intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ07: Chế biến rau quả

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:57

175
lượt xem
44
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ07: Chế biến rau quả cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: cách tính giá thành sản phẩm; giới thiệu sản phẩm và mua bán sản phẩm đạt hiệu quả cao. Mời bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm - MĐ07: Chế biến rau quả

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ: MĐ 07 NGHỀ: CHẾ BIẾN RAU QUẢ Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Mã tài liệu: MĐ07
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Việt Nam là một nước vùng nhiệt đới, thích hợp cho nhiều loài cây trồng. Mặt khác, nước ta là một nước nông nghiệp, hơn 70% dân số sống chủ yếu ở nông thôn. Sản phẩm từ cây trồng, đặc biệt là rau quả chiếm phần lớn trong các sản phẩm nông nghiệp. Rau quả không những là thực phẩm tiêu dùng hàng ngày mà còn là nguyên liệu dùng cho chế biến các sản phẩm thực phẩm khác. Đặc điểm của nguyên liệu rau quả là dễ bị hư hỏng và thu hoạch theo mùa vụ. Chính vì vậy, việc chế biến rau quả sẽ giúp bảo toàn giá trị dinh dưỡng, giảm tổn thất và còn tạo ra được những sản phẩm rất phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và xuất khẩu. Nghề chế biến rau quả rất phù hợp với điều kiện của người nông dân với nguồn nguyên liệu tại chỗ, không đòi hỏi thiết bị phức tạp, quy trình công nghệ khá đơn giản và cần ít vốn đầu tư. Mặt khác, việc phát triển nghề chế biến rau quả còn giải quyết được vấn đề ứ thừa nguyên liệu khi vào vụ thu hoạch và giải quyết việc làm cũng như thu nhập cho người nông dân. Vì vậy, nghề chế biến rau quả rất phù hợp với đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Để biên soạn bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả”, ban chủ nhiệm đã tiến hành khảo sát việc chế biến rau quả tại các vùng miền, các cơ sở chế biến với các quy mô khác nhau trong cả nước. Đồng thời với việc khảo sát, ban chủ nhiệm đã lấy ý kiến các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm về chế biến rau quả trong việc phân tích nghề để xây dựng nhiệm vụ và công việc của nghề, từ đó hình thành chương trình nghề “Chế biến rau quả”. Sau khi tiếp thu ý kiến của chuyên gia và hội đồng nghiệm thu, ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa chương trình. Dựa vào chương trình đã hoàn thiện, ban chủ nhiệm triển khai biên soạn bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả”. Chương trình đào tạo và bộ giáo trình nghề “Chế biến rau quả” được biên soạn theo hướng tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề. Bộ giáo trình này trình bày cách chế biến rau quả phù hợp thực tế sản xuất tại các vùng sản xuất rau quả tiêu biểu trong cả nước, bảo đảm năng suất, an toàn thực phẩm. Vì vậy, bộ giáo trình này là tài liệu học tập chính dùng trong đào tạo nghề “Chế biến rau quả” trình độ sơ cấp nghề cho lao động nông thôn. Ngoài ra, giáo trình này còn là tài liệu tham khảo cho những người đã, đang và muốn làm nghề chế biến rau quả. Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” cung cấp cho người học những kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: cách tính giá thành sản phẩm; giới thiệu sản phẩm và mua bán sản phẩm đạt hiệu quả cao. Giáo trình “Tiêu thụ sản phẩm” có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Kết cấu giáo trình gồm 04 bài như sau: Bài 1. Khảo sát thị trường và tính giá thành sản phẩm rau quả
  4. 4 Bài 2. Tiếp thị sản phẩm Bài 3. Mua bán sản phẩm Bài 4. Thu thập ý kiến khách hàng Trong quá trình biên soạn giáo trình, chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức Cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục dạy nghề – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; sự đóng góp ý kiến và giúp đỡ của các cơ sở chế biến rau quả ở các địa phương, Hội đồng nghiệm thu, Ban Giám Hiệu và các thầy cô giáo trường Cao đẳng Lương thực Thực phẩm. Xin trân trọng cảm ơn các đơn vị và cá nhân đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để chúng tôi hoàn thiện bộ giáo trình này. Trong quá trình biên soạn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng tôi mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tham gia biên soạn 1. Trần Thức (chủ biên) 2. Nguyễn Thị Thùy Linh 3. Trương Hồng Linh 4. Nguyễn Thị Hồng Ngân
  5. 5 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .................................................................................. 2 LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 3 MỤC LỤC ............................................................................................................. 5 BÀI 1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ....... 7 1. Khảo sát thị trường ........................................................................................ 7 1.1. Mục đích của khảo sát thị trường ............................................................ 7 1.2. Các phương pháp khảo sát thị trường ..................................................... 8 2. Thực hiện khảo sát thị trường ........................................................................ 9 2.1. Thu thập thông tin ................................................................................... 9 2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả khảo sát ........................................................... 11 2.3. Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở kinh doanh có khả năng đáp ứng ...................................................................................................................... 12 3. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm..................... 12 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh .................................................................. 12 3.2. Xác định giá thành sản phẩm ................................................................... 13 3.3. Xác định giá bán sản phẩm ...................................................................... 17 BÀI 2. TIẾP THỊ SẢN PHẨM RAU QUẢ TƯƠI VÀ CÁC SẢN PHẨM CHẾ BIẾN TỪ RAU QUẢ .......................................................................................... 23 1. Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm .......................................................... 23 2. Các hình thức tiếp thị sản phẩm .................................................................. 23 2.1. Quảng cáo .............................................................................................. 23 2.2. Khuyến mãi ........................................................................................... 25 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm ......................................................... 26 3. Kế hoạch tiếp thị .......................................................................................... 27 4. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm ............................................................. 27 BÀI 3. MUA BÁN SẢN PHẨM......................................................................... 30 1. Các hình thức bán sản phẩm ........................................................................ 30 1.1. Bán trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng......................................... 30 1.2. Bán sản phẩm thông qua tổ chức trung gian ......................................... 30 1.3. Bán sản phẩm cho các cơ sở kinh doanh sản phẩm .............................. 31
  6. 6 1.4. Bán sản phẩm thông qua hệ thống siêu thị ............................................ 31 2. Thực hiện bán hàng ...................................................................................... 31 2.1. Chuẩn bị bán hàng ................................................................................. 31 2.2. Giao dịch và ký kết hợp đồng................................................................ 32 2.3. Giao nhận sản phẩm .............................................................................. 34 2.4. Thanh lý hợp đồng mua bán sản phẩm.................................................. 36 3. Mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa ............................. 37 3.1. Mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm rau quả. ........................................... 37 3.2.Mẫu Thanh lý hợp đồng mua bán hàng hóa ........................................... 39 BÀI 4. THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ................................................... 44 1. Soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng ............................................... 44 1.1. Các yêu cầu khi soạn thảo phiếu thu thập ý kiến khách hàng ............... 44 1.2. Mẫu phiếu thu thập ý kiến khách hàng.................................................. 44 2. Xác định số lượng khách hàng cần thu thập ý kiến ..................................... 46 3. Lựa chọn cách thức thu thập ý kiến khách hàng.......................................... 46 3.1. Quan sát ................................................................................................. 46 3.2. Phỏng vấn trực tiếp ................................................................................ 47 3.3. Gửi phiếu thu thập ý kiến ...................................................................... 47 3.4. Điện thoại .............................................................................................. 47 4. Tổng hợp thông tin và kết luận .................................................................... 48 5. Dự báo nhu cầu của khách hàng .................................................................. 48 5.1. Từ những gì khách hàng nói .................................................................. 48 5.2. Từ những gì khách hàng đã làm ............................................................ 48 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ............................................................ 52 DANH SÁCH BAN CHỦ NHIỆM XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH, BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤPError! Bookmark not defined. DANH SÁCH HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU CHƯƠNG TRÌNH, GIÁO TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP ..................... Error! Bookmark not defined.
  7. 7 MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ07-01 Giới thiệu mô đun Mô đun Tiêu thụ sản phẩm có thời gian học tập là 32 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 18 giờ thực hành và 6 giờ kiểm tra. Đây là mô đun mang tính tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nhưng trọng tâm là thực hành. Nội dung mô đun trình bày các công việc cần thực hiện để bán sản phẩm ra thị trường: khảo sát thị trường, tính giá thành sản phẩm, mua bán sản phẩm và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm rau quả của cơ sở. Mô đun còn trình bày hệ thống các câu hỏi, bài tập/bài thực hành cho từng bài dạy, phương pháp đánh giá, tiêu chí đánh giá và cách thức đánh giá cho từng bài tập/thực hành. Sau khi học xong mô đun Tiêu thụ sản phẩm, học viên có thể thực hiện các công việc tiêu thụ sản phẩm rau quả: ước tính được giá thành sản xuất sản phẩm rau quả; thực hiện được các công việc mua bán sản phẩm đơn giản và soạn thảo được hợp đồng mua bán sản phẩm khi tiêu thụ sản phẩm rau quả có số lượng lớn; thực hiện bán hàng và giao nhận sản phẩm đúng quy trình; thu thập được các thông tin cần thiết về khách hàng. BÀI 1. KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mục tiêu - Thu được thông tin sản phẩm từ các người bán hàng và từ khách hàng; - Tính toán được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường; - Nêu được khái niệm giá thành sản phẩm; - Tính được các loại chi phí trong quá trình sản xuất; - Tính được giá thành và giá bán sản phẩm. A. Nội dung 1. Khảo sát thị trường 1.1. Mục đích của khảo sát thị trường Khảo sát thị trường là hoạt động nhằm xác định nhu cầu thị trường về các loại sản phẩm hàng hóa kinh doanh để từ đó xác định được thị trường đang cần những sản phẩm nào, những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm đó ra sao, khả năng tiêu thụ về sản phẩm đó như thế nào. Khảo sát thị trường nhằm để:
  8. 8 - Tìm ra được thị trường có triển vọng nhất để tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Tìm ra được mặt hàng có khả năng tiêu thụ lớn nhất phù hợp với khả năng của doanh nghiệp. - Biết được giá cả bình quân của sản phẩm trên thị trường trong thời kỳ mà doanh nghiệp có thể chấp nhận được. - Xác định được những yêu cầu của thị trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp như mẫu mã, bao gói, chất lượng sản phẩm, phương thức vận chuyển, phương thức thanh toán. - Biết được thông tin vềt tình hình của đối thủ cạnh tranh, năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm ... của đối thủ cạnh tranh và đối tượng khách hàng của đối thủ cạnh tranh. 1.2. Các phương pháp khảo sát thị trường 1.2.1. Nghiên cứu tại văn phòng hay bàn làm việc Tra cứu thông tin từ nguồn tài liệu và tư liệu là các ấn phẩm đã xuất bản, báo chí, thống kê nhà nước... Phương pháp này có ưu điểm là ít tốn kém, tổng hợp được nhiều thông tin, bao quát được tình hình, có thể thừa kế một số thành tựu đã đạt được, có sẵn. Nhược điểm là chậm về thời gian dẫn đến độ thích ứng không cao. 1.2.2. Nghiên cứu tại hiện trường Thu nhập thông tin qua việc tiếp xúc trực tiếp với các đối tượng trên thị trường bằng cách: - Phỏng vấn: người phỏng vấn liên hệ trực tiếp với đối tượng để lấy ý kiến thông qua nhiều câu hỏi mở. Có thể phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn gián tiếp qua điện thoại. Hình 7.1.1. Phỏng vấn trực tiếp Hình 7.1.2. Phỏng vấn qua điện thoại Phương pháp này đòi hỏi phải có một lực lượng nhân viên phỏng vấn có
  9. 9 kỹ năng tiếp thị giỏi và phỏng vấn cá nhân không thực sự đáng tin cậy, bởi nó không đại diện cho một số lượng lớn người tiêu dùng. -Điều tra: Dựa vào bảng câu hỏi gửi người tiêu dùng để lấy thông tin có thể phân tích một nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường. Quy mô nhóm khách hàng gửi phiếu điều tra càng lớn bao nhiêu, thì kết quả thu được càng sát thực và đáng tin cậy bấy nhiêu. - Quan sát: Người quan sát có thể trực tiếp hoặc dùng các máy móc, chụp ảnh, quay video... Khuyết điểm của quan sát là chỉ thấy được sự mô tả bề ngoài, tốn thời gian và công sức. Hình 7.1.1. Quan sát bằng chụp ảnh 2. Thực hiện khảo sát thị trường 2.1. Thu thập thông tin 2.1.1. Thu thập thông tin từ các cơ sở chế biến rau quả trong vùng Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở chế biến rau quả trong vùng - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,... - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký sản xuất kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế.. Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. - Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường. Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn - Các thông tin cần thu thập: + Thông tin về sản phẩm: chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, mẫu
  10. 10 mã, công nghệ chế biến v.v...; + Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường, v.v...; + Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: đối tượng khách hàng, thị hiếu, nhu cầu khách hàng, sức mua, v.v ...; + Thông tin về cơ sở sản xuất: có bao nhiêu cơ sở trong vùng; xu thế phát triển của các cơ sở đó trong tương lai; mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở,v.v ...; + Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân ... - Phương pháp khảo sát + Đóng vai là người mua, có nhu cầu trực tiếp về sản phẩm rau quả. + Đóng vai là người của đại lý chuyên mua và bán các loại sản phẩm rau quả. 2.1.2. Thu thập thông tin từ các đại lý hoặc người trực tiếp bán lẻ sản phẩm rau quả Bước 1. Tìm hiểu địa chỉ các đại lý mua bán sản phẩm rau quả, các cửa hàng bán lẻ sản phẩm rau quả. - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,... - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế.. - Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. Bước 2. Chọn địa chỉ khảo sát - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. - Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu năm, các cửa hàng bán lẻ chuyên về các loại rau quả. Bước 3. Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn - Các thông tin cần thu thập: + Thông tin về sản phẩm: chất lượng sản phẩm, bao bì, kiểu dáng, mẫu mã, công nghệ chế biến v.v...;
  11. 11 + Thông tin về tiêu thụ sản phẩm: Sản phẩm được tiêu thụ như thế nào, bao nhiêu, ở đâu, hình thức bán hàng như thế nào, quảng cáo sản phẩm ra sao, giá bán của sản phẩm trên thị trường trong một vùng hay một khu vực và sự biến động của giá trên thị trường, v.v...; + Đối tượng tiêu thụ sản phẩm: đối tượng khách hàng, thị hiếu, nhu cầu khách hàng, sức mua, v.v ...; + Thông tin về cơ sở sản xuất: có bao nhiêu cơ sở trong vùng; xu thế phát triển của các cơ sở đó trong tương lai; mức độ đáp ứng của các cơ sở hiện có đối với nhu cầu thị trường, dịch vụ cung cấp sản phẩm của các cơ sở,v.v ...; + Thông tin về các chính sách của nhà nước về hỗ trợ phát triển sản xuất cho nông dân ... - Phương pháp khảo sát + Khảo sát trực tiếp + Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè + Khảo sát qua điện thoại 2.2 Tổng hợp, xử lý kết quả khảo sát Qua khảo sát nhu cầu thị trường cần phải tổng hợp, xử lý các thông tin về số lượng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, các chủng loại sản phẩm, giá cả của từng loại sản phẩm,… để có được những kết quả sau: - Số lượng và tình hình hoạt động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm rau quả. - Xác định chủng loại, chất lượng sản phẩm của từng loại sản phẩm được tiêu thụ phổ biến trên thị trường. - Những yêu cầu của thị trường về sản phẩm như: bao bì, mẫu mã, chất lượng của các chủng loại sản phẩm, phương thức thanh toán, giao hàng, vận chuyển, v.v ...; - Ước lượng thực sự ở địa bàn nào và sẽ mua như thế nào - Ước lượng giá cả và nhu cầu từng loại sản phẩm trên địa bàn khảo sát. - Xác định quảng cáo như thế nào sao cho có hiệu quả; - Tình hình hoạt động kinh doanh của đối thủ cạnh tranh về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, thị trường của đối thủ cạnh tranh trên thị trường; - Cơ sở sản xuất kinh doanh cần đạt bao nhiêu phần trăm thị phần trong thời gian tới.
  12. 12 2.3. Xác định nhu cầu thị trường mà cơ sở kinh doanh có khả năng đáp ứng Kết quả của quá trình xử lý thông tin giúp đưa ra các quyết định, ví dụ như: - Xác định sản phẩm đưa ra thị trường; - Quyết định định giá bán; - Số lượng hàng hóa dự trữ cho tiêu thụ; - Xác định mạng lưới bán hàng và các hoạt động xúc tiến bán hàng. 3. Xác định chi phí sản xuất kinh doanh và giá thành sản phẩm 3.1. Chi phí sản xuất kinh doanh Chi phí sản xuất kinh doanh là biểu hiệu bằng tiền của tất cả chi phí sản xuất, chi phí lưu thông (chi phí tiêu thụ sản phẩm) và các khoản chi phí khác mà cơ sở sản xuất kinh doanh phải bỏ ra để thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, trong một thời kỳ nhất định. Các loại chi phí sản xuất kinh doanh gồm: 3.1.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là giá trị vật tư, nguyên liệu được sử dụng (tiêu hao) trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như chi phí mua nguyên liệu rau, quả, đường, muối, … Ví dụ: Để sản xuất được 100 kg hành củ dầm giấm, người ta phải mua 120 kg hành củ và 100 lít giấm ăn. Giá hành củ 80.000 đồng/kg, giá giấm ăn là 5.000 đồng/lít. Vậy giá trị tiêu hao từng loại như sau: Giá trị nguyên liệu cho 1 kg dưa chuột dầm giấm là: (120x80.000)/100= 96.000 (đồng) Giá trị giấm ăn cho 1 kg dưa chuột dầm giấm là: (100x5000)/100 = 5000 (đồng) 3.1.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp để làm tất cả các công việc trong quá trình chế biến rau quả như: công tiếp nhận nguyên liệu, công xử lý các nguyên liệu, công chế biến thành sản phẩm.... Ví dụ: Chi phí công lao động trực tiếp để làm ra 100 kg hành củ dầm giấm để tiêu thụ là 1.000.000 đồng. Vậy chi phí công lao động để làm ra 1 kg sản phẩm là: 1.000.000/100 = 10.000 (đồng). 3.1.3. Chi phí khấu hao máy móc, thiết bị - Khấu hao máy móc là giá trị của máy móc, thiết bị tham gia làm ra một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định.
  13. 13 - Thời gian khấu hao là thời gian hoạt động hữu ích của thiết bị, máy móc. Ví dụ: Để sản xuất được 10.000 kg dứa quả ngâm đường đóng hộp phải sử dụng 01 thiết bị đóng nắp trị giá 8.000.000 đồng. Giá trị khấu hao về thiết bị đóng nắp cho 1 kg sản phẩm được tính như sau: (1x8.000.000)/10.000 = 800 (đồng) 3.1.4. Chi phí sản xuất chung Chi phí sản xuất chung bao gồm các loại chi phí như: - Chi phí tiêu hao điện, nước cho sản xuất. - Chi phí tiếp khách. - Chi phí tiền lương cán bộ điều hành sản xuất - Chi phí bảo vệ môi trường. - Chi phí thuế 3.1.5. Chi phí quản lý Là các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung toàn bộ cơ sở sản xuất như tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng,… 3.1.6. Chi phí bán hàng - Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật. - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. Ví dụ: Chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí bảo hành hay đổi trả sản phẩm; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm;… 3.1.7. Chi phí khác Chi phí khác là chi phí phát sinh như: trả lãi vay khi vay tiền, chi phí hao hụt, mất mát nguyên vật liệu, nguyên liệu hư hỏng....Các khoản chi phí này phải được tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 3.2. Xác định giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm rau quả là biểu hiện bằng tiền của tất cả các chi phí cho quá trình chế biến và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định. Các bước tính giá thành sản phẩm dựa vào chi phí như sau: Bước 1. Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất - Thống kê số lượng rau quả các loại cần sản xuất theo các hợp đồng mua bán hoặc các thỏa thuận mua bán có tính khả thi. - Thống kê số lượng rau quả cần sản xuất có thể phục vụ cho các nhu cầu
  14. 14 khác của các cửa hàng bán lẻ, hộ gia đình trong khu vực. - Ghi các số liệu thống kê vào các bảng 7.1.1. Bảng 7.1.1. Bảng thống kê số lượng sản phẩm rau quả các loại cần sản xuất TT Nội dung Cải muối chua Dưa muối chua 1 Đại lý ........ ....... kg ........kg 2 Đại lý ......... ....... kg ........kg 3 Cơ sở ........... ....... kg ........kg 4 Cửa hàng...... ....... kg ........kg ... ............... Tổng cộng ....... kg ........kg Bước 2. Thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến rau quả và giá cả của mỗi loại - Thống kê các trang thiết bị theo từng chủng loại và theo từng khu vực sản xuất. - Thống kê ngày tháng mua và đưa trang thiết bị vào sử dụng. - Thống kê giá cả của mỗi loại trang thiết bị. - Ghi các số liệu thống kê vào bảng 7.1.2. Bảng 7.1.2. Bảng thống kê các trang thiết bị, công cụ cần thiết phục vụ quá trình chế biến rau quả và giá cả của mỗi loại TT Tên thiết bị Năng suất Ngày mua Ngày sử Giá cả dụng 1 2 3 .... .... Bước 3. Tính thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ
  15. 15 - Tính mức khấu hao căn cứ theo thực tế sản xuất. - Tính mức khấu hao theo quy định (nếu có). - Ghi vào bảng 7.1.3 . Bảng 7.1.3. Thời gian sử dụng và mức khấu hao trang thiết bị, dụng cụ TT Tên thiết bị, dụng Năng suất Thời gian Giá cả Mức khấu cụ khấu hao hao 1 2 3 4 ... .... Bước 4. Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu - Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu căn cứ mức khấu hao thực tế. - Tính mức tiêu hao vật tư nguyên liệu căn cứ mức tiêu hao theo quy định, nếu có. - Ghi số liệu tính toán vào bảng. Bảng 7. 1.4. Mức tiêu hao nguyên liệu cải dùng sản xuất cải muối chua TT Thùng, Cải Số Đơn Thành tiền Số lượng Mức tiêu bể lượng giá sản phẩm hao thu được 1 2 3 ...
  16. 16 Bảng 7.1.5. Mức tiêu hao muối dùng sản xuất cải muối chua TT Thùng, Loại Số Đơn Thành tiền Số lượng Mức tiêu bể muối lượng giá sản phẩm hao thu được 1 2 3 4 ... .... Bước 5. Tính chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bằng tổng hợp chi phí lao động thực hiện các công việc trong quá trình chế biến rau quả. Chi phí nhân công trực tiếp = Tổng công lao động trực tiếp x đơn giá tiền lương của một ngày công. Bảng 7.1.6. Bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp TT Công việc Số công Đơn giá Thành tiền Ghi chú 1 2 3 4 ... .... ... Tổng cộng
  17. 17 Bước 6. Tính chi phí gián tiếp (chi phí quản lý, chi phí bán hàng, chi phí sản xuất chung) - Tính chi phí gián tiếp căn cứ các chi phí trong thực tế sản xuất - Tính mức chi phí gián tiếp theo quy định (nếu có). Bước 7. Tập hợp tất cả các loại chi phí khác Bước 8. Tính giá thành đơn vị sản phẩm - Tổng chi phí sản xuất= tổng cộng tất cả các khoản chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất = chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí khấu hao máy móc thiết bị + chi phí sản xuất chung + chi phí quản lý. - Thống kê xác định số lượng rau quả thành phẩm đã sản xuất. - Tính giá thành đơn vị sản phẩm. tổng chi phí sản xuất Giá thành đơn vị sản phẩm (một loại) = số lượng sản phẩm đã sản xuất 3.3. Xác định giá bán sản phẩm Giá bán đơn vị sản phẩm = giá thành đơn vị sản phẩm + chi phí lưu thông + chi phí bán hàng + lợi nhuận dự kiến. Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực. * Chú ý : Xác định giá bán mà không trang trải hết chi phí thì sẽ không tồn tại lâu trong thương trường. Xác định mức giá mà không khách hàng nào chấp nhận được thì sớm muộn cũng sẽ bị loại ra khỏi thị trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Nội dung khảo sát thị trường gồm những gì? Các bước thực hiện khảo sát thị trường? Câu 2: Có mấy loại chi phí? Câu 3: Giá thành sản phẩm là gì? Các bước thực hiện tính giá thành sản phẩm dựa vào chi phí? 2. Bài tậpthực hành
  18. 18 2.1. Bài thực hành 7.1.1. Xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường a) Nội dung Hãy xây dựng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường của các sản phẩm mứt gừng, chuối sấy khô theo mẫu sau: 1. Thu thập thông tin - Nguồn cung cấp thông tin - Các thông tin cần nắm bắt - Các phương pháp thu thập - Người thực hiện - Phương tiện thực hiện 2 Chọn địa điểm 4 Đối tượng 3 Phương pháp 5 Thời hạn ... Một số gợi ý ban đầu: - Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng: + Các đại lý mua bán thực phẩm chế biến trên địa bàn. + Người trực tiếp chế biến: các cơ sở sản xuất các sản phẩm mứt khô, chuối sấy trong vùng. - Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ: + Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại + Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan + Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh,
  19. 19 truyền hình, internet,... + Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. - Chọn địa chỉ khảo sát. + Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. + Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu năm. - Khảo sát + Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến; + Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè; + Khảo sát qua điện thoại: Đóng vai trực tiếp là người mua, ... b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Hoàn thành được bản kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường theo yêu cầu. - Nguồn lực: giấy A1, bút lông, - Cách thức tiến hành: thực hiện bài tập theo nhóm (3 – 5 học viên/nhóm). Giao bài về nhà trước để học viên có thời gian chuẩn bị. - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài tập: Các nhóm tự lập một bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường căn cứ trên các điều kiện đã nêu trong bài tập. Nhóm trưởng sẽ báo cáo và các thành viên trong nhóm góp ý, bổ sung. - Thời gian hoàn thành: 90 phút/1 nhóm. - Kết quả và tiêu chuẩn sản phẩm cần đạt được của bài tập: + Nộp sản phẩm đúng thời gian; + Hoàn thiện bảng kế hoạch tìm hiểu giá cả thị trường. + Trình bày báo cáo rõ ràng và trả lời được các câu hỏi. 2.2. Bài thực hành 7.1.2: Lập bảng các chi phí a) Nội dung 1. Vận dụng kiến thức đã học về công nghệ chế biến rau quả và giá cả thị trường mà anh chị biết, anh chị hãy lập bảng chi phí nguyên liệu vật tư, bao bì và công lao động để sản xuất 1000 kg mứt gừng và 1000 kg vải ngâm nước đường đóng hộp mẫu sau: Nguyên liệu, vật tư, công Số lượng Đơn giá Thành tiền lao động (kg) (đ/kg) (đ)
  20. 20 Nguyên liệu, vật tư, công Số lượng Đơn giá Thành tiền lao động (kg) (đ/kg) (đ) …. 2. Hãy thống kê chi tiết và ước lượng các chi phí cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất tương ớt tại cơ sở sản xuất mà các anh chị biết (có thể tự dự kiến) theo hướng dẫn dưới đây: Tên sản phẩm:......................................................... tt Chi phí Hạng mục Tên chi phí Mức chi phí 1 Chi phí cố định (như tiền thuê nhà xưởng, thiết bị, trả lãi vay và lương cho đội ngũ quản lý và gián tiếp) 2 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (là chi phí nguyên vật liệu và các chi phí đầu vào khác thực sự sử dụng để làm ra sản phẩm) 3 Chi phí lao động trực tiếp (là tiền lương trả cho những người trực tiếp sản xuất) 4 Chi phí quản lý nhà xưởng (trong đó có chi phí bảo dưỡng, sửa chữa nhà xưởng, máy móc thiết bị, hệ thống bảo vệ và các chi phí vận hành nhà xưởng) 5 Chi phí marketing, bán hàng và hành chính b) Hướng dẫn thực hiện - Mục tiêu: Lập được bảng chi phí chế biến một số sản phẩm rau quả khô và ước lượng được các chi phí cần thiết. - Nguồn lực: giấy, bút… - Cách thức tiến hành: Làm việc độc lập - Nhiệm vụ của mỗi học viên khi thực hiện bài tập: Tự nghiên cứu tài liệu và
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1