intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Hóa dược - dược lý 2 (Trung cấp Dược): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

Chia sẻ: Hoathachthao | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:98

40
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Hóa dược - dược lý 2: phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: Sulfamid kháng khuẩn; thuốc chống lao – phong; thuốc chống sốt rét; hormon và các chất tương tự;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Hóa dược - dược lý 2 (Trung cấp Dược): Phần 2 - Trường CĐ Phạm Ngọc Thạch Cần Thơ

  1. BÀI 9 SULFAMID KHÁNG KHUẨN MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong, học sinh phải hiểu và trình bày được:  Định nghĩa, liên quan giữa cấu trúc hóa học và tác dụng, cơ chế tác động, phổ kháng khuẩn, dược động học, và tương tác của sulfamid kháng khuẩn  Tính chất, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng, liều dùng và bảo quản một số sulfamid kháng khuẩn điển hình. NỘI DUNG 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. ĐỊNH NGHĨA Sulfamid là danh từ chung để gọi các dẫn xuất amid của acid sulfanilic. H2N SO2 OH Acid sulfanilic R2NH SO2 NHR1 sulfamid Sulfanilamid là sulfamid đầu tiên được phát hiện năm 1930, có cấu trúc đơn giản nhất và cũng là hợp chất quan trọng nhất, vì từ đó có thể tổng hợp được nhiều sulfamid khác nhau. H2N SO2 - NH2 Sulfanilamid
  2. 1.2. LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC VÀ TÁC DỤNG  Các sulfamid đều có thành phần cấu tạo chính là gốc sulfanyl: HN SO2 Nhóm amin thơm bậc nhất phải ở vị trí para với nhóm sulfonamid nhân và phải tự do mới có tác dụng, các vị trí còn lại của nhân thơm benzen phải giữ nguyên hydro không bị thay thế. Tuy nhiên có nhiều sulfamid mà nhóm NH 2 bị thế. Những sulfamid này không có tác dụng kháng khuẩn trên in vitro nhưng khi vào cơ thể bị thủy phân giải phóng nhóm NH2 tự do có tác dụng. Một đặc điểm quan trọng của các sulfamid thế là ít hấp thu qua đường tiêu hóa vì thế các chất này được dùng làm thuốc kháng khuẩn đường ruột. Thí dụ sulfathiazol là sulfamid tác dụng toàn thân nhưng nếu thay –R2 bằng gốc phtalyl thì được talazol tác dụng trị bệnh đường ruột tốt  Cấu tạo của gốc -R1 và -R2 có ảnh hưởng lớn đến đến tác dụng của sulfamid: Nếu thay -R1 bằng các gốc khác nhau thì được các sulfamid khác nhau như khi thay -R1 bằng gốc acetyl (-CO-CH3) thì được sulfacetamid có thêm tác dụng đặc hiệu với virus gây bệnh đau mắt. Nếu thay -R1 bằng một dị vòng thì ngoài tác dụng ngăn cản tổng hợp acid folic, còn có tác dụng ức chế các men dihydrofolat syntetase và dihydrofolat reductase chuyển hóa acid folic, như thay -R1 bằng dị vòng pirimidin thì được sulfadiazin tác dụng mạnh hơn sulfathiazol.  Một số sulfamid đặc hiệu: TÊN THUỐC BIỆT DƯỢC -R1 -R2 Sulfacetamid natri Sulfacylum, -CO-CH3 -H Optin Sulfaguanidin NH2 Ganidan C -H Guanicil NH Sulfadiazin N Adiazin -H Debenal N 100
  3. Sulfamethoxazol CH (SMX, SMZ ) Gantanol -H Methoxal O N Sulfamethoxypyrid azin (SMP) Sulfamin OMe -H Quinoseptyl N N Phtalylsulfathiazol HOOC N Phtalazol Talazol S - OC 1.3. CƠ CHẾ TÁC ĐỘNG Do cấu trúc hóa học tương tự như P.A.B.A nên sulfamid cạnh tranh với chất này trong sự tổng hợp acid folic thành acid nucleic cần cho mọi tế bào sống của vi khuẩn. Trimethoprim ức chế sự tổng hợp acid folic ở giai đoạn tiếp theo vì vậy sulfamid phối hợp với trimethoprim sẽ có tác dụng hiệp lực . Cơ chế tác dụng của sulfamid theo sơ đồ sau: P.A.B.A Sulfamid Dihydropteroat synthetase (Cạnh tranh với P.A.B.A) Acid dihydrofolic Trimethoprim Dihydrofolat reductase Pyrimethamin Acid tetrahydrofolic Purin ADN
  4. 1.4. CƠ CHẾ ĐỀ KHÁNG CỦA VI KHUẨN  Vi khuẩn tạo ra nhiều P.A.B.A  Vi khuẩn sử dụng P.A.B.A có hiệu quả hơn  Vi khuẩn không cần sử dụng P.A.B.A để tổng hợp acid folic 1.5. PHỔ HOẠT TÍNH Sulfamid có phổ kháng khuẩn tương đối rộng, tác dụng trên nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-), tuy nhiên sự đề kháng của vi khuẩn phát triển nhanh trong những năm gần đây. Hiệu lực đáng kể của sulfamid đối với màng não cầu khuẩn, shigella, E.coli, liên cầu, lậu cầu, phế cầu. Một số sulfamid còn tác dụng trên virus như virus mắt hột được biết đến trong nhiều năm, nay cũng bị đề kháng, sulfamid chỉ có tác động kìm khuẩn. 1.6. DƯỢC ĐỘNG HỌC  Hấp thu: tốt qua đường uống.  Phân bố: tốt qua các mô kể cả nhau thai. Sự phân bố sulfamid qua não phụ thuộc vào sự tổn thương của màng não.  Chuyển hoá: ở gan tạo các dẫn chất acetyl hoá không có hoạt tính nhưng độc tính giống chất mẹ dễ kết tinh ở đường tiết niệu.  Đào thải: chủ yếu qua thận, cần giảm liều khi có suy thận nặng. Tốc độ thải trừ của sulfamid phụ thuộc vào pH và dung lượng nước tiểu qua đường tiết niệu trong vòng 24 giờ, nếu pH càng kiềm và lượng nước tiểu qua đường tiết niệu trong 24 giờ càng nhiều thì lượng sulfamid được thải trừ càng lớn. 1.7. TÁC DỤNG PHỤ  Tiết niệu: sản phẩm acetyl hóa của sulfamid khó tan sẽ lắng đọng và kết tinh thành sỏi ở thận hoặc niệu quản gây bí tiểu tiện, đái ra máu, gây cơn đau do sỏi thận, nên khi uống sulfamid phải uống nhiều nước hoặc dùng kèm NaHCO3 để kiềm hoá nước tiểu.  Tiêu hóa: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, chán ăn.  Máu: thiếu máu hồng cầu to, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu (do kháng folat nên cần bổ sung thêm acid folic 6 - 8mg/ngày ).  Da: ngứa, nổi mụn, ban đỏ, viêm da tróc vẩy, hội chứng Steven-Johnson, nhạy cảm với ánh sáng. 102
  5.  Não: viêm não ở trẻ sơ sinh (do sulfamid đẩy bilirubin, gây tích tụ ở não). 1.8. TƯƠNG TÁC  Làm tăng tác dụng các thuốc sau khi dùng chung (vì tranh chấp gắn trên protein huyết tương): thuốc hạ đường huyết dùng uống, methotrexat, phenytoin, salicylat, probenecid, barbiturat.  Tác dụng sulfamid giảm khi phối hợp với thuốc có cấu trúc P.A.B.A như procain.  Sulfamid cũng mất tác dụng khi dùng chung với các acid amin như methionin, serin. 1.9. CHỐNG CHỈ ĐỊNH  Mẫn cảm.  Thiếu máu hồng cầu to.  Phụ nữ có thai, cho con bú.  Suy gan thận.  Phối hợp các thuốc suy giảm hệ tạo máu và các thuốc gây acid hóa nước tiểu. 1.10. CÁC PHỐI HỢP CÓ SULFAMID  Sự phối hợp trimethoprim và sulfamid rất hiệu quả trong việc chống đề kháng Hai chất này tác động ở 2 giai đoạn khác nhau thuộc quá trình biến dưỡng của vi khuẩn và dẫn đến kết quả là sự hiệp lực. Các phối hợp có trimethoprim và sulfamid thường gặp : Trimethoprim + sulfamethoxazol = Co-trimoxazol® (1/5), Bactrim®, Cotrim®, Sulfatrim®. Trimethoprim + sulfadiazin = Antrima® (1/5). Trimethoprim + sulfamoxol = Supristol® (1/5).  Phối hợp pyrimethamin và sulfamid có tác động kéo dài cũng cho hiệp lực như trên và được dùng trong phòng chống sốt rét : Pyrimethamin + sulfadoxin = Fansidar® (1/25).
  6. 2. THUỐC THÔNG DỤNG 2.1. SULFACETAMID NATRI Sulfacylum, Optin. 2.1.1. Tính chất Bột kết tinh trắng, không mùi, vị hơi đắng, dễ tan trong nước, hơi tan trong ethanol 96o và aceton, không tan trong cloroform, aceton. Dung dịch trong nước có phản ứng hơi kiềm. 2.1.2. Tác dụng Cầu khuẩn gram (+) và virus đau mắt hột. 2.1.3. Chỉ định Loét giác mạc, viêm kết mạc, viêm mí mắt, đau mắt hột, vết thương nhiễm khuẩn. 2.1.4. Cách dùng – liều dùng  Dạng dùng o Thuốc nhỏ mắt 20%, lọ 10ml. o Thuốc mỡ 30% , lọ 7g. o Dung dịch 10%, lọ 150ml bôi mụn trứng cá.  Cách dùng – liều dùng o Nhỏ mắt 1 – 2 giọt/ lần × 3 – 4 lần/ngày. o Thuốc mỡ bôi ngoài da 1 – 2 lần/ngày. o Dung dịch bôi mụn 1 – 2 lần/ngày. 2.1.5. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.2. SULFAGUANIDIN Guanidan, Guanicil. 2.2.1. Tính chất Bột kết tinh trắng, không màu, không vị, ít tan trong nước, hơi tan trong nước sôi, không tan trong kiềm lạnh. Sản phẩm dễ chuyển thành màu nâu khi để ra ngoài ánh sáng. 104
  7. 2.2.2. Tác dụng Đạt nồng độ cao trong ruột, tác dụng mạnh với lỵ trực khuẩn. 2.2.3. Chỉ định Nhiễm khuẩn đường ruột, lỵ trực khuẩn, viêm ruột. Kháng sinh dự phòng trong phẫu thuật đường ruột. 2.2.4. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : viên nén 500mg.  Cách dùng – liều dùng o Uống  Người lớn : 4 – 5g/ngày × 4 – 5 lần sau đó uống liều duy trì 2g/ngày × 2 lần.  Trẻ em : 100mg/kg/ngày × 2 – 3 lần. 2.2.5. Bảo quản: Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.3. SULFADIAZIN Adiazin. 2.3.1. Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc tinh thể trắng, không mùi, không vị, không tan trong nước, khó tan trong ethanol, aceton, dễ tan trong dung dịch kiềm. Chế phẩm sẫm màu khi để lâu ngoài ánh sáng. 2.3.2. Tác dụng Kháng liên cầu khuẩn, màng não cầu khuẩn, shigella và 1 số chủng toxoplasma, nocardia. 2.3.3. Chỉ định Viêm màng não, viêm phế quản, viêm xương chũm. Các bệnh do nocardia, toxoplasma. 2.3.4. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : viên nén 500mg.  Cách dùng – liều dùng
  8. o Uống  Người lớn : 4 – 6g/ngày × 4 – 6 lần.  Trẻ em: 100 – 150mg/kg/ngày × 3 – 4 lần. 2.3.5. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng . 2.4. SULFAMETHOXAZOL ( SMX ) Methoxal. 2.4.1. Tính chất Bột trắng hoặc vàng nhạt, không mùi, vị đắng, không tan trong nước, ít tan trong ethanol. 2.4.2. Chỉ định Nhiễm trùng đường tiểu. Phòng nhiễm trùng sau khám hoặc phẫu thuật niệu đạo. 2.4.3. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : viên nén 500mg.  Cách dùng – liều dùng o Uống  Người lớn : liều đầu 2g, liều sau 2g/ngày × 2 lần.  Trẻ em: liều đầu 40mg/kg, liều sau 20mg/kg/ngày × 2 lần. 2.4.4. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.5. SULFAMETHOXYPYRIDAZIN ( SMP) Quinoseptyl. 2.5.1. Tính chất Bột kết tinh trắng hoặc hơi vàng, không mùi, vị hơi đắng , khó tan trong nước. 2.5.2. Tác dụng Tác dụng kéo dài, thải trừ chậm, hấp thu tốt qua ruột. 106
  9. 2.5.3. Chỉ định Nhiễm trùng hô hấp, viêm màng não, viêm họng, niệu đạo, lỵ trực khuẩn. Phòng và chữa sốt rét. 2.5.4. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng o Viên nén 250mg, 500mg. o Lọ tiêm bột 500mg.  Cách dùng – liều dùng o Uống  Người lớn: liều đầu 1 – 2g sau đó uống 0,500 – 1g/ngày × 2 lần.  Trẻ em: liều đầu 25mg/kg sau đó uống 10 – 15 mg/kg/ngày × 2 lần o Tiêm bắp  Người lớn: 0,5 – 1g/lần, mỗi lần tiêm 500mg  Trẻ em : 15 – 20mg/kg/ngày × 2 lần. 2.5.5. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.6. CO – TRIMOXAZOL Bactrim, Biseptol 2.6.1. Thành phần Co-trimoxazol là hỗn hợp giữa sulfamethoxazol và trimethoprim theo tỷ lệ 5/1. 2.6.2. Tác dụng Hiệp đồng kháng khuẩn do ức chế 1 số giai đoạn trong quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn, nên có tác dụng với hầu hết các vi khuẩn trừ trực khuẩn lao. 2.6.3. Chỉ định Nhiễm khuẩn cấp và mạn tính đường hô hấp, TMH, răng hàm mặt, đường ruột , tiết niệu, sinh dục , bệnh ngoài da . 2.6.4. Cách dùng – Liều dùng Dạng dùng  Viên nén 480mg, 960mg.
  10.  Ống tiêm 480mg/5ml Cách dùng - liều dùng  Uống o Người lớn : 960mg /l × 2 lần/ngày o Trẻ em : 120mg/ lần × 2 lần/ngày  Tiêm bắp o Người lớn : 2 ống/lần × 2 lần/ngày o Trẻ em > 13 tuổi : 1 ống / lần × 2 lần. 2.6.5. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng, LƯỢNG GIÁ Trả lời ngắn các câu hỏi từ 1 đến 5 1. Kể 2 cơ chế đề kháng của vi khuẩn đối với sulfamid 2. Kể 2 yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ thải trừ của sulfamid 3. Liệt kê tiếp 3 tổ chức mà sulfamid gây tác dụng phụ: A. B. C. D. Da E. Não 4. Kể tên 2 thuốc nếu dùng chung với sulfamid tác dụng của chúng sẽ tăng: A. Methotrexat B. C. 5. Kể tên 2 sulfamid phối hợp với trimethoprim cho tác dụng hiêïp lực Chọn câu trả lời đúng nhất các câu hỏi từ 6 đến 10 6. Sulfamid là danh từ chung để gọi các dẫn xuất amid của: A. Acid salicylic B. Acid sulfanilic C. Acid acetic D. Acid benzoic 108
  11. E. Acid mefenamic 7. Sản phẩm chuyển hóa của sulfamid ở gan là: A. Dẫn chất acetyl hóa B. Dẫn chất sulfonic hóa C. Dẫn chất glucoronic hóa D. Dẫn chất decarboxyl hóa E. Một dẫn chất khác 8. Uống kèm NaHCO3 để giảm độc tính của sulfamid ở: A. Tiết niệu B. Tiêu hóa C. Máu D. Da E. Gan 9. Sulfamid làm giảm hoạt tính thuốc nào sau đây: A. Trimethoprim B. Cocain C. Ethylclorid D. Procain E. Benzocain 10. Tỷ lệ phối hợp giữa sulfamethoxazol và trimethoprim trong chế phẩm Bactrim® là: A. 1/5 B. 5/1 C. 1/4 D. 4/1 E. 1/1 Trả lời đúng, sai các câu hỏi từ 11 đến 15 (Chọn A đúng, B sai) 11. Phối hợp sulfamethoxazol và trimethoprim cho hiệp lực bổ sung 12. Sulfacetamid đặc trị đau mắt hột 13. Sulfaguanidin hiệu lực cao trong nhiễm trùng đường tiểu 14. Sulfamid cạnh tranh P.A.B.A trong sự tổng hợp acid folic của vi khuẩn 15. Cần bổ sung acid folic khi dùng sulfamid
  12. BÀI 10 THUỐC CHỐNG LAO – PHONG MỤC TIÊU HỌC TẬP Sau khi học xong, học sinh phải hiểu và trình bày được :  Sơ lược bệnh, phân loại thuốc, phác đồ trị liệu và nguyên tắc sử dụng thuốc chống lao - phong.  Tính chất, tác dụng, cơ chế, dược động học, tác dụng phụ, chỉ định, chống chỉ định, cách dùng - liều dùng và bảo quản các thuốc chống lao - phong điển hình. NỘI DUNG A. THUỐC CHỐNG LAO 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. SƠ LƯỢC VỀ BỆNH LAO 1.1.1. Nguyên nhân Lao là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Mycobacterium tuberculosis - BK gây ra, năm 1882 Robert Koch đã tìm ra được trực khuẩn này nên còn gọi là Trực khuẩn Koch (Bacille de Koch). Tất cả các cơ quan trong cơ thể đều có thể nhiễm lao, nhưng lao phổi chiếm tỷ lệ cao nhất 50 - 70% so với các thể lao khác như lao da, lao màng não, lao xương, lao thận… 1.1.2. Dịch tễ học Theo số liệu WHO (1993) trên thế giới có khoảng 20 triệu người nhiễm lao, mỗi năm có thêm 8 - 10 triệu bệnh nhân mới, trong đó khoảng 3 triệu người tử vong. Ở Việt nam có khoảng 120.000 người nhiễm lao mỗi năm. Điều trị bệnh lao khó hơn các bệnh nhiễm khuẩn khác vì trực khuẩn lao có cấu trúc sinh hóa đa dạng, đặc biệt do có cấu tạo màng phospho lipid làm cho nhiều loại thuốc khó thấm qua. Ngày xưa bệnh lao được xếp vào 1 trong tứ chứng nan y. Ngày nay nhờ những tiến bộ của y học đặc biệt là hóa trị liệu mà bệnh lao đã được khống chế. 1908 - 1920 Calmette và Guerin đã tìm được vaccin BCG mở ra khả năng phòng bệnh 110
  13. lao. Từ 1950 trở lại đây nhiều thuốc chống lao tốt đã ra đời giúp cho công tác điều trị lao trở nên dễ dàng hơn. Bệnh lao không còn là bệnh nan y nữa. 1.1.3. Phòng chống lao Tiêm vaccin BCG cho tất cả trẻ sơ sinh và tiêm nhắc lại cho người lớn làm việc ở khu vực có nguy cơ nhiễm lao. Phát hiện bệnh sớm khi thấy ho, sốt kéo dài trên 10 ngày. Điều trị kịp thời nếu đã mắc bệnh. 1.2. THUỐC CHỐNG LAO Thuốc chống lao được phân làm 2 nhóm  Thuốc nhóm 1 Hoạt tính trị liệu cao, độc tính thấp: isoniazid, rifampicin, ethambutol, pyrazinamid dùng lúc khởi đầu điều trị và streptomycin là thuốc thay thế. Các thuốc này hiệu quả hầu hết bệnh nhân lao. Thường phối hợp 2 hay 3 thuốc trong nhóm 1. Sự phối hợp giữa rifampicin và isoniazid cho hiệu quả nhất.  Thuốc nhóm 2 Acid aminosalicylic, capreomycin, cycloserin, ethionamid, kanamycin, amikacin, ofloxacin, ciprofloxacin. Khi vi khuẩn đề kháng hoặc bệnh nhân không dung nạp với các thuốc trong nhóm 1 thì dùng thuốc nhóm 2. 1.3. PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ Các phát đồ điều trị lao gồm 2 giai đoạn : giai đoạn tấn công và giai đoạn duy trì.  Phác đồ cổ điển: 9 tháng . o 3 tháng đầu : ethambutol – rifampicin – isoniazid. o 6 tháng kế : rifampicin – isoniazid.  Phác đồ rút ngắn 1q: 6 tháng o 2 tháng đầu : rifampicin – isoniazid - pyrazinamid. o 4 tháng kế : rifampicin – isoniazid – ethambutol.  Liều lượng o Isoniazid : 5mg/kg/ngày. o Rifampicin : 10mg/kg/ngày. o Ethambutol : 20mg/kg/ngày. o Pyrazinamid : 30mg/kg/ngày.
  14. 1.4. NGUYÊN TẮC SỬ DỤNG  Chọn thuốc thích hợp cho từng giai đoạn bệnh, từng người bệnh.  Phải phối hợp thuốc theo phác đồ nhằm 3 mục đích: hiệp đồng tác dụng, giảm liều lượng của từng thuốc dẫn đến giảm độc tính, hạn chế vi khuẩn kháng thuốc.  Dùng đúng thuốc, đúng liều lượng, đúng thời gian điều trị.  Uống thuốc 1 lần trong ngày, lúc bụng đói.  Theo dõi tác dụng phụ của thuốc để xử trí kịp thời. 2. THUỐC CHỐNG LAO ĐIỂN HÌNH 2.1. ISONIAZID ( Isonicotinoyl hydrazid – INH ) Rimifon, Tubazid. 2.1.1. Tính chất Bột kết tinh trắng hơi có ánh vàng, không mùi, vị ngọt đắng, tan trong nước, khó tan trong ethanol, ether, cloroform. 2.1.2. Tác dụng Diệt hầu hết mycobacterrium ở nồng độ > 0,2 µg/ml, tỷ lệ kháng thuốc thấp (1/106 ), không kháng chéo thuốc chống lao khác. 2.1.3. Cơ chế tác dụng Là chất kìm khuẩn đối với vi khuẩn ở dạng nghỉ và là chất diệt khuẩn với vi khuẩn đang phân chia nhanh. Ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn do ức chế tổng hợp acid mycolic. 2.1.4. Dược động học Hấp thu : tốt qua đường uống hoặc tiêm bắp. Phân bố : khắp cơ thể kể cả hệ thần kinh trung ương. Chuyển hóa : ở gan bằng phản ứng acetyl hóa. Thải trừ : gan, thận một phần nhỏ qua sữa. 2.1.5. Tác dụng phụ  Dị ứng: sốt, ban đỏ, ngứa (hiếm). 112
  15.  Thần kinh: viêm thần kinh ngoại biên, mất ngủ, bồn chồn tâm thần (dùng thêm pyridoxin 50mg/ ngày sẽ tránh được tai biến này).  Gan: vàng da, viêm gan, hoại tử gan. Độc tính này tăng theo tuổi, nghiện rượu, dùng cùng lúc rifampicin, thiểu năng gan. 2.1.6. Chỉ định Phối hợp các thuốc chống lao khác để điều trị các thể lao. 2.1.7. Chống chỉ định Suy gan, động kinh, giang mai thần kinh, rối loạn tâm lý. 2.1.8. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng o Viên nén 50mg, 100mg, 150mg. o Ống tiêm 100mg/1ml.  Cách dùng – liều dùng o Uống hoặc tiêm bắp  Ngưòi lớn : 5mg/kg/ngày tổng liều ≤ 300mg/ngày.  Trẻ em : 6 – 10mg/kg/ngày. 2.1.9. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.2. RIFAMPICIN Rimactan, Rifam, Tobucin. 2.2.1. Nguồn gốc Phân lập từ Streptomyces mediterranei. 2.2.2. Tính chất Bột kết tinh màu vàng cam hoặc đỏ nâu, ít tan trong nước, dễ tan trong cloroform, methanol. Không bền khi gặp ẩm, dạng dung dịch càng dễ biến đổi nhất là khi gặp nhiệt độ cao và pH kiềm. 2.2.3. Tác dụng Kháng lao mạnh nồng độ ức chế vi khuẩn lao là 1µg/ml. Tỷ lệ kháng thuốc thấp (1/107 – 1/108), không đề kháng chéo với các thuốc chống lao khác.
  16. 2.2.4. Cơ chế tác động Ức chế tổng hợp ARN của vi khuẩn do gắn vào ARN polymerase của vi khuẩn. 2.2.5. Dược động học Hấp thu : tốt qua đường uống. Phân bố : khắp cơ thể kể cả dịch não tủy. Chuyển hóa : ở gan dạng acetyl hóa, có chu kỳ gan ruột. Thải trừ : 60 – 65% qua phân, 30% qua nước tiểu. 2.2.6. Tác dụng phụ  Dị ứng (khoảng 4%): ban đỏ, sốt, buồn nôn, nôn mửa.  Gan: độc gan (đặc biệt ở người bệnh gan, nghiện rượu, dùng chung pyrazinamid).  Nhuộm đỏ nước tiểu, phân, nước bọt, nước mắt, mồ hôi. 2.2.7. Chỉ định  Các thể phong, lao.  Nhiễm khuẩn nặng do các chủng gram (+) như tụ cầu, liên cầu hoặc gram (-) như màng não cầu khuẩn, trực khuẩn mủ xanh. 2.2.8. Tương tác  Rifampicin làm giảm tác động của một số thuốc dùng chung : digitoxin, quinidin, corticoid, warfarin, thuốc tránh thai uống, theophylin, barbiturat, ketoconazol, thuốc chống đông.  Uống phối hợp rifampicin và INH làm tăng độc tính trên gan. 2.2.9. Chống chỉ định Suy gan thận. Phụ nữ có thai. 2.2.10. Cách dùng – Liều dùng Dạng dùng  Viên bao hoặc viên nang 150mg, 300mg.  Lọ bột pha tiêm 300mg/lọ, 500mg/lọ. Cách dùng – liều dùng 114
  17.  Uống một lần trước bữa ăn. o Người lớn : 10mg/kg/ngày. o Trẻ em: 10 – 20mg/kg/ngày.  Tiêm bắp: 1g/ lần. 2.2.11. Bảo quản Độc bảng B, tránh ánh sáng. 2.3. STREPTOMYCIN Strepsulfat, Streptolin 2.3.1. Nguồn gốc Phân lập từ môi trường nuôi cấy Streptomyces griseus và Streptomyces waksman vào năm 1943, dùng dạng muối sulfat. 2.3.2. Tính chất Bột xốp trắng, vị đắng, dễ hút ẩm, dễ tan trong nước, không tan trong ethanol, bền trong môi trường acid nhẹ, bị phân hủy khi gặp kiềm, acid mạnh hoặc khi đun nóng. 2.3.3. Tác dụng Là kháng sinh phổ rộng, có tác dụng với nhiều vi khuẩn gram (+) và gram (-), đặc hiệu với trực khuẩn lao ở nồng độ 1 – 10 µg/ml, tỷ lệ kháng thuốc 1/105. 2.3.4. Cơ chế tác dụng Ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. 2.3.5. Dược động học  Hấp thu: không hấp thu qua đường uống nên chỉ tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch chậm.  Phân bố: o Kém vào mô, dịch đường hô hấp. o Tập trung với nồng độ cao ở thận và tai trong. o Phản ứng viêm làm tăng sự phân tán thuốc vào màng bụng, màng tim.  Thải trừ : thận. 2.3.6. Tác dụng phụ
  18.  Trên tai: rối loạn tai (giảm thính lực) và rối loạn tiền đình (chóng mặt, mất điều hòa và thăng bằng), tác dụng này không hồi phục khi ngừng thuốc.  Trên thận: liều cao và kéo dài ảnh hưởng đến chức năng tế bào tiểu quản thận và sự lọc của cầu thận, tác dụng này hồi phục nếu ngưng hoặc giảm liều. 2.3.7. Chỉ định Điều trị các thể lao, dịch hạch. 2.3.8. Chống chỉ định Mẫn cảm. Tổn thương chức năng thận. Phụ nữ có thai. Nhược cơ. 2.3.9. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : lọ tiêm bột 1g/lọ.  Cách dùng – liều dùng : tiêm bắp 20 – 30mg/kg/ngày. 2.3.10. Bảo quản Độc B – tránh ánh sáng. 2.4. ETHAMBUTOL Myabutol, Dexabutol 2.4.1. Tính chất Bột kết tinh trắng, không mùi, vị đắng tan trong nước, ethanol, bền vững với ánh sáng và nhiệt nhưng dễ hút ẩm. 2.4.2. Tác dụng Có hoạt tính trên các dòng M. tuberculosis, M. kansassii, M. avium ở nồng độ 1 - 5 µg/ml. Ethambutol ức chế hầu hết trực khuẩn lao kháng INH và streptomycin. Đề kháng phát triển nhanh 1/10 3. 2.4.3. Cơ chế tác dụng Ức chế tổng hợp arabinogalactan là thành phần của thành vi khuẩn lao. 2.4.4. Dược động học Hấp thu : tốt qua đường tiêu hóa. 116
  19. Phân bố : tốt các mô trong cơ thể. Thải trừ : thận dạng không chuyển hóa. 2.4.5. Tác dụng phụ  Viêm dây thần kinh thị giác với triệu chứng sớm nhất: giảm thị lực, loạn sắc, thường xảy ra ở liều 25mg/kg/ngày.  Dị ứng ( hiếm ): nổi mụn, đau đầu, chóng mặt.  Tác dụng phụ khác: rối loạn tiêu hóa ( đau bụng, buồn nôn ), viêm thần kinh ngoại biên (hiếm). 2.4.6. Chỉ định Điều trị các thể lao, nhất là khi vi khuẩn kháng INH và streptomycin. 2.4.7. Chống chỉ định  Viêm dây thần kinh thị giác  Bệnh nặng ở mắt  Phụ nữ có thai  Trẻ < 5 tuổi (vì khó phát hiện tác dụng phụ ở mắt). 2.4.8. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : viên 100mg, 400mg.  Cách dùng – liều dùng Uống 1 lần lúc đói. o Người lớn : 20mg/kg/ngày. o Trẻ em : 10mg/kg/ngày. 2.4.9. Bảo quản Nơi mát, tránh ánh sáng. 2.5. PYRAZINAMID PZA, Aldinamid, Pirilen. 2.5.1. Tính chất Bột kết tinh trắng, không mùi, tan trong nước, cloroform, ít tan trong cồn, ether.
  20. 2.5.2. Tác dụng Ức chế sự phát triển của trực khuẩn lao ở nồng độ 15g/ml, dễ bị vi khuẩn đề kháng nhưng không kháng chéo với các thuốc trị lao khác. 2.5.3. Cơ chế tác dụng Cơ chế tác động của pyrazinamid (PZA) hiện nay chưa biết chính xác, chỉ được đề nghị như sau: vi khuẩn lao nhạy cảm giải phóng pyrazinamidase, enzym này biến PZA thànhh acid pyrazinoic (POA). POA có thể đóng vai trò trong tác dụng sinh học. Trên invitro đã thấy POA làm giảm pH xuống dưới pH cần thiết cho sự phát triển của vi khuẩn lao. PZA hiệu quả nhất với vi khuẩn lao trong thực bào. 2.5.4. Dược động học Hấp thu : tốt qua đường uống. Phân bố : tốt qua các mô kể cả dịch não tủy. Thải trừ : thận dạng chuyển hóa. 2.5.5. Tác dụng phụ  Gan: gây độc gan (1 - 5%) ở liều 3g/ngày.  Tăng acid uric huyết : do chất chuyển hóa ức chế đào thải acid uric vào nước tiểu dẫn đến đau khớp.  Dị ứng : buồn nôn, ói mửa, sốt do thuốc. 2.5.6. Chỉ định Điều trị các thể lao. 2.5.7. Chống chỉ định Thiểu năng gan – thận Tăng acid uric huyết Dị ứng Phụ nữ có thai. 2.5.8. Cách dùng – Liều dùng  Dạng dùng : viên nén 100mg, 500mg.  Cách dùng – liều dùng Uống 1 lần . o Người lớn : 30mg/kg/ngày. 118
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2