intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

Chia sẻ: Cố Tiêu Tiêu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:176

10
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) gồm những nội dung sau: Chương 1 - Đèn và dấu hiệu; Chương 2 - Quy tắc hành trình và điều động trong mọi điều kiện tầm nhìn xa; Chương 3 - Quy tắc hành trình và điều động khi nhìn thấy nhau; Chương 4 - Quy tắc hành trình và điều động trong tầm nhìn xa bị hạn chế;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Colreg 72 (Nghề: Điều khiển tàu biển - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hàng hải II

  1. CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: COLREG 72 NGHỀ: ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo quyết định số:29/QĐ-CĐHH II ngày 13 tháng 10 năm 2021 Của trường Cao Đẳng Hàng Hải II. (Lưu Hành Nội Bộ) TP. HCM , năm 2021
  2. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 CHƯƠNG 1: ĐÈN VÀ DẤU HIỆU 1. Điều 20: Phạm vi áp dụng 1.1. Giới thiệu điều luật: Điều 20. Phạm vi áp dụng a. Các quy định tại phần này phải được áp dụng trong mọi điều kiện thời tiết. b. Các điều quy định về đèn phải được áp dụng từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc và trong suốt khoảng thời gian này tàu thuyền không được trưng những đèn khác có thể gây nhầm lẫn với các đèn quy định tại Điều này hoặc làm giảm tầm nhìn xa hoặc gây ảnh hưởng đến đặc tính riêng biệt hoặc gây trở ngại cho việc cảnh giới thích đáng. c. Những đèn quy định trong Quy tắc này cũng có thể được trưng từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn khi tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc trong các trường hợp khác xét thấy cần thiết. d. Các điều liên quan đến dấu hiệu phải được áp dụng vào ban ngày. e. Các đèn và dấu hiệu quy định tại các Điều này phải tuân thủ các yêu cầu của Phụ lục 1 quy tắc này. 1.2. Phân tích phạm vi áp dụng 1.2.1 Yêu cầu của điều 20 là xác định cách thức chung về bố trí đèn hành trình và dấu hiệu trên tàu để phát hiện ra chúng một cách kịp thời, xác định đặc tính làm việc, khả năng điều động của chúng và đánh giá tương quan vị trí giữa các tàu. Vì các đèn và dấu hiệu là nguồn thông tin quan trọng đối với các tàu, chúng rất cần thiết để đánh giá đúng tình huống gặp nhau và áp dụng các quy tắc hành trình và những hành động để tránh nhau an toàn. 1.2.2 Cân nhắc đến những vấn đề trên, khoản (a) của điều 20 xác định yêu cầu về trách nhiệm phải tuân thủ việc trưng các đèn và dấu hiệu không phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Đồng thời theo khoản (b) của điều này thì đèn hành trình phải được trưng từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc. Luathanghai@gmail.com 1
  3. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 1.2.3 Một yêu cầu mới trong khoản (c) của điều 20 là việc các đèn còn được trưng vào ban ngày trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế là bắt buộc, khác với trong Colerg 60 điều này chỉ là lời khuyên. 1.2.4 Phân tích thực tế các vụ hoà giải / xét xử quốc tế cho thấy quan điểm đặc biệt nghiêm khắc của toà án và các tổ chức hoà giải của tất cả các nước đối với việc thực hiện các yêu cầu về trưng đèn hành trình và các dấu hiệu, đặc biệt là tất cả các đèn của tàu theo quy định của công ước quốc tế luôn phải được nhìn thấy rõ ràng. Để đảm bảo được điều này, trên tàu phải tổ chức việc theo dõi một cách hệ thống tình trạng của các đèn hành trình (giữ cho chúng không bị tuyết, băng hay muội bám vào). Việc duy trì đúng cường độ của mạng điện trên tàu có ý nghĩa đặc biệt đối với việc đảm bảo độ sáng theo yêu cầu của các đèn, kể cả việc sử dụng những nguồn sáng có cường độ cần thiết theo yêu cầu của khoản (8) phụ lục 1 của bộ quy tắc này, phải luôn có bóng đèn dự trữ để dùng được ngay. Đối với những trường hợp vi phạm yêu cầu của quy tắc về trưng đèn thì không biện hộ rằng các đèn bị hỏng do một sự cố nào đó. Những đèn bị hỏng phải được đưa vào hoạt động hay thay thế ngay lập tức. Nếu việc này không thực hiện, thì trong trường hợp đâm va tàu có thể bị quy lỗi. Trong trường hợp hỏng đèn mà việc khắc phục không thể thực hiện ngay được thì phải áp dụng những hành động đề phòng đặc biệt như giảm tốc độ, tăng cường cảnh giới và tránh đường cho các tàu gặp phải khi đi vào vùng có mật độ tàu lớn, phải chuẩn bị và khi cần sử dụng các dụng cụ phát tín hiệu phù hợp với điều 36 của Colreg 72 để thu hút sự chú ý của tàu khác về mình. Thực tế về sự không thể khôi phục các đèn hỏng và nguyên nhân của nó phải được ghi vào nhật ký tàu. Các đèn hành trình nói trong quy tắc này không được để bị che khuất bởi các thiết bị hay hàng hoá chở trên boong. Tầm nhìn xa của chúng cũng không được bị giảm đi do việc sử dụng những đèn cần phải dùng khác trên tàu. Theo khoản (b) của điều 20 thì không cho phép trưng ở trên tàu những đèn khác có thể gây nên sự nhận biết lầm Luathanghai@gmail.com 2
  4. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 các đèn hành trình hay làm tăng tầm nhìn và đặc tính riêng của chúng. Tuy nhiên cho đến nay, trên một số tàu nhất là tàu khách vẫn có trường hợp sử dụng đèn chiếu sáng màu, các rèm phông màu, các đèn màu quá sáng để trang trí gần đèn hành trình tới mức chúng gây khó khăn đáng kể cho việc phát hiện đúng kịp thời các đèn do Colreg 72 ấn định. Cũng phải hết sức thận trọng khi sử dụng các đèn chuyên dùng trên những tàu đánh cá để chúng không cản trở tầm nhìn của đèn hành trình. Khi neo vừa bám đáy thì phải bật ngay các đèn theo quy định của điều 30(c). 1.2.5 Nhằm tránh lặp lại, trong điều 20 có thêm khoản (d) nói rằng tất cả các yêu cầu của các quy tắc nói về việc trưng các dấu hiệu trên tàu phải được tuân thủ vào ban ngày. Hơn nữa, phải lưu ý rằng mặc dù khoản (c) của điều 20 buộc phải sử dụng các đèn theo yêu cầu của quy tắc không chỉ vào ban đêm mà còn vào cả ban ngày trong điều kiện tầm nhìn xa hạn chế và cho phép trưng chúng trong tất cả các tình huống khác khi cần thiết, tuy vậy quy định này không miễn cho các tàu trách nhiệm phải trưng các dấu hiệu quy định trong các quy tắc vào ban ngày. Điều này có nghĩa là đèn và các dấu hiệu treo ban ngày không phải hoàn toàn thay thế lẫn nhau được và quy định về việc trưng đèn khi mặt trời lặn và dấu hiệu khi mặt trời mọc phải được tuân thủ nghiêm chỉnh ngay cả nếu vào ban ngày mà phát sinh sự cần thiết phải dùng các đèn theo quy định của các quy tắc. 1.2.6 Lưu ý các yêu cầu về đặc tính kỹ thuật của đèn và dấu hiệu được cho trong phụ lục I còn khoản (e) của điều 20 chỉ nói về sự cần thiết phải thực hiện phụ lục này. 2. Điều 21: Các định nghĩa 2.1. Giới thiệu điều luật a. "Đèn cột" là một đèn trắng đặt lên mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 225 0 và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,50 sau đường trục ngang của mỗi mạn. Luathanghai@gmail.com 3
  5. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 b. "Đèn mạn" là một đèn xanh lục đặt ở mạn phải và một đèn đỏ đặt ở mạn trái, mỗi đèn chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 112,5 0 và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,50 sau đường trục ngang của mỗi mạn tương ứng. Trên các tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, các đèn mạn có thể kết hợp thành một đèn kép hai màu đặt ở mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền ấy. c. "Đèn lái" là một đèn màu trắng đặt càng gần phía lái tàu thuyền càng tốt, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời là 135 0 và bố trí sao cho chiếu sáng sang mỗi mạn là 67,50. d. "Đèn lai dắt" là một đèn vàng, có những đặc tính như đèn lái đã quy định tại khoản 3 Điều này. e. "Đèn chiếu sáng khắp 4 phía" là một đèn chiếu sáng khắp vòng cung chân trời 3600. f. "Đèn chớp" là một đèn có chớp đều theo chu kỳ 120 chớp hoặc nhiều hơn trong một phút.” 2.2. Giải thích điều luật 2.2.1 Trong Colreg 72, tất cả các đèn hành trình cơ bản trên tàu được đặt cho những tên riêng, những tên này sẽ được nhắc tới trong phần văn bản của các quy tắc chủ yếu để đơn giản hoá việc tìm hiểu Colreg 72. Định nghĩa về các đèn được cho trong điều 21. Ngoài những đèn truyền thống như đèn cột, các đèn mạn và đèn lái ra, trong Colreg 72 còn nói đến đèn lai dắt là đèn được trưng ở sau lái của tàu đang tiến hành lai dắt. Đèn lai dắt được trưng ở phía trên đèn lái và có cùng đặc tính như đèn này nhưng có màu vàng. 2.2.2 Nội dung của điều 21 chỉ đưa ra định nghĩa về đặc tính quan trọng của các đèn để xác định được thể loại của tàu và góc phía của nó tức là những dữ liệu cần thiết mà thuyền viên phải biết để các tàu tránh nhau. Ở điều này cho biết về đặc tính màu Luathanghai@gmail.com 4
  6. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 sắc, tương quan vị trí và cung chiếu sáng của các đèn, những đặc tính kỹ thuật còn lại của chúng kể cả về nơi đặt được cho trong phụ lục 1 của Colreg 72. Như đã nêu khi xác định cung chiếu sáng của đèn cột, đèn mạn và đèn lái thì trong thực tế không thể tuân thủ hoàn toàn được về tầm nhìn của chúng. Theo khoản 9 của phụ lục 1 Colreg 72 thì ánh sáng của những đèn này phải triệt tiêu trong phạm vi 5 0 sau ranh giới 22,50 sau chính ngang. Trên hướng mũi tàu thì ánh sáng của các đèn cột thực tế phải triệt tiêu trong phạm vi từ 1-3 0 sau giới hạn của cung chiếu sáng quy định. Để đảm bảo được yêu cầu này, theo khoản (5) của phụ lục 1 thì các đèn cột phải lắp đặt các tấm chắn thích hợp tại hướng mặt phẳng trục dọc của tàu. Tuy nhiên, bất kể những biện pháp được sử dụng do sự nhiễu sáng của kính của các đèn hành trình mà ở khoảng cách 2-3 hải lý, ánh sáng vẫn được nhìn thấy ở phía ngoài ranh giới đã quy định đối với cung chiếu sáng của chúng, nhất là ở hướng trục ngang. Các đặc tính cụ thể về màu sắc của các đèn hành trình được cho trong khoản 7 của phụ lục 1 Colreg 72. Trong khoản (c) của điều 21 đã chỉ rõ đèn lái phải được đặt càng về sau càng tốt. Việc không quy định rõ ràng về vị trí đặt đèn được giải thích là do trên nhiều tàu, chẳng hạn như tàu lai dắt, xà lan và một số tàu cá, không thể bố trí đèn ở ngay sau lái tàu được. Đèn này có thể được đặt ở gần lái và ở vị trí mà thực tế cho phép đặt nhưng càng gần sau lái và mặt phẳng trục dọc của tàu càng tốt. Như đã biết, đối với nhiều loại tàu, các quy tắc đã dự kiến đến việc sử dụng đèn chiếu sáng khắp bốn phía. Trong khoản (c) của điều 21 đã ấn định đặc tính của đèn này là phải chiếu sáng liên tục trên cung ngang 360 0 nhưng cần lưu ý là yêu cầu này đôi khi khó có thể thực hiện được. Trong khoản 9(b) của phụ lục 1 đã giải thích thêm rằng cho phép đèn chiếu sáng khắp bốn phía có một khoảng tối bị che bởi kết cấu của tàu (cột đèn, phần ngọn của cột buồm v.v…). Cung bị che tối đó phải không quá 6 0 , theo yêu cầu của khoản 9(b) của phụ lục I thì cung bị che tối có thể còn lớn hơn đối với đèn neo là đèn được phép không phải đặt quá cao so với sàn tàu để đạt được tầm Luathanghai@gmail.com 5
  7. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 nhìn thấy tối đa từ mọi phía. Những tàu được đóng trước khi Colreg 72 có hiệu lực thì cung che khuất của đèn chiếu sáng khắp bốn phía có thể bằng hoặc lớn hơn 60 . Trong điều 21(f) có định nghĩa về đèn chớp và quy định những tàu chạy trên đệm không khí phải mang đèn này. Đèn chớp có chế độ hoạt động là chớp 120 lần hoặc hơn trong 1 phút, nhờ đó mà nó khác với các dụng cụ chớp của hệ thống đảm bảo an toàn hàng hải thường được dùng với tần số chớp không quá 60 chớp trong 1 phút. Đèn chớp trên các tàu ngầm của NATO cũng hoạt động ở chế độ từ 90 đến 105 lần trong 1 phút. 3. Điều 22: Tầm nhìn xa của đèn 3.1. Giới thiệu điều luật Các đèn được mô tả tại các điều này phải có đủ cường độ ánh sáng ghi ở điểm 8 của Phụ lục I Quy tắc này để các đèn ấy có thể nhìn thấy ở những khoảng cách tối thiểu sau: a. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 50m trở lên:  Đèn cột 6 hải lý;  Đèn mạn 3 hải lý;  Đèn lái 3 hải lý;  Đèn lai dắt 3 hải lý;  Đèn trắng, đỏ, xanh lục; hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 3 hải lý. b. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 12m trở lên nhưng nhỏ hơn 50m:  Đèn cột 5 hải lý, nêu chiều dài của tàu thuyền nhỏ hơn 20m thì 3 hải lý  Đèn mạn 2 hải lý;  Đèn lái 2 hải lý;  Đèn lai dắt 2 hải lý;  Đèn trắng, đỏ, xanh lục; hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý. c. Trên các tàu thuyền có chiều dài dưới 12m:  Đèn cột 2 hải lý; Luathanghai@gmail.com 6
  8. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972  Đèn mạn 1 hải lý;  Đèn lái 2 hải lý;  Đèn lai dắt 2 hải lý;  Đèn trắng, đỏ, xanh lục;  hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý. d. Trên các tàu thuyền loại nhỏ khó phát hiện hoặc trên các vật bị lai:  Đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía 3 hải lý. 3.2. Giải thích điều luật 3.2.1 Những yêu cầu của Colreg 72 về tầm nhìn thấy của tất cả các đèn được tập trung duy nhất ở điều 22. Nó phù hợp với nguyên tắc chung trong việc xây dựng bộ quy tắc và cũng nhằm tránh sự lặp lại và rút gọn các văn bản của các quy tắc tiếp theo trong phần này. Khác với Colrreg 60, trong điều 22 đã phân chia các tàu thành những nhóm hay loại tàu theo khoảng cách nhìn thấy của các đèn và sửa đổi chính khoảng cách nhìn thấy của các đèn. Ngoài ra trong điều 22 không nói riêng về thủy phi cơ vì theo định nghiã chung (điều 3) thì nó đã nằm trong khái niệm về “tàu thuyền” và phải thực hiện tất cả các yêu cầu về tàu. Theo quy định của điều 31, phần C thì người ta có thể có khả năng làm trái với điều 22. Như đã thấy trong văn bản của khoản a của điều 22 của bộ quy tắc hiện nay, khoảng cách nhìn thấy của tất cả các đèn trên tàu có chiều dài từ 50m trở lên đã tăng lên so với quy tắc là 1 hải lý. Theo quy tắc này, các đèn cột phải có tầm nhìn thấy không dưới 6 hải lý còn các đèn hành trình khác trên tàu, kể cả đèn đỏ và đèn xanh đều không quá 3 hải lý. Giá trị của khoảng cách nhìn thấy được xác định đến từng loại tốc độ của các tàu trên biển. Trên tàu có chiều dài từ 12 đến dưới 50m thì khoảng cách nhìn thấy của các đèn cột phải không dưới 5 hải lý còn các đèn mạn, đèn lái và đèn chiếu sáng khắp bốn phía phải không dưới 2 hải lý. Trong Colreg 72 cũng nói đến nhóm tàu có chiều dài từ 12 đến 20m. Khoảng cách nhìn thấy của đèn cột đối với nhóm tàu này là 3 hải lý. Luathanghai@gmail.com 7
  9. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 Nhóm tàu nhỏ có chiều dài dưới 12m thì trong quy định của quy tắc có sự giảm bớt về khoảng cách nhìn thấy của đèn mạn và đèn cột. Trong Colreg 72 không chỉ đưa ra quy định mới về khoảng cách nhìn thấy của các đèn hành trình mà còn cả về cường độ sáng của chúng (trong khoản 8 của phụ lục I) đủ để đảm bảo cho việc phát hiện chúng một cách hiệu quả. Trước kia không có những yêu cầu như vậy trong công ước cũng như không hợp pháp hoá những định nghĩa duy nhất đối với các đại lượng về độ nhạy ánh sáng của mắt và hệ số quang thông của khí quyển. Kết cục là những nước khác nhau đã áp dụng những yêu cầu khác nhau về cường độ sáng tối thiếu của các đèn hành trình dẫn đến sự không thống nhất về khoảng cách nhìn thấy của các đèn trên tàu. Trong Colreg 72, hệ số trong suốt của khí quyển lấy bằng 0,8 phù hợp với giá trị tầm nhìn khí tượng và xấp xỉ bằng 13 hải lý. Cho tới lúc Colreg có hiệu lực, trên nhiều tàu hệ số trong suốt của khí quyển được tính bằng 0,9. Như vậy, liên quan đến giá trị của khoảng cách nhìn thấy của các đèn và bằng việc áp dụng hệ số trong suốt của khí quyến là 0,8 thì cường độ sáng tối thiểu của các đèn tăng lên đáng kể. Chẳng hạn, đối với đèn cột đại lượng này đã tăng lên hai lần và dĩ nhiên điều này làm tăng tính chắc chắn của việc xác định các đèn hành trình ở khoảng cách được quy định trong bộ quy tắc. Năm 1981, người ta đưa ra dạng sửa đổi vào quy tắc này ở khoản (d), xét lại yêu cầu về mang đèn trên những tàu lai dắt, vật nửa chìm nửa nổi và vật được lai. 4. Điều 23: Tàu máy đang hành trình 4.1. Giới thiệu điều luật a) Tàu thuyền máy đang hành trình phải trưng: i. Đèn cột trước; ii. Đèn cột thứ hai ở phía sau cao hơn đèn cột phía trước. Tuy nhiên, tàu thuyền có chiều dài dưới 50m không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai nhưng nếu thắp cũng được. Luathanghai@gmail.com 8
  10. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 iii. Các đèn mạn: iv. Đèn lái. b) Tàu thyền chạy trên đệm không khí ở trạng thái không có lượng chiếm nước, đang hành trình, ngoài những đèn đã quy định tại khoản (a) Điều này còn phải trưng 1 đèn chớp vàng chiếu sáng khắp 4 phía. c) Tàu đệm khí có cánh khi cất cánh, hạ cánh hoặc khi bay sát mặt nước, ngoài các quy định tại Khoản (a) Điều này, phải trưng 1 đèn chớp đỏ có cường độ ánh sáng cao, chiếu sáng khắp 4 phía. d)i. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12m có thể thay thế các đèn quy định tại Khoản (a) điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía và các đèn mạn; ii. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 7m và tốc độ của nó không quá 7 hải lý một giờ có thể thay thế các đèn được quy định tại Khoản (a) Điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía. Tàu thuyền loại này nếu có thể được trưng thêm các đèn mạn; iii. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12m, nếu trong thực tế không cho phép lắp đặt đèn cột hoặc đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía ở mặt phẳng trục dọc của tàu, thì các đèn này có thể lắp đặt ở mặt phẳng tương đương với mặt trục dọc, miễn là các đèn mạn được kết hợp thành một đèn lắp đặt ở mặt phẳng trục dọc hoặc thực tế cho phép thì đặt cùng mặt phẳng của đèn cột hoặc đèn chiếu sáng khắp 4 phía. 4.2. Giải thích điều luật 4.2.1 Theo sửa đổi của năm 1981 thì trong khoản (c) của điều 23 có sự thay đổi về việc mang đèn của các tàu. Kết quả của việc thay đổi cấu trúc của bộ quy tắc này như : Nếu trước kia những yêu cầu về các đèn của tàu máy ở những điều khác nhau, thì bây giờ trong điều 23 đã tập trung tất cả các quy định liên quan đến đèn trong tất cả các tàu (lớn và nhỏ). 4.2.2. Theo khoản (a) của điều 23 thì tàu máy đang hành trình vẫn phải mang những đèn như quy định trước đây nhưng đã có sự thay đổi về khoảng cách nhìn thấy được xác định theo điều 22. Toàn bộ các đèn hành trình của tàu máy có chiều dài từ Luathanghai@gmail.com 9
  11. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 12m trở lên bao gồm một hoặc hai đèn cột, các đèn mạn và đèn lái. Việc bố trí cho các đèn và cùng chiếu sáng của chúng đảm bảo cho khả năng phát hiện ra tàu trong thời gian tối trời trong ngày khi quan sát chúng từ bất cứ hướng nào và cho phép tàu khác nhận định sơ bộ về kích thước và hướng mũi tàu của chúng. Bộ đèn hành trình này cho thấy rằng tàu mang chúng là tàu máy đang hành trình, và nó không mang một đèn nào khác thì có nghĩa là tàu này không bị hạn chế nào về khả năng điều động. Theo yêu cầu của khoản 3 của phụ lục I thì nhìn chung, những đèn cột được bố trí trên tàu máy phải đặt cách nhau không dưới 1/2 chiều dài tàu tính theo chiều dọc để tàu khác nhận ra được hướng mũi tàu của nó và đánh giá được sự thay đổi hướng và kích thước áng chừng theo tương quan vị trí giữa các đèn cột của nó. Các đèn cột được bố trí cao hơn tất cả các kiến trúc thượng tầng để chúng được nhìn thấy một cách rõ ràng trên những cung chiếu sáng đư ợc ấn định cho chúng, đồng thời trong tất cả những điều kiện chúi thông thường của tàu, đèn cột sau phải luôn cao hơn đèn cột trước. Đèn mạn xanh và đỏ được đặt tương ứng ở mạn phải và mạn trái và chúng giúp cho việc đánh giá hướng mũi của tàu được quan sát, chúng được dùng để biểu thị chiều rộng lớn nhất của tàu. Đèn lái là đèn hành trình duy nhất của tàu ở sau lái. Việc nhận ra đèn lái thường gặp khó khăn vì đặc tính không hiện hình của nó (màu trắng, chiếu sáng liên tục) dễ gây nhầm lẫn với đèn neo hoặc đèn cột của tàu nằm ở ngoài tầm nhìn thấy của đèn mạn hoặc với những đèn của tàu có chiều dài dưới 7 mét v. v… Cân nhắc đến điều này thì khi khi phát hiện ra một cột đèn màu trắng chiếu sáng liên tục phải tăng cường quan sát thêm để xác định ý nghĩa của nó và tránh nhầm lẫn. 4.2.3. Cần chú ý tới tính cơ động đặc biệt của những tàu không có lượng chiếm nước có tốc độ cao (tàu chạy trên đệm không khí và tàu cánh ngầm), tín hiệu nhận dạng cho tàu chạy trên đệm không khí theo khoản (b) của điều 23 khi không có lượng chiếm nước, tàu chạy trên đệm không khí phải trưng đèn màu vàng chiếu sáng khắp Luathanghai@gmail.com 10
  12. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 bốn phía. Nó cũng phải trưng tất cả những đèn khác như một tàu máy thông thường, phù hợp với chiều dài của nó. Những đặc trưng của tàu chạy trên đệm không khí được xác định bằng tín hiệu đặc biệt, đó là khi di chuyển ở trạng thái không có lượng chiếm nước thì đường di chuyển thực của nó có thể không trùng với hướng mũi tàu. Tín hiệu quy định cho tàu chạy trên đệm không khí là đèn chớp màu vàng, tín hiệu này tương tự như tín hiệu của các tàu ngầm nhỏ của nhiều nước (Mỹ, Na Uy,...) và tàu kéo lưới rê. Những tình tiết này phải được xem xét đến khi ở trên phát hiện thấy đèn chớp màu vàng. Tuy nhiên theo điều 21 thì đèn chớp màu vàng dùng cho tàu chạy trên đệm không khí có tần số 120 chớp hoặc hơn trong 1 phút còn đèn dùng cho tàu ngầm thì chớp ở tần số thấp hơn (90-105 chớp / 1 phút). Trong Colreg 72 không quy định vị trí về đặt đèn chớp vàng, nó được đặt ở những nơi dễ nhìn thấy nhất và có thể được thì cách xa những đèn hành trình khác. Đồng thời phải nhìn thấy được ở bốn phía chân trời. 4.2.4. Khoản (c)(i) của điều 23 quy định về cách thức mang những đèn mô tả trên những tàu có chiều dài 12m còn trong khoản (c)(ii) thì xác định cách thức mang đèn trong những tàu máy nhỏ. Nếu chiều dài của chúng dưới 7m còn công suất hạn chế mà tốc độ của chúng không vượt quá 7 nơ thì những tàu này được phép mang một đèn trắng chiếu sáng bốn phía thay cho đèn cột, các đèn mạn và đèn lái. Tuy nhiên trên những tàu này, nếu thực tế cho phép cần mang các đèn mạn thêm vào với đèn chiếu sáng khắp bốn phía. Nếu tàu máy có chiều dài nhỏ hơn 7m, nó có thể chạy với tốc độ lớn hơn 7 nơ nhờ công suất máy lớn thì phải mang đèn cột, đèn lái và các đèn mạn như quy định trong điều 23(a). Theo điều 21(b) thì các đèn mạn trên tàu này có thể kết hợp thành một đèn kép. Khoản 23(c)(iii) theo quy tắc bố trí đèn cột và đèn chiếu sáng khắp bốn phía trên tàu có chiều dài dưới 12m nếu không thể đặt chúng trên mặt phắng trục dọc của tàu đồng thời cũng lưu ý rằng khi sử dụng các đèn mạn được kết hợp làm một thì phải bố trí chúng ở mặt phẳng trục dọc tàu hoặc ở mặt phẳng trục chứa đèn cột. Luathanghai@gmail.com 11
  13. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 5. Điều 24: Tàu lai kéo và lai đẩy 5.1. Giới thiệu điều luật a. Tàu thuyền máy đang lai kéo phải trưng: i. Thay thế đèn được quy định tại Điều 23(a)(i) hoặc (a)(ii) bằng hai đèn cột trước đặt trên một đường thẳng đứng. Nếu chiều dài đoàn lai tính từ lái tàu thuyền lai đến điểm cuối cùng của đoàn lai vượt quá 200m thì phải trưng 3 đèn như thế; ii. Các đèn mạn; iii. Đèn lái; iv. Đèn lai dắt theo một đường thẳng đứng với đèn lái và trên đèn lái; v. Một dấu hiệu hình thoi treo nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài hơn 200m. b. Khi tàu thuyền lai đẩy tàu thuyền khác phía trước mà chúng được phép nối với tàu thuyền lai thành một khối vững chắc thì được xem như một tàu thuyền máy và phải trưng các đèn quy định tại Điều 23. c. Tàu thuyền máy khi lai đẩy phía trước hoặc lai áp mạn tàu thuyền khác mà chúng không thành một đơn vị hỗn hợp vững chắc thì phải trưng: i. Hai đèn cột trên một đường thẳng đứng thay cho các đèn quy định tại Điều 23 (a)(i) hoặc (a)(ii); ii. Các đèn mạn; iii. Đèn lái. d. Tàu thuyền máy phải áp dụng các quy định tại khoản (a) hoặc khoản (c) Điều này cũng phải tuân thủ các quy định tại Điều 23(a)(ii). e. Tàu thuyền hoặc vật bị lai, trừ các tàu thuyền quy định tại khoản (g) Điều này, phải trưng: i. Các đèn mạn; ii. Đèn lái. Luathanghai@gmail.com 12
  14. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 iii. Một dấu hiệu hình thoi treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài quá 200m. f. Không kể số lượng tàu thuyền bị lai áp mạn hoặc bị lại đẩy là bao nhiêu trong một nhóm đều phải trưng đèn như một tàu thuyền: i. Tàu thuyền bị lai đẩy phía trước, phải trưng các đèn mạn phía trước nếu không phải là một bộ phận của một đơn vị vững chắc; ii. Tàu thuyền bị lai áp mạn phải mang đèn lái và các đèn mạn phía mũi. Tàu thuyền nhỏ khó phát hiện hoặc vật bị lai hoặc sự kết hợp của các tàu thuyền như vậy, hoặc vật bị lai phải trưng: i. Nếu chiều rộng của chúng dưới 25m, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía đặt ở phần sát phía trước thân tàu hoặc ở phần phía đó và một đèn trắng như vậy đặt ở sát phía lái tàu hoặc ở gần phía đó trừ loại túi chất lỏng "Dracones" không thể đặt đèn ở phần phía trước hoặc ở gần phía đó; ii. Nếu chiều rộng của chúng từ 25m trở lên hai đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía đặt sát mạn của tàu thuyền hoặc gần ở vị trí đó; iii. Nếu chiều dài của chúng lớn hơn 100m, thì phải thêm các đèn trắng chiếu sáng chiếu sáng khắp bốn phía như quy định tại điểm (i) và (ii), nhưng khoảng cách giữa các đèn này không được vượt quá 100m. iv. Một dấu hiệu hình thoi treo ở phía tận cùng phía lái tàu hoặc vật bị lai cuối cùng hay đặt ở gần phía đó, và nếu chiều dài của đoàn lai lớn hơn 200m thì thêm một dấu hiệu hình thoi treo ở vị trí dễ trông thấy nhất. g. Nếu vì một lý do nào đó, tàu thuyền hoặc vật bị lai không thể trưng các đèn hoặc các dấu hiệu quy định tại khoản (e) hoặc (g) Điều này thì phải dùng mọi biện pháp có thể được để chiếu sáng tàu thuyền hay vật bị lai hoặc ít nhất cũng phải báo hiệu được sự có mặt của tàu thuyền hoặc vật bị lai đó. h. Nếu vì một lý do nào đó tàu thuyền bình thường làm nhiệm vụ lai dắt nếu không có thể mang các đèn quy định tại khoản (a) hoặc (c) Điều này như khi tiến hành lai Luathanghai@gmail.com 13
  15. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 kéo tàu thuyền gặp nạn hoặc lai kéo tàu thuyền yêu cầu cứu trợ thì tàu thuyền lai không nhất thiết phải trưng các đèn này. Nhưng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể thực hiện được để thể hiện mối liên hệ giữa tàu thuyền lai và tàu thuyền bị lai như đã quy định tại Điều 36, mà chủ yếu là chiếu sáng dây lai. 5.2. Giải thích điều luật 5.2.1 Trong Colreg 72, tất cả những yêu cầu về đèn của tàu lai cơ bản đều nằm ở điều 24. Cách bố trí như vậy hợp lý và thuận tiện hơn. Ngoài những đèn phải trưng như tàu đang lai kéo phức tạp, tàu lai có thể phải trưng thêm những đèn quy định trong điều 27(c). Những quy định về những tàu lai dắt vẫn giữ nguyên như Colreg 60, tức là thay cho đèn cột trước hay đèn cột sau thì tàu máy đang lai dắt phức tạp phải trưng hai đèn cột và khi chiều dài của đoàn lai lơn hơn 200m thì phải trưng ba đèn cột có đặc tính như đèn cột. Tàu cũng phải trưng đèn mạn và đèn lái, ban ngày nếu chiều dài đoàn lái trên 200m thì phải treo một dấu hiệu hình thoi ở nơi nó dễ nhìn thấy nhất. Theo điều 24(d) thì tàu lai đang lai dắt có chiều dài trên 50m phải trưng đèn cột sau như quy định ở điều 23(a)(ii). Theo khoản (i) của điều 24(a) được thông qua năm 1981 thì việc tàu lai trưng đèn ở cột trước đã bị bỏ vì việc bố trí phía trước buồng lái hai hay ba đèn sẽ tạo thêm một vùng sáng mạnh. Nhất là khi có sương mù, gây khó khăn cho việc quan sát từ buồng lái. Do đó, các tàu có thể trưng các đèn cột ở cột sau (cột này thường nằm ngay phía trên buồng lái hoặc sau đó một chút). Mặc dù việc bố trí đèn như vậy trên tàu là không bình thường nhưng phải thừa nhận là việc thông qua yêu cầu này đã cải thiện một cách đáng kể điều kiện quan sát trên tàu lai. Những tàu tham gia lai kéo phức tạp sẽ trưng thêm các đèn và dấu hiệu đặc biệt, theo đó ngoài những đèn và dấu hiệu quy định ở điều 24(a) ra, tàu lai còn phải trưng thêm những đèn và dấu hiệu quy định ở điều 27(b)(i) và (ii) đối với tàu máy bị hạn chế khả năng điều động. 5.2.2 Trong điều 24, người ta đưa thêmvào khoản (b) một dạng tàu lai đẩy mới trong đó tàu đẩy và tàu được gắn cứng với nhau tới mức có thể coi chúng là con tàu. Luathanghai@gmail.com 14
  16. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 Tính toán đến điều này, khoản (b) bắt buộc là trong hoàn cảnh đó chúng phải trưng các đèn và dấu hiệu của một con tàu mà theo điều 23(a) thì điều này có nghĩa là trong việc bố trí các đèn, chúng phải tuân thủ yêu cầu về khoảng cách ngang và đứng cũng như các đặc tính kỹ thuật khác theo quy định của phần I của Colreg 72. 5.2.3 Khoản (c) của điều 24 nói về việc tàu máy đẩy tàu khác bằng phương tiện thông thường, tức là khi chúng không gắn cứng với nhau và khi mặt phẳng trục dọc của tàu đẩy có thể thay đổi so với mặt phẳng trục dọc của tàu được đẩy. Việc trưng các đèn trên tàu lai bằng phương pháp thông thường được thực hiện giống như trong trường hợp lai áp mạn. Quy định này là một sự mở rộng thêm của quy tắc vì trước kia các đèn trưng trên tàu đã không đề cập đến cách lai dắt này mà chỉ có sự giải thích thêm trong các chú giải của quy tắc. Thực tế theo điều 24(c) thì tàu đang lai đẩy tàu khác bằng phương pháp thông thường (kết nối mềm) phải trưng những đèn được quy định trong khoản (a) của quy tắc này đối với tàu lai dắt. Khi chiều dài đoàn lai đẩy dưới 200m thì phải trưng hai đèn cột, các đèn mạn và đèn lái không phụ thuộc vào chiều dài của tàu đẩy nhưng không phải trưng đèn màu vàng ở sau lái. Phù hợp với điều 24(d) tàu cũng phải tuân thủ điều 23(a)(ii) nói về việc trưng đèn ở cột sau. Như vậy nếu tàu máy lai đẩy “mềm” hoặc lai dắt một tàu khác mà chiều dài của nó lớn hơn 50m thì phải trưng đèn cột sau được bố trí phía sau và cao hơn đèn cột trước như đã quy định ở quy tắc 23(a)(ii). Trong khoản (e) của điều 24 người ta xác định các đèn và dấu hiệu mà tàu bị lai phải trưng. Vào ban đêm tàu bị lai phải trưng đèn mạn và đèn lai còn vào ban ngày nếu chiều dài đoàn lai vượt quá 200m thì trưng một dấu hiệu đèn thoi. 5.2.4 Cách thức trưng đèn khi lai đẩy một nhóm tàu được quy định trong điều 24(f), trong đó xác định rằng khi lai đẩy một nhóm tàu thì những tàu của nhóm này phải coi như một tàu. Như vậy, các đèn mạn phải được trưng ở phần trước và trên những tàu nằm ngoài cùng của nhóm. Khi thực hiện khoản (f) cần nhớ rằng khái niệm nhóm tàu lai đẩy chỉ là quy ước và có thể thay đổi tuỳ thuộc vào hướng đẩy. Cũng lưu Luathanghai@gmail.com 15
  17. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 ý đến điều này, cần phải xác định được chỗ đặt của đèn lái và các đèn mạn. Việc lai đẩy khi sự liên kết giữa tàu đẩy và vật bị đẩy là lỏng lẻo và lai áp mạn trên biển là rất hiếm thấy và chủ yếu là khi thực hiện trong vùng nước của cảng và vùng nước được che chắn trên bờ. Quy định về việc trưng đèn của những tàu này được ấn định bởi các quy tắc địa phương và chúng có thể khác với Colreg 72 hiện hành. 5.2.5 Trong điều 24 của Colreg 72 không nói gì đến việc lai dắt bởi các tàu buồm. Tất nhiên đây là trường hợp ngoại lệ nhưng về nguyên tắc có thể xảy ra. Theo tinh thần của các quy tắc thì tàu buồm, ngay cả khi nó đang lai các tàu khác thì cũng không phải trưng bất kỳ một đèn nào khác trừ những đèn đã quy định trong điều 25 cho tàu buồm đang hành trình để duy trì quyền được ưu tiên của mình theo điều 18. Nhất là quyền tự do hành trình so với những tàu lai dắt còn nếu nó trưng đèn quy định cho tàu lai thì được coi là tàu máy. Như vậy trong trường hợp này cả tàu buồm lai và tàu bị lai chỉ cần trưng các đèn giống nhau là đèn lai và đèn mạn. Để báo trước cho tàu lai gần về sự hiện diện của vật được lai, tàu buồm có thể sử dụng tín hiệu quy định ở điều 36. 5.2.6 Khoản (h) của điều 24 quy định cho trường hợp khi vật được lai không thể thực hiện được những yêu cầu của của bộ quy tắc trong phần quy định về đèn và trong trưòng hợp đó phải áp dụng mọi biện pháp để chỉ rõ sự hiện diện của vật được lai, đồng thời tàu lai có thể thông báo cho những tàu ở gần biết sự hiện diện của vật được lai nhưng không được chiếu sáng các phương tiện khác kể cả chiếu sáng vật lai bằng đèn pha (từ tàu lai), đèn chùm (ở bên mạn) v. v… 5.2.7 Cần nhấn mạnh rằng đèn và dấu hiệu quy định cho tàu đang lai dắt chỉ được trưng khi chúng đang hành trình. Nếu tàu lai đang thả neo thì nó không được coi như tàu đang lai. Trong trường hợp chung phù hợp với thực tiễn đi biển lành nghề thì khi kết thúc hoặc tạm thời dừng hành động lai thì tàu được lai phải được neo lại và thực hiện các quy định của điều 30 (về tàu neo hay mắc cạn). Tất nhiên có thể có trường hợp dừng lại bất đắc dĩ trong đó tàu neo thì thả neo còn tàu bị neo thì dựa vào dây lai. Trong trường hợp này buộc phải trưng đồng thời cả đèn Luathanghai@gmail.com 16
  18. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 hay tín hiệu quy định trong các điều 24 và 30. Cũng cần phải thông báo thêm cho các tàu khác về việc không được đi qua khoảng giữa tàu lai và vật bị lai. Để làm việc này có thể dùng tín hiệu hoặc tia sáng của đèn pha phù hợp với điều 36. Năm 1981, theo nghị định của số 464 IMO, trong điều 24 có thêm hai khoản mới nói về đèn và dấu hiệu cho vật thể nửa chìm nửa nổi khó phát hiện thì chúng được lai kéo và về các biện pháp cần phải thực hiện của tàu lai nếu nó không thể trưng những đèn quy định cho tàu lai. Hơn nữa, do thực tế hiện nay việc kéo những vật khó phát hiện nhưng có kích thước lớn ngày càng phổ biến và có những trường hợp tàu lai là tàu không chuyên dụng nhưng không có đủ đèn và dấu hiệu cho mục đích này hoặc vì một lý do nào đó không thể sử dụng chúng được, nhất là khi hỗ trợ những tàu bị hỏng máy trên biển. Vì vậy việc thông qua các khoản này đã miễn trừ cho các tàu đó phải thực hiện những yêu cầu của các khoản (a) và (c) của điều 24. 6. Điều 25: Tàu thuyền buồm và tàu thuyền chèo tay 6.1. Giới thiệu điều luật a. Tàu thuyền buồm đang hành trình phải trưng: i. Các đèn mạn; ii. Đèn lái. b. Tàu thuyền buồm chiều dài dưới 20m thì các đèn quy định tại khoản (a) Điều này có thể ghép thành một đèn ba màu đặt ở đỉnh cột hay gần cột buồm, nơi có thể nhìn thấy rõ nhất. c. Tàu thuyền buồm đang hành trình ngoài những đèn quy định tại khoản (a) Điều này, có thể trưng ở đỉnh cột hoặc gần đỉnh cột buồm, nơi nhìn thấy rõ nhất hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía trên một đường thẳng đứng: Đèn đỏ trên, đèn xanh lục ở dưới. Nhưng những đèn này không được trưng ra cùng với đèn ghép nêu tại khoản (b) Điều này d. i. Tàu thuyền buồm có chiều dài dưới 7m, nếu có thể được phải trưng những đèn đã quy định tại khoản (a) hay khoản (b) Điều này. Nếu không thể trưng các đèn như Luathanghai@gmail.com 17
  19. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va; ii. Tàu thuyền chèo bằng tay có thể trưng những đèn như quy định đối với tàu thuyền buồm, nhưng nếu không trưng được những đèn như thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va; e. Tàu thuyền vừa chạy buồm vừa chạy máy phải trưng ở phía trước nơi thấy rõ nhất một dấu hiệu hình nón đỉnh chúc xuống dưới. 6.2. Giải thích điều luật 6.2.1. Điều này bao gồm trong nó những yêu cầu trang bị các đèn và dấu hiệu của thuyền buồm và thuyền chèo tay. Theo quy tắc này thì các thuyền buồm được chia làm ba loại. Loại có chiều dài trên 12m, loại từ 7m đến 12m và loại dưới 7m. 6.2.2. Việc trưng thuyền buồm có chiều dài trên 12m được quy định ở khoản (a) của điều này. Những thuyền loại này khi đang hành trình phải trưng các đèn mạn và đèn lái, chúng không phải trưng đèn cột và việc không có đèn cột là dấu hiệu đặc trưng để nhận ra thuyền buồm. Để đơn giản việc nhận ra thuyền buồm cũng có thể dùng các đèn chiếu sáng khắp bốn phía màu đỏ và xanh lục bố trí trên một đường thẳng đứng trên đỉnh hoặc gần đỉnh của cột buồm, nơi chúng dễ nhìn thấy nhất. Cung chiếu sáng của các đèn này được quy định trong khoản (c) của điều 25 và lên đến 360 độ. 6.2.3. Phù hợp với khoản (b) của điều 25 thì trên các thuyền buồm có chiều dài dưới 12m thay vì phải trưng các đèn độc lập nhau và đèn lái có thể trưng kết hợp chúng lại thành một đèn lồng đặt ở nơi chúng có thể dễ nhìn thấy nhất trên đỉnh hoặc gần đỉnh cột buồm. Tuy nhiên nếu thuyền buồm nếu phải trưng đèn nhận dạng màu đỏ và màu xang theo khoản (c) của điều 25 thì phải trưng chúng ở gần đỉnh cột buồm và trong trường hợp này không được kết hợp các đèn lại thành một đèn lồng nữa và phải trưng chúng độc lập với nhau. Luathanghai@gmail.com 18
  20. Baøi giaûng: Quy taéc phoøng ngöøa va chaïm taøu thuyeàn treân bieån 1 International regulations for preventing collisions at sea 1972 _ COLREGS 1972 6.2.4. Theo khoản (d) của điều 25 thì thuyền buồm có chiều dài dưới 7m và thuyền chèo tay có thể không phải trưng đèn lái và các đèn mạn như quy định trong khoản (a) và (b) của quy tắc này nhưng các thuyền phải phải chuẩn bị sẵn và khi có thể dùng được ngay một đèn lồng hoặc một đèn nào đó phát ra ánh sáng màu trắng để thông báo một cách kịp thời sự hiện diện của mình. 6.2.5. Theo điều 3 thì trong mối tương quan của các tàu thuyền, tàu nào đồng thời di chuyển bằng cả buồm và máy thì phải được coi là tàu máy. Tuy nhiên vào ban ngày, một con tàu dùng cả buồm và máy có thể bị các tàu khác coi là tàu buồm. Để tránh sự nhầm lẫn này, khoản (e) của điều 25 quy định những tàu này phải trưng những dấu hiệu là một hình nón có đính trục xuống dưới. Cần nhớ là khi tàu di chuyển cả buồm và máy thì sẽ mất đặc quyền của tàu buồm và không được các tàu khác nhường đường. Khi gặp các tàu khác nó phải tuân thủ theo điều 18(a) tức là phải nhường đường cho những tàu được liệt kê ở điều 18 còn khi gặp tàu máy thì phụ thuộc vào tình huống gặp nhau nó phải tuân thủ theo chương II phần B. Từ khoản (c) của điều 25 cần lưu ý là vào ban đêm tàu nào hành trình bằng buồm và vận dụng máy đẩy thì vận dụng như một tàu máy. 7. Điều 26: Tàu thuyền đánh cá 7.1. Giới thiệu điều luật a. Tàu thuyền đang đánh cá khi hành trình hoặc đang thả neo chỉ phải trưng các đèn và dấu hiệu được quy định tại Điều này. b. Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước phải trưng: i. Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu xanh lục, đèn dưới màu trắng, hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón châu đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng; Luathanghai@gmail.com 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2