Chƣơng 5. HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐỘNG CƠ XĂNG<br />
5.1. KHÁI NIỆM CHUNG<br />
5.1.1. Nhiệm vụ<br />
Hệ thống cung cấp (hệ thống nhiên liệu) động cơ xăng nói chung có nhiệm vụ cung<br />
cấp hỗn hợp khí công tác gồm nhiên liệu (dạng khí) và không khí có thành phần và khối<br />
lượng phù hợp với mọi chế độ làm việc của động cơ.<br />
Hệ số dư lượng không khí đặc trưng cho thành phần hỗn hợp, là một thông số quan<br />
trọng. Mỗi loại hỗn hợp khí chỉ có thể cháy trong một vùng có hệ số dư lượng không khí<br />
thích hợp, gọi là giới hạn cháy, tùy theo tính chất của nhiên liệu và phương pháp hình<br />
thành hỗn hợp. Hỗn hợp xăng và không khí có giới hạn cháy hẹp, chỉ nằm trong giới<br />
hạn từ (0,6 – 1,2). Tuy nhiên hỗn hợp cháy trong động cơ xăng được coi là đồng nhất, vì<br />
hỗn hợp hình thành ngoài xi lanh (trừ động cơ phun xăng trực tiếp vào xi lanh). Để điều<br />
chỉnh tải trọng phải dùng phương pháp điều chỉnh hỗn hợp cung cấp cho mỗi chu trình<br />
bằng bướm tiết lưu hay còn gọi là bướm ga trên đường nạp. Thực chất của phương pháp<br />
này là điều chỉnh đồng thời cả nhiên liệu và không khí.<br />
5.1.2. Các phƣơng pháp tạo hỗn hợp đốt trong động cơ xăng<br />
Hiện nay, căn cứ vào phương pháp tạo hỗn hợp, hệ thống cung cấp động cơ xăng được<br />
chia ra 2 loại chính:<br />
- Hệ thống cung cấp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí (thường gọi là<br />
cacbuaratơ) – Hay còn gọi là hệ thống cung cấp động cơ xăng kiểu hút.<br />
- Hệ thống cung cấp kiểu phun xăng. Trong đó hệ thống phun xăng điều khiển<br />
bằng điện tử được sử dụng phổ biến trên các động cơ xăng hiện đại, vì có nhiều ưu điểm<br />
vượt trội so với hệ thống cung cấp kiểu hút, sẽ được nghiên cứu kỹ sau (hệ thống điện<br />
động cơ).<br />
5.1.3. Sơ đồ nguyên lý hệ thống cung cấp động cơ xăng dùng bộ chế hòa khí<br />
a. Sơ đồ:<br />
Gồm các bộ phận được trình bày trên sơ đồ hình 5.1.<br />
<br />
161<br />
<br />
Hình 5.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ xăng<br />
1- Cổ đổ xăng<br />
<br />
10- Bầu lọc tinh<br />
<br />
2- Phễu đổ xăng<br />
<br />
11- Bầu lọc gió<br />
<br />
3- Lỗ thông áp<br />
<br />
12- Bộ phận giảm thanh trên<br />
đường nạp<br />
<br />
4- Thùng xăng<br />
<br />
13- Bộ chế hòa khí<br />
<br />
5- Thước thăm mức xăng<br />
<br />
14- Bộ hạn chế tốc độ<br />
<br />
6- Khoá xăng<br />
<br />
16- Phao chỉ mức xăng<br />
<br />
7- Ống dẫn xăng<br />
<br />
17- Ốc xả<br />
<br />
8- Bầu lọc thô<br />
<br />
18- Lưới hút xăng<br />
<br />
9- Bơm xăng<br />
<br />
b. Nguyên lý hoạt động:<br />
Xăng được rót vào thùng xăng (4) qua phễu có lưới lọc sơ bộ, khi động cơ làm việc,<br />
bơm xăng (9) hoạt động, hút xăng từ thùng qua đầu ống hút (khi khoá đã mở), xăng theo<br />
đường ống qua bầu lọc thô (8), bơm xăng (9), đến bơm, xăng được bơm đẩy lên bầu lọc<br />
tinh (10) để lọc sạch rồi lên bộ CHK. Tại đây hỗn hợp giữa xăng (dạng khí) và không khí<br />
được tạo thành. Hỗn hợp theo đường nạp, qua xu páp nạp cung cấp cho xi lanh động cơ có<br />
thành phần, khối lượng theo chế độ làm việc của động cơ. Sau khi bị đốt cháy và giãn nở<br />
sinh công sản vật cháy được xả ra ngoài khí trời thông qua xu páp xả và ống giảm thanh.<br />
Trên các động cơ xăng cỡ nhỏ, và động cơ mô tô, xe máy hệ thống nhiên liệu không<br />
có bơm xăng, khi đó thùng xăng được bố trí ở vị trí cao hơn bộ CHK nên xăng tự chảy<br />
xuống bộ CHK (hệ thống nhiên liệu kiểu tự chảy).<br />
5.2. LỌC KHÔNG KHÍ<br />
5.2.1. Nhiệm vụ<br />
Lọc sạch bụi bẩn có lẫn trong không khí trước khi đưa vào đường nạp. Nếu không khí<br />
không được làm sạch thì bụi bẩn và các tạp chất khác cùng hỗn hợp cháy nạp vào xi lanh<br />
sẽ làm tăng tốc độ mài mòn xi lanh, pít tông, vòng găng… Bình lọc không khí được lắp ở<br />
cửa vào của đường ống nạp động cơ.<br />
