intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Cơ sở tạo hình 1 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:105

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Cơ sở tạo hình 1 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các kiến thức cơ bản về cơ sở tạo hình như khái niệm, điều kiện để nhận thức thị giác trong cơ sở tạo hình; các yếu tố cơ bản của cơ sở tạo hình; các nguyên tắc trong tạo hình;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Cơ sở tạo hình 1 (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CƠ SỞ TẠO HÌNH 1 NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình được dùng cho trình độ Cao đẳng ngành thiết kế đồ họa, cấu trúc Giáo trình bao gồm: CHƯƠNG 1: BÀI MỞ ĐẦU - Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về cơ sở tạo hình như khái niệm, điều kiện để nhận thức thị giác trong cơ sở tạo hình. CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ TẠO HÌNH - Trang bị cho học sinh các kiến thức về các yếu tố như nét, màu sắc, chất liệu, cách bố cục trong tạo hình. CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TĂC TRONG TẠO HÌNH - Trang bị cho học sinh các kiến thức về một số nguyên tắc trong tạo hình. Giáo trình được viết lần thứ hai đã được chỉnh và bổ sung để phù hợp với chương trình đào tạo và đối tượng người học. Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên bộ môn Kiến Trúc Cơ Sở của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình rà soát, chỉnh sửa biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! 3
  4. CHƯƠNG 1: BÀI MỞ ĐẦU Mục tiêu - Về kiến thức: Trang bị cho người học các kiến thức cơ bản về cơ sở tạo hình như khái niệm, điều kiện để nhận thức thị giác trong cơ sở tạo hình. - Về kỹ năng: Giúp người học có thể nắm vững được khái niệm về cơ sở tạo hình và các điều kiện để nhận thức thị giác 1.1. Khái niệm về cơ sở tạo hình: Tạo hình là việc tạo ra các hình thể bằng đường nét, màu sắc, hình khối nghệ thuật. Cơ sở tạo hình là một trong những môn học cơ sở ngành, giúp cho người học cũng như những người yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực này nắm được những quy luật cảm thụ thị giác, các yếu tố căn bản của nghệ thuật tạo hình. Đây là cơ sở, nền tảng cho việc sáng tác tạo hình các tác phẩm, sản phẩm mang tính thẩm mỹ cao. Cơ sở tạo hình đề cấp đến các vấn đề: Nghiên cứu các quy luật về cảm nhận thị giác. Các yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình như: Điểm, tuyến, diện, hình khối, không gian, ánh sáng, màu sắc, chất liệu, tỷ lệ, nhịp điệu, sự cân bằng, độ nặng nhẹ… 4
  5. Tìm hiểu các dạng thức, thủ pháp tạo hình khi tổ chức kết hợp một hay nhiều hình dạng, hình thể. Trình bày các nguyên tắc, nguyên lý nên tuân thủ khi làm công việc tạo hình. 1.2. Điều kiện để nhận thức thị giác đối với trong cơ sở tạo hình Sự tồn tại của không gian ba chiều là một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quanh ta. Chúng ta có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều đó thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, và thị giác thu hút nhiều thông tin nhất, nó chiếm đến 80% sự thu hút. Trong đó hai yếu tố chính tác động chủ yếu đến khả năng nhận thức thị giác là ánh sáng và màu sắc. 5
  6. 1.2.1. Ánh sáng Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó ánh sáng đập vào mắt thông qua hệ thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, cường độ ánh sáng, màu sắc ánh sáng và nguồn sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp. Chính vì vậy vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ khối không gian, mầu sắc của vật thể. 1.2.1.1. Cường độ ánh sáng: Hình 1 - 1. Cường độ ánh sáng Cường độ sáng của các tia sáng ảnh hưởng đến độ rõ của hình Khi cường độ quá mạnh cảm nhận bị chói, cảm giác sai so với không gian thật Khi cường độ quá thấp cảm nhận mờ ảo, không rõ 6
