intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hệ thống tự động điều khiển nhà thông minh (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Hệ thống tự động điều khiển nhà thông minh (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Hệ thống tự động cấp, thoát nước; Hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng; Hệ thống camera giám sát và cảnh báo; Mạch điện tự động đóng, mở cửa;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hệ thống tự động điều khiển nhà thông minh (Ngành: Điện dân dụng - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ THÔNG MINH NGÀNH/NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1, ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà nội, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình Thiết bị tự động điều khiển nhà thông minh được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho trình độ Trung cấp điện ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1. Thiết bị tự động điều khiển nhà thông minh là môn học chuyên môn ngành nhằm cung cấp các kiến thức về các hệ thống tự động điều khiển trong công trình dân dụng. Giáo trình Thiết bị tự động điều khiển nhà thông minh do bộ môn Điện nước xây dựng gồm: ThS.Nguyễn Trường Sinh làm chủ biên và các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Thiết bị tự động điều khiển dân dụng đã được Trường CĐXD1 ban hành. Nội dung gồm 5 chương sau: Chương 1: Hệ thống tự động cấp, thoát nước Chương 2: Hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng Chương 3: Hệ thống camera giám sát và cảnh báo Chương 4: Mạch điện tự động đóng, mở cửa Chương 5. Mạch điện chuông hình Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Điện nước của Trung tâm Thực hành công nghệ và đào tạo nghề, trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được các góp ý, ý kiến phê bình, nhận xét của người đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. ThS. Nguyễn Trường Sinh - Chủ biên 2. KS. Nguyễn Văn Tiến
  4. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: HỆ THỐNG TỰ ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN NHÀ THÔNG MINH Mã môn học: MH24 Thời gian thực hiện môn học: 45 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành, thí nghiệm, thảo luận, bải tập: 28 giờ; Kiểm tra: 2 giờ). (Trong đó: Tổng số giờ giảng dạy và học tập trực tuyến: 12 giờ) I. Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: + Môn học được bố trí bố trí sau khi học sinh học xong các môn học chung, các môn học/ môn học nghề: An toàn lao động; Mạch điện; Vẽ điện; Vật liệu khí cụ điện; Kỹ thuật điện tử cơ bản; Đo lường điện; Máy điện 1, Máy điện 2, Kỹ thuật cảm biến, Kỹ thuật lắp đặt điện. - Tính chất: Là môn học chuyên môn nghề. II. Mục tiêu môn học 1. Kiến thức - Trình bày được đặc điểm, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống tự động điều khiển, giám sát và bảo vệ thông minh trong nhà; - Trình bày được quy trình lắp đặt các hệ thống tự động điều khiển, giám sát và bảo vệ thông minh trong nhà; 2. Kỹ năng - Lắp đặt, vận hành khai thác được các hệ thống tự động điều khiển, giám sát và bảo vệ thông minh theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Tháo lắp, thay thế và sửa chữa được các hư hỏng thông thường các hệ thống tự động điều khiển, giám sát và bảo vệ thông minh. 