5.2.2. Các phƣơng pháp lọc không khí<br />
162<br />
<br />
Trên các động cơ xăng ô tô, bầu lọc không khí thường sử dụng các kiểu lọc sau:<br />
- Lọc quán tính<br />
- Lọc lưới<br />
- Lọc bằng giấy<br />
- Lọc liên hợp<br />
a. Lọc quán tính<br />
<br />
Hình 5.2. Lọc quán tính<br />
a) Sơ đồ phương pháp lọc quán tính khô<br />
b) Sơ đồ phương pháp lọc quán tính ướt<br />
<br />
Lọc quán tính là phương pháp cho dòng khí nạp chuyển động tốc độ nhanh rồi đổi<br />
hướng chuyển động đột ngột, dưới tác dụng của lực quán tính các bụi bẩn bị tách khỏi<br />
dòng khí sạch.<br />
Nếu cho dòng khí lao vào bề mặt chất lỏng (thường là dầu nhờn) rồi đổi hướng<br />
chuyển động của dòng khí thì do bụi bẩn có quán tính lao mạnh hơn vào mặt chất lỏng và<br />
bị chất lỏng giữ lại. Phương pháp này gọi là quán tính ướt.<br />
Ưu điểm cấu tạo đơn giản, lực cản nhỏ nhưng có nhược điểm là cấu tạo cồng kềnh,<br />
mức độ lọc không sạch, thường chỉ để lọc sơ bộ ban đầu.<br />
b. Lọc lưới<br />
Lọc lưới là phương pháp cho dòng khí đi qua lưới lọc để lưới lọc giữ lại bụi bẩn, lưới<br />
lọc có thể là lưới kim loại, dạ, mút, sợi rối v.v… Để nâng cao khả năng lọc sạch người ta<br />
thường tẩm ướt lưới bằng dầu (lọc lưới ướt).<br />
c. Lọc bằng giấy<br />
<br />
163<br />
<br />
Lõi lọc có thể là dạng tấm hoặc dạng gấp nếp hình vành khăn. Bụi chứa trong không<br />
khí bị gạt lại khi đi qua lõi lọc. Thông thường các bình lọc giấy còn kết hợp chức năng tiêu<br />
âm đối với dòng khí nạp (tiếng ồn trong dòng khí nạp là do tính chu kỳ đóng mở các cửa<br />
nạp tạo ra) nhờ có thêm ống Lavan hoặc ống cộng hưởng ở cửa vào lõi lọc. Ngoài các chức<br />
năng trên lõi lọc giấy còn có tác dụng chặn lửa, tránh không để lửa của hiện tượng hồi hỏa<br />
đi vào không gian động cơ gây ra hỏa hoạn.<br />
<br />
Hình 5.3. Bình lọc không khí có lõi lọc bằng giấy<br />
1- Phần tử lọc thứ cấp<br />
<br />
4- Đầu dẫn khí ra<br />
<br />
2- Ống dẫn bụi ra<br />
<br />
5- Đầu dẫn khí vào<br />
<br />
3- Phần tử lọc sơ cấp<br />
<br />
d. Lọc liên hợp<br />
Lọc liên hợp là phương pháp sử dụng kết hợp hai phương pháp lọc trên.<br />
5.2.3. Cấu tạo và hoạt động một số bình lọc không khí<br />
a .Bình lọc liên hợp khô :<br />
* Cấu tạo:<br />
<br />
Hình 5.4a. Bình lọc liên hợp khô<br />
<br />
164<br />
<br />
Nắp và thân được bắt với nhau nhờ bulông tai hồng. Trong nắp có bộ phận lọc khô<br />
gồm 2 lớp, lớp ngoài làm bằng sợi tổng hợp, lớp bên trong có bìa các tông xếp lượn sóng.<br />
Ống trung tâm của thân lắp với bộ chế hòa khí nhờ đai thép và bu lông.<br />
* Nguyên lý hoạt động<br />
Khi động cơ làm việc, không khí từ bên ngoài chui qua hai lớp của bộ phận lọc vào<br />
ống trung tâm của thân rồi xuống bộ chế hòa khí, bụi bẩn được giữ lại bên ngoài bộ<br />
phận lọc.<br />
b. Bình lọc liên hợp ướt:<br />
* Cấu tạo:<br />
Bình lọc được bắt chặt trên 2 ống thép với cụm nạp của động cơ. Phía trên có ống nối<br />
cao su và liên hệ với khoang dẫn khí bố trí phía dưới nắp đậy của động cơ.<br />
Thân bình lọc ở giữa có ống trung tâm trên to dưới thu nhỏ để tăng tốc cho dòng khí,<br />
phía trên là khoang không khí sạch, có ống nối dẫn không khí tới bộ chế hòa khí và máy<br />
nén khí. Khoảng giữa của thân bao quanh ống trung tâm là hộp lọc. Trong hộp lọc chứa<br />
đầy sợi cước rối.<br />
Bầu chứa dầu được liên kết với thân bình lọc nhờ bulông và ốc tai hồng. Trong bầu<br />
chứa dầu có tấm hướng dẫn.<br />
Mức dầu đổ vào được đánh dấu trên thành bầu chứa dầu.<br />
<br />
Hình 5.4b. Bình lọc liên hợp ƣớt<br />
1- Ốc tai hồng<br />
<br />
6- Ống không khí<br />
<br />
2- Bu lông<br />
<br />
7- Lõi lọc<br />
<br />
3- Ống dẫn không khí<br />
<br />
8- Vỏ chặn dầu<br />
<br />
4- Ngăn ngoài<br />
<br />
9- Nắp<br />
<br />
5- Vòng chặn<br />
<br />
10- Ống chuyển tiếp<br />
<br />
165<br />
<br />