intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi (Nghề: Thú y) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:144

44
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi cung cấp cho người học những kiến thức như: Tế bào và mô động vật; Bộ máy di động; Bộ máy tiêu hóa; Bộ máy hô hấp; Máu, tuần hoàn và bạch huyết; Các tuyến nội tiết; Bộ máy tiết niệu; Bộ máy sinh dục; Hệ thần kinh. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu sinh lý vật nuôi (Nghề: Thú y) - Trường Cao Đẳng Lào Cai

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢI PHẪU SINH LÝ VẬT NUÔI NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày…….tháng….năm ........ của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai) 1
  2. Lào Cai, năm 2020 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học quan trọng, tạo cơ sở lý luận cho học sinh ngành thú y tiếp thu kiến thức chuyên khoa theo hướng điều khiển vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Ở Việt Nam, điều kiện khí hậu và các nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng nhiều đến vật nuôi. Vì vậy, trong quá trình sinh trưởng, phát triển ngoài những đặc điểm chung mà vật nuôi các nước đều có, chúng còn mang một số đặc điểm riêng. Nghiên cứu phát hiện những đặc điểm đó sẽ góp phần đáng kể vào phát triển chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm ở nước ta. Môn học bao gồm 9 chương trong đó: Chương 1: Tế bào và mô động vật Chương 2: Bộ máy di động Chương 3: Bộ máy tiêu hóa Chương 4 : Bộ máy hô hấp Chương 5: Máu, tuần hoàn và bạch huyết Chương 6: Các tuyến nội tiết Chương 7: Bộ máy tiết niệu Chương 8: Bộ máy sinh dục Chương 9: Hệ thần kinh Giáo trình được biên soạn trên cơ sở những kiến thức cơ bản, cập nhật kiến thức mới trong và ngoài nước về cấu tạo, giải phẫu và các quy luật hoạt động của các hệ cơ quan trong cơ thể. Giáo trình dùng làm tài liệu giảng dạy, học tập và tham khảo cho giáo viên, học sinh ngành thú y. Tuy có nhiều cố gắng nhưng không tránh khỏi có những thiếu sót, chúng tôi rất mong muốn nhận được những ý kiến tham gia, đóng góp của các chuyên gia và đông đảo bạn đọc. Trân trọng cảm ơn ! Lào Cai, ngày tháng năm 2020 Tác giả 3
  4. MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN...........................................................................................2 LỜI GIỚI THIỆU..........................................................................................................3 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC.....................................................................................4 CHƯƠNG 1................................................................................................................... 6 TẾ BÀO VÀ MÔ ĐỘNG VẬT.....................................................................................6 I. TẾ BÀO ĐỘNG VẬT................................................................................................6 1. Đại cương về tế bào...............................................................................................6 2. Cấu tạo tế bào........................................................................................................7 2.1. Màng tế bào....................................................................................................7 2.2. Chất nguyên sinh (bào tương)........................................................................7 2.3. Nhân tế bào....................................................................................................8 3. Thành phần hóa học của tế bào động vật...............................................................9 4. Đặc tính sinh lý của tế bào...................................................................................10 4.1. Sự trao đổi chất............................................................................................10 4.2. Tính chuyển động.........................................................................................10 4.3. Tính cảm ứng và thích ứng...........................................................................11 4.4. Sự phát triển.................................................................................................11 4.5. Sự sinh sản của tế bào..................................................................................11 II. MÔ ĐỘNG VẬT....................................................................................................12 1. Khái niệm............................................................................................................12 2. Phân loại mô động vật.........................................................................................12 2.1. Biểu mô........................................................................................................12 2.2. Mô liên kết...................................................................................................14 2.3. Niêm mạc và tương dịch mạc.......................................................................14 Chương 2..................................................................................................................... 17 BỘ MÁY DI ĐỘNG....................................................................................................17 I. MÔ XƯƠNG............................................................................................................17 1. Khái niệm và tác dụng bộ xương.........................................................................17 2. Bộ xương.............................................................................................................17 2.1. Phân loại hình thái xương.............................................................................17 2.2. Cấu tạo và thành phần hóa học của xương...................................................18 2.3. Bộ xương gia súc..........................................................................................22 2.3.1. Xương đầu.................................................................................................22 2.3.2. Xương thân................................................................................................23 2.3.3. Xương ức...................................................................................................24 2.3.4. Xương chi trước........................................................................................24 2.3.5. Xương chi sau (xương chân).....................................................................26 II. KHỚP XƯƠNG......................................................................................................27 1. Định nghĩa...........................................................................................................27 2. Phân loại khớp.....................................................................................................27 2.1. Khớp bất động..............................................................................................27 2.2. Khớp bán động.............................................................................................27 2.3. Khớp toàn động............................................................................................27 4
  5. 3. Cách gọi tên khớp............................................................................................28 III. HỆ CƠ................................................................................................................... 28 1. Đại cương về hệ cơ..............................................................................................28 2. Cơ vân và đặc tính sinh lý...................................................................................29 2.1. Vai trò của cơ vân.........................................................................................29 2.2. Hình dáng và cấu tạo của cơ vân..................................................................29 2.3. Thành phần hóa học của cơ vân....................................................................30 2.4. Đặc tính sinh lý của cơ vân...........................................................................30 2.4.1. Tính đàn hồi..............................................................................................30 2.4.2. Tính cường cơ............................................................................................30 2.4.3. Tính cảm ứng (tính chịu kích thích)...........................................................30 2.4.4. Phân tích sự co cơ.....................................................................................31 2.4.5. Sự mệt mỏi của cơ.....................................................................................31 2.4.6. Nguồn năng lượng của cơ.........................................................................31 2.4.7. Sinh lý vận động........................................................................................32 3. Cơ trơn..................................................................................................................... 32 3.1. Vị trí cấu tạo cơ trơn.....................................................................................32 3.2. Đặc tính sinh lý của cơ trơn..........................................................................33 4. Cơ tim.................................................................................................................. 33 IV. ĐẶC ĐIỂM BỘ XƯƠNG VÀ HỆ CƠ GIA CẦM................................................33 1. Bộ xương.............................................................................................................33 2. Hệ cơ................................................................................................................... 35 Chương 3..................................................................................................................... 37 BỘ MÁY TIÊU HÓA..................................................................................................37 I. KHÁI NIỆM VỀ BỘ MÁY TIÊU HÓA..................................................................37 II. GIẢI PHẪU BỘ MÁY TIÊU HÓA........................................................................37 1. Ống tiêu hóa........................................................................................................38 1.1. Xoang miệng................................................................................................38 1.2. Yết hầu (họng)..............................................................................................39 1.3. Thực quản.....................................................................................................39 1.4. Dạ dày..........................................................................................................40 1.4.1. Dạ dày đơn................................................................................................40 1.4.2. Dạ dày kép.................................................................................................41 1.5. Ruột non...........................................................................................................42 1.6. Ruột già............................................................................................................43 1.7. Hậu môn.......................................................................................................44 2. Tuyến tiêu hóa.....................................................................................................44 2.1. Tuyến nước bọt............................................................................................44 2.2. Gan............................................................................................................... 44 2.3. Tuyến tụy.....................................................................................................46 III. SINH LÝ BỘ MÁY TIÊU HÓA...........................................................................46 1. Sinh lý quá trình tiêu hóa.....................................................................................46 1.1. Tiêu hóa ở miệng..........................................................................................46 1.2. Tiêu hóa ở dạ dày.........................................................................................48 1.2.2. Tiêu hóa ở dạ dày kép................................................................................50 1.3. Tiêu hóa ở ruột non......................................................................................51 1.3.3. Kết quả tiêu hóa ở ruột non.......................................................................55 1.4. Tiêu hóa ở ruột già.......................................................................................55 5
  6. 2. Sinh lý quá trình hấp thu......................................................................................55 2.1. Định nghĩa sự hấp thu...................................................................................55 2.2. Cơ quan hấp thu...........................................................................................55 2.3. Đường vận chuyển chất dinh dưỡng.............................................................56 2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu..................................56 IV. ĐẶC ĐIỂM TIÊU HÓA Ở GIA CẦM..................................................................56 1. Miệng..................................................................................................................56 2.Thực quản............................................................................................................. 57 3. Dạ dày.................................................................................................................57 4. Ruột..................................................................................................................... 57 4.1. Ruột non.......................................................................................................57 4.2. Ruột già........................................................................................................58 5. Lỗ huyệt (ổ nhớp)................................................................................................58 6. Gan...................................................................................................................... 58 7. Tụy...................................................................................................................... 58 Chương 4..................................................................................................................... 60 BỘ MÁY HÔ HẤP......................................................................................................60 I. GIẢI PHẪU BỘ MÁY HÔ HẤP.............................................................................60 1. Đường dẫn khí.....................................................................................................61 1.1. Xoang mũi....................................................................................................61 1.2. Yết hầu.........................................................................................................61 1.3. Thanh quản...................................................................................................61 1.4. Khí quản.......................................................................................................62 1.5. Phế quản.......................................................................................................62 2. Cơ quan trao đổi khí – phổi.................................................................................62 2.1. Xoang ngực và phế mạc...............................................................................62 2.2. Phổi..............................................................................................................63 II. SINH LÝ QUÁ TRÌNH HÔ HẤP...........................................................................64 1. Một số khái niệm về hô hấp.................................................................................64 2. Hoạt động hô hấp.................................................................................................64 2.1. Hít vào..........................................................................................................64 2.2. Thở ra...........................................................................................................64 2.3. Phương thức hô hấp và ý nghĩa thực tiễn.....................................................65 2.4. Tần số hô hấp (nhịp thở)...............................................................................65 2.5. Sự biến đổi tính chất lý, hóa học của không khí khi hô hấp.........................66 2.6. Sự trao đổi khí khi hô hấp............................................................................66 2.7. Sự điều tiết hoạt động hô hấp.......................................................................67 2.8. Ảnh hưởng của điều kiện sống đến hoạt động hô hấp..................................67 III. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY HÔ HẤP Ở GIA CẦM......................................................68 1. Cấu tạo................................................................................................................. 68 2. Sinh lý quá trình hô hấp của gia cầm...................................................................68 Chương 5..................................................................................................................... 70 MÁU, TUẦN HOÀN VÀ BẠCH HUYẾT.................................................................70 I. TIM.......................................................................................................................... 70 1. Vị trí và hình thái tim..........................................................................................70 2. Cấu tạo của tim....................................................................................................71 3. Sinh lý hoạt động của tim....................................................................................71 3.1. Chu kỳ tim đập.............................................................................................72 6
  7. 3.2. Sự hình thành tiếng tim................................................................................72 4. Tần số tim đập (nhịp tim)....................................................................................72 II. MẠCH MÁU..........................................................................................................73 1. Động mạch..........................................................................................................73 2. Tĩnh mạch............................................................................................................75 3. Mao mạch............................................................................................................76 4. Tuần hoàn máu trong cơ thể................................................................................76 5. Điều hòa hoạt động của tim – mạch.....................................................................78 III. MÁU...................................................................................................................... 78 1. Khái niệm về máu................................................................................................78 2. Thành phần của máu............................................................................................79 2.1. Huyết tương..................................................................................................79 2.2. Thành phần hữu hình trong máu (tế bào máu)..............................................80 2.3. Sự đông máu.................................................................................................82 2.4. Chức năng sinh lý của máu...........................................................................82 2.5. Cơ quan tạo máu...........................................................................................83 IV. HỆ BẠCH HUYẾT (LÂM BA)............................................................................83 1. Khái niệm............................................................................................................83 2. Nguồn gốc dịch bạch huyết.................................................................................84 3. Các mạch bạch huyết chính của cơ thể................................................................84 4. Các hạch bạch huyết............................................................................................84 5. Cơ quan sinh lâm ba cầu......................................................................................85 5.1. Lá lách (đã trình bày trong phần 2.5.2 mục III)............................................85 5.2. Hạch bạch huyết (đã trình bày trong phần 4 mục IV)...................................85 5.3. Tuyến ức.......................................................................................................85 5.4. Nang bạch huyết...........................................................................................85 Chương 6..................................................................................................................... 87 CÁC TUYẾN NỘI TIẾT.............................................................................................87 I. KHÁI NIỆM VỀ TUYẾN NỘI TIẾT VÀ HOCMON.............................................87 II. NHỮNG TUYẾN NỘI TIẾT CHÍNH CỦA CƠ THỂ VẬT NUÔI........................88 1. Tuyến yên............................................................................................................88 1.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo................................................................................88 1.2. Chức năng sinh lý.........................................................................................88 2. Tuyến giáp trạng..................................................................................................89 2.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo................................................................................89 2.2. Chức năng sinh lý.........................................................................................90 3. Tuyến cận giáp trạng (phó giáp trạng).................................................................90 3.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo................................................................................90 3.2. Chức năng sinh lý.........................................................................................91 4. Tuyến thượng thận...............................................................................................91 4.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo................................................................................91 4.2. Chức năng sinh lý.........................................................................................91 5. Tuyến tụy............................................................................................................. 92 5.1. Vị trí, hình thái, cấu tạo................................................................................92 5.2. Các hocmon đảo tụy.....................................................................................92 6. Tuyến sinh dục nội tiết và nhau thai....................................................................93 6.1. Hocmon buồng trứng....................................................................................93 6.2. Hocmon nhau thai........................................................................................94 7
  8. 6.3. Hocmon sinh dục đực...................................................................................94 Chương 7..................................................................................................................... 95 BỘ MÁY TIẾT NIỆU.................................................................................................95 I. GIẢI PHẪU BỐ MÁY TIẾT NIỆU.........................................................................95 ..................................................................................................................................... 96 Hình 1.1. Hệ tiết niêu ở ngựa.......................................................................................96 1. Thận..................................................................................................................... 96 1.1. Vị trí hình thái thận......................................................................................96 1.2. Cấu tạo thận..................................................................................................97 1.3. Ống sinh niệu và sự hình thành nước tiểu.....................................................97 1.4. Tuần hoàn máu trong thận............................................................................98 2. Bóng đái (bàng quang)........................................................................................98 3. Niệu đạo (ống đái)...............................................................................................99 II. SINH LÝ QUÁ TRÌNH TIẾT NIỆU......................................................................99 1. Đặc tính lý hóa của nước tiểu..............................................................................99 1.1. Đặc tính lý học...........................................................................................100 1.2. Thành phần hóa học...................................................................................100 2. Cơ chế hình thành nước tiểu..............................................................................101 2.1. Giai đoạn lọc huyết tương qua nang Bowman............................................101 2.2. Giai đoạn tái hấp thu và bài tiết thêm.........................................................101 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tạo thành nước tiểu......................................102 2.4. Sự thải nước tiểu và tác dụng của nó..........................................................102 2.5. Ý nghĩa của việc kiểm tra nước tiểu...........................................................103 3. Đặc điểm bộ máy tiết niệu ở gia cầm.................................................................103 3.1. Cấu tạo.......................................................................................................103 3.2. Sinh lý........................................................................................................103 Chương 8................................................................................................................... 105 BỘ MÁY SINH DỤC................................................................................................105 I. BỘ MÁY SINH DỤC ĐỰC...................................................................................105 1. Giải phẫu bộ máy sinh dục đực..........................................................................105 1.1. Dịch hoàn (tinh hoàn).................................................................................105 1.2. Thượng hoàn (phụ dịch hoàn, mào tinh).....................................................106 1.3. Bao dịch hoàn.............................................................................................107 1.4. Ống dẫn tinh...............................................................................................107 1.5. Niệu đạo và dương vật................................................................................107 1.6. Các tuyến sinh dục phụ...............................................................................108 2. Sinh lý bộ máy sinh dục đực..............................................................................109 2.1. Sự thành thục về tính của con đực..............................................................109 2.2. Tế bào sinh dục đực (tinh trùng).................................................................110 2.3. Sự sinh tinh và tinh dịch.............................................................................110 II. BỘ MÁY SINH DỤC CÁI...................................................................................112 1. Giải phẫu bộ máy sinh dục cái...........................................................................112 1.1. Buồng trứng................................................................................................112 1.2. Ống dẫn trứng (vòi Falop)..........................................................................113 1.3. Tử cung (dạ con)........................................................................................113 1.4. Âm đạo.......................................................................................................113 1.5. Âm hộ.........................................................................................................114 1.6. Vú............................................................................................................... 114 8
  9. 2. Sinh lý bộ máy sinh dục cái...............................................................................115 2.1. Sự thành thục về tính của con cái...............................................................115 2.2. Quá trình tạo thành trứng và sự rụng trứng (thải trứng)..............................115 2.3. Chu kỳ tính (chu kỳ động dục)...................................................................117 2.4. Sự thụ tinh..................................................................................................118 2.5. Sinh lý mang thai (chửa)............................................................................119 2.6. Sinh lý sinh đẻ............................................................................................120 2.7. Sinh lý tiết sữa............................................................................................121 III. ĐẶC ĐIỂM SINH DỤC Ở GIA CẦM................................................................123 2. Bộ máy sinh dục con mái...................................................................................124 2.1. Buồng trứng................................................................................................124 2.2. Ống dẫn trứng.............................................................................................124 Chương 9................................................................................................................... 127 HỆ THẦN KINH.......................................................................................................127 I. ĐẠI CƯƠNG VỀ HỆ THẦN KINH......................................................................127 1. Khái niệm..........................................................................................................127 2. Đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh (tế bào thần kinh)............................................128 3. Các tế bào thần kinh..........................................................................................128 II. GIẢI PHẪU HỆ THẦN KINH.............................................................................128 1. Giải phẫu hệ não tủy..........................................................................................128 1.1. Tủy sống.....................................................................................................128 1.2. Não.............................................................................................................129 1.3. Thần kinh ngoại biên..................................................................................131 2. Giải phẫu hệ thần kinh thực vật.........................................................................132 2.1. Hệ thần kinh giao cảm................................................................................132 2.2. Hệ thần kinh giao cảm................................................................................133 III. SINH LÝ HỆ THẦN KINH.................................................................................134 1. Sinh lý hệ não tủy..............................................................................................134 1.1. Sinh lý tủy sống..........................................................................................134 1.2. Sinh lý hành tủy..........................................................................................135 1.3. Sinh lý tiểu não...........................................................................................135 1.4. Sinh lý não giữa..........................................................................................136 1.5. Sinh lý não trung gian.................................................................................136 1.6. Sinh lý đại não............................................................................................137 1.7. Mối tương quan sinh lý giữa thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên .......................................................................................................................... 137 2. Sinh lý hệ thần kinh thực vật.............................................................................138 3. Mối quan hệ sinh lý giữa hệ não tủy và hệ thực vật...........................................139 9
  10. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: Giải phẫu sinh lý vật nuôi Mã môn học: MH 07 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 28 giờ, thảo luận, bài tập: 28 giờ, Kiểm tra: 04 giờ) Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học giải phẫu sinh lý vật nuôi là môn học cơ sở trong chương trình đào tạo Cao đẳng thú y. Môn học được bố trí giảng dạy trước các môn học cơ sở khác hoặc có thể bố trí song song với các môn học Dược lý thú y, vệ sinh thú y, luật thú y...và được bố trí học trước các môn đun chuyên ngành nhưChẩn đoán và phòng trị bệnh nội khoa, Chẩn đoán và phòng trị bệnh ngoại khoa, Chẩn đoán và phòng trị bệnh truyền nhiễm… vì môn này liên quan hầu hết với các môn đun chuyên ngành. - Tính chất: Là môn học kỹ thuật cơ sở bắt buộc trong chương trình đào tạo và bổ trợ kiến thức cho các môn học chuyên môn như chẩn đoán, điều trị, phòng trị bệnh cho các loài vật nuôi. II. Mục tiêu môn học - Về kiến thức + Trình bày được vị trí giải phẫu, sinh lý của từng cơ quan, từng tổ chức trong cơ thể ở điều kiện sống bình thường + Nhận biết được vị trí, hình dạng, cấu tạo của các tổ chức, cơ quan, bộ máy trong cơ thể vật nuôi + Giải thích được và phân biệt được trạng thái cơ thể khỏe mạnh bình thường so với cơ thể đang có quá trình bệnh lý xảy ra + Vận dụng được kiến thức môn học vào thực tế chăn nuôi và phòng, trị bệnh cho vật nuôi - Về kỹ năng + Xác định đúng vị trí các cơ quan trong cơ thể gia súc, gia cầm. + Phân biệt được các cơ quan giữa các loài gia súc, gia cầm. + Phân loại được chức năng sinh lý của từng cơ quan, bộ phận trong cơ thể gia súc, gia cầm. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm + Có khả năng phát hiện và vận dụng kiến thức để xử lý các tình huống bệnh lý trong cơ thể vật nuôi. + Có khả năng tìm tòi, nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn về lĩnh vực thú y. 10
  11. + Có khả năng vận dụng kiến thức bài học để liên hệ với điều kiện, hoàn cảnh thực thực tế. CHƯƠNG 1 TẾ BÀO VÀ MÔ ĐỘNG VẬT Mục tiêu của chương: * Về kiến thức: Nắm được cấu tạo, thành phần hóa học và đặc tính sinh lý của tế bào động vật; khái niệm về các loại mô trong cơ thể động vật; hiểu rõ khái niệm về niêm mạc và tương dịch mạc; khái quát được vị trí, chức năng của các bộ phận, các hệ thống trong cơ thể động vật. * Về kỹ năng: Vẽ được cấu tạo của tế bào động vật và lấy ví dụ trong thực tế sản xuất, minh họa được đặc tính sinh lý của tế bào động vật; chỉ ra được các niêm mạc và tương dịch mạc trong cơ thể động vật. * Về thái độ: Nghiêm túc, cẩn thận trong khi học tập. I. TẾ BÀO ĐỘNG VẬT 1. Đại cương về tế bào Khái niệm: Tế bào là đơn vị cấu tạo nên cơ thể người và động vật. Nó có những đặc điểm cơ bản của một cơ thể sống như: trao đổi chất, tiếp nhận kích thích, lớn lên, sinh sản và chết. Trong sinh vật học, người ta phân biệt động vật đơn bào và đa bào. - Động vật đơn bào là cơ thể chỉ cấu tạo bởi một tế bào. Hình 1.1. Cấu trúc tế bào động vật - Động vật đa bào là cơ thể được cấu tạo bởi nhiều tế bào. Các tế bào hợp thành mô (tổ chức), cơ quan (bộ phận), hệ cơ quan (bộ máy), từ đó tạo nên một thể hữu cơ hoàn chỉnh là cơ thể. Trong quá trình tiến hóa của sinh vật, mỗi loại tế bào có hình thái, chức năng chuyển hóa riêng để thực hiện nhiệm vụ sinh lý riêng của từng tổ chức, cơ quan trong cơ thể. Ví dụ: - Tế bào cơ vân (cơ bám vào xương) làm chức năng vận động, vì thế có hình sợi dài, khi co giãn có thể dài ra hoặc ngắn lại tạo nên sự vận động. - Tế bào hồng cầu (trong máu người và động vật) làm chức năng tiếp nhận, vận chuyển O2 hoặc CO2, vì thế có hình elip để có diện tích bề mặt lớn. 11
  12. - Tế bào thần kinh: thân hình đa giác có sợi trục rất dài để dẫn truyền các xung đột thần kinh, các kích thích từ ngoại biên (da, cơ) vào thần kinh trung ương (tủy sống, não). - Có loại tế bào sinh trưởng rất nhanh như tế bào sinh dục, có loại không sinh sản như tế bào thần kinh. Kích thước của tế bào: Tế bào có kích thước rất khác nhau, có loại rất nhỏ, kích thước từ 2 – 30 micromet phải nhìn dưới kính hiển vi mới thấy được từ. Có loại kích thước và hình dạng luôn thay đổi như bạch cầu đa nhân trung tính (trong máu). Nó có thể thu nhỏ lại, xuyên qua mạch máu đến các mô bị bệnh để tiêu diệt vi khuẩn; có loại kích thước lớn 0,2mm như tế bào trứng (noãn) chín hoặc rất lớn, đường kính từ 1 – 1,5 mm như trong lòng đỏ trứng gà, vịt ... 2. Cấu tạo tế bào Tuy có sự khác nhau về hình dạng, kích thước và chức năng, song cấu tạo chung của tế bào gồm 3 phần chính là: màng tế bào, chất nguyên sinh và nhân. 2.1. Màng tế bào Là lớp màng cực mỏng (70 – 100A) bao bọc mặt ngoài tế bào, cấu tạo bởi lipit và protein. Nó không chứa celulocen như tế bào thực vật. Trên bề Hình 1.2. Cấu tạo tế bào mặt màng tế bào tùy theo vị trí hình thành những khía dọc hay các sợi cực nhỏ gọi là nhung, làm tăng diện tích bề mặt tế bào để thực hiện các chức năng sinh lý riêng biệt như hấp thụ ở ruột, lọc ở thận. Màng tế bào ngăn cách tế bào, bảo vệ nguyên sinh chất với môi trường nơi thực hiện sự trao đổi chất với môi trường bên ngoài. 2.2. Chất nguyên sinh (bào tương) Là chất lỏng không có hình dạng nhất định chứa bên trong màng tế bào. Chất nguyên sinh chứa khoảng 85% nước và 15% protein đặc biệt là các RNA (ribo – nucleic –axit), các enzyme (men), axit-amin, các sản phẩm trung gian của sự trao đổi chất, muối khoáng ... Trong nguyên sinh chất còn chứa các bào quan là các cấu trúc nhất định để đảm nhiệm những chức năng cần thiết duy trì mọi mặt hoạt động sống của các tế bào. Các bào quan gồm: lưới nội bào, Ribosom, bộ máy Golgi, hệ tiểu vật, Lizosom, bào tâm và vi ống. 12
  13. - Lưới nội bào: Là hệ thống các ống rất nhỏ (đường kính từ 250 -500 micromet) xếp song song với nhau và tạo thành mạng lưới nằm xung quanh nhân tế bào. Có hai loại lưới nội bào: - Lưới nội bào không hạt là mặt ngoài các ống không có các hạt bám vào. - Lưới nội bào có hạt là mặt ngoài các ống có các hạt bám vào. Lưới nội bào tham gia tổng hợp chất (protein, lipit, gluxit) thu nhận, vận chuyển và tích lũy các chất. - Ribosom là những hạt rất nhỏ, đường kính khoảng 150A chứa RNA và protein. Chúng có thể đứng riêng rẽ hoặc bám vào lưới nội bào thành từng đám gọi là polysom. Ribosom cùng lưới nội bào tham gia tổng hợp protein. - Bộ máy Golgi: Giống một mạng lưới nằm gần nhân tế bào, gồm các bao dẹt mỏng xếp song song như một chồng đĩa xen kẽ có các túi nhỏ hoặc lớn, đường kính khoảng 300 – 500 A. Thành của 3 phần này rất mỏng, khoảng 75A. Chức năng: lưới Golgi tổng hợp nên các hạt chế tiết trong tế bào. - Hệ tiểu vật: Là những vật nhỏ giống như chiếc bánh mì nằm vùi trong bào tương, đường kính 0,3 - 0,7 micromet. Các tiểu vật có hình dáng luôn biến đổi. Chức năng tiểu vật là nơi sản sinh và tích lũy năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động của tế bào, nơi chứa các enzym cần cho sự hô hấp tế bào. - Lizosom: Giống các túi nhỏ, đường kính 0,2 – 0,5 micromet, thành mỏng bên trong chứa các men thủy phân. Lizosom có chức năng tiêu hóa các chất từ môi trường đi vào hoặc do chính tế bào sinh ra, kể cả các tế bào chết. - Bào tâm: Là khối bào tương sánh đặc nằm sát nhân hoặc ngay trên bề mặt nhân tế bào xung quanh là các sợi dây tơ cực nhỏ gọi là dây sao hoặc vi ống. Chức năng: Bào tâm liên quan đến sự vận động và phân chia của các tế bào. - Vi ống: Là các ống cực nhỏ nằm trong nguyên sinh chất tạo thành như 1 cái khung của tế bào tương. Chúng là nơi vận chuyển các chất muối khoáng, nước trong bào tương. 2.3. Nhân tế bào Mỗi tế bào thường có một nhân. Nhân thường có hình tròn, có thể giống hình bầu dục như tế bào hồng cầu gia cầm. Vị trí: Nhân thường nằm giữa tế bào, nhưng cũng có thể nằm lệch sát bề mặt màng tế bào (tế bào cơ vân). Cấu tạo: gồm 4 phần: màng nhân, chất nhân, hạt nhân và nhiễm sắc thể. - Màng nhân: Màng nhân là một màng kép, gồm 2 màng mỏng, ở giữa là một khoảng quanh nhân. Trên màng ngoài có các lỗ thông với bào tương. Thông qua các lỗ này, màng nhân kiểm soát sự trao đổi chất giữa nhân và bào tương. - Chất nhân: Chất nhân thuần nhất không có cấu trúc. Trong chất nhân chứa các men, RNA, protein, các ion Ca++, Mg++... 13
  14. - Hạt nhân: Hạt nhân giống một khối cầu nhỏ. Mỗi nhân có thể chứa từ 1-2 hạt nhân. Hạt nhân chứa RNA, DNA, protein, nucleotit, các chất khoáng như Zn, Fe, Ca, K giữ vai trò quan trọng trong đời sống tế bào, liên quan trực tiếp trong quá trình phân chia, sinh sản của tế bào, tham gia tổng hợp protein, RNA và cả DNA. - Thể nhiễm sắc: Trong nhân tế bào chứa các chất màu đậm (tím sẫm) tồn tại dưới 2 dạng. Dạng đặc gọi là chất nhiễm sắc và dạng sợi gọi là thể nhiễm sắc (ở tế bào đang ở thể phân chia hoặc sinh sản). + Thể nhiễm sắc là các sợi hình gậy, sợi hình chữ V hoặc hình hạt. Chính giữa là một eo thắt, 2 bên là cánh. Các thể nhiễm sắc giống nhau từng đôi một và gọi là nhiễm sắc thể tương đồng. + Ở mỗi loài động vật, trong nhân tế bào có n đôi nhiễm sắc thể, nghĩa là 2n gọi là bội nhiễm sắc thể và đặc trưng riêng cho từng loài không thay đổi, thí dụ ở người 2n = 46, chó 2n = 78, thỏ 2n = 44, trâu 2n = 46. Riêng ở các tế bào sinh dục (tinh trùng hoặc tế bào trứng) số lượng sắc thể chỉ là 1n, thí dụ ở tinh trung người = 23; tinh trung trâu n = 23. + Ở nhiều loài động vật, trong bộ nhiễm sắc thể còn có 1 đôi nhiễm sắc thể sinh dục hay nhiễm sắc thể giới tính quyết định giới tính đực hoặc cái, quy ước gọi là X, Y, Z. Nhiễm sắc thể giới tính cái gồm 2 nhiễm sắc thể X giống nhau. * Ở phụ nữ số nhiễm sắc thể sẽ là 2n + X + X = 44 + X + X. * Giới tính đực gồm 1 là X; 1 là Y khác nhau, vậy là ở nam giới số nhiễm sắc thể sẽ là 2n = 44 +X+Y. * Nhiễm sắc thể ở tế bào sinh dục chỉ có n nhiễm sắc thể. Như vậy, ở trứng phụ nữ (noãn) n = 22+X, còn trong tế bào tinh trùng nam giới có 2 loại: n = 22+X và n = 22+Y. Như vậy, thể nhiễm sắc mang yếu tố di truyền quyết định giới tính đực và cái ở các loài. 3. Thành phần hóa học của tế bào động vật Tế bào động vật được cấu tạo bởi khoảng 40 nguyên tố hóa học nhưng chủ yếu là C, H, O, N, S, Ca, K, P, Mg, Na, Fe, Zn. Nhưng nguyên tố này hợp thành các hợp chất hữu cơ và hợp chất vô cơ chứa trong các thành phần cấu tạo tế bào, đặc biệt chiếm khoảng 99% khối lượng nguyên sinh chất. - Hợp chất vô cơ gồm: nước, muối khoáng như: Ca 3(PO4)2; Mg3(PO4)2; Na2CO3; K2CO3; KHCO3; NaHCO3 ... - Hợp chất hữu cơ chia ra làm 3 nhóm: + Nhóm gluxit: Gồm đường đơn: Glucose C 6H12O6, đường kép: sacharose C12H22O11, đa đường: polysarcharis (C6H5O6)n. + Nhóm lipit (chất béo) thí dụ: olein, stearin, butirin (các axit béo). 14
  15. + Nhóm protein (chất đạm) là chất cơ bản của sự sống, thành phần cấu tạo cơ bản của mọi tế bào động vật có cấu tạo rất phức tạp từ các nguyên tố C, H, O, N, S ... Thí dụ: albumin (lòng trắng trứng), các axit amin, peptit, polypetit ... 4. Đặc tính sinh lý của tế bào Mọi tế bào sống đều có một đặc tính chung là sự trao đổi chất, tính chuyển động, tính cảm ứng, tính thích nghi, sự phát triển và sự sinh sản. 4.1. Sự trao đổi chất Đặc tính quan trọng nhất của tế bào là sự trao đổi chất hay còn gọi là sự chuyển hóa, nhờ vậy tế bào tồn tại và phát triển. Sự trao đổi chất gồm 2 quá trình đồng hóa và dị hóa. - Đồng hóa là quá trình thu nhận các chất lấy từ môi trường vào tế bào, tổng hợp thành các chất để xây dựng các tế bào hoặc dùng cho các hoạt động của tế bào, ví dụ như: tế bào tổng hợp protein từ các amino axit; tổng hợp mỡ từ glyxerin và axit béo. - Dị hóa là quá trình ngược lại của đồng hóa, là quá trình phân giải các chất phức tạp thành chất đơn giản, giải phóng năng lượng cung cấp cho các hoạt động của tế bào và đào thải cặn bã. Ví dụ: Tế bào oxy hóa đường glucose (C6H5O6) cho năng lượng và CO2, H2O. Quá trình đồng hóa và dị hóa diễn ra dưới dạng các phản ứng hóa học rất phức tạp xảy ra trong tế bào với sự điều hòa của các enzym hoặc axit nucleic. Mối liên quan giữa đồng hóa và dị hóa: - Đồng hóa và dị hóa là 2 quá trình đối lập nhau nhưng cùng song song tồn tại. Có đồng hóa mới có dị hóa và ngược lại. Hai quá trình này trong tế bào cũng như cơ thể sống thường cân bằng nhau, nhưng tùy theo trạng thái sinh lý của tế bào hoặc cơ thể mà có thể 1 trong 2 quá trình chiếm ưu thế. Ví dụ: Ở cơ thể non, đang phát triển, tế bào mới được sinh sản, đồng hóa thường xảy ra mạnh hơn dị hóa. - Đồng hóa và dị hóa tương đương nhau xảy ra trong các tế bào và cơ thể đã phát triển đầy đủ và cân bằng về dinh dưỡng. - Ở các tế bào hoặc cơ thể già cỗi, suy yếu hoặc bệnh lý, đồng hóa diễn ra yếu hơn dị hóa. 4.2. Tính chuyển động Tính chuyển động của tế bào thể hiện ở sự chuyển động tương đối một số vùng của bào tương (NSC) làm thay đổi vị trí của các bào quan như lưới nội bào, ty thế, nhân thể nhiễm sắc, đặc biệt ở trong tế bào thời kỳ phân chia. Ở một số động vật đơn bào như con Amip, hoặc như bạch cầu đa nhân thì sự thay đổi chuyển động của các dòng bào tương có thể làm cho tế bào thay đổi hình dáng, tạo ra các chân giả chuyển dời các vị trí để vây bắt thực bào ... Các tế bào ở niêm mạc ruột khi bào tương co rút 15
  16. làm rung động các vi nhung để tăng cường khả năng tiêu hóa hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. 4.3. Tính cảm ứng và thích ứng Đây là tính chất chung và đặc hiệu của chất sống. Đối với tế bào tính cảm ứng biểu hiện bằng những phản ứng riêng trước tác động của môi trường nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, kích thích lý, hóa, sinh học ... Trong cơ thể, mỗi tế bào có khả năng cảm ứng riêng. Ví dụ: - Tế bào thần kinh thị giác nhạy cảm với kích thích hóa học. - Tế bào ở da nhạy cảm với nhiệt độ, áp suất. Mọi sinh vật đều có quan hệ trực tiếp với môi trường. Khi môi trường thay đổi thì sinh vật phải tự biến đổi để tạo ra khả năng phù hợp với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển. Đó là tính thích ứng (thích nghi) của sinh vật. Trong trường hợp này, tế bào tự biến đổi về cấu trúc và sinh lý để phù hợp với sự biến đổi của cơ thể. Ví dụ, tế bào thượng bì của da sinh ra sắc tố đen phân tán đều trên bề mặt của da, có tác dụng bảo vệ da. Khi ra nắng thì da đen, khi ở trong râm mát một thời gian thì sắc tố đen giảm dần, da trắng lại. 4.4. Sự phát triển Quá trình trao đổi chất làm cho tế bào có khả năng phát triển, tức là lớn lên và biệt hóa. Sự lớn lên là kết quả của sự đồng hóa làm cho tế bào tăng lên về khối lượng và thể tích. Trong cơ thể, các tế bào khi đã phát triển có thể biến đổi trở thành những tế bào mới khác nhau để thực hiện những chức phận nhất định khác nhau, đó là sự biến hóa tế bào. 4.5. Sự sinh sản của tế bào Tế bào phát triển đến một mức độ nhất định thì phân chia thành 2 hay nhiều tế bào mới gọi là sự phân bào. Có 2 hình thức phân bào là trực phân và gián phân. - Phân bào trực phân là các phân chia rất đơn giản và nhanh chóng nhưng không phổ biến. Đầu tiên, nhân và nguyên sinh chất (bào tương) kéo dài ra và thắt chặt ở giữa, sau đó tự phân thành ở phần tương đương đó là 2 tế bào mới. Phân bào trực phân thường gặp ở gan, thận hoặc tế bào bạch cầu. Khi cơ thể bị nhiễm trùng tế bào bạch cầu trực phân để nhanh chóng tăng số lượng lớn trong thời gian ngắn làm nhiệm vụ thực bào tiêu diệt vi trùng, bảo vệ cơ thể. - Phân bào gián phân là cách phân chia phức tạp. Nhân và bào tương phải trải qua nhiều giai đoạn trung gian biến đổi phức tạp để hình thành nên các tế bào mới nhưng đây là cách phân chia rất phổ biến trong cơ thể. Có 2 loại gián phân là: - Gián phân nguyên số: Là cách phân chia của các tế bào thâm. Đặc điểm của nó là số lượng nhiễm sắc thể của tế bào con mới hình thành bằng số lượng nhiễm sắc thể của tế bào mẹ sinh ra nó (2n). 16
  17. - Gián phân giảm số: Đây là cách phân chia ở một số giai đoạn nhất định của tế bào sinh dục (dòng tinh hoặc dòng noãn). Đặc điểm là số lương nhiễm sắc thể của tế bào con chỉ bằng 1/2 số nhiễm sắc thể của tế bào mẹ. Vì thế, nhân của tinh trùng hoặc trứng chỉ chứa 1/2 số lượng nhiễm sắc thể so với tế bào khác. II. MÔ ĐỘNG VẬT 1. Khái niệm Trong tự nhiên loài động vật đơn bào là cơ thể chỉ cấu tạo bởi 1 tế bào và mọi chức năng sinh lý đều do các bộ phận của tế bào đảm nhận. Ở động vật đa bào, cơ thể cấu tạo rất phức tạp gồm vô số tế bào. Vì thế, mỗi chức năng sinh lý khác nhau lại do nhiều tế bào có vị trí, hình thái, kích thước khác nhau đảm nhiệm. Các nhóm tế bào cùng thực hiện một nhiệm vụ nhất định được gọi là mô hay tổ chức. Trong cơ thể có 5 loại mô: Mô liên bào (biểu mô), liên kết, máu, mô cơ và mô thần kinh. 2. Phân loại mô động vật 2.1. Biểu mô Hình 2.1. Biểu mô Hình 2.2. Biểu Hình 2.3. Biểu mô đơn mô kép tuyến 2.1.1. Định nghĩa: Biểu mô là loại mô do các tế bào dính sát vào nhau và không có chất gì xen kẽ giữa chúng. 2.1.2. Phân loại biểu mô Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ người ta chia biểu mô ra làm 2 loại lớn là: biểu mô phủ và biểu mô tuyến. - Biểu mô phủ: Là lớp biểu mô được biệt hóa để bao phủ mặt ngoài cơ thể (da) hay mặt trong đường ống rỗng của cơ thể như thành xoang miệng, ống tiêu hóa (dạ dày, ruột) bóng đái, tử cung. - Biểu mô tuyến: Là tập hợp các tế bào tạo thành các tuyến (tuyến vú, tuyến mồ hôi, tuyến nước bọt) thích ứng với việc sản xuất và bài tiết một chất dịch nào đó. Chất dịch đó có thể là cặn bã (mồ hôi) hoặc rút ra từ máu tạo thành như sữa. 2.1.3. Cấu tạo biểu mô - Biểu mô đơn: Cấu tạo chỉ một lớp tế bào. Tùy theo hình thái của tầng tế bào người ta có đơn lát, đơn trụ; ví dụ niêm mạc ruột là biểu mô đơn trụ. 17
  18. - Biểu mô kép: Cấu tạo gồm 2 hay nhiều tầng tế bào xếp lên nhau, tương tự ta có kép lát, kép trụ; ví dụ niêm mạc khí quản là biểu mô kép lát. - Ở một số nơi (da) trong lớp biểu mô phủ dày, lại phủ chất sừng gọi là biểu mô phủ sừng hóa. Trên niêm mạc đường thở (mũi, thanh quản, khí quản) trên mặt tế bào có lông rất nhỏ gọi là biểu mô phủ có lông rung. - Biểu mô tuyến: Các tế bào xếp thành ống có lòng rỗng. Chất tiết do tế bào biểu mô tiết ra đổ vào ống rồi đổ vào một xoang của cơ thể như gan tiết mật đổ vào ruột hoặc ra ngoài cơ thể như tuyến mồ hôi, tuyến vú. Các ống tuyến có thể là ống đơn như tuyến mồ hôi, ống chia nhánh như tuyến nước bọt, ống chùm giống chùm nho như tuyến vú. 2.1.4. Sinh lý biểu mô - Sinh lý biểu mô phủ: + Biểu mô phủ có thể giãn ra hoặc co lại sát nhau để bảo vệ (da). + Các tế bào sinh sản mạnh, nhanh, tái sinh dễ dàng (như niêm mạc). + Có khả năng thấm hút và bài tiết. + Ở một số nơi (đường hô hấp) biểu mô có lông rung để cản bụi, đẩy vật lạ ra ngoài. - Sinh lý biểu mô tuyến: Tùy theo đặc điểm cấu tạo và chức năng sinh lý người ta chia làm 3 loại tuyến khác nhau: tuyến ngoại tiết, nội tiết, tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết. + Tuyến ngoại tiết: Là tuyến có ống dẫn, chất tiết theo ống dẫn đổ ra một cơ quan, bộ phận nhất định. Ví dụ: Tuyến nước bọt tiết nước bọt đổ vào xoang miệng, tuyến mồ hôi tiết mồ hôi, tuyến sữa tiết ra sữa theo ống dẫn sữa đổ ra ở đầu núm vú. + Tuyến nội tiết: Là những tuyến không có ống dẫn, chất tiết ra tế bào tiết ra thấm vào máu, theo mạch máu đến các bộ phận, cơ quan mà nó tác động. Chất tiết của tuyến nôi tiết được gọi bằng một tên chung đó là hocmon hay nội tiết tố. Ví dụ: Tuyến yên tiết ra oxytoxin theo máu đến tử cung, kích thích cổ tử cung co bóp khi đẻ. - Tuyến vừa ngoại tiết vừa nội tiết như gan, tụy, dịch hoàn, buồng trứng là các tuyến có cả 2 chức năng ngoại và nội tiết. Ví dụ: Gan có chức năng ngoại tiết: Gan tiết ra mật, theo ống mật chủ đổ vào ruột góp phần tiêu hóa mỡ. Gan có chức năng nội tiết: Tế bào gan tiết ra Heparin đổ vào máu làm máu không đông lại trong mạch máu. Sự hoạt động của biểu mô tuyến có tính chu kỳ gồm: kỳ tạo chất tiết, kỳ tích trữ, kỳ bài tiết (tùy loại tuyến mà khả năng chế tiết khác nhau), kỳ nghỉ. 18
  19. Chu kỳ tiết của tuyến: Chu kỳ tiết có thể nhanh chậm, liên tục hay ngắt quãng là tùy loại tuyến. Tuy nhiên, mỗi chu kỳ có 3 kỳ sau: - Kỳ tích trữ: Ty thể, lưới nội bào, bộ máy golgi trong bào tương hoạt động tạo thành các hạt tiết chất đi dần về phía cực đỉnh tế bào và tích trữ ở đó, đẩy nhân sát về phía cực đáy của tế bào. - Kỳ bài xuất: Hạt tiết chất nhiều, căng, mọng ở các cực đỉnh, nó sẽ vỡ ra hoặc thấm dần theo màng tế bào đẩy ra ngoài. - Kỳ nghỉ: Các hạt tiết chất được bài xuất hết, nhân tế bào đi dần về trung tâm (vị trí ban đầu) tế bào tạm nghỉ, thu hút vật chất chuẩn bị cho kỳ tiết sau, Phương thức tiết của biểu mô tuyến (cách bài xuất): Có 3 phương thức bài xuất chất tiết. - Phương thức tuyến toàn hủy: Chất tiết và tế bào tiết bị phân hủy hoàn toàn và đẩy ra ngoài (như tuyến bã của da), lớp tế bào non sát màng đáy tiếp tục sinh trưởng, phát triển thay thế lớp tế bàovừa mất. - Phương thức tuyến bán hủy: Chất tiết và phần đỉnh tế bào rời ra và rơi vào lòng ống tuyến hoặc xoang tiết, còn phần nhân và đáy tế bào khôi phục lại thành tế bào mới (tuyến vú). - Phương thức tuyến toàn vẹn: Chất tiết thấm qua đỉnh tế bào ra ngoài, tế bào vẫn tồn tại nguyên vẹn. Các tuyến nội tiết và đa số tuyến ngoại tiết thuộc loại này (như tuyến nước bọt, tuyến tụy ...). 2.2. Mô liên kết 2.2.1. Định nghĩa Mô liên kết là loại mô có tác dụng chống đỡ trong cơ thể. Về mặt cấu tạo, các tế bào không dính sát vào nhau mà được ngăn cách bởi chất gian bào (chất căn bản). Tế bào của mô liên kết có hình dạng khác nhau như hình sao, hình sợi, hình tròn, bầu dục ... Tế bào có thể nằm cố định tại một nơi hoặc di chuyển. Chất gian bào có nhiều loại phức tạp: Chất hồ có độ kết dính cao, chất chun có khả năng co giãn đàn hồi, chất xương ossein bị nhiễm muối khoáng làm mô rắn chắc. 2.2.2. Phân loại mô liên kết (nghiêng) Căn cứ vào tính chất khác nhau của chất căn bản người ta chia mô liên kết làm 2 loại: mô liên kết chính thức, mô liên kết dinh dưỡng. 2.3. Niêm mạc và tương dịch mạc 2.3.1. Niêm mạc (nghiêng) Trong cơ thể người và động vật có nhiều bộ phận rỗng có thể thông ra bên ngoài như mắt, mũi, đường tiêu hóa (miệng, thực quản, dạ dày, ruột), đường tiết niệu sinh dục (như bóng đái, niệu đạo, tử cung, âm đạo ...). 19
  20. Niêm mạc là một màng mỏng bao phủ bề mặt trong của các bộ phận rỗng đó. Bề mặt niêm mạc luôn ẩm ướt do tiết ra chất nhầy gọi là niêm dịch. Tùy theo vị trí niêm mạc có tác dụng bảo vệ, cản bụi, ngăn vi trùng hoặc tác động của hóa chất... 2.3.2. Tương dịch mạc Trong cơ thể có 3 khoang rỗng gọi là xoang như xoang ngực, xoang bụng, xoang chậu để chứa cơ quan nội tạng. Tương dịch mạc là những màng mỏng phủ kín các xoang, hốc đó. Màng này luôn nhẵn ướt giống như 1 cái túi 2 lớp và gồm 3 phần (3 lá): - Lá thành (lá ngoài) áp sát vào thành cơ thể. - Lá tạng (lá trong) bao phủ mặt ngoài cơ quan nội tạng. - Lá giữa là phần nối lá thành với lá tạng, thường tạo thành các màng treo dây chằng để treo giữ phủ tạng ở vị trí nhất định (như màng treo ruột, dây chằng dạ dày) Những tương dịch mạc chính của cơ thể là: - Phúc mạc (màng bụng). - Phế mạc (màng bọc phổi). - Tâm mạc (màng bao tim). - Màng não (bao bọc não). - Bao khớp (bao bọc khớp). Trong trạng thái sinh lý bình thường, giữa lá thành và lá tạng tạo thành xoang hẹp chứa 1 ít tương dịch trong hoặc vàng nhạt để làm trơn ướt, giảm ma sát giúp các cơ quan dễ hoạt động (như tim, dạ dày, co bóp, ruột nhu động). Trong trường hợp bệnh lý, bề mặt lá thành hoặc lá tạng bị tổn thương có thể làm 2 lá dính liền lại, tương dịch tiết ra quá nhiều làm cản trở hoạt động của các cơ quan (như dính màng phổi, viêm bao tim). . 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2