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm - Rèn luyện tính nghiêm túc trong học tập và trong thực hiện công việc. - Rèn luyện khả năng làm việc độc lập và theo nhóm. III. Nội dung môn học 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian Thời gian (giờ) Thực hành, thí nghiệm, Lý thuyết TT Tên chương, mục Tổng thảo luận, Kiểm số bài tập tra Trực Trực Trực Trực tiếp tuyến tiếp tuyến Chương 1: Hệ thống tự động cấp, 1 9 3 2 4 thoát nước
  5. Thời gian (giờ) Thực hành, thí nghiệm, TT Tên chương, mục Lý thuyết Tổng thảo luận, Kiểm số bài tập tra Trực Trực Trực Trực tiếp tuyến tiếp tuyến 1.1. Hệ thống tự động cấp, thoát 5 2 nước 1 2 1.2. Hệ thống tự động tưới tiêu 4 1 cây cảnh 1 2 2 Chương 2: Hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng 15 4 6 4 2.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động 2 1 1 và ứng dụng hệ thống tự động điều khiển ánh sáng 2.2. Các sơ đồ nguyên lý, lắp đặt 5 3 2 và đấu dây 2.3. Sửa chữa một số hệ thống tự 7 3 động chiếu sáng 4 3 Kiểm tra bài số 1 1 1 4 Chương 3: Hệ thống camera giám sát và cảnh báo 8 3 1 4 3.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và 3 3 ứng dụng hệ thống camera giám sát và cảnh báo 3.2. Lắp đặt và vận hành hệ thống 5 1 4 5 Chương 4: Mạch điện tự động đóng, mở cửa 6 3 3 4.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và 3 3 ứng dụng của mạch điện tự động đóng- mở cửa 4.2. Lắp đặt và vận hành hệ thống 3 3 6 Chương 5. Mạch điện chuông hình 7 2 4 1 5.1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và 3 2 1 ứng dụng mạch điện chuông cổng loại có hình ảnh 5.2. Lắp đặt và vận hành hệ thống 3 3 7 Kiểm tra bài số 2 1 1 Cộng 45 15 16 12 2 * Nội dung chi tiết
  6. Bài 1: Lắp đặt hệ thống tự động cấp, thoát nước Mã số mô đun: MĐ -32 Mục tiêu của bài: - Phân tích được nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng của hệ thống tự động cấp, thoát nước; - Thiết kế, lắp ráp và sửa chữa một số hệ thống tự động cấp, thoát nước theo yêu cầu kỹ thuật; - Thay thế một số mạch tự động cấp, thoát nước theo số liệu cho trước; - Có tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài: 1. Lắp đặt hệ thống tự động bơm nước 1.1. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng 1.1.1. Cấu tạo của máy bơm nước: Bánh công tác: kết cấu có 3 dạng chính là cánh mở hoàn toàn, mở một phần và cánh kín. Bánh công tác được lắp trên trục của bơm cùng với các chi tiết khác cố định với trục tạo nên phần quay của bơm gọi là Rôto. Bánh công tác được đúc bằng gang hoặc thép theo phương pháp đúc chính xác. Các bề mặt cánh dẫn và đĩa bánh công tác yêu cầu có độ nhẵn tương đối cao (tam giác 3 đến 6) để giảm tổn thất. Bánh công tác và Rôto của máy bơm nước đều phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động để khi làm việc bánh công tác không cọ xát vào thân bơm. Trục bơm: thường được chế tạo bằng thép hợp kim và được lắp với bánh công tác thông qua mối ghép then. Bộ phận dẫn hướng vào: Hai bộ phận này thuộc thân máy bơm thường 5
