Giáo trình Địa lí nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam: Phần 2
lượt xem 4
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn giáo trình "Địa lí nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam" trình bày các nội dung: Địa lý lâm nghiệp, địa lý thủy sản, các vùng lâm nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Địa lí nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam: Phần 2
- Chương 3 ĐỊA LÍ LÂM NGHIỆP I. KHÁI QUÁT CHƯNG 1. Vai trò 1.1. Lãm nghiệp cung cấp nhiều loại lâm sản nhằm thỏa mãn cho nhu cầu sản xuất và đời sống - Cung cấp gồ và các lâm sản ngoài gỗ phục VỊI cho nhu cầu sản xuất \ à đời sống. Gỗ là sản phẩm chính của lâm nghiệp, luôn là lựa chọn đầu tiên khi làm các đồ gia dụng trong gia đình như giường, tủ, bàn, ghế, sập,... Trong sản xuất, ơỏ được dùng làm nguyên liệu trong ngành giấy, diêm, chế tạo công cụ sản xuất, làm gỗ trụ mỏ, tà vẹt, xây dựng nhà xưởng,... phục vụ đẳc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ngoài ra, các phế phụ phẩm từ gồ còn được sử dụng làm chất đốt. Gỗ và các sản phẩm từ gồ có mặt hầu hết trong các lĩnh vực sản xuất và đời sống. Tuy nhiên, gỗ ngày càng trở nên khan hiếm buộc con naười phải sử dụng tiết kiệm nó. - Cung cấp các loại động vật, thực vật rìmg, là các thực phẩm đặc sản phiic vụ nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp dân cư. Các loài động vật từ rìmg là các loại thực phẩm quý hiếm và có giá trị cao. Thực vật rìmg có rất nhiều loài được dùng làm thực phẩm như nấm, măng, mọc nhĩ, rau rừng các loại, có 2 Ìá trị dinh dưỡng, là nguồn lọd tự nhiên mang lại những giá trị kinh tế mà con naười có thê sừ dụng, khai thác chúng. - Cung cấp dược liệu quý phục vụ nhu cầu chừa bệnh và nâna cao sức khoe cùa con naười. về động vật, các sán phàm từ động vật rừna như trăn, ran, ons.... là dược liệu quý đã được sừ dụng rất lâu đòd trong dân gian; x ư o n a hô, mật aấu có aiá trị sư dụng và giá trị kinh tê cao. Tuy nhiên, cũng do nhừna giá trị đó mà chúna bị khai thác đến mức cạn kiệt, nhiều loài đă bị tuyệt chủng hoặc có nau> cơ tuyệt chuna. Do vậy, việc khai thác phái gan liền với gìn giữ, bao tồn, đặc biệt là đối với các loài quý hiếm, về thực vật, nhiều loài cây, cò là nhữna dược liệu quý, nauvên liệu chủ yếu đê chế tạo các phương thuốc dùna trona đôna > như: Tam thất. hồi. quế. sa nhân, cam thao, sàm,... Với nhiều côna dụna quý báu, rìmg là nauôn tài ĩiauvèn quý cua đàt nước. 137
- 1.2. Lâm nghiệp có vai trò phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái Rừng có chức năng phòng hộ và bảo vệ môi trường sinh thái về nhiêu mặt. Đó là: ' ’’ - Giảm thiểu lũ, hạn chế xói mòn, rửa trôi, hạn hán. Nhờ có tán lá dày mà mưa không rơi trực tiếp xuống mặt đất do vậy hạt nước sẽ theo lá. cành, thân, rễ cây ngấm dần vào trong đất, bổ sung nước ngầm trong đất, hạn chế dòng chàỵ mặt gây xói mòn rửa trôi thoái hóa đất, chống bồi đắp sông ngòi, hồ đầm, giừ gìn đựợc nguồn thủy năng lớn cho các nhà máy thủy điện. - Chắn gió, chắn sóng, chắn cát bay, chống sự xâm nhập mặn ở khu vực ven biển nhằm bảo vệ chống xói lở bờ biển, bảo vệ ruộng đồng, hạn chế tốc độ gió, bảo vệ các khu dân cư ven biển,... Vai trò này thực sự quan trọng đối với nước ta với đường bờ biển dài, đặc biệt là khu vực miền Trung có hiện tượng cát lấn, cát bay rất phổ biến. - Điều hòa khí hậu, làm trong sạch môi trường sinh thái. Sản xuất lâm nghiệp với các hoạt động trồng và bảo vệ rừng đã tạo nên những cánh rừng xanh tốt, đây là những nhà máy khổng lồ sản xuất khí oxy, cung cấp cho sự sống của con người, đồng thời hút khí cácbonic--do con người thải ra trong quá trình sản xuất và sinh hoạt. Neu không có các hoạt động sinh học của cây xanh, con người sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí khổng lồ để sản xuất ôxy và làm sạch không khí, hạ bớt nồng độ cácbonic. - Rừng còn góp phần đáng kế giảm thiểu tiếng ồn. Một dải rừng 50m nằm dọc đường giao thông có khả năng làm giảm tiếng ồn 20 - 30dB'. 1.3. Hoạt động lăm nghiệp còn mang ý nghĩa xã hội sâu sắc - Với địa bàn phân bố rộng lớn lại gắn chặt với các vùng nông thôn, hoạt động sản xuất lâm nghiệp trở thành nguồn thu chính của nhiều địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo và thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp, nông thôn. - Nhiều hoạt động của ngành lâm nghiệp gắn chặt với các hoạt động của nông nghiệp và lâm nghiệp trờ thành cơ sở cho nông nghiệp phát triển như các hoạt động chăn nuôi gia súc, phát triển các cây công nghiệp,... Đôi khi các hoạt động lâm nghiệp và nông nghiệp đan xen nhau tạo nên sự phát triển liên hoàn của hoạt động sản xuất. (JB là đon vị đo độ nhạ\ âm thanh. 1
- BẢN ĐÓ LẢM NGHIỆP QUỐC G TỊS N UT A CU I T!S N UT I R Â XẤV co A G R À XA A Á LMGI POA A NM A NH U CC A Ê (Dnv tìđn -g thctể % o j: óg iá ụ . ) tttrftiQvtiterwig Kh»Oiicgb««l|mtán ^ ữ ơ iiụ TỈ LỆ 1:9.000.000
