Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 2 - Trung cấp y tế Tây Ninh
lượt xem 10
download
Nối tiếp phần 1, nội dung Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 2 cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản như: Thuốc kích thích thần kinh trung ương; Thuốc tim mạch; Thuốc lợi tiểu; Thuốc chữa bệnh thiếu máu; Dung dịch tiêm truyền; Thuốc chữa loét dạ dày tá tràng; Thuốc chữa khó tiêu, chống nôn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 2 - Trung cấp y tế Tây Ninh
- Trang 111 Thuốc chống dị ứng. THUỐC CHỐNG DỊ ỨNG DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu khái niệm về dị ứng, phân loại các thuốc chống dị ứng. 2. Trình bày đặc điểm lý hóa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, cách dùng của một số biệt dược thông dụng. ĐẠI CƯƠNG 1. Phản ứng dị ứng: Dị ứng là phản ứng khác thường của cơ thể khi tiếp xúc với dị nguyên ở lần thứ hai hoặc các lần sau. Dị nguyên có thể là thức ăn, cây cỏ, mỹ phẩm hay các loại thuốc … Đa số các phản ứng dị ứng thường xảy ra phản ứng nhẹ, nhanh khỏi nên dễ bỏ qua nhưng đôi khi xảy ra dữ dội như sốc phản vệ. Dị ứng có tính đa dạng về mặt lâm sàng, không có tính đặc hiệu, trường hợp quá nặng có thể gây tử vong. Diễn tiến của quá trình dị ứng: Dị ứng diễn tiến gồm 3 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Còn gọi là giai đoạn mẫn cảm. Khi xâm nhập vào cơ thể, các dị nguyên kích thích tổng hợp kháng thể IgE. Các kháng thể này đến gắn trên tế bào mastocyst nhờ các thụ thể đặc hiệu. - Giai đoạn 2: Đây là giai đoạn sinh hóa bệnh. Khi tiếp xúc lần thứ 2, các dị nguyên kết hợp với kháng thể IgE đã tạo sẵn trên màng tế bào mastocyst. Sự kết hợp này làm mastocyst vỡ ra và giải phóng các chất trung gian hóa học như histamin, serotonin, leucotrien, bradykinin, các chất phản ứng chậm của phản vệ (SRSA: slow reacting subtance of anaphylaxis)… - Giai đoạn 3: Đây là giai đoạn sinh lý bệnh. Các chất trung gian hóa học đến các cơ quan đích như phế quản, da, tim, mũi, họng … gây nên bệnh cảnh lâm sàng của dị ứng: hen, sổ mũi, ngứa, mề đay, phù Quincke, sốc phản vệ … Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc chống dị ứng. Trang 112 Chất trung gian hóa học quan trọng nhất của phản ứng dị ứng là histamin. Đây là chất có hoạt tính cao, phạm vi tác dụng rộng, có thể ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan, chức phận trong cơ thể, đặc biệt tác dụng mạnh trên hệ thống tim mạch, làm giãn mạch, tăng tính thấm mao mạch gây thoát huyết tương, sung huyết, phù nề và viêm các tổ chức. Sau khi phóng thích các histamin gắn trên 2 loại thụ thể chính ở màng tế bào: - Thụ thể H1: thụ thể có ở các cơ trơn, đáp ứng chính là gây co phế quản và giãn mạch. Vì vậy khi phóng thích H1 sẽ gây ngứa, mề đay, ban da, sổ mũi, khó thở. - Thụ thể H2: có ở tế bào thành dạ dày bài tiết dịch vị. Khi kích thích H2 sẽ tăng tiết dịch vị gây loét dạ dày. 2. Các nhóm thuốc chống dị ứng: Dựa vào cấu trúc, nhóm kháng histamin H1 chia làm 7 nhóm: NHÓM THẾ HỆ I THẾ HỆ II Brompheniramine, Pheniramimine Alkylamines Chlorpheniramine, Dimethidene, Activastine Dexchlorpheniramine, Carbinoxamine, Clemastine, Ethanolamines Diphenhydramine Mequitazine, Promethazine, Phenothiazin Alimemazin Homochlorcyclizines, Hydroxyzine, Piperazines Cetirizine, Levocetirizine Meclizine, Oxatomide Azartadine, Phenindamine, Astemisole, Terfenadine Piperidines Piprihydrinate Fexofenadine, Loratadine Etylenediamines Atazoline, Pyriamine Cyproheptadin Các nhóm khác Doxepine Azelastine Bảng 10.1. Phân loại các thuốc kháng histamine H1 Thuốc chống dị ứng gồm 3 loại: - Nhóm kháng histamin tự nhiên: gồm men histaminase (chiết xuất từ thận, gan phổi), Adrenalin, Epinephrin (có tác dụng đối lập), Theophylin (tác dụng giãn phế quản) … DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 113 Thuốc chống dị ứng. - Nhóm kháng H1 tổng hợp: gồm các nhóm ethanolamin, etylenediamin, piperazin, alkylamin, phenothiazin, pipridin ... - Nhóm có cấu trúc steroid: Hydrocortison, Prednison … Các thuốc nhóm kháng histamin tự nhiên và nhóm steroid sẽ được mô tả trong những nhóm thuốc chuyên dụng riêng. Phần này chỉ đề cập đến nhóm kháng H1 tổng hợp. Sườn chung của kháng H1 tổng hợp gồm một mạch carbon gắn với nitơ và đầu kia gắn với X có thể là nguyên tử oxy, lưu huỳnh hoặc carbon. Nguyên tử X gắn với gốc hydrocarbon thơm hay dị vòng, còn nitơ gắn với R1, R2 là những gốc ankyl. Do cấu trúc giống histamin nên các thuốc kháng histamin H1 đối kháng cạnh tranh thuận nghịch với histamin tại các thụ thể, đẩy histamin ra khỏi thụ thể nên tránh hoặc kìm hãm các biểu hiện của histamin. Như vậy các thuốc kháng histamin H1 chỉ có tác dụng chữa triệu chứng mà không giải quyết được căn nguyên của bệnh. 3. Tác dụng dược lý của thuốc kháng histamin H1: - Giãn cơ trơn khí quản, cơ trơn đường tiêu hóa. - Giảm tính thấm mao mạch. - Ức chế thần kinh trung ương. (các thuốc thế hệ mới ít có tác dụng này) 4. Nguyên tắc sử dụng thuốc kháng histamin H1: - Phải dùng thuốc sớm. - Hầu hết các thuốc chỉ có tác dụng chữa triệu chứng. - Uống nguyên viên, không nhai, không tiêm dưới da, hạn chế tiêm mạch. - Nằm nghỉ sau khi uống thuốc vì nguy cơ tụt huyết áp. - Các thuốc thế hệ mới có tác dụng an thần nhẹ, không gây buồn ngủ nhưng các thuốc nhóm cổ điển thường tác dụng an thần mạnh, gây buồn ngủ nhiều vì vậy không dùng khi cần tỉnh táo. MỘT SỐ THUỐC KHÁNG HISTAMIN H1 1. Promethazin: Thuốc kháng H1 cổ điển nhóm phenothiazin. Công thức: C17H20N2S.HCl. Một số biệt dược: Pipolphen, Diprazin, Prometan, Phenergan … Đặc điểm: Bột tinh thể trắng hoặc hơi vàng, không mùi, vị đắng, gây tê lưỡi. Dễ tan trong nước, ethanol, cloroform, không tan trong ether. Ra ánh sáng có màu hồng. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc chống dị ứng. Trang 114 Thuốc bị chuyển hóa ở gan, phân bố qua nhau thai. Là thuốc có tác dụng kháng H1 mạnh và kéo dài, an thần. Chỉ định: - Các trường hợp dị ứng: ngứa, mề đay, sổ mũi, các phản ứng do thuốc ... - Chống nôn, an thần: trong sản khoa, say tàu xe … - Phối hợp làm thuốc tiền mê. Chống chỉ định: - Ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ. - Glaucom góc đóng. - Bí tiểu do rối loạn niệu đạo-tuyến tiền liệt. - Đang dùng MAOI. Thận trọng ở người vận hành máy móc, có thai, cho con bú. Không tiêm dưới da. Tác dụng phụ: Thuốc gây buồn ngủ, nặng đầu, hạ áp tư thế, bón, khô miệng, bí tiểu… Liều lượng-Cách dùng: - Uống 25mg/ngày, có thể dùng 3-4 lần/ngày. - Có thể dùng thuốc bôi ngoài da để chữa dị ứng. - Trẻ em nên dùng dạng sirop. Thuốc tránh ánh sáng. 2. Diphenhydramin: Thuốc kháng H1 nhóm ethanolamin. Một số biệt dược: Benadryl, Amidril, Nautamin … Đặc điểm: Thuốc ở dạng bột tinh thể trắng, vị cay khó chịu, không mùi, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, cloroform, không tan trong ether. Hoạt tính kháng histamin kém hơn Promethazin nhưng lại có tác dụng chữa say tàu xe và run do parkinson. Tác dụng phụ, chống chỉ định giống Promethazin. Chỉ định-Cách dùng: - Thuốc được chỉ định cho các trường hợp: viêm mũi dị ứng theo mùa, say tàu xe và hội chứng parkinson. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 115 Thuốc chống dị ứng. - Dùng liều 25-50mg/lần, 3 lần/ngày. Thuốc bán theo đơn, bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Các thuốc cùng nhóm ethanolamin: - Carbinoxamin (Clistin): an thần nhẹ và vừa, liều 4-8mg. - Dimenhydrat (Dramamin): an thần rõ, chống say tàu xe, liều 50mg. - Doxylamin (Decapryn): an thần rõ, liều 12,5-25mg. 3. Cetirizin: Thuốc kháng histamin thế hệ mới, nhóm piperazin. Một số biệt dược: Cezin, Cerizin … Đặc điểm: Thuốc kháng histamin mạnh, có tác dụng đối kháng chọn lọc với histamin trên thụ thể H1 ngoại biên mà không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương nên không gây buồn ngủ. Thuốc không có tác dụng kháng acetylcholin và serotonin. Chỉ định: - Viêm mũi mùa, viêm mũi dị ứng. - Mề đay mạn tính. - Viêm kết mạc dị ứng. Chống chỉ định: - Suy thận. - Đang mang thai, đang cho con bú. Liều dùng: Thường sử dụng liều 10mg/ngày. Các thuốc cùng nhóm piperazin: 3.1. Cyclizin: - Biệt dược: Marezine ... - Thuốc có tác dụng an thần nhẹ, chống say tàu xe. - Liều dùng 25-50mg. 3.2. Meclizin: - Biệt dược: Antivert, Bonine ... - Tác dụng an thần nhẹ, chống say tàu xe. - Liều dùng 25-50mg. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc chống dị ứng. Trang 116 3.3. Hydroxyzin: - Biệt dược: Atarax ... - Tác dụng an thần nhẹ. - Liều dùng 25mg. 3.4. Oxatomid; - Thuốc kháng histamin thế hệ mới. - Biệt dược: Tinset ... - Là chất chuyển hóa của hydroxyzin. - Liều dùng 30-60mg. 4. Chlorpheniramin: Thuốc kháng histamin cổ điển nhóm alkylamin. Một số biệt dược: Allergy, Contac … Công thức: C16H19ClN2.C4H4O4. Đặc điểm: Bột tinh thể trắng, không mùi, vị đắng, dễ tan trong nước, ethanol, ít tan trong ether, benzen. Thường dùng dạng muối maleat. Tác dụng, tác dụng phụ, tương tự Promethazin. Chỉ định-Cách dùng: - Sổ mũi. - Nổi mề đay. - Ngứa do gan. - Viêm kết mạc dị ứng. - Phù quincke. - Phản ứng do thức ăn … Chống chỉ định: - Mẫn cảm với thuốc. - Tăng nhãn áp. - Trẻ sơ sinh. Cách dùng: - Liều 4mg/lần. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 117 Thuốc chống dị ứng. - Dùng 3-4 lần/ngày. Bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Các thuốc cùng nhóm alkylamin: 4.1. Acrivastin: - Thuốc kháng H1 thế hệ mới nên không gây buồn ngủ. - Biệt dược: Semprex ... - Bột kết tinh trắng, ít tan trong nước, nhưng dễ tan trong dung dịch methanol, ethanol. - Chỉ định trong các trường hợp viêm mũi, mề đay mạn tính, ngứa do eczema dị ứng. - Không dùng trong suy thận, trẻ dưới 12 tuổi. - Dùng 8mg/lần, ngày 3 lần. 4.2. Dexclorpheniramin: - Là đồng phân có hoạt tính của chlorpheniramin. - Biệt dược: Polaramin … - Tác dụng an thần nhẹ. - Liều dùng 2-4mg. 4.3. Brompheniramin: - Biệt dược: Dimetane … - Tác dụng an thần nhẹ. - Liều dùng 4-8mg. 5. Astermizol: Thuốc kháng histamin thế hệ mới, nhóm piperidin. Một số biệt dược: Hismanal, Histalong … Đặc điểm: Thuốc ở dạng tinh thể trắng, không mùi, tan nhiều trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước. Tác dụng kháng histamin mạnh, kéo dài và không gây buồn ngủ. Dùng lâu ngày có thể tăng cân. Chỉ định: - Viêm mũi dị ứng. - Viêm kết mạc dị ứng. - Mề đay mạn tính. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc chống dị ứng. Trang 118 - Các trường hợp dị ứng khác: mày đay, chứng da vẽ nổi ... Liều lượng: - Trên 12 tuổi: dùng liều 10mg/ngày. - Trẻ dưới 12 tuổi: liều 5mg/ngày. Tương tác: Các kháng sinh nhóm Macrolid, Imidazol làm giảm chuyển hóa thuốc. Chống chỉ định, tác dụng phụ, bảo quản giống Promethazin. Các thuốc cùng nhóm piperidin: 5.1. Loratadin: - Thuốc kháng histamin H1 thế hệ mới. - Biệt dược: Clarityne, Loradin … - Bột kết tinh trắng, ít tan trong nước. - Thuốc hấp thu qua đường tiêu hóa, phát huy tác dụng sau 1 giờ và kéo dài đến 24 giờ. - Tác dụng mạnh, kéo dài. - Thuốc không gây buồn ngủ. - Liều dùng cho người lớn 1 viên 10mg/ngày, trẻ em dùng dạng sirop 1-2 muổng/ngày. - Tác dụng phụ: mệt mỏi, nhức đầu, khô miệng, nhịp tim nhanh. - Không dùng trong suy gan, có thai, đang cho bú. 5.2. Fexofenadin: - Là chất chuyển hóa của Terfenadin. - Biệt dược: Telfast ... - Bột kết tinh trắng hoặc trắng ngà, khó tan trong nước, cloroform, tan trong methanol. - Không có tác dụng an thần. - Chỉ định cho các trường hợp dị ứng. - Liều dùng 60mg/lần, mỗi ngày uống 2 lần. - Không dùng khi có thai, không dùng cho trẻ dưới 12 tuổi. 5.3. Terfenadin (Teldane, Seldane): - Thuốc mới, ít hoặc không gây an thần. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 119 Thuốc chống dị ứng. - Có nguy cơ gây xoắn đỉnh khi dùng chung với macrolid. - Liều dùng 60mg. 6. Một số thuốc khác: 6.1. Cyproheptadin: - Thuốc kháng H1. - Biệt dược: Periactin, Ciplactin, Peritol … - Thuốc được chỉ định khi nổi mề đay, viêm mũi dị ứng, ngứa, chàm, phù thần kinh-mạch, nhức đầu nguồn gốc do mạch máu. - Thuốc còn có tác dụng chữa biếng ăn. - Không được dùng trong bệnh glaucom, bí tiểu, có thai, đang cho con bú, trẻ dưới 6 tháng. - Thuốc thường gây buồn ngủ, khô miệng, lú lẫn, mất điều hòa, ảo thị, mắc ói, nhức đầu … - Dùng liều 4mg/lần, 1-3 lần/ngày. 6.2. Mizolactin: - Biệt dược: Mizollen … - Thuốc chữa viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng. - Không dùng trong bệnh gan nặng, bệnh tim, loạn nhịp, có thai, cho bú. - Thuốc có thể gây nhức đầu, rối loạn tiêu hóa, suy nhược, khô miệng, tiêu chảy, tụt huyết áp … - Liều dùng 10mg/ngày. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc chống dị ứng. Trang 120 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Trong cấu trúc của thuốc kháng histamin, R1 và R2 là những: A. Nguyên tử nitơ. C. Gốc ankyl. B. Nguyên tử oxy. D. Gốc ester. 2. Thuốc kháng histamin thuộc nhóm phenothiazin: A. Dimenhydrinat. C. Cetirizin. B. Promethazin. D. Astemizol. 3. Đặc điểm đúng với Diphenhydramin: A. Dạng dung dịch hơi kiềm. C. Mùi hơi nồng. B. Vị cay khó chịu. D. Không hút ẩm. 4. Đặc điểm chung của các thuốc kháng histamin cổ điển: A. Có tác dụng chống say tàu xe. C. Vị đắng. B. Tác dụng an thần rõ. D. Không dùng cho trẻ em. 5. Atarax là biệt dược của: A. Cyclizin. C. Hydroxyzin. B. Meclizin. D. Oxatomid. 6. Thuốc kháng histamin có tác dụng chữa biếng ăn: A. Loratadin. C. Mizolactin. B. Fexofenadin. D. Ciproheptadin. 7. Thuốc kháng H1 nhóm Alkylamines thế hệ II: A. Dexchlorpheniramine. C. Phenidamine. B. Carbinoxamine. D. Activastine. 8. Đây là những nguyên tắc sử dụng thuốc kháng H1, NGOẠI TRỪ: A. Dùng thuốc sớm. C. Không dùng để chữa triệu chứng. B. Không tiêm dưới da. D. Hạn chế tiêm tĩnh mạch. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 121 Thuốc kích thích thần kinh trung ương. THUỐC KÍCH THÍCH THẦN KINH TRUNG ƯƠNG DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Nêu bảng phân loại các thuốc kích thích thần kinh trung ương. 2. Trình bày đặc điểm lý hóa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, cách dùng của một số biệt dược thông dụng. PHÂN LOẠI Thuốc kích thích thần kinh trung ương bao gồm các hợp chất có ảnh hưởng đến quá trình hưng phấn của hệ thần kinh trung ương. Các thuốc tác động trên thần kinh trung ương không đơn thuần chỉ tác động trên một vùng nào đó của cơ thể mà có ảnh hưởng cùng lúc đến nhiều bộ phận, cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp và tuần hoàn. Dựa vào vị trí tác dụng chọn lọc của thuốc có thể chia làm 3 loại: Vị trí tác động Hoạt chất Tủy sống Strychnin Vỏ não Cafein, Theobromin, Ephedrin Hành não Long não, Nikethamid, Lobelin Bảng 11.1. Vị trí tác động các thuốc kích thích thần kinh trung ương GIỚI THIỆU MỘT SỐ THUỐC 1. Cafein Công thức: C8H10N4O2.H2O. Biệt dược: Theinum, Thein … Đặc điểm: Cafein là alkaloid được chiết xuất từ lá trà, hạt cà phê, ca cao hoặc tổng hợp hóa. Cafein có tinh thể hình kim mượt, dính vào nhau xốp như bông hoặc bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng. Hơi tan trong nước, tan nhiều trong nước nóng, rất dễ tan trong dung dịch muối của acid thơm. Trong không khí khô dễ vụn nát thành bột mất nước kết tinh, đun nóng bị thăng hoa. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương. Trang 122 Tác dụng kích thích ưu tiên trên vỏ não, làm tăng nhận thức, tăng hoạt động trí óc, mất cảm giác mệt nhọc. Liều thấp cafein làm chậm nhịp tim, liều cao làm tim đập nhanh, co bóp mạnh, tăng lưu lượng máu qua tim. Ngoài ra thuốc còn có tác dụng lợi tiểu nhưng yếu hơn Theophylin và Theobromin. Chỉ định: - Suy nhược thần kinh, tinh thần mệt mỏi. - Suy tuần hoàn, trụy tim mạch, suy hô hấp. - Ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ. Chống chỉ định: - Tăng huyết áp. - Bệnh lý tim mạch. - Trẻ dưới 15 tuổi. Ở liều cao Cafein có thể gây mất ngủ, nhức đầu, hồi hộp, có thể gây loạn nhịp. Liều dùng: - Uống 100mg mỗi lần, 1-2 lần/ngày. - Tiêm dưới da 0.25g-0.5g/lần. Liều tối đa 0.8g/lần, không quá 3g/ngày. Bảo quản nơi mát, tránh ẩm, ánh sáng. 2. Nikethamid Công thức: C10H14N2O. Một số biệt dược: Glucose Coramin, Cordiamine ... Đặc điểm: Nikethamid là chất lỏng sánh như dầu, màu hơi vàng, mùi đặc biệt, vị hơi đắng, kèm theo cảm giác nóng. Ơ nhiệt độ 22-240C dễ kết tinh thành khối. Tan nhiều trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ. Thuốc kích thích thần kinh trung ương trên hành tuỷ, đặc biệt trên trung tâm hô hấp và tuần hoàn. Liều cao kích thích toàn bộ hệ thần kinh trung ương gây co giật. Chỉ định: - Suy hô hấp, tuần hoàn, ngạt thở. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 123 Thuốc kích thích thần kinh trung ương. - Truỵ tim mạch. - Dự phòng ngất xỉu. - Ngộ độc thuốc mê, thuốc ngủ, Morphin. - Tình trạng suy nhược. Liều dùng: - Ngậm 1-2 viên, 2-3 lần/ngày. - Liều tiêm: liều đầu 5ml, sau đó 5-10ml mỗi 5-10 phút. Dung dịch tiêm dùng ngay sau khi pha. Chống chỉ định: - Mẫn cảm với Nikethamide. - Tăng huyết áp. - Động kinh. - Trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ có thai, đang cho con bú. Thận trọng với người bị tiểu đường, với vận động viên thể thao vì dương tính với test thử doping. Tác dụng phụ: Bồn chồn, lo lắng, nhịp tim nhanh, nôn, buồn nôn. Có thể gây rát, ngứa sau mũi, tăng huyết áp, co giật. Bán theo toa, tránh ẩm, ánh sáng. 3. Natricamphosulfonat (long não) Công thức: C10H16O. Một số biệt dược: Camphor, Camphona, Cortonin … Đặc điểm: Long não có tác dụng hưng phấn tim mạch, được chiết xuất từ tinh dầu của cây long não Cinnamomum camphora Ness et Eberin Lauraceae hoặc điều chế bằng tổng hợp hóa học. Bột tinh thể trắng phiến hoặc khối kết tinh không màu. Dễ nghiền mịn với một ít ethanol, cloroform hoặc ether. Long não có mùi thơm mạnh đặc trưng, vị lúc đầu nóng sau mát lạnh dễ chịu. Dễ thăng hoa ở nhiệt độ thường. Thuốc khó tan trong nước, dễ tan trong cloroform, ethanol, ether, dầu béo, tinh dầu. Thuốc kích thích thần kinh trung ương ưu tiên trên hành tuỷ, đặc biệt là trung tâm hô hấp và vận mạch. Ngoài ra, còn có tác dụng giảm đau và sát trùng. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương. Trang 124 Chỉ định: - Suy hô hấp, ngất xỉu. - Phối hợp chữa suy tim giữa 2 đợt dùng digitalis. - Xoa bóp chỗ tụ máu để giảm đau và chống viêm. Tương tác-Tương kỵ: Thuốc tương kỵ với phenol, menthol, cloralhydrat. Cách dùng: - Thường dùng dạng ống tiêm 0.2g/2ml. - Tiêm mạch, tiêm bắp hoặc tiêm dưới da với liều 0.2-0.4g/ngày. - Trường hợp đặc biệt có thể dùng đến 1g/ngày. Bảo quản tránh ánh sáng. 4. Strychnin Là alkaloid chính được chiết xuất từ hạt cây mã tiền Strychnos nux vomica Loganiaceae, dưới dạng muối sulfat. Công thức: C21H22N2O2.H2SO4.5H2O Đặc điểm: Tinh thể hình kim không màu hoặc bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng. Dễ tan trong nước sôi, tan được trong nước lạnh và ethanol, ít tan trong cloroform, không tan trong ether. Tác dụng: Ở liều điều trị Strychnin có tác dụng kích thích ưu tiên trên tuỷ sống, làm tăng nhạy cảm các cơ quan cảm giác, tăng dẫn truyền thần kinh cơ, tăng hoạt động và dinh dưỡng cơ. Ở liều cao Strychnin kích thích mạnh gây co giật kiểu tetanie, có thể chết do ngưng hô hấp. Ngoài ra Strychnin còn tác dụng lên hệ tiêu hóa làm tăng tiết dịch giúp ăn ngon miệng. Chỉ định: - Nhược cơ, tay chân tê bại. - Liệt dương. - Đái dầm. - An uống khó tiêu, liệt ruột nhẹ. - Ngộ độc thuốc ngủ loại Barbiturat. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 125 Thuốc kích thích thần kinh trung ương. Chống chỉ định: - Tăng huyết áp. - Xơ cứng mạch. - Viêm gan. - Suy thận. - Bệnh động kinh. - Bệnh Basedow. - Trẻ dưới 2 tuổi. Cách dùng: - Dùng 1mg/lần, không quá 18mg/ngày. - Có thể tiêm dưới da nhưng không quá 2mg/lần, tối đa 10mg/ngày. Thuốc bảo quản tránh ánh sáng. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc kích thích thần kinh trung ương. Trang 126 TỰ LƯỢNG GIÁ 1. Thuốc kích thích thần kinh ưu tiên trên hành não: A. Strychnin. C. Cafein. B. Long não. D. Ephedrin. 2. Chỉ định của Nikethamid: A. Tăng huyết áp. C. Co giật. B. Ngộ độc thuốc ngủ. D. Suyễn. 3. Tác dụng của Strychnin: A. Giảm nhạy cảm. C. Tăng tiết dịch tiêu hóa. B. Giảm dẫn truyền thần kinh cơ D. Giảm dinh dưỡng mô cơ 4. Long não là tên gọi khác của: A. Nikethamid. C. Strychnin. B. Natricamphosulfonat D. Cafein. 5. Đây là những tác dụng của long não, NGOẠI TRỪ: A. Kích thích tuỷ sống. C. Giảm đau. B. Kích thích hành tuỷ D. Sát trùng. 6. Đặc điểm của Nikethamid: A. Chất lỏng trong suốt. C. Liều cao gây co giật. B. Không mùi. D. Không hút ẩm. 7. Đặc điểm của Cafein: A. Chiết xuất từ lá cà phê. C. Tan nhiều trong nước lạnh. B. Vị mặn, đắng. D. Dễ vụn nát trong không khí khô. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 127 Thuốc Tim mạch. THUỐC TIM MẠCH DS. Lê Thị Đan Quế BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh MỤC TIÊU HỌC TẬP 1. Trình bày được bảng phân loại các thuốc tim mạch. 2. Nêu nguyên tắc và một số vấn đề cần lưu ý khi dùng thuốc tim mạch. 3. Trình bày đặc điểm lý hóa, tác dụng, chỉ định, chống chỉ định, tác dụng phụ, cách dùng của một số biệt dược thông dụng. PHÂN LOẠI Thuốc chữa bệnh tim mạch là những thuốc có tác dụng chủ yếu trên hoạt động của tim và mạch máu như trợ tim, điều hòa hoạt động của tim, chống co thắt mạch máu, hạ áp … hầu hết các thuốc nhóm này là thuốc độc bảng A hoặc B, chỉ được bán theo toa và sử dụng hết sức thận trọng. 1. Phân nhóm: - Nhóm điều trị suy tim sung huyết: còn gọi là nhóm trợ tim hay glycosid tim. Nhóm này có tác dụng tăng cường sự co bóp của cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim. Gồm Digoxin, Digitoxin, Ouabain … - Nhóm điều trị thiếu máu cục bộ: gồm nhóm chữa đau thắt ngực và nhóm điều trị nhồi máu. Nhóm này có tác dụng tăng cường cung cấp oxy co cơ tim, giảm bớt gánh nặng tuần hoàn cho tim, phục hồi tưới máu và ngăn chặn các biến chứng sau nhồi máu. Gồm Nitroglycerin, Isosorbid … - Nhóm điều trị loạn nhịp: nhóm này có tác dụng lặp lại tình trạng ổn định của chu chuyển tim. Gồm Amiodaron, Quinidin … - Nhóm điều trị tăng huyết áp: còn gọi là nhóm hạ áp. Nhóm này có tác dụng giãn mạch, lợi tiểu, làm giảm kháng lực mạch máu để đưa huyết áp về mức an toàn. Gồm Nifedipin, Captopril … - Nhóm điều trị tăng lipid máu: còn gọi là nhóm giảm mỡ máu. Nhóm này có tác dụng giảm tổng hợp lipid, tăng thoái hóa mỡ hay tái phân bố mỡ trong cơ thể. Gồm Fenofibrat, Atovastatin … - Nhóm chống choáng: thực chất là các thuốc kích thích hệ adrenergic của thần kinh thực vật gây co mạch, tăng huyết áp, tăng nhịp tim … gồm Adrenalin, Dopamin … - Nhóm điều trị rối loạn tuần hoàn: nhóm này có tác dụng giãn hoặc co các vi mạch, tăng sức bền thành mạch, ổn định tình trạng tưới máu cho mô, giảm nguy cơ tái biến mạch máu. Gồm Vinpocetin, Piracetam … Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc Tim mạch. Trang 128 2. Một số vấn đề cần lưu ý: - Chỉ được dùng thuốc tim mạch khi có toa, không được tự ý sử dụng hoặc ngưng dùng khi chưa có y lệnh của thầy thuốc. - Không dùng lại toa cũ để tự điều trị. - Khởi đầu với liều thấp, tăng dần đến liều thích hợp. - Trước khi ngưng phải giảm liều từ từ, không được ngưng đột ngột. - Trong khi điều trị, ngoài vấn đề dùng thuốc cần tuân thủ các liệu pháp điều trị không dùng thuốc như chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn uống ... - Trước khi sử dụng nên làm các xét nghiệm kiểm tra. CÁC THUỐC GLYCOSID TIM Suy tim là tình trạng giảm co bóp của cơ tim nên cung lượng tim không đủ đáp ứng nhu cầu oxy cho cơ thể. Suy tim sung huyết là tình trạng suy tim có ứ máu trong các buồng tim và tĩnh mạch. Các thuốc trợ tim gọi chung là glycosid trợ tim, là nhóm thuốc có nhân cyclopentanoperhydrophenanthren. Tất cả các thuốc glycosid tim đều có nguồn gốc từ thực vật, được chiết xuất từ nhiều loại thực vật: từ dương địa hoàng (gọi chung là Digitalis), sừng trâu, sừng dê, hành biển (Scilla maririna), trúc đào, thông thiên ... Nguồn gốc thực vật Hoạt chất Dương địa hoàng Digitalin, Digoxin Sừng trâu Strophantus H, Strophantus K, Ouabain Sừng dê D-Strophantus Bảng 12.1. Phân loại thuốc trợ tim theo nguồn gốc Các glycosid tim có cấu trúc hóa học gần giống nhau và cùng một cơ chế tác dụng. Glycosid tim tăng cường sự co bóp cơ tim, giúp tim bóp tống máu hiệu quả hơn. Glycosid tim có cấu tạo phức tạp, khi thuỷ phân cho 2 phần: - Phần đường (glycon): không có tác dụng dược lý, chỉ làm tăng khả năng hòa tan và hấp thu glycosid. - Phần genin (aglycon): cấu trúc steroid (khung phenanthren) quyết định tính chất dược lý của thuốc. Số lượng nhóm OH trong phần này quyết định tác dụng của thuốc thông qua việc thay đổi tính hòa tan lipid, mức độ gắn với protein huyết tương cũng như chuyển hóa thuốc ở ống thận. DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
- Trang 129 Thuốc Tim mạch. Cơ chế tác dụng: Ion Ca2+ có tác dụng hoạt hoá myosin-ATPase để cung cấp năng lượng cho các sợi actin trượt trên sợi myosin, gây ra sự co cơ. Bình thường, sau mỗi hiệu điện thế hoạt động của tế bào cơ tim sẽ đẩy 1 ion Ca 2+ ra ngoài và nhập 4 ion Na+ vào trong tế bào cơ tim. Các thuốc glycosid tác dụng bằng cách ức chế hoạt động của men ATPase nên ngăn cản hoạt động của bơm Na+-K+ ATPase. Vì vậy ức chế bơm Na+ ra ngoài, làm tăng nồng độ ion Na+ trong tế bào, gây cản trở hệ thống trao đổi Na+ và Ca2+, làm tăng nồng độ Ca+ nội bào nên gây tăng áp lực co bóp của cơ tim. GLYCOSID K+ 2 K+ Na+-K+ Pump Na+-K+ ATPase Na+ 3 Na+ Ca2+ Myosin-ATPase 4 Na+ 1 Ca2+ Sơ đồ 12.1. Cơ chế tác dụng của glycosid Ngoài ra, ATPase của các tế bào nhận cảm áp lực ở cung động mạch chủ và xoang động mạch cảnh cũng rất nhạy cảm với glycosid. Khi ATPase bị ức chế, tần số phóng “xung giảm áp” hướng tâm tăng, kích thích trung tâm phó giao cảm và làm giảm trương lực giao cảm. Vì vậy, các glycosid còn có tác dụng làm chậm nhịp tim. Như vậy, glycosid làm cho tâm thu ngắn và mạnh, tâm trương dài ra, nhịp tim chậm lại. Nhờ đó, tim được nghỉ nhiều hơn, cung lượng tim tăng và nhu cầu oxy giảm. Glycosid còn làm giảm dẫn truyền nội tại và tăng tính trơ của cơ tim nên còn có tác dụng điều trị loạn nhịp. 1. Digoxin: Glycosid của Digitalis lanata. Một số biệt dược: Digoxin, Lanoxin, Digitoxin.. Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1.
- Thuốc Tim mạch. Trang 130 Đặc điểm: Thuốc thường dùng đường uống, trường hợp khẩn cấp dùng đường tĩnh mạch. Digoxin hấp thu nhanh và thải trừ nhanh hơn Digitoxin. Thuốc chuyển hóa ở gan, đào thải chủ yếu qua thận, số ít qua mật. Vì vậy cần giảm liều trong suy thận. Chỉ định: - Suy tim. - Loạn nhịp nhanh: rung nhĩ, cuồng động nhĩ, nhịp nhanh kịch phát ... Chống chỉ định: - Nhịp tim dưới 60 lần/phút, bloque tim hoàn toàn, bloque nhĩ thất độ II. - Bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Dùng thận trọng khi giảm chức năng thận, thiểu năng giáp, nhồi máu cơ tim cấp, trường hợp người cao tuổi, tình trạng giảm Kai máu, tăng Calci máu… Tăng Ca2+ máu, giảm K+ máu là nguy cơ làm tăng độc tính digitalis. Tác dụng phụ: Chán ăn, buồn nôn, nôn, nhịp chậm xoang, bloque nhĩ thất, loạn nhịp, nhức đầu, chóng mặt, tăng kali máu, đau bụng, tiêu chảy, nhìn mờ, mắt nhìn có quầng vàng hoặc xanh lá cây, nhìn đôi, sợ ánh sáng … Liều lượng-Cách dùng: - Duy trì: uống 125-500g hoặc tiêm 100-350g. - Tấn công: khởi đầu tiêm 500-750g hoặc uống 750-1000g. Sau đó có thể nhắc lại mỗi 3 giờ với liều tiêm 250g hoặc uống 500g. - Trẻ em: tấn công dùng liều 15g/kg, duy trì dùng liều 7g/kg. Một số lưu ý: - Phải làm ion đồ trước khi dùng thuốc. Đảm bảo Ca2+ máu không tăng và K+ máu không giảm mới được sử dụng. - Không dùng viên nén cho trẻ em < 5 tuổi. - Dung dịch pha loãng dùng ngay khi pha. - Bảo quản tránh ẩm, ánh sáng. 2. Một số thuốc tương tự: 2.1. Digitoxin: - Chiết xuất từ lá cây digitan tía (digitalis purpurea L.). Một số biệt dược: Crystodigin, Digitalin … DS. Lê Thị Đan Quế - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý - NXB Y học
36 p | 1448 | 345
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý 1 (Trung cấp Dược) - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ
177 p | 54 | 12
-
Giáo trình Hóa dược – Dược lý 1: Phần 1 - Trung cấp y tế Tây Ninh
112 p | 53 | 9
-
Giáo trình Hóa dược 2 - Nghề: Dược (Trình độ Cao đẳng)
73 p | 83 | 8
-
Giáo trình Hóa dược - Dược lý: Phần 1
94 p | 22 | 8
-
Giáo trình Hóa sinh (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2023)
122 p | 9 | 6
-
Giáo trình Hoá dược (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
197 p | 12 | 5
-
Giáo trình Hóa dược-dược lý - Trường Trung cấp Quốc tế Mekong
179 p | 17 | 5
-
Giáo trình Hoá sinh (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La (2021)
130 p | 25 | 5
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 1
133 p | 8 | 4
-
Giáo trình Hoá dược (Ngành: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La (2023)
282 p | 8 | 4
-
Giáo trình Hóa dược (Dành cho sinh viên đại học ngành Hóa): Phần 2
223 p | 7 | 3
-
Giáo trình Hoá sinh (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Catiedu
149 p | 14 | 3
-
Giáo trình Hóa sinh (Nghề: Dược - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
122 p | 12 | 2
-
Giáo trình Hóa sinh (Ngành: Dược - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Phạm Ngọc Thạnh Cần Thơ
135 p | 17 | 2
-
Giáo trình Hóa sinh (Nghề: Dược - Trung cấp) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2022)
122 p | 6 | 2
-
Giáo trình Hoá sinh (Ngành: Dược - CĐLT) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
116 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn