Giáo trình Giải phẫu X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình "Giải phẫu X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải phẫu X quang của tất cả các chi tiết trên cơ thể người từ đó giúp sinh viên phân biệt được hình ảnh bất thường trên phim chụp X quang. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Giải phẫu X quang (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: GIẢI PHẪU X QUANG NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HOC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
- 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng giải phẫu Xquang được các giảng viên Bộ môn chẩn đoán hình ảnh biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học giải phẫu Xquang giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải phẫu X quang của tất cả các chi tiết trên cơ thể người từ đó giúp sinh viên phân biệt được hình ảnh bất thường trên phim chụp X quang các đơn vị trong ngành y tế. Môn học Giải phẫu Xquang giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về giải phẫu đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths. BS Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. BS Lê Viết Dũng 3. Ths. BS Bùi Khắc Tuân 4. CN Nguyễn Quốc Hải
- 4 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu ................ 3 2. Bài 1: Giải phẫu X quang phim chụp chi trên ................ 6 3. Bài 2: Giải phẫu X quang chi dưới .............. 39 4. Bài 3: Giải phẫu X quang tim phổi .............. 68 5. Bài 4: Giải phẫu X quang phim chụp cột sống .............. 90 6. Bài 5: Giải phẫu X quang phim chụp xoang ............ 118 7. Bài 6: Giải phẫu X quang phim chụp ổ bụng – Hệ tiết niệu ............ 130 8. Bài 7: Giải phẫu X quang phim chụp hệ tiêu hóa ............ 142 9. Bài 8: Giải phẫu X quang phim chụp sọ ............ 166
- 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: GIẢI PHẪU X QUANG Mã môn học: MH 28 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Môn học “Giải phẫu X quang” là môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành, học sau các môn giải phẫu, sinh lý. - Tính chất: + Môn học này cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải phẫu X quang của tất cả các chi tiết trên cơ thể người từ đó giúp sinh viên phân biệt được hình ảnh bất thường trên phim chụp X quang. + Là môn cơ sở cho cho các môn chuyên ngành hình ảnh. - Ý nghĩa và vai trò của môn học: + Cung cấp tất những kiến thức cơ sở giúp cho sinh viên học tốt tất cả nhưng môn tiếp theo của chuyên nghành hình ảnh. Mục tiêu của môn học: - Kiến thức: + Trình bày được giải phẫu hình ảnh của hệ xương khớp, tiêu hoá, tiết niệu, hô hấp, thần kinh ... trên phim chụp X quang. - Kỹ năng: + Mô tả và phân tích được các chi tiết giải phẫu hình ảnh trên phim chụp X quang. + Nhận định và phân tích được các biến thể giải phẫu có thể gặp trên phim chụp X quang. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong nhận định và phân tích hình ảnh giải phẫu X quang. Nội dung của môn học :
- 6 Bài 1: GIẢI PHẪU X QUANG PHIM CHỤP CHI TRÊN Giới thiệu: Giải phẫu X quang là môn học thuộc khối kiến thức cơ sơ ngành, cung cấp cho sinh viên kiến thức về giải phẫu X quang của tất cả các chi tiết bình thường trên cơ thể người từ đó giúp nhận biết được hình ảnh bất thường trên phim chụp X quang bệnh lý. - Xương của chi trên bao gồm: xương bả vai, xương cánh tay, hai xương cẳng tay và các xương cổ bàn ngón tay, tạo thành một số khớp lớn như: khớp vai, khớp khuỷu và các khớp cổ bàn ngón tay. PHẦN LÝ THUYẾT Mục tiêu: 1.1. Trình bày quá trình phát triển xương chi biểu hiện trên phim X quang. 1.2. Trình bày được những cấu trúc chính trên phim chụp khớp vai thẳng. 1.3. Trình bày được những cấu trúc chính trên phim chụp khớp khuỷu thẳng và nghiêng. 1.4. Trình bày được những cấu trúc chính trên phim chụp cổ, bàn, ngón tay thẳng, nghiêng, chếch. Nội dung chính: 2.1. Đại cương về quá trình phát triển của xương 2.1.1. Quá trình phát triển của xương chi biểu hiện trên X quang Trên phim Xquang người ta chia xương chi ra làm 3 phần: - Thân xương. - Hai đầu xương. - Hành xương là phần tiếp giáp đầu xương với thân xương quá trình phát triển đều có sự thay đổi ở ba phần nhưng biểu hiện trên X quang ở mỗi phần có đặc điểm riêng để cuối cùng cho kết quả là xương tăng trưởng theo 2 chiều: chiều ngang và chiều dài. Hình 1.1: Hình ảnh thân xương dài 2.1.1.1. Sự phát triển theo chiều ngang Xương phát triển theo chiều ngang tức là xương to ra theo lứa tuổi trưởng thành của trẻ. Điều đó xảy ra do sự bồi đắp can xi xung quanh xương, công việc này được thực hiện nhờ các tạo cốt bào.
- 7 Đồng thời với việc bồi đắp can xi xung quanh xương là hiện tượng ống tuỷ ngày càng rộng ra nhờ sự hoạt động của các huỷ cốt bào. Trong quá trình phát triển độ dày của vỏ tuỷ xương luôn có một tỷ lệ cân đối với tuỷ xương. Trên hình ảnh Xquang nhìn rất rõ cấu trúc thân xương khó có thể đánh giá được tốc độ phát triển của xương là chậm hay bình thường so với lứa tuổi. Việc đánh giá này chủ yếu dựa vào chiều dài của cả một xương và các điểm cốt hoá, mà đặc biệt chủ yếu dựa vào các điểm cốt hoá là chính. 2.1.1.2. Sự phát triển chiều dài của xương Song song với sự to ra chiều ngang là sự phát triển chiều dài của xương. Sự phát triển này được thực hiện bởi quá trình phát triển và lắng đọng calci ở các đĩa sụn. Quá trình đó diễn ra như sau: ❖ Sự hình thành đĩa sụn: Khi thân xương đã hình thành thì đầu xương vẫn chỉ là tổ chức sụn, sau đó có sự lắng đọng calci ở phần trung tâm sụn tạo thành điểm cốt hoá. Có một số đầu xương điểm cốt hoá được xuất hiện ngay trong thời kỳ bào thai như đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi v.v.. nhưng đa số các điểm cốt hoá xuất hiện các tháng và tuổi sau khi đứa trẻ được sinh ra. Khoảng cách giữa điểm cốt hoá và hành xương là tổ chức sụn được gọi là đĩa sụn. ❖ Sự phát triển của các điểm cốt hoá: Các điểm cốt hoá được bao bọc xung quanh là tổ chức sụn. Tổ chức sụn này được lắng đọng can xi theo lứa tuổi làm cho các điểm cốt hoá lớn dần và trở thành đầu xương hoàn chinh khi lớp sụn bao quanh được lắng đọng can xi hoàn toàn. Khi đó chỉ còn một lớp sụn mỏng bọc quanh đầu xương. Tuổi để hoàn chỉnh việc lắng đọng can xi của đầu xương tuỳ theo từng loại xương. ❖ Sự phát triển của xương theo chiều dài: Cùng với việc lắng đọng can xi ở tổ chức sụn ở các đầu xương nhằm hoàn thiện đầu xương thì đĩa sụn cũng liên tục tăng sinh. Kèm theo sự tăng sinh là có sự lắng đọng can xi tại vũng đĩa sụn tiếp giáp với hành xương làm thân xương dài ra theo lứa tuổi, kết quả là đẩy đĩa sụn về phía 2 đầu xương. Đĩa sụn này sẽ mỏng dần theo sự tăng lên về lứa tuổi và mất đi ở tuổi trưởng thành. - Sự mất đi của đĩa sụn diễn ra sau khi đĩa sụn ở đầu xương đã được lắng đọng can xi hoàn toàn một thời gian. Như vậy khi trên X quang chúng ta bắt đầu thấy hình ảnh đầy đủ của đầu xương thì đĩa sụn vẫn còn tồn tại trong một thời gian dài. 2.1.2. Sự xuất hiện các điểm cốt hoá theo tuổi của trẻ (đọc thêm) 2.1.2.1. Thời kỳ bào thai Thời kỳ này đã xuất hiện các thân xương dài, thân đốt bàn ngón, xương góc, xương hộp, đầu dưới xương đùi, đầu trên xương cánh tay, mâm của xương chày. 2.1.2.2. Thời kỳ sau khi sinh Sau khi sinh các điểm cốt hoá lần lượt xuất hiện tuỳ theo loại xương và tuỳ từng vị trí trong một xương. Sơ đồ dưới đây cho thấy những điều đó: ❖ Chi trên • Đầu trên xương cánh tay: - Dính hoàn toàn vào thân xương lúc thân lúc 17 – 20 tuổi ở nữ và 18 – 25 tuổi ở nam. - Các điểm cốt hóa dính hoàn toàn vào nhau:
- 8 1. Chỏm xương cánh tay : 3 tháng. 2. Củ lớn: + Nữ: 3 tháng – 1,5 năm. + Nam: 6 tháng đến 2 năm. 3. Củ bé: + 3-5 năm Hình 1.2: Các điểm cốt hóa đầu trên xương cánh tay lúc 1 tuổi • Khuỷu tay: Hình 1.3: Các điểm cốt hóa khuỷu tay lúc 6 tuổi - Dính vào thân xương lúc 14 – 18 tuổi cả nam và nữ. 1. Chỏm con: 1-8 tháng. 2. Chỏm xương quay: 3-6 tuổi. 3. Mỏm trên lồi cầu trong: 3-7 tuổi. 4. Ròng rọc: 7-10 tuổi. 5. Mỏm khuỷu: 8-10 tuổi. 6. Mỏm trên lồi cầu 11-14 tuổi. • Cổ bàn tay: Xuất hiện lúc các xương cốt hóa hoàn toàn vào tuổi dậy thì. Các điểm cốt hóa của đầu dưới xương quay và xương trụ dính vào thân xương lúc 17 - 19 tuổi.
- 9 Hình 1.4: Các điểm cốt hóa cổ - bàn tay lúc 9 tuổi 1. Xương cả: 1 – 12 tháng 2. Xương móc: 1 – 18 tháng 3. Xương tháp: 6 tháng – 4 tuổi 4. Đầu dưới xương quay 5. Xương nguyệt: 6 – 9 tuổi 6. Xương thuyền: 2 – 9,5 tuổi 7. Xương thang: 2 – 9,5 tuổi 8. Xương thê: 1 – 10,5 tuổi 9. Đầu dưới xương trụ: 4 – 9 tuổi 10. Xương đậu: 6,5 – 16,5 tuổi 11. Đầu gần đốt xa ngón cái: 1 – 1,5 tuổi 12. Đầu gần đốt gần ngón cái 13. Đầu gần xương bàn I: 1 – 3,5 tuổi 14. Đầu gần đốt giữa của các ngón II - V 15. Đầu gần đốt gần từ đốt II – V và đầu xa xương bàn II – V lúc 2 – 3 tuổi ❖ Chi dưới • Các điểm cốt hoá đầu trên xương đùi: - Thời gian xuất hiện và dính vào thân xương của các điểm cốt hóa đầu trên xương đùi: 1. Mới sinh và dậy thì 2. Mới sinh và 4-8 tuổi 3. Nam: 6-8 tháng và 19 tuổi Nữ: 18 tuổi 4. Nam: 2,5-4 tuổi và 18 tuổi Nữ: 1,5-3 tuổi và 17 tuổi 5. Nam: 9-13 tuổi và 17 tuổi Nữ: 16 tuổi 6. 15-20 tuổi và 20-25 tuổi Hình 1.5: Các điểm cốt hóa chỏm, cổ xương đùi lúc 6 tuổi
- 10 • Các điểm cốt hoá ở khớp gối: Hình 1.6: Các điểm cốt hóa khớp gối lúc 4 tuổi * Xuất hiện và lúc dính vào thân xương: 1. Đầu dưới xương đùi ở bào thai 36 – 38 tuần và 17 – 19 tuổi. 2. Đầu trên xương chầy ở bào thai 40 – 42 tuần và 16 – 19 tuổi. 3. Chỏm xương mác lúc 2 – 5,5 tuổi và 15 – 18 tuổi 4. Xương bánh chè lúc 3 – 5 tuổi và tuổi dậy thì 5. Lồi cù Gerdy lúc 7 – 15 tuổi và 19 tuổi. • Các điểm cốt hoá cổ bàn chân. Hình 1.7: Các điểm cốt hóa xương cổ, bàn chân lúc 5 tuổi 1. Đầu dưới xương mác. 2. Đầu dưới xương chầy. 3. Xương gót. 4. Xương sên. 5. Xương hộp. 6. Xương thuyền. 7. Xương chêm.
- 11 * Tất cả các xương bàn chân đều có ngay sau khi sinh. Xuất hiện dính vào thân xương ở các điểm: Đầu dưới xương chày, xương mác: lúc 6 tháng – 2 tuổi và 16-18 tuổi. Xương gót: Cốt hoá lúc 5 – 13 tuổi và 12 – 22 tuổi. ❖ Xương ức: Toàn bộ xương ức dính vào nhau lúc 30-70 tuổi. Hình 1.8: Hình ảnh mặt trước xương ức. ❖ Khoảng cách của các khe khớp: 1. Vai : 4 mm 2. Khuỷu : 3 mm 3. Cổ tay : 2-2,5 mm 4. Bàn - ngón tay : 1,5 mm 5. Ức đòn : 3-5 mm 6. Khe đốt sống : 2-6 mm 7. Cùng chậu : 3 mm 8. Mu : 4-6 mm 9. Háng : 4-5 mm 10. Gối : 4-8 mm 11. Cổ chân : 3-4 mm 12. Bàn ngón chân : 2-2,5 mm 2.2. Giải phẫu X quang khớp vai thẳng 2.2.1. Đại cương giải phẫu khớp vai - Khớp vai được cấu tạo bởi ổ chảo xương bả vai và chỏm xương cánh tay. Chỏm xương cánh tay tương ứng với 1/3 khối cầu. - Ổ chảo hình bầu dục lõm lòng chảo chỉ bằng 1/3 đến 1/4 diện tích của chỏm xương cánh tay. Nền ổ chảo là một vòng sụn bám quanh ổ chảo làm cho lòng ổ chảo sâu thêm nhiều để tăng diện tích tiếp khớp với chỏm. - Xung quanh khớp vai là các dây chằng và đặc biệt có khớp cùng vai đòn ở phía trên, mỏm quạ ở phía trong. Tất cả những thành phần này khi chụp phim đều có sự liên quan với khớp vai trên phim chụp.
- 12 Hình 1.9: Giải phẫu xương khớp vai 2.2.2. Những cấu trúc chính trên phim chụp khớp vai thẳng 2.2.2.1. Đầu trên xương cánh tay - Khác hẳn thân xương ta thấy có vùng vỏ xương cản quang và ống tuỷ là hình không cản quang ở đây đầu trên xương cánh tay có những vân xương hình mạng lưới biểu hiện của hình ảnh xương xốp. - Chỏm xương cánh tay chiếm gần 1/2 hình tròn. Sở dĩ đường viền của chỏm dài ra hơn so với trên thực tế chỏm chỉ là 1/3 hình cầu vì trên tư thế thẳng chỏm được chụp trực diện ở mặt cắt rộng nhất. Bờ viền của chỏm nhẵn chỉ tiếp khớp với ổ chảo 1/3 diện tích bề mặt. - Trên tư thế chụp khớp vai thẳng chỏm bao giờ cũng chồng lên một phần nhỏ của ổ chảo nếu như chồng nhiều quá là có hiện tượng trật khớp vai. - Mấu động lớn ở trên và mấu động nhỏ ở dưới chúng có độ cản quang đậm hơn các phần khác. - Phía phần rìa ngoài có đường cản quang chạy dọc đó chính là gờ của rãnh liên mấu. 2.2.2.2. Xương bả vai ❖ Ổ chảo: - Là hình elip dẹt. Bản thân ổ chảo cấu tạo là hình elip dẹt đứng. Kết hợp khi ta chụp theo chiều thẳng tia đi gần song song với mặt phẳng của ổ chảo nên hình của ổ chảo lại càng dẹt theo chiều ngang. - Diện khớp ổ chảo nhỏ hơn nhiều so với chỏm xương cánh tay. ❖ Mỏm quạ: - Do tia đi gần như trực diện với mỏm quạ nên mỏm quạ có hình tương đối tròn, cản quang đậm. - Vị trí: ở phía trên trong của ổ chảo. Khi bị chấn thương gẫy mỏm quạ ta sẽ thấy hình mỏm quạ dài ra. ❖ Mỏm cùng vai: - Vị trí: ở ngay phía trên của chỏm. Nó là phần tận cùng của sống vai (gai vai) nên ta thấy nó là phần cản quang liên tục từ sống vai nhưng có độ cản quang kém sống
- 13 vai và càng ra phía ngoài độ cản quang càng kém. Bờ dưới mỏm cùng vai cách chỏm khoảng 4mm. ❖ Đầu ngoài xương đòn: - Chồng lên mỏm cùng vai. - Tận cùng của đầu ngoài xương đòn cách tận cùng của mỏm cùng khoảng 2-3cm. ❖ Khe khớp vai: - Khe khớp vai thực chất không phải chỉ là phần chỏm tiếp xúc với ổ chảo trên phim chụp mà nó còn được tính bởi phần chỏm tiếp xúc với thành sụn. Như vậy khe khớp vai được tính từ phần trên đường mép trên của ổ chảo 2,5-3cm và phần dưới của đường mép dưới ổ chảo 2,5-3cm. Theo một đường vòng cung song song với chỏm vì phần này được cấu tạo bằng sụn nên không thấy được trên phim chụp. - Phần khe khớp ta có thể định hình được dễ dàng đó là khoảng sáng giữa bờ trước của ổ chảo và đường nền trực diện của chỏm. - Phim chụp đúng tư thế chỏm chỉ chồng lên ổ chảo 4mm chiều ngang. - Phần khe khớp nhìn thấy có độ sáng kém vì nó chồng lên ổ chảo. 1. Xương đòn 2. Khớp cùng vai đòn 3. Mỏm quạ 4. Ổ chảo 5. Khe khớp vai 6. Xương bả vai 7. Mỏm cùng vai 8. Xương cánh tay 9. Cạnh ngoài xương bả vai Hình 1.10: Hình ảnh Xquang khớp vai thẳng 2.3. Giải phẫu X quang khớp khuỷu 2.3.1. Đại cương về giải phẫu khớp khuỷu Khớp khuỷu liên kết đầu dưới xương cánh tay với đầu trên xương quay và xương trụ. Nó gồm 3 khớp nằm trong một bao chung. ❖ Khớp cánh tay trụ: Được tạo bởi diện khớp hình ròng rọc xương cánh tay và khuyết ròng rọc (hõm sigma lớn) của xương trụ. Hõm sigma như hình cờ lê ôm lấy ròng rọc. Khi gấp cẳng tay tối đa thì mỏm vẹt của xương trụ lấp vào hõm vẹt của đầu xương cánh tay. Khi ngửa tối đa thì mỏm khuỷu của cương trụ lấp vào hố khuỷu của đầu dưới xương cánh tay do vậy khi ta chụp thẳng ở tư thế cẳng tay duỗi thì phần lớn hõm sigma lớn chồng lên ròng rọc.
- 14 Hình 1.11: Giải phẫu khớp khuỷu tay ❖ Khớp quay cánh tay: Được thiết lập bởi hõm khớp của chỏm xương quay (đài quay) với chỏm nhỏ xương cánh tay. ❖ Khớp quay trụ trên: Được tạo bởi vành của chỏm xương quay tiếp khớp với khuyết quay (hõm sigma nhỏ) của xương trụ. 2.3.2. Giải phẫu X quang phim chụp khớp khuỷu thẳng Khi chụp khớp khuỷu thẳng thường ta để bệnh nhân ở tư thế cẳng tay duỗi tối đa trừ những trường hợp cứng khớp. Nhìn toàn bộ các đầu xương thấy chúng là những xương xốp có vân xương hình mạng lưới, tuy nhiên xương quay ta thấy vỏ xương đặc đến gần sát chỏm và ở xương trụ vỏ xương đặc tới gần mỏm vẹt. 2.3.2.1. Đầu dưới xương cánh tay - Đầu dưới xương cánh tay thấy phình to gấp 3,0-3,5 lần so với thân. Mỏm trên lồi cầu trong lồi nhiều về phía trong tạo thành một mấu xương lớn cản quang kém. - Phía trên diện khớp ròng rọc có một khoảng sáng đó là phần hố khuyết và hố vẹt chồng lên nhau giữa hố vẹt và hố khuyết chỉ cách nhau một lớp xương mỏng, khi tổn thương lớp xương này có thể bị thủng tạo thành một khoảng sáng rõ. - Từ giữa khoảng sáng hố khuỷu và hố vẹt xuống dưới có hình cản quang đậm tới tận khe khớp cánh tay trụ đó là mỏm khuỷu và khuyết ròng rọc. - Chỏm con hình kém cản quang có ranh giới tròn. - Đầu dưới xương cánh tay có các thớ xương tương đối thứ tự quây quanh hố vẹt và hố khuỷu. - Độ cản quang đầu dưới xương cánh tay kém, nhất là ròng rọc, chỏm con và mỏm trên lồi cầu trong. 2.3.2.2. Đầu trên xương quay - Chỏm xương quay là một hình kém cản quang hình chữ nhật (gọi là vành khớp của chỏm). Phía trên cản quang đậm và hơi lõm gọi là lõm của chỏm xương quay (đài quay). Phía trong chỏm tiếp khớp với khuyết quay của xương trụ. - Dưới chỏm xương quay là phần thắt lại gọi là cổ xương quay.
- 15 - Dưới cổ xương quay có phần lồi vào trong chồng lên xương trụ đó là lồi củ nhị đầu xương quay. - Phim chụp khuỷu thẳng đứng thì lồi củ nhị đầu lồi ra rõ và chỉ có lồi chủ nhị đầu chồng vào phía ngoài xương trụ. 2.3.2.3. Đầu trên xương trụ - Mỏm khuỷu và khuyết ròng rọc chồng lên ròng rọc tạo thành hình cản quang đậm, qua khuyết ròng rọc ta nhìn thấy khe khớp cánh tay trụ liên tục với khe khớp cánh tay quay. - Đầu trên xương trụ cản quang nhiều hơn đầu trên xương quay. 2.3.2.4. Khe khớp - Khe khớp cánh tay trụ và cánh tay quay liên tục với nhau. Đó là khe sáng phía dưới ròng rọc và chỏm con, có chiều dày khoảng 3mm phần khớp cánh tay trụ mờ hơn do khuyết ròng rọc che lấp. - Khe khớp quay trụ trên: là hình sáng mờ nhạt ở phía trong của chỏm xương quay. 1. Mỏm trên lồi cầu ngoài 2. Chỏm con 3. Chỏm xương quay 4. Cổ xương quay 5. Xương cánh tay 6. Hố khuyết 7. Mỏm khuỷu 8. Mỏm trên lồi cầu trong 9. Lồi củ nhị đầu Hình 1.12: Hình ảnh X quang khớp khuỷu thẳng 2.3.3. Giải phẫu X quang phim chụp khớp khuỷu nghiêng 2.3.3.1. Đầu dưới xương cánh tay * Kích thước: phình to hơn so với thân một ít. * Hình dáng: + Cong về trước như chiếc vợt khúc côn cầu. + Ròng rọc là 2 vòng tròn chồng lên nhau, vùng trong vòng tròn độ cản quang kém. + Trên ròng rọc có hình cản quang hơi đậm là hình cản quang của mỏm trên ròng rọc. + Chỏm con cản quang kém ròng rọc và bao trùm lên ròng rọc cả phía trước và sau nhưng chủ yếu là phía trước. 2.3.3.2. Đầu trên xương trụ * Hình dáng:
- 16 + Phình rộng, có hình chiếu mỏ lết ôm lấy ròng rọc. Đó chính là hình của khuyết dọc. + Trên phim nghiêng ta nhìn thấy khuyết dọc là đầy đủ nhất. + Mỏm vẹt nằm ở phía trước ròng rọc nó tạo nên phần trước của khuyết dọc. Mỏm vẹt hình tam giác nhô lên cao hơn mỏm khuỷu khoảng 1cm và chồng lên một phần đài quay và chỏm xương quay. + Mỏm khuỷu: Chui một phần vào hố khuỷu nếu chụp duỗi thẳng cẳng tay hoặc vào khe ròng rọc nếu chụp hơi gấp cẳng tay. Mỏm khuỷu thấp hơn mỏm vẹt và kém cản quang hơn mỏm vẹt. + Đầu trên xương trụ cản quang kém trừ mỏm khuỷu, mỏm vẹt và đường viền hõm sigma. + Ống tuỷ tận hết ở ngang tầm mỏm vẹt. 2.3.3.3. Đầu trên xương quay - Phần tận cùng là đài quay là hình cản quang đậm có mặt lõm hướng ra sau. - Đài quay chồng lên một phần của lồi cầu và mỏm vẹt. - Chỏm nằm liên tiếp với đài quay hình trụ dẹt cong về trước và kém cản quang. - Trên phim nghiêng lồi củ nhị đầu bé hơn nhiều so với phim thẳng do tia X đi theo trực diện với lồi củ nhị đầu. 1. Chỏm con 2. Chỏm xương quay 3. Cổ xương quay 4. Xương cánh tay 5. Mỏm khuỷu 6. Ròng rọc 7. Mỏm vẹt. Hình 1.13: Hình ảnh X quang khớp khuỷu nghiêng 2.4. Giải phẫu X quang khớp cổ bàn tay 2.4.1. Đại cương về giải phẫu khớp cổ bàn tay * Khớp cổ tay bao gồm có các khớp sau: - Khớp quay trụ dưới. - Khớp quay - cổ tay (khớp giữa xương quay với các xương cổ tay). - Khớp giữa các xương cổ tay với nhau. - Khớp giữa các xương cổ tay với đầu gần xương bàn ngón tay.
- 17 Hình 1.14: Giải phẫu các xương cổ - bàn tay ❖ Khớp quay trụ dưới: * Đầu dưới xương trụ có 2 mặt khớp: + Mặt ngoài trên chiếm 2/3 chỏm đầu dưới tiếp khớp với khuyết trụ của đầu dưới xương quay. + Mặt dưới hình tam giác tiếp khớp với đĩa khớp quay cổ tay. * Đầu dưới xương quay: Mặt trong có khuyết trụ tiếp khớp với chỏm xương trụ. ❖ Khớp quay cổ tay: * Khớp quay cổ tay liên kết đầu dưới xương quay với các xương cổ tay, còn đầu dưới xương trụ tham gia gián tiếp qua đĩa khớp quay cổ tay.Các mặt khớp gồm: - Mặt dưới xương quay lõm chia làm 2 diện khớp, diện ngoài hình tam giác tiếp khớp với xương thuyền, diện trong hình tứ giác tiếp khớp xương nguyệt. - Mặt trên xương thuyền và xương bán nguyệt. - Đĩa khớp là sụn đệm giữa đầu dưới xương trụ và mặt trên xương thang. ❖ Khớp cổ - bàn ngón tay: * Các xương cổ tay xếp thành 2 hàng bao gồm các khớp: - Các khớp gian xương cổ tay (giữa các xương cổ tay cùng một hàng).
- 18 - Khớp giữa cổ tay: giữa các xương cổ tay hàng trên với các xương cổ tay hàng dưới. Diện khớp phức tạp, hình thể giữa các xương không đều. - Khớp tháp đậu: xương đậu chỉ khớp với duy nhất xương tháp. - Các khớp giữa các xương cổ tay hàng dưới và các xương bàn tay (đầu gần) Đây thuộc loại khớp thẳng có biên độ hoạt động hạn chế. - Các khớp gian cốt bàn tay: giữa đầu gần của các xương bàn với nhau cùng thuộc diện khớp phẳng. - Các khớp bàn đốt. - Các khớp giữa các đốt ngón tay. 2.4.2. Phim chụp cổ - bàn - ngón tay thẳng 2.4.2.1. Khớp cổ tay ❖ Đầu dưới xương quay: + Mặt khớp cong lõm hướng xuống dưới. + Bề mặt khớp cản quang đậm. + Mặt khớp xương quay khớp với xương thuyền và xương nguyệt. ❖ Đầu dưới xương trụ: + Tiếp khớp với xương tháp và xương đậu. + Mỏm trâm trụ tì lên phía trong xương tháp. ❖ Các xương cổ tay: + Khớp với đầu dưới xương quay, trụ. + Khớp với nhau + Khớp với đầu gần xương bàn tay. + Cản quang kém cấu trúc xương hình mạng lưới. ❖ Đặc điểm của các khe khớp: + Khe khớp của đầu dưới xương trụ và xương tháp rộng nhất. + Khe khớp đầu dưới xương quay và xương thuyền, xương nguyệt là khe sáng hẹp. + Khe khớp giữa các xương cổ tay và giữa xương cổ tay với xương bàn tay là những khe sáng hẹp đều. Do vậy trên phim chụp cổ bàn tay thẳng ta nhận rõ được ranh giới giữa các xương cổ tay. 2.4.2.2. Bàn ngón tay ❖ Xương bàn tay: + Xương bàn 1 cong hướng chiều cong vào trong + Các xương bàn khác trục thẳng 2 mặt bên lõm. + Thuộc xương dài và có ống tuỷ. + Đầu gần có mặt khớp lõm + Đầu xa có mặt khớp lồi. + Đường viền thân xương lõm + Vỏ xương dầy ở thân, mỏng ở 2 đầu cản quang đậm. ❖ Xương đốt 1: + Là loại xương ngắn có ống tuỷ. + Đầu gần có mặt khớp hình ròng rọc. + Vỏ xương mỏng cản quang. + Thân xương thắt hẹp ở giữa. ❖ Xương đốt 2: ngón 2, 3, 4, 5:
- 19 + Xương ngắn có ống tuỷ. + Đầu gần có 2 mặt khớp lõm, gờ ở giữa. + Đầu xa có mặt khớp hình ròng rọc. + Thân xương nhẵn, vỏ mỏng ít cản quang. + Thân xương thắt hẹp ở giữa. ❖ Xương đốt 2 ngón 1 và đốt 3 ngón 2, 3, 4, 5: + Là xương ngắn có ống tuỷ. + Đầu gần có 2 mặt khớp lõm có gờ ở giữa + Đầu xa là xương xốp phình ra hình móng 1. Xương quay 2. Xương trụ 3. Xương Thuyền 4. Xương nguyệt 5. Xương tháp 6. Xương đậu 7. Xương thang 8. Xương thê 9. Xương cả 10. Xương móc 11. Các xương bàn 12. Các xương đốt Hình 1.15: Hình ảnh X quang cổ bàn, ngón tay thẳng 2.4.2.3. Khớp cổ tay chếch (đọc thêm) ❖ Đầu dưới xương quay: + Tương tự như trong phim chụp thẳng nhưng bề ngang thu nhỏ hơn + Bề mặt khớp cản quang đâm hơn do mặt khớp xương quay có độ nghiêng nhất định. ❖ Đầu dưới xương trụ: + ít có sự thay đổi so với phim thẳng. + Mỏm trâm trụ chuyển lui về phía trong hơn so với trên phim thẳng. ❖ Các xương cổ tay: + Các khớp giữa các xương cổ tay với nhau mờ hơn do hiện tượng các xương có chồng một phần lên nhau. + Xương thuyền trồi ra ngoài nhiều hơn so với mỏm trâm quay. ❖ Khe khớp: + Khe khớp giữa các xương cổ tay không rõ. + Khe khớp giữa xương trụ, quay với các xương cổ tay vẫn rõ nhưng không rộng giữa mặt khớp xương trụ với xương tháp rộng hơn trên phim thẳng. + Xương bán nguyệt chồng lên một phần mặt khớp xương quay. + Các khớp giữa các xương cổ tay và đầu gần các xương bàn tay vẫn rõ.
- 20 2.4.2.4. Xương bàn ngón tay chếch ❖ Xương bàn tay: + Khoảng cách giữa các xương bàn tay gần hơn. + Đầu gần của các xương bàn tay chồng lên nhau một phần. + Đầu gần mặt khớp cũng ở hình dạng lõm. + Đầu xa mặt khớp lồi. ❖ Xương đốt 1: + Đầu gần mặt khớp lõm + Đầu xa mặt khớp hình ròng rọc nhưng không rõ. + Vỏ xương mỏng cản quang. ❖ Xương đốt 2 ngón 2, 3, 4, 5: + Xương ngắn có ống tuỷ. + Đầu gần có 2 mặt khớp lõm chồng lên nhau một phần nên không rõ, mặt khớp và gờ xương như phim thẳng. + Đầu xa có mặt khớp hình ròng rọc không rõ ràng. + Thân xương cong lõm về trước. ❖ Xương đốt 2 ngón 1 và đốt 3 ngón 2, 3, 4: + Là xương ngắn có ống tuỷ. + Đầu gần có 2 mặt khớp lõm cũng không rõ do chúng chồng lên nhau. + Hình xương xốp phình ra hình móng ngựa bị thu nhỏ và chủ yếu phình về phía trước. 2.4.3. Phim chụp cổ - bàn ngón tay nghiêng 2.4.3.1. Khớp cổ tay nghiêng ❖ Đầu dưới xương quay - trụ: + Chồng lên nhau + Xương trụ ở sau so với xương quay một ít. + Đầu dưới xương quay to gấp đôi xương trụ và thấp hơn xương trụ. + Mặt khớp đầu dưới xương quay bị xương thuyền và xương nguyệt che lấp. ❖ Các xương cổ tay: + Các xương cổ tay chồng lên nhau rất khó phân biệt. + Nhìn rõ được xương nguyệt nằm ở trên cùng + Xương thuyền dưới xương nguyệt một ít và có mỏm nhô ra trước nhiều. + Xương tháp dưới xương thuyền và chồng lên đầu gần xương bàn tay 1 và cũng nhô ra trước nhiều. - Khe khớp cổ tay không nhìn rõ các khe khớp. 2.4.3.2. Xương bàn - ngón tay nghiêng (đọc thêm) ❖ Xương bàn tay: + Xương bàn 1 trên phim nghiêng có trục thẳng và lõm ở 2 bên khác hẳn các xương bàn khác. + Các xương bàn từ 2 đến 5. + Chồng lên nhau khó phân biệt được các chi tiết + Cong lõm hướng chiều cong ra trước. ❖ Xương ngón tay: + Các đốt ngón tay chồng lên nhau khó phân biệt. + Đều có chiều cong hướng ra trước.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kênh nhĩ thất
28 p | 362 | 95
-
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ XƯƠNG KHỚP – PHẦN 1
19 p | 492 | 90
-
KỸ THUẬT CHỤP CT BỤNGDẨN NHẬP
14 p | 406 | 56
-
Bài giảng : Giải phẫu thần kinh đối chiếu chẩn đoán Hình ảnh part 5
6 p | 193 | 48
-
CHẨN ĐOÁN HÌNH ẢNH HỆ TIM MẠCH – PHẦN 1
22 p | 157 | 31
-
Cách Khám cột sống
10 p | 167 | 17
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 3
28 p | 122 | 17
-
Mục tiêu Khám cột sống
12 p | 118 | 10
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 2
28 p | 120 | 9
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 1
28 p | 103 | 8
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 9
28 p | 124 | 8
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 8
28 p | 84 | 6
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 4
28 p | 85 | 5
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 7
28 p | 72 | 5
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 10
27 p | 96 | 5
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 5
28 p | 74 | 4
-
Techniques de manipulations en radiologie medicale - part 6
28 p | 68 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn