intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình CT Scan Trong Chẩn Đoán Phân Biệt Tắc Ruột và Liệt Ruột sau Mổ

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:10

359
lượt xem
102
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu của các tác giả người Mỹ sau đây sẽ giúp chúng ta rõ thêm về ưu thế của CT scan so với khám lâm sàng và Xquang quy ước trong chẩn đoán phân biệt giữa liệt ruột sau mổ và tắc ruột cơ học

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình CT Scan Trong Chẩn Đoán Phân Biệt Tắc Ruột và Liệt Ruột sau Mổ

  1. CT Scan Trong Chẩn Đoán Phân Biệt Tắc Ruột và Liệt Ruột sau Mổ Nghiên cứu của các tác giả người Mỹ sau đây sẽ giúp chúng ta rõ thêm về ưu thế của CT scan so với khám lâm sàng và Xquang quy ước trong chẩn đoán phân biệt giữa liệt ruột sau mổ và tắc ruột cơ học A-Mục Đích Nghiên Cứu Chẩn đoán phân biệt nhanh chóng và chính xác giữa tắc ruột non cơ học hoàn toàn hoặc bán phần với liệt ruột cơ năng ở giai đoạn hậu phẫu sẽ khó khăn nếu chỉ dựa trên thăm khám lâm sàng và X quang bụng đứng. Vì lý do đó, các tác giả đã hồi cứu việc sử dụng CT scan và so sánh hiệu quả của nó với việc thăm khám lâm sàng và chụp X quang thông thường cùng các phương pháp chụp X quang đa dạng khác có sử dụng thuốc cản quang B-Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 36 trường hợp hậu phẫu với các dấu hiệu và triệu chứng của liệt ruột chức năng hoặc tắc ruột non cơ học đã được khám lâm sàng và chụp bụng đứng không chuẩn bị. Dựa trên những kết quả này, phẫu thuật viên đã phân loại bệnh nhân vào các nhóm sau: (1) liệt ruột cơ năng (2) không xác định (3) tắc ruột cơ học một phần (4) tắc ruột cơ học toàn phần
  2. Chụp CT scan 24 giờ sau khi thực hiện các phương pháp chẩn đoán ban đầu và bệnh nhân được phân loại trở lại theo các nhóm như trên, nhưng chỉ đơn thuần dựa trên kết quả CT scan. Các kết quả ban đầu sẽ được đem so sánh với kết quả của CT scan. Các kết quả chụp với thuốc cản quang, cụ thể là chụp ruột non cản quang (enteroclysis) và chụp đại tràng cản quang được thực hiện sau các phim CT ruột non, cũng được đánh giá. Tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán là phẫu thuật mở bụng được thực hiện trên 20 bệnh nhân, theo dõi diến tiến lâm sàng ở 13 bệnh nhân, diễn tiến lâm sàng và chụp cản quang ở 3 bệnh nhân khác. C-Kết Quả + CT scan rất hữu hiệu (độ nhạy và độ chuyên biệt, 100%) trong chẩn đoán phân biệt giữa liệt ruột sau mổ và tắc hoàn toàn ruột non do nguyên nhân cơ học. + Phối hợp giữa thăm khám lâm sàng và chụp phim Xquang thông thường cho kết quả không chính xác, giá trị chẩn đoán kém (độ nhạy, 19%). + CT scan còn rất chính xác trong việc chẩn đoán và phân biệt giữa bán tắc ruột non do nguyên nhân cơ học với liệt ruột cơ năng. + Chụp ruột non có cản quang (enteroclysis) trong 4 trường hợp bán tắc ruột non cơ học khá hữu ích trong việc đánh giá mức độ trầm trọng của tắc nghẽn. D-Kết Luận Các kết quả trên cho thấy ngay trong giai đoạn hậu phẫu, CT scan là phương pháp chọn lựa để chẩn đoán tắc ruột non cơ học và chẩn đoán phân biệt với liệt ruột cơ năng sau phẫu thuật. Các phương pháp chụp có cản quang cũng khá hữu ích trong việc đánh giá bán tắc ruột non cơ học.
  3. Phân biệt lâm sàng giữa tắc ruột non và liệt ruột cơ năng +Nguyên Nhân -Tắc ruột non: Phẫu thuật trước đó vài tuần đến vài năm -Liệt ruột: Hậu phẫu mới đây (nhiều giờ) +Đau -Tắc ruột non: Quặn từng cơn -Liệt ruột: Không phải là triệu chứng nổi bật +Trướng bụng -Tắc ruột non: Thường rõ rệt -Liệt ruột: Đôi khi không rõ rệt +Nhu động ruột -Tắc ruột non: Thường tăng -Liệt ruột: Thường không có +Dãn ruột non -Tắc ruột non: Có -Liệt ruột: Có +Dãn đại tràng -Tắc ruột non: Không -Liệt ruột: Có
  4. Một số hình ảnh minh hoạ Xquang bụng đứng một trường hợp liệt ruột cơ năng sau phẫu thuật
  5. Mức nước hơi trong bán tắc ruột non
  6. Hình ảnh CT scan tắc ruột non do nguyên nhân cơ học, đại tràng phải (mũi tên đỏ) xẹp hoàn toàn
  7. Lồng ruột đơn hồi tràng-manh tràng
  8. Lồng ruột kép hồi tràng-manh tràng
  9. Dấu hiệu rắn bò trong tắc ruột
  10. Xoắn ruột
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2