyền thanh, truyền hình 3. Định giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả 3.1.Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá của sản phẩm 3.1.1. Yếu tố nội bộ gồm: - Người chăn nuôi đã xác định được thị trường mục tiêu. - Xác định được vị trí của sản phẩm chăn nuôi trên thị trường. - Xác định được mục tiêu, quy mô sản xuất sản phẩm của cơ sở - Ước tính đúng và đủ các yếu tố chi phí trong quá trình sản xuất.
  13. 12 Bán thịt lợn rừng,ban thit lợn rừng Ăn thịt Lợn rừng đầu năm là rước may mắn tài lộc về nhà, người ăn thịt lợn rừng sẽ khoẻ mạnh, và những bộ phận trên cơ thể lợn là những vị thuốc quý Hiện nay, thịt Lợn rừng vốn được xem là đặc sản, rất được mọi người ưa chuộng vì thịt Lợn rừng săn chắc nhờ vận động liên tục, Lợn rừng được hấp thụ những chất bổ dưỡng từ nguồn thức ăn là cây cỏ tự nhiên nên thịt Lợn rừng nhiều nạc nhưng rất mềm, rất ít mỡ, lớp da dày nhưng rất giòn, không cứng như thịt Lợn nhà. Thịt Lợn rừng rất ngọt, thơm, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng nên không chỉ ở Việt Nam mà nhu cầu xuất khẩu đi các thị trường lớn trên thế giới cũng rất lớn. Với quy mô trang trại được thiết kế và xây dựng theo không gian bán tự nhiên, Trang Trại lợn rừng Tây Bắc chúng tôi hiện đang nuôi và cung cấp lợn rừng thịt, lợn rừng giống thuần chủng số lượng lớn. - Với phương pháp nuôi thả bán tự nhiên, chế độ cho ăn chủ yếu rau, củ, quả như ngô, khoai, sắn, thân chuối, thân ngô, rau tự trồng, cây cỏ rừng...được nuôi thả theo đàn bán tự nhiên ngoài môi trường nên đàn lợn của chúng tôi luôn siêu nạc, săn chắc và cho chất lượng thịt thơm ngon - Hiện chúng tôi cung cấp thịt lợn rừng, lợn giống, cung cấp nguyên con hoặc kg theo yêu cầu cho các nhà hàng, khách sạn, cho các doanh nghiệp có nhu cầu liên hoan công ty, các nhóm bạn có nhu cầu hội họp, mua làm quà biếu hoặc mua cho gia đình mình… Địa chỉ liên hệ: Anh Nguyễn Văn Sơn Xã Hà lộc – Thị xã Phú Thọ tỉnh Phú Thọ Điện thoại liên hệ: 20103 829 382 Một hình thức quảng bá giới thiệu sản phẩm 3.1.2. Yếu tố môi trường + Giá cả chăn nuôi ở các loại thị trường khác nhau - Những cảm nhận của khách hàng về giá cả cao hay thấp, chất lượng của các loại chăn nuôi tốt hay xấu. - Phân tích mối quan hệ giá cả và lượng cầu. Ví dụ giá cao nhu cầu giảm hay tăng tại thời điểm nhất định trên thị trường. - Độ co giãn của lượng cầu trước những biến động về giá cả. + Giá cả của đối thủ canh tranh: giá cả, chất lượng sản phẩm chăn nuôi, cũng như những phản ứng của đối thủ cạnh tranh, luôn giúp doanh nghiệp định giá cho sản phẩm của mình sát với mặt bằng giá cả chung. + Các yếu tố môi trường, điều kiện kinh tế xã hội, phản ứng của giới bán lẻ, chính sách của nhà nước... đều được người chăn nuôi xem xét trước khi định giá các sản phẩm của mình.
  14. 13 3.2. Căn cứ đề định giá sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả 3.2.1. Định giá theo người mua: Định giá sản phẩm theo người mua là việc định giá dựa vào sự nhận thức của người mua đối với các sản phẩm chăn nuôi của người sản xuất chứ không dựa vào chi phí sản xuất. Ưu điểm của việc định giá này là nhanh, đáp ứng yêu cầu bán sản phẩm tại thị trường gần. Hạn chế của việc định giá này là người chăn nuôi phải mất thời gian khảo sát thị trường, khám phá nhận thức của người tiêu dùng về giá trị sản phẩm của đối thủ cạnh tranh so với sản phẩm của mình. Lợn Mán móc hàm Khối lượng: theo yêu cầu, Phí vận chuyển: Miễn phí vận chuyển Khuyến mại: gia vị, sách tư vấn chế biến món ngon từ thịt đặc sản Mô tả: Lợn mán được nuôi trong điều kiện tự nhiên, chăn thả trong rừng, chỉ ăn cây, cỏ, không ăn các loại thức ăn công nghiệp nên thịt chắc, nhiều nạc, ít mỡ, thơm ngon và có vị ngọt thịt tự nhiên khi ăn. Giá : 150,000/kg VNĐ Giới thiệu giá sản phẩm 3.2.2. Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành: Định giá theo mức cạnh tranh hiện hành là việc định giá dựa vào giá trị của đối thủ cạnh tranh mà không dựa vào chi phí cũng như nhu cầu trên thị trường. Người chăn nuôi có thể định giá sản phẩm chăn nuôi của mình bằng, cao hơn hoặc thấp hơn một chút so với đối thủ cạnh tranh. Hình thức định giá này thường được áp dụng ở những thị trường mà độ co giãn về nhu cầu rất khó đo lường Trên cơ sở định giá ban đầu cho các sản phẩm chăn nuôi, người chăn nuôi có thể điều chỉnh giá dựa vào những lợi thế về sản phẩm của mình trên thị trường và nhu cầu của người mua. 3.3. Thang giá sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả Trong chăn nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả người chăn nuôi rất nhạy bén trong việc định giá cho các sản phẩm của mình. Mục đích là tiêu thụ nhanh sản phẩm và thu được lợi nhuận cao trong thời gian ngắn. Thang giá sản phẩm chăn nuôi được xây dựng như sau: + Định giá sản phẩm cao nhất đối với sản phẩm cao cấp Định giá cao cho các sản phẩm cao cấp được áp dụng đối với thị trường nhỏ nhưng lợi nhuận cao. Trong thực tế một số sản phẩm chăn nuôi cao cấp chỉ phục vụ cho ít khách hàng, các nhà hàng đặc sản, khách sạn cao cấp và phục vụ xuất khẩu. Ví dụ: thịt lợn rừng lai nuôi theo phương phức
  15. 14 chăn thả, thịt thơm, ngon, hương vị tự nhiên an toàn vệ sinh thực phẩm, có thương hiệu trên thị trường. Đối với sản phẩm này người sản xuất thường đặt giá cao nhất, khi mức tiêu thụ giảm xuống thì giảm giá để thu hút thêm khách hàng mới. + Định giá sản phẩm thấp ban đầu hay còn gọi là giá xâm nhập. Định giá xâm nhập là việc định giá sản phẩm ban đầu thấp để kích thích người mua, nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, lợi nhuận cao. Ưu điểm của việc định giá này là lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm thấp nhưng bán được nhiều sản phẩm. Do đó người chăn nuôi vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn. + Chủ động thay đổi giá cả: đối với một số các sản phẩm chăn nuôi có lợi thế so sánh về nhu cầu lúc trái vụ hay lúc khan hiếm trên một số thị trường, khi đó người sản xuất cung ứng sản phẩm chăn nuôi nên chớp cơ hội để tăng giá lên. Tuy nhiên, các sản phẩm chăn nuôi không thể bảo quản và tích lũy lâu như một số sản phẩm công nghiệp khác. Vì thế, khi nhu cầu trên thị trường giảm sút, thì người sản xuất nên có biện pháp điều chỉnh lại năng lực sản xuất cung ứng, không nên áp dụng chiến lược bán phá giá như một số sản phẩm công nghiệp khác. + Định giá bán tại cửa trang trại: người mua sẽ phải thanh toán toàn bộ chi phí vận chuyển sản phẩm ra từ cửa trang trại (nơi giao hàng của người bán) tới địa điểm cuối cùng của người mua. Ưu điểm của việc định giá này là người bán không phải lo chi phí vận chuyển. Nhược điểm là người bán dễ bị mất khách hàng nếu các đối thủ cạnh tranh áp dụng các mức giá và phương thức bán hàng có lợi hơn cho người mua. + Định giá bao gồm cả chi phí vận chuyển: các chủ trang trại sẽ tính thêm vào giá bán các khoản chi phí vận chuyển bình quân, ngoài giá gốc của các sản phẩm chăn nuôi. Ưu điểm là việc tính toán đơn giản, hấp dẫn người mua có cự ly vận chuyển dài hoặc không có điều kiện tự tổ chức vận chuyển và bảo đảm tính thống nhất về giá cho mọi khách hàng ở các khu vực địa lý khác nhau. Nhược điểm của việc định giá này là không hấp dẫn đối với những người mua có cự ly vận chuyển ngắn hoặc có khả năng tự tổ chức vận chuyển với chi phí thấp hơn. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: 1. Câu hỏi 1.1. Phương thức giới thiệu sản phẩm 1.2. Định giá sản phẩm lợn rưng, lợn nuôi thả 2. Bài tập thực hành 2.1: Nhận biết tài liệu, công cụ giới thiệu sản phẩm và xây dựng nội dung giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả bằng tờ rơi, tờ phát tay.
  16. 15 2.2: Nhận biết phương pháp giới thiệu sản phẩm, chọn phương pháp giới thiệu sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả . 2.3: Xây dựng thang giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả . C. Ghi nhớ: Nội dung cần chú ý - Nhận biết các phương pháp định giá sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. - Chú ý phương pháp định giá cao cho sản phẩm chất lượng cao
  17. 16 Bài 2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm là công việc không thể thiếu trong nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm đúng nguyên tắc, phù hợp về mặt không gian, thời gian và quy mô sẽ giúp người chăn nuôi tiêu thụ được sản phẩm của mình, khép kín chu kỳ sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Vì vậy giới thiệu bài học chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả trong mô đun tiêu thụ sản phẩm là cần thiết để hình thành kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cho người chăn nuôi Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: + Trình bày được nội dung công việc chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm + Chuẩn bị được địa điểm bán sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả phù hợp với quy mô sản xuất và yêu cầu kỹ thuật A. Nội dung 1. Tìm thị trường bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả 1.1. Thị trường sản phẩm Thị trường là nơi tiêu thụ sản phẩm và là tập hợp các thoả thuận mà thông qua đó người bán và người mua tiếp xúc với nhau để trao đổi sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Muốn nhận biết thị trường một cách đầy đủ thì cần phân đoạn thị trường tức là: tiến hành phân chia thị trường thành những bộ phận người tiêu dùng theo những tiêu chuẩn nào đó trên cơ sở những quan điểm khác biệt về nhu cầu. Ví dụ phân chia theo lứa tuổi, theo thu nhập, theo nghề nghiệp, theo nơi cư trú… đoạn thị trường là một nhóm người tiêu dùng có phản ứng như nhau đối với cùng một tập hợp những kích thích của tiếp thị. Thị trường sản phẩm chăn nuôi gồm có: + Thị trường gần, tức là thị trường địa phương Người chăn nuôi thường quan tâm đến thị trường gần với lý do nắm được nhu cầu của người mua về sản phẩm của mình và có thể thực hiện bán hàng trực tiếp không thông qua yếu tố trung gian + Thị trường xa tức là thị trường ngoài địa phương Đặc điểm của thị trường xa là giữa người sản xuất và người tiêu dùng xa nhau về mặt địa lý, vì vậy muốn bán được sản phẩm người sản xuất phải thông qua khâu trung gian như: bán buôn, bán lẻ, đại lý, môi giới bán hàng…vì vậy mất thời gian tiếp cận thị trường và chi phí vận chuyển. + Thị trường nông thôn: Đặc điểm là thị trường của những người có nhu cầu mua sản phẩm chăn nuôi với mục đích làm thực phẩm hàng ngày hoặc con giống để phát triển sản xuất. Nhu cầu sản phẩm của thị trường này là dễ tính không khắt khe về chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên giá cả sản phẩm phải phù hợp, hấp dẫn tức là giá rẻ hơn sản phẩm cùng loại ở thị trường khác.
  18. 17 + Thị trường đô thị: Đặc điểm sức mua lớn, do thu nhập của đại bộ phận dân cư đô thị cao hơn vùng nông thôn. Nhu cầu sản phẩm chăn nuôi của thị trường này là làm thực phẩm hàng ngày đặc biệt vào những ngày lễ lớn trong năm, ngày cưới, mừng sinh nhật, tân gia ..., vì vậy chất lượng sản phẩm phải cao, mẫu mã sản phẩm phải bắt mắt, thái độ phục vụ phải cởi mở, ân cần, tận tình và trách nhiệm 1.2. Lựa chọn thị trường mục tiêu. Thị trường mục tiêu cho sản phẩm nuôi lợn rừng và lợn nuôi thả là những nhóm khách hàng tiềm năng (có sở thích, nhu cầu và nguồn tiền) mà người chăn nuôi sẽ phục vụ với các sản phẩm chăn nuôi nhất định. Ví dụ thị trường thịt lợn rừng lai .... khi lựa chọn thị trường mục tiêu, cần làm rõ một số vấn đề như: - Loại sản phẩm nào của nuôi lợn rừng lai sẽ được bán để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. - Phương thức thỏa mãn đó là gì. - Quy mô tiền năng của thị trường. - Khả năng tiêu thụ và lợi nhuận. - Mức độ phù hợp giữa yêu cầu khách hàng và khả năng thỏa mãn nhu cầu đó. 2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm. 2.1. Địa điểm bán sản phẩm Để lựa chọn địa điểm bán hàng phù hợp với số lượng và chủng loại sản phẩm, người chăn nuôi cần quan tâm đến yếu tố sau: - Loại địa điểm: Cửa hàng bán lẻ hay bán buôn, có cần nhà kho hay không. -Vị trí của địa điểm bán hàng: thành phố, các vùng của thành phố, nông thôn,.. nên chọn những vị trí là nơi tập trung các khách hàng sẵn có và khách hàng tiềm năng. Thông thường nên đặt địa điểm bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả ở nơi tập trung dân cư đông đúc. - Chi phí thuê địa điểm: chi phí thuê cửa hàng có phù hợp với quy mô sản xuất của người chăn nuôi không? - Địa điểm bán hàng có thuận lợi cho việc đi lại và có đảm bảo tính bền vững cho việc bán hàng không? - Yêu cầu về trang thiết bị: nhìn chung cửa hàng bán sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả không đòi hỏi các trang thiết bị quá đặc biệt. Đây điều kiện thuận lợi cho việc chọn địa điểm bán sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả. - Sự khoanh vùng: Nhiều thành phố có các yêu cầu khoanh vùng rất khắt khe. Vì vậy người chăn nuôi nên nghiên cứu kỹ tình hình và được phép hoạt động trước khi ký hợp đồng thuê địa điểm bán sản phẩm.
  19. 18 2.2. Chuẩn bị địa điểm bán sản phẩm 2.2.1. Chọn loại địa điểm bán sản phẩm Sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả là sản phẩm sinh học, khó bảo quản và tính thời vụ cao, vì vậy người chăn nuôi nên chọn loại địa điểm bán hàng phù hợp với các hình thức bán hàng . Ví dụ địa điểm bản lẻ, bán buôn, đại lý … tuy nhiên phải có nơi đặt cửa hàng kèm theo nhà kho (nhà nuôi nhốt tạm thời ) có phương tiện nhốt, giữ lợn như chuồng tạm thời, thức ăn, nước uống chăn nuôi. 2.2. 2. Chọn vị trí bán sản phẩm Nên chọn vị trí bán sản phẩm theo các tiêu chí sau: - Nơi đông dân cư như đô thị, nông thôn vùng đồng bằng, trung du - Nơi có nhiều khách hàng có nhu cầu, sở thích, tài chính và có thói quen sử dụng sản phẩm lợn rừng, lợn nuôi thả - Gần đường giao thông có nhiều người qua lại. - Mặt tiền thông thoáng không bị che khuất - Địa hình bằng phẳng, Hình 5.2.1. Quảng cáo giới thiệu sản phẩm khô ráo, không đọng nước khi mưa, không có mối nguy hiểm cho người, vật nuôi - Thuận hướng đông nam - Chi phí thuê địa điểm không cao, phù hợp với doanh thu của người chăn nuôi - Đòi hỏi trang thiết bị đơn giản, đáp ứng yêu cầu bán hàng Khu đông dân cư - Có đủ điều kiện về mặt pháp lý khi hợp đồng thuê địa điểm
  20. 19 - Xa địa điểm bán cùng một sản phẩm của các cơ sở khác để giảm quá trình cạnh tranh 2.2.3. Trưng bày các sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả . - Nhận biết nguyên tắc trưng bày sản phẩm. Trưng bày sản phẩm chăn nuôi nói chung và sản phẩm nuôi lợn rừng, lợn nuôi thả phải tuân thủ các nguyên tắc sau : - Trưng bày nhiều nhất loại sản phẩm để tăng sự chú ý của người mua, kích thích tiêu dùng Hình 5.2.2. Trưng bày sản phẩm chăn nuôi tại cửa hàng bán thực phẩm - Trưng bày đơn giản theo từng thể loại sản phẩm, không chồng chéo và rối mắt - Chú ý ánh sáng và màu sắc của sản phẩm để tăng sự chú ý của khách hàng. Hình 5.2.3. Màu sắc tự nhiên rất bắt mắt của thịt lợn khi trưng bày tại quầy hàng Thực hiện trưng bầy sản phẩm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1