intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:177

31
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân phần 1 được biên soạn gồm các nội dung chính sau: đối tượng, phương pháp nghiên cứu, lịch sử hình thành và phát triển lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; sự hình thành và phát triển của giai cấp công nhân. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân: Phần 1

  1. 1 I Ia tu y ê n tru y ề n L j 11111] j j Hi HOI KHOA HOC ■ a I m £ f l^ Ati l (Chu biên) NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ Quốc GIA
  2. GIAO TRINH HỌC THUVET S0M ỆN H IICH SÚ CUA GIAI CAP CỐNG NHÃN
  3. Bién mục trẽn xuát bán phảm cua Thư viện Quốc gia Việt Nam Giáo trình học thuyèt sứ mệnh lịch sứ cua giai cáp công nhân / Bùi Thị Kim Hậu (ch.b.). Nguyền Tho Khang. Nghiêm Sỹ Liêm. Đỏ Còng Tuân. - H. : Chính trị Quỏc gia. 2014. - 26()tr. : 2 lem Thư mục: ư. 253-256 1. Giai cấp công nhản 2. Vai trò 3. Nhiệm vụ 4. Việt Nam 5. Giáo trình 305.56209597 - dc23 C ĩH O I38p-C IP 32(075) Mã*sô: ““TT T— ------ CTQG - 2014
  4. HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÁ TUYÊN TRUYỂN KHOA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC TS. BÙI THỊ KIM HẬU (Chủ biên) GIÁO TRÌNH H CTHUYÍT Ọ ■ su MỆNH1ICHSử COAgiai CấP CÕ GN A N HN ị DẠ! HỤC THÁI N G U Y Ề N ItRUXG ÌẰ MHỌC i.iỆU . NHÀ XUẮT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT Hà Nội - 2014
  5. TẬP THỂ TÁC GIẢ TS. Bùi Thị Kim H ậu (Chủ biên) PGS. TS. Nguyễn Thọ Khang TS. Nghiêm Sỹ Liêm PGS. TS. Đỗ Công Tuấn 4
  6. LỜI NHÀ XUẤT BẢN Phát hiện ra sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là một trong ba phát kiến vĩ đại của C.Mác và PhĂngghen. Quá trình phát hiện và xây dựng Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhản đã đưa đến bước ngoặt căn bản trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng trở thành khoa học. Việc giáo dục và tuyên truyền Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã thúc đẩy phong trào đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và của các tầng lớp nhân dân lao động khác ngày càng phát triển. Từ sau thắng lợi của Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga đến nay, Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân được truyền bá và vận dụng ở nhiều châu lục trên th ế giới. Tại Việt Nam, khi gặp chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quổc đã tập trung tuyên truyền, giáo dục lý luận cách mạng và đặc biệt nhấn mạnh đến sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân Việt Nam trong điều k iện tiến trình cách inạng V iệt N am , thực h iện tư sản dân quyền cách mạng, thổ địa cách mạng và tiến lên chủ nghĩa cộng sản. Nhò đó, thông qua sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam - đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam - cách mạng nước ta giành được những thắng lợi ngày càng to 5
  7. lớn trong Cách mạng Tháng Tám nảm 1945; trong kháng chiến chống thực dân Pháp; trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và kháng chiến chống đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam, thông nhất đất nưốc; trong giai đoạn đầu cả nước thông nhất đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội và trong giai đoạn đổi mới (từ năm 1986 đến nay). Trong giai đoạn hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nói chung và Học thuyết sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói riêng cho toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Trong các chương trình bồi dưỡng, đào tạo trình độ lý luận chính trị ở các trình độ đều có nội dung về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đây cũng là vấn để được nhiều người quan tâm trong tình hình hiện nay. Nhằm đáp ứng yêu cầu vể tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học của Học viện Báo chí và Tuyên truyền ở bậc cử nhân và sau đại học, và bạn đọc quan tâm đến vấn để sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự th ật xuất bản cuốn sách Giáo trin h Học th u y ế t s ứ m ệ n h lịch s ử của giai cấp công n h ả n do TS. Bùi Thị Kim Hậu chủ biên. Nội dung cuốn sách dề cập đến sự hình thành, phát triển của của giai cấp công nhân; địa vị kinh tê - xã hội và nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; quy luật ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò của Đảng đối với quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân; 6
  8. liên minh giai cấp của giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhản. Nghiên cứu sứ mệnh lịch sủ của giai cấp công nhân là một vấn để lớn và rộng, nên trong quá trình biên soạn, các tác giả đã rấ t cô" gắng nhưng không tránh khỏi còn thiếu sót. Chúng tôi rấ t mong nhận được sự góp ý của bạn đọc để cuốn sách được hoàn thiện hơn nữa trong lần xuất bản sau. Xin giới thiệu cuốn sách với bạn đọc. Tháng 9 năm 2014 NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - s ự THẬT 7
  9. C hương I ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u , LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIẺN LÝ LUẬN VỀ SỨ MỆNH LỊCH s ử CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN c ứ u LÝ LUẬN VỂ S ứ MỆNH LỊCH s ử CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1. K h á c h t h ể n g h iê n c ứ u , đ ố i tượng n g h iê n cứ u v à đ ố i tượng k h ả o s á t c ủ a lý lu ậ n về sứ m ệ n h lịc h sử c ủ a g ia i c ấ p c ô n g n h â n 1.1. K h á c h t h ể n g h iê n cứ u Chủ nghĩa xã hội khoa học là lý luận vê sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng nhân loại của giai cấp công nhân và vì vậy nó lấy phone trào đấu tran h cách mạng của giai câp công nhân trên mọi lĩnh vực của đời sông xã hội làm khách th ể nghiên cứu của mình. Phong trào đấu tra n h cách m ạng của giai cấp công nhân là hiện thực chính trị - xã hội sinh động và luôn luôn phát triển. Nó 9
  10. vừa là cơ sở khách quan cho sự ra đời, vừa đòi hỏi sự phát triển và vừa là tiêu chuẩn để kiểm nghiệm tính chân lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Nếu chủ nghĩa xã hội khoa học là khoa học có khách thể nghiên cứu là quá trình chuyển biến của nhân loại từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, thì lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân - với tính cách là một bộ môn cấu thành, cốt lõi của chủ nghĩa xã hội khoa học, có khách thể nghiên cứu là quá trình ra đời, phát triển của giai cấp công nhân cùng toàn bộ cuộc đấu tranh chính trị của giai cấp ấy nhằm thực hiện những nhiệm vụ lịch sủ khách quan do chính các điều kiện của sản xuất, của kinh t ế mà trong đó và trên đó giai cấp công nhân ra đời, không ngừng lớn mạnh... Quá trình ra đời, phát triển của giai cấp công nhân cùng toàn bộ cuộc đấu tran h chính trị của giai cấp ấy được khỏi đầu từ cuộc cách mạng công nghiệp - cuộc cách mạng đã sản sinh ra giai cấp tư sản và sản sinh ra các điểu kiện, tiền để cho sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, của chế độ tư bản chủ nghĩa. Quá trình đó chính là khách thể nghiên cứu của lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Từ việc nghiên cứu một cách khoa học đôi với quá trình đó mà những khái niệm, những phạm trù, nhữ ng quy lu ậ t khua học về sứ m ệnh lịch aử củ a giai cấp công nhân từng bưốc được hình thành, phát triển, bổ sung, hoàn thiện và được kiểm nghiệm nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của chính quá trình ra đời, phát triển và thực hiện những nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân. 10
  11. Sự ra đòi, p hát triển, bảo vệ và vận dụng lý luận vê sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đã chứng m inh rằng, việc xác định không đúng khách thể nghiên cứu hoặc xa rời nó đều làm cho lý luận vê sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trở nên máy móc, siêu hình, thiếu sức sống và thậm chí làm cho quá trìn h đấu tra n h cách m ạng của giai cấp công nhân lâm vào bê tắc hoặc th ấ t bại. 1.2. Đ ô i tư ợ n g n g h iê n cứ u Chủ nghĩa Mác-Lênin là một học thuyết khoa học, cách mạng và tiến bộ bao gồm ba bộ phận cấu thành: Triết học M ác-Lênin, Kinh tê chính trị học Mác-Lênin và Chủ nghĩa xã hội khoa học. Sự thống nhất, cân đối, hoàn chinh của học thuyết này nhằm luận chứng toàn diện cho quá trình chuyển biến cách mạng từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, phục vụ sự nghiệp đấu tran h cách m ạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Chủ nghĩa xã hội khoa học vối tư cách là một trong ba bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác-Lênin nên nó có tính độc lập tương đốì và có đôi tượng nghiên cứu riêng. Là một lý luận nền tảng và là h ạ t nhân của chủ nghĩa xã hội khoa học, lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân tập trung nghiên cứu các quy lu ậ t và tính quy luật của quá trình ra dời, p hát triển vá lliực hiện những nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách m ạng nhằm đạt được m ục tiêu giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội trong phạm vi quốc gia và quốc tế. 11
  12. Toàn bộ kết quả của sự nghiên cứu ấy được thê hiện, biểu hiện bằng một hệ thông các tri thức khoa học, bao gồm các khái niệm, các phạm trù, hệ thông các nguyên lý, lý luận và luận điểm khoa học. Hệ thông các khái niệm, các phạm trù, hệ thống các nguyên lý, lý luận và luận điểm khoa học này, một m ặt là những tri thức công cụ, định hưống và chỉ đạo cho hoạt động thực tiễn cách mạng của giai cấp công nhân do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đến lượt nó, hệ thống các khái niệm, các phạm trù, hệ thống các nguyên lý, lý luận và luận điểm khoa học này lại không ngừng được bổ sung, phát triển nhò các hoạt động nghiên cứu phát hiện, nhận thức và giải quyết các vấn để chính trị thực tiễn đặt ra từ chính hoạt động chính trị thực tiễn đấu tra n h cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động... 1.3. Giới h ạ n v ề đ ố i tư ợ n g k h ả o s á t Để có thể nhận thức đúng, ngày càng đầy đủ đối tượng nghiên cứu trên, bộ môn lý luận vê sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân đòi hỏi phải tiến hành khảo sát theo hai chiểu cụ thể: thứ nhất, khảo sát quá trìn h thực hiện các nhiệm vụ cách m ạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong tương quan vối cuộc đấu tran h ch u n g củ a lo à i n g u ò i tiế n bộ vì h òa b ìn h , d ân chủ, công bằng và bình đẳng xã hội; th ứ hai, khảo sát quá trìn h thực hiện các nhiệm vụ cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động trong mỗi quôc gia, dân tộc... trong lựa chọn con đường, phương thức cách mạng xã hội 12
  13. chủ nghĩa, xây dựng chủ nghĩa xã hội phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện lịch sử - cụ thể của quôc gia, dân tộc mình. Cả hai chiểu quan s á t này lại được đặt trong môl quan hệ biện chứng, hữu cơ bổ sung cho nhau và quy định lẫn nhau trong tiến trìn h chung thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. 1.4. H ệ th ố n g k h á i n iệ m , p h ạ m tr ù của lý lu ậ n v ề s ứ m ệ n h lịc h s ử của g ia i c ấ p c ô n g n h â n Lý luận vể sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân bao gồm một hệ thông khái niệm, phạm trù chính trị - xã hội như: giai cấp công nhân, sứ m ệnh lịch sử của giai cấp công nhân, Đ ảng Cộng sản, liên m inh giai cấp của giai cấp công nhân... Trong các khái niệm đó, khái niệm sứ m ệnh lịch sử của giai cấp công nhân là khái niệm bao quát và rộng lớn nhất, do đó nó là phạm trù cơ bản và xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học. Cùng với các khái niệm, phạm trù chính trị - xã hội cơ bản, lý luận vể sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân còn nghiên cứu hệ thống các quy lu ật chính trị - xã hội vể quá trình ra đời, phát triển và thực hiện những nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân trong đấu tra n h cách mạng: quy luật ra đời và phát triển của giai cấp công nhân; quy luật vô' con dường, phương thức thực hiện nứ m ệnh lịch sử của giai cấp công nhân; quy lu ậ t ra đời, phát triển của Đảng Cộng sản và vai trò quyết định của Đảng Cộng sẩn đôi với việc thực hiện sứ m ệnh lịch sử của giai cấp công nhân; quy luật liên m inh của giai cấp công nhân trong cách m ạng xã 13
  14. hội chủ nghĩa - lực lượng xã hội cơ bản, là nòng cốt của khối đoàn k ết nhân dân trong thực hiện sứ m ệnh lịch sủ thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản... 2. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứ u 2.1. Cơ s ở lý lu ậ n và p h ư ơ n g p h á p lu ậ n Một trong số các nguyên nhân và là nguyên nhân chủ yếu để C.Mác và Ph.Ảngghen phát triển sáng tạo đối với chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán đầu thê kỷ XIX, sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung, trong đó có lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân nói riêng là do các ông đã vận dụng triệt để phương pháp luận khoa học - chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, - phương pháp luận do chính các ông phát hiện ra và xây dựng. Nếu cơ sỏ lý luận, phương pháp luận của chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung là chủ nghĩa duy vật lịch sử và kinh tế chính trị học mácxít thì phương pháp luận cơ bản, trực tiếp của lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, với tư cách là lý luận trung tâm và xuất phát của chủ nghĩa xã hội khoa học là lý luận hình thái kinh tê - xã hội củ a ch ủ n g h ĩa duy v ậ t lịch sử và lý lu ận giá trị th ặn g dư của kinh tê chính trị học mácxít. Lý luận vể hình thái kinh tê - xã hội của chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chứng minh rằng: mỗi thòi đại cách mạng xã hội có một giai cấp tiên phong có sứ mệnh lịch sử 14
  15. thủ tiêu một hình thái kinh tê - xã hội cũ lạc hậu xây dựng một hình thái kinh tế - xã hội mới tiến bộ, phù hợp quy lu ật khách quan của lịch sử và phù hợp với lợi ích chính trị căn bản của giai cấp tiên phong ấy. Sứ mệnh lịch sử ấy, đến lượt nó lại do địa vị kinh tê - xã hội, địa vị chính trị - xã hội của giai cấp đó quy định và quyết định. Lý luận vê giá trị th ặn g dư của kinh tê chính trị học mácxít đã chứng minh một cách khoa học, chính xác địa vị kinh tê - xã hội của giai cấp công nhân - giai cấp cơ bản mà sức lao động của nó kết hợp vối tư liệu sản xuất đã sản sinh ra giá trị thặng dư, nguồn gốc chủ yếu cho sự giàu có trong xã hội hiện đại. Nhờ hai phát minh vĩ đại này mà C.Mác và Ph.Ảngghen đã phát hiện ra giai cấp công nhân là giai cấp có sứ m ệnh lịch sử thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn thê giới. 2.2. P h ư ơ n g p h á p n g h iê n cứ u đ ặ c th ù Trên cơ sở phương pháp luận khoa học đã nêu trên, C.Mác và Ph.Ảngghen đã sáng tạo những phương pháp nghiên cứu cụ thể và vận dụng có hiệu quả trong quá trìn h xây dựng, bổ sung, hoàn thiện lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học nói chung và lý luận vê sứ mệnh lịch sử của giai cấp côn g n h â n n ói ricng. Một trong những nét đặc th ù mà các phương pháp nghiên cứu cụ th ể của lý luận vê sứ m ệnh lịch sử của giai cấp công nhân là, C.Mác và Ph.Ả ngghen đã sử dụng tổng hợp những tri thức của triế t học và kinh tê chính 15
  16. trị để nghiên cứu quá trình ra đời, p h á t triển và thực hiện nhữ ng nhiệm vụ lịch sử của giai cấp công nhân trong đấu tranh cách mạng. Đồng thời, các ông cũng đã vận dụng th à n h công phương pháp giả định và dự báo khoa học về quá trìn h thực hiện sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong tương lai gần và tương lai xa nhằm tạo ra những căn cứ khoa học có th ể th am khảo cho việc nghiên cứu, vận dụng và p hát triển của các th ế hệ sau đó. Để làm nổi bật bản chất sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ảngghen thường xuyên tiến hành so sánh chính trị - xã hội giữa sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân với sứ mệnh lịch sử của giai cấp tư sản. Từ đó, các ông phát hiện ra tính cách mạng triệt để của sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Đối với Việt Nam, trong quá trình học tập và nghiên cứu lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, cần liên hệ chặt chẽ lý luận Mác - Lênin với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, vối thực tiễn sinh động của phong trào công nhân Việt Nam và phong trào công nhân quổic tế trong mỗi giai đoạn cách mạng. Ngoài phương pháp luận và những phương pháp nghiên cứu cụ thể nêu trên, việc nghiên cứu lý luận vê sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân cần phải vận dụng một cách sáng tạo các phương pháp nghiên cứu và kết quả nghiên cứu của các khoa học hiện đại khác. 16
  17. II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN HỌC THUYẾT SỨ MỆNH LỊCH s ử CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN 1. C.M ác và P h .Ă n g g h e n xây d ự n g h ọ c th u y ế t sứ m ệ n h lịc h sử c ủ a g ia i c ấ p cô n g n h â n 1.1. G iai đoạn từ đẩ u n h ữ n g n ả m 40 của th ê k ỷ X IX đ ế n ‘‘T u y ê n n g ô n của Đ ả n g C ộng s ả n ” (nám 1848) Lý luận về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong giai đoạn này được C.Mác và Ph.Ảngghen xây dựng trong một số tác phẩm như: Góp phẩn phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu; Bản thảo kinh tê - triết học; Gia đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán. Chông Brunô và đồng bọn; Tình cảnh của giai cấp lao động ở Anh; Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản... Có thể coi Góp phẩn phê phán triết học pháp quyền của Hêghen. Lời nói đầu là kết tinh sáng chói những thành tựu tư tưởng trong thời kỳ công bô’ Niên giám Pháp - Đức, thời kỳ đánh dấu sự hoàn th àn h vê cơ bản sự chuyển biến của C.Mác và Ph.Ảngghen từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trướng rộng sản chủ nghĩa Trong tác phẩm này, C.Mác dựa trên những kết quả phê phán của mình đối vối triế t học pháp quyển của Hêghen, lần đầu tiên đưa ra kết luận về vai trò lịch sử toàn th ế giới của giai cấp vô sản là lật đổ chủ nghĩa tư bản, 17
  18. thực hiện sự nghiệp giải phóng con người và loài người. C.Mác đã chỉ rõ: “Khi tuyên bố sự giải th ể của trật tự thê giới hiện hành, giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là vạch ra điềú bí m ật của tự tồn tại của chính nó, vì nó chính là sự tan rã thực t ế củ a trậ t tự th ế giới ấy. Khi đòi hỏi phủ định sở hữu tư nhẫn, giai cấp vô sản chỉ làm cái việc là đề lên th ành nguyên tắc của xả hội, cái mà xã hội đã để lên thành nguyên tắc của giai cấp vô sản, cái đã được thể hiện ở nó, tức là ở giai cấp vô sản, nhưng không có sự góp sức của nó với tính cách là kết quả tiêu cực của xã hội”1. Cũng trong tác phẩm này, C.Mác cũng đã chỉ ra những điểu kiện mà nhờ đó nó có thể thủ tiêu chế độ nô lệ tư bản chủ nghĩa và đặt cơ 8Ở cho những mối quan hệ xã hội mới. Ông nhấn mạnh: “S ự giải phóng người Đức là sự giải phóng con người. Đẩu não của sự giải phóng ấy là triết học, trái tim của nó là giai cấp vô sản”2. Đến tháng Giêng năm 1859, khi nhắc lại tác phẩm này, C.Mác viết: Tác phẩm thứ nhất mà tôi viết để giải quyết những thắc mắc đã ám ảnh tôi là 8ự phân tích một cách có phê phán triết học pháp quyển của Hêghen; lời nói đầu của tác phẩm này đã được đăng năm 1844 trên tò “Deutsch - Franzo - sische Jahrbucher” xuất bản tại Pari. Kết quả của những cuộc nghiên cứu của tôi là: không thể xuất phát từ bản thân những quan hệ pháp luật và những hình thái nhà nước, hay từ cái gọi là 8ự phát triển chung của tinh thần con người để hiểu những 1, 2. C.Mác và Ph.Ảngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t. 1, tr.589, 589-590.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2