intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

GIÁO TRÌNH : CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU MỠ THỰC PHẨM part 8

Chia sẻ: Sadfaf Asfsggs | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

284
lượt xem
101
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

5.2. CHIẾT PHÂN ĐOẠN VÀ ĐÔNG HÓA DẦU (FRACTIONATIONWINTERIZATION) 5.2.1. Giới thiệu Chiết phân đoạn là quá trình biến đổi đầu tiên được nghiên cứu, áp dụng từ năm 1869 do Hippolyte Méges-Mouries. Đây là cơ sở nền tảng cho quá trình chế biến margarine. Dầu và mỡ nhờ quá trình chiết phân đoạn có thể tạo nên hai nhóm sản phẩm riêng biệt: phần rắn có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, thường được gọi là “stearin” và phần lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp, hay còn gọi là “olein”. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: GIÁO TRÌNH : CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU MỠ THỰC PHẨM part 8

  1. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc 5.2. CHIẾT PHÂN ĐOẠN VÀ ĐÔNG HÓA DẦU (FRACTIONATION- WINTERIZATION) 5.2.1. Giới thiệu Chiết phân đoạn là quá trình biến đổi đầu tiên được nghiên cứu, áp dụng từ năm 1869 do Hippolyte Méges-Mouries. Đây là cơ sở nền tảng cho quá trình chế biến margarine. Dầu và mỡ nhờ quá trình chiết phân đoạn có thể tạo nên hai nhóm sản phẩm riêng biệt: phần rắn có nhiệt độ nóng chảy cao hơn, thường được gọi là “stearin” và phần lỏng có nhiệt độ nóng chảy thấp, hay còn gọi là “olein”. Quá trình này có thể làm cải thiện tính chất chất lượng dầu nhờ vào việc tách loại stearin, gia tăng lượng triglycerid không bão hòa. Chính tác động này giúp dầu có chất lượng cao hơn, điển hình trong việc chế biến dầu trộn salad hay phối trộn với các loại dầu khác. Một ứng dụng khác của quá trình này còn nhằm tạo ra dầu có sự thay đổi thành phần hẹp hơn và độ nóng chảy cao, thích hợp cho quá trình chế biến chocolate và các sản phẩm kẹo. Đông hóa là quá trình kết tinh phân đoạn đặc biệt, được sử dụng để di chuyển những phần rắn nhỏ không mong muốn hiện diện trong dầu. Các phần tử rắn này là nguyên nhân chủ yếu tạo nên các đám mây, làm dầu bị vẩn đục khi ở nhiệt độ lạnh; điều này làm giảm giá trị cảm quan của dầu, tạo cảm giác dầu bị hư hỏng hay chứa độc chất. Những hợp chất này có thể là sáp, các triglycerid có độ nóng chảy cao hay dầu bị polymer hóa trong quá trình tinh luyện. Chính vì vậy, quá trình đông hóa bằng cách đưa dầu về nhiệt độ thấp trong một thời gian nhất định, giúp các phần tử rắn này liên kết với nhau thành khối, dễ dàng tách ra dầu được áp dụng. Đặc biệt, trong quá trình chế biến dầu bông, đông hóa là một giai đoạn không thể bỏ qua. Từ thời xa xưa, người ta đã biết ứng dụng tiến trình này bằng cách chứa dầu bông trong các thùng gỗ, đặt ngoài trời khi mùa đông; phần dầu lỏng được tách gạn ra khỏi phần rắn đã được kết tinh. Một số quan điểm cho rằng, đông hóa dầu thật sự không phải là một quá trình biến đổi đặc tính dầu mỡ, tuy nhiên nó là một trong những tiến trình không thể thiếu trong quá trình tinh luyện dầu, còn được gọi là khâu tách sáp (chương 4). Thực sự, trong một số loại dầu nhất định, tách sáp luôn được sử dụng trong suốt tiến trình tinh luyện dầu cùng với thủy hóa hay trung hòa. 5.2.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình chiết phân đoạn Dầu và mỡ không phải là hợp chất đồng nhất hóa học mà là hỗn hợp của các triglycerid khác nhau; tùy thuộc vào cấu tạo của acid béo tạo thành mà mỗi triglycerid có điểm nóng chảy riêng. Chính vì lý do này, mỗi loại dầu mỡ không có một điểm nóng chảy cố định mà thường có khoảng nóng chảy theo thành phần của nó. Quá trình chiết tách dầu dựa trên đặc điểm này để phân tách các triglycerid có điểm nóng chảy khác nhau. Giản đồ pha cho quá trình phân tách hỗn hợp hai cấu tử (hai pha rắn - lỏng), sử dụng trong phân tách dầu được cho ở hình 5.2. 74
  2. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc Nhiệt độ % thành phần Hình 5.2. Giản đồ pha của quá trình phân tách hỗn hợp hai cấu tử rắn - lỏng Theo sơ đồ này, đầu tiên làm lạnh hỗn hợp AB có chứa thành phần d ở trạng thái lỏng đến nhiệt độ T1, kết quả phân tách hỗn hợp này thành 2 pha lỏng a1 và pha rắn b1. Ở pha rắn b1, cả B và A đều hiện diện. Khi hạ nhiêt độ tiếp tục đến điểm T2, pha rắn b1 tiếp tục bị phân tách thành 2 phần lỏng a2 và rắn b2. Hợp chất tinh khiết B có thể thu được từ pha rắn này, trong khi đó điểm eutectic d có thể thu được từ pha lỏng. 5.2.3. Kỹ thuật chiết phân đoạn Quá trình chiết phân đoạn gồm 4 bước cơ bản: - Giảm độ hòa tan của các triglycerid có mức độ bão hòa cao hơn nhờ quá trình làm lạnh. - Tạo mầm kết tinh cho những hợp chất quá bão hòa và xúc tiến việc phát triển tinh thể. - Duy trì sự phát triển tinh thể với nhiệt độ/thời gian thích hợp và khuấy trộn. Nhiệt tạo thành cho quá trình kết tinh được di chuyển nhờ vào quá trình làm lạnh. - Phân tách phần kết tinh ra khỏi pha lỏng bằng phương pháp cơ học. Tùy thuộc vào tính chất nguyên liệu và mục đích sử dụng mà các quá trình phân tách khác nhau được sử dụng. Các phương pháp tách phân đoạn chủ yếu được áp dụng: 75
  3. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc - Tách phân đoạn khô: mục đích tạo ra những tinh thể kích thước lớn. - Tách phân đoạn Lanza (do Fratelli Lanza phát minh năm 1905): sử dụng chất tẩy rửa làm dung môi phân tách. Trường hợp này có thể phân tách nhiều tinh thể có kích thước nhỏ hơn và thời gian phân tách ngắn; tuy nhiên một lượng lớn olein sẽ còn lẫn trong sản phẩm. - Tách phân đoạn ẩm nhờ vào sử dụng dung môi: dựa trên khả năng hòa tan khác nhau thay vì dựa vào sự khác nhau về độ nóng chảy của hai pha rắn - lỏng hiện diện trong dầu. Việc chọn lựa kỹ thuật phân tách có ảnh hưởng rất lớn đến sản phẩm cuối. Thí dụ như khi phân tách dầu cọ: hàm lượng rắn thu được khác nhau tùy thuộc vào nhiệt độ và phương pháp sử dụng (hình 5.3). % rắ n A: Tách phân đoạn Lanza B: Tách PĐ khô/làm lạnh chậm C: Tách PĐ khô/làm lạnh nhanh Olein Dầu cọ dầu cọ Nhiệt độ oC Hình 5.3. Hàm lượng rắn của stearin dầu cọ thu được theo các phương pháp phân tách khác nhau 5.2.4. Điều kiện thực hiện - Xác định điểm tới hạn của quá trình phân tách: phụ thuộc vào việc điều khiển quá trình làm lạnh. Quá trình này chịu ảnh hưởng trưc tiếp của quá trình kết tinh được chọn lựa và hiệu quả quá trình phân tách. - Một số loại mỡ kết tinh dễ dàng, trong khi đó một số loại cần thời gian dài hơn, phụ thuộc vào thành phần chất béo và đặc tính tự nhiên của triglycerid hiện diện. - Sự phân bố tinh thể và sự hình thành kích thước tinh thể phụ thuộc vào phương pháp làm lạnh và quá trình khuấy trộn. Tốc độ kết tinh phụ thuộc vào thiết kế của thiết bị kết tinh. - Kết tinh là một phản ứng tỏa nhiệt; chính vì vậy, hiệu quả kết tinh phụ thuộc rất lớn vào sự di chuyển ẩn nhiệt tạo thành. 76
  4. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc Chính vì vậy, sự khuấy trộn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình kết tinh: - Tránh sự quá nhiệt cục bộ ở một số vị trí; - Đảm bảo quá trình truyền nhiệt đồng đều; - Đảm bảo đủ nguyên liệu chuyển thành tinh thể trong suốt tiến trình ở tất cả các vị trí. Quá trình chiết phân đoạn đạt yêu cầu được xác định dựa trên tỷ lệ giữa hiệu suất phân tách olein trên thực tế và hiệu suất tính toán theo lý thuyết; tỷ lệ này còn được gọi là yếu tố phân tách. Trên thực tế, quá trình chiết tách dầu không đòi hỏi dầu phải xử lý hoàn toàn tinh khiết trước đó. Phụ thuộc vào mục đích sử dụng cuối, dầu có thể chiết phân đoạn ở dạng dầu thô, bán tinh luyện (semi-refined) hay tinh luyện hoàn toàn. Tuy nhiên, một số thành phần còn hiện diện trong dầu với lượng nhỏ có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình kết tinh: diglycerid là chất nhũ hóa, làm tăng liên kết giữa phần thân dầu và nước trong dầu, gây cản trở (làm chậm) quá trình kết tinh và phân tách giữa hai pha rắn và pha lỏng; ngược lại, hợp chất sáp có tác dụng gia tốc sự hình thành tinh thể, kết quả tạo nên cấu trúc, hình dạng tinh thể không mong muốn, làm trở ngại quá trình lọc. Sự hiện diện của các chất rắn không tinh khiết, nước, xà phòng, protein, phospholipid và các sản phẩm dạng nhầy khác cũng có thể cản trở và kéo dài quá trình hình thành tinh thể cũng như trong suốt quá trình lọc. Trong trường hợp này, dầu cần tinh luyện trước khi đưa qua phân tách. 5.2.5. Sản phẩm- Khả năng ứng dụng Quá trình chiết phân đoạn được áp dụng chủ yếu cho chất béo sữa, dầu cọ hay mỡ heo; đặc biệt là dầu cọ. Nguyên nhân chủ yếu là do thành phần dầu cọ gồm 2 phần chủ yếu với số lượng tương đương: triglycerid của acid béo bão hòa (stearin) và triglycerid của acid béo không bão hòa (olein), do đó dễ dàng phân tách thành 2 phần lỏng – rắn riêng biệt nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy. Sau quá trình phân tách, phần lỏng (olein) được sử dụng chủ yếu làm dầu nấu nướng (cooking oil), dầu salad; phần rắn (stearin) có thể ứng dụng trong công nghệ chế biến margarine, shorteing hay các sản phẩm mỡ đặc biệt. Tùy thuộc vào yêu cầu sản phẩm cuối, các đường hướng phân tách khác nhau được áp dụng. Bên cạnh dầu cọ, dầu đậu nành với đặc điểm chứa hàm lượng lớn triglycerid của acid béo đa nối đôi cũng được tiến hành chiết phân đoạn nhằm ngăn cản quá trình oxy hóa dầu. Nhờ quá trình chiết phân đoạn, các triglycride có nhiệt độ nóng chảy cao được tách loại, phần dầu nành sau phân tách được sử dụng trong chế biến dầu salad và dầu chiên. 77
  5. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc 5.3. QUÁ TRÌNH HYDRO HÓA DẦU (HYDROGENATION) 5.3.1. Giới thiệu Quá trình hydro hoá có xúc tác được Sabatier (Toulouse) phát minh vào năm 1897. Việc hydro hóa dầu dựa trên theo phản ứng cộng H2 vào nối đôi của các acid chưa no chứa trong dầu với sự xúc tác của Niken và nhiệt độ. Việc hydro hoá dầu nhằm 2 mục đích chính: giúp dầu có thể kéo dài thời gian tồn trữ và tạo điều kiện cho quá trình chế biến các sản phẩm khác. - Mục đích bảo quản: Dầu lỏng sau khi hydro hoá sẽ giảm tỉ lệ acid béo chưa no chứa nhiều nối đôi trong thành phần dầu, giảm khả năng oxy hoá của oxy không khí. Do đó dầu sau khi đã hydro hoá sẽ ổn định hơn, bảo quản dễ hơn và thời gian bảo quản kéo dài hơn. - Mục đích sử dụng: Dựa vào sự thay đổi đặc tính vật lý của dầu nhờ quá trình hydro hóa. Dầu lỏng sau khi hydro hoá sẽ trở nên rắn hơn và có nhiệt độ tan chảy cao hơn; được sử dụng trong ngành công nghiệp bánh kẹo, sản xuất margarine….Tùy theo mục đích sử dụng, dầu sau khi hydro hoá đạt đến nhiệt độ nóng chảy nhất định. 5.3.2. Cơ sở lý thuyết của qua trình hydro hoá dầu Quá trình hydro hóa dầu trên thực tế là một biến đổi phức tạp. Phản ứng hydro hoá dầu có thể biểu diễn cách tổng quát: C CH xt + H2 C CH T0, Ni Việc tìm hiểu cơ sở lý thuyết của quá trình hydro hóa này đặc biệt có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu rõ các bước xảy ra trong tiến trình, nhằm ngăn cản các phản ứng phụ xảy ra theo đường hướng không mong muốn. Các bước chủ yếu trong quá trình hydro hóa dầu được tổng hợp ở hình 5.4 78
  6. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc Hình 5.4. Cơ chế phản ứng hydrogen hóa 79
  7. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc Trong quá trình hydro hóa sẽ xảy ra sự cạnh tranh ở các vị trí hoạt động của chất xúc tác bởi các acid béo bão hóa khác nhau, quá trình biến đổi này đựơc gọi là “chuyển hóa chọn lọc”. Nếu lượng hydro sử dụng thừa, quá trình hydro hóa các acid béo trong dầu xảy ra theo trình tự: → → → Acid Linolenic Acid Linoleic Acid Oleic Acid Stearic Quá trình hydro hóa các hợp chất trien (acid linolenic), dien (acid linoleic) xảy ra theo hai đường hướng chủ yếu: tạo đồng phân vị trí và đồng phân hình học (đồng phân cis, trans). Tiến trình này đỏi hỏi phải quan tâm và kiển soát nghiêm ngặt do ảnh hưởng của các sản phẩm tạo thành đến giá trị dinh dưỡng và tính chất vật lý của dầu. Ngoài ra, việc tạo ra sản phẩm có cấu hình trans- (hydro hóa một nấc tạo acid linolenic hay 2 nấc tạo acid oleic) là điều không mong muốn: cấu hình trans- không có giá trị sinh học, là nguyên nhân gây nên bệnh tim mạch (tính chất tương tự acid béo bão hòa), thêm vào đó, nó có nhiệt độ nóng chảy cao hơn khi so sánh với cấu hình cis-. Dầu hydro hoá còn gọi là dầu cứng sản xuất từ các dầu thực vật thể lỏng hoặc các mỡ động vật biển như cá voi, báo biển…có khi còn dùng mỡ gia súc để sản xuất. Tùy thuộc vào mức độ hydro hoá mà người ta thu được các loại dầu có điểm đông đặc khác nhau, thông thường có các loại chủ yếu như: 380C, 450C, 520C, 600C và loại hydro hoá đến cùng. Những loại dầu hydro hoá có chất lượng tốt thường dùng thay mỡ động vật trong sản xuất bơ nhân tạo, chế biến bánh kẹo… Dầu sau khi hydro hoá xong được đưa qua thiết bị ép lọc để loại Niken và các tạp chất khác, thường dùng thiết bị ép lọc để sử dụng. Hàm lượng Niken còn lại trong dầu < 0,1 mg/kg. Hoá chất sử dụng trong quá trình hydro hoá dầu: (i) Khí H2: Được điện phân nước với sự hiện diện của dung dịch KOH 28%. (ii) Niken: Đã được hoạt hoá và được bọc bằng dầu thực vật hydro hoá đến điểm nóng chảy cao để chóng ẩm. Khi cho vào thiết bị, dầu rắn tan ra phóng thích Niken kim loại. Niken có hoạt tính cao sẽ xúc tác cho phản ứng hydro hoá dầu. 5.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hydro hóa dầu Quá trình hydro hóa dầu và mỡ ảnh hưởng bởi các tham số chủ yếu: nhiệt độ, thời gian, áp suất hydro hóa, chất xúc tác và nồng độ cơ chất. Các yếu tố này có ảnh hưởng tương hỗ lẫn nhau. Sự chọn lọc điều kiện hydro hóa thích hợp là quá trình phức tạp, đòi hỏi phải có cơ sở lý thuyết và số liệu thực nghiệm, nhằm xác định thông số phù hợp cho từng loại nguyên liệu. (i) Ảnh hưởng của thời gian hydro hóa: Thời gian hydro hóa có ảnh hưởng chủ yếu đến quá trình hóa rắn của sản phẩm; việc thay đổi thời gian là nguyên nhân tạo ra các 80
  8. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc sản phẩm có mức hóa rắn khác nhau (hình 5.5). Ngoài ra, sự khác biệt về thời gian cũng là nguyên nhân giúp quá trình phân tách các thành phần acid béo triệt để hơn (hình 5.6). Hình 5.5. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng đến quá trình hydro hóa dầu đậu nành % acid béo Thời gian phản ứng, phút Hình 5.6. Ảnh hưởng cùa thời gian phản ứng đến thành phần acid béo của dầu đậu nành hydro hóa (ii) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Tương tự các phản ứng hóa học khác, quá trình hydro hóa phụ thuộc chủ yếu vào nhiệt độ: tốc độ phản ứng gia tăng tỷ lệ với sự gia tăng nhiệt độ. Ngoài ra, nhiệt độ phản ứng tăng còn là nguyên nhân làm tăng khả năng hòa tan của hydrogen và giảm độ nhớt của dầu, giúp cải thiện quá trình truyền khối: các phần tử acid béo không no dễ dàng liên kết với hydro làm tăng nhanh tốc độ phản ứng. 81
  9. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc (iii) Ảnh hưởng của điều kiện áp suất: Theo lý thuyết, tác động của áp suất đến tốc độ phản ứng hóa học chiếm ưu thế hơn so với ảnh hưởng của nhiệt độ. Khi tăng nhiệt độ gấp đôi, khả năng hòa tan của cơ chất phản ứng tăng 20%; trong khi đó, sự gia tăng áp suất gấp đôi làm tăng khả năng hòa tan của cơ chất đến 60%. Tuy nhiên, ngược lại với lý thuyết, việc cải thiện khả năng hòa tan của hydro trong thực tế không là yếu tố ưu thế nhất làm tăng nhanh tốc độ phản ứng. Ở áp suất thấp, tốc độ phản ứng tăng 2,5 lần khi nhiệt độ gia tăng 50%; nhưng không có kết quả chứng minh sự gia tăng tốc độ phản ứng ở điều kiện áp suất cao và nhiệt độ thấp. Điều này cho thấy, không có sự tương quan giữa độ linh động của hydro và tốc độ phản ứng ở mọi trường hợp. (iv) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Nồng độ chất xúc tác cũng là một trong những tham số ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hydro hóa dầu. Tuy nhiên, việc xác định nồng độ tối ưu của chất xúc tác chịu tác động của nhiều tham số phản ứng khác: nhiệt độ, áp suất và đặc biệt là tốc độ khuấy trộn (hình 5.7). Hình 5.7. Sự thay đổi tốc độ phản ứng khi hydro hóa dầu đậu nành ở tốc độ khuấy trộn và nồng độ chất xúc tác khác nhau 5.4. QUÁ TRÌNH ESTER HÓA NỘI PHÂN TỬ (INTERESTERIFICATION) Ester hóa nội phân tử là quá trình thứ ba được sử dụng nhằm biến đổi đặc tính của dầu mỡ. Các kiến thức nền tảng của quá trình này được biết đến từ đầu thế kỷ 20. Dưới tác dụng của chất xúc tác thích hợp, các acid béo được phân bố lại trong thành phần triglycerid. Chất béo sau quá trình biến đổi này có sự khác biệt về tính chất vật lý và cả đặc tính chức năng. Tính chất của dầu và mỡ được thay đổi theo 2 bước: phân tách thành các thành phần riêng lẻ trong thời gian ngắn và sắp xếp lại theo một trật tự mới. Quá trình ester hóa nội phân tử có thể được phân loại giữa quá trình chiết phân đoạn (tác động vật lý) và quá trình hóa rắn (hydro hóa - dựa trên nguyên lý hóa học). 82
  10. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc Lý thuyết chung về quá trình ester hóa nội phân tử của dầu và mỡ được biểu thị ở hình 5.8. Nhìn chung, quá trình ester hóa nội phân tử bao gồm một số phản ứng, trong đó có sự trao đổi gốc acyl: - giữa ester và acid: thủy phân acid (acidolysis) - giữa ester và rượu: thủy phân rượu (alcoholysis) - giữa các ester với nhau: ester hóa nội phân tử trong chiều hướng hẹp hay ester hóa theo cấu hình trans (transesterification). Đặc biệt, quá trình thủy phân acid và thủy phân rượu có ý nghĩa quan trọng trong quá trình sản xuất mono- và diglycerid. Hình 5.8. Các biến đổi của quá trình ester hóa nội phân tử Quá trình ester hóa nội phân tử xảy ra rất chậm; để thúc đẩy tốc độ phản ứng, cần thiết phải gia nhiệt đến nhiệt độ trên 300oC. Tuy nhiên, đây là điều không thể thực hiện do các triglycerid bị phân hủy ở giá trị nhiệt độ này. Chính vì vậy, việc sử dụng chất xúc tác có khả năng tạo anion mạnh, tấn công vào nguyên tử C của nhóm carbonyl được đề nghị. Các chất xúc tác được sử dụng chủ yếu cho phản ứng ester hóa này là sodium (Na), sodium hydroxyt (NaOH) và sodium alcoholate (NaOC2H5). Cơ chế phản ứng ester hóa nội phân tử được tổng hợp ở hình 5.9. Ester hóa nội phân tử được ứng dụng trực tiếp với dầu mỡ có nguồn gốc tự nhiên hay dầu mỡ đã hydro hóa hay chiết phân đoạn. Quá trình ester hóa được sử dụng nhằm 4 mục đích chính: - Thay đổi nhiệt độ nóng chảy của dầu, 83
  11. Công nghệ chế biến dầu mỡ thực phẩm Trần Thanh Trúc - Cải thiện khả năng tương thích của triglycerid khác nhau ở trạng thái rắn, - Cải thiện tính mềm dẻo của phần rắn do thay đổi khả năng kết tinh, kết tinh lại của dầu, - Kết hợp các tính chất của hỗn hợp dầu khi phối trộn dầu và mỡ. Việc xác định điểm dừng của quá trình ester hóa phụ thuộc vào mục đích sử dụng sản phẩm cuối. Hình 5.9. Cơ chế phản ứng ester hóa nội phân tử 84
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2