- - Ngoài ra, rừng và các hoạt động lâm nghiệp còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ các di tích lịch sử nâng cao giá trị cảnh quan du lịch, đáp ứng nhu cầu giải trí du lịch của con người như du lịch sinh thái,... 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố lâm nghiệp 2.1. Vị trí địa lí Nước ta nằm hoàn toàn trong khu vực nội chí tuyến của bán cầu Bắc. Phía bắc gần chí tuyến Bắc, nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đôns Dươns, tiếp eiáp với Biển Đông rộng lớn. Với vị trí như vậy. hàng năm nước ta nhận được lư ợ n a nhiệt và lượng ẩm rất lớn, tạo điều kiện cho cây trồng có thể sinh trưòns và phát triển quanh năm với năng suất cao. Đây cũng là những thuận lợi cho việc phát triển một ngành lâm nghiệp nhiệt đới đa dạng. Vị trí địa lí đă quy định đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp nước ta là một nền lâm nghiệp nhiệt đới. Ngoài ra, vị trí địa lí còn quy định sự có mặt của các loại cây trồng, vật nuôi. Do nằm trên đường di cư cùa nhiều loài sinli vật, nước ta còn là noả hội tụ cua các loài thực vật bản địa với dòng di cư từ ôn đới xuống và từ xích đạo lên. Trên lãnh thô nước ta, cùng với các loài bản địa. sinh vật còn được bổ sung từ các luồng di cư phía bắc là Hymalaya, mang đến các loài cây lá kim ngành phụ hạt trần như thông hai lá, thông ba lá, pơmu,..., các loài rụng lá mùa đông,...; luồng phía nam từ Malaixia - Inđônêxia lên với các cây họ Dầu; luồng phía tây từ Àn Độ - Mianma sang mang đến các loài rimg lá mùa khô,... Vị trí địa lí thuận lợi. tạo cơ hội dễ dàng cho giao lưu với các nước trên thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, họp tác về đầu tư. khoa học kĩ thuật đê phát triển lâm nghiệp. 2.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên Sàn xLiât nông nghiệp nói chung và sản xuất lâm nghiệp nói riêng phụ thuộc rât lón vào các điều kiện tvr nhiên. Mặc dù với sự phát triển không ngìmg cua khoa học kĩ thuật, con người đã khẳc phục được phần nào những điều kiện tự nhiên băng môi trường nhân tạo. song điều kiện tir nhiên vẫn có ảnh hương rất lớn đến các hoạt động sán xuất lâm nghiệp. 2.2. Ị. Địa hình Sir đa dạng cua địa hình tạo ra sir đa dạng trong hoạt động san xuất lâm nghiệp. Địa hình đồi núi \ cíi đàt feralit là điều kiện thuận lợi cho sự hình thành rừng. Đày là nơi diễn ra các hoạt động làm nghiệp chu _\ếu cua nước ta. Đồi núi thấp 39
- (dưới 1.OOOm) chiếm tới 85% nên các kiểu rừng nhiệt đới chân núi cũng chiêm ưu thế. Ngoài ra, yếu tố hướng sườn, độ dốc cũng góp phần hình thành thảm thực vật rừng trong từng khu vực. ■ < Địa hình ven biển nước ta cũng thuận lợi cho việc trồng rừng ngập mặn. Kết hợp với lượng phù sa lón và các yếu tố khí hậu nhiệt đới thuận lợi đã hình thành nên các cánh rừng ngập mặn chạy dọc ven biển từ Quảng Ninh đên Cà Mau lớn thứ ba trên thế giới sau rừng ngập mặn Amadôn ở Nam Mĩ và Philippin. Địa hình còn tạo nên sự phân hóa theo độ cao của các thảm thực vật rừng. Theo GS.TS. Vũ Tự Lập, Việt Nam có 3 đai cao trên núi như sau: - Đai nội chỉ ínyến gió mùa chân núi từ 0 đến 6ƠOm: Trong đai này hình thành các hệ sinh thái rừng thường xanh ở vùng núi thấp, mưa nhiều, khí hậu ẩm ướt. Rừng có cấu trúc nhiều tầng với 3 tầng cây gỗ, có cây cao tới 30 - 40m. Phân lớn là các loài cây nhiệt đới xanh tốt quanh năm. - Đai á chí tuyến gió mùa trên núi từ 600 đến 2.600m: Hình thàrửi các hệ sinh thái rừng á nhiệt đới, bắt đầu xuất hiện các loài cây ôn đới, rêu và địa y. - Đai ôn đới gió mùa trên núi từ 2.600m trở lên\ Rừng là các loài thực vật ôn đới chiếm ưu thế như đỗ quyên, thiết sam, lãnh sam,... Địa hình là một trong những yểu tố quan trọng tạo nên tính đa dạng sinh học của Việt Nam. Dãy Trường Sơn tạo ra sự phân cách giữa 2 vùng rừng khô hơn ở phía tây và ẩm hơn ở phía đông, hay như khu vực đèo Hải Vân - Bạch Mã do sự khác biệt rõ nét về khí hậu đã hình thành nên khu hệ động thực vật nhiệt đới Nam Trung Bộ và khu Bắc Trung Bộ. Ngoài ra, ở miền Bẳc do ảnh hường của dày Hoàng Liên Sơn đã tạo ra một sinh cảnh khác biệt giữa 2 vùng Tây Bấc và Đông Bắc. Bên cạnh ảnh hưởng đến sự hình thành và phân bố các thảm thực vật rừng thì địa hình cũng ảnh hưởng lớn đến các hoạt động khai thác rừng. Địa hình Việt Nam đã tạo nên tính đa dạng của các của các kiểu rừng, làm phong phú các sản phẩm lâm nghiệp, đồng thời là điều kiện cho việc hình thành các vùng tập trung lâm nghiệp. 2.2.2. Đẩt Các đặc tính lí, hóa, độ phì của đất, độ dày tầna đất có ảnh hươnu đến sự sinh trưởng và phát triển của cây rừng. Quá trình hình thành đất chù yếu cúa Việt Nam là quá trinh feralit và kiểu thổ nhưỡng điển hình là đất feralit đỏ vàng. Đây là loại đất có tans dàv. độ âm cao
- thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển cùa thực vật lá rộng. Tuy nhiên, trong quá trình kết họp với các yếu tố khí hậu, thủy văn, đất lại phân thành nhiều nhóm khác nhau, là cơ sở quan trọng để hình thành các thảm thực vật rừng khác nhau. Trên những tầng đất dày và ẩm là kiểu rừng ẩm thường xanh, trên tầng đất nông và nghèo xuất hiện các kiểu rừng gió mùa với các loại cây ưa sáng. Trưòng hợp quá trình phát sinh thổ nhưỡng không hoàn chỉnh thì sẽ hình thành các kiểu phụ thổ nhưỡng mà trên đó gắn liền với thành phần thực vật đặc biệt như đất ingập mặn, đất phèn, đất mùn trên núi cao,... Đất tạo điều kiện cho việc lựa chọn các giống cây rừng thích hợp để trồng rừng đạt hiệu quả cao. Bảng 3.1. Diện tích đất lăm nghiệp phân theo vùng năm 2010 Tổng Đất % đất lâm Các vùng diện tích lâm nghiêp nghiệp so vói (nghìn ha) (nghìn ha) tổng diện tích Cả nước 33.095,7 15.366,5 46,4 Đồng bằng sông Hồng 1.496,6 131,0 8,8 Tmng du và miền núi Bắc Bộ 10.136,6 6.051,1 59,7 Bắc Trung Bộ 5.146,1 3.164,4 61,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 4.437,7 2.332,3 52,6 Tây Nguyên 5.464,1 2.864,1 52,4 Đông Nam Bộ 2.359,8 512,8 21,7 Đồng bằng sông Cửu Long 4.054,8 310,8 7,7 Nguôn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011 Nước ta có tổng diện tích đất tự nhiên là 33.095,7 nghìn ha, trong đó đất lâm nghiệp là 15.366,5 nghìn ha, chiếm tới 46,4% diện tích đất cá nước. Đây là cơ sờ đê phát triên lâm nghiệp. Đất chưa sử dụng còn nhiều, là tiềm năng lớn đế mở rộng diện tích rừng trong cả nước. Diện tích đất lâm nghiệp phân theo vùng có sự khác nhau dần đến sàn xuất lâm nghiệp khác nhau theo vùng. Những vùng có diện tích đất lâm nghiệp lớn là Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trims Bộ, Tây Nsuyên và Duyên hái Nam Trung Bộ. Đây cũng là những vùng phát triển lâm nshiệp lớn nhất nước ta. 141
- 2.2.ì. Khí hậu Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với nhiệt độ trung bình năm luôn trên tổng nhiệt độ hoạt động từ 8.000 - 10.000®c/năm, số giờ nắng trung b ìh h ^ 1.400 - 3.000 giờ, tổng lượng bức xạ lớn từ 110 - 140 kcal/cm^/năm, cân b ầ ị bức xạ quanh năm dưorng, lượng mưa trung bình năm từ 1.500 - 2.500mm, độ ^ tưomg đối của không khí luôn trên 80%,... là điều kiện thuận lợi cho cây rừng pHll triển nhanh chóng, có nhiều tầng tán, sinh khối lớn, độ tái sinh mạnh. Do khí hậu có sự phân hóa khác nhau giữa các khu vực nên rừng nước ta cũng có sự phân hóa nhất định, ở những vùng nhiệt ẩm lớn và phân bố đều trong năm hình thành kiểu rừng ẩm; nơi có nhiều tháng khô hình thành rừng khô; nori ấ mùa khô kéo dài là rừng rụng lá, xavan, truông cỏ,... Trên nền nhiệt và yếu tố gió mùa, ở nước ta đã hình thành các đới rừng: - Đới rừng chí tuyến gió mùa', ranh giới 16°B trở ra, cây không cao, chủ yếu là các loài phương Bắc. - Đới rừng gió mùa á xích đạo: từ 16°B trở vào, cây có kích thước caọ hon, chủ yếu là các cây họ dầu thuộc khu hệ Malaixia - Inđônêxia. ., Khí hậu còn tạo những thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên lâm nghiệp. Việc gieo trồng cây rừng non trở nên dễ dàng, đòi hỏi ít công chăm sóc, làm giảm chi phí sản xuất. Cây rừng phát triển nhanh, cho thu hoạch sớm, đem lại lợi nhuận cao. Ngoài ra nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho cho việc thâm canh, xen canh, đa dạng hóa hoạt động sản xuất lâm nghiệp nước ta. Bên cạnh những thuận lợi trên, khí hậu nước ta cũng gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động lâm nghiệp. Lượng mưa hàng năm tuy lớn nhưng lại phân hóa theo mùa, mùa mưa tập trung đến 80% lượng nước cả năm làm dư thừa nước, gây úng lụt, sạt lở đất, trong khi mùa khô lại thiếu nước tưới cho các loại cây trồng. Lượng mưa lớn, gặp địa hình vùng núi gây rửa trôi mạnh làm mất các chất dinh dưỡng trong đất, do vậy việc trồng rừng ở các khu vực đã bị rửa trôi thường phải chi phí lớn, thời gian kéo dài. Cùng với đó là hàng năm đất nước ta phải hứng chịu nhiều trận bão lớn, làm đổ gẫy cây rừng, tàn phá cơ sở vật chất các ngành kinh tế trong đó có lâm nghiệp. Hoạt động trông rừng và khai thác rừng diễn ra trong mùa mưa bão gặp rất nhiều khó khăn, nhất là khi địa bàn hoạt động chủ yếu là vùng đồi núi. địa hình phức tạp nhiều thiên tai. 142
- Ngoài ra, các hiện tượng thời tiết cực đoan của khí hậu nước ta cũng gáy những khó khăn nhất định cho các hoạt động kinh tế gắn vói rừng. Các hiện tượng sương muối, sương giá, rét đậm rét hại ờ khu vực phía bắc làm giảm sự sinh ỉnrởng của cây rừng trong mùa đông; hay hiện tượng gió Lào gây cháy rừng khu vực miền Trung; hiện tượng ít mưa, nhiệt độ cao gây cháy rừng ữên diện rộng ờ Đồng bàng sông Cửu Long,... Ĩ.