intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Đồ án tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

6
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Đồ án tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Biện pháp kỹ thuật thi công phần móng, phần thân của một công trình có kết cấu bê tông cốt thép toàn khối; quy trình giám sát kiểm tra, nghiệm thu công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Đồ án tốt nghiệp (Ngành: Công nghệ kỹ thuật công trình xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP (VTVL1) NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1 Hà Nội, năm 2021 Tổ THCN 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Tổ THCN 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Để nâng cao tính thực hành trong giảng dạy, người học có thể bắt tay vào công việc ngay khi ra trường, vì vậy việc biên soạn lại tài liệu hướng dẫn “Đồ án tốt nghiệp” là một điều vô cùng cấp thiết. Với mong muốn trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phục vụ cho công việc sau khi ra trường nên trong tài liệu này chúng tôi đã mạnh dạn đưa vào các công việc mà một cán bộ kỹ thuật cần phải thực hiện như lập biện pháp kỹ thuật thi công từ công tác ép cọc đến thi công công phần thân, công tác kiểm tra nghiệm thu công việc xây dựng và cách tổ chức tiến độ thi công trên công trường. Tuy vậy do thời gian eo hẹp nên không thể tránh được các sai sót, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, của sinh viên để tài liệu này ngày càng trở nên hoàn thiện hơn. Tài liệu hướng dẫn “Đồ án tốt nghiệp” gồm 45 buổi, chia thành 3 phần với các nội dung: PHẦN I: LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG PHẦN II: TỔ CHỨC THI CÔNG PHẦN III: HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH Trong quá trình biên soạn tài liệu hướng dẫn “Đồ án kỹ thuật thi công” này chúng tôi đã nhận được nhiều sự động viên, giúp đỡ của các bạn đồng nghiệp, đặc biệt là sự ủng hộ nhiệt tình của Ban giám hiệu trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Chúng tôi xin cảm ơn sự giúp đỡ to lớn đó, cảm ơn các tác giả của các cuốn tài liệu mà chúng tôi tham khảo. Một lần nữa chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp và các em sinh viên để cuốn bài giảng này càng hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của quý vị! Thay mặt nhóm tác giả Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Ths. Trần Thị Bình Tổ THCN 3
  4. MỤC LỤC PHẦN I: LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG ................................................ 11 1. Giao và nhận nhiệm vụ Đồ án .................................................................................... 11 1.1. Giao nhiệm vụ ....................................................................................................... 11 1.2. Nhận nhiệm vụ Đồ án ........................................................................................... 11 2. Lập quy trình thi công ép cọc BTCT ......................................................................... 12 3. Lập biện pháp kĩ thuật thi công ép cọc BTCT .......................................................... 12 3.1. Lựa chọn máy ép cọc, vị trí tập kết cọc và các phương tiện phục vụ .................. 12 3.2. Vẽ sơ đồ ép cọc đại trà, hướng di chuyển của máy .............................................. 14 3.3. Lập BPKTTC ép cọc .............................................................................................. 14 3.4. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công ép cọc BTCT và biện pháp xử lý15 4. Lập biện pháp kĩ thuật thi công đào đất ................................................................... 15 4.1. Lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, chống sạt lở hố đào, định vị giác móng ......................................................................................................................... 15 4.2. Xác định kích thước, vẽ mặt bằng đào đất và mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc 17 4.3. Lựa chọn máy đào, xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy ........... 18 4.4. Lập BPTC phần đào đất ........................................................................................ 19 5. Lập biện pháp kĩ thuật thi công móng BTCT toàn khối .......................................... 19 5.1. Vẽ sơ đồ các công việc thi công móng BTCT toàn khối ...................................... 19 5.2. Lựa chọn, bố trí hệ ván khuôn, giằng, chống cho 1 đài móng ........................... 20 5.3. Lập BPKTTC móng BTCT toàn khối ................................................................... 21 6. Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần cọc BTCT .............................................................. 22 7. Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần đào đất ................................................................... 22 8. Lập biện pháp kĩ thuật thi công cột BTCT toàn khối .............................................. 23 8.1. Lập quy trình thi công cột BTCT toàn khối ......................................................... 23 8.2. Lập BPKTTC cột BTCT toàn khối ....................................................................... 24 8.3. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công cột BTCT và biện pháp xử lý . 24 8.4. Tổ hợp hệ ván khuôn cột ...................................................................................... 24 8.5. Kiểm tra khả năng chịu lực của hệ ván khuôn cột .............................................. 26 8.6. Thống kê khối lượng: Ván khuôn, gông, giằng, cột chống xiên cho 1 cấu kiện cột 28 9. Lập biện pháp kĩ thuật thi công dầm, sàn BTCT toàn khối .................................... 28 9.1. Lập quy trình thi công dầm, sàn BTCT toàn khối ............................................... 28 9.2. Lập BPKTTC dầm, sàn BTCT toàn khối ............................................................. 29 9.3. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công dầm, sàn BTCT và biện pháp xử lý Tổ THCN 4
  5. 29 9.4. Bố trí giáo, cây chống đơn cho 1 mặt bằng thi công tầng được chỉ định, tổ hợp giáo và kiểm tra sự hợp lý........................................................................................................ 30 9.5. Tổ hợp hệ ván khuôn cho 1 cấu kiện dầm ........................................................... 30 9.6. Vẽ cấu tạo mặt cắt chi tiết hệ ván khuôn dầm ..................................................... 31 9.7. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ dầm ........... 32 9.8. Tổ hợp hệ ván khuôn cho hệ ván khuôn sàn ....................................................... 33 9.10. Kiểm tra khả năng chịu lực của ván khuôn, xà gồ, giáo, chống đỡ dầm ....... 34 10. Lập biện pháp kĩ thuật thi công phần xây tường .................................................. 36 10.1. Lập quy trình thi công công tác xây tường....................................................... 36 10.2. Lập BPKTTC công tác xây tường ..................................................................... 36 10.3. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công công tác xây và biện pháp xử lý 37 11. Thể hiện bản vẽ BPKTTC cột, dầm, sàn BTCT toàn khối .................................. 37 12. Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần xây tường ........................................................... 38 PHẦN II: TỔ CHỨC THI CÔNG ....................................................................................... 39 1. Đo bóc khối lượng các công tác phần ngầm .............................................................. 39 1.1. Lập danh mục các tổ hợp công nghệ; Xác định trình tự thi công các công tác thi công phần ngầm .............................................................................................................. 39 1.2. Đo bóc khối lượng công tác ép cọc ....................................................................... 39 1.3. Đo bóc khối lượng công tác đào đất ..................................................................... 40 1.4. Đo bóc khối lượng công tác bê tông lót móng ..................................................... 41 1.5. Đo bóc khối lượng công tác bê tông móng ........................................................... 43 1.6. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn móng ..................................................... 44 1.7. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép móng .......................................................... 45 1.8. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép cổ cột ........................ 45 1.9. Đo bóc khối lượng công tác xây tường móng ...................................................... 46 1.10. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép giằng chân tường 47 1.11. Đo bóc khối lượng công tác lấp đất, tôn nền .................................................... 48 2. Đo bóc khối lượng các công tác phần thân ................................................................ 49 2.1. Liệt kê đầu mục các công việc cần đo bóc khối lượng công việc cho phần thân.49 2.2. Đo bóc khối lượng công tác bê tông, ván khuôn, cốt thép cột ............................ 50 2.3. Đo bóc khối lượng công tác bê tông dầm ............................................................. 50 2.4. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn dầm ....................................................... 51 2.5. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép dầm ............................................................ 51 2.6. Đo bóc khối lượng công tác bê tông sàn .............................................................. 52 Tổ THCN 5
  6. 2.7. Đo bóc khối lượng công tác ván khuôn sàn ......................................................... 52 2.8. Đo bóc khối lượng công tác cốt thép sàn ............................................................. 53 2.9. Đo bóc khối lượng công tác xây tường ................................................................ 53 3. Tra định mức và tính thời gian thi công công tác. .................................................... 54 3.1. Tra định mức cho các công tác ............................................................................. 54 3.2. Xác định nhu cầu, ghép các công việc, bố trí nhân lực, máy thi công, tính thời gian thi công cho các công tác ................................................................................................ 55 3.3. Thể hiện tiến độ thi công (TĐTC) công trình đơn vị theo sơ đồ ngang .............. 56 3.4. Thể hiện biểu đồ tổng hợp nhân lực .................................................................... 57 3.5. Đánh giá, điều chỉnh TĐTC đã lập ...................................................................... 57 PHẦN III: HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH .......................................................... 59 1. Biên bản hiện trường, phiếu xử lý sự cố,nhật kí thi công, bản vẽ hoàn công ........ 59 1.1. Lập biên bản xử lý hiện trường, phiếu xử lý sự cố .............................................. 59 1.2. Ghi nhật kí thi công............................................................................................... 61 1.3. Lập bản vẽ hoàn công ........................................................................................... 65 2. Quy trình giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; Biên bản nghiệm thu. .......................... 65 2.1. Quy trình giám sát, kiểm tra, nghiệm thu ............................................................ 65 2.2. Quy trình nghiệm thu ............................................................................................ 65 2.3. Một số biểu mẫu sử dụng trong biên bản nghiệm thu. ........................................ 66 Tổ THCN 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Mã môn học: MH30.1 Thời gian thực hiện môn học: 225 giờ. Trong đó: - Lý thuyết: 0 giờ; - Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bài tập: 225 giờ; - Kiểm tra: Bảo vệ cuối khóa I.Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 5; + Môn học tiên quyết: Thực tập kỹ thuật viên 3 (MH29.1); - Tính chất: là môn học theo nhóm vị trí việc làm 1. II.Mục tiêu môn học Học xong môn học này người học sẽ có khả năng: II.1. Kiến thức 1.1. Trình bày được biện pháp kỹ thuật thi công (BPKTTC) phần móng, phần thân của một công trình có kết cấu bê tông cốt thép (BTCT) toàn khối: Cọc móng, gia công lắp dựng ván khuôn, cốt thép, phương pháp thi công bê tông cho các cấu kiện chính như móng, cột, dầm, sàn; 1.2. Trình bày được quy trình giám sát kiểm tra, nghiệm thu công trình XDDD&CN. II.2. Kỹ năng 2.1. Lập được biện pháp kĩ thuật và tổ chức thi công công trình XDDD&CN; 2.2. Lập quy trình giám sát, nghiệm thu quá trình thi công công trình XDDD&CN. II.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 3.1. Làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm khi lập biện pháp kĩ thuật, tổ chức thi công, hồ sơ dự toán công trình; 3.2. Chịu trách nhiệm với biện pháp kĩ thuật, tổ chức thi công, hồ sơ dự toán công trình của bản thân và nhóm lập ra; 3.3. Đánh giá hiệu quả của biện pháp kĩ thuật, tổ chức thi công khi hoàn thành; 3.4. Có tác phong nghề nghiệp: Nghiêm túc, cẩn thận, khoa học... 3.5. Cập nhật kiến thức và sáng tạo trong công việc. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Tổ THCN 7
  8. Thời gian (giờ) Số Nội dung thực hành/thực tập Tổng TH,TN, Kiểm TT số TL,BT tra I. PHẦN I: LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG 100 100 1 Buổi 1: Nhận nhiệm vụ đồ án; Lập quy trình thi công ép 5 5 cọc BTCT 2 Buổi 2: Lập biện pháp kĩ thuật thi công ép cọc BTCT 5 5 3 Buổi 3: Lập biện pháp kĩ thuật thi công đào đất 5 5 4 Buổi 4: Lập biện pháp kĩ thuật thi công móng BTCT 5 5 toàn khối 6 Buổi 5,6: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần cọc BTCT 10 10 7 Buổi 7,8: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần đào đất 10 10 8 Buổi 9: Chỉnh sửa thuyết minh, bố cục và thể hiện bản 5 5 vẽ biện pháp thi công; kiểm tra toàn bộ phần cọc, móng 9 Buổi 10: Lập biện pháp kĩ thuật thi công móng BTCT 5 5 toàn khối 10 Buổi 11: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, giằng, 5 5 chống đỡ cấu kiện cột BTCT toàn khối 11 Buổi 12: Lập biện pháp kĩ thuật thi công dầm, sàn BTCT 5 5 toàn khối 12 Buổi 13: Lựa chọn, bố trí giáo, cây chống đơn trên mặt 5 5 bằng (1 tầng) và hệ ván khuôn dầm (1 đoạn dầm) 13 Buổi 14: Lựa chọn, bố trí, kiểm tra hệ ván khuôn, đà 5 5 giáo đỡ dầm, sàn 14 Buổi 15: Lập biện pháp kĩ thuật thi công phần xây tường 5 5 Tổ THCN 8
  9. Thời gian (giờ) Số Nội dung thực hành/thực tập Tổng TH,TN, Kiểm TT số TL,BT tra 15 Buổi 16,17: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần cột, dầm, 10 10 sàn BTCT toàn khối 16 Buổi 18,19: Thể hiện bản vẽ BPKTTC phần xây tường 10 10 17 Buổi 20: Chỉnh sửa thuyết minh, bố cục và thể hiện bản 5 5 vẽ biện pháp thi công; kiểm tra toàn bộ phần thân II PHẦN II: TỔ CHỨC THI CÔNG 55 55 1 Buổi 1,2,3,4: Đo bóc khối lượng các công tác phần 20 20 ngầm 2 Buổi 5,6,7,8: Đo bóc khối lượng các công tác phần thân 20 20 3 Buổi 9: Tra định mức, ghép các công việc và tính thời 5 5 gian thi công các công tác 4 Buổi 10,11: Thể hiện tiến độ, đánh giá, điều chỉnh tiến 10 10 độ thi công công trình đơn vị. III PHẦN III: HỒ SƠ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH 70 70 1 Buổi 1: Biên bản hiện trường, phiếu xử lý sự cố,nhật kí 5 5 thi công, bản vẽ hoàn công 2 Buổi 2,3,4,5: Quy trình giám sát, kiểm tra, nghiệm thu; 20 20 Biên bản nghiệm thu cọc 3 Buổi 6: Biên bản nghiệm thu công tác đào đất 5 5 4 Buổi 7,8,9,10: Biên bản nghiệm thu cấu kiện BTCT 20 20 5 Buổi 11,12,13: Biên bản nghiệm thu phần xây tường và 15 15 công tác hoàn thiện Tổ THCN 9
  10. Thời gian (giờ) Số Nội dung thực hành/thực tập Tổng TH,TN, Kiểm TT số TL,BT tra 6 Buổi 14: Hoàn thiện thuyết minh, bản vẽ đồ án tốt 5 5 nghiệp và trình kí duyệt Cộng 225 225 Tổ THCN 10
  11. PHẦN I: LẬP BIỆN PHÁP KĨ THUẬT THI CÔNG BUỔI 1-20 Giới thiệu: Lập BPTC là cách xác định, lựa chọn về phương pháp kĩ thuật thực hiện thi công các công tác, máy, thiết bị phù hợp để thực hiện thi công công trình. Bao gồm thuyết minh về BPKTTC lựa chọn và bản vẽ thể hiện công tác ép cọc, đào đất, thi công BTCT cột, dầm, sàn, công tác xây tường. Mục tiêu: - Xác định được các thông số của công trình và các yêu cầu cần thực hiện; - Trình bày quy trình thi công và lựa chọn BPTC cho công tác: Ép cọc, đào đất, BTCT cấu kiện móng, cột, dầm, sàn, xây tường; - Thể hiện được bản vẽ BPTC; - Lựa chọn và kiểm tra: Máy ép cọc, cần trục, máy đào, ván khuôn các cấu kiện cột, dầm, sàn. Nội dung chính 1. Giao và nhận nhiệm vụ Đồ án 1.1. Giao nhiệm vụ Công cụ: - Bản vẽ trong ngân hàng Đề môn ĐATN - Phiếu giao nhiệm vụ Kiến thức: - Xác định cấu tạo, các thông số của công trình; - Các nội dung yêu cầu của Đồ án. Trình tự: - GV giao đề cho sinh viên trong nhóm (bản vẽ +phiếu giao đề); - Trình bày tổng quát các nội dung yêu cầu cần thực hiện của đồ án. 1.2. Nhận nhiệm vụ Đồ án Công cụ: - Bản vẽ trong ngân hàng Đề môn ĐATN - Phiếu giao nhiệm vụ Kiến thức: - Đọc và xác định cấu tạo, các thông số của công trình; Trình tự: - SV nhận đề đồ án (bản vẽ +phiếu giao đề); - Đọc yêu cầu nhiệm cụ đồ án; Tổ THCN 11
  12. - Kiểm tra số lượng các bản vẽ; - Kiểm tra các chi tiết, cấu tạo các cấu kiện. 2. Lập quy trình thi công ép cọc BTCT Công cụ: - Bản vẽ mặt bằng định vị cọc, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Các công việc khi tiến hành ép cọc; - Mối liên hệ các công việc khi tiến hành ép cọc. Trình tự: - Liệt kê các đầu mục công việc khi tiến hành ép cọc; - Xắp xếp các công việc theo quy trình thực hiện; - Thể hiện mối liên hệ giữa các công việc thông qua sơ đồ. Yêu cầu: - Sinh viên vẽ được sơ đồ quy trình thi công ép cọc BTCT. 3. Lập biện pháp kĩ thuật thi công ép cọc BTCT 3.1. Lựa chọn máy ép cọc, vị trí tập kết cọc và các phương tiện phục vụ Công cụ: - Bản vẽ mặt bằng định vị cọc, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Sổ tay chọn máy; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Cách bố trí trên mặt bằng thi công ép cọc; - Các thông số của cọc; - Các thông máy; Trình tự: - Đọc bản vẽ chi tiết cọc, xác định: Chiều dài của cọc đại trà, sức chịu tải (P, P max, Pmin), cos mũi cọc, cos đỉnh cọc, biện pháp nối cọc. VD: Tổ THCN 12
  13. - Đọc bản vẽ mặt bằng định vị cọc, xác định: Vị trí, khoảng cách các cọc đại trà trong đài, vị trí cọc thí nghiệm, tổng số cọc cần ép, mặt bằng bố trí thi công; - Xác định kích thước giá đỡ máy ép cọc theo vị trí, khoảng cách các cọc trong đài; - - Kiểm tra khả năng chống lật theo 2 phương để xác định đối trọng của máy; - Xác định kích thước giá ép cọc theo chiều dài của đoạn cọc và biện pháp ép cọc dự kiến, loại máy ép; - Xác định vị trí tập kết cọc trên mặt bằng thi công: Để không ảnh hưởng đường đi lại cũng như tiến độ thi công, cọc sẽ được xếp tại bên ngoài trục biên; - Xác định thông số máy cẩu: Dựa theo tải trọng cọc, tải trọng thiết bị cần cẩu, chiều dài đoạn cọc, khoảng cách các đài cọc trên mặt bằng, khoảng cách cẩu lắp cọc từ vị trí tập Tổ THCN 13