  7. Hình 1 - 2. Cường độ ánh sáng mạnh - trung bình - yếu 1.2.1.2. Hướng chiếu sáng: Hướng chiếu sáng ảnh hưởng đến tác phẩm tạo hình. Tạo ra bóng đổ - bóng bản thân cho hình khối. - Ánh sáng chiếu thẳng: Giảm khả năng nhận biết của mắt về hình khối không gian Hình 1 - 3. Ánh sáng chiếu thẳng - Ánh sáng chiếu góc, hướng thích hợp: sẽ mang lại cảm nhận thị giác khác nhau. Hình 1 - 4. Ánh sáng chiếu góc 7
  8. Hình 1 - 5. Ánh sáng chiếu góc 1.2.1.3. Nguồn sáng: Ánh sáng được phân loại qua hai nguồn chính. Đó là ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Hình 1 - 6. Ánh sáng tự nhiên Hình 1 - 7. Ánh sáng nhân tạo Đối với ánh sáng tự nhiên có trong cuộc sống như ánh sáng phát ra từ mặt trời, mặt trăng, sao...Những ánh sáng này sẽ cho hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào các vấn đề như thời tiết, thời gian Hình 1 - 8. Nội thất phòng khách với ánh sáng tự nhiên 8
  9. Hình 1 - 9. Ánh sáng tự nhiên đạt hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào các vấn đề như thời tiết, thời gian và việc bố trí cửa Hình 1 - 10. Ánh sáng nhân tạo đạt hiệu quả khác nhau, phụ thuộc vào việc bố trí dèn và màu sắc ánh sáng đèn vàng 9
  10. Hình 1 - 11. Nội thất phòng khách với ánh sáng trắng 1.2.1.4. Màu sắc của ánh sáng: Nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật thể, hình thể. Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt. Mỗi màu sắc khác nhau mang lại những cảm nhận thị giác khác nhau, ánh sáng cũng vậy, với màu sắc ánh sáng khác nhau sẽ tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Ví dụ: như cũng những khung cảnh đó, đồ vật đó, khi được chiếu sáng bởi các nguồn khác nhau cũng tạo nên những thay đổi khác nhau. 10
  11. Hình 1 - 12. Ánh sáng nhân tạo 1.2.2. Màu sắc: Nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật thể, hình thể. Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt. Màu sắc sẽ giúp người nhìn có nhiều thông tin hơn. Màu sắc khác nhau mang lại những cảm nhận thị giác khác nhau, tạo ra nhiều hiệu ứng khác nhau. Hình 1 - 13. Vòng tròn mầu sắc 11
  12. Hình 1 – 14. Chọn màu tương phản nhau khi cần sự hài hòa. Khi cần có nhiều màu phối hợp với nhau nhưng vẫn giữ cảm giác về một màu bạn yêu thích nào đó. Việc bố trí hợp lý sẽ tạo ra dòng chảy tự nhiên của màu sắc. Hình 1 - 15. Màu sắc tương tự liên tục trong một thiết kế nội thất phòng khách. 12
  13. Hình 1 - 16. Chọn màu tương phản nhau khi cần sự nhấn mạnh, thu hút. Chọn màu theo cặp màu tương phản nhau Các cặp màu tương phản, các cặp màu này nhiều năng lượng bởi vì trong tự chúng đối chọi nhau, trong vòng tròn màu chúng đối xứng nhau; màu tương phản thì đi theo cặp màu nóng (đỏ,cam,vàng ...) và lạnh (xanh lá cây, lam, tím ...). Dù bạn có chú tâm hay không nhưng trong não luôn tìm kiếm sự hài hòa của màu sắc, do vậy sự căng này của màu tương phản là bất thường với não và gây chú ý. Hình 1 - 17. Chọn màu tương phản trong một thiết kế nội thất phòng khách 13
  14. CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 1 1.Trình bày khái niệm về cơ sở tạo hình? 2. Trình bày các điều kiện cảm nhận thị giác trong cơ sở tạo hình? 14
  15. CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN CỦA CƠ SỞ TẠO HÌNH Mục tiêu - Về kiến thức: Trang bị cho học sinh các kiến thức về các yếu tố như nét, màu sắc, chất liệu, cách bố cục trong tạo hình. - Về kỹ năng: Giúp học sinh có thể tự làm, trang trí các sản phẩm đồ họa. 2.1. Điểm, nét, diện trong tạo hình: - Điểm là nguồn gốc ban đầu, điểm dùng để chỉ ra một vị trí trong không gian. Điểm chuyển động sinh ra nét, nét chuyển động sinh ra diện, diện chuyển động sinh ra khối. Hình 2 - 1. Điểm, nét, diện trong tạo hình trong tạo hình 2.1.1. Khái niệm về điểm, nét, diện: 2.1.1.1.Khái niệm về điểm: - Điểm là nguồn gốc ban đầu để tạo nên hình. Điểm còn dùng để chỉ một vị trí trong không gian. - Điểm không có phương hướng nhưng có tính tập trung, điểm không có chiều dài, chiều rộng và chiều sâu. 15