Ĩ.4. Nguồn nước Với 3/4 diện tích là đồi núi, bị chia cắt mạnh trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, mật độ 0,5 - 2km/km^, tmng binh cứ 20km lại gặp một cửa sông và cả nước có 2.360 con sông có chiều dài từ lOkm trở lên. Sông ngòi nước ta có lượng nước lớn, cung cấp nguồn nước tưới dồi dào cho công tác trồng rừng. Đặc biệt nguồn nước ngầm phone phú với 202 ti ra^/năm, lại thường xuyên được bổ sung cung cấp cho cây rừng, đặc biệt cần thiết là vào mùa khô. Trên lãnh thổ nước ta, nguồn nước phong phú là điều kiện để hình thành nên các cánh rừng ngập nước với hệ sinh thái đa dạng ở Đồng bang sông Cửu Long. Tuy tài nguyên nước phong phú nhưng lại phân bố không đều trone năm và khác nhau giữa các địa phương. So với lượng nước cả năm, mùa lũ chiếm khoảng 70 - 80%, còn mùa kiệt chỉ có 20 - 30% là khó khăn lớn cho hoạt động lâm nghiệp. Nguồn nước cũng phân bố không đều trên toàn lãnh thổ. Nơi nhiều nước gấp từ 8 - 10 lần nơi ít nước, điều này đòi hỏi phải bố trí các loại cây trồne hợp lí giữa các vùng. Cùng với việc cung cấp nước tưới cho cây rừng, hệ thống sône neòi nước ta còn tạo điều kiện cho việc vận chuyển gỗ khai thác từ khu vạrc đầu nguồn phía tây theo các sông lớn về hạ lưu bẳng đường thủy, điều này cũng tạo cho việc phân bổ các cơ sờ chế biến gỗ dọc theo các sông lớn, làm giảm chi phí sán xuất. 2.2.5. Sinh vật Nước ta có hệ thống các loài thực vật rừng phong phú v à đa dạne, là kểt quà của quá trình du nhập lâu dài của các luồng sinh vật trên thế eiới bên cạnh các loài thực vật bản địa. Việt Nam có một khu hệ thực vật bản địa đặc hữu đă tồn tại. phát triẻn tữ ki Đệ Tam và tương tự như ngày nay. Nhữne loài, họ, chi phát hiện được trone hóa thạch hiện nay còn sống ờ miên Bac Việt Nam đã khỏna khác 2Ì V nhữne loài, ới họ và chi ở miền Nam Trung Hoa. Vi những quan hệ thân thuộc như vậy. các nhà 143
- thực vật đă gộp khu hệ thực vật miền Bắc Việt Nam với miền Nam Trung Hoa thành khu hệ Việt Bẳc - Hoa Nam. Chỉ riêng khu hệ này ti lệ các yêu tỏ bản địa đặc hữu đã chiếm tới 50% thành phần của hệ thực vật Việt Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm về vị trí địa lí, khí hậu và các yếu tố tự nhiên khác đã làm cho thực vật Việt Nam có sự xuất hiện của các loài di cư từ các khu hệ khác tới. Có 3 luồng di cư lớn của thực vật vào nước ta: - Luồng di cư Hymalaya: từ phía tây bắc xuống mang theo các loài ôn đới với các cây lá kim của ngành phụ hạt trần như thông, samu, pormu. lãnh sam,...; các cây lá rộng rụng lá về mùa đông thuộc họ dẻ, họ ôliu, đỗ quyên,... Các loài này thường phân bố tập trung ở vùng núi cao Tây Bắc, các dãy núi cao thuộc Trường SoTi. - Luồng Malaixia - Inđônêxia: từ phía nam lên, đặc trưng là các cây họ Dầu tập trung chủ yếu ở miền Nam. Khu hệ này chiếm tới 15% các loài trên lãnh thô nước ta hiện nay. - Luồng Án Độ - Mianma: từ phía tây và tây nam sang, gôm các loài cây rụng lá mùa khô như họ Bàng, họ Gạo, Săng lẻ,..., phân bố ờ những nori có mùa khô kéo dài sâu sắc, nod chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, ơ nước ta, phản bố tập trung ở các khu vực đồi thấp Trung Bộ và phía nam khu Tây Băc, với ti lệ của luồng này là 14% các loài của nước ta. Cùng với các loài bản địa, các loài có nguồn gốc di cư của 3 luông di cư trên đã làm cho hệ thực vật rừng nước ta phong phú và đa dặng. Đây cũng là điêu kiện thuận lợi để thực hiện việc đa dạng hóa trồng rừng và khai thác các san phâm rừng của nước ta. 2.3. Kinh t ế - x ã hội 2.3.1. Nguồn ỉao động Đe phát triển nghề rừng (bao gồm trồng, chăm sóc. tu bô. bao \ệ và khai thác) đòi hỏi lực lượng lao động nhất định cả về số lượng và chất lượng. Nguồn lao động nước ta dồi dào, tập trung chủ yếu ở khu vực nông thôn (chiếm 72,0% năm 2010). Do đó, phát triển lâm nghiệp có ý nghĩa to lớn nhàm giai quyết việc làm, cải thiện đời sống cho ngưòd lao động, nhất là ở khu vực nômỉ thôn, miền núi và tăng thêm thu nhập của nền kinh tế quốc dân. Năm 2010, cả nước có trên 49,0 triệu lao động đang làm việc tronu các neành kinh tế. trong đó 49,5% thuộc lĩnh \'ực nông - lâm - thuy san. riêng lâm nghiệp chiếm khoảng 0.5% tông lao động nông - lâm - thuỹ san (121 nghm người). 144
- Ngoài ra còn hàng vạn lao động trong các doanh nghiệp lâm nghiệp và các hoạt động có liên quan. Bên canh đó, các doanh nghiệp lâm nghiệp hàng năm còn kí hợp đồng khoán, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh và trồng rừng cho hàng vạn hộ gia đinh. Nhà nước cũng đà giao trên 3 triệu ha rừng và đất lâm nghiệp cho khoảng 1 triệu hộ gia đình (tương đương 5 triệu nhân khẩu) sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Đây là lực lượng lao động tiềm tàng trong ngành lâm nghiệp. Bến cạnh số lượng lao động thì chất lượng nguồn lao động cho phát triển lâm nghiệp cũng có một số đặc điểm như lao động cần cù chịu khó, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất,... Đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng núi lại rất am hiểu các loại cây rừng, đặc tính sinh trưỏng và phát triển của chúng. Đây là điều kiện thuận lợi để tiến hành phát triển lâm nghiệp, huy động sức dân để tiến hành trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Tuy nhiên, khó khăn là địa bàn vùng núi dân cư thưa thớt, trình độ chuyên môn kĩ thuật của người lao động còn thấp, lao động chưa qua đào tạo vẫn còn chiếm tỉ lệ lớn. 2.3.2. Thị trường Thị trường lâm nghiệp bao gồm thị trường trong nước và thị trường quốc tế. - Thị trường trong nước: Với số dân gần 87,0 triệu người, nhu cầu về gỗ, củi và các sản phẩm lâm nghiệp liên quan là rất lớn, nhất là khi chất lượng cuộc sống của người dân ngày một nâng cao. Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng gỗ, lâm sản năm 2010 Nhu cầu Đơn vị tính Số iượng Gỗ trụ mỏ nghìn 350 Nguyên liệu giấy nghìn 18.500 Nguyên liệu ván nhân tạo nghìn 3.500 Gỗ xây dựng cơ bản và gia dụng nghìn 3.500 Củi nghìn Ste 10.500 Song mây, tre nứa nghìn tấn 3 0 0 -3 5 0 Gỗ nhập khẩu nghìn 500 Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát trién nông thôn Như vậy, tiêu thụ gồ trong nước cho sản xuất than, eiấy và ván nhân tạo khoảng 60%. Tiêu thụ gồ xây dirng cơ bản, dăm mảnh và đồ mộc khoảng 40%. 10. Đ ịa ỈÚ N IT S V N 145
- Trong những năm gần đây, ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu phát triển nhảy vọt, sản lượng gỗ tròn khai thác trong nước không cung cấp đủ cho xuất khẩu và phục vụ nhu cầu nội địa. Vì thế, Việt Nam đã phải nhập khẩu nhiều eỗ nguyên liệu vói các chủng loại khác nhau từ các nước trên thế giới. - Thị trường quắc tế Hàng đồ gỗ gia dụng Việt Nam đã thâm nhập thị trường 120 nước, vùng lành thổ và đang có cơ hội vượt qua các nước trong khu vực như Malaixia, Inđônêxia, Thái Lan để vào thị trường giàu tiềm năng Hoa Kì, nơi hàng năm kim ngạch nhập khẩu đồ gỗ lên tới 15 tỉ USD. Với giá rẻ hơn 10% so với đồ gỗ Trung Quổc, nước xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu thế giới, hàng đồ gỗ Việt Nam đang được các công ty nhập khẩu và các công ty bán lẻ đồ gỗ Hoa Kì tìm kiếm để nhập khâu. Rõ ràng thị trường tiêu thụ các sản phẩm lâm sản ngày càng mờ rộng là điều kiện để đẩy mạnh việc trồng và khai thác rừng trên cả nước, tất nhiên phải có các chính sách quản lí khai thác rừng hợp lí, nếu không sẽ dẫn đến tình trạng khai thác bừa bãi chỉ vì lợi ích trước mắt mà không chú ý tới các vấn đề môi trường trong tương lai. 2.3.3. Cơ sở vật chất k ĩ thuật Cơ sở vật chất kĩ thuật là nhân tố quan trọng có ảnh hưởng đến phát triển và phân bố lâm nghiệp cũng như đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm hệ thống các nông, lâm trường, các vườn ươm, máy móc thiết bị phục vụ khai thác và trồng rừng. Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ ngành lâm nghiệp ngày càng được tăng cường. Trình độ cơ giới hóa từ khâu trồng mới đến khai thác, vận chuyển và chế biến lâm sản khône ngừng được cải tiến và hiện đại. Đó là các nhân tố tích cực tạo điều kiện thuận lợi cho ngành lâm nghiệp phát triển. Tuy nhiên, cơ sở vật chất kĩ thuật vẫn còn yếu kém về nhiều mặt, nguyên nhân chủ yêu là do địa bàn hoạt động ở các khu vực vùng sâu vùng xa, điều kiện đi lại khó khăn, thêm vào đó là hiệu quả sản xuất lâm nghiệp chưa cao dẫn đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất kĩ thuật còn hạn chế,... 2.3.4. vổn Vôn là nhân tô quan trọng giải quyết các vấn đề đầu vào; là cơ sờ để tiến hành các hoạt động trông và khai thác rừng; là điều kiện để đầu tư nghiên cứu khoa học lâm nghiệp, mua aiốim cây rừnu. mua sấm các phươim tiện máy móc. 146
- thuê nhân công,... Tùy vào khả năng kinh tế của mỗi địa phương mà vốn đầu tư trong lâm nghiệp có quy mô khác nhau. Nguồn vốn cho lâm nghiệp ở nước ta chủ yếu được lấy từ nguồn ngân sách quốc gia. Trong những năm gần đây, nhờ đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong ngành lâm nghiệp mà có thêm các nguồn vốn khác trong xã hội và sự hỗ trợ của các tổ chức nước ngoài. Nhìn chung, vốn đầu tư của Nhà nước và của các doanh nghiệp vào lĩnh vực lâm nghiệp có xu hướng tăng lên qua các năm, nhưng còn chậm. Năm 2010, vốn đầu tư của Nhà nước vào ngành nông - lâm - thủy sản chỉ chiếm 6,2%, trong đó lâm nghiệp vào khoảng 0,5%. Trong những năm qua đã có nhiều tổ chức quốc tế đầu tư hỗ trợ cho ngành lâm nghiệp Việt Nam như Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), các nước Hà Lan, Thụy Điển, Đức, Nhật Bản,... để trồng và bảo vệ rừng. Bên cạnh đó đã có nhiều liên doanh đầu tư vào trồng rừng và xuất khẩu dăm mảnh và hơn 20 tổ chức quốc tế cam kết đầu tư hỗ trợ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, tạo tiền đề quan trọng để ngành lâm nghiệp Việt Nam phát triển bền vững 2.3.5. Đường lổi chỉnh sách Trong lâm nghiệp, chính sách có vai trò điều tiết các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, đồng thời kích thích các thành phần kinh tế tham gia vào phát triển lâm nghiệp, tạo động lực kinh tế trong phát triển lâm nghiệp. Thực tiễn đã cho thấy, sau khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lí kinh tế nông nghiệp và các chính sách đất đai khác đã làm cho các hoạt động sản xuất lâm nghiệp ngày càng phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các chính sách giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình sản xuất kinh doanh đã có ảnh hưởng lớn làm thay đổi các phương thức khai thác rừng trước đây, rừng được giữ gìn và bảo vệ tốt hơn. “Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng” đã kích thích các hoạt động trồng rừng trong cả nước, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc,... Nếu khônỵ có chính sách lâm nghiệp họp lí chắc chắn việc mất rừng sẽ diễn ra nhanh và nhiều hơn cũng như sẽ không đạt được những thành tụii trong sản xuất như ngày nay. Ngoài các nhân tố chính nêu trên thì các nhân tố khác như hợp tác quốc tế, phong tục tập quán ờ tìmg địa phươnu. hay phươim thức canh tác tìmg vùntĩ,... cũng góp phần quan trọng ánh hưởng đến sir phát triến và pliân bố ngành lâm nghiệp. 147
