intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Design thị giác (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Design thị giác (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Giới thiệu chung về Design thị giác; những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác trong design thị giác; các yếu tố tạo hình trong design thị giác; các nguyên lý thị giác trong design thị giác;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Design thị giác (Ngành: Thiết kế đồ họa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: DESIGN THỊ GIÁC NGÀNH: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Hà Nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2  
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình DESIGN THỊ GIÁC là giáo trình nội bộ được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1, thuộc chuyên ngành THIẾT KẾ ĐỒ HỌA. Design thị giác là môn học chuyên môn cơ sở nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản về nhận thức thị giác, các yếu tố tạo hình và một số nguyên lý thị giác trong nghệ thuật design thị giác nhằm tạo tiền đề cho sinh viên làm quen với kiến thức cơ sở ngành. Giáo trình Design thị giác do bộ môn Kiến trúc biên soạn gồm: - Ths,KTS: Hoàng Việt Hà – Chủ biên - Ths,KTS: Tạ Bình - Ths,KTS: Lê Thị Hồng Linh Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Design thị giác, là sự kết hợp giữa kiến thức về nhận thức thị giác, nghệ thuật tạo hình và nguyên lý thị giác. Đây là giáo trình được biên soạn cho học sinh chuyên ngành Thiết Kế Đồ Họa nên ngoài việc đảm bảo cung cấp đủ nội dung kiến thức còn đảm bảo trình bày đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với đối tượng học. Giáo trình có sự tổng hợp kiến thức mà hiện chưa có tài liệu nào đồng thời cung cấp. Nội dung gồm 4 chương cơ bản sau: Chương 1. Giới thiệu chung về Design thị giác Chương 2: Những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác trong design thị giác Chương 3: Các yếu tố tạo hình trong design thị giác Chương 4: Các nguyên lý thị giác trong design thị giác Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên bộ môn Kiến Trúc của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được tiếp thu những ý kiến đóng góp và tiếp tục chỉnh sửa trong quá trình hoàn thiện vào các lần chỉnh sửa tiếp theo. Trân trọng cảm ơn! Nhóm tác giả     3  
  4. MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 3 MỤC LỤC .................................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DESIGN THỊ GIÁC ................................ 8 1.1. Khái niệm...................................................................................................... 8 1.2. Lịch sử phát triển .......................................................................................... 9 1.3. Phân biệt “nghệ thuật design” và “nghệ thuật tạo hình” ............................ 12 1.3.1. Nguyên lý sáng tạo ..................................................................................... 12 1.3.2. Phương thức thể hiện ................................................................................. 12 1.3.3. Giá trị tác phẩm ......................................................................................... 12 CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC THỊ GIÁC TRONG DESIGN THỊ GIÁC .................................................................... 14 2.1. Tổng quan về nhận thức thị giác................................................................. 14 2.2. Lực thị giác ................................................................................................. 14 2.2.1. Khái niệm Lực thị giác ............................................................................... 14 2.2.2. Cường độ lực thị giác ................................................................................. 16 2.3. Trường thị giác ........................................................................................... 18 2.3.1. Khái niệm.................................................................................................... 18 2.3.2. Giới hạn trường thị giác ............................................................................. 18 2.3.3. Trường thị giác quy ước ............................................................................. 19 2.4. Cân bằng thị giác ........................................................................................ 20 2.4.1. Khái niệm.................................................................................................... 20 2.4.2. Các yếu tố tác động đến sự cân bằng thị giác ........................................... 21 2.4.3. Các cặp cân bằng thị giác .......................................................................... 22 2.5. Hình dạng thị giác ....................................................................................... 24 2.5.1. Khái niệm.................................................................................................... 24 2.5.2. Các cách nhìn khái quát của mắt ............................................................... 25 2.5.3. Các loại hướng nhìn của hình .................................................................... 26 2.6. Chuyển động thị giác .................................................................................. 28 2.7. Bài tập chương ............................................................................................ 29 CHƯƠNG 3. CÁC YẾU TỐ TẠO HÌNH TRONG DESIGN THỊ GIÁC .............. 30 3.1. Vẽ chấm ...................................................................................................... 30 3.1.1. Khái niệm.................................................................................................... 30 3.1.2. Vẽ chấm đen trắng ...................................................................................... 30 4  
  5. 3.1.3. Biến thể của vẽ chấm – Mosaic ...................................................................31 3.2. Đường nét ....................................................................................................32 3.2.1. Khái niệm ....................................................................................................32 3.2.2. Đường thẳng đứng và đường nằm ngang ...................................................35 3.2.3. Đường xiên chéo .........................................................................................35 3.2.4. Đường cong .................................................................................................36 3.2.5. Đường gấp khúc ..........................................................................................37 3.3. Hình khối .....................................................................................................38 3.3.1. Khái niệm ....................................................................................................38 3.3.2. Năm khối hình học cơ bản...........................................................................39 3.3.3. Thụ cảm thị giác với năm khối cơ bản ........................................................40 3.3.4. Trạng thái hình khối ....................................................................................42 3.3.5. Khối kỉ hà và khối có mặt cong tự do ..........................................................43 3.4. Màu sắc ........................................................................................................44 3.4.1. Khái niệm ....................................................................................................44 3.4.2. Sắc độ tự thân của màu ...............................................................................45 3.4.2.1. Độ sáng tối của màu....................................................................................45 3.4.2.2. Tương quan màu sắc ...................................................................................46 3.4.2.3. Độ rõ của màu .............................................................................................46 3.4.3. Màu tương phản bổ túc ...............................................................................47 3.5. Quan hệ hình – nền ......................................................................................47 3.5.1. Cảm thụ hình – nền của thị giác .................................................................47 3.5.2. Quan hệ hình – nền với sáng tối .................................................................48 3.5.3. Cảm thụ thị giác khi nét chia đôi nền .........................................................50 3.5.4. Nét chia cắt nền làm nhiều mảng ................................................................51 3.6. Hiệu quả rung ..............................................................................................52 3.7. Bài tập chương .............................................................................................53 3.8. Kiểm tra .......................................................................................................54 CHƯƠNG 4. CÁC NGUYÊN LÝ THỊ GIÁC TRONG DESIGN THỊ GIÁC ........55 4.1. Cân bằng ......................................................................................................55 4.1.1. Khái niệm ....................................................................................................55 4.1.2. Các loại cân bằng .......................................................................................56 4.1.2.1. Cân bằng đối xứng ......................................................................................56 4.1.2.2. Cân bằng bất đối xứng ................................................................................57 4.1.2.3. Cân bằng qua tâm .......................................................................................58 4.1.2.4. Cân bằng hướng tâm ...................................................................................58 4.1.2.5. Cân bằng bao tâm .......................................................................................59 5  
  6. 4.2. Nhịp điệu..................................................................................................... 59 4.2.1. Khái niệm.................................................................................................... 59 4.2.2. Các loại nhịp điệu ...................................................................................... 60 4.2.2.1. Nhịp điệu của nét ........................................................................................ 60 4.2.2.2. Nhịp điệu của mảng .................................................................................... 60 4.2.2.3. Nhịp điệu của khối ...................................................................................... 61 4.3. Tương phản ................................................................................................. 61 4.3.1. Khái niệm.................................................................................................... 61 4.3.2. Các loại tương phản ................................................................................... 62 4.3.2.1. Tương phản mầu sắc .................................................................................. 62 4.3.2.2. Tương phản kích thước............................................................................... 62 4.3.2.3. Tương phản hình dạng ............................................................................... 63 4.3.2.4. Tương phản vị trí ........................................................................................ 64 4.4. Tương đồng ................................................................................................. 64 4.4.1. Khái niệm.................................................................................................... 64 4.4.2. Các loại tương đồng ................................................................................... 65 4.4.2.1. Tương đồng về cấu trúc .............................................................................. 65 4.4.2.2. Tương đồng về mầu sắc .............................................................................. 65 4.5. Bài tập chương ............................................................................................ 66 4.6. Kiểm tra ...................................................................................................... 68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 69                     6  
  7. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: DESIGN THỊ GIÁC Mã môn học: MH 11 I. Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học - Vị trí: Môn học này thuộc nhóm các môn học chuyên môn cơ sở - Tính chất: là môn học bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Design thị giác là môn học cơ bản của nghề thiết kế đò họa, trang bị cho sinh viên kiến thức về những vấn đề cơ bản về nhận thức thị giác, các yếu tố tạo hình và các nguyên lý thị giác trong design thị giác. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức: 1.1. Trình bày được khái niệm, lịch sử phát triển của design thị giác, phân biệt được nghệ thuật design thị giác với nghệ thuật tạo hình; 1.2. Trình bày được những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác trong design thị giác; 1.3. Trình bày được các yếu tố tạo hình trong design thị giác; 1.4. Trình bày được các nguyên lý thị giác trong design thị giác. 2. Kỹ năng: 2.1. Làm được các bài tập biểu thị nguyên lý thị giác với các dạng hình cơ bản; 2.2. Sử dụng dụng cụ và vật liệu vẽ tay hiệu quả; 2.3. Hợp tác và làm việc nhóm hiệu quả, có trách nhiệm. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Làm việc độc lập, hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề liên quan đến quá trình design thị giác; 3.2. Biết tự khai thác tài nguyên học liệu trên Internet để phục vụ công việc có liên quan đến design thị giác.                   7  
  8. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DESIGN THỊ GIÁC Mục tiêu: Giới thiệu cho người học về khái niệm, lịch sử phát triển, phân biệt nghệ thuật design thị giác và nghệ thuật tạo hình  1.1. Khái niệm Nghệ thuật design thị giác là một hình thức nghệ thuật tạo ra các sản phẩm bắt nguồn tự nhiên, chủ yếu tác động vào thị giác như đồ gốm, ký họa, hội họa, điêu khắc, kiến trúc, đồ họa in ấn và các nghệ thuật thị giác hiện đại (nhiếp ảnh, làm phim), thiết kế và thủ công mỹ nghệ. Design thị giác còn bao gồm các lĩnh vực của nghệ thuật ứng dụng như: thiết kế công nghiệp, thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất và trang trí nghệ thuật. Design thị giác là một thuật ngữ hiện đại, mà trong đó bao gồm một số lĩnh vực nghệ thuật từ nhiều khía cạnh khác nhau. Để định nghĩa một cách khái quát về design thị giác, thay vì tìm những từ ngữ để diễn tả chính xác cho câu hỏi “Design thị giác là gì?’’ người ta tập hợp những bộ môn cấu thành nên nó, đó là mỹ thuật, nghệ thuật đương đại, nghệ thuật trang trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế đồ họa, thiết kế nội thất, thiết kế thời trang và nghệ thuật hình thể. Hình 1 – 1. Nghệ thuật design thị giác: Bố cục với mặt phẳng lớn mầu đỏ, vàng, đen, xám, xanh lam – Piet Mondrian Hình 1 – 2. Váy Mondrian – một thiết kế đã trở Hình 1 – 3. Một thiết kế nội thất lấy thành biểu tượng của Yves Saint Laurent cảm hứng từ tranh Mondrian 8  
  9. 1.2. Lịch sử phát triển Xã hội loại người được cho là có cấu trúc hình kim tự tháp. Phần đỉnh được quy ước là vùng biểu thị tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất tinh thần. Thấp xuống dưới là vùng biểu thị tập trung tinh hoa của hoạt động sản xuất vật chất, còn gọi là “hạ tầng cơ sở vật chât”, yếu tố sản xuất tinh thần ít dần. Càng gần đây, những nhu cầu sản xuất và tiêu thụ vật chất cụ thể càng cao hơn. Những hoạt động tinh thần như Tôn giáo – Triết học – Mĩ học – Chính trị - Các khoa học lý thuyết – Nghệ thuật – Giáo dục v.v… đều được cho là được sản xuất ở vùng đỉnh của kim tự tháp, còn gọi là “thượng tầng kiến trúc xã hội” Nghệ thuật nằm ở thượng tầng kiến trúc xã hội với nhiều hình thái nghệ thuật khác nhau. Những nghiên cứu mĩ học thủa ban đầu phân chia loại hình nghệ thuật ra làm ba hình thái lớn: Nghệ thuật thời gian – Nghệ thuật thời gian không gian – Nghệ thuật không gian. Cả ba hình thái nghệ thuật này đều lấy tỷ lệ khác biệt của tinh thần với vật chất trong từng loại hình nghệ thuật làm cơ sở đánh giá đẳng cấp của từng loại hình nghệ thuật. Hình 1 – 4. Kim tự tháp xã hội loại người thời Ai cập cổ đại Các nhà mĩ học từ thời Phục Hưng (thế kỷ 15) đã cho rằng loại hình nghệ thuật nào mà trong quá trình sáng tạo, thể hiện, truyền bá phổ quát trong xã hội sử dụng tốn ít vật chất nhất sẽ là loại hình nghệ thuật cao nhất. Với tiêu chí đó, sáu loại hình nghệ thuật được coi là lớn và được sắp đặt cao thấp như sau 1. Thơ ca; 2. Múa; 3. Âm nhạc; 4. Hội họa,; 5. Kiến trúc; 6. Điêu khắc. 9  
  10. Riêng mĩ học Heghen xem xét trên cơ sở cảm thụ khác nhau của ngũ quan và trên sự tồn tại độc lập của tác phẩm nghệ thuật đối với công chúng thưởng thức, và tính tồn tại độc lập của tác phẩm đối với ngay cả tác giả. Mọi loại hình nghệ thuật đều được Heghen nghiên cứu chia tách thành ba giai đoạn Tượng trưng – Cổ điển – Lãng mạn, tương đương khái niệm Khởi đầu – Phát triển rực rỡ - Suy tàn. Mĩ học Heghen xếp hạng theo thứ tự ba loại hình nghệ thuật thị giác: Kiến trúc – Điêu khắc – Hội họa, đứng trước hai loại hình nghệ thuật thính giác: Âm nhạc, Thi ca. Vì theo mĩ học Heghen, trong năm giác quan chỉ có nghe – nhìn là ảnh hưởng tuyệt đối với quá trình sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật, ba giác quan còn lại là nếm – ngửi – tiếp xúc, nếu có tác động cũng không quan trọng trong thưởng thức và sáng tạo nghệ thuật. Sau này, khoa học mĩ học tiếp tục xác định và công nhận thêm nhiều loại hình nghệ thuật khác nữa như: Điện ảnh: nghệ thuật thứ bẩy; Design thị giác: nghệ thuật thứ tám và Truyện tranh: nghệ thuật thứ chín. Mọi loại hình nghệ thuật đều có giá trị tinh thần ngang nhau, tuy nhiên khả năng tạo ra lợi nhuận vật chất và tinh thần của mỗi loại hình nghệ thuật là khác nhau. Trước khi có tên gọi nghệ thuật design thị giác được biết đến với tên gọi là nghệ thuật ứng dụng. Thời cổ đại và trung cổ, các nhà mĩ học đã không coi nghệ thuật ứng dụng là một hình thái nghệ thuật thuần túy. Thời mà mọi đồ vật mỹ nghệ đều chế tác bằng tay đơn chiếc được coi là lao động kĩ thuật của thợ thủ công, mục đích hướng tới tính công năng chứ không hướng tới cái đẹp tinh thần, cái cao cả như nghệ thuật tạo hình. Chưa kể quan niệm cái đẹp cao cả của nghệ thuật tạo hình cũng được coi là kết quả của tài khéo léo mô phỏng thiên nhiên, xếp ở bậc thấp hơn so với Âm nhạc, Toán học, Hùng biện, v.v… Đến thời những sản phẩm design được sản xuất thông qua quy trình công nghiệp lại được các nhà mĩ học coi là thứ nghệ thuật kĩ thuật máy móc có thuộc tính vật chất vụ lợi. Với xã hội thời đó, quan niệm như vậy là đương nhiên bởi bản chất của design là khát vọng kết hợp hoàn hảo cái đẹp với công năng và lợi nhuận kinh tế của sản phẩm design đó mang lại. Sự chọn lựa công cụ có sẵn trong tự nhiên trước khi con người tự chế tạo được xuất phát từ cái nhìn (thị giác) phán đoán hữu dụng. Nói gọn là “nhìn ưa mắt – cầm vừa tay”. Như vậy, nghệ thuật design được xem như người anh em sinh đôi với nghệ thuật tạo hình. Những design thời đại đồ đá này chỉ để minh họa cho sự ra đời rất sớm của nghệ thuật design, mà hàng thiên niên kì nghệ thuật design bị coi là thấp kém so với nghệ thuật tạo hình cao quý, cho tới khi nhân loại nhận ra nghệ thuật design làm thay đổi thế giới và là văn minh nhân loại Design nào văn minh đó. Những thông tin về xu hướng thẩm mĩ và trình độ văn minh của các nền văn minh được lưu giữ trong thế giới đồ vật còn đầy đủ và phong phú hơn mô tả của những tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật mô tả. Nghệ thuật design thị giác chỉnh là sự kết hợp giữa thị giác, cái nhìn ưa mắt và design, sự cầm vừa tay và dùng được. 10  
  11. Hình 1 – 5. Chiếc rìu tay – Một trong Hình 1 – 6. Một chiếc rìu tay cổ xưa những công cụ của người cổ xưa. Thời mà nhưng đã rõ ra chất thủ công mỹ nghệ, nghệ thuật tạo hình chỉ là sự “ưa mẳt” kết có thể là một đại biểu design ở thời gian hợp với nghệ thuật design mới chỉ là “cầm cuối cùng của thời kỳ đồ đá. vừa tay” và “dùng được” Nghệ thuật nào cũng có hai cực đối lập, cực nghệ thuật vị nghệ thuật đối lập với cực nghệ thuật vị nhân sinh, cũng như con người, cần có cả hai thái cực nhận thức tinh thần và nhu cầu vật chất. Các nhà mĩ học lừng danh đều biết đều đó, song không vì thế mà nghệ thuật design sớm được đặt ngang hàng với bẩy loại hình nghệ thuật đã được khai sinh tên tuổi trước nó. Tới thập niên 80 của thế kỉ 20, những đại danh họa của nhân loại, các nhà mĩ học và những phê bình gia nghệ thuật đã chịu công nhận nghệ thuật design có giá trị tinh thần thuần túy nghệ thuật. Ngày nay, design được nhìn nhận là một loại hình nghệ thuật rất quan trọng với mọi xã hội, trong quá trình phát triển của nhân loại có những thời đại được đặt tên như một thời đại design: thời đại đồ Đá – thời đại đồ Đồng. Từ thập niên 80, Mĩ thuật công nghiệp chính thức được công nhận là nghệ thuật design. Tiêu chí để xác định tính nghệ thuật thuần túy của nghệ thuật design là 11  
  12. nhận thức cái đẹp, công năng của nghệ thuật design là trưng bày để lan tỏa mĩ cảm nâng cao nhu cầu nhận thức cái đẹp. Sản phẩm design đã bỏ qua tính công năng và cho con người một nhận thức cái đẹp mới, vẻ đẹp “trừu tượng” bởi tiếng nói của tự thân của hình khối – mầu sắc trên design. Thời gian đã chứng minh được khi bỏ đi giá trị công năng sử dụng của design, cấu trúc thẩm mĩ tạo hình của đồ vật vẫn xuất sắc. 1.3. Phân biệt “nghệ thuật design” và “nghệ thuật tạo hình” 1.3.1. Nguyên lý sáng tạo Nghệ thuật tạo hình: Khai phá tâm lý cá nhân (nội giới). Cái tôi nghệ sĩ được tôn vinh tuyệt đối. Nghệ thuật Design: Không thuần túy từ cảm xúc cá nhận nhà design. Nhà design phải tìm hiểu tâm lý cộng đồng ở từng vùng địa lý khác nhau, tìm hiểu tâm lý giới tính và các lứa tuổi khác nhau. Dấu ấn cái tôi nghệ sĩ của nhà design thường chỉ thấy rõ khi tính công năng của design không dùng tới nữa, khi đó sản phẩm design trở thành tác phẩm nghệ thuật trưng bày. 1.3.2. Phương thức thể hiện Nghệ thuật tạo hình: Vẽ đơn chiếc bằng tay (thủ công) hoặc bán thủ công. Là sản phẩm độc bản, không chấp nhận tác phẩm sản xuất hàng loạt. Riêng thể loại tranh khắc kim loại được công nhận mười bản in đầu tiên có giá trị ngang nhau. Nghệ thuật Design: Từ design mẫu hoàn chỉnh ban đầu đến nghiên cứu một quy trình sản xuất để cho ra hàng loạt sản phẩm giống nhau. Một sản phẩm chỉ được gọi là sản phẩm Mĩ thuật công nghiệp khi ra đời qua một quy trình sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, trong nghệ thuật design vẫn có những tác phẩm độc bản ví dụ như những sản phẩm dược đặt hàng một cái duy nhất và những lễ vật hay đồ trang sức độc bản. Ngoải ra còn có những trang trí nội thất cho sân khấu, những buổi trình diễn thời trang nghệ thuật, … đều là những sản phẩm design độc bản. 1.3.3. Giá trị tác phẩm Nghệ thuật tạo hình (nghệ thuật độc bản): Tác phẩm vật chất đầu tiên ra đời do chính tác giả ký tên có giá trị cao nhất. Mọi bản chép lại sau đều không có giá trị tác phẩm như bản đầu tiên, ngay cả với bản do chính tác giả chép lại, nên nghệ thuật tạo hình còn có tên gọi khác là nghệ thuật độc bản. Giá trị phi vật chất của tác phẩm là vẻ đẹp độc lập từ tác phẩm lan tỏa tác động và làm giầu nhận thức cái đẹp của người thưởng lãm, là công cụ góp phần cho nhận thức tự nhiên và quá trình phát triển nhận thức con người. Giá trị vật chất của của tác phẩm nghệ thuật phụ thuộc vào đánh giá của xã hội với tùy từng tác giả cụ thể, và cùng một tác giả, mỗi thời đại lại đánh giá khác nhau. Nghệ thuật Design (nghệ thuật ứng dụng): Tác phẩm design đầu tiên không có chỗ ký tên tác giả, tác giả phải đi đăng ký “bản quyền tác giả”. 12  
  13. Bản đầu tiên hoàn chỉnh chỉ có giá trị làm mẫu cho việc tìm phương án cho một quy trình sản xuất công nghiệp, và có thể lưu giữ trong nhà truyền thống hay bảo tàng nhà nước hoặc tư nhân. Với tác phẩm design khi đã được xã hội hóa bằng hàng hóa thì số lượng sản xuất hàng loạt càng lớn design càng thành công, đây chính là giá trị vật chất của design công nghiệp, giá trị vật chất của design là rất lớn, lớn hơn rất nhiều giá trị vật chất của tác phẩm tạo hình. Cả design công nghiệp và design thủ công đơn chiếc đều có những tác phẩm có giá trị kinh tế rất cao. 13  
  14. CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA NHẬN THỨC THỊ GIÁC TRONG DESIGN THỊ GIÁC Mục tiêu: Cung cấp cho người học kiến thức về khái niệm thị giác và những vấn đề cơ bản của nhận thức thị giác trong design thị giác  2.1. Tổng quan về nhận thức thị giác Trong cuộc sống, một trong số những thuộc tính quan trọng nhất của thế giới vật chất xung quanh ta là sự tồn tại của không gian ba chiều. Con người có thể trực tiếp cảm nhận không gian ba chiều thông qua các giác quan như thị giác, xúc giác, trong đó thị giác thu nhiều thông tin nhất. Để cảm nhận được không gian thì thị giác cần có những điều kiện nhất định như ánh sáng, màu sắc. Ánh sáng được chiếu vào vật thể, hình thể, từ vật thể, hình thể đó ánh sáng phản xạ đập vào mắt thông qua hệ thống thần kinh thị giác mà người ta có thể nhận biết được hình và vật thể. Ánh sáng làm tăng hiệu quả thị giác, tùy loại ánh sáng, màu sắc ánh sáng và cường độ ánh sáng mà hiệu quả nhận thức vật thể và hình thể cao hay thấp. Chính vì vậy hiệu quả của vật tạo hình phụ thuộc rất nhiều vào ánh sáng. Thông qua ánh sáng làm rõ khối, không gian, màu sắc của hình thể, vật thể. Ví dụ 1: Ánh sáng làm rõ phông và hình (Hình 2 – 1) Ví dụ 2: Do ánh sáng yếu nên không làm rõ hình và nên mắt người có ít thông tin về hình, nền hay không gian (Hình 2 – 2) Hình 2 – 1. Ánh sáng làm rõ phông và Hình 2 – 2. Ánh sáng yếu nên mắt ít thông hình tin Nếu chỉ xét ánh sáng thôi thì mắt người vẫn có thể nhìn thấy vật thể, hình thể. Nhưng nếu có màu sắc thì hiệu quả về cảm quan sẽ càng rõ rệt. Màu sắc sẽ giúp người nhìn có nhiều thông tin hơn. Ví dụ: nhìn một quả táo màu đỏ biết đó là táo chín, phân biệt được đâu là dòng sông trong xanh, đâu là dòng sông bẩn, v.v…, bởi xét cho cùng nếu không có màu sắc thì ta chỉ nhìn thấy hai quả táo xanh và chín đỏ đều là màu ghi, hay dòng sông sạch hay bẩn cũng là một màu xám. Như vậy màu sắc cũng là những yếu tố quan trọng để truyền tải thông tin đến thị giác, là một trong những điều kiện để cảm nhận thị giác. 2.2. Lực thị giác 2.2.1. Khái niệm Lực thị giác Trong trạng thái bình thường mắt người luôn có xu hướng tìm kiếm một đối tượng nào đó theo sự chỉ đạo của bộ não. Ví như tìm một người quen trong đám 14  
  15. đông, tìm một chùm chìa khóa bị mất, hay đơn giản là nhìn đường để di chuyển, … Tuy nhiên cũng có nhiều tình huống khiến con người chú ý nhìn một đối tượng nào đó mà không có sự chỉ đạo trước của não bộ như trong một đám đông mặc đồ trắng lại có một người mặc đồ màu đen thì ngay lập tức chúng ta sẽ chú ý đến người mặc đồ đen, hay giữa rừng cây màu xanh có một cây lá màu đỏ ta sẽ bị thu hút bởi tán cây màu đỏ, … Nếu được hỏi lý do “vì sao bạn lại chú ý nhìn những đối tượng đó?” thì đa số sẽ trả lời rằng “vì nó khác biệt”, vậy tại sao sự khác biệt đó khiến chúng ta phải chú ý? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu lực thị giác qua hai ví dụ thực tế như sau: Ví dụ 1: Bạn nhận được một hộp quà nhưng khi mở ra trong hộp trống rỗng, bạn sẽ cảm thấy hụt hẫng do hai lý do: Do tâm lý chờ đợi và sự chú ý của mắt (sức căng của mắt) không có một đối tượng nào để đặt vào. Giải thích: Đó là sự mất cân bằng giữa sức căng của mắt và lực hút của đối tượng thị giác. Ví dụ 2: Lấy hai tờ giấy trắng khổ A4, một tờ giấy bạn hãy vẽ một hình tròn tô màu đen, tờ giấy còn lại để màu trắng. Khi đặt hai tờ giấy này trên bàn, mắt chúng ta sẽ bị thu hút bởi tờ giấy có chấm đen (Hình 2 – 3, hình 2 – 4) Giải thích: Đó là do chấm đen ở tờ giấy sinh ra một lực tương ứng với sức căng của mắt. Ta gọi đó là lực thị giác. Hình 2 – 3. Lực thị giác yếu Hình 2 – 4. Lực thị giác mạnh Như vậy: Lực thị giác là một khái niệm dùng để chỉ sự chú ý tập trung của mắt đến một đối tượng nào đó trong một không gian bất kỳ. Tuy nhiên lực thị giác còn bị chi phối bởi cảm quan của thị giác đối với vị trí đặt tín hiệu thị giác. Hình 2 – 5. Lực thị phụ thuộc vào vị trí đặt Hình 2 – 6. Sơ đồ cấu trúc ẩn của hình tín hiệu thị giác vuông 15  
  16. Trong hình (Hình 2 – 5) rất nhiều tín hiệu thị giác có kích thước bằng nhau, nhưng mắt người xem lại luôn bị thu hút bởi tín hiệu ở giữa trước. Đồng thời tạo cho ta cảm giác những tín hiệu bên ngoài có xu hướng rời khỏi mặt phẳng. Như vậy rõ ràng ở đây có một cấu trúc ẩn nào đó đang chi phối mắt chúng ta. Đó chính là sơ đồ cấu trúc ẩn của hình vuông (Hình 2 – 6). Cấu trúc được xác định bởi các trục vuông góc, các đường chéo, các góc và tâm. Cấu trúc này chi phối hầu hết các liên kết giữa mặt phẳng và các tín hiệu thị giác có trên mặt phẳng đó. Ta gọi đó là cấu trúc ẩn của lực thị giác trên mặt phẳng. Mỗi một dạng hình phẳng khác nhau có cấu trúc ẩn khác nhau. Cấu trúc ẩn của hình gây ra cảm giác về hướng của các tín hiệu thị giác trong không gian. Tín hiệu thị giác khi xuất hiện dọc theo các trục cấu trúc của hình vuông và các đường chéo có xu hướng cân bằng về hai phía của trục cấu trúc và các đường chéo. Tín hiệu xuất hiện ở điểm giữa của khoảng cách từ tâm đến bốn góc, từ tâm đến bốn đường biên thì có xu hướng bị hút về tâm. Kết luận: Lực thị giác (ẩn) ở tâm mạnh hơn và giảm dần khi di động xa tâm. 2.2.2. Cường độ lực thị giác Bản thân mỗi một đối tượng hình thể sinh ra một trường lực thị giác tương ứng với kích thước của chính hình thể đó. Khi các đối tượng hình thể này đặt cạnh nhau sẽ tương tác trường lực với nhau. Tuy nhiên chúng tương tác với nhau như thế nào chúng ta sẽ cùng phân tích qua ví dụ sau: Vẽ ba hình bất kỳ và đặt cách nhau một khoảng nhỏ hơn kích thước của hình vẽ (Hình 2 – 7) Vẽ ba hình tương tự như hình (Hình 2 – 7) và đặt cách nhau một khoảng lớn hơn kích thước của hình vẽ (Hình 2 – 8) Hình 2 – 7. Cường độ lực thị giác mạnh Hình 2 – 8. Cường độ lực thị giác yếu Ở hình (Hình 2 – 7) tạo cảm giác các hình liên kết với nhau như một tập hợp, trong khi đó các hình ở hình (Hình 2 – 8) lại có cảm giác rời rạc. Những cảm giác trên có được là do mức độ lớn nhỏ khác nhau của khoảng cách giữa các hình vẽ. Nếu ta gọi độ lớn của hình vẽ là a, khoảng cách giữa các hình vẽ là b. Khi a > b thì xảy ra hiện tượng liên kết trường thị giác, có một lực vô hình nào đó gắn kết các hình vẽ lại với nhau thành một tập hợp (Hình 2 – 9). Từ đó tập hợp này liên kết với nhau tạo ra một lực thị giác lớn hơn, thu hút mắt người xem nó như hình (Hình 2 – 7). Khi b > a các trường lực của các hình vẽ tồn tại độc lập và cho ta cảm 16  
  17. giác rời rạc nên hình (Hình 2 – 8) không thu hút sự chú ý của mắt người xem bằng hình (Hình 2 – 7). Hình 2 – 9. Phân tích cường độ lực thị giác Như vậy: Mức độ lớn nhỏ của trường lực được gọi là cường độ lực thị giác. Hình 2 – 10. Cường độ lực thị giác mạnh Hình 2 – 11. Cường độ lực thị giác yếu Trong trường hợp ta cho các chấm đen đặt cạnh nhau thành một tập hợp, song song kín mặt giấy như hình (Hình 2 – 10) và các chấm đen rời rạc kín mặt giấy như hình (Hình 2 – 11). Khi xem hai bức hình thì ta thấy hình (Hình 2 – 10) rất nhức mắt. Đó là do cường độ lực thị giác đã làm nhức mắt người nhìn nó. Trong tự nhiên cũng có nhiều ví dụ rất sống động. Ví dụ như ngựa vằn và hổ (Hình 2 – 12) và (Hình 2 – 13). Chúng ta thấy bức hình ngựa vằn tạo được chú ý của mắt người nhìn hơn, nhưng do cường độ lực thị giác lớn nên gây cho ta cảm giác nhức mắt. Hình 2 – 12. Cường độ lực thị giác mạnh Hình 2 – 13. Cường độ lực thị giác yếu 17  