  16. Hình 2 - 1. Điểm trong tạo hình - Điểm là thành phần cơ bản và là cội nguồn của tạo hình. Điểm cũng được coi như dấu hiệu của điểm mút của đường thẳng, điểm cắt của hai đường thẳng, là điểm chạm của một đường thẳng vào góc của một diện hay một tâm của khối. Đồng thời điểm cũng có thể là tâm điểm của một trường hay một diện. Hình 2 - 2. Điểm trong tạo hình - Điểm có thể được hình thành do phép chiếu một đường thẳng, một đoạn thẳng hay tuyến tính, ví dụ như: cột được đọc trên mặt bằng như là một điểm và giữ những đặc trưng thị giác như một điểm. Như vậy, tâm vòng tròn, tâm đáy khối trụ, tâm của khối cầu cũng là những hình thức điểm mà ta cần phải quan tâm trong tạo hình. Hình 2 - 3. Điểm trong tạo hình 2.1.1.2. Khái niệm về nét: - Một điểm được kéo dài sẽ tạo thành nét. Nét có chiều dài, nhưng không có chiều rộng và chiều sâu. Tuy nhiên nét vẫn phải có độ dày để mắt người có thể quan sát được. 16
  17. Có 2 loại đường nét : - Các đường viền của vật thể, đường viền của mặt phẳng, các giao diện, các loại nét này giúp xác định được hình dạng của vật thể trong không gian. - Các loại nét tồn tại độc lập. Hình 2 - 4. Nét xác định hình dạng vật thể Hình 2 - 5. Nét tồn tại độc lập - Khả năng biểu hiện của nét trong nghệ thuật tạo hình được trích từ Landscape Architecture như sau: Hình 2 - 6. Nét liên tưởng 17
  18. Đột xuất Vươn trải Nhấn mạnh Biến đổi tĩnh tại Tĩnh tại Dứt khoát Thăng bằng Nhẹ nhàng Bất tĩnh tại Sức mạnh Hình 2 - 7. Khả năng biểu hiện của nét thể hiện thông qua chiều hướng 2.1.1.3. Khái niệm về diện: - Một đường trải dài theo một hướng sẽ tạo thành một diện. Diện có hai chiều dài và rộng nhưng không có chiều sâu. - Đường chu vi là đặc điểm của một diện, do đó một diện xuất hiện từ những đường biên, được nhìn từ chính diện hoặc trong phối cảnh. Sức mạnh thị cảm và độ bền vững của một diện phụ thuộc vào diện tích, chất cảm, màu sắc và nét trong diện. - Một diện ngoài chiều dài và chiều rộng còn có hình dáng, diện tích và phương hướng. Hình 2 - 8. Kết hợp diện theo kiểu đấu đỉnh Hình 2 - 9. Chia cắt và dịch chuyển diện 18
  19. Hình 2 - 10. Kết hợp các diện đen trắng và màu sắc 2.1.2. Hiệu quả rung: 2.1.2.1. Khái niệm: - Mỗi một tín hiệu thị giác hình thành một trường lực riêng của mình. Nếu các tín hiệu ở gần nhau chúng sẽ hình thành một vùng giao nhau giữa các trường lực riêng đó. Và con mắt khi quan sát lúc thì bị hút bởi trường lực của tín hiệu thị giác này, lúc thì bị hút trường lực của tín hiệu thị giác kia. Như vậy, đối với con mắt luôn có một vùng không ổn định, đấy chính là hiệu quả rung. 2.1.2.2. Hiện tượng – Nguyên tắc: - Hiện tượng: Giữa các điểm, các đường có một sức căng thị giác, một lực thị giác tác động tương hỗ. Mỗi điểm hình thành một trường lực riêng của mình. Nếu chúng ở gần nhau, chúng sẽ hình thành một vùng giao thoa nhau giữa các trường lực riêng đó. Ở vùng giao đó, con mắt khi thì bị hút bởi trường của điểm nạy, lúc thì bị hấp dẫn bởi trường của điểm kia. Như vậy, đối với mắt luôn có một vùng không ổn định. - Nguyên tắc: Muốn tăng hiệu quả rung của điểm và nét, ta cần tạo nên sự đối kháng của lực thị giác: Đối kháng về độ lớn, về hướng vận động. Đối với điểm và nét ta cần giữ một độ đều toàn cục, độ đều này có thể ở thể tĩnh hay biến đổi đều. 19
  20. Hình 2 - 11. Hiện tượng hiệu quả rung 2.1.2.4. Kỹ thuật tạo rung: - Giảm (tăng) dần đều của nét : Khi ta tạo được sự tăng dần đều độ dày của nét, thì thực chất ta đã làm giảm dần đều khoảng cách gữa chúng. Sự tăng - giảm này tạo nên hai chuyển động thị giác ngược chiều nhau → tạo độ rung. Hình 2 - 12. Kỹ thuật tạo rung bằng cách giảm (tăng) dần đều các nét 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2