  14. kết đến vị trí ép cọc để xác định tải trọng cẩu, tay cần của cẩu từ đó xác định loại máy phù hợp; - Xác định kích thước đoạn cọc ép âm: Phụ thuộc chiều dài ép âm cọc tính từ cos san nền đến cos đỉnh cọc và kích thước mặt cắt tiết diện cọc; - Xác định máy đập đầu cọc: Phụ thuộc vào kích thước mặt cắt tiết diện cọc. Yêu cầu: - Sv xác định các thông số máy ép cọc, cần trục, máy đập đầu cọc, đoạn cọc ép âm phù hợp với công trình được giao. 3.2. Vẽ sơ đồ ép cọc đại trà, hướng di chuyển của máy Công cụ: - Bản vẽ mặt bằng định vị cọc, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp thi công ép cọc. Trình tự: - Đọc bản vẽ mặt bằng định vị cọc: Xác định thứ tự ép cọc trong 1 đài (đảm bảo thuận tiện trong quá trình thi công, các cọc ép từ trong ra ngoài…), thứ tự ép giữa các đài để thuận tiện, hiệu quả di chuyển máy; - Trên bản vẽ mặt bằng định vị cọc: Xóa các định vị cọc của Bv thiết kế, đánh số lại cọc theo trình tự ép các cọc đại trà, thể hiện mũi tên hướng di chuyển của máy giữa các vị trí máy đứng; Yêu cầu: - Sv vẽ được sơ đồ ép cọc đại trà, vị trí máy đứng, hướng di chuyển của máy. 3.3. Lập BPKTTC ép cọc Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công, TCVN, clip công tác ép cọc; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp KTTC ép cọc. Trình tự: - Tham khảo giáo trình KTTC phần ép cọc và các tài liệu, clip về công tác ép cọc; - Liệt kê đầu mục các công việc khi tiến hành ép cọc; Tổ THCN 14
  15. - Triển khai các đầu mục công việc: Biện pháp thực hiện phù hợp với công trình, phương pháp thi công công việc đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật theo quy định hiện hành (công tác chuẩn bị, ép đoạn mũi cọc, dừng ép đoạn mũi cọc, nối các đoạn cọc, ép đoạn cọc tiếp theo, ép đoạn cọc cuối, điều kiện dừng ép cọc…) Yêu cầu: - Sv bày các bước khi tiến hành ép cọc và các yêu cầu kĩ thuật theo quy định hiện hành. 3.4. Trình bày một số sự cố thường gặp khi thi công ép cọc BTCT và biện pháp xử lý Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công, clip, hình ảnh sự cố công tác ép cọc; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Một số sự cố khi tiến hành ép cọc. Trình tự: - Tham khảo giáo trình KTTC phần ép cọc và các tài liệu, clip, hình ảnh về sự cố khi thi công ép cọc; - Liệt kê một số sự cố khi tiến hành ép cọc; - Tìm hiểu nguyên nhân, biện pháp khắc phục của các sự cố đó. Yêu cầu: - Sv bày các sự cố khi ép cọc, nguyên nhân và biện pháp khắc phục các sự cố đó. 4. Lập biện pháp kĩ thuật thi công đào đất 4.1. Lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, chống sạt lở hố đào, định vị giác móng Công cụ: - Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu móng, chi đài, giằng móng, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Bảng tra độ dốc của mái đất; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp tiêu nước mặt, nước ngầm; - Biện pháp chống sạt lở hố đào; - Định vị, giác móng; Trình tự: - Đọc bản vẽ chi tiết đài, giằng móng, xác định: Chiều sâu đào đất móng (H); Tổ THCN 15
  16. H= -0.45-(-1.9)= 1.45 (m) - Đọc bản vẽ chi tiết cọc, xác định: Loại đất, tính chất cơ lý của đất; - Đọc giáo trình KTTC, lựa chọn biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm phù hợp; - Căn cứ chiều sâu hố đào, loại đất, bảng tra độ dốc của mái đất xác định độ dốc mái đất của công trình -> lựa chọn biện pháp chống sạt lở theo mái dốc (1:m); Độ mở miệng hố đào: B=H*m Tổ THCN 16
  17. - Đọc giáo trình KTTC viết tóm tắt công tác giác móng. Yêu cầu: - Sv lựa chọn biện pháp chống sạt lở hố đào móng phù hợp với đặc điểm công trình được giao; - Viết biện pháp tiêu nước mặt, tiêu nước ngầm, định vị giác móng. 4.2. Xác định kích thước, vẽ mặt bằng đào đất và mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc Công cụ: - Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu móng, chi đài, giằng móng, chi tiết cọc; - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Sổ tay chọn máy; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Cách xác định các kích thước hố đào; - Cách xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy. Trình tự: - Xác định độ mở miệng hố đào: B=H*m (H, m xác định được ở phần trên); Tổ THCN 17
  18. - Dự kiến khoảng hở thi công btc khoảng ≥ 300mm; - Dự kiến biện pháp đào đất thủ công: Vị trí, bề dày các lớp đào…; - Trên mặt bằng kết cấu móng, xóa bỏ định vị các đài, giằng và tên các cấu kiện; - Từ nét vẽ đài, giằng offset một khoảng bằng khoảng cách trên mặt bằng giữa BT móng và BTL móng (50mm hoặc 100mm theo bv thiết kế) được nét vẽ đào đất thủ công; - Từ nét BT đài góc hoặc đài biên offset một khoảng bằng b tc và nối liền các nét xác định được nét chân hố đào; - Từ nét chân hố đào offset một khoảng bằng độ mở miệng hố đào B được nét xác định miệng hố đào; - Định vị các kích thước trên mặt bằng đào đất để thi công và tính khối lượng công tác được; - Xác định vị trí vết cắt trên mặt bằng theo 2 phương vuông góc; - Thể hiện mặt cắt hố đào theo 2 phương vuông góc, mặt cắt thể hiện các kích thước, cao độ phù hợp với mặt bằng Yêu cầu: - Sv vẽ được mặt bằng đào đất và 2 mặt cắt theo 2 phương vuông góc đảm bảo đầy đủ các kích thước, cao độ để thi công được. 4.3. Lựa chọn máy đào, xác định khoang đào và hướng di chuyển của máy Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Sổ tay chọn máy; - Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đào đất vừa thể hiện; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Thông số máy đào; - Xác định khoang đào, hướng di chuyển của máy. Trình tự: - Lựa chọn dung tích gầu đào căn cứ theo chiều sâu hố đào; - Lựa chọn chiều dài tay cần máy đào (Rmax) tương quan theo bề rộng khoang đào dự kiến (Bkđ) Bkđ= (1,4~1,7)* Rmax , nếu bề rộng miệng hố đào >1,7* Rmax chia thành nhiều khoang đào; Số lượng khoang đào = bề rộng miệng hố/ bề rộng 1 khoang đào; - Lựa chọn chiều cao nâng cần căn cứ theo chiều cao phương tiện vận chuyển; Tổ THCN 18
  19. - Xác định được các thông số cơ bản của máy đào, lựa chọn máy đào phù hợp; - Lựa chọn hướng di chuyển của máy đào thành từng dải để quãng đường di chuyển máy ngắn và phù hợp với mặt bằng thi công. Yêu cầu: - Sv căn cứ vào bv lựa chọn được thông số cơ bản của máy-> số hiệu máy; - Xác định được số lượng khoang đào. 4.4. Lập BPTC phần đào đất Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt đào đất vừa thể hiện; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Biện pháp thi công đào đất. Trình tự: - Tham khảo giáo trình KTTC phần đào đất và các tài liệu, clip về công tác đào đất; - Liệt kê đầu mục các công việc khi tiến hành đào đất; - Triển khai các đầu mục công việc: Biện pháp thực hiện phù hợp với công trình, phương pháp thi công công việc đảm bảo các yêu cầu về kĩ thuật theo quy định hiện hành (công tác chuẩn bị, đào đất bằng máy, đào đất thủ công…). Yêu cầu: - Sv bày các bước khi tiến hành thi công đào đất phù hợp với đặt điểm công trình và bản vẽ thể hiện. 5. Lập biện pháp kĩ thuật thi công móng BTCT toàn khối 5.1. Vẽ sơ đồ các công việc thi công móng BTCT toàn khối Công cụ: - Giáo trình kĩ thuật thi công; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Các công việc triển khai khi thi công móng BTCT toàn khối; Trình tự: - Liệt kê các công việc triển khai khi thi công BTCT móng; - Vẽ sơ đồ khối thể hiện mối liên hệ giữa các công việc. Yêu cầu: - Sv vẽ sơ đồ khối các công việc thi công móng BTCT toàn khối. Tổ THCN 19
  20. 5.2. Lựa chọn, bố trí hệ ván khuôn, giằng, chống cho 1 đài móng Công cụ: - Bản vẽ: Mặt bằng kết cấu móng, chi đài, giằng móng; - Catalogue ván khuôn thép; - Máy tính, phần mềm Autocad, word sử dụng được. Kiến thức: - Cách tổ hợp ván khuôn; - Cấu tạo hệ ván khuôn đài, giằng móng. Trình tự: - Trích 1 chi tiết đài điển hình trên mặt bằng kết cấu móng có các trục định vị; - Xác định các kích thước từ mép đài ra mép giằng; - Xác định chiều cao đài, giằng móng từ bản vẽ chi tiết đài, giằng móng; - Lựa chọn các tấm ván khuôn phù hợp với kích thước xác định: Tấm VK nhô cao hơn mặt đài để chống tràn khi đổ bê tông. Theo kích thước từ mép đài đến mép giằng, nếu không bố trí vừa tấm kích thước tấm VK sẽ chèn gỗ (bề rộng chèn gỗ là nhỏ nhất có thể); - Vẽ các tấm VK ốp vào nét BT đài, giằng; - Cấu tạo hệ đỡ VK (nẹp ngang, nẹp đứng, chống xiên…) cho phù hợp với cấu tạo khi tổ hợp VK và đảm bảo ổn định, chịu lực; Tổ THCN 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2