intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:112

6
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí trung tâm; nắm được nguyên lý làm việc của một số hệ thống điện, lạnh trong điều hòa không khí trung tâm.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống điều hòa không khí trung tâm (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CẦN THƠ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM NGHỀ: KỸ THUẬT MÁY LẠNH VÀ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: …… /QĐ-CĐN ngày …tháng …năm 2021 của hiệu trưởng trường cao đẳng nghề Cần Thơ) Cần Thơ, năm 2021 (lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mô đun Hệ thống điều hoà không khí trung tâm được biên soạn theo CTĐT 2021 theo thông tư Số: 03/2017/TT-BLĐTBXH qui định về xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình; tổ chức biên soạn, lựa chọn, thẩm định giáo trình đào tạo trình độ cao đẳng nghề Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí. Giáo trình được biên soạn với thời lượng 120 giờ nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về Hệ thống điều hoà không khí trung tâm trong các hệ thống lạnh dân dụng và công nghiệp ứng dụng trong chuyên ngành. Giáo trình được biên soạn dùng cho trình độ Cao đẳng nghề. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Chủ biên Ths TRẦN THANH TÚ Ks TRẦN THANH TÙNG 1
  3. MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG Lời giới thiệu 1 Mục lục 2 1 Lắp đặt hệ thống điều hòa trung tâm nước 3 2 Lắp đặt máy điều hòa không khí VRV 32 3 Lắp đặt hệ thống đường ống dẫn nước 40 4 Lắp đặt tháp giải nhiệt, bình giãn nở và các thiết bị phụ 55 5 Lắp đặt các loại bơm 63 6 Lắp đặt hệ thống đường ống gió 67 7 Lắp đặt miệng thổi và miệng hút không khí - Quạt gió 73 8 Lắp đặt hệ thống điện và điều khiển tự động hóa trong ĐHKK trung 89 tâm Tài liệu tham khảo 108 2
  4. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRUNG TÂM Mã mô đun: MH 20 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: + Trước khi bắt đầu học mô đun này học sinh phải hoàn thành các môn học khối kiến thức cơ sở; môđun chuyên môn nghề bắt buộc và mô đun điều hòa không khí cục bộ; - Tính chất: + Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. Mục tiêu của mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được nguyên lý làm việc của hệ thống ĐHKK trung tâm + Trình bày nguyên lý làm việc của một số hệ thống điện, lạnh trong ĐHKK trung tâm - Kỹ năng: +Điều khiển hệ thống ĐHKK trung tâm qua một số mạch điều khiển điện, lạnh + Tự động hoá hệ thống điều khiển điện trong hệ thống ĐHKK trung tâm + Lắp được các thiết bị điện trong hệ thống ĐHKK trung tâm +Điều chỉnh được năng suất lạnh của hệ thống qua các thiết bị điều khiển +Tự động hoá hệ thống điều khiển bằng các mạch điện +Nắm được một số yêu cầu về ĐHKK trung tâm - Năng lực tự chủ và trách nhiệm. + Nhìn nhận một cách khái quát về môn học ĐHKK trung tâm trong nhiệt công nghiệp; +Cẩn thận, kiên trì + Yêu nghề, ham học hỏi + Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ngăn nắp + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. Nội dung của mô đun: BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRUNG TÂM NƯỚC Mã Bài: MĐ20- 01 Giới thiệu: Hệ thống điều hoà trung tâm nước là hệ thống sử dụng nước lạnh 7°C để làm lạnh không khí qua các dàn trao đổi nhiệt FCU và AHU. Hệ điều hoà trung tâm nước chủ yếu gồm: - Máy làm lạnh nước (Waler ChUler) hav máy sản xuất nước lạnh thường từ 12°C xuống 7°C - Hệ thống ống dẫn nước lạnh. - Hệ Ihổng nước giải nhiệt. - Nguồn nhiệt để sưởi ấm dùng để điều chỉnh độ ẩm và sưới ấm mùa đông thường do nồi hơi nước nóng hoặc thanh điện trở cung cấp. - Các dàn trao đổi nhiệt để làm lạnh hoặc sưởi ấm không khí bằng nước nóng FCU (Fan Coil Unit) hoặc AHU (Air Handling Unit). - Hệ thống gió tươi, gió hồi, vận chuyển và phân phối không khí. - Hệ thống tiêu âm và giảm âm. 3
  5. - Hệ thống lọc bụi thanh trùng và triệt khuẩn cho không khí. - Bộ rửa khí. - Hệ thống tự động điểu chinh nhiệt độ, độ ẩm phòng, điều chình gió tươi, gió hồi và phân phối không khí, điều chinh năng suất lạnh và điều khiển cũng như báo hiệu và bảo vệ toàn bộ hệ thống. Để đáp ứng nhu cầu làm việc đó thì việc lắp đặt hệ thống điều hoà trung tâm nước cũng đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề và chuyên môn. Do đó các kiến thức về lắp đặt là cần thiết đối với nhân viên kỹ thuật có công việc liên quan đến kỹ thuật lạnh. Mục tiêu: - Phân tích được sơ đồ nguyên lý của hệ thống điều hoà trung tâm nước. - Trình bày được nguyên lý làm việc của từng thiết bị trên hệ thống - Trình bày được cấu tạo của từng thiết bị trên hệ thống . - Phân tích được bản vẽ lắp đặt - Đọc được các thông số kỹ thuật của máy trên cataloge - Liệt kê được qui trình lắp đặt - Lắp đặt được hệ thống điều hòa trung tâm nước - Nghiêm chỉnh, cẩn thận, chính xác, an toàn. Nội dung: 1. Giới thiệu sơ đồ hệ thống điều hòa trung tâm nước: 1.1. Giới thiệu chung sơ đồ nguyên lý hệ thống ĐHKK trung tâm nước Hình 1-1 Sơ đồ điển hình hệ thống ĐHKK trung tâm nước (chiller) Bao gồm các thiết bị chính sau: - Cụm máy lạnh Chiller - Tháp giải nhiệt (nếu sử dụng TBNT là nước ) - Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh - Dàn lạnh FCU hay AHU - Van điều khiển - Bình giãn nở 4
  6. 1.2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ của từng thiết bị trên hệ thống điều hoà 1.2.1. Giới thiệu các thiết bị có trong sơ đồ - Cụm máy lạnh Chiller - Tháp giải nhiệt ( nếu sử dụng TBNT là nước) - Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh - Dàn lạnh FCU hay AHU - Van điều khiển - Bình giãn nở 1.2.2. Trình bày chức năng, nhiệm vụ từng thiết bị - Cụm máy lạnh Chiller: có nhiệm vụ làm lạnh nước để chuyển tới các phòng. - Tháp giải nhiệt (Nếu sử dụng TBNT là nước): Giải nhiệt cho nước làm mát bình ngưng tụ. - Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh: bơm tuần hoàn nước - Dàn lạnh FCU hay AHU: thu nhiệt của các phụ tải - Van điều khiển: đóng ngắt nước. - Bình giãn nở: dùng làm không gian giãn nỡ nước. 1.3. Trình bày cấu tạo của từng thiết bị trên sơ đồ nguyên lý 1.3.1. Cụm máy lạnh Chiller Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau: + Máy nén:Các loại máy nén thường được sử dụng: - Máy nén pit tông: Hình 1-2 Cấu tạo máy nén pittông 5
  7. - Máy nén trục vít: Hình 1-3 Cấu tạo máy nén trục vít - Máy nén xoắn ốc Hình 1-4 Cấu tạo máy nén xoắn ốc 6
  8. - Máy nén ly tâm: Hình 1-5 Cấu tạo máy nén ly tâm Hình 1-6 Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh chiller sử dụng máy nén ly tâm 7
  9. + Thiết bị ngưng tụ. Chiler giải nhiệt gió Hình 1-7 Sơ đồ nguyên lý hệ thống chiller giải nhiệt gió Chiller giải nhiệt nước Hình 1-8 Nguyên lý làm việc của bình ngưng giải nhiệt nước + Bình bay hơi. Hình 1-9 Bình bay hơi loại nước chảy trong ống. 8
  10. Hình 1-10 Bình bay hơi loại nước chảy ngoài ống. Hình 1-11 Cụm máy chiller máy nén pittông nửa kín Carrier 1.3.2. Tháp giải nhiệt (nếu sử dụng TBNT là nước ) Hình 1-12 Sơ đồ nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt. Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh Hình 1-13 Cấu tạo của bơm giải nhiệt (ly tâm) 9
  11. Thường bơm được sử dụng là bơm ly tâm 1.stuffing box: nắp bít 2. packing: hộp gắn kín 3. shaft: trục 4. shaft sleeve:ống bọc ngoài trục 5.Vane: van 6.Casing:vỏ bơm 7. eye of impeller( suction eye): mắt hút 8. Casing wear ring: vòng séc măng 9. Impeller: cánh bơm 10.Discharge nozzle: ống xả nước Bộ phận chính của bơm là bánh xe công tác (J) và buồng bơm (F). Bơm được truyền động trực tiếp bằng động cơ điện hoặc qua cơ cấu dây đai. 1.3.3. Dàn lạnh FCU hay AHU FCU (Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió. Hình 1-14 Cấu tạo FCU Dàn lạnh AHU AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh Air Handling Unit. Tương tự FCU, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí. 1.3.4. Van điều khiển Gồm có van điều khiển loại 2 ngã và 3 ngã: + Van điều khiển 2 ngã: Hình 1-15 Van điều khiển 2 ngã + Van điều khiển 3 ngã: Gồm 2 loại: 10
  12. Loại nhập dòng Loại phân dòng Hình 1-16 Van điều khiển 3 ngã 1.3.5. Bình giãn nở - Ngăn chặn những ảnh hưởng khi nước thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi - Tạo ra một lượng nước dự trữ bổ sung khi nước bị rò rỉ Có 2 loại: a. Bình dãn nở hở: b. Bình dãn nở kín: Hình 1-17 Sơ đồ cấu tạo bình giãn nỡ 1.4. Nguyên lý làm việc của từng thiết bị 1.4.1. Cụm máy lạnh Chiller - Máy nén hút hơi môi chất để duy trì áp suất bay hơi không đổi trong TBBH rồi nén hơi môi chất lên áp suất cao và nhiệt độ cao. Sau đó đưa vào TBNT để ngưng tụ thành lỏng, qua van tiết lưu hạ áp suất và nhiệt độ môi chất lạnh để làm lạnh nước - Nước lạnh được bơm đưa đến các FCU để làm lạnh không khí trong phòng. Nước lạnh sau khi trao đổi nhiệt sẽ nóng lên rồi quay về TBBH để được làm lạnh. Cụm Chiller là một hệ thống lạnh được lắp đặt hoàn chỉnh tại nhà máy nhà chế tạo, với các thiết bị sau: 11
  13. + Máy nén: Có rất nhiều dạng , nhưng phổ biến là loại trục vít, máy nén kín, máy nén pittông nửa kín. + Thiết bị ngưng tụ: Tuỳ thuộc vào hình thức giải nhiệt mà thiết bị ngưng tụ là bình ngưng hay dàn ngưng. Khi giải nhiệt bằng nước thì sử dụng bình ngưng, khi giải nhiệt bằng gió sử dụng dàn ngưng. Nếu giải nhiệt bằng nước thì hệ thống có thêm tháp giải nhiệt và bơm nước giải nhiệt. Trên thực tế nước ta, thường hay sử dụng máy giải nhiệt bằng nước vì hiệu quả cao và ổn định hơn. + Bình bay hơi: Bình bay hơi thường sử dụng là bình bay hơi ống đồng