  7. Bộ phận dẫn hướng ra: (buồng xoắn ốc) đúc bằng gang có hình dạng tương đối phức tạp. 1.1.2. Nguyên lý hoạt động của bơm ly tâm: Một vật khi quay quanh trục phải chịu một lực có hướng kéo vật ra xa trục quay và có phương lực đi qua tâm quay. Đó là lực ly tâm. Hạt nước khi nằm trên một đĩa tròn phẳng đang quay sẽ chịu tác dụng của lực ly tâm và dịch chuyển dần từ tâm quay ra phía ngoài. Bơm ly tâm là loại bơm theo nguyên lý lực ly tâm. Nước được dẫn vào tâm quay của cánh bơm. Nhờ lực ly tâm, nước bị đẩy văng ra mép cánh bơm. Năng lượng bên ngoài thông qua cánh bơm đã được truyền cho dòng nước, một phần tạo nên áp năng, một phần tạo thành động năng khiến nước chuyển động. Trước khi máy bơm làm việc, cần phải làm cho thân bơm (trong đó có bánh công tác) và ống hút được điền đầy chất lỏng, thường gọi là mồi bơm. Khi máy bơm làm việc, bánh công tác quay, các phần tử chất lỏng ở trong bánh công tác dưới ảnh hưởng của lực ly tâm bị văng từ trong ra ngoài, chuyển động theo các máng dẫn và đi vào ống đẩy với áp suất cao hơn, đó là quá trình đẩy của bơm. Đồng thời, ở lối vào của bánh công tác tạo nên vùng có chân không và dưới tác dụng của áp suất trong bể chứa lớn hơn áp suất ở lối vào của máy bơm nước, chất lỏng ở bể hút liên tục bị đẩy vào bơm theo ống hút, đó là quá trình hút của bơm. Quá trình hút và đẩy của bơm là quá trình liên tục, tạo nên dòng chảy liên tục qua bơm. Bộ phận dẫn hướng ra (thường có dạng xoắn ốc nên còn gọi là buồng xoắn ốc) để dẫn chất lỏng từ bánh công tác ra ống đẩy được điều hòa, ổn định và còn có tác dụng biến một phần động năng của dòng chảy thành áp năng cần thiết. 1.2. Lắp đặt hệ thống 1.2.1 An toàn điện khi lắp đặt máy bơm nước: Nguồn điện cấp vào bơm cần qua LCB có dòng rò < 30mA. Dây cấp nguồn, dây tín hiệu, dây nối đất phải được đấu nối chắc chắn. Điểm nối dây phải an toàn, lồng dây trong ống điện, đi dây gọn gàng. Nguồn điện áp ổn định (1pha: 220V-50HZ hoặc 3pha: 380V-50HZ). Tiết diện dây dẫn đủ lớn theo đúng qui định để bảo đảm ổn định điện. 1.2.2. Nơi lắp đặt máy bơm nước: Lắp đặt máy bơm nước càng gần nguồn nước càng tốt, lưu ý khả năng hút sâu tùy loại bơm. Các dòng bơm tăng áp điện tử thì cần nguồn nước cao hơn bơm từ 1m. 6
  8. Đủ rộng để tiện bảo dưỡng bảo trì. Tất cả các loại bơm đều cần che mưa nắng, bảo quản nơi thoáng mát. 1.2.3. Cách kết nối máy bơm: Lắp đặt máy bơm nước nên chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận động sẽ làm hỏng các bộ phận cơ khí của bơm. Cần gắn lọc trước đầu hút của bơm để bảo đảm bơm không bị ngẹt rác làm hỏng động cơ. Lắp đường ống vào/ra tốt nhất là đúng đường kính đầu ren của máy bơm. Tránh đi ống gấp khúc, lòng vòng làm giảm hiệu suất bơm. Ở 2 đầu của máy bơm cần gắn van khóa & rắc co để tiện cho việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy bơm. Các đường ống dẫn nước vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy bơm khi vận hành. 7
