intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hàn khí 2 (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:20

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hàn khí 2 (Ngành: Hàn - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí; xác định được phạm vị ứng dụng của môn học hàn khí; vận hành thiết bị hàn khí chính xác, an toàn;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hàn khí 2 (Ngành: Hàn - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN ----------------------------------------- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HÀN KHÍ 2 NGHỀ: HÀN TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-... ngày ..... tháng.... năm 2019 của Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận)
  2. Ninh Thuận, năm 2019
  3. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  4. LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, với nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá dạy nghề đó có những bước tiến nhằm thay đổi chất lượng dạy và học, để thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ngành Hàn ở Việt Nam nói riêng đó có những bước phát triển đáng kể. Để đáp ứng nhu cầu về tài liệu học tập cho học sinh - sinh viên và tài liệu cho giáo viên khi giảng dạy. Khoa Cơ khí - Xây dựng Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận đã biên soạn bộ giáo trình “HÀN KHÍ”. Đây là môn học kỹ thuật chuyên môn trong chương trình đào tạo của bậc Cao đẳng nghề Hàn Mô đun Hàn KHÍ là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, nhóm biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Nhóm biên soạn đã có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏi những khiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày….. tháng.... năm 2019 Tham gia biên soạn Tác giả : Lê Anh Hùng
  5. MỤC LỤC BÀI 1: Hàn góc...................................................................................................................................6 1. Chuẩn bị :...........................................................................................................................................6 2. Tính chế độ hàn :............................................................................................................................7 3. Hàn đính :..........................................................................................................................................7 4. Tiến hành hàn:.......................................................................................................8 BÀI 2: HÀN ĐẮP MẶT TRỤ TRÒN...................................................................................11 1. Phạm vi ứng dụng:.......................................................................................................................11 2. Chuẩn bị dụng cụ, vật tư, thiết bị:..........................................................................................11 3. Làm sạch chi tiết hàn:.................................................................................................................12 4. Tính chế độ hàn đắp trụ tròn:...................................................................................................12 5. Kỹ thuật hàn đắp trụ tròn:..........................................................................................................13 6. Kiểm tra chất lượng mối hàn:..................................................................................................13 7. An toàn lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phân xưởng:.............................13 Tài kiệu thamkhảo:...................................................................................................14
  6. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN HÀN KHÍ 2 Mã số môn học: MH 37 I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Trước khi học môn học này học sinh phải hoàn thành: MH 10 đến MH 25, - Tính chất: Là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề Hàn II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: Học xong mô đun này, người học có khả năng : - Làm việc trong các cơ sở sản xuất cơ khí. - Xác định được phạm vị ứng dụng của môn học hàn khí - Vận hành thiết bị hàn khí chính xác, an toàn - Nắm được chính xác ứng dụng của từng loại khí cháy. - Hoàn thành được các bài tập hàn từ cơ bản đến nâng cao. - Chủ động, sáng tạo và an toàn trong quá trình học tập. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong môn học Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra 1 Hàn góc 30 8 21  1 2 Hàn đắp mặt trụ tròn 45 12 31 2 Cộng 75 20 52 3 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. Bài 1 : HÀN GÓC Mã bài : MĐ 37-01 6
  7. 1.MỤC TIÊU . - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn, vật liệu hàn đầy đủ, an toàn. - Tính đúng chế độ hàn khí, đường kính que hàn, công suất ngọn lửa, vận tốc hàn, số lớp hàn, khi biết loại vật liệu, chiều dày của vật liệu và kích thước mối hàn. - Gá phôi hàn, hàn đính chắc chắn, đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chọn phương pháp hàn, góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp chuyển động mỏ hàn, chuyển động que hàn, chọn loại ngọn lửa phù hợp với chiều dày và tính chất của vật liệu. - Hàn các loại mối hàn góc không vát mép, có vát ở các vị trí hàn đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, ngậm xỉ, không cháy cạnh, vón cục, ít biến dạng. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống nổ và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn khí mối hàn góc. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. II NÔI DUNG : 1. Nguyên tắc an toàn khi vận hành thiết bị : 1.1 Cách xử lý khi phát hiện rò rỉ khí. -Rò khí từ vít điều chỉnh của van bình khí. + Mở vít điều chỉnh hết cỡ để ép thân van vào gioăng. + Xiết chặt vít điều chỉnh xong vặn đai ốc hãm và thay gioăng. -Rò khí từ đầu lắp van giảm áp. + Xiết chặt thêm đai ốc hãm. + Nếu gioăng hỏng thì thay gioăng. -Rò khí từ vít điều chỉnh van giảm áp. + Thay vít điều chỉnh hoặc van giảm áp. 1.2 Vận chuyển bình khí. -Trước khi vận chuyển đóng van bình cẩn thận. -Tháo van giảm áp. -Buộc chặt bình. -Không được lăn hoặc kéo bình khí. 7
  8. 1.3. Các phương pháp phòng ngừa ngọn lửa cháy ngược. -Tăng áp suất khí. -Mở van tăng thêm khí. -Dùng bép hàn cỡ nhỏ hơn. -Làm nguội bép hàn bằng nước. -Làm sạch lớp xỉ bám ở lỗ bép. -Điều chỉnh đúng chiều cao nhân ngọn lửa. -Tránh để lỗ của bép hàn rộng ra. 2: Tính chế độ hàn khí. Thông số Áp suất khí Que hàn Mối hàn Chiều dài Chiều Thời Chiều Số bép nhân Đường dài Chiều Ôxy Axêtylen gian rộng hàn ngọn kính làm cao (kg/cm2) hàn hàn Thép (kg/cm2) lửa (mm) việc (mm) (mm) (mm) (mm) tấm 250 ~ 1’25”~ 1,6x150x150 1,0 0,1 75 7 1,6 5 0,7 275 1’35” 210 ~ 2’15”~ 2,3x150x150 1,5 0,1 100 8 2,0 8 1,0 225 2’25” 180 ~ 2’30”~ 3,2x150x150 1,8 0,1 150 9 2,6 10 1,3 190 2’40” 3.Chuẩn bị. - Vật liệu: -Khí axêtylen. -Khí ô xy. 8
  9. -Thép tấm (3 x 30 x 150) mm: 1tấm, (3 x 60 x 150) mm: 1 tấm. -Que hàn phụ  2,0 . - Dụng cụ và thiết bị: -Bộ dụng cụ hàn. -Bộ bảo hộ lao động. -Bộ thiết bị hàn. 4. Tính chế độ hàn : -Mở van khí và điều chỉnh áp suất khí ôxi ở mức 2,0 kg/cm 2 và khí acêtylen ở mức 0,25 kg/cm2. -Mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính. -Đính hai điểm chắc chắn ở hai đầu. -Tháo phôi, nắn sửa và hiệu chỉnh góc. Các thông số khi tính chế độ hàn cần tra bảng sau : Thông số Áp suất khí Que hàn Mối hàn Chiều dài Số Chiều Thời Chiều nhân Đường Chiều Ôxy Axêtylen bép dài làm gian rộng ngọn kính cao (kg/cm2) hàn việc hàn hàn Thép (kg/cm2) lửa (mm) (mm) (mm) (mm) (mm) tấm 250 ~ 1’25”~ 1,6x150x150 1,0 0,1 75 7 1,6 5 0,7 275 1’35” 210 ~ 2’15”~ 2,3x150x150 1,5 0,1 100 8 2,0 8 1,0 225 2’25” 180 ~ 2’30”~ 3,2x150x150 1,8 0,1 150 9 2,6 10 1,3 190 2’40” 5. Hàn đính. -Sử dụng bép hàn số 3 hoặc4 -Dùng thép góc làm dưỡng rồi dùng kìm chết kẹp chặt hai tấm phôi theo dưỡng. -Hàn đính chắc chắn tại hai điểm đầu. 9
  10. 6. Tiến hành hàn. 6.1 Hàn góc vị trí 2 F 6.1.1 Hàn đính : gá phôi ở vị trí 2 F 6.1.2 Tiến hành hàn : -Giữ mỏ hàn nghiêng một góc 450 so với tấm ngang và tấm đứng của vật hàn đồng thời nghiêng một góc 70 0 ~ 800 so với đường hàn về phía ngược với hướng hàn. -Giữ que hàn nghiêng một góc khoảng 450 so với hướng hàn. -Làm nóng chảy que hàn tại điểm “y” trên hình vẽ. -Nung nóng chảy tới tận gốc của kẽ hàn. -Điều chỉnh góc của nhân ngọn lửa (mỏ hàn) sao cho hai cạnh của mối hàn bằng nhau. 10
  11. 6.1.3 Kiểm tra. Kiểm tra các yếu tố sau: + Sự đồng đều về hình dạng vảy hàn. + Sự đồng đều về cạnh hàn. + Hiện tượng khuyết cạnh và chảy tràn. + Độ ngấu của mối hàn. 6.2 Hàn góc vị trí 3F . . 6.2.1. Hàn đính. -Đặt phôi lên đồ gá, kẹp chặt (hoặc lấy thép góc làm chuẩn dùng kìm chết kẹp chặt). 11
  12. 6.2.2. Tiến hành hàn. -Sử dụng bép hàn số 70 hoặc 100. -Mồi lửa và điều chỉnh để được ngọn lửa trung tính. -Điều chỉnh sao cho góc độ của nhân ngọn lửa (mỏ hàn) tạo với hướng ngược hướng hàn một góc khoảng 750 đồng thời tạo với bề mặt của kim loại ở hai bên đường hàn một góc như nhau và que hàn phụ tạo với hướng hàn một góc khoảng 450. -Vị trí chĩa của ngọn lửa hàn vào giữa khe của mối ghép hàn. -Trong quá trình hàn quan sát sự nóng chảy đều của cả hai cạnh hàn và bể hàn, tiến hành điều chỉnh tốc độ hàn hợp lý. Nếu thấy có hiện tượng bị quá nhiệt phải tiến hành áp dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm giảm lượng nhiệt cung cấp vào bể hàn tránh hiện tượng chảy xệ hoặc cháy thủng. 6.2.3. Làm sạch và kiểm tra. + Làm sạch toàn bộ đường hàn và vật hàn. + Tiến hàn kiểm tra các yếu tố sau: 12
  13. -Hình dạng vảy hàn. -Sự đồng đều của chiều rộng mối hàn và hai cạnh hàn. -Khuyết cạnh và chảy xệ. -Rỗ. PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ tên Sản phẩm số Đánh giá Ngày thực hiện Tg thực hiện Nội dung đánh Yếu tố đánh giá Mã đánh giá Điểm giá Hàn Hình dạng Sự đồng đều chiều rộng mối hàn mối hàn Sự đồng đều chiều cao phần đắp Sự đồng đều hình dạng bên ngoài Điểm đầu và điểm cuối mối hàn Khuyết cạnh Chảy xệ Rỗ Độ thẳng của mối hàn Sự sai lệch về chiều rộng mối hàn Làm sạch Sự bắn tóe kim loại Làm mối hàn sạch và bề mặt Làm sạch vật hàn Thời Thời gian gian thực hiện Tổng điểm Điểm Tổng số điểm / số yếu tố đánh giá = / = Điểm 13
  14. Khoảng điểm 100  75 74  50 49  25 Dưới 24 Mã đánh giá A B C D Bài 2 : HÀN ĐẮP MẶT TRỤ TRÒN Mã bài : MĐ 37-02 Mục tiêu: - Trình bày khái niệm hàn đắp và phạm vi ứng dụng. - Chuẩn bị phôi hàn đúng kích thước bản vẽ, đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn, vật liệu hàn đầy đủ, an toàn. - Tính đường kính que hàn, công suất ngọn lửa, vận tốc hàn phù hợp với đường kính trục đắp và tính chất của vật liệu. - Chọn phương pháp hàn, góc nghiêng mỏ hàn, phương pháp chuyển động mỏ hàn, chuyển động que hàn và loại ngọn lửa phù hợp. - Hàn đắp các loại trục đảm bảo độ sâu ngấu, không rỗ khí, ngậm xỉ, tròn đều, ít cong vênh, bề mặt đắp phẳng, đủ lượng dư gia công cơ. - Kiểm tra đánh giá đúng chất lượng mối hàn. - Thực hiện tốt công tác an toàn, phòng chống cháy nổ và vệ sinh phân xưởng. - Tuân thủ quy định, quy phạm trong quy trình hàn đắp mặt trụ tròn. - Rèn luyện tính tự giác, kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỷ, chính xác. Nội dung : 1. Hàn đắp, phạm vi ứng dụng: 1.1 Khái niệm hàn đắp: 14
  15. Hàn đắp là một loại biến thể của hàn. Nó là phương pháp hàn lên chi tiết một lớp kim loại khác thay cho phần khuyết đi hay bị mòn của chi tiết trong quá trình làm việc. 1.2 Phạm vi ứng dụng: Đắp trục chi tiết mòn. Đắp các mắt xích máy công trình. 2. Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị hàn, vật liệu hàn đắp: Vật liêu: - Khí axêtylen và khí ôxy - Thép tròn 34x100mm - Que hàn 2,0mm Dụng cụ và thiết bị: - Bộ thiết bị hàn - Bộ dụng cụ hàn - Bộ bảo hộ lao động 3. Làm sạch chi tiết hàn: - Làm sạch bằng chổi sắt. - Làm sạch bằng dung môi. - Lau sạch bề mặt chi tiết. 4. Tính chọn chế độ hàn đắp: - Điều chỉnh áp suất khí ôxi ở mức 1,5 kg/cm2 và khí acetylen ở mức 0,2 kg/cm2. - Sử dụng bép hàn số 100. 15
  16. 5. Kỹ thuật hàn đắp trụ tròn: - Giữ mỏ hàn nghiêng 1 góc 45 o so với tấm ngang và tấm đứng của vật hàn, đồng thời nghiêng 1 góc 70o đến 80o so với đường hàn về phía ngược với hướng hàn. - Giữ que hàn nghiêng 1 góc 45o so với hướng hàn - Bố trí các đường hàn so le đối xứng nhau qua tâm - Đường hàn sau chầng lên đường hàn trước khoảng 1/3 chiều rộng mối hàn 6. Kiểm tra chất lượng mối hàn - Biến dạng vật hàn 16
  17. - Hình dạng mối hàn (chều cao mối hàn và vảy hàn) - Điểm đầu và điểm cuối đường hàn - Kích thước lớp kim loại đắp - Độ lồi lõ trên bề mặt vật hàn 7.An toàn lao động, vệ sinh phân xưởng . - Trong quá trình hàn do sự bắn toé của kim loại và xỉ, lỗ đầu mỏ hàn có thể bị nhỏ hoặc méo làm cho ngọn lửa không bình thường. Lúc đó ta có thể tắt và dùng que bằng đồng đề thông. Khi mỏ hàn bị nóng quá làm cho ngọn lửa bị gián đoạn hoặc nổ thì cũng có thể tắt ngọn lửa và nhúng vào nước để làm nguội. Khi thay đầu hàn cần chú ý vặn chặt để tránh rỗ khí. - Thực hiện đúng nội qui xưởng thực hành - Phải được hướng dẫn trước khí thao tác - Thiết bị, dây dẫn khí phải đúng tiêu chuẩn - Ví trí làm việc phải thông thoáng PHIẾU ĐÁNH GIÁ Họ tên Sản phẩm số Đánh giá Ngày thực hiện Tg thực hiện Nội dung đánh Yếu tố đánh giá Mã đánh giá Điểm giá Hàn Hình dạng Sự đồng đều chiều rộng mối hàn mối hàn Sự đồng đều chiều cao phần đắp Sự đồng đều hình dạng bên ngoài Điểm đầu và điểm cuối mối hàn Khuyết cạnh Chảy xệ Rỗ 17
  18. Độ thẳng của mối hàn Sự sai lệch về chiều rộng mối hàn Làm sạch Sự bắn tóe kim loại Làm mối hàn sạch và bề mặt Làm sạch vật hàn Thời Thời gian gian thực hiện Tổng điểm Điểm Tổng số điểm / số yếu tố đánh giá = / = Điểm Khoảng điểm 100  75 74  50 49  25 Dưới 24 Mã đánh giá A B C D TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. TS. Nguyễn Đức Thắng, “Đảm bảo chất lượng hàn”, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2009. [2]. Trương Công Đạt- Kỹ thuật hàn-NXBKHKT-1977. [3]. Nguyễn Văn Thông- Công nghệ hàn thép và hợp kim khó hàn –KHKT- 2005. [4]. Ngô Lê Thông- Công nghệ hàn điện nóng chảy (Tập 1 cơ sở lý thuyết) - NXBGD-2004. [5]. Trung tâm đào tạo và chuyển giao công nghệ Việt – Đức, “Chương trình đào tạo Chuyên gia hàn quốc tế”, 2006. 18
  19. [6]. Metal and How to weld them - the James F.Lincoln Arc Welding Foundation (USA) – 1990. [7]. The Procedure Handbook of Arc Welding – the Lincoln Electric Company (USA) by Richart S.Sabo – 1995. [8]. Welding science & Technology – Volume 1 – American Welding Society (AWS) by 2006. [9]. ASME Section IX, “Welding and Brazing Qualifications”, American Societyt mechanical Engineer”, 2007. [10]. AWS D1.1, “Welding Structure Steel”, American Welding Society, 2008. [11] Tìm kiếm tài liệu, hình ảnh internet với từ khóa DT, NDT, AWS D1.1 [12] Tìm kiếm video tren youtube.com từ khóa DT, NDT, Chappy, haness testing, VT, UT, MT, X-ray, ET, TIG, GTAW 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2