Giáo trình Công nghệ CAD/CAM - CNC (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
lượt xem 6
download
Giáo trình Công nghệ CAD/CAM - CNC (Nghề: Cắt gọt kim loại) được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên lập được chương trình phay CNC trên phần mềm điều khiển; so sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy phay vạn năng vá máy phay CNC; vận hành thành thạo máy phay CNC để phay mặt phẳng, bậc, rãnh, profile, khoan lỗ, khoét lỗ, tarô đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-6, độ nhám cấp 7-9, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ CAD/CAM - CNC (Nghề: Cắt gọt kim loại) - Trường Cao đẳng Hàng hải II
- CỤC HÀNG HẢI VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG HÀNG HẢI II GIÁO TRÌNH CÔNG NGHỆ CAD/CAM- CNC NGHỀ CẮT GỌT KIM LOẠI (Ban hành theo quyết định số 59/QĐ-CĐHHII, ngày 25 tháng 1 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Hàng Hải II) ( Lưu hành nội bộ) TP.HCM, năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN (font 14, Bold) Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -1-
- LỜI GIỚI THIỆU Máy CNC không chỉ quan trọng trong ngành cơ khí mà còn trong nhiều ngành khác như may mặc, giày dép, điện tử v.v. Bất cứ máy CNC nào cũng cải thiện trình độ tự động hóa của doanh nghiệp. trong quá trình vận hành, ít xảy ra hỏng hóc, thời gian gia công được dự báo chính xác, người vận hành không đòi hỏi phải có kỹ năng thao tác (chân tay) cao như điều khiển máy công cụ truyền thống. Các máy CNC có thể gia công các sản phẩm có độ chính xác và độ phức tạp cao mà máy công cụ truyền thống khó có thể làm được. Ngành chế tạo máy là nền tảng của công nghiệp chế tạo máy. Chính vì vậy Đảng và nhà nước ta đã và đang quan tâm đặc biệt đến ngành chế tạo máy công cụ. Trong lĩnh vực chế tạo máy công cụ thì công nghệ chế tạo máy đóng vai trò quan trọng. Nó nghiên cứu các quy luật tác động trong quá trình chế tạo sản phẩm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giảm chi phí gia công. Môn học công nghệ CAD/CAM/CNC là môn học chuyên ngành trong chương trình đào tạo cho HSSV nghề Cắt gọt kim loại của trường Cao đẳng hàng hải II, cung cấp cho người học những kiến thức cơ bản về gia công với độ chính xác cao, giá thành, chất lượng… Giáo trình này dùng cho làm tài liệu cho HSSV nghề Cắt gọt kim loại thuộc hệ cao đẳng và trung cấp trường Cao đẳng hàng hải II. Trong quá trình biên soạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận được đóng góp ý kiến của quý Thầy – Cô và các bạn HSSV. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2021 -2-
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU..................................................................................................... 2 MỤC LỤC............................................................................................................... 3 Bài 1: Cấu tạo chung của máy phay CNC và công tác bảo quản, bảo dưỡng máy ........... 7 1. Cấu tạo chung của máy phay CNC...................................................................... 7 1.1. Phần điều khiển: ......................................................................................... 7 1.2. Phần chấp hành: ......................................................................................... 8 2. Các bộ phận chính của máy:............................................................................... 8 2.1. Trục chính:................................................................................................. 9 2.2. Ụ trục chính: .............................................................................................. 9 2.3. Bàn máy: ................................................................................................... 9 2.5. Bộ phận thay dao tự động: ........................................................................... 9 2.6. Một số dao gia công trên trung tâm gia công: ................................................ 9 3. Đặc tính kỹ thuật của máy phay CNC: ...............................................................10 4. Bảo quản, bảo dưỡng máy:................................................................................11 Bài 2. Đặc điểm, đặc trưng của máy phay CNC..........................................................12 1. Hệ trục toạ độ và các qui ước ............................................................................12 2. Các điểm 0 (Zêrô) và điểm chuẩn: .....................................................................15 Bài 3. Trang bị đồ gá trên máy phay CNC ................................................................18 1. Đặc điểm của đồ gá sử dụng trên máy phay CNC:...............................................18 2. Các loại đồ gá ..................................................................................................18 2.1. Êtô: ..........................................................................................................19 2.2. Đòn kẹp: ...................................................................................................19 2.3. Gá kẹp chi tiết bằng hàm kẹp: .....................................................................19 2.4. Gá kẹp chi tiết trên khối V: .........................................................................19 2.5. Đầu phân độ: .............................................................................................20 3. Cách gá và điều chỉnh êtô cặp trên máy..............................................................20 Bài 4. Cấu trúc chương trình gia công trên máy phay CNC .........................................22 1. Cấu trúc một chương trình gia công: ..................................................................22 2. Cấu trúc một câu lệnh .......................................................................................23 Bài 5. Các chức năng vận hành .................................................................................25 1. Chức năng chọn dao: T .....................................................................................25 2. Chức năng chọn tốc độ trục chính: S ..................................................................25 3. Chức năng chọn lượng tiến dao: F .....................................................................25 4. Chức năng phụ: M............................................................................................25 Bài 6: Lập trình gia công trên máy phay CNC ............................................................28 1. Lập trình theo toạ độ tuyệt đối: G90...................................................................28 Bài 7: Lập trình gia công biên dạng có bù bán kính dao tự động (G40, G41, G42).........32 2. Bù bán kính dao tự động bên phải Contour (G42) ...............................................32 3. Bỏ bù bán kính dao (G40) .................................................................................33 Bài 8: Kiểm tra sửa lỗi và chạy thử chương trình ........................................................35 1. Nhập (hoặc soạn thảo) chương trình vào máy .....................................................35 1.1. Gọi chương trình từ bộ nhớ.........................................................................35 2.2. Xóa chương trình trong bộ nhớ. ..................................................................36 2.3. Chỉnh sửa chương trình gia công. ................................................................36 2. Kiểm tra và sửa lỗi ...........................................................................................36 3. Chạy mô phỏng chương trình ............................................................................37 -3-
- 4. Chạy thử chương trình (Chạy không cắt gọt) ......................................................37 Bài 9: Vận hành máy phay CNC ...............................................................................39 1. Gá dao, đo kích thước dao và nhập thông số kích thước vào bộ nhớ dao................39 1.1 Cài đặt chiều dài dao...................................................................................39 1.2 Cài đường kính dao:....................................................................................41 1.3 Lượng mòn dao theo chiều dài ....................................................................41 2. Gá phôi ...........................................................................................................42 3. Xác định điểm W .............................................................................................42 3.1. Lệnh lưu tọa độ điểm “0” của chi tiết G54-G59 ............................................42 3.2. Lệnh thiết lập tọa đọ điểm “0” của chi tiết theo vị trí của dao G92..................43 4. Thiết lập chế độ vận hành .................................................................................43 4. 1. Khởi động máy .........................................................................................43 4. 2. Cho máy về điểm “O” HOME....................................................................44 4. 3. Di chuyển bàn dao: ...................................................................................44 5. Chạy chương trình gia công ..............................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 522 -4-
- GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: Công nghệ CAD/CAM/CNC Mã môn học/mô đun: MĐ 38 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: + Trước khi học mô đun này học sinh phải hoàn thành:MH 08, MH 09, MĐ 35, MĐ 36, MĐ 37, là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. - Tính chất: + Đây là mô đun đầu tiên sinh viên nâng cao kỹ năng nghề. + Là mô-đun chuyên môn nghề thuộc mô đun đào tạo nghề bắt buộc. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: + Trang bị cho sinh viên các kiến thức và kỹ năng về Phay CNC về gia gia công và tự động hóa... + Tính toán chọn chế độ cắt cho phù hợp trong quá trính gia công Phay CNC… Mục tiêu của môn học/mô đun: -Về kiến thức: + Lập được chương trình phay CNC trên phần mềm điều khiển. + So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa máy phay vạn năng vá máy phay CNC + Cài đặt được chính xác thông số phôi, dao - Về kỹ năng: + Vận hành thành thạo máy phay CNC để phay mặt phẳng, bậc, rãnh, profile, khoan lỗ, khoét lỗ, tarô đúng qui trình qui phạm, đạt cấp chính xác 8-6, độ nhám cấp 7-9, đạt yêu cầu kỹ thuật, đúng thời gian qui định, đảm bảo an toàn cho người và máy. + Giải thích được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi phay trên máy phay CNC. + Sửa và bổ sung các lệnh cho phù hợp với phần mềm điều khiển từ chương NC xuất bằng CAD/CAM. - Về thái độ: + Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. -5-
- Nội dung của môn học/mô đun: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra* 1 Cấu tạo chung của máy phay CNC và công tác bảo quản, bảo dưỡng máy 2 2 2 Đặc điểm, đặc trưng của máy phay CNC 2 2 3 Trang bị đồ gá trên máy phay CNC 2 1 1 4 Cấu trúc chương trình gia công trên máy phay CNC 1 1 5 Các chức năng vận hành 4 2 2 6 Lập trình gia công trên máy phay CNC 25 3 21 1 7 Lập trình gia công biên dạng có bù bán kính 15 3 12 dao tự động (G40, G41, G42) 8 Kiểm tra sửa lỗi và chạy thử chương trình 25 3 21 1 9 Vận hành máy phay CNC 14 3 8 3 Tổng cộng 90 20 65 5 -6-
- Bài 1: Cấu tạo chung của máy phay CNC và công tác bảo quản, bảo dưỡng máy Mã bài : MĐ 38-1 Giới thiệu: Máy Phay CNC là máy công cụ được điều khiển nhờ sự trợ giúp của máy tính. Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo chung của máy và các bộ phận chính của máy phay CNC như trục chính, bàn máy, hệ thống dao... - Nhận dạng được đặc tính kỹ thuật của máy CNC và công tác bảo quản, bảo dưỡng máy. Nội dung chính: 1. Cấu tạo chung của máy phay CNC Phần điều khiển Phần chấp hành Chương trình điều khiển Phôi - Chuyển động Bàn phím - Vận tốc điều khiển Cơ cấu điều Máy cắt khiển kim loại - ĐK tay - Vị trí - ĐK tự động - Báo lỗi Tín hiệu Màn hình Chi tiết gia công 1.1. Phần điều khiển: Gồm chương trình điều khiển và các cơ cấu điều khiển. - Chương trình điều khiển: Là tập hợp các tín hiệu (gọi là lệnh – được trình bày kỹ ở chương II) để điều khiển máy, được mã hóa dưới dạng chữ cái, số và môt số ký hiệu khác như dấu cộng, trừ, dấu chấm, gạch nghiêng ... Chương trình này được ghi lên cơ cấu mang chương trình dưới dạng mã số (cụ thể là mã thập - nhị phân như băng đục lỗ, mã nhị phân như bộ nhớ của máy tính) - Các cơ cấu điều khiển: Nhận tín hiệu từ cơ cấu đọc chương trình, thực hiện các phép biến đổi cần thiết để có được tín hiệu phù hợp với điều kiện hoạt động của cơ cấu chấp hành, đồng thời kiểm tra sự hoạt động của chúng thông qua các tín hiệu được gửi về từ các cảm biến liên hệ ngược. Bao gồm các cơ cấu đọc, cơ cấu giải mã, cơ cấu chuyển đổi, bộ xử lý tín hiệu, cơ cấu nội suy, cơ cấu so sánh, cơ cấu khuyếch đại, cơ cấu đo hành trình, cơ cấu đo vận tốc, bộ nhớ và các thiết bị xuất nhập tín hiệu. Đây là thiết bị điện – điện tử rất phức tạp, đóng vai trò cốt yếu trong hệ thống điều khiển của máy NC. Việc tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của các thiết bị này đòi hỏi có kiến thức từ các giáo trình chuyên ngành khác, cho nên ở đây chỉ giới thiệu khái quát. -7-
- 1.2. Phần chấp hành: Gồm máy cắt kim loại và một số cơ cấu phục vụ vấn đề tự động hóa như các cơ cấu tay máy, ổ chứa dao, bôi trơn, tưới trơn, hút thổi phoi, cấp phôi ... Cũng như các loại máy cắt kim loại khác, đây là bộ phận trực tiếp tham gia cắt gọt kim loại để tạo hình chi tiết. Tùy theo khả năng công nghệ của loại máy mà có các bộ phận : Hộp tốc độ, hộp chạy dao, thân máy, sống trược, bàn máy, trục chính, ổ chứa dao, các tay máy ... Kết cấu từng bộ phận chính chủ yếu như máy vạn năng thông thường, nhưng có một vài khác biệt nhỏ để đảm bảo quá trình điều khiển tự động được ổn định, chính xác, năng suất và đặc biệt là mở rộng khả năng công nghệ của máy. - Hộp tốc độ: Phạm vi điều chỉnh tốc độ lớn, thường là truyền động vô cấp, trong đó sử dụng các ly hợp điện từ để thay đổi tốc độ được dễ dàng. - Hộp chạy dao: Có nguồn dẫn động riêng, thường là các động cơ bước. Trong xích truyền động, sử dụng các phương pháp khử khe hở của các bộ truyền như vít me – đai ốc bi... - Thân máy cứng vững, kết cấu hợp lý để dễ thải phoi, tưới trơn, dễ thay dao tự động. Nhiều máy có ổ chứa dao, tay máy thay dao tự động, có thiết bị tự động hiệu chỉnh khi dao bị mòn ... Trong các máy CNC có thể sử dụng các dạng điều khiển thích nghi khác nhau bảo đảm một hoặc nhiều thông số tối ưu như các thành phần lực cắt, nhiệt độ cắt, độ bóng bề mặt, chế độ cắt tối ưu, độ ồn, độ rung . 2. Các bộ phận chính của máy: Trung tâm gia công là máy phay CNC có hệ thống thay dao tự động. Trung tâm gia công có 2 loại trục đứng và trục ngang. Z X Y Hình 1.1:Trung tâm gia công trục đứng -8-
- Y X Z Hình 1.2:Trung tâm gia công trục ngang Trung tâm gia công có các bộ phận chính sau: 2.1. Trục chính: Trục chính giống như trục chính của máy phay CNC có phần côn ở đầu dùng để gá dao. 2.2. Ụ trục chính: ụ trục chính có đường trượt để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z. 2.3. Bàn máy: Bàn máy có công dụng để gá phôi. Bàn máy có thể di chuyển theo phương X và Y. 2.4. Thân máy: Thân máy có công dụng để đỡ các bộ phận của máy. 2.5. Bộ phận thay dao tự động: Bộ phận thay dao tự động có ổ tích dao và tay máy để thay dao tự động theo chương trình. 2.6. Một số dao gia công trên trung tâm gia công: a) Dao phay mặt phẳng: b) Dao phay ngón: -9-
- c) Mũi khoan: d) Dao khoét: e) Dao doa: f) Mũi khoan tâm: g) Dao vát mép: h) h.Mũi ta rô: 3. Đặc tính kỹ thuật của máy phay CNC: - Kết cấu máy chắc chắn - Bàn máy có thể điều khiển đồng thời 2 chuyển động tịnh tiến cùng 1 lúc. Nếu là máy nhiều trục thì bàn máy có thể tháo, lắp, bàn máy nghiêng ± 1200 và xoay 3600 và nó có thể điều khiển trực tiếp thông qua bộ điều khiển máy. - Bộ thay dao tự động nằm ngoài vỏ máy giải phóng thêm không gian làm việc trong khi vẫn mang lại sự linh hoạt lớn hơn khi sử dụng đồ gá lớn hoặc bàn chia độ. Bộ thay dao gồm 30 dao, cộng thêm với 1 dao trên trục chính với đặc điểm thay dao bằng cánh tay kép giúp thay dao nhanh hơn. Hệ thống thay dao cơ điện tử, thời gian thay dao trong khi làm việc nhanh, thông thường nhỏ hơn 15s. - 10 -
- - Cổng truyền dữ liệu RS232 thích hợp với chương trình trong phần mềm CIMCO - Độ chính xác lặp lại là 0.005, Điều khiển 3 trục x, y, z chuyển động đồng thời nên gia công được các chi tiết có bề mặt phức tạp. 4. Bảo quản, bảo dưỡng máy: - Cuối buổi thực tập phải đưa bàn máy theo phương X, Y về chính giữa máy , đưa trục Z về vị trí tham chiếu. - Thường xuyên kiểm tra dầu máy và các đồng hồ cảnh báo. - Có chế độ bảo dưỡng máy định kỳ. - Khi khởi động máy nếu có hiện tượng bất thường hay các dòng cảnh báo thì phải kiểm tra máy tìm rõ nguyên nhân sau đó mới vận hành. Câu hỏi ôn tập: 1. Trình bày cấu tạo chung của máy CNC ? 2. Trình bày các bộ phận chính của máy ? - 11 -
- Bài 2. Đặc điểm, đặc trưng của máy phay CNC Mã bài : MĐ 38-2 Giới thiệu: Đặc điểm máy Phay CNC là tọa độ của máy và chi tiết được xác định trong hệ thống. Mục tiêu: - Trình bày được hệ trục toạ độ và các qui ước để vận dụng vào xác định trục toạ độ trên máy phay đứng, máy phay ngang CNC - Nhận dạng đúng các điểm chuẩn và ý nghĩa của các điểm đó để vận dụng vào lập trình và vận hành máy Nội dung chính: 1. Hệ trục toạ độ và các qui ước Để xác định các vị trí của các bộ phận máy trong quá trình chuyển động, về nguyên tắc, ta cần phải gắn chúng vào những hệ trục toạ độ. Để thống nhất việc lập trình, người ta quy ước như sau: Dụng cụ cắt quay tròn và thực hiện chuyển động tiến, chi tiết đứng yên. Các chuyển động tịnh tiến được biểu diễn theo hệ trục toạ độ vuông góc X,Y,Z. Chiều của chúng được xác định theo quy tắc bàn tay phải, (theo quy tắc bàn tay phải: ngón tay cái là trục X, ngón tay chỏ là trục Y ngón tay giữa là trục Z) (Hình 2.1). +Z +Z +Y +Y B -X C +X +X A -Y -Z Hình 2.1: Hệ trục tọa độ theo qui tắc bàn tay phải. Quy tắc bàn tay phải: Trục Z trùng với trục chính của máy. Chiều dương của trục Z (+Z) là dao chạy ra xa bề mặt gia công, chiều âm (- Z ) là chiều dao ăn sâu vào vật liệu. Trục X là trục vuông góc với trục Z. Chiều dương của của trục (+X) là chiều dao dịch chuyển hướng từ tay trái sang tay phải, chiều âm (- X) là chiều ngược lại. - 12 -
- Trục Y là trục vuông góc với trục X và trục Z. Chiều dương của trục Y là chiều hướng từ cổ tay đến đầu ngón chỏ, chiều âm là chiều ngược lại. Ngoài ra ở những trung tâm gia công hiện đại có thể có thêm những trục sau: Trục A là trục quay quanh trục X. Trục B là trục quay quanh trục Y. Trục C là trục quay quanh trục Z. Z X Y Hình 2.2:Trung tâm gia công trục đứng Y X Z Hình 2.3:Trung tâm gia công trục ngang. Chú ý: Xác định chiều âm dương của dụng cụ cắt với quy ước là: Dụng cụ cắt quay tròn và thực hiện chuyển động tiến, chi tiết đứng yên. - 13 -
- Chi tiết gia công ụ trục chính +Z Bàn máy Chi tiết gia công Bàn máy Hình 2.4: Hệ trục toạ độ của trung tâm gia công trục đứng. Chi tiết gia công A ụ trục chính Bàn máy +Z Chi tiết gia công A Bàn máy Hình 2.5: Hệ trục toạ độ của trung tâm gia công trục ngang. - 14 -
- 2. Các điểm 0 (Zêrô) và điểm chuẩn: Để điều khiển dao chuyển động tịnh tiến để tạo ra biên dạng của chi tiết gia công, cần phải xác định chính xác toạ độ của từng điểm trên biên dạng của chi tiết gia công. Như vậy, sau khi đã xác lập các hệ trục tọa độ vấn đề tiếp theo là phải gắn hệ trục tọa độ đó vào điểm gốc “không” của phôi để so sánh với điểm gốc toạ độ của máy. a) Điểm gốc tọa độ của máy (điểm R): Điểm gốc tọa độ của máy là điểm chuẩn cố định do nhà chế tạo đã xác lập ngay từ khi thiết kế máy. Là điểm chuẩn để xác định vị trí các điểm gốc khác như gốc toạ độ của chi tiết W… Đối với trung tâm gia công điểm gốc R được chọn là vị trí cuối hành trình của trục X, trục Y, trục Z. Không gian làm việc ụ trục chính của máy theo trục X, Z Y, Z. Khoảng cách nhỏ nhất từ điểm cuối của trục Z đến mặt Điểm gốc toạ độ trên của bàn máy. của máy (R). Bàn máy Hình 2.6: Điểm gốc toạ độ của máy và không gian làm việc của máy. - 15 -
- b) Điểm gốc toạ độ của chi tiết (điểm W): X1;X2: Khoảng cách từ gốc máy đến gốc không của phôi thứ nhất và phôi thứ 2 theo trục X. Điểm gốc toạ độ Y của máy (R) Gốc “0” của phôi 3 X (G56) Gốc “0” của phôi 1 (G54) Gốc “0” của phôi 2 (G55) Y1;Y2: Khoảng cách từ gốc máy đến gốc Gốc “0” không của phôi thứ của phôi 4 nhất và phôi thứ 2 theo (G57) trục Y. Gốc “0” Gốc “0” của phôi 5 của phôi 6 Bàn máy (G58) (G59) Hình 2.7: Hệ thống gốc toạ độ của chi tiết từ G54 đến G59. Vị trí cuối của mặt Điểm gốc toạ độ phẳng đầu trục chính của máy (R) Gốc “0” Gốc “0” Gốc “0” của phôi 1 của phôi 2 của phôi 3 Bàn máy (G54) (G55) (G56) Hình 2.8: Hệ thống gốc toạ độ của chi tiết. - 16 -
- Trước khi lập trình, người lập trình phải chọn điểm gốc toạ độ “điểm 0” của chi tiết, để xuất phát từ điểm gốc này mà xác định toạ độ của các điểm trên biên dạng của chi tiết gia công. Tuỳ theo hình dáng cụ thể của chi tiết mà lựa chọn điểm gốc không của chi tiết cho phù hợp, tính toán dễ dàng. Trên bàn máy của trung tâm gia công có thể gá nhiều phôi tối đa là 6 phôi. Điểm gốc toạ độ của phôi thứ nhất được xác định bằng G54, Điểm gốc toạ độ của phôi thứ hai được xác định bằng G55 và đến phôi thứ 6 là G59. Giá trị toạ độ theo phương X,Y và Z của các phôi được khai báo trong bảng: WORK OFFSET MEMORY. Bảng khai báo gốc toạ độ của phôi: WORK OFFSET MEMORY X Y Z 1. G54 - 200. - 100. -150. 2. G55 - 300. - 200. -200. 3. G56 ........... .......... .......... 4. G57 ........... .......... .......... 5. G58 ........... .......... .......... 6. G59 ........... .......... .......... Câu hỏi ôn tập: 1. Máy CNC thường sử dụng những loại tọa độ nào ? 2. Điểm gốc tọa độ của chi tiết là gì. Điểm này cố định hay có thể tùy chỉnh theo người vận hành? - 17 -
- Bài 3. Trang bị đồ gá trên máy phay CNC Mã bài : MĐ 38-3 Giới thiệu: Đồ gá trên máy phay CNC không thể thiếu trong quá trình gia công, có rất nhiều đồ gá để gia công nhiều chi tiết có biên dạng khác nhau Mục tiêu: - Trình bày đầy đủ các loại đồ gá và phạm vi sử dụng để gá lắp chi tiết trên máy phay CNC - Gá lắp, điều chỉnh được đồ gá, êtô trên máy cho phù hợp với kích thước phôi Nội dung chính: 1. Đặc điểm của đồ gá sử dụng trên máy phay CNC: Một trong những đặc điểm chính của máy CNC là độ chính xác của nó rất cao. Đồ gá trên các máy đó ảnh hưởng rất lớn tới độ chính xác gia công bởi vì sai số chuẩn khi định vị chi tiết trên dồ gá là một trong nhưng thành phần của sai số tổng cộng. Đồ gá trên máy Phay CNC phải đảm bảo dộ chính xác gá đặt cao hơn các đồ gá trên máy vạn năng thông thường. Để đảm bảo dộ chính xác gá đặt thì phải chọn chuẩn sao cho sai số chuẩn bằng 0, sai số kẹp chặt phải có giá trị nhỏ nhất, điểm đặt của của lực kẹp phải tránh gây biến dạng cho chi tiết gia công. Các máy Phay CNC có độ cứng vững rất cao, do đó đò gá trên các máy đó không được làm giảm độ cứng vững của hệ thống công nghệ khi sử dụng máy với công suất tối đa. Điều đó có nghĩa là đồ gá trên máy Phay CNC phải có độ cứng vững cao hơn các đồ gá thông thường khác. Vì vậy, đồ gá trên máy Phay CNC phải được chế tạo từ thép hợp kim với phương pháp tôi bề mặt. Khi gia công trên máy Phay CNC, các dịch chuyển của máy và dao được bắt đầu từ gốc tọa độ, do đó trong nhiều trường hợp đồ gá phải đảm bảo sự định hướng hoàn toàn của chi tiết gia công, có nghĩa là phải hạn chế tất cả các bậc tự do. Điều đó cũng có nghĩa là pahir hạn chế tất cả các bậc tự do khi định vị đồ gá trên máy (phải định hướng đồ gá theo cà hai phương X và phương Y cùa bàn máy). Trên các máy Phay CNC người ta cố gắng gia công được nhiều bề mặt chi tiết với một lần gá đặt, do đó các cơ cấu định vị và kẹp chặt của đồ gá không được ảnh hưởng đến dụng cụ cắt khi chuyển bề mặt dụng cụ gia công. Phương pháp kẹp chặt có hiệu quả nhất là kẹp chặt ở bề mặt đối diện với bề mặt định vị. Chi tiết gia công trên máy Phay CNC có ảnh hưởng đến kết cấu của đồ gá, do đó nó đảm bảo được những yêu cầu sau đây: + Chi tiết gia công phải có những bề mặt chuẩn tốt đảm bảo độ chính xác và độ ổn định gá đặt, dồng thời chi tiết phải có bề mặt thuận tiện cho việc kẹp chặt, không gây biến dạng chi tiết. + Để không phải dùng đồ gá phụ thì chi tiết không nên có những bề mặt nghiêng và góc nghiêng. + Để đảm bảo độc chính xác gá đặt cao, chi tiết cần phải được định vị 3 bề mặt. Trong trường hợp này có thể dùng các bề mặt đã qua gia công trên các máy vạn năng để định vị. + Nếu chi tiết gia công không cho phép định vị theo 3 bề mặt thì định vị theo một bề mặt và hai lỗ, khoảng cách các lỗ phải xa nhau và có độ bóng cấp 7. 2. Các loại đồ gá - 18 -
- 2.1. Êtô: Thường dùng gá kẹp những chi tiết đơn giản mang tính chất chuyên dùng, thường gá những chi tiết dạng khối, hộp… 2.2. Đòn kẹp: Dùng để kẹp trực tiếp các chi tiết lớn hoặc các chi tiết có hình dáng phức tạp. 2.3. Gá kẹp chi tiết bằng hàm kẹp: Dùng trong sản xuất hàng loạt. Ưu điểm: Đơn giản, tháo lắp nhanh, đạt độ chính xác cao. 2.4. Gá kẹp chi tiết trên khối V: Gá kẹp những chi tiết dạng tròn. - 19 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn