intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Công nghệ khí nén - thủy lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:54

12
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Công nghệ khí nén - thủy lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Các khái niệm, yêu cầu hệ thống truyền động khí nén và thủy lực Giải thích đầy đủ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén và thủy lực; vẽ sơ đồ mạch khí nén và thủy lực. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Công nghệ khí nén - thủy lực (Nghề: Công nghệ ô tô - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Gia Lai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIA LAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: CÔNG NGHỆ KHÍ NÉN- THỦY LỰC NGÀNH/NGHỀ: CÔNG NGHỆ Ô TÔ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số 943 /QĐ-TCĐGL ngày25 tháng 10 năm 2022 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Gia Lai Gia Lai, năm 2023 0
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trong quá trình đào tạo để bắt kịp với các kiến thức thực tế và phù hợp với chương trình đào tạo các giảng viên khoa Động lực – Máy nông nghiệp Trường Cao đẳng Gia Lai đã biên soạn giáo trình này để phục vụ cho việc giảng dạy, nghiên cứu và học tập môn học công nghệ khí nén- thủy lực ngành công nghệ ô tô. Để hoàn thành giáo trình các nội dung nhóm biên soạn đã chắt lọc các nội dung từ giáo trình trước đó của Trường kết hợp với bổ sung thêm các nội dung mới từ các nguồn tài liệu và kiến thức thực tế trong các đợt tiếp xúc với các cơ sở bảo dưỡng sữa chữa xe ô tô trên địa bàn. Giáo trình có các nội dung phù hợp với tiến độ đào tạo chường trình môn học kỹ thuật khí nén- thủy lực ngoài ra có thể sử dụng giáo trình trong việc giảng dạy các môn học và mô đun có liên quan đến cấu tạo các hệ thống, chi tiết trên ô tô. Với các hình ảnh minh hoạ và cấu trúc của giáo trình bao gồm các phần giới thiệu khái quát đến phần cấu tạo, hoạt hi vọng mang lại các kiến thức cần thiết và dễ hiểu cho người sử dụng. Lời cảm ơn của các cơ quan liên quan, các đơn vị và cá nhân đã tham gia. …............, ngày…..........tháng…........... năm 202… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên : Đinh Quốc Dương 2
  4. MỤC LỤC TRANG TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN:.. .........................................................................................1 LỜI GIỚI THIỆU:.. ........................................................................................................2 BÀI 1: TỔNG QUANTRUYỀN ĐỘNG BẰNG KHÍ NÉN ....................................................... 7 1. Khái niệm, yêu cầu và các thông số của khí nén ......................................................................... 7 1.1. Khái niệm, yêu cầu ................................................................................................................. 7 1.2. Các thông số của khí nén........................................................................................................ 8 2.Cấu trúc của hệ thống truyền động bằng khí nén......................................................................... 9 2.1. Cấu trúc của hệ thống điều khiển khí nén ................................................................9 2.2. Hệ thống kí hiệu tiêu chuẩn cho các phần tử và mạch điều khiển ....................... 10 3. Nhận dạng các bộ phận của hệ thống truyền động bằng khí nén ............................. 11 3.1. Cơ cấu chấp hành .................................................................................................. 11 3.2. Cơ cấu chỉnh áp .............................................................................................................12 BÀI 2 : CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG KHÍ NÉN .................................................................................................................................................... 17 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại................................................................................................... 17 1.1. Nhiệm vụ: ............................................................................................................... 17 1. 2. Yêu cầu: ................................................................................................................ 17 1. 3. Phân loại: ............................................................................................................... 18 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén .................... 18 2.1. Sơ đồ cấu tạo ......................................................................................................................... 18 2.2. Nguyên lý hoạt động ............................................................................................. 20 3. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận trên hệ thống truyền động khí nén ....21 3.1. Máy nén khí ..........................................................................................................................21 3.2. Xy lanh khí nén ....................................................................................................................25 4. Xác định làm việc của một số bộ phận trên hệ thống truyền động khí nén ............................26 BÀI 3: TỔNG QUAN VỀ TRUYỀN ĐỘNG BẰNG THỦY LỰC..........................................27 1. Khái niệm, yêu cầu và các thông số của chất lỏng ....................................................................27 1.1. Khái niệm, yêu cầu .............................................................................................................27 1.2. Các thông số của chất lỏng ................................................................................................29 2. Cấu trúc của hệ thống truyền động bằng thủy lực ....................................................................31 2.1. Hệ thống điều khiển ...........................................................................................................31 3
  5. 2.2. Sơ đồ cấu trúc hệ thống điều bằng thủy lực .....................................................................31 3. Nhận dạng các bộ phận của hệ thống truyền động bằng thủy lực ...........................................31 BÀI 4 : CẤU TẠO HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG THỦY LỰC ...............................33 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại ..................................................................................................33 1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu ..............................................................................................................33 1.2. Phân loại ..............................................................................................................................34 2. Các quy luật truyền động bằng thủy lực. ...................................................................................34 2.1. Áp suất thủy tĩnh.................................................................................................................34 2.2. Sự truyền năng lượng. ........................................................................................................35 2.3. Truyền áp suất: ................................................................................................... 36 3. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng thủy lực....................36 3. 1. Sơ đồ cấu tạo. .....................................................................................................................36 3.2. Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện - thủy lực ................................................................ 38 3.3. Sơ đổ cấu tạo và nguyên tắc hoạt động hệ thống truyền động thuỷ động. .......... 39 3.4. Sơ đồ câu tạo và nguyên tắc hoạt động hệ thông truyền động thuỷ tĩnh. ........... 39 3.5. Truyền động thuỷ tĩnh có chuyển động tịnh tiến: ............................................... 40 3.6. Truyền động thuỷ tĩnh có chuyển động quay. ..................................................... 41 4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ trên hệ thống truyền động thủy lực 41 4.1 Bơm thủy lực .......................................................................................................................41 4.2. Xy lanh thủy lực .................................................................................................................45 4.3. Van phân phối. ....................................................................................................................47 5. Xác định làm việc của một số bộ phận trên hệ thống truyền động thủy lực ...........................48 4
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: CÔNG NGHỆ KHÍ NÉN- THỦY LỰC Mã số của môn học: MH 25 Vị trí, tính chất của môn học: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau các môn học/ mô đun sau: MĐ 07, MH 08, MH 09, MĐ 10, MH 11, MH 12, MH13, MH 14 - Tính chất: Mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: Trình bày được đầy đủ các khái niệm, yêu cầu hệ thống truyền động khí nén và thủy lực Giải thích đầy đủ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén và thủy lực Vẽ sơ đồ mạch khí nén và thủy lực - Về kỹ năng: Nhận dạng cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị truyền động bằng khí nén và thủy lực Lắp đặt và vận hành hệ thống truyền động bằng khí nén và thủy lực Vận hành hệ thống truyền động khí nén sau khi lắp đặt - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tuân thủ đúng quy định, quy phạm về lĩnh vực thủy lực và khí nén Rèn luyện tác phong làm việc nghiêm túc, tỉ mỉ. - Nội dung môn học: Thời gian (giờ) Số Tên chương mục Lý Thực Kiểm tra TT Tổng số thuyết hành (LT;TH) 5
  7. Bài tập Bài 1 – Khái quát hệ thống truyền động bằng 4 3 1 0 1 khí nén Bài 2 – Cấu tạo và hoạt động của hệ thống 2 10 7 2 1 truyền động bằng khí nén Bài 3 - Tổng quan về truyền động bằng thủy 5 3 2 0 3 lực Bài 4 - Cấu tạo hệ thống truyền động bằng 10 7 2 1 4 thủy lực 5 Kiểm tra kết thúc môn học 1 1 Tổng cộng 6
  8. BÀI 1: TỔNG QUANTRUYỀN ĐỘNG BẰNG KHÍ NÉN Mục tiêu: - Về kiến thức: + Phát biểu đúng các khái niệm, yêu cầu và các thông số của truyền động bằng khí nén + Giải thích được sơ đồ cấu trúc của hệ thống truyền động bằng khí nén - Về kỹ năng: + Nhận dạng được các bộ phận của hệ thống truyền động bằng khí nén - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm về an toàn lao động, về các hoạt động dịch vụ cơ bản và tổ chức nơi làm việc hợp lý trong lĩnh vực khí nén. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên. 1. Khái niệm, yêu cầu và các thông số của khí nén 1.1. Khái niệm, yêu cầu Khí nén là các chất khí có áp suất cao hơn hoặc thấp hơn áp suất môi trường được dùng làm môi chất trung gian để truyền năng lượng (cơ năng). Thông thường không khí được sử dụng nhiều nhất trong các hệ thống khí nén. Các khái niệm cơ bản được dùng trong hệ thống khí nén bao gồm: - Bộ nguồn: là bộ phận cung cấp khí nén cho các bộ phận khác trong hệ thống. Thông thường bộ nguồn gồm có một động cơ điện và một máy nén khí. - Đường ống dẫn: là các ống kim loại hoặc phi kim loại chịu được áp suất cao dùng để truyền dẫn dòng khí từ bộ nguồn đến các bộ phận khác. - Van khoá: là bộ phận dùng để đóng ngắt dòng khí trên các đường ống dẫn. - Van một chiều: là bộ phận chỉ cho dòng khí chạy qua theo một chiều nhất định. - Van tiết lưu: là bộ phận dùng để thay đổi lưu lượng dòng khí ở các đường ống dẫn. - Van an toàn: là bộ phận dùng để xả bớt khí nén trong hệ thống khi áp suất vượt quá mức cho phép. - Buồng chứa: là bộ phận cất giữ khí nén từ bộ nguồn khi chưa được sử dụng. - Bầu áp lực, xi lanh lực: là bộ phận biến đổi áp suất khí nén thành lực (tạo chuyển động tịnh tiến). 7
  9. - Cơ cấu tỷ lệ: là bộ phận khi nhận tín hiệu vào sẽ cho một tín hiệu ra sai khác theo một tỷ lệ cho trước. - Động cơ khí nén: là bộ phận biến đổi áp suất khí nén thành mô men (tạo chuyển động quay). Yêu cầu đối với khí nén là: - Sạch: trong khí nén không có bụi. - Khô: trong khí nén không có hơi nước. - Bảo đảm một áp suât nhất định và giữ giá trị ổn định. - Không tự cháy nổ. 1.2. Các thông số của khí nén 1.2.1 Ap suất: Đơn vị cơ bản của áp suất theo hệ SI là Pascal (Pa). 1 Pascal là áp suất phân bố đều lên bề mặt có diện tích 1m2 với lực tác động vuông góc lên bề mặt đó là 1 Newton (N). 1 Pascal (Pa) = 1 N/m2. Trong thực tế người ta dùng đơn vị bội số của Pascal là Megapascal (MPa). 1 Mpa = 106 Pa. Ngoài ra còn dùng đơn vị bar, với 1 bar = 105 Pa. 1.2.2. Lực Đơn vị của lực là Newton (N). 1 Newton (N) là lực tác động lên đối trọng có khối lượng 1 kg với gia tốc 1 m/s2. 1.2.3. Công Đơn vị của công là Joule (J). 1 Joule (J) là công sinh ra dưới tác động của lực 1 N để vật thể dịch chuyển quảng đường 1 m. 1 J = 1 Nm. 1.2.4. Công suất: Đơn vị của công suất là Watt. 1Watt (W) là công suất, trong thời gian 1 giây sinh ra năng lượng 1 Joule. 1 W = 1 J/s = 1 Nm/s. 1.2.5. Độ nhớt động 8
  10. Độ nhớt động không có vai trò quan trọng trong hệ thống điều khiển bằng khí nén. Đơn vị của độ nhớt động là m2/s. 1 m2/s là độ nhớt động của một chất lỏng có độ nhớt động lực 1 Pa.s và khối lượng riêng 1 kg/m3 . 2.Cấu trúc của hệ thống truyền động bằng khí nén 2.1. Cấu trúc của hệ thống điều khiển khí nén Hình 1.1. Cấu trúc của hệ thống điều khiển khí nén theo tiêu chuẩn DIN - Cơ cấu chấp hành: cơ cấu này có nhiệm vụ thay đổi trạng thái của đối tượng điều khiển , đó là đại lượng ra của mạch điều khiển. Ví dụ: xy lanh, động cơ, bộ biến đổi áp lực. - Phần tử điều khiển: phần tử này có nhiệm vụ điều khiển dòng năng lượng (lưu lượng) theo yêu cầu, thay đổi trạng thái của cơ cấu chấp hành. Ví dụ: van đảo chiều, ly hợp… - Phần tử xử lý tín hiệu: phần tử này có nhiệm vụ xử lý tín hiệu nhận vào theo một quy tắc logic xác định, làm thay đổi trạng thái của phầniều tử điều khiển. ví dụ : van logic AND, OR, van tiết lưu.. - Phần tử tạo tín hiệu: Phần tử này là phần tử đầu tiên của mạch điều khiển có nhiệm vụ nhận những giá trị của đại lượng vật lý như đại lượng vào. Ví dụ: van đảo 9
  11. chiều, công tắc, nút nhấn, công tắc hành trình, các cảm biến. 2.2. Hệ thống kí hiệu tiêu chuẩn cho các phần tử và mạch điều khiển Người ta có thể biểu diễn một hệ thống điều khiển khí nén theo hai tiêu chuẩn: Biểu diễn bằng kí tự và biểu diễn bằng số. - Biểu diễn bằng kí tự: A,B,C… Các cửa nối với đường công tác P Cửa nối với nguồn năng lượng R,S,T,… Các cửa nối với đường thoát Z,Y,X,… Các cửa nối với mạch điều khiển - Biểu diễn bằng số (theo ISO 5599): 2,4,6,… Các cửa nối với đường công tác 1 Cửa nối với nguồn năng lượng 3,5,7,… Các cửa nối với đường thoát 12,14,16,… Các cửa nối với mạch điều khiển Tổng hợp lại ta thấy mối liên hệ giữa các cách biểu diễn: Hai hệ thống ký hiệu biểu diễn trên sơ đồ hoàn toàn tương đương nhau. Trên sơ đồ có thể dung cách biểu diễn bằng chữ hoặc bằng số hoặc cả hai. ISO 5599 Biểu diễn ký tự 2,4,6,… A,B,C… 1 P 3,5,7,… R,S,T,… 12,14,16,… Z,Y,X,… 10
  12. 3. Nhận dạng các bộ phận của hệ thống truyền động bằng khí nén 3.1. Cơ cấu chấp hành Một số xilanh, động cơ khí nén thường gặp Hình 1.2. Kí hiệu xi lanh và động cơ khí nén 3.2. Cơ cấu chỉnh áp: Cơ cấu chỉnh áp dùng để điều chỉnh áp suất, có thể cố định hoặc tăng hoặc giảm trị số áp suất trong hệ thống truyền động khí nén – thủy lực. Cơ cấu chỉnh áp có các loại phần tử sau: - Van an toàn: có nhiệm vụ giữ áp suất lớn nhất mà hệ thống có thể tải. - Van tràn: nguyên tắc hoạt động của van tràn tương tự như van an toàn. Chỉ khác ở chổ khi áp suất cửa P đạt đến giá trị xác định, thì cửa P nối với cửa A, nối với hệ thống điều khiển - Rơle áp suất: 11
  13. Rơle áp suất thường dùng trong hệ thống khí nén – thủy lực của các máy tự động và bán tự động. Phần tử này được dùng như là một cơ cấu phòng quá tải, tức là có nhiệm vụ đóng hoặc mở các công tắc điện, khi áp suất trong hệ thống vượt quá giới hạn nhất định và do đó làm ngưng hoạt động của hệ thống. Vì đặc điểm đó nên phạm vi sử dụng của rơle áp suất được dùng rất rộng rãi, nhất là trong phạm vi điều khiển. - Van đảo chiều: Van đảo chiều dùng đóng, mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều các chuyển động của cơ cấu chấp hành. Hình 1.3. Kí hiệu các cửa của van đảo chiều + Nguyên lý hoạt động:  Khi chưa có tín hiệu tác động vào cửa (12), thì cửa (1) bị chặn và cửa (2) nối với cửa (3).  Khi có tín hiệu tác động vào cửa (12) (khí nén), lúc này nòng van sẽ dịch chuyển về phía bên phải, cửa (1) nối với cửa (2) và cửa (3) bị chặn.  Trường hợp tín hiệu tác động vào cửa (12) mất đi, dưới tạc dụng của lực lò xo, nòng van trở về vị trí ban đầu. + Ký hiệu van đảo chiều: Bên trong ô vuông của mỗi vị trí là các đường thẳng có hình mũi tên, biểu diễn hướng chuyển động của dòng khí qua van. Trường hợp dòng bị chặn, được biểu diễn bằng dấu gạch ngang. 12
  14. Hình 1.4. Ký hiệu các cửa của van đảo chiều 5/2 + Một số van đảo chiều thường gặp: Hình 1.5 . Các loại van đảo chiều thường gặp + Các loại tín hiệu tác động với van đảo chiều: Tín hiệu tác động bằng tay : Tín hiệu tác động bằng cơ: 13
  15. Tác động bằng khí nén: Tín hiệu tác động bằng nam châm điện: - Van chặn: Van chặn là loại van chỉ cho lưu lượng khí đi qua một chiều, chiều ngược lại bị chặn. Van chặn gồm các loại sau: - Van một chiều: Van một chiều có tác dụng chỉ cho lưu lượng khí đi qua một chiều. - Van logic OR: Van logic OR có chức năng là nhận tín hiệu điều khiển ở những vị trí khác nhau trong hệ thống điều khiển. 14
  16. Khi có dòng khí nén qua cửa P1, sẽ đẩy pittông trụ của van sang phải, chắn cửa P2 → P1 nối với cửa A và ngược lại. - Van logic AND: Van logic AND có chức năng là nhận tín hiệu điều khiển cùng một lúc ở những vị trí khác nhau trong hệ thống điều khiển. - Van xả khí nhanh Van xả khí nhanh thường lắp ở vị trí gần cơ cấu chấp hành (pittông), có nhiệm vụ xả khí nhanh ra ngoài. - Van tiết lưu: Van tiết lưu dùng để điều chỉnh lưu lượng dòng chảy. + Van tiết lưu có tiết diện không thay đổi: Lưu lượng dòng chảy qua khe hở của van có tiết diện không thay đổi, được ký hiệu: + Van tiết lưu có tiết diện thay đổi: tiết lưu cả hai chiều: + Van tiết lưu một chiều: - Van điều chỉnh thời gian: 15
  17. + Rơle thời gian đóng chậm: Khí nén qua van tiết lưu, cần thời gian t1 để làm đầy bình chứa, sau đó tác động lên nòng van đảo chiều, van đảo chiều chuyển đổi vị trí, cửa P nối với cửa A. + Rơle thời gian ngắt chậm theo chiều dương: nguyên lý, cấu tạo cũng tương tự như rơle thời gian đóng chậm, nhưng sử dụng van 3/2 có trạng thái thường mở. + Rơle thời gian ngắt chậm chiều âm: nguyên lý, cấu tạo cũng tương tự như rơle thời gian đóng chậm, nhưng van một chiều có chiều ngược lại. 16
  18. BÀI 2 – CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG BẰNG KHÍ NÉN Mục tiêu: - Về kiến thức: + Phát biểu đúng các nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại của truyền động bằng khí nén + Giải thích được sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén + Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ phận trên hệ thống truyền động bằng khí nén - Về kỹ năng: + Xác định làm việc của một số bộ phận trên hệ thống truyền động khí nén - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành đúng quy trình, quy phạm về an toàn lao động, về các hoạt động dịch vụ cơ bản và tổ chức nơi làm việc hợp lý trong lĩnh vực khí nén. + Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ của học viên 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại 1.1. Nhiệm vụ: Nhiệm vụ của của truyền động khí nén là truyền cơ năng từ bộ phận dẫn động đến bộ phận làm việc của các máy. Truyền động khí nén dùng môi trường chất khí làm khâu trung gian để truyền cơ năng, nó xuất hiện do yêu cầu làm việc tin cậy, lực tác dụng của người điều khiển nhỏ với đặc điểm êm, ổn định vỡ dễ tự động hoá ... mà các loại truyền động khác chưa đáp ứng được. Với đặc điểm đó, truyền động khí nén hiện nay được sử dụng rất rộng rãi trên các ôtô máy kéo cỡ trung bình vỡ cở lớn, cũng như được áp dụng rộng rãi trong các thiết bịu bảo dưỡng sửa chữa ôtô (máy tháo lắp bu lông bằng khí nén, máy mỡi bằng khí nén, súng phun sơn vỡ máy dập ghim bằng khí nén...). 1. 2. Yêu cầu: - Điều kiển nhẹ nhỡng, lực điều khiển nhỏ. - Lỡm việc tin cậy (khi có rò rỉ nhỏ hệ thống vẫn tiếp tục lỡm việc được) - Dễ bảo dưỡng vỡ sửa chữa. - Hiệu suất vỡ tuổi thọ cao. 17
  19. 1. 3. Phân loại: - Theo kết cấu của máy nén khí: Loại máy nén khí kiểu pít tông. Loại máy nén khí kiểu rô to. Loại máy nén khí kiểu cánh dẫn. - Theo dạng năng lượng truyền động: Truyền áp năng. Truyền động năng. 2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống truyền động bằng khí nén 2.1. Sơ đồ cấu tạo 2.1.1 Truyền áp năng: Hệ thống truyền áp năng bằng khí nén với cấu tạo cơ bản nhất bao gồm các cụm chi tiết chính sau: Máy nén khí, bình chứa khí nén, van điều áp, tổng van chính, van phân phối, van cấp khí và bộ phận chấp hành. Khác với truyền động năng bằng khí nén, truyền áp năng bằng khí nén chủ yếu dựa vào tính chất áp suất cao của khí nén để truyền áp năng, nhờ đó có thể truyền động được xa mà ít tổn thất năng lượng. Để tạo ra áp năng lớn, nâng cao công suất truyền, trong truyền động áp năng bằng khí nén người ta dùng các máy nén khí (máy nén khí loại rô to, máy nén khí loại pít tông). Nguyên lý làm việc của hệ thống truyền áp năng bằng khí nén như sau: Khí nén có áp suất cao từ máy nén khí được đưa vào bình khí nén qua van điều áp rồi dẫn đến tổng van chính. Van điều áp có nhiệm vụ làm ổn định áp suất của khí nén, nhờ đó khí nén khi đưa tới tổng van chính luôn có áp suất ổn định. Từ tổng van chính khí nén được cung cấp đến các van phân phối, các van này có nhiệm vụ điều khiển quá trình đóng mở các van cấp khí. Quá trình đóng mở các van cấp khí nhằm thực hiện việc cấp khí nén đến bộ phận chấp hành, tai đây áp năng của khí nén được chuyển thành áp năng của bộ phận chấp hành. 18
  20. Hình 2.1: Sơ đồ truyền áp năng bằng khí nén. 2.1.2. Truyền động năng: Cấu tạo cơ bản nhất của hệ thống truyền động năng bằng khí nén bao gồm: Tuabin truyền động, bộ phận dẫn hướng, ống hút ra của tuabin, máy nén khí, cụm van cấp khí nén, các cơ cấu chấp hành. Nguyên tắc làm việc của hệ thống truyền động năng bằng khí nén như sau: Khí nén áp lực cao từ máy nén khí được đưa vào tua bin truyền động nhờ cụm van cấp khí, tại đây nhờ bộ phận hướng dòng mà khí nén được dẫn vào các cánh của tua bin làm cánh tua bin chuyển động thực hiện quá trình biến áp năng của chất khí thành động năng của cánh tua bin. Động năng của cánh tua bin làm chuyển động cơ cấu chấp hành, tuỳ theo cấu tạo của bộ phận truyền động mà ta có thể thu được chuyển động của bộ phận chấp hành là chuyển động quay hay chuyển động tịnh tiến. Truyền động áp năng bằng khí nén được sử dụng rất rộng rãi, nó được ứng dụng trong các dụng cụ tháo lắp bu lông trên ô tô. Không những thế truyền động khí nén còn được sử dụng trong các thiết bị cơ khí như: máy mỡi, máy khoan, máy cắt, máy búa bằng khí nén 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0