  9. Động cơ của bơm phải được lắp song song với mặt đất: Một số loại máy bơm nước phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy bơm nước. Khi đặt ống dẫn nước vào máy thì chúng ta phải lưu ý gắn rup-pê ở đầu vào trước ống. Tốt nhất đường kính ống vào phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào. Rup-pê của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới lọc để tránh rác làm tắc nghẹt – hỏng máy bơm nước. Khi lắp 2 bơm song song thì lưu lượng sẽ tăng gấp đôi. Lắp 2 bơm nối tiếp thì cột áp sẽ tăng gấp đôi. Lắp đặt song song tăng lưu lượng. 8
  10. Lắp đặt nối tiếp tăng cột áp. 1.2.4. Kiểm tra vận hành bơm: Sau khi lắp đặt máy bơm nước cần kiểm tra hệ thống đường ống trước khi vận hành. Đảm bảo đầy đủ các phụ kiện cần thiết và được kết nối chắc chắn không rò rỉ, các van khóa đã được mở sẵn sàng. Kiểm tra hệ thống điện đảm bảo an toàn & sử dụng đúng nguồn điện. Tiến hành mồi nước đầy đủ cho bơm, tránh trường hợp bơm chạy khô làm hư hỏng bơm. Khởi động bơm. Nếu bơm hoạt động chưa ổn định cần tắt bơm mồi nước lại đầy đủ, khởi động bơm và xả toàn bộ khí còn trong buồng bơm để bơm hoạt động ổn định. Đối với trường hợp bơm gặp vấn đề trong lần khởi động đầu tiên cần ngừng bơm và báo ngay cho nhà cung cấp. 9
  11. 2. Lắp đặt hệ thống tự động tưới tiêu cây cảnh 2.1. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng Nguyên lý hoạt động: Bộ điều khiển tưới tự động được cài đặt đến giờ tưới . Bộ điều khiển tưới tự động sẽ xuất tín hiệu 24VAC kích relay trung gian mở van tổng. Hoặc đóng contactor cho bơm. Bơm hoạt động bơm nước. Đồng thời bộ điều khiển tưới tự động xuất tín hiệu 24VAC lần lượt kích hoạt từ van mở . Sau khi kích hoạt tất cả hết các van được cài đặt tưới. Bộ điều khiển tưới tự động ngưng, bơm nhưng hoạt động 2.2. Lắp đặt hệ thống Bước 1: Lập một bản phác thảo kế hoạch và hệ thống – Cần chọn thiết bị tưới tốt nhất để phục vụ cho từng loại cây trồng khác nhau. – Xác định tốc độ dòng chảy cần thiết có thể cung cấp đủ nước cho khu vườn tưới. – Lắp đặt hệ thống tưới tự động, chạy từ một đến hai giờ tại một ngày, hai hoặc ba lần một tuần. – Đo diện tích khu vườn nhà bạn và lập một bảng phác thảo đơn giản. – Chọn lựa thiết bị tưới dựa trên cấu tạo đất và lưu lượng dòng chảy. – Đánh dấu kế hoạch trên đường ống với mục đích về sau đấu nối dễ dàng và chính xác hơn. Bước 2: Chuẩn bị vật liệu cho hệ thống tưới phun mưa – Bộ timer hẹn giờ. – Thiết bị ngăn dòng chảy ngược, tức là ngăn chặn nước bẩn chảy ngược từ vườn vào dòng nước sạch sử dụng của hộ gia đình. – Bộ màn lọc: Lọc rong rêu từ nguồn nước, hạn chế tình trạng béc tưới bị tắt nghẽn. – Thiết bị điều chỉnh áp lực: Duy trì tốc độ dòng chảy luôn ở mức ổn định: từ 25- 30 psi là chuẩn. – Các loại đầu béc tưới phun mưa phù hợp. – Ống dẫn nguồn nước chính 16mm và ống trung chuyển 4mm. 10
  12. Bộ thiết bị cơ bản để lắp đặt hệ thống tưới Bước 3: Lắp thiết bị đầu nguồn – Lắp đặt thiết bị hẹn giờ, thiết bị ngăn dòng chảy ngược, bộ lọc rong rêu, van điều áp và bộ chuyển đổi. Lắp đặt thiết bị đầu nguồn timer hẹn giờ và máy bơm cho hệ thống tưới Bước 4: Bố trí đường ống PE16mm 11
  13. – Nối 1 đầu ống vào thiết bị nguồn, đầu còn lại di chuyển qua những vị trí cần lắp theo sơ đồ ban đầu. – Nên ngâm ống vào nước ấm hoặc phơi nắng khoảng 30 phút. Sử dụng thêm phụ kiện chữ T để phân thành các nhánh và khuỷu tay dễ uốn gấp 90 độ. Bước 5: Nối ống trung chuyển vào đường ống chính – Tạo lỗ trống trên đường ống ở những nơi bạn muốn đặt một đường ống trung chuyển. Đẩy và xoay cho đến khi mũi của dụng cụ ấn sâu tạo ra một lỗ thông. Sau đó gắn ống trung chuyển vào các vị trí mục tiêu. – Sau khi lắp đặt xong, mở nước cho dòng chảy với tốc độ cao chạy qua, cuốn đi hết bụi bẩn và sau cùng là gắn các loại đầu tưới, béc tưới, vòi phun cụ thể cho từng loại cây trồng. 12
  14. Bài 2: Lắp đặt hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng Mã số mô đun: MĐ -32 Mục tiêu của bài: - Phân tích được nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng của hệ thống tự động điều khiển ánh sáng bình thường và khẩn cấp; - Lắp ráp và sửa chữa một số hệ thống tự động điều khiển ánh sáng bình thường và khẩn cấp theo yêu cầu kỹ thuật; - Thay thế một số mạch tự động điều khiển chiếu sáng theo số liệu cho trước; - Có tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài: 1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và ứng dụng hệ thống tự động điều khiển ánh sáng 1.1. Hệ thống tự động điều khiển ánh sáng bình thường Hệ thống tự động điều khiển chiếu sáng đều có sơ đồ khối tổng quát như sau: Các tham số đặt trước Bộ điều khiển/Bộ điều khiển từ xa/ Bộ điều khiển qua mạng truyền Vùng chiếu sáng thông Cảm biến ánh sáng, Cảm biến tiệm cận, v.v.v Hình 2.1 Tự động điều khiển chiếu sáng Trong hệ thống luôn bao gồm: Cảm biến quang để cảm biến cường độ chiếu sáng, cảm biến hiện điện (cảm biến tiếp cận) là tín hiệu vào, được đưa vào bộ điều khiển; bộ điều khiển xử lý thông tin và cấp tín hiệu điều khiển tới thiết bị chiếu sáng có khả năng điều chỉnh quang thông. Bộ điều khiển có thể là hệ vi điều khiển hay bộ logic khả trình – PLC. Các thiết bị điều có giải điện áp nuôi rộng và tương thích với chuẩn truyền thông nào đó. Cảm biến hiện diện cũng rất phổ biến trong thị trường hiện nay như trên H.2.2. Cảm biến hiện diện Compact Passage: 13
  15. Hình 2.2 Cảm biến hiện diện - Điều khiển theo sự hiện diện và độ sáng hỗn hợp (1), - Gắn trần chìm trong nhà (IP40), tầm quét 20x5m; - Kênh 1: xung có độ rông (0,5s, 10s -20 min (tắt); kênh 2: trễ 10s~120 min/0s~10 min (tắt/bật) - Chức năng mở rộng matster-slave (3)... Hiện nay có nhiều cảm biến được tích hợp nhiều chức năng. Ví dụ như trên hình H.2.3. Cảm biến 5 chức năng: Hình 2.3 Cảm biến tích hợp nhiều chức năng - Năm chức năng tích hợp trong một thiết bị: cảm biến ánh sáng, cảm biến chuyển động, cảm biến nhiệt độ, phát hiện cháy nổ, cảm biến hiện diện; - Chuẩn tích hợp: S-Bus; - Nguồn nuôi: 24VDC, 15mA; - Kích thước và trọng lượng: W 85mm x L 85mm x H 39mm, 0.14kg Hiện nay có nhiều bộ điều khiển cường độ chiếu sáng. Ví dụ như trên hình H.2.4. Dimmer 6 kênh (chanel) 2Amp/ch: Hình 2.4 Bộ điều khiển ánh sáng - Thiết bị điều khiển độ sáng đèn 6 kênh với cường độ giới hạn 2A mỗi kênh; - Chuẩn tích hợp: S-BUS; - Nguồn nuôi: 80V-240V AC 50 – 60 Hz, 20-30mA; 14
  16. - Kích thước và trọng lượng: W 91mm x L 145mm x H 75mm, 0.70kg Thiết bị đóng – ngắt nhiều kênh cho phép điều khiển cường độ chiếu sáng theo ngưỡng chiếu sáng đang rất thình hành trên thị trường. Rơ le 12kênh 10Amp/kênh Hình 2.5 Bộ rơle nhiều kênh - Thiết bị điều khiển đóng-ngắt 12 kênh với dòng điện MAX10A / kênh; - Chuẩn tích hợp: S-BUS; - Nguồn nuôi: 80V-240V AC; 20-30mA; 50-60Hz; - Kích thước: W 91mm x L 145mm x H 7 1.2. Hệ thống tự động điều khiển ánh sáng khẩn cấp Trong nhiều trường hợp, vì lý do mất điện nguồn chính (mạng điện), sau một thời gian trễ chỉnh định được hệ thống chiếu sáng sự cố tự động kích hoạt và được cấp cho các phụ tải quan trọng (đèn chiếu sáng sự cố, một số thiết bị quan trọng). Sơ đồ tổng thể hệ thống điều khiển chiếu sáng khẩn cấp như sau (H.2.6). Các tham số đặt Bộ điều khiển/Bộ trước điều khiển từ xa/ Bộ điều khiển qua Vùng chiếu sáng sự cố mạng truyền thông Cảm biến mất điện nguồn chính; Cảm biến ánh sáng, Cảm biến tiệm cận, v.v.v Hình 2.6 .Sơ đồ tổng quát hệ tự động điều khiển chiếu sáng sự cố 15
  17. Khi cảm biến được mất điện tại nguồn điện chính, hệ điều khiển tạo thời gian trễ cần thiết để xác nhận sự cố mất điện là thực, sau đó tự động kích hoạt hệ thống phát điện sự cố và cấp điện cho các phụ tải điện. Ở đây có hai trường hợp: - Hệ thống phụ tải sự cố độc lập với các phụ tải mạng chính; - Hệ thống phụ tải sự cố cũng chính là các phụ tải mạng chính. Trong trường hợp thứ nhất, khi sau thời gian trễ, kích hoạt nguồn điện sự cố và cấp điện cho phụ tải. Khi mạng chính có điện, chỉ cần ngắt tải và cắt nguồn sự cố ra khỏi mạng sự cố. Trường hợp thứ hai phức tạp hơn. Khi mất điện mạng chính, hệ thống cần tự động thực hiện các bước thứ tự sau: - Xác định mất nguồn tại mạng chính bằng thời gian trễ cần thiết; - Kích hoạt nguồn điện sự cố (ví dụ: tự động khởi động cụm diezen-máy phát điện); - Cắt aptomat cấp điện từ mạng điện chính; - Cấp điện cho phụ tải từ nguồn điện sự cố. Khi có điện mạng chính, hệ thống cần tự động thực hiện các bước thứ tự sau: - Cắt aptomat cấp điện từ nguồn sự cố; - Cấp điện cho phụ tải từ mạng điện chính; - Ngừng kích hoạt nguồn điện sự cố (ví dụ: tự động dừng cụm diezen-máy phát điện); 2. Các sơ đồ nguyên lý, lắp đặt và đấu dây. Có nhiều sơ đồ nguyên lý và lắp đặt đã được nghiên cứu tại mô đun đã học. Tại đây chúng ta không cần nhắc lại các sơ đồ nguyên lý và lắp đặt, chỉ cần lựa chọn một số mạch tự động điều khiển chiếu sáng để thực hành. Thực hành: - Vẽ sơ đồ nguyên lý một số mạch chiếu sáng được điều khiển từ xa bằng pilot; - Lắp một số mạch chiếu sáng được điều khiển từ xa. 3. Sửa chữa một số hệ thống tự động chiếu sáng 3.1.Sửa chữa cảm biến ánh sáng / cảm biến tích hợp nhiều chức năng cảm biến - Quan sát các loại cảm biến ánh sáng, cảm biến tích hợp chức năng ánh sáng. - Thử nghiệm sự hoạt động của cảm biến: Lấy đặc tính mối quan hệ tín hiệu ra (điện áp/dòng điện) và cường độ ánh sáng. - Sửa chữa cảm biến khi có lỗi nào đó. 3.2.Sửa chữa cảm biến hiện diện / cảm biến tích hợp nhiều chức năng cảm biến - Quan sát các loại cảm biến hiện diện , cảm biến tích hợp chức năng phát hiện hiện diện; 16
  18. - Thử nghiệm sự hoạt động của cảm biến: Lấy đặc tính mối quan hệ tín hiệu ra (điện áp/dòng điện) và khoảng cách hiện diện; - Sửa chữa cảm biến khi có lỗi nào đó. 3.3. Sửa chữa cảm biến mất điện áp - Quan sát các loại cảm biến mất áp; - Thử nghiệm sự hoạt động của cảm biến; - Sửa chữa cảm biến khi có lỗi nào đó. 3.4.Sửa chữa mạch điều khiển - Quan sát các mạch điều khiển và điều chỉnh độ sáng; - Thử nghiệm sự hoạt động của các mạch điều khiển; - Sửa chữa mạch điều khiển khi có lỗi nào đó. 17
  19. Bài 3: Lắp đặt hệ thống tự động báo cháy Mã số mô đun: MĐ -32 Mục tiêu của bài: - Phân tích được nguyên lý hoạt động, phạm vi ứng dụng của hệ thống tự động báo cháy; - Lắp ráp và sửa chữa được một số hệ thống tự động báo cháy theo yêu cầu kỹ thuật; - Thay thế được một số mạch tự động báo cháy theo số liệu cho trước; - Có tính tỷ mỉ, chính xác, an toàn và vệ sinh công nghiệp. Nội dung bài: 1. Sơ đồ khối, nguyên lý hoạt động và ứng dụng 1.1. Sơ đồ khối 1.2. Nguyên lý hoạt động và ứng dụng 1.2.1. Các trạng thái làm việc của hệ thống báo cháy tự động + Trạng thái thường trực (khi không có cháy) + Trạng thái báo cháy + Trạng thái sự cố 1.2.2. Nguyên lý làm việc + Bình thường toàn bộ hệ thống ở chế độ trực. ở chế độ này trung tâm báo cháy luôn có tín hiệu kiểm tra sự làm việc đến các thiết bị trong hệ thống đồng thời các đầu báo cháy địa chỉ, modul… cũng có tín hiệu hồi đáp về trung tâm. Định kỳ, theo thời gian (tuỳ đặt) trung tâm sẽ in tình trạng của hệ thống và thông tin về các thiết bị cần bảo dưỡng. Trong mạch luôn có dòng điện Io chạy qua. + Trong chế độ giám sát nếu trung tâm nhận được tín hiệu báo lỗi từ các thiết bị hoặc không nhận được tín hiệu hồi đáp từ các thiết bị thì trung tâm sẽ chuyển sang chế độ sự cố. Mọi thông tin về sự cố sẽ được hiển thị trên màn hình tinh thể 18
  20. lỏng LCD. Khi lỗi được khắc phục chế độ sự cố sẽ kết thúc và tự đưa hệ thống về chế độ giám sát bình thường. + Khi cháy xảy ra ở các khu vực bảo vệ, các yếu tố môi trường sự cháy (nhiệt độ, khói, ánh sáng) thay đổi sẽ tác động lên các đầu báo cháy. Khi các yếu tố này đạt tới ngưỡng làm việc thì các đầu báo cháy sẽ làm việc tạo ra tín hiệu truyền về trung tâm (gồm tín hiệu báo cháy và tín hiệu báo địa chỉ của thiết bị báo cháy). Tại trung tâm báo cháy sẽ diễn ra các hoạt động xử lý tín hiệu truyền về theo chương trình đã cài đặt để đưa ra tín hiệu thông báo khu vực xảy ra cháy qua loa trung tâm và màn hình tinh thể lỏng LCD. Đồng thời các thiết bị ngoại vi tương ứng sẽ kích hoạt để phát tín hiệu báo động cháy và thực hiện các nhiệm vụ đã đề ra. + Trong trường hợp trung tâm báo cháy có cài đặt thêm chức năng giám sát các thiết bị khác thì khi có sự có thay đổi về trạng thái của thiết bị (Ví dụ: bơm chữa cháy hoạt động, công tắc dòng chảy hoạt động…) thì hệ thống sẽ chuyển sang thông báo thiết bị cần giám sát thay đổi trạng thái. Thông tin về sự thay đổi này sẽ hiển thị trên màn hình tinh thể lòng của trung tâm. Chế độ này cũng sẽ tự kết thúc nếu các thiết bị cần giám sát trở về vị trí bình thường. 2.Lắp đặt và vận hành hệ thống Xác định vị trí đặt đầu báo khói, báo nhiệt ( cảm biến báo cháy) và tủ trung tâm báo cháy, tổ hợp chuông đèn nút ấn báo cháy. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2