- 3. Đặc điểm của sản xuất lâm nghiệp 3.1. Sản xuất lãm nghiệp có tốc độ tăng trưởng chậm và chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản Một đặc điểm khác biệt của ngành lâm nghiệp so với nông nghiệp và thủy sản là giá trị sản xuất nhỏ và tăng chậm hom. Năm 1995, giá trị sản xuât l&n nghiệp đạt 5.033,7 tỉ đồng (giá so sánh 1994), đến năm 2010 tăng lên 7.388,0 tì đồng, tăng gấp 1,5 lần. Tốc độ tăng trưởng trung bình trong giai đoạn 1995 - 2010 là 2,2%/năm (trong khi của nông nghiệp là trên 5,0%/năm và thủy sản là 10,4%/năm). Bảng 3.3. Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng ngành lăm nghiệp giai đoạn 1995 - 2010 Giá trị sản xuất Tốc độ tăng trưởng Năm (tỉ đồng, giá so sảnh 1994) ’ 1995 5.033,7 3,3 2000 5.901,6 4,9 2005 6.315,6 1,2 2009 7.043,2 3,8 2010 7.388,0 4,9 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2005, 20ỉ ỉ Tốc độ tăng trưởng không đềụ qua các năm. Năm 2000 và 2010, tốc độ tăng trưởng của lâm nghiệp đạt mức cao nhất là 4,9%. So với nông nghiệp và thủy sản, giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp mặc dù gia tăng hàng năm, song chiếm tỉ trọng nhỏ và giảm liên tục trong cơ cấu giá trị sản xuất nông - lâm - thủy sản (từ 5,0% năm 1995 xuống 3,7% năm 2005 và còn 2,6% năm 2010). Nguyên nhân là do hoạt động sản xuất nông nghiệp, thủy sản được chú trọng phát triển nhàm đáp ứng nhu cầu tăng nhanh trong nước và xuất khẩu, đồng thời với việc áp dụng nhiều tiến bộ mới vào sản xuất, chu ki sản xuất ngắn nên đã nhanh chóng đem lại hiệu quả; trong khi sản xuất lâm nghiệp có hiệu quả sản xuất thấp, địa bàn sản xuất khó khăn, chu kì sản xuất dài, mới chỉ chú trọng khai thác tự nhiên mà chưa tập trung đến trồng rừng và phát triển kinh tế rừng. 148
- 3.2. Cơ cấu giá trị sản xuất có sự chênh lệch lớn giữa các phân ngành và chuyển dịch chậm theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Sự tăng lên về giá trị sản xuất lâm nghiệp trong những năm qua chủ yếu là do đóng góp của khu vực khai thác. Hoạt động này phát triển mạnh do nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm gỗ và các sản phẩm lâm nghiệp khác phục vụ cho nền kinh tế đang phát triển với tốc độ nhanh. Trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp, hoạt động khai thác rừng chiếm tỉ trọng cao nhất, luôn trên dưới 80%. Điều này càng làm cho diện tích rừng suy giảm nhanh. Ngành trồng và nuôi rừng đứng ở vị trí thứ hai, với tỉ trọng dao động từ 14,2 - 14,8%. Nhìn chung tỉ trọng này là thấp, vì có đẩy mạnh trồng rừng thì mới đem lại nguồn nguyên liệu bền vững cho các hoạt động khai thác. Trong những năm qua, nước ta đã có nhiều chương trình, dự án trồng rừng, song hiệu quả chưa cao, việc trồng mới diễn ra còn chậm, làm cho giá trị sản xuất tăng chậm hơn so với hoạt động khai thác nên tỉ trọng cũng không có sự thay đổi nhiều. Dịch vụ lâm nghiệp tuy có sự tăng trưởng về giá trị sản xuất để cung ứng giống, vật tư, kĩ thuật,..., song vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ, trên dưới 5%. Bảng 3.4. Giá trị sản xuất và cơ cẩu giá trị sản xuất lăm nghiệp giai đoạn 2000 - 2010 (giá thực tế) Chia ra A A Tong SO Trồng và Khai thác g ỗ Dịch vụ Năm nuôi rùng và lâm sản lâm nghiệp Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % Tỉ đồng % 2000 7.673,9 100,0 1.131,5 14,7 6.235,4 81,3 307,0 4,0 2005 9.496,2 100,0 1.403,5 14,8 7.550,3 79,5 542,4 5,7 2009 16.105,8 100,0 2.287,0 14,2 12.916,9 80,2 901,9 5,6 2010 18.714,7 100,0 2.711,1 14,5 14.948,0 79,9 1.055,6 5,6 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2011 Trong giai đoạn 2000 - 2010, sự chuyển dịch cơ cấu ngành lâm nghiệp rất chậm. Ngành khai thác chỉ giảm được 1,4%, trồng và nuôi rừng giảm nhẹ (0,2%), còn dịch vụ lâm nghiệp có tăng tỉ trọng nhưng không nhiều (1,6%). Sự mất cân đối về giá trị sản xuất giữa trồng và nuôi rừng, khai thác và các dịch vụ lâm nghiệp phản ánh sự thiếu bền vững của ngành lâm nghiệp nước ta. 149
- Hoạt động khai thác diễn ra mạnh mà không đi liền với ưồng mới, tu bô rừng đẫ làm cho tài nguyên rừng bị suy giảm, làm'ảnh hưởng đến các hoạt động kinh tê, cung ứng nguyên liệu lâm sản, môi trường sinh thái,... 3.3. Sản xuất lãm nghiệp có sự phân hóa giữa các vùng Hoạt động lâm nghiệp có sự phân hỏa theo vùng. Chiếm tỉ trọng lớn nhấỆ trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp là Trung du và miền núi Bắc Bộ, tiếp theo là Bắc Trung Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Vùng’ có tỉ trọng thấp nhất là Đồng bàng sông Hồng và Đông Nam Bộ. Sự chênh lệch về cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp giữa các vùng là do đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng. Những vùng miền núi, trung du có quỹ đất rộng, chủ yếu là đất đồi núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp; trong khi khu vực đồng bằng có thế mạnh về nồng nghiệp và thủy sản. Bảng 3.5. Giá trị sản xuất lâm nghiệp phân theo các vùng sinh thái giai đoạn 2000 - 2010 (giá so sảnh 1994) N ăm 2000 N ăm 2010 Các vùng Tỉ đồng % Tỉ đồng % Cả nước 5.901,6 100,0 7.388,0 100,0 Đồng bằng sông Hồng 259,0 4,4 207,0 2,8 Trung du và miền núi Bắc Bộ 2.480,9 42,0 3.033,4 41,1 Bắc Trung Bộ 1.1123 18,8 1.4333 19,4 Duyên hải Nam Trung Bộ 479,2 8,1 650,8 8,8 Tây Nguyên 404,5 6,9 550,3 7,4 Đông Nam Bộ 283,1 4,8 380,2 5,2 : Đồng bằng sông Cửu Long 8823 15,0 1.132,7 15,3 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam năm 2000, 2011 Trung du và miền núi Bắc Bộ đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất lâm, nghiệp, tuy tỉ trọng có giảm nhẹ (từ 42,0% năm 2000 xuống 41,1% năm 2010). Vùng có 5/10 tỉnh đứng đầu cả nước về giá trị sản xuất lâm nghiệp, đó là Lạng Sơn, Yên Bái, Sơn La, Tuyên Quang và Hòa Bình. Đứng thứ hai là Bẳc Trung Bộ, mặc dù có nhiều thiên tai, song giá trị sản xuất lâm nghiệp của vùng đã tăng liên tục và chiếm 19,4% giá trị sản xuất lâm nghiệp cả nước năm 2010. Nghệ An đứng đầu cả nước và toàn vùng, Thanh Hóa và Quảng Bình nằm trong nhóm 10 tỉnh có giá trị sản xuất lâm nghiệp lớn nhất. 150
- Đồng bàng sông Cửu Long chiếm trên 15,0% giá trị sán xuất lâm nghiệp cả nước, trong đó có 2 tỉnh Long An và Đồng Tháp nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu. Một số vùng có tiềm năng lớn về lâm nghiệp, nhưng hiệu quả sản xuất của ngành lâm nghiệp chưa cao như vùng Tây Nguyên, chiếm tới 22,1% diện tích rừng cả hước (chỉ đứng sau Trung du và miền núi Bắc Bộ), nhưng chỉ chiếm 7,4% giá trị sản xuất lâm nghiệp cả nước. Điều này cho thấy việc chưa phát huy hết lợi thế từng vùng trong sản xuất lâm nghiệp. II. THựC TRẠNG PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN B ố 1. Tài nguyên rừng 1.1. Diện tích rừng toàn quốc Từ năm 2000 đến nay, tài nguyên rừng có sự biến động cả về diện tích và độ che phủ. Diện tích rừng tăng liên tục, từ 10.915,6 nghìn ha năm 2000 lên 13.388,1 nghìn ha năm 2010, trong 10 năm cả nước đã tăng thêm được 2.472,5 nghìn ha, tmng bình mỗi năm rừng nước ta tăng thêm 247 nghìn ha. Điều này cho thấy những tiến bộ bước đầu trong chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam, Hình 3.1. Diện tích và độ che phủ rìntg giai đoạn 2000 - 2010 Nguồn: Niên giảm thống kê Việt Nam năm 2000, 2011 151
- Cùng với sự biến động về diện tích rừng, độ che phủ rừng trên cả nước cũng ngày càng được cải thiện. Năm 2010, độ che phủ rừng cả nước là 39,5%, tăng 6,4% so với năm 2000. Mặc dù đã đạt được lứiừng tiến bộ nhất địrửí, song diện tích rừng tăng lên hàng năm vẫn còn thấp, độ che phủ rừng đã được cải thiện lứiưng tăng lên không nhiều. Trong tổng diện tích rừng toàn quốc từ năm 2000 đến 2010 thi diện tích rùng tự lứiiên và rừng trồng cả nước đã tăng lên liên tục. Diện tích rừng tự nhiên dâ tăng từ 9.444,2 nghìn ha lên 10.304,8 nghìn ha. Tỉ ưọng rừng tự nhiên cũng luôn chiếm trên dưới 80%. Tuy nhiên, bên cạnh diện tích rừng đang ngày càng tăng lên thì diện tích đất trống, đồi núi trọc còn rất lớn, cần tiếp tục cải tạo để phục vụ cho phát triển lâm nghiệp, đưa diện tích rừng nước ta mở rộng hơn nữa. Diện tích rừng trồng cả nước tăng liên tục và tăng nhaiứi hơn rừng tự nhiên trong giai đoạn 2000 - 2010, từ 1.471,4 nghìn ha lên 3.038,3 nghìn ha. Trong đỏ, rừng trồng có trữ lượng chiếm 6,3 - 10% diện tích rừng cả nước; rừng ưồng chua có trữ lượng có tỉ frọng thấp và ngày càng giảm; rừng tre luồng có tỉ trọng xâp xỉ 0,7%; rừng trồng cây đặc sản có xu hướng tăng lên cả về diện tích và ti trọng. Đây là xu hướng tích cực, đáp ứng nhu cầu về gồ cho sàn xuất, đời sống, phục vụ xuât khẩu và giữ gìn cân bằng sinh thái. Diện tích các loại rừng phân theo chức năng của nước ta cũng có sự thay đôi qua các năm. Bảng 3.6. Diện tích đất lâm nghiệp có rừng phân theo chức năng giai đoạn 2000 - 2010 Tổng C hia ra Năm diện tích Rừng đặc dụng Rừng phòng hộ Rừng sản xuất (nghìn ha) Nghìn ha % Nghìn ha % Nghìn ha % 2000 11.574,5 1.443,1 12,5 5.398,2 46,6 4.733,2 40,9 2005 12.616,7 1.958,3 15,5 6.172,1 48,9 4.486,3 35,6 2007 14.514,3 2.075,5 14,3 6.766,3 46,6 5.672,5 39,1 2010 15.366,5 2.139,1 13,9 5.795,5 37,7 7.431,9 48,4 Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam các năm 2000. 2005. 2007, 20II Từ năm 2000 cho đến nay, diện tích rừng đặc dụng và rừng san xuất tăng lên liên tục còn rừng phòng hộ tăng giảm không ôn định. 152
- 'i;ị- Rừng đặc dụng của nước ta đã tăng từ 1.443,1 nghìn ha năm 2000 lên 2.139,1 nghìn ha năm 2010, tăng trung bình 69,6 nghìn ha/năm. Có được sự gia tăng đó là do Nhà nước đã chú trọng hơn đến vấn đề bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học bàng việc thành lập thêm các vưòn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên,... Tuy nhiên, việc giữ gìn tốt các khu rừng đặc dụng này không dễ vì đây là những khu rừng có tính đa dạng sinh học cao, giàu có nên thưÒTig xuyên bị bọn lâm tặc nhòm ngó. Do nhu cầu về gồ và các nguyên liệu lâm sản phục vụ cho đời sống hàng ngày tăng nhanh, việc phát triển rừng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất trong những năm qua cũng được đẩy mạnh, đã làm cho diện tích rừng sản xuất cũng tăng liên tục, từ 4.733,2 nghìn ha năm 2000 lên 7.431,9 nghìn ha năm 2010. Như vậy, sau 10 năm diện tích rừng sản xuất đã tăng thêm 2.698,7 nghìn ha. ^ Đối với rừng phòng hộ, mặc dù có vai trò và ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phòng hộ đầu nguồn các con sông, các hồ thủy điện, thủy lợi, phòng hộ ven biển,..., nhưng nhìn chung diện tích rừng phòng hộ có sự biến động mạnh. Từ năm 2000 đến 2007, diện tích rừng phòng hộ tăng lên liên tục từ 5.398,2 nghìn ha lên 6.766,3 nghìn ha. Sau năm 2007 đến nay, rừng phòng hộ bị thu hẹp diện tích, đến năm 2010 đã giảm xuống còn 5.795,5 nghìn ha. 1.2. Diện tích rừng theo các vùng sinh thái Rừng hiện diện ở tất cả các vùng sinh thái trong cả nước. Tuy nhiên diện tích và độ che phủ lại có sự phân hóa mà nguyên nhân là do đặc điểm tự nhiên và kinh tế - xã hội khác nhau giữa các vùng. Bảng 3.7. Hiện trạng rừng phân theo vùng sinh thải nông nghiệp năm 2010 Diện tích rừng Tỉ lệ so vói Độ che phủ Các vùng (nghìn ha) cả nước (%) ’ (%) Cả nước 13.388,1 100,0 39,5 Đồng bàng sông Hồng 124,5 0,9 8,3 Tmng du và miền núi Bắc Bộ 4.985,4 37,2 49,2 Bắc Trung Bộ 2.807,2 21,0 54,5 Duyên hải Nam Trung Bộ 1.919,7 14,3 43,2 Tây Nguyên 2.874,4 21,5 52,6 Đông Nam Bộ 408,0 3,0 173 Đồng bàng sông Cửu Long 268,9 2,1 6,6 Nguồn: Niên giám thông kê Việt Nam năm 2011 153
- Mười tỉnh có diện tích rừng đứng đầu cả nước năm 2010 là Nghệ An (874^ nghìn ha), Gia Lai (719,8 nghìn ha), Kon Turn (654,1 nghìn ha), Som La (625;í nghìn ha), Đắk Lắk (610,5 nghìn ha), Lâm Đồng (601,2 nghìn ha), Quảng Bìiđ (548,3 nghìn ha), Thanh Hóa (545,0 nghìn ha), Quảng Nam (512,5 nghìn ha) V ầ Hà Giang (444,9 nghìn ha). Trung du và miền núi Bắc Bộ có diện tích rừng lớn nhất cả nước với 4.985á nghìn ha, chiếm 37,2% tổng diện tích rừng, tiếp theo là Tây Nguyên (2.874,4 nghìn ha, 21,5%), Bắc Trung Bộ (2.807,2 nghìn ha, 21,0%). Đây là các vùng có diện tích tự nhiên lớn, địa hình đồi núi thuận lợi cho phát triển lâm nghiệp. Đọi|| thời diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất chưa sử dụng còn nhiều để mở rộng d i^ tích rừng. Các vùng đồng bàng có diện tích rừng ít, thấp nhất là Đồng bang sông Hồng (124,5 nghìn ha, 0,9%), Đồng bằng sông Cửu Long (268,9 nghìn ha, 2,1%). Rừng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cừu Long nằm trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, ít có giá trị sản xuất mà chủ yếu là giá trị bảo vệ môi trường. Độ che phủ rừng cũng có sự khác nhau giữa các vùng sinh thái nông nghiệpi.' Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có độ che phủ rừng lớn nhất cả nước (54,5% và 52,6% năm 2010). Cùng với chất lượng rừng còn khá giàu, Tây Nguyên trở thành “kho vàng xanh của đất nước”. Trung du và miền núi Bắc Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có độ che phủ rừng cao hom mức trung bình của cả nước, lần lượt là 49,2% và 43,2%. Đông Nam Bộ, Đồng bàng sông Hồng và Đồng bàng sông Cửu Long có độ che phủ rừng thấp hơn mức trung bình của cả nước rất nhiều, tương ứng là 17,3%; 8,3% và 6,6%. Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trồng rừng nhiều hơn nữa ở các vùng này, nhất là trồng rừng ngập mặn để phòng hộ khu vực ven biển Đồng bằng sông Hồng và Đồng bàng sông Cửu Long. Mười tỉnh có độ che phủ rừng cao nhất cả nước là Quảng Bình (66,9%), Kon Turn (66,8%), Tuyên Quang (64,1%), Lâm Đồng (60,8%), Yên Bái (57,7%), Bắc Kạn (57,5%), Thừa Thiên - Huế (56,5%), Hà Giang (53,3%), Nghệ An (52,3%) và Lào Cai (51,1%). Diện tích rừng có sự phân bố khác nhau giữa các vùng, đây là cơ sờ để Nhà nước lựa chọn chiến lược đầu tư và quy hoạch phát triển rừng họp lí trên cả nước. 154
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Địa lí kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tái bản lần thứ tư): Phần 1
388 p | 27 | 11
-
Bài giảng Địa lý kinh tế - xã hội đại cương 1 - ĐH Phạm Văn Đồng
101 p | 76 | 10
-
Trái đất nóng lên: chúng ta phải làm gì?
6 p | 70 | 7
-
Giáo trình Địa lý kinh tế - Xã hội Việt Nam (Tập 1): Phần 1
113 p | 24 | 7
-
Giáo trình Địa lí nông - lâm - thuỷ sản Việt Nam: Phần 1
150 p | 12 | 5
-
Sét - hiện tượng thiên nhiên kỳ bí
11 p | 65 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn