intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công nghệ CAD/CAM (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:42

11
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công nghệ CAD/CAM (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên mô tả được những đặc trưng của hệ thống CAD/CAM-CNC; trình bày được các phương pháp vẽ các đối tượng cơ bản (đoạn thẳng, đường tròn, ellipse, đa giác …), các phương pháp phối hợp các đối tượng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hổ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ CAD/CAM (Nghề: Cơ điện tử - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  2. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Công nghệ CAD/CAM được biên soạn dựa theo chương trình đào tạo đã xây dựng và ban hành năm 2021 của trường Cao đẳng nghề Cần Thơ dành cho nghề Cơ điện tử hệ Cao đẳng. Giáo trình được biên soạn theo các nguyên tắc: Tính định hướng thị trường lao động; Tính hệ thống và khoa học; Hướng tới liên thông; Tính hiện đại và sát thực với sản xuất. Tổ biên soạn xin chân thành cảm ơn Công ty Cơ khí điện máy Cần Thơ, Công ty Cơ khí Thế Dân đã cộng tác, tạo điều kiện giúp đỡ trong việc biên soạn giáo trình. Trong quá trình thực hiện, tổ biên soạn đã nhận được nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn, khoa học và trách nhiệm của nhiều chuyên gia, biên soạn giáo trình dựa trên năng lực thực hiện, tuy nhiên không tránh được những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp để giáo trình được hoàn thiện hơn, đáp ứng được yêu cầu thực tế sản xuất của các doanh nghiệp hiện tại và trong tương lai. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tham gia biên soạn 1.Chủ biên: Võ Thanh Giang 2.Huỳnh Chí Linh 2
  3. MỤC LỤC Trang TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................2 MỤC LỤC.....................................................................................................................3 BÀI 1: THIẾT KẾ HÌNH HỌC 2D...............................................................................6 1. Khởi động MasterCAM.............................................................................................6 2. Màn hình MasterCAM...............................................................................................6 3. Point và thanh công cụ của point...............................................................................8 4. Line và thanh công cụ của line...................................................................................9 5. Cung tròn và thanh công cụ của cung tròn...............................................................11 6. Rectangle và thanh công cụ của rectangle................................................................13 7. Letter và thanh công cụ của Letter...........................................................................14 8. Ellipse và thanh công cụ của ellipse........................................................................15 9. Polygon và thanh công cụ Polygon..........................................................................15 10. Fillet và thanh công cụ của Fillet...........................................................................16 11. Chamfer và thanh công cụ của chamfer.................................................................17 12. Thực hành..............................................................................................................19 BÀI 2: ĐƯỜNG CHẠY DAO 2D...............................................................................23 1.Vạt mặt - Lathe Face.................................................................................................23 2. Tiện thô - Lathe Rough............................................................................................24 3. Tiện tinh - Lathe Finish............................................................................................28 4. Tiện rãnh - Lathe Groove.........................................................................................28 5. Khoan - Drill...........................................................................................................30 6. Tiện Ren - Lathe Thread..........................................................................................32 7. Cắt đứt-Lathe Cutoff................................................................................................34 8. Mô phỏng gia công..................................................................................................36 9. Thực hành................................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................42 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN 3
  4. Tên mô đun: CÔNG NGHỆ CAD/CAM Mã mô đun: MĐ 36 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò mô đun: - Vị trí: Là mô đun được học sau khi sinh viên đã học xong các mô đun Kỹ thuật gia công cơ khí, Autocad, Tiện CNC. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò mô đun: Mô đun Công nghệ CAD/CAM được dùng để đào tạo nghề cho công nhân chất lượng cao nhằm cung cấp nguồn nhân lực cho sản xuất trong tương lai. Mô đun trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về điều khiển số, thiết kế và gia công chi tiết bằng phần mềm CAD/CAM. Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: - Mô tả được những đặc trưng của hệ thống CAD/CAM-CNC - Trình bày được các phương pháp vẽ các đối tượng cơ bản (đoạn thẳng, đường tròn, ellipse, đa giác …), các phương pháp phối hợp các đối tượng lại tạo thành bản vẽ chi tiết máy, các công cụ hổ trợ cho phép hiệu chỉnh bản vẽ với độ chính xác cao. - Trình bày được trình tự gia công tiện tự động trong Mastercam Kỹ năng: - Thiết kế được các chi tiết gia công tiện CNC. - Tạo đường chạy dao và biên dịch chương trình gia công chi tiết bằng Mastercam. - Kiểm tra, sửa lỗi và chạy mô phỏng chương trình gia công tự động. Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Tích cực trong học tập, tìm hiểu thêm trong quá trình thực tập xưởng. - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung mô đun: Thời gian (giờ) Thực Số Tên các bài trong mô đun Lý hành, thí TT Tổng Kiểm thuyế nghiệm, số tra t thảo luận, bài tập 1 Bài 1: Thiết kế hình học 2D 18 5 12 1 1.Khởi động MasterCAM 0.25 0.25 2.Màn hình MasterCAM 0.25 0.25 3.Point và thanh công cụ của point 0.5 0.5 4.Line và thanh công cụ của line 0.5 0.5 5.Cung tròn và thanh công cụ của cung 0.5 0.5 6.Rectangle và thanh công cụ của 0.5 0.5 rectangle 7.Letter và thanh công cụ của Letter 0.5 0.5 8.Ellipse và thanh công cụ của ellipse 0.5 0.5 4
  5. 9.Polygon và thanh công cụ Polygon 0.5 0.5 10. Fillet và thanh công cụ của Fillet 0.5 0.5 11.Chamfer và thanh công cụ của 0.5 0.5 chamfer 12.Thực hành 12 12 Kiểm tra 1 1 2 Bài 2: Tạo đường chạy dao 2D 27 10 16 1 1.Vạt mặt - Lathe Face 1 1 2.Tiện thô - Lathe Rough 2 2 3.Tiện tinh - Lathe Finish 1 1 4.Tiện rãnh - Lathe Groove 1 1 5.Khoan - Drill 1 1 6.Tiện Ren - Lathe Thread 2 2 7.Cắt đứt-Lathe Cutoff 1 1 8.Mô phỏng gia công 1 1 9.Thực hành 16 16 Kiểm tra 1 1 Cộng 45 15 28 2 5
  6. BÀI 1: THIẾT KẾ HÌNH HỌC 2D Mã bài học: MĐ 36-01 Giới thiệu: - Các chi tiết gia công cần phải được định nghĩa trong chương trình CAD/CAM. Những file hình học được dùng trong chương trình CAM để tạo ra các đường chạy dao thực hiện quá trình gia công. - Các bản vẽ 2D có thể thực hiện nhanh, chính xác trên Mastercam. Mục tiêu: - Trình bày được chức năng các lệnh vẽ 2D - Thiết kế được đối tượng hình học 2D - Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: 1. Khởi động MasterCAM Có hai cách khởi động một chương trình MasterCAM X trong môi trường Window 9x và NT, XP: Cách 1: Nếu bạn đã tạo một biểu tượng - shortcut trên màn hình, Double Click vào đó, xem hình. Cách 2: Trên thanh taskbar, Click vào nút Start\ All Programs\ MasterCAM X \ MasterCAM X Hình 1.1: Màn hình Mastercam 2. Màn hình MasterCAM Sau khi vào MasterCAM, hệ thống sẽ hiển thị màn hình làm việc của MasterCAM với 4 phân vùng chính sau: vùng màn hình đồ hoạ, vùng thanh công cụ, vùng menu màn hình và vùng trạng thái làm việc của chương trình. 6
  7. Vùng đồ hoạ: Đây là vùng làm việc, nơi các mô hình hình học số của đối tượng được thiết lập hoặc được gọi ra và chỉnh sửa. Vùng các thanh công cụ (Toolbar): Thanh công cụ là một hàng các nút nằm ngang phía trên cùng của màn hình. Mỗi nút này có một icon hoặc con số để nhận biết. Ngoài ra nếu cần một mô tả rõ hơn về một nút nào đó, chỉ cần di trỏ chuột đến nút đó, bạn sẽ được cung cấp một menu đổ xuống mô tả rõ hơn về nút đó. Muốn thực hiện lệnh tương ứng với nút nào đó (Icon Command), chỉ cần click vào nút đó là yêu cầu được thực hiện. Hình 1.2: Giao diện Mastercam Vùng Menu: Vùng này nằm ở bên trên của màn hình, chứa menu bar. Menu bar được sử dụng để chọn các chức năng của MasterCAM, ví dụ: Creat, modify, toolpaths... Còn menu thuộc tính nằm ở phía dưới của màn hình được sử dụng để thay đổi các thông số hệ thống của chương trình, ví dụ: Độ sâu Z, màu sắc… là những chức năng thường xuyên được người sử dung thay đổi. Tất cả các lệnh dùng trong MasterCAM đều có thể chọn từ vùng Menu. 7
  8. Thành phần menu: -Analyze: Hiển thị toạ độ và thông tin cơ sở dữ liệu của đối tượng được lựa chọn ví dụ như điểm, đoạn thẳng, cung tròn, bề mặt… hoặc kích thước lên màn hình. Điều này thuận tiện cho việc nhận dạng các đối tượng đã được tạo ra trước đó, ví dụ: xác định góc của một đoạn thẳng đang tồn tại, hay là bán kính của một vòng tròn xác định. -Create: Tạo ra một đối tượng hình học. Các đối tượng hình học bao gồm đoạn thẳng, cung, đường tròn, hình chữ nhật. -File: Các thao tác xử lý với file như save, open, save as, Export directory (truyền dữ liệu đi), hoặc Import directory (nhận dữ liệu đến). -Edit: Chỉnh sửa đối tượng hình học trên màn hình, gồm các lệnh fillet, trim, break và join. -Xform: Thay đổi những đối tượng hình học đã tạo bằng các lệnh Mirror, rotate, scale và offset -Screen: Vẽ hoặc in bản vẽ, quan sát các hình vẽ, chỉ ra số lượng các đối tượng hình vẽ, phóng to, thu nhỏ, thay đổi khung nhìn và định dạng cấu hình hệ thống. -Solids: Thiết lập mô hình hình học số của đối tượng theo phương pháp dựng hình của môi trường Solid Modeling -Toolpaths: Tạo ra các đường chạy dao sử dụng theo các chức năng khoan, đường contour và pocket. -View: Lệnh phóng to thu nhỏ theo các kiểu Zoom window, Zoom target, Zoom in/out. -Machine type: Chọn các kiểu dạng chạy dao Mill, Lathe, Router, Design. Vùng trạng thái: Tại đây, một hoặc hai dòng văn bản ở dưới cùng của màn hình sẽ mô tả hoạt động của các lệnh. Đây là nơi bạn nhận được các lời nhắc của chương trình. Phải quan sát vùng này cẩn thận, có thể nó sẽ yêu cầu bạn phải nhập các thông số từ bàn phím. Chọn một Menu lệnh: Trong MasterCAM có hai cách chọn một menu lệnh từ vùng Menu: Di chuyển chuột vào vùng menu, khi hộp menu cần chọn sáng lên thì nhấp chuột để kích hoạt lệnh. Bấm phím tương ứng với kí tự được gạch dưới của dòng lệnh trên menu màn hình. 3. Point và thanh công cụ của point Lệnh Point cho phép đánh dấu một điểm trên bản vẽ (dấu ‘+’), Các điểm đó có thể là điểm tham khảo cho các mô hình khác khi cần Chọn Create > Point. Từ đó bạn có thể nhìn thấy bảng chọn lựa tiếp theo cho menu lệnh của Point. 3.1. Create > Point > Position hoặc nhấp chọn biểu tượng Dùng lệnh position để tạo ra các điểm trên màn hình, có 10 tuỳ chọn sau đó để bạn chọn lựa Value (ZYZ) Nhập toạ độ Origin Chọn điểm gốc Arc Center Chọn điểm là tâm của đường tròn, cung tròn Endpoint Chọn điểm cuối của đối tượng vẽ đơn giản Intersec Chọn điểm giao của 2 đối tượng 8
  9. Midpoint Chọn điểm giữa của đối tượng Point Chọn điểm đã tồn tại Quadrant Chọn điểm tại góc phần tư của đường tròn Nearest Chọn điểm nằm trên đối tượng được chọn Relative Chọn điểm có vị trí tương đối so với điểm khác Hình 1.3: Menu chọn điểm 3.2. Create > Point > Dynamic hoặc nhấp chọn biểu tượng Tạo ra các điểm trên đối tượng bằng cách sử dụng chuột hoặc điểm chia Thủ tục: -Chọn đối tượng như line, circle hoặc spline. -Dịch chuyển trên đối tượng và chọn bằng cách nhấn phím trái chuột ( kết thúc nhấn Esc) hoặc chọn đối tượng và sau đó khi biết hướng dịch chuyển thì ta nhập khoảng cách và lượng offset từ điểm đầu đến điểm cần xác định Chú ý: Bạn có thể dùng lệnh này để tạo ra các điểm trên đối tượng tại bất kỳ vị trí nào 4. Line và thanh công cụ của line Lệnh Line là lệnh vẽ 1 đường thẳng trên màn hình. Những Line đó có thể là đường thẳng đứng, nằm ngang hoặc bất kỳ một sự định hướng nào. Nó có thể dùng để xây dựng mô hình hình học thể hiện trong hình dưới đây Hình 1.4: Vẽ đoạn thẳng Chọn Create > Line từ thanh menu bar bạn sẽ thấy menu tiếp theo 9
  10. Hình 1.5: Menu của Line Trong menu này có 5 lựa chọn: -Endpoint Tạo ra 1 line bằng cách chỉ ra 2 điểm -Closest Tạo ra 1 line nó đóng các đối tương kế tiếp -Bisect Tạo ra 1 line chia đôi góc tạo bởi 2 đường thẳng giao nhau -Perpendicular Tạo ra 1 line tiếp xúc với các cung hoặc đường thẳng -Parallel Tạo ra 1 line song song với 1 đường cho trước 4.1. Create > Line > Endpoints hoặc nhấp chọn biểu tượng Tạo một đường thẳng bằng các lựa chọn tiếp theo ( đường thẳng theo tọa độ, đường thẳng theo độ dài và góc, đường liên kết, đường thẳng đứng, đường nằm ngang, đường tiếp xúc với các đối tượng ). Trong menu này còn có các lựa chọn: Value (ZYZ) hoặc pick chuột Tạo ra 1 line bằng cách nhập tọa độ Multi Line Tạo ra 1 đường thẳng liên tiếp Polar Tạo ra 1 line bắng cách nhập độ dài và góc Vertical Tạo ra 1 line thẳng đứng Horizontal Tạo ra 1 line nằm ngang Tangent Tạo ra 1 line tiếp xúc với 2 cung tròn 4.2. Create > Line > Closest hoặc nhấp chọn biểu tượng Tạo ra 1 line nó đóng các đối tượng kế tiếp ( ở các vị trí để đóng kín 2 đối tượng gần nhau nhất). Thủ tục: Tạo ra 2 đối tượng cần đóng kín kích chọn tiếp sau đó chọn 2 đối tượng vừa tạo ra 10
  11. Hình 1.6: Vẽ đoạn thẳng với Closest 4.3. Create > Line > Bisect hoặc nhấp chọn biểu tượng Tạo ra 1 line chia đôi góc tạo bởi 2 đường thẳng giao nhau Thủ tục: Tạo ra 2 đường thẳng, kích chọn tiếp sau đó chọn 2 đối tượng vừa tạo ra và nhập độ dài đường thẳng cần tạo ra , từ đó sẽ xuất hiện 4 đoạn thẳng được tạo ra từ 4 góc khác nhau của 2 đường thẳng, ta kích chọn đường thẳng cần giữ lại Hình 1.7: Vẽ đoạn thẳng với Bisect 5. Cung tròn và thanh công cụ của cung tròn Trong MasterCAM các cung tròn và đường tròn được tạo ra bằng cách sử dụng một số tuỳ chọn. Select Create > Arc từ menu chính bạn sẽ tìm ra được thanh công cụ của cung. -Circle Edge Point: Tạo ra đường tròn khi biết 2 điểm và bán kính -Circle Center Point: Tạo ra đường tròn khi biết tâm và các thông số khác -Arc Polar: Tạo ra 1 cung tròn bằng cách sử dụng hệ toạ độ cực -Arc Polar Endpoints: Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm đầu, bán kính và góc chắn cung -Arc Endpoint: Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm đầu và đường kính hoặc bán kính -Arc 3 Points: Tạo ra 1 cung tròn khi biết 3 điểm -Arc Tangent: Tạo ra 1 cung tròn tiếp xúc với các đối tượng khác 11
  12. Hình 1.8: Menu vẽ cung tròn 5.1. Create > Arc > Arc Polar hoặc kích chọn biểu tượng Tạo ra 1 cung tròn bằng cách sử dụng hệ toạ độ cực. Trong MasterCAM có 3 tuỳ chọn, đây là các giải thích về các thủ tục như sau: Tạo ra 1 cung tròn bằng cách đưa ra tâm, bán kính, cung bắt đầu và cung kết thúc. Các cung đó được nhập vào từ bàn phím Thủ tục: Nhập toạ độ tâm: 0.0 Nhập bán kính: 1.5 Nhập góc bắt đầu: 30 Nhập góc kết thúc: 280 Tạo ra 1 cung tròn bằng cách đưa ra tâm, bán kính, cung bắt đầu và cung kết thúc. Các cung đó được nhập vào bằng pick chuột Hình 1.9: Vẽ cung tròn theo tọa độ cực Thủ tục: Nhập toạ độ tâm : pick P1 Nhập bán kính (def val): 1.5 Nhập góc bắt đầu (def val): pick P2 Nhập góc kết thúc (def val): pick P3 Tạo ra 1 cung tròn tiếp xúc với 1 cung tròn bằng cách đưa ra tâm, đối tượng tiếp xúc, cung bắt đầu, cung kết thúc. Thủ tục: 12
  13. Tạo ra 1 cung tròn (chính là đối tượng cần tiếp xúc) Nhập góc bắt đầu: 30 Kích chọn sau đó chọn cung tròn cần tiếp xúc Nhập toạ độ tâm của cung cần tạo: pick P1 Nhập góc kết thúc Chú ý: Có thể thay đổi chiều quay của cung tròn bằng cách kích chuột vào chọn chiều phù hợp 5.2. Create > Arc > Arc Endpoints hoặc chọn biểu tượng Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm và bán kính. Trong trường hợp này có 4 cung tròn được tạo ra ta phải chọn cung tròn cần thiết bằng cách pick chuột vào cung tròn cần thiết Thủ tục: Nhập toạ độ điểm đầu tiên: pick P1 Nhập toạ độ điểm thứ 2: pick P2 Nhập bán kính cung tròn: 30.0 Chọn 1 cung tròn: pick P3 Chú ý: có 4 cung tròn bạn có thể chọn do đó bạn phải pick chuột vào đúng cung tròn bạn cần chọn Hình 1.10: Cung tròn với điểm đầu, điểm cuối Tạo ra 1 cung tròn khi biết 2 điểm và tiếp xúc với 1 đối tượng khác. Thủ tục: Tạo 1 đối tượng cần tiếp xúc: như cung tròn, đường thẳng Nhập toạ độ điểm đầu tiên: pick P1 Nhập toạ độ điểm thứ 2: pick P2 Kích chọn và chọn đối tượng cần tiếp xúc 6. Rectangle và thanh công cụ của rectangle Create > Rectangle Hoặc chọn biểu tượng Trong MasterCAM, có các tùy chọn sau để tạo ra một hình chữ nhật. Polar: Tạo 1 hình chữ nhật khi biết tọa độ 2 góc hoặc chiều dài và chiều rộng 13
  14. Anchor to Center: Create một hình chữ nhật khi đưa toạ độ tâm, chiều dài và chiều rộng Center surface: Một lệnh thay đổi tuỳ chọn để tạo 1 mặt phẳng có dạng hình chữ nhật bằng cách đưa ra tọa độ 2 góc của hình chữ nhật, các đường thẳng được tạo ra qua hình chữ nhật đó. 6.1. Create > Rectangle > Center (Kích chọn ) Create một hình chữ nhật khi đưa toạ độ tâm, chiều dài và chiều rộng Thủ tục: Nhập vào toạ độ tâm : Pick P1 Nhập vào chiều rộng Nhập vào chiều dài Hình 1.11: Hình chữ nhật với Anchor to center 6.2. Create > Rectangle > Center surface (Kích chọn ) Thủ tục: Nhập vào toạ độ góc dưới cùng bên trái : Pick P1 Nhập vào toạ độ góc trên cùng bên phải : Pick P2 Chú ý: Tọa độ điểm P2 được tính theo tọa độ tương đối so với điểm P1 7. Letter và thanh công cụ của Letter Mô hình chữ cái có thể sử dụng hiệu quả trong việc cắt những chữ cái trên tấm. Lệnh letter được gọi như sau Create > Letters hoặc chọn biểu tượng Trong Letters bao gồm các lựa chọn sau: TrueType(R): Sử dụng phông chữ Windows và chuyển chúng thành mô hình hình học Drafting: Tạo ra mô hình từ bản phông chữ MasterCAM hiện hành Create > Letters > True type (R) Tạo ra mô hình từ phông chữ tiêu chuẩn, quan sát cửa sổ hiện ra sau đây về phông tiêu chuẩn. Chọn font và font style, bỏ qua font size và chọn OK. -Nhập chữ vào ô letters: MasterCAM -Nhập chiều cao chữ vào ô Parameters height: 2.0 -Chọn hướng cho phông chữ trong bảng Alignment Chú ý: Hệ thống sẽ đưa ra bốn tuỳ chọn thể hiện phông chữ Horizontal: Viết chữ theo hàng ngang Vertical: Viết chữ theo hàng dọc Top of arc: Viết chữ trên đỉnh của một cung Bottom of arc: Viết chữ nằm phía dưới của một cung. 14
  15. Hình 1.12: Tạo chữ -Nhập khoảng cách các chữ vào ô Parameters spacing: 2.0 -Nhập vào toạ độ của tâm cung: Pick P1 -Nhập bán kính cung vào ô Arc Radius: 4.0 8. Ellipse và thanh công cụ của ellipse Create > Ellipse hoặc pick chọn Radius A : dựng bán kính trục X của ellipse Radius B : dựng bán kính trục Y của ellipse Start angle : Dựng góc bắt đầu của góc. End angle : Dựng góc kết thúc Rot angle : Dựng góc quay về hướng của trục X Center Point : Dựng tâm của ellipse Surface : Chọn đối tượng theo mặt Base point : Dịch chuyển ellipse sau khi nhập tọa độ điểm tâm (với gốc dịch chuyển là điểm tâm của ellipse). MasterCAMX sẽ biểu diễn ellipse khi bạn nhập xong điểm tâm của ellipse Chú ý: Tất cả các góc được đo bằng độ, hướng ngược chiều kim đồng hồ Thủ tục: ví dụ 1 Thủ tục: ví dụ 2 Điều chỉnh ellipse với chỉ định sẵn Điều chỉnh ellipse với chỉ định sẵn A (bán kính trục X) = 30.0 A (bán kính trục X) = 30.0 B (bán kính trục Y) = 15 B (bán kính trục Y) = 15 Góc bắt đầu = 30 Góc bắt đầu = 0 Góc kết thúc = 300 Góc kết thúc = 300 Góc quay = 0 Góc quay = 15 Chọn Center Point Chọn Center Point Nhập điểm tâm: Pick P1 Nhập điểm tâm: Pick P1 Hình 1.13: Vẽ Ellipse 9. Polygon và thanh công cụ Polygon Menu polygon được gọi như sau: 15
  16. Create > Polygon hoặc pick chọn No. side Đặt số cạnh của đa giác Radius Bán kính đường tròn ngoại tiếp hay nội tiếp của đa giác Đường tròn nội tiếp đa giác Đường tròn ngoại tiếp đa giác Bán kính của góc lượn giữa 2 cạnh của đa giác Góc xoay của trục X Chọn đối tượng theo mặt Dựng tâm của ellipse Chú ý: Góc bắt đầu được đo bằng độ hướng ngược chiều kim đồng hồ Thủ tục: ví dụ 1 Thủ tục: ví dụ 2 Hiệu chỉnh đa giác số 1 Hiệu chỉnh đa giác số 2 với những chỉ định sẵn với những chỉ định sẵn Số cạnh của đa giác = 5 Số cạnh của đa giác = 5 Bán kính của đa giác = 1.0 Bán kính của đa giác = 1.0 Đo bán kính tới góc Corner Đo bán kính tới góc Flat Chọn tâm (Center Point) Chọn tâm (Center Point) Nhập toạ độ tâm Pick P1 Nhập toạ độ tâm Pick P1 Hình 1.14: Vẽ đa giác 10. Fillet và thanh công cụ của Fillet 10.1. Create > Fillet > Fillet Entities hoặc chọn biểu tượng Tạo ra 1 đường lượn giữa 2 đối tượng: đường thẳng, đường tròn … Thủ tục: Tạo ra 2 đường thẳng Chọn và thay đổi tham số đường lượn (bán kính, góc và tuỳ chọn cắt xén) nếu cần thiết. Trong đó bao gồm: : Tạo ra 1 góc lượn nhỏ hơn 1800 : Tạo ra góc lượn phía trong lớn hơn 1800 : Tạo ra góc lượn là đường tròn 16
  17. : Tạo ra góc lựon phía ngoài lớn hơn 1800 Trim : Cắt bỏ phần thừa ở góc lượn của 2 đối tượng No Trim : Giữ lại phần thừa ở góc lượn của 2 đối tượng : Nhập bán kính góc lượn Hình 1.15: Bo tròn góc Chọn đối tượng đầu tiên: Pick P1 Chọn đối tượng thứ hai: Pick P2 10.2. Crearte > Fillet > Fillet Chains hoặc chọn biểu tượng Tạo nhiều đường lượn trên các đối tượng phụ thuộc lẫn nhau trên 1 lần dùng lệnh Thủ tục: Tạo ra các line bằng cách sử dụng lệnh Create > Line > Multi Chọn và thay đổi tham số đường lượn (bán kính, góc và tuỳ chọn cắt xén) như đã nêu ở trên, nếu cần thiết. Chọn Chain Chọn đối tượng đầu tiên: Pick P1 Chọn OK Hình 1.16: Bo tròn góc cho chains 11. Chamfer và thanh công cụ của chamfer Menu rectangle tiếp theo là Create > Chamfer. Hình 1.17: Menu vát cạnh góc 17
  18. Lệnh này được dùng khi tạo ra góc vát giữa hai đường thẳng không trùng nhau với các khoảng vát đã được đưa ra. Có một tuỳ chọn trong lệnh này đó là lệnh thay đổi độ dài vát 11.1. Create > Chamfer > Chamfer Entities hoặc chọn biểu tượng Tạo ra 1 góc vát giữa 2 đối tượng: đường thẳng Thủ tục: Tạo ra một hình chữ nhật Chọn và thay đổi tham số góc vát (độ dài, góc và tuỳ chọn cắt vát) nếu cần thiết. Trong đó bao gồm: : khoảng cách vát thứ nhất (khi sử dụng 1Distance) : khoảng cách vát thứ 2 (khi sử dụng 2 distance và Width) : góc của đường vát (khi sử dụng distance/Angle) : đường vát tạo bởi 2 khoảng cách vát có độ dài bằng nhau : đường vát tạo bởi 2 khoảng cách vát có độ dài khác nhau : đường vát tạo bởi khoảng cách vát thứ nhất và góc vát : đường vát được xác định khi biết độ dài của đường vát Hình 1.18: Vát cạnh góc 11.2. Create > Chamfer > Chamfer Chains hoặc chọn biểu tượng Tạo nhiều góc vát trên các đối tượng phụ thuộc lẫn nhau trên 1 lần dùng lệnh Thủ tục: Tạo ra các line bằng cách sử dụng lệnh Create > Line > Multi Chọn và thay đổi tham số góc vát (độ dài, góc và tuỳ chọn cắt vát) nếu cần thiết. Chọn Chain Chọn đối tượng đầu tiên: Pick P1 Chọn OK Nhập giá trị và các thông số liên quan đến góc vát 18
  19. Hình 1.19: Vát cạnh góc cho chains 12. Thực hành Tạo mô Hình 2D, lưu file BAITAP1 vào ổ đĩa D Bước 1: Tạo đường tròn R10, cung tròn R30 đồng tâm Bước 2: Tạo đoạn thẳng dài 20, tiếp xúc R30 Bước 3: Tạo đoạn thẳng dài 30, góc 00 Bước 4: Tạo đoạn thẳng dài 102, góc -900 Bước 5: Tạo đoạn thẳng dài 22,5, góc 00 Bước 6: Tạo đoạn thẳng dài 100, góc 1250 Bước 7: Tạo đoạn thẳng từ tâm đường tròn R30, dài 120, góc -900 Bước 8: Wireframe, Modify, Offset Entity, Offset đoạn thẳng dài 120 sang phải 15 Bước 9: Wireframe, Modify, Trim to Entities, tạo giao điểm đoạn thẳng Offset và đoạn thẳng nghiêng 1250 Bước 10: Tạo đoạn thẳng dài 30 Bước 11: Transform, Mirror, tạo đối xứng các đoạn thẳng Bước 12: Tạo đường tròn có tọa độ tâm (X-32,Y-47), (X32, Y-47) Bước 13: Tạo đường tâm Bước 14: Ghi kích thước Bước 15: Lưu file vào ổ đĩa D Hình 1.20 Trọng tâm cần chú ý trong bài -Gốc tọa độ chi tiết, sao cho xác định kích thước dễ dàng -Sử dụng lệnh Translate, Mirror,… để tạo hình nhanh, chính xác -Biên dạng chi tiết không trùng nhau. 19
  20. Bài tập mở rộng và nâng cao Tạo bản vẽ chi tiết như hình sau: Bài 1: Bài 2: Bài 3: 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
15=>0