intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cơ sở tạo hình 2 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:64

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Cơ sở tạo hình 2 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình; trình bày được khái niệm và các yếu tố của bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình; nêu và phân biệt được các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở tạo hình 2 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ TẠO HÌNH 2 NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: 597/QĐ-CĐXD1 ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2023
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2  
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình CƠ SỞ TẠO HÌNH 2 là giáo trình nội bộ được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Trung cấp ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1, thuộc chuyên ngành THIẾT KẾ ĐỒ HỌA. Cơ sở tạo hình 2 là môn học chuyên môn cơ sở nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình, bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình và các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình nhằm tạo tiền đề cho học sinh làm quen với kiến thức cơ sở ngành. Giáo trình Cơ sở tạo hình 2 do bộ môn Kiến trúc cơ sở biên soạn gồm: - Ths, KTS: Hoàng Việt Hà – Chủ biên - Ths, KTS: Tạ Bình - Ths, KTS: Lê Thị Hồng Linh Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Cơ sở tạo hình 2, là sự kết hợp giữa kiến thức về các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình, bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình và các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình. Đây là giáo trình được biên soạn cho học sinh chuyên ngành Thiết Kế Đồ Họa nên ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ nội dung kiến thức còn đảm bảo trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học. Giáo trình có sự tổng hợp kiến thức mà hiện chưa có tài liệu nào đồng thời cung cấp. Nội dung gồm 3 chương cơ bản sau: Chương 1. Các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình Chương 2: Bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình Chương 3: Các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên bộ môn Kiến Trúc cơ sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp và tiếp tục chỉnh sửa trong quá trình hoàn thiện vào các lần chỉnh sửa tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả       3  
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU………………………………………………………………… 3 MỤC LỤC……………………………………………………………………. 4 CHƯƠNG 1. CÁC ĐỊNH LUẬT THỊ GIÁC TRONG CƠ SỞ TẠO HÌNH… 6 1.1. Định luật về sự gần……………………………………………………. 6 1.2. Định luật của sự đồng đều……………………………………………… 7 1.3. Định luật hẹp và rộng…………………………………………………... 9 1.4. Định luật của sự khép kín………………………………………………. 9 1.5. Định luật của kinh nghiệm……………………………………………... 10 1.6. Định luật của sự nhấn…………………………………………………... 11 1.7. Định luật của sự chuyển đổi……………………………………………. 12 1.8. Định luật của sự cân đối………………………………………………... 13 1.9. Định luật của sự tương phản…………………………………………… 13 1.10. Bài tập thực hành chương 1……………………………………………. 16 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1……………………………………………… 20 CHƯƠNG 2. BỐ CỤC TẠO HÌNH TRONG CƠ SỞ TẠO HÌNH……………. 21 2.1. Khái niệm…………………………………………………………………. 21 2.2. Các yếu tố của bố cục tạo hình…………………………………………… 21 2.2.1. Sự tương quan tỷ lệ giữa các thành phần……………………………… 21 2.2.2. Sự tương quan về màu sắc………………………………………………. 24 2.2.3. Nhịp điệu và sự cân bằng thị giác………………………………………. 27 2.2.4. Nhấn mạnh trọng tâm…………………………………………………… 28 2.3. Bài tập thực hành chương 2………………………………………………. 33 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 2……………………………………………… 37 CHƯƠNG 3. CÁC DẠNG BỐ CỤC TRONG CƠ SỞ TẠO HÌNH…………… 38 3.1. Bố cục đăng đối………………………………………………………….... 37 3.1.1. Bố cục hàng lối…………………………………………………………. 44 3.1.2. Bố cục đường diềm……………………………………………………... 45 3.2. Bố cục tự do………………………………………………………………. 49 3.3. Bố cục dàn trải……………………………………………………………. 51 3.4. Bài tập thực hành chương 3……………………………………………… 53 CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 3……………………………………………… 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………... 64         4  
  5. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CƠ SỞ TẠO HÌNH 2 Mã môn học: MH 12 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Là môn học tiên quyết, được bố trí vào học kỳ 3 - Tính chất: là môn học cơ sở ngành - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Cơ sở tạo hình 2 là môn học cơ bản của nghề thiết kế đò họa, được phát triển lên từ môn học Cơ sở tạo hình 1, trang bị cho học sinh kiến thức về các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình, bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình và các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức: 1.1. Trình bày được các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình. 1.2. Trình bày được khái niệm và các yếu tố của bố cục tạo hình trong cơ sở tạo hình. 1.3. Trình bày và phân biệt được các dạng bố cục trong cơ sở tạo hình. 2. Kỹ năng: 2.1. Thể hiện được các dạng bố cục tạo hình. 2.2. Tạo ra các sản phẩm đồ họa mang tính tạo hình. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Làm việc độc lập, hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề liên quan đến bố cục tạo hình 3.2. Biết tự khai thác tài nguyên học liệu trên Internet để phục vụ công việc có liên quan đến bố cục trong tạo hình.                       5  
  6. CHƯƠNG 1. CÁC ĐỊNH LUẬT THỊ GIÁC TRONG CƠ SỞ TẠO HÌNH Mục tiêu: Trình bày được các định luật thị giác trong cơ sở tạo hình; và vận dụng được các định luật thị giác để tạo hình  1.1. Định luật về sự gần (hay quy luật về khoảng cách) Quy luật về sự gần là một khái niệm thị giác đề cập đến xu hướng nhìn thấy, để nhóm các hình dạng lại với nhau nếu chúng được đặt gần nhau. Thông qua yếu tố khoảng cách, các tín hiệu thị giác như điểm, tuyến, diện, khối hay các họa tiết hoa văn trong trang trí… sẽ được tạo thành một mối liên kết nhất định khi xuất hiện ở gần nhau, có thể theo chiều dọc hoặc chiều ngang, tùy vào khoảng cách của các tín hiệu hay bố cục của sản phẩm. Cũng chính điều này mà gây nên những tác động nhất định vào thị giác của người xem, có thể tác động mạnh hoặc kém hơn vào thị giác. Hình 1-1a. Dàn đều → Hình 1-1b. Các cặp kết Hình 1-1c. Liên kết nhóm Không tạo hiệu quả thị nối gần nhau → Gây chú tác động mạnh đến thị giác giác ý, tạo hiệu ứng thị giác Hình 1 – 2. Liên kết nhóm tác động mạnh đến thị giác Lưu ý: Quy luật khoảng cách không yêu cầu hình dạng giống hệt nhau (Hình 1 – 3a, 1 – 3b) 6  
  7. Hình 1 – 3a Hình 1 – 3b 1.2. Định luật của sự đồng đều (hay quy luật đồng đẳng) Quy luật này đề cập đến xu hướng nhìn thấy để nhóm các hình dạng với nhau nếu chúng trực quan giống nhau tạo thành một thể thống nhất. Hình thể của các tín hiệu thị giác có sự giống nhau khi được xếp cạnh những hình thể khác xen kẽ, mặc dù các yếu tố này có khoảng cách với nhau, tuy nhiên chúng vẫn có sự liên kết với nhau (Hình 1 – 4) Hình 1 – 4. Định luật của sự đồng đều Sự đồng đều có các hình thức thể hiện sau: a. Đồng đều về hình khối: Là sử dụng những hình khối tương tự nhau về hình dáng, thường được sử dụng trong tạo hình kiến trúc (Hình 1 – 5) b. Đồng đều về màu sắc: Là sử dụng những màu không chênh lệch nhau quá nhiều về sắc độ (Hình 1 – 6) c. Đồng đều về đậm nhạt: 7  
  8. Là hình thức sử dụng những mảng hình không chênh nhau quá nhiều về đậm nhạt (Hình 1 – 7) d. Đồng đều về chất liệu: Là hình thức sử dụng chất liệu tương tự nhau để nhắc lại trong một thiết kế (Hình 1 – 8) Hình 1 – 5. Đồng đều về hình khối Hình 1 – 6. Đồng đều về màu sắc Hình 1 – 7. Đồng đều về đậm nhạt Hình 1 – 8. Đồng đều về chất liệu 8  
  9. 1.3. Định luật hẹp và rộng (hay quy luật trước sau) Tất cả các tín hiệu thị giác có hình thể nhỏ và có khoảng cách (diện tích) hẹp sẽ được hiển thị tiến lên ở phần trước của hình ảnh và trở thành hình, còn tín hiệu thị giác có hình thể lớn, khoảng cách (diện tích) rộng hơn sẽ lùi về phía sau tương ứng như một nền, dựa vào điều này mà tạo nên tính liên kết chắc chắn trong thiết kế. Nếu khoảng cách (diện tích) của hình và nền tương đương nhau, sự phân định trước sau, xa gần của thị giác bị đánh lừa. Do tranh chấp diện tích dẫn đến tranh chấp thị giác, thị giác khó phân biệt được hình với nền. Khi khoảng cách (diện tích) lớn nhỏ khác nhau, thị giác sẽ cảm nhận được rõ ràng: Hình nhỏ tiến lên phía trước trở thành hình, còn hình lớn bị đẩy lùi về phía sau và trở thành nền (Hình 1 – 9a) Nếu các hình nhỏ được mở ra, nó sẽ trở thành nền cho hình lớn (Hình 1 – 9b) Hình 1 – 9a Hình 1 – 9b Hình 1 – 10. Định luật hẹp và rộng 1.4. Định luật của sự khép kín Những tín hiệu thị giác xuất hiện ở gần nhau nếu được khép kín sẽ triệt tiêu mối liên kết ảo của định luật khoảng cách để tạo ra các hình thể tín hiệu thị giác lớn hơn. Các cặp đường thẳng song song với nhau có khoảng cách gần nhau tạo thành ba cặp song song (Hình 1 – 11a). Nếu thêm đường gạch ngang giữa hai cặp song song 9  
  10. sẽ tạo ra vùng khép kín. Lúc này cảm giác mạnh mẽ của thị giác khiến đường khép kín nổi bật, lấn át những cặp đường song song (Hình 1 – 11b) Hình 1 – 11a Hình 1 – 11b Quy luật đề cập đến xu hướng thị giác tạo ra hình dạng khép kín ngay cả khi một phần của hình dạng bị ẩn (hoặc bị khuyết). Khi một đối tượng là không đầy đủ hoặc một không gian không khép kín, thị giác có xu hướng điền vào những thông tin bị mất hay còn thiếu (Hình 1 – 12) Hình 1 – 12. Hình ảnh gấu Panda trong logo của tổ chức WWF 1.5. Định luật của kinh nghiệm (hay quy luật liên tưởng) Khi nhìn một đối tượng ngẫu nhiên làm ta nhớ tới một hình ảnh cụ thể khác, đây là hiện tượng liên tưởng tự nhiên đối tượng được nhìn thấy với những hình ảnh trong ký ức. Các tín hiệu thị giác các dạng thức là tuyến (đường nét) và diện (mảng) khi xuất hiện trên mặt phẳng, bao giờ cũng gợi cho thị giác một cảm thụ về ảo giác một hình thể vô hình theo kinh nghiệm liên tưởng vốn có của nó. 10  
  11. Điểm mấu chốt của quy luật này là chỉ cần thể hiện đủ các tính chất thiết yếu của một chủ thể, những yếu tố khiếm khuyết còn lại sẽ được não bộ tự động thêm vào (Hình 1 – 13) Hình 1 – 13. Chỉ cần thể hiện đủ các tính chất thiết yếu của một chủ thể, những yếu tố khiếm khuyết còn lại sẽ được não bộ tự động thêm vào Hình 1 – 14. Định luật của kinh nghiệm 1.6. Định luật của sự nhấn Quy luật này đề cập đến sự tập trung của thị giác sẽ hướng về phía yếu tố không giống các yếu tố khác theo cách nào đó (Hình 1 – 15) Quy luật này cũng đề cập đến sự biểu thị khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhằm gây ấn tượng mạnh cho tổng thể. Hình 1 – 15. Định luật của sự nhấn 11  
  12. 1.7. Định luật của sự chuyển đổi (hay quy luật âm dương) Khi các nhóm tín hiệu thị giác cùng xuất hiện trên cùng một mặt phẳng có tỷ lệ, kích thước đối tượng tương đồng nhau, xếp đặt xen kẽ nhau, đồng thời màu sắc của phông tín hiệu này giống với màu sắc hình của tín hiệu kia sẽ tạo cho thị giác một sự chuyển đổi hình thể. Quy luật này liên quan đến đặc tính song sinh: Những hình khác nhau nhưng cũng sinh ra từ một nét vẽ gọi là hình song sinh, được hình thành từ sự liên tưởng (Hình 1 – 16a, hình 1 – 16b) Hình 1 – 16a Hình 1 – 16b Hình biến đổi song hướng: Mhìn xuôi ngược đều có hình. Những hình tượng mượn lẫn nhau, dựa vào nhau, kết thành một mạng lưới có thể phát triển vô tận (Hình 1 – 17). Hình dần biến: Từ loại hình ảnh này dần dần biến thành một loại hình ảnh khác (Hình 1 – 18). Hình ảo giác: Hình chuyển đổi phi lý đến ảo giác, mâu thuận tự thân lẫn nhau, lợi dụng sự hạn chế của điểm nhìn mà tạo ra ảo giác (Hình 1 – 19). Hình 1 – 17 Hình 1 – 18 Hình 1 – 19 12  
  13. 1.8. Định luật của sự cân đối Các tín hiệu thị giác nếu được xuất hiện theo một hướng chuyển động song song với nhau và khoảng cách bằng nhau, hình thể giống nhau sẽ tạo nên nhịp cân đối, ổn định cho bố cục (Hình 1 – 20a, hình 1 – 20b, hình 1 – 20c). Hình 1 – 20a Hình 1 – 20b Hình 1 – 20c 1.9. Định luật của sự tương phản Quy luật này liên quan đến đặc tính so sánh: Để hai vật cạnh nhau, theo phản xạ tự nhiên, thị giác luôn so sánh kích thước, màu sắc, chất liệu bề mặt, … Điều này diễn ra với hành vi nhìn là do thói quen so sánh của thị giác. Các tín hiệu thị giác có các cấu trúc, hình dạng đối lập nhau, khi đứng cạnh nhau, chúng sẽ tôn vinh nhau, làm nổi bật, rõ hơn tính chất hình thể của nhau (Hình 1 – 21) Hình 1 – 21. Định luật của sự tương phản Quy luật này đòi hỏi các thiết kế phải chú trọng đến: - Tương phản hình với hình (Hình 1 – 22) - Tương phản hình với nền (Hình 1 – 23) - Tương phản về sắc độ đậm với nhạt, màu nóng với màu lạnh (Hình 1 – 24a, hình 1 – 24b) 13  
  14. - Tương phản về chất liệu cấu tạo nên hình (Hình 1 – 25) Hình 1 – 22. Tương phản hình với hình Hình 1 – 23. Tương phản hình với nền Hình 1 – 24a. Tương phản về sắc độ đậm – nhạt 14  
  15. Hình 1 – 24b. Tương phản về gam màu nóng – lạnh Hình 1 – 25. Tương phản về chất liệu tạo hình 15  
  16. 1.10. BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 1 BÀI TẬP SỐ 1: ĐỊNH LUẬT VỀ SỰ ĐỒNG ĐỀU Nội dung: Hoàn thiện sản phẩm đồ họa bằng kiến thức đã học về màu sắc và định luật về sự đồng đều về màu sắc. Đồng đều về màu sắc theo gam nóng Đồng đều về màu sắc theo gam lạnh Yêu cầu: Thể hiện trong một khung hình vuông, kích thước 10x10cm, bằng bút chì, thước kẻ, compa và màu. Hướng dẫn: - Bước 1: Xác định hình vuông kích thước 10x10cm - Bước 2: Vẽ lại đề bài - Bước 3: Tô màu theo gam nóng hoặc lạnh theo yêu cầu của đề bài - Bước 4: Hoàn thiện sản phẩm đồ họa. 16  
  17. BÀI TẬP SỐ 2: Nội dung: Hoàn thiện sản phẩm đồ họa bằng kiến thức đã học về màu sắc, đường nét và định luật thị giác. Yêu cầu: Thể hiện trên giấy A4, bằng bút chì, thước kẻ, compa và màu Hướng dẫn: - Bước 1: Vẽ lại hình - Bước 2: Tô màu - Bước 3: Hoàn thiện sản phẩm đồ họa Bước 1: Vẽ lại hình Bước 2: Tô màu 17  
  18. BÀI TẬP SỐ 3: ĐỊNH LUẬT VỀ SỰ CHUYỂN ĐỔI Nội dung: Hãy thể hiện một sản phẩm đồ họa có sự dụng kiến thức về định luật của sự chuyển đổi. Yêu cầu: Thể hiện trên giấy A4, bằng bút chì, thước kẻ, compa và màu MẪU THAM KHẢO 18  
  19. BÀI TẬP SỐ 4 (LMS) Nội dung: Dựa vào kiến thức đã học về định luật của sự tương phản, hãy thể hiện một sản phẩm đồ họa có tương phản về hình dáng, kích thước và màu sắc. Yêu cầu: Thể hiện trên giấy A4, bằng bút chì, thước kẻ, compa và màu MẪU THAM KHẢO Tương phản hình dáng, đen – trắng Tương phản hình dáng, kích thước, màu sắc         19  
  20. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 Câu 1: Có bao nhiêu định luật thị giác trong cơ sở tạo hình? Câu 2: Định luật về sự gần là gì? Câu 3: Yếu tố nào tác động mạnh đến thị giác? Câu 4: Định luật của sự đồng đều là gì? Câu 5: Đâu không phải hình thức thể hiện của định luật của sự đồng đều: hình khối, chất liệu, màu sắc, khoảng cách? Câu 6: Định luật của sự đồng đều có bao nhiêu hình thức thể hiện? Câu 7: Định luật hẹp và rộng là gì? Câu 8: Định luật của sự khép kín là gì? Câu 9: Khi một đối tượng không đầy đủ hoặc một không gian không khép kín, thị giác có xu hướng như thế nào? Câu 10: Định luật của kinh nghiệm là gì? Câu 11: Định luật của sự nhấn là gì? Câu 12: Định luật của sự chuyển đổi là gì? Câu 13: Đâu không phải hình thức thể hiện của định luật của sự chuyển đổi: Hình song hướng, hình dần biến, hình ảo giác, hình hướng tâm? Câu 14: Định luật của sự cân đối là gì? Câu 15: Định luật của sự tương phản là gì? Câu 16: Định luật của sự tương phản có bao nhiêu hình thức thể hiện? Câu 17: Định luật đường liên tục là gì?                       20  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2