intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo - MĐ05: Chế biến sản phẩm từ bột gạo

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:37

149
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo - MĐ05: Chế biến sản phẩm từ bột gạo được biên soạn bao gồm các nội dung về nghiên cứu giá cả thị trường, tính toán giá thành sản phẩm, soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm, giao nhận sản phẩm và thu thập ý kiến của khách hàng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo - MĐ05: Chế biến sản phẩm từ bột gạo

  1. 0 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO MÃ SỐ: 05 NGHỀ: CHẾ BIẾN SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO Trình độ: Sơ cấp nghề
  2. 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ 05
  3. 2 LỜI GIỚI THIỆU Hiện nay, các sản phẩm chế biến sẵn từ bột gạo ngày càng được ưa chuộng, mang lại sự thuận tiện và tiết kiệm thời gian khi chuẩn bị các món ăn cho gia đình. Các loại thực phẩm như bánh đa, bánh phở, bánh gạo được sử dụng rộng rãi tại các hộ gia đình và các nhà hàng, quán ăn. Không chỉ là món ăn ngon, giàu chất dinh dưỡng mà còn tiện lợi khi sử dụng; các loại thực phẩm này còn mang lại cho người sử dụng các khẩu vị khác nhau, thích hợp riêng cho từng vùng, miền. Ở Việt Nam, với điều kiện là đất nước thuần nông, việc sản xuất và chế biến các sản phẩm từ bột gạo hết sức thuận lợi, phục vụ thiết thực cho đời sống của các hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh thực phẩm. Vì thế đẩy mạnh phát triển nghề chế biến sản phẩm từ bột gạo là một hướng đi đúng góp phần tạo ra sản phẩm nông nghiệp sạch, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người lao động. Dựa trên chương trình dạy nghề “chế biến sản phẩm từ bột gạo” cùng với bộ giáo trình đã được biên soạn theo “Chương trình phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp” năm 2011, Ban chủ nhiệm đã chỉnh sửa, bổ sung và kết cấu lại chương trình dạy nghề mới cho phù hợp với đối tượng học nghề là lao động nông thôn, đồng thời thuận lợi cho dạy nghề theo mô đun. Tên chương trình đào tạo là “Chế biến sản phẩm từ bột gạo”, chương trình đào tạo đã tổ hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề thành 6 mô đun, trên cơ sở sơ đồ phân tích nghề DACUM và bộ phiếu phân tích công việc. Bộ giáo trình đã tích hợp những kiến thức, kỹ năng cần có của nghề, cập nhật những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và thực tế sản xuất chế biến các sản phẩm từ bột gạo tại các địa phương. Bộ giáo trình gồm 5 quyển: 1) Giáo trình mô đun Sản xuất bún tươi 2) Giáo trình mô đun Sản xuất bánh phở 3) Giáo trình mô đun Sản xuất bánh đa 4) Giáo trình mô đun Sản xuất mỳ gạo 5) Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm từ bột gạo Giáo trình mô đun Tiêu thụ sản phẩm được biên soạn bao gồm các nội dung về nghiên cứu giá cả thị trường, tính toán giá thành sản phẩm, soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm, giao nhận sản phẩm và thu thập ý kiến của khách hàng. Giáo trình sử dụng các tài liệu liên quan đến các nội dung về nghiên cứu thị trường, kế toán tài chính, tiếp thị sản phẩm. Kết thúc khóa học, học viên sẽ có khả năng ước tính được giá thành sản xuất các sản phẩm như: bánh phở, bánh đa, bún tươi…; soạn thảo được một bản hợp đồng mua bán sản phẩm; thực hiện giao nhận sản phẩm đúng quy trình; thu thập được ý kiến khách hàng. Để hoàn thiện bộ giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự chỉ đạo, hướng dẫn của Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT; Tổng cục Dạy nghề -
  4. 3 Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Sự hợp tác, giúp đỡ của Trung tâm Công nghệ sinh học thực vật - Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam; Đồng thời chúng tôi cũng nhận được các ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật của các Viện, Trường, cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ bột gạo. Chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn đến Vụ Tổ chức cán bộ – Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục dạy nghề, Ban lãnh đạo các Viện, Trường, các cơ sở sản xuất, các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các thầy cô giáo đã tham gia đóng góp nhiều ý kiến quý báu, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành bộ giáo trình này. Bộ giáo trình là cơ sở cho các giáo viên soạn bài giảng để giảng dạy, là tài liệu nghiên cứu và học tập của học viên học nghề “Chế biến Sản phẩm từ bột gạo”. Các thông tin trong bộ giáo trình có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế và tổ chức giảng dạy các mô đun một cách hợp lý. Giáo viên có thể vận dụng cho phù hợp với điều kiện và bối cảnh thực tế trong quá trình dạy học. Bộ giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, Ban chủ nhiệm và các tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các cán bộ kỹ thuật, các đồng nghiệp để giáo trình hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2011 Tham gia biên soạn: 1. Lê Thị Nguyên Tâm (Chủ biên) 2. Phạm Văn Yêm 3. Đào Thị Hương Lan 4. Nguyễn Văn Điềm 5. Lê Thị Thúy 6. Đỗ Thị Kim Loan 7. Lê Hoàng Lâm
  5. 4 MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..............................................................................................2 MÔ ĐUN ..........................................................................................................6 Bài 1: KHẢO SÁT THỊ TRƯỜNG ...................................................................7 A. Nội dung: .....................................................................................................7 1. Tìm hiểu giá cả thị trường .............................................................................7 2. Tìm hiểu về giá cả sản phẩm cùng loại ..........................................................8 3. Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm ...........................................................9 B. Câu hỏi và bài tập thực hành .........................................................................9 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 10 Bài 2: GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ................................................................... 11 A. Nội dung: ................................................................................................... 11 1. Phân biệt các loại giá thành ......................................................................... 11 1.1. Giá thành cá biệt và giá thành bình quân .................................................. 11 1.2. Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ ................................................... 11 1.3. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế ................................................... 11 2. Nội dung tính giá thành sản phẩm ............................................................... 12 2.1. Chi phí sản xuất ........................................................................................ 12 2.2. Chi phí bán hàng ...................................................................................... 12 2.3. Chi phí lãi vay .......................................................................................... 12 2.4. Chi phí hao hụt nguyên liệu trong sản xuất ............................................... 12 3. Tính giá thành sản phẩm ............................................................................. 12 3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp............................................................... 12 3.2. Chi phí nhân công trực tiếp ...................................................................... 12 3.3. Chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị ................................................. 13 3.4. Chi phí sản xuất chung ............................................................................. 13 3.5. Chi phí quản lý ......................................................................................... 13 3.6. Chi phí bán hàng ...................................................................................... 13 3.7. Tổng hợp các loại chi phí ......................................................................... 14 3.8. Giá thành đơn vị sản phẩm ....................................................................... 14 B. Câu hỏi và bài tập thực hành:...................................................................... 14 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 15 Bài 3: TIẾP THỊ SẢN PHẨM ......................................................................... 16 A. Nội dung: ................................................................................................... 16 1. Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm .......................................................... 16 2. Xác định nội dung và hình thức tiếp thị ....................................................... 16 2.1. Quảng cáo ................................................................................................ 16 2.2. Khuyến mãi .............................................................................................. 17 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm............................................................. 17 2.4. Kế hoạch tiếp thị ...................................................................................... 17 3. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm ............................................................. 18 B. Câu hỏi và bài tập thực hành:...................................................................... 18 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 18
  6. 5 Bài 4: HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN PHẨM ................................................. 19 A. Nội dung: ................................................................................................... 19 1. Nội dung soạn thảo hợp đồng kinh tế .......................................................... 19 2. Cách tiến hành soạn thảo hợp đồng kinh tế ................................................. 20 2.1. Điều khoản và điều kiện hợp đồng ........................................................... 20 2.2. Giá cả và phương thức thanh toán ............................................................ 20 2.3. Thời gian thực hiện hợp đồng .................................................................. 20 2.4. Mẫu hợp đồng kinh tế .............................................................................. 20 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................... 22 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 22 Bài 5: THỰC HIỆN BÁN HÀNG VÀ GIAO NHẬN SẢN PHẨM ................ 23 A. Nội dung: ................................................................................................... 23 1. Xác định khách hàng................................................................................... 23 2. Xác định đối thủ cạnh tranh ........................................................................ 24 3. Tổ chức giao nhận ...................................................................................... 24 3.1. Lập danh sách khách hàng mua sản phẩm ................................................ 24 3.2. Lập bảng biểu danh mục các loại hàng hóa cần giao ................................ 25 4. Quy trình giao nhận .................................................................................... 25 4.1. Kiểm tra đơn đặt hàng .............................................................................. 25 4.2. Tổ chức các hoạt động cần thiết để cung ứng sản phẩm ........................... 25 4.3. Lập chứng từ và hóa đơn thanh toán ........................................................ 25 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................... 26 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 27 Bài 6: THU THẬP Ý KIẾN KHÁCH HÀNG ................................................. 28 A. Nội dung: ................................................................................................... 28 1. Thiết kế phiếu điều tra khách hàng ............................................................. 28 2. Xác định số lượng khách hàng cần điều tra (phương pháp chọn mẫu) ......... 30 3. Xác định phương thức thu thập ý kiến khách hàng ...................................... 30 3.1. Quan sát ................................................................................................... 30 3.2. Phỏng vấn trực tiếp .................................................................................. 30 3.3. Gởi thư hỏi............................................................................................... 31 3.4. Điện thoại ................................................................................................ 31 4. Tổng hợp thông tin và kết luận ................................................................... 31 B. Câu hỏi và bài tập thực hành: ..................................................................... 31 C. Ghi nhớ: ..................................................................................................... 32 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN ........................................................ 32 I. Vị trí, tính chất của mô đun ......................................................................... 32 II. Mục tiêu ..................................................................................................... 32 III. Nội dung chính của mô đun ...................................................................... 33 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập, bài thực hành .............................................. 33 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập .......................................................... 33 VI. Tài liệu tham khảo .................................................................................... 35
  7. 6 MÔ ĐUN TIÊU THỤ SẢN PHẨM TỪ BỘT GẠO Mã mô đun: MĐ 05 Giới thiệu mô đun: - Môđun tiêu thụ sản phẩm chế biến từ bột gạo hướng dẫn học viên trình tự các công việc cần thực hiện để bán sản phẩm có hiệu quả; ước tính được giá thành sản xuất các sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo; soạn thảo được một bản hợp đồng mua bán sản phẩm; thực hiện giao nhận sản phẩm đúng quy trình; thu thập được các thông tin cần thiết liên quan đến sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo và đưa ra các biện pháp cải thiện phù hợp. - Nội dung của môđun bao gồm: khảo sát thị trường; ước tính giá thành sản phẩm; các cách thức tiêu thụ sản phẩm; ký kết hợp đồng mua bán sản phẩm; giao nhận sản phẩm và thu thập ý kiến của khách hàng. - Học viên cần có phương pháp học tập thích hợp, sử dụng giáo trình lý thuyết đồng thời vận dụng các bài tập thực hành tại các cơ sở chế biến sản phẩm, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm. Việc đánh giá kết quả học tập của học viên căn cứ vào các bài kiểm tra tích hợp giữa lý thuyết và thực hành.
  8. 7 Bài 1: KHẢO SÁT THỊ TRƢỜNG Mã bài: MĐ01 Mục tiêu: - Lựa chọn các địa chỉ cần khảo sát thông tin. - Thu thập thông tin giá cả tổng hợp từ thị trường, từ các cơ sở sản xuất sản phẩm cùng loại. A. Nội dung: Quy trình và cách thức thực hiện công việc như sau: 1. Tìm hiểu giá cả thị trƣờng - Khái niệm về giá cả thị trường: Giá bán của các loại hàng hoá có trên thị trường trong một vùng hay một khu vực.
  9. 8 Quy trình tìm hiểu giá cả thị trường: * Bước 1: Thu thập thông tin từ các cơ sở sản xuất bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo. - Tìm hiểu địa chỉ các cơ sở sản xuất các sản phẩm từ bột gạo trong vùng. - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại. - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin: báo chí, đài truyền thanh, đài truyền hình.... - Tìm hiểu qua các cơ quan chức năng liên quan: phòng nông lâm nghiệp, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế. * Bước 2: Chọn địa chỉ khảo sát. - Địa chỉ được chọn phải phân bổ đều cho các vùng. - Chú ý các cơ sở sản xuất đã có thương hiệu, có uy tín trên thị trường. - Khảo sát tại các địa chỉ đã được chọn bằng các hình thức khác nhau: + Đóng vai trực tiếp là người mua, có nhu cầu về tiêu thụ các loại sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo. + Đóng vai là người mua và bán các loại sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo (đại lý tiêu thụ sản phẩm). 2. Tìm hiểu về giá cả sản phẩm cùng loại - Khái niệm về giá cả sản phẩm: Giá bán sản phẩm của cơ sở sản xuất chế biến trên thị trường tại một khu vực hay một vùng. * Bƣớc 1: Tìm hiểu thông tin giá cả sản phẩm từ các đối tượng: + Các đại lý mua bán sản phẩm bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo được chế biến từ bột gạo trên địa bàn. + Người trực tiếp chế biến: các cơ sở sản xuất chế biến các sản phẩm từ bột gạo trong vùng. * Bƣớc 2: Tìm hiểu thông tin thông qua các địa chỉ: - Tìm hiểu qua danh bạ điện thoại
  10. 9 - Tìm hiểu qua cơ quan chức năng liên quan: phòng Nông Lâm nghiệp, cơ quan quản lý thị trường, cơ quan thuế.. - Tìm hiểu qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài phát thanh, truyền hình, internet,... - Tìm hiểu từ các nguồn thông tin khác: bạn bè, người thân. * Bƣớc 3: Chọn địa chỉ khảo sát. - Địa chỉ được chọn phải phân đều cho các vùng. - Chú ý khi chọn địa chỉ khảo sát cần tìm hiểu ở các đại lý uy tín, lâu năm. * Bƣớc 4: Khảo sát - Khảo sát trực tiếp các cơ sở chế biến; - Khảo sát gián tiếp thông qua người thân bạn bè; - Khảo sát qua điện thoại. 3. Tìm hiểu quy trình sản xuất sản phẩm - Khái niệm quy trình sản xuất sản phẩm chế biến từ bột gạo: là các công việc và biện pháp kỹ thuật được áp dụng để sản xuất, chế biến các sản phẩm từ bột gạo như bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo cung cấp cho thị trường. * Bƣớc 1: Liên hệ các cơ sở chế biến sản phẩm trong vùng, tiếp cận thông tin về quy trình sản xuất sản phẩm chế biến từ bột gạo, các công việc và biện pháp kỹ thuật được áp dụng để sản xuất sản phẩm. Các hình thức tiếp cận có thể thông qua liên hệ công tác; thông qua các mối quan hệ khác. * Bƣớc 2: Thu thập thông tin sản xuất, chế biến sản phẩm từ các cơ sở khuyến nông, từ các chương trình dạy nghề cho lao động phổ thông và lao động nông thôn. * Bƣớc 3: Lựa chọn quy trình sản xuất thích hợp, xác định giá cả bình quân trên thị trường. - Tổng hợp và thống kê các địa chỉ khảo sát; đưa ra quyết định lựa chọn về quy trình sản xuất chế biến các sản phẩm từ bột gạo. - Xác định giá cả bình quân trên thị trường. B. Câu hỏi và bài tập thực hành
  11. 10 - Xây dựng nội dung các bước tìm hiểu thông tin về giá cả sản phẩm và quy trình sản xuất sản phẩm trên thị trường; lựa chọn các địa chỉ cần khảo sát thông tin trên địa bàn hiện tại. Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 180’. C. Ghi nhớ: - Những công việc cần thực hiện để thu thập thông tin giá cả thị trường. - Những nội dung cơ bản trong quy trình sản xuất sản phẩm.
  12. 11 Bài 2: GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Mã bài: MĐ02 Mục tiêu: - Phân biệt các loại giá thành. - Tính đúng và đủ các loại chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất. - Tính toán giá thành đơn vị của sản phẩm. A. Nội dung: 1. Phân biệt các loại giá thành 1.1. Giá thành cá biệt và giá thành bình quân - Giá thành cá biệt là giá thành được hình thành ở từng cơ sở kinh doanh. - Giá thành bình quân là giá thành trung bình của toàn ngành với điều kiện sản xuất hiện tại. 1.2. Giá thành sản xuất và giá thành tiêu thụ - Giá thành sản xuất là bao gồm toàn bộ chi phí của doanh nghiệp để sản xuất ra sản phẩm, ví dụ như chi phí về tiền lương công nhân; chi phí mua nguyên vật liệu (gạo, các chất phụ gia, gia vị, bao bì PE,…); chi phí về điện, nước; chi phí khấu hao máy móc thiết bị,… - Giá thành tiêu thụ là giá thành toàn bộ của sản phẩm: bao gồm các chi phí mà cơ sở kinh doanh bỏ ra để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như chi phí về tiền lương công nhân; chi phí mua nguyên vật liệu (gạo, các chất phụ gia, gia vị, bao bì PE,…); chi phí về điện, nước; chi phí khấu hao máy móc thiết bị; chi phí cho quảng cáo, khuyến mãi; chi phí thuê mặt bằng giới thiệu sản phẩm;… 1.3. Giá thành kế hoạch và giá thành thực tế - Giá thành kế hoạch là giá thành dự kiến sản xuất dựa trên giá thành của các thời kỳ trước.
  13. 12 - Giá thành thực tế là tổng chi phí thực tế mà cơ sở kinh doanh bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong một kỳ nhất định. 2. Nội dung tính giá thành sản phẩm 2.1. Chi phí sản xuất Là những khoản chi phí về hao mòn máy móc thiết bị; chi phí về nguyên vật liệu; chi phí về điện, nước và tiền lương trả cho công nhân sản xuất. 2.2. Chi phí bán hàng Là những chi phí đóng gói; chuyên chở sản phẩm đến địa điểm giao hàng cho đơn vị mua; chi phí tiếp thị; chi phí bảo hành hay đổi trả sản phẩm. 2.3. Chi phí lãi vay Là khoản tiền cơ sở kinh doanh phải bỏ ra khi vay tiền phục vụ cho hoạt động kinh doanh tại cơ sở (nếu có). 2.4. Chi phí hao hụt nguyên liệu trong sản xuất Trong quá trình sản xuất, có thể xảy ra tình trạng hao hụt, mất mát nguyên liệu hoặc nguyên liệu bị hư hỏng; các khoản chi phí này phải được tính toán trong giá thành của sản phẩm (nếu có). 3. Tính giá thành sản phẩm 3.1. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Là giá trị vật tư, nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm như chi phí về bột gạo, chi phí về các chất gia vị, phụ gia,... Ví dụ: để tạo ra được 1 kg bún tươi chủ cơ sở sản xuất phải sử dụng hết 300 gram gạo trắng thường với chi phí là 3.000 đồng. Như vậy, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của 1kg bún tươi sẽ là: 3.000 đồng. 3.2. Chi phí nhân công trực tiếp Bao gồm chi phí cho công lao động trực tiếp cho tất cả các khâu công việc trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm như: xay bột gạo, đúc bánh, phơi bánh, bao gói.
  14. 13 Ví dụ: Trong quá trình chế biến 1kg bún tươi, chủ cơ sở phải trả cho người công nhân chế biến là 200 đồng tiền công. Như vậy, chi phí nhân công trực tiếp cho sản xuất 1kg bún tươi là 200 đồng. Nếu cơ sở sản xuất với một lượng nhiều hơn, ta lấy số lượng bún được sản xuất ra nhân với tiền công phải trả cho 1 kg bún. 3.3. Chi phí khấu hao máy móc, trang thiết bị Khái niệm về khấu hao: là giá trị của trang thiết bị, dụng cụ tham gia làm ra một đơn vị sản phẩm trong một thời gian nhất định. Thời gian khấu hao: là thời gian hoạt động hữu ích của trang thiết bị, dụng cụ. Ví dụ: Khi chế biến 1.000 kg bánh phở tươi đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm phải sử dụng 1 máy xay bột trị giá 2.000.000 đồng. Giá trị khấu hao về máy xay bột gạo cho một kg bánh phở tươi được tính như sau: 1 máy x 2.000.000 đồng Giá trị khấu hao về máy xay bột cho 1kg bánh phở tươi = = 2.000 đồng 1000 kg 3.4. Chi phí sản xuất chung - Chi phí tiêu hao điện, nước cho sản xuất. - Chi phí tiếp khách. - Chi phí tiền lương cán bộ điều hành sản xuất - Chi phí bảo vệ môi trường. - Chi phí thuế 3.5. Chi phí quản lý Là các chi phí liên quan đến việc điều hành, quản lý chung toàn bộ cơ sở sản xuất như tiền lương cho cán bộ quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng,… 3.6. Chi phí bán hàng - Chi phí tư vấn và quản lý kỹ thuật.
  15. 14 - Chi phí cho quảng cáo, tiếp thị sản phẩm. 3.7. Tổng hợp các loại chi phí Tập hợp tất cả các loại chi phí phát sinh để sản xuất ra sản phẩm hoàn chỉnh và tiêu thụ sản phẩm. 3.8. Giá thành đơn vị sản phẩm Giá thành đơn vị sản phẩm là toàn bộ chi phí mà cơ sở đã bỏ ra để sản xuất và tiêu thụ 1 sản phẩm; đó là tổng chi phí đã bỏ ra chia cho số lượng sản phẩm làm ra. Giá thành đơn vị sản phẩm (một loại) Tổng chi phí sản xuất = Số lượng sản phẩm đã sản xuất * Bƣớc 9: Xác định giá bán sản phẩm. - Giá bán sản phẩm là tổng của giá thành sản phẩm cộng với một mức lãi dự kiến mà chủ cơ sở đưa ra. Giá bán sản phẩm phải ngang bằng hay thấp hơn giá cả trên thị trường để thu hút khách hàng. - Giá bán phải phù hợp với giá bình quân chung tại thị trường khu vực. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: Bài tập 1 Thống kê chi tiết các chi phí cơ bản cần thiết phục vụ cho quá trình sản xuất và chế biến bún tươi, bánh phở, bánh đa, mỳ gạo tại một cơ sở chế biến. Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 60’. Bài tập 2 Nội dung: tính giá thành sản xuất bánh phở. Nguồn lực: + Tổng số lượng bánh phở cần sản xuất = 1.000 kg bánh phở tươi + Chi phí khấu hao trang thiết bị, dụng cụ = 4.000.000đ + Chi phí tiêu hao nguyên vật liệu = 14.000.000đ + Chi phí nhân công trực tiếp = 8.000.000đ + Chi phí gián tiếp = 5% chi phí trực tiếp + Chi phí khác = 2.000.000đ Yêu cầu: - Tính giá thành sản xuất 1kg bánh phở tươi.
  16. 15 - Tính giá bán của một kg bánh phở tươi biết, lợi nhuận dự kiến là 15% giá thành sản xuất. Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 60’. C. Ghi nhớ: - Các chi phí cơ bản cần thiết trong quá trình sản xuất chế biến sản phẩm. - Nội dung các bước công việc trong việc tính giá thành sản phẩm. - Phân biệt sự khác nhau giữa giá bán và giá thành.
  17. 16 Bài 3: TIẾP THỊ SẢN PHẨM Mã bài: MĐ05-03 Mục tiêu: - Xác định đối tượng khách hàng ở từng khu vực khác nhau. - Lựa chọn các hình thức giới thiệu sản phẩm. - Lựa chọn thời điểm và không gian giới thiệu sản phẩm thích hợp. A. Nội dung: 1. Xác định đối tƣợng tiếp thị sản phẩm Xác định đối tượng tiếp thị sản phẩm là việc xác định những người trực tiếp hoặc gián tiếp giúp việc tiêu thụ sản phẩm, cụ thể: - Người trực tiếp có nhu cầu như các gia đình, các nhà hàng, quán ăn. - Đại lý mua bán và tiêu thụ các sản phẩm chế biến sẵn từ bột gạo. - Các siêu thị, các chợ trong khu vực, vùng. 2. Xác định nội dung và hình thức tiếp thị 2.1. Quảng cáo
  18. 17 Đó là việc tuyên truyền về quy trình sản xuất sản phẩm cũng như là sự khẳng định về chất lượng sản phẩm. - Số liệu về hiệu quả sử dụng của những đơn vị và cá nhân trong thực tế. - Sự đảm bảo về chất lượng sản phẩm thông qua các chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm của các cơ quan có thẩm quyền. - Quảng cáo được thực hiện dưới các hình thức: quảng cáo trên pano, bandron, tivi, đài phát thanh, nhật báo, tạp chí,… 2.2. Khuyến mãi Đó là các công cụ nhằm kích thích khách hàng tiêu dùng nhanh hơn, nhiều hơn. Một số công cụ khuyến mãi trong tiêu thụ sản phẩm, ví dụ: - Giảm giá khi mua với số lượng lớn. - Trả chậm không tính lãi hoặc với lãi thấp. - Khuyến mãi bằng vật chất khác: bán hàng có quà tặng, dùng thử sản phẩm. - Hình thức: trực tiếp và gián tiếp, thông thường áp dụng cả hai hình thức này. 2.3. Tuyên truyền giới thiệu sản phẩm - Các hình thức tuyên truyền giới thiệu sản phẩm được thông qua các chương trình triển lãm, hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại,... - Cơ sở sản xuất có thể giới thiệu sản phẩm gián tiếp bằng cách thông qua các phương tiện truyền thông của địa phương: đài phát thanh, báo chí... - Phân công nhân lực thực hiện phù hợp trên cơ sở phong tục tập quán, tôn giáo, trình độ văn hoá của các đối tượng. 2.4. Kế hoạch tiếp thị
  19. 18 - Lựa chọn nội dung và hình thức tiếp thị. - Lựa chọn thời gian tiếp thị phù hợp. - Lựa chọn đúng đối tượng cần tiếp thị. - Lựa chọn địa điểm tiếp thị. Các kết quả cần đạt được: - Các thoả thuận miệng về mua bán sản phẩm. - Các văn bản ghi nhớ. - Các hợp đồng mua bán sơ bộ. 3. Tổng hợp kết quả tiếp thị sản phẩm - Tổng hợp số lượng sản phẩm tiêu thụ trên cơ sở kết quả tiếp thị thông qua số lượng tiêu thụ lẻ, số lượng tiêu thụ của các siêu thị, các đại lý sau khi thực hiện chương trình quảng cáo, khuyến mãi. - Đánh giá tính khả thi và đưa ra số lượng dự kiến về số lượng sản phẩm có khả năng tiêu thụ trong vùng trong thời gian đến. B. Câu hỏi và bài tập thực hành: - Xây dựng nội dung và các hình thức tiếp thị cho sản phẩm: bánh phở, bánh đa. Nhóm 3 người thực hiện trong thời gian 180’ C. Ghi nhớ: - Những nội dung cơ bản trong tiếp thị sản phẩm. - Kế hoạch tiếp thị sản phẩm.
  20. 19 Bài 4: HỢP ĐỒNG MUA BÁN SẢN PHẨM Mã bài: MĐ05-04 Mục tiêu: - Soạn thảo được một hợp đồng mua bán sản phẩm có đầy đủ nội dung quy định và đầy đủ tính pháp lý. - Xác định được nghĩa vụ và trách nhiệm của mình khi tham gia ký kết một hợp đồng mua bán sản phẩm nói riêng và một hợp đồng kinh tế bất kỳ. A. Nội dung: 1. Nội dung soạn thảo hợp đồng kinh tế * Hợp đồng kinh tế: Được hiểu là một văn bản mang tính pháp lý có sự tham gia của ít nhất hai thành phần, trong đó xác lập các mối quan hệ ràng buộc giữa các thành phần tham gia về một vấn đề, một công việc cụ thể mà các bên cùng quan tâm. Hợp đồng kinh tế được thiết lập và thực hiện trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. * Các nội dung chính phải có trong một hợp đồng: Phần 1: Phần mặc định - Tên hợp đồng (ví dụ hợp đồng cung cấp giò chả của cơ sở chế biến với siêu thị). - Những căn cứ thiết lập hợp đồng. - Thời điểm lập hợp đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1