có cánh. Môi chất lạnh sôi ngoài ống, nước chuyển động trong ống. Bình bay hơi được bọc các nhiệt và duy trì nhiệt độ không được quá dưới 7oC nhằm ngăn ngừa nước đóng băng gây nổ vỡ bình. Công dụng bình bay hơi là làm lạnh nước. 1.4.2. Tháp giải nhiệt (nếu sử dụng TBNT là nước ) Hình 1-18 sơ đồ nguyên lý làm việc của tháp giải nhiệt Các bộ phận chính của một tháp giải nhiệt bao gồm một khung và thân tháp, khối đệm, bể nước lạnh, tấm chắn nước, bộ phận khí vào, cửa không khí vào, vòi và quạt. - Khung và thân tháp. Phần lớn các tháp có khung kết cấu giúp hỗ trợ cho phần thân bao bên ngoài (thân tháp), động cơ, quạt và các bộ phận khác. Ở các thiết kế nhỏ hơn, như các thiết bị làm bằng sợi thuỷ tinh, thân tháp có thể là khung luôn. - Khối đệm. Hầu hết các tháp đều có khối đệm (làm bằng nhựa hoặc gỗ) để hỗ trợ trao đổi nhiệt nhờ tối đa hoá tiếp xúc giữa nước và không khí. Có hai loại khối đệm:  Khối đệm dạng phun: nước rơi trên các thanh chắn nằm ngang và liên tiếp bắn toé thành những giọt nhở hơn, đồng thời làm ướt bề mặt khối đệm. Khối đệm dạng phun bằng nhựa giúp tăng trao đổi nhiệt tốt hơn so với khối đệm bằng gỗ.  Khối đệm màng: bao gồm các tấm màng nhựa mỏng đặt sát nhau, nước sẽ rơi trên đó, tạo ra một lớp màng mỏng tiếp xúc với không khí. Bề mặt này có thể phẳng, nhăn, rỗ tổ ong hoặc các loại khác. Loại màng của khối đệm này hiệu quả hơn và tạo ra mức trao đổi nhiệt tương tự với lưu lượng nhỏ hơn so với khối đệm dạng phun. - Bể chứa nước lạnh. Bể nước lạnh được đặt gần hoặc ngay tại đáy tháp, bể nhận nước mát chảy xuống qua khối đệm trong tháp. Bể thường có một bộ phận thu 12
  14. nước hoặc một điểm trũng để nối xả nước lạnh. Với rất nhiều thiết kê tháp, bể nước lạnh được đặt ngay dưới khối đệm. Tuy nhiên, ở các thiết kế đối lưu ngược dòng, nước ở đáy khối đệm được nối với một vành đai đóng vai trò như bể nước lạnh. Quạt hút được lắp dưới khối đệm để hút khí từ dưới lên. Với thiết kế này, tháp được lắp thêm chân, giúp dễ lắp quạt và động cơ . - Tấm chắn nước. Thiết bị này thu những giọt nước kẹt trong dòng không khí, nếu không chúng sẽ bị mất vào khí quyển. - Bộ phận khí vào. Đây là bộ phận lấy khí vào tháp. Bộ phận này có thể chiếm toàn bộ một phía của tháp (thiết kế dòng chảy ngang) hoặc đặt phía dưới một phía hoặc dưới đáy tháp (thiết kế dòng ngược). - Cửa không khí vào. Thông thường, các tháp dòng ngang có cửa lấy khí vào. Mục đích của các cửa này là cân bằng lưu lượng khí vào khối đệm và giữ lại nước trong tháp. Rất nhiều thiết kế tháp ngược dòng không cần cửa lấy khí. - Vòi phun. Vòi phun nước để làm ướt khối đệm. Phân phối nước đồng đều ở phần trên của khối đệm là cần thiết để đạt được độ ướt thích hợp của bề mặt khối đệm. Vòi có thể được cố định hoặc phun theo hình vuông hoặc tròn, hoặc vòi có thể là một bộ phận của dây chuyền quay như thường gặp ở một số tháp giải nhiệt đối lưu ngang. - Quạt: Cả quạt hướng trục (quạt đẩy) và quạt ly tâm đều được sử dụng trong tháp. Thông thường quạt đẩy được sử dụng trong thông gió và cả quạt ly tâm và quạt đẩy đều được sử dụng để thông gió cưỡng bức trong tháp. Tùy theo kích thước, có thể sử dụng quạt đẩy cốđịnh hay độ nghiêng cánh biến đổi. Quạt với cánh nghiêng điều chỉnh không tự động được sử dụng trong dải kW rộng vì quạt có thể được điều chỉnh để luân chuyển lưu lượng khí mong muốn ở mức tiêu thụ năng lượng thấp nhất. Cánh nghiêng biến đổi tự động có thể thay đổi lưu lượng khí theo điều kiện tải thay đổi. 1.4.3. Bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh Bơm nước lạnh và nước giải nhiệt được lựa chọn dựa vào công suất và cột áp - Lưu lượng bơm nước giải nhiệt: Qk - Công suất nhiệt của chiller, tra theo bảng đặc tính kỹ thuật của chiller, kW o ∆tgn - Độ chênh nhiệt độ nước giải nhiệt đầu ra và đầu vào, ∆t = 5 C o Cpn - Nhiệt dung riêng của nước, Cpn = 4,186 kJ/kg. C - Lưu lượng bơm nước lạnh: Qk - Công suất lạnh của chiller, tra theo bảng đặc tính kỹ thuật của chiller, kW; o ∆tnl - Độ chênh nhiệt độ nước lạnh đầu ra và đầu vào, ∆t = 5 C; 13
  15. Cpn - Nhiệt dung riêng của nước, Cpn = 4,186 kJ/kg.K. Cột áp của bơm được chọn tuỳ thuộc vào mạng đường ống cụ thể, trong đó cột áp tĩnh của đường ống có vai trò quan trọng. 1.4.4. Dàn lạnh FCU hay AHU FCU (Fan coil Unit) là dàn trao đổi nhiệt ống đồng cánh nhôm và quạt gió. Nước chuyển động trong ống, không khí chuyển động ngang qua cụm ống trao đổi nhiệt, ở đó không khí được trao đổi nhiệt ẩm, sau đó thổi trực tiếp hoặc qua một hệ thống kênh gió vào phòng. Quạt FCU là quạt lồng sóc dẫn động trực tiếp. Trên bảng 6 trình bày đặc tính kỹ thuật cơ bản của các FCU hãng Carrier với 3 mã hiệu 42CLA, 42VLA và 42VMA. tnl - Nhiệt độ nước lạnh vào FCU tkk - Nhiệt độ không khí vào * Các loại FCU: CLA: Loại dấu trần, VLA, VMA đặt nền, Hình 1-19 Cấu tạo FCU Bảng 6. Đặc tính kỹ thuật FCU hãng Carrier 14
  16. Dàn lạnh AHU AHU được viết tắt từ chữ tiếng Anh Air Handling Unit. Tương tự FCU, AHU thực chất là dàn trao đổi nhiệt để xử lý nhiệt ẩm không khí. AHU thường được lắp ghép tù nhiều module như sau: Buồng hoà trộn, Bộ lọc bụi, dàn trao đổi nhiệt và hộp quạt. Trên buồng hoà trộn có 02 cửa có gắn van điều chỉnh, một cửa lấy gió tươi, một cửa nối với đường hồi gió. Bộ lọc bụi thường sử dụng bộ lọc kiểu túi vải. Trên hình 7. là hình dạng bên ngoài của AHU kiểu đặt đứng. Nước lạnh chuyển động bên trong cụm ống trao đổi nhiệt, không khí chuyển động ngang qua bên ngoài, làm lạnh và được quạt thổi theo hệ thống kênh gió tới các phòng. Quạt AHU thường là quạt ly tâm dẫn động bằng đai. AHU có 2 dạng: Loại đặt nằm ngang và đặt thẳng đứng. Tuỳ thuộc vào vị trí lắp đặt mà ta có thể chọn loại thích hợp. Khi đặt nền, chọn loại đặt đứng, khi gá lắp lên trần, chọn loại nằm ngang. Hình 1-20 .AHU kiểu đặt đứng 15
  17. Hình 1-21 Cấu tạo bên trong của AHU Bảng 7. Đặc tính kỹ thuật AHU hãng Carrier, mã hiệu 39F 1.4.5. Van điều khiển Gồm có van điều khiển loại 2 ngã và 3 ngã: + Van điều khiển 2 ngã: Van được điều khiển đóng mở nhờ vào tín hiệu nhiệt độ phòng sau đó chuyển thành tín hiệu điện và điều khiển động cơ bước nối với ty van để tăng hay giảm lượng nước lạnh cấp vào FCU 16
  18. Hình 1-22 Van điều khiển 2 ngã Đặc điểm hệ thống khi sử dụng: - Nhiệt độ nước hồi về Chiller hầu như không thay đổi cho dù phụ tải lạnh thay đổi - Lưu lượng nước qua dàn sẽ thay đổi theo phụ tải lạnh, do đó lưu lượng bơm nước cũng thay đổi - Áp suất đầu đẩy bơm nước lạnh sẽ tăng ở khi phụ tải lạnh giảm + Van điều khiển 3 ngã: Gồm 2 loại: Loại nhập dòng Loại phân dòng Hình 1-23 Van điều khiển 3 ngã Đặc điểm của hệ thống khi sử dụng van 3 ngã: - Sẽ bypass một lượng nước qua dàn lạnh khi phụ tải lạnh giảm - Lưu lượng nước đi qua hệ thống bơm không thay đổi nhiều nên việc tiết kiệm năng lượng cho bơm ít - Nhiệt độ nước lạnh hồi về Chiller sẽ thay đổi nhiều theo phụ tải lạnh 1.4.6. Bình giãn nở + Nhiệm vụ: - Ngăn chặn những ảnh hưởng khi nước thay đổi thể tích khi nhiệt độ thay đổi - Tạo ra một lượng nước dự trữ bổ sung khi nước bị rò rỉ Có 2 loại: a. Bình dãn nở hở: Được đặt ở vị trí cao nhất ở đường ống hồi về. Có thể tích bằng 6% lượng nước chứa trong hệ thống. Trên nắp thông với khí quyển, đường nước cấp bổ sung 17
  19. đóng mở nhờ van phao. Cấu tạo đơn giản, rẻ nhưng nước hấp thụ với oxy nên dễ làm mòn đường ống b. Bình dãn nở kín: Bình không thông với khí quyển, thể tích chứa nước cũng bằng 6% thể tích nước của hệ thống. Phía trên mặt nước là chất khí nào đó. Khi nhiệt độ nước tăng, nước dãn nở làm tăng áp suất trong bình và ngược lại. Vì là bình kín nên phải gắn áp kế theo dõi áp suất trong bình. Bình không cần lắp đặt tại vị trí cao nhất ở hệ thống. Do bình không tiếp xúc với không khí ngoài trời nên hệ thống không bị ăn mòn do oxy hòa tan. Nhưng nhược điểm có cấu tạo phức tạp 2. Lắp máy làm lạnh nước (Water Chiller): 2.1. Đọc bản vẽ lắp đặt Khi Chiller được đưa tới công trình, cần phải so sánh toàn bộ các dữ liệu ghi trên bảng tên Chiller với các thông tin lúc đặt hàng, đăng ký và vận chuyển. VD: Thẻ máy của hãng TRANE Bảng thông số kỹ thuật sơ bộ của Chiller Tùy thuộc vào yêu cầu của công trình và của thiết bị lắp đặt mà ta có những bản vẽ với các yêu cầu khác nhau. 2.1.1. Phân tích bản vẽ Dựa vào bản vẽ ta nhận được các thông tin về lắp đặt như công suất, số lượng các dàn FCU / AHU; số lượng đường ống, các phụ kiện… và kiểm tra sơ bộ danh mục thiết bị lắp đặt. Khi Chiller được đưa tới công trình, cần phải kiểm tra chính xác có đúng là Chiller đặt mua hay không trước khi đưa đến vị trí lắp đặt. 2.1.2. Thiết lập được danh mục, thiết bị lắp đặt - Thông thường, một chiller lắp cho một tòa nhà đã được lên bản vẽ thi công và có các danh mục thiết bị, vật tư đi kèm. Do công việc lắp đặt chiller là rất lớn và cần nhiều nhân lực, nên chúng ta phải chia việc lắp đặt thành các công đoạn nhỏ như lắp cụm máy lạnh Chiller, lắp tháp giải nhiệt, bơm nước giải nhiệt, bơm nước lạnh, dàn lạnh FCU hay AHU, van điều khiển, bình giãn nở… - Dựa vào các công đoạn nhỏ như thế chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra danh mục, thiết bị lắp đặt có sẵn. 2.2. Thống kê, chuẩn bị thiết bị, dụng cụ để thi công Phải thống kê được các thiết bị, dụng cụ cần thiết để thi công như thiết bị nâng hạ, thiết bị vận chuyển, các dụng cụ đồ nghề điện, cơ khí liên quan… 2.3. Khảo sát vị trí lắp 2.3.1. Khảo sát các điều kiện ảnh hưởng đến quá trình lắp đặt Vị trí lắp đặt đối với một công trình là đã xác định. Thông thường, chiller được lắp ở các vị trí sau: 18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2