  18. Kết luận:  Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác lớn hơn kích thước của chúng thì cường độ lực thị giác yếu.  Khoảng cách giữa các tín hiệu thị giác nhỏ hơn kích thước của chúúng thì cường độ lực thị giác mạnh.  Cường độ lực thị giác phụ thuộc vào kích thước và mật độ xuất hiện của của các tín hiệu thị giác. Lưu ý : Khi ứng dụng lực thị giác vào các thiết kế tạo hình chúng ta nên cân nhắc đến mục đích của thiết kế. Nếu là những mảng hình chính thì nên đẩy cao cường độ lực thị giác để gây sự chú ý của người xem nó, nếu là những mảng hình phụ thì nên giảm cường độ lực thị giác để mắt người xem dịu lại, đồng thời để người xem chú ý đến mảng hình chính. 2.3. Trường thị giác 2.3.1. Khái niệm Đối với mắt người, khi xuất hiện nhiều tín hiệu thị giác cùng một lúc trong một giới hạn nhất định thì chúng ta vẫn có thể nhìn thấy rõ. Ví dụ khi chúng ta xem phim có phụ đề, mặc dù chúng ta tập chung đọc phụ đề nhưng chúng ta vẫn có thể quan sát rõ những diễn biến, thái độ, cử chỉ của các nhân vật trong phim. Hay khi chúng ta đi xem ca nhạc, chúng ta chỉ tập chung chủ yếu vào ca sĩ hát chính, nhưng chúng ta vẫn có thể nhìn rõ các vũ công đang làm gì, có vũ công nào bị lỗi nhịp không. Như vậy độ rộng, hẹp, cao, thấp mà chúng ta có thể nhìn thấy được chính là trường thị giác (Hình 2 – 14). Hình 2 – 14. Trường thị giác Như vậy: Trường thị giác là giới hạn mà mắt người có thể nhìn thấy được trong một không gian bất kỳ. 2.3.2. Giới hạn trường thị giác Mắt người luôn bị giới hạn trong một khoảng nhất định và được phân ra làm hai cặp giới hạn: - Giới hạn trên – dưới (Hình 2 – 15); - Giới hạn trái – phải (Hình 2 – 16)  18  
  19.   Hình 2 – 15. Giới hạn trên – dưới   Hình 2 – 16. Giới hạn trái – phải   2.3.3. Trường thị giác quy ước Theo các giới hạn trên – dưới, trái – phải thì trường thị giác của mắt người được xác định nhìn rõ các tín hiệu thị giác thì cần phải bằng một hình elip. Nhưng theo các nghiên cứu để thu hẹp trường thị giác thật lại và đề xuất một trường thị giác mới, gọi là trường thị giác quy ước. Trường thị giác quy ước được xác định bằng một hình chóp nón đều có đáy là một hình tròn và góc ở đỉnh bằng 30o nhóm hình (Hình 2 – 17). Hình 2 – 17. Trường thị giác quy ước Như vậy trường thị giác quy ước có góc đỉnh cố định bằng 30o còn độ rộng của đáy tỉ lệ thuận với chiều cao của hình chóp. Nếu khoảng cách giữa mắt người nhìn tới tín hiệu thị giác càng gần thì trường thị giác càng nhỏ và ngược lại (Hình 2 – 18) Lưu ý: Việc ứng dụng trường thị giác quy ước rất quan trọng đối với thiết kế tạo hình trong một không gian quy mô lớn, giúp người thiết kế xác định được điểm đặt hợp lý các vị trí nội dung, biểu tượng, trên các tấm poster, hay điểm nhấn của một không gian đô thị. Thông thường những nội dung quan trọng thì người thiết kế hay đặt gần vị trí tâm của trường nhìn (Hình 2 – 19) 19  
  20. Hình 2 – 18. Diện tích của trường thị Hình 2 – 19. Ứng dụng trường thị giác giác quy ước trong thiết kế Qua đó thấy rằng việc ứng dụng trường thị giác rất quan trong trong thiết kế đồ họa. Người thiết kế phải nắm rõ những quy luật của thị giác để ứng dụng linh hoạt trong các trường hợp. 2.4. Cân bằng thị giác 2.4.1. Khái niệm Cân bằng thị giác được cảm nhận trước hết là trạng thái tâm lý. Chúng ta luôn bị chi phối bởi lực hấp dẫn, đó là lực hút của trái đất. Phương của lực hút này, đối với mỗi người là xuyên qua trục thẳng đứng của người đó và hướng về tâm trái đất. đường nằm ngang vuông góc với trục thẳng đứng này tạo nên hệ trục cân bằng của con người. Như vậy chúng ta có được trạng thái cân bằng là khi các trục cân bằng của ta trùng với các phương thẳng đứng và nằm ngang của lực hấp dẫn. Vì vậy khi chúng ta nhìn một hình thể tạo hình bất kỳ, nếu vật đó không cùng phương với trục cân bằng của người quan sát thì người quan sát luôn phải nghiêng đầu, vẹo người để quan sát (Hình 2 – 20). Khi đó phương của người và phương của vật trùng với nhau, nếu vật đó di động thì đầu và người của chúng ta cũng phải di chuyển theo. Hình 2 – 20. Cân bằng thị giác 20  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2