Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng)" cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về miễn dịch huyết học, vấn đề đông máu, cầm máu và quá trình tiêu fibrrin. Môn học còn trang bị cho sinh viên có các kiến thức về cách điều chế các chế phẩm của máu, giúp sinh viên thực hiện các kỹ thuật trong xét nghiệm truyền máu. Đồng thời chỉ ra ý nghĩa của công tác quản lý, đảm bảo chất lượng an toàn truyền máu.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: HUYẾT HỌC II NGÀNH: XÉT NGHIỆM Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG XÉT NGHIỆM CHÍNH QUY Ban hành kèm theo Quyết định số: 549 /QĐ-CĐYT-ĐT ngày 09 tháng 08 năm 2021 Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá Năm 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Huyết học II được các giảng viên Bộ môn Xét nghiệm Y học biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Xét nghiệm Y học dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Huyết học II giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về Xét nghiệm các đơn vị trong ngành y tế. Môn học “Huyết học II” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về Huyết học đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hoá, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths.BS. Mai Văn Bảy chủ biên 2. Ths. Mai Thị Hiếu 3. CN. Lường Tú Huy 4. CN. Lê Thị Thường 1
- MỤC LỤC GIÁO TRÌNH ................................................................................................................................ 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................................................ 1 CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC ...................................................................................................... 3 HỆ NHÓM MÁU ABO, RH ........................................................................................................... 4 KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, RH TRÊN ỐNG NGHIỆM ................................ 13 HỆ THỐNG KHÁNG NGUYÊN BẠCH CẦU – TIỂU CẦU ................................................... 22 CÁC CHẾ PHẨM TỪ MÁU ........................................................................................................ 29 SẢN XUẤT HỒNG CẦU MẪU .................................................................................................. 38 SẢN XUẤT HUYẾT THANH MẪU .......................................................................................... 44 TUYỂN CHỌN VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI CHO MÁU ................................................................ 52 QUY CHẾ TRUYỀN MÁU VÀ AN TOÀN TRUYỀN MÁU ................................................... 59 TRUYỀN MÁU TỰ THÂN ......................................................................................................... 65 KỸ THUẬT PHẢN ỨNG CHÉO ................................................................................................ 70 KỸ THUẬT LÀM NGHIỆM PHÁP COOMBS ......................................................................... 77 ĐẠI CƯƠNG VỀ QUÁ TRÌNH CẦM MÁU, ĐÔNG MÁU ..................................................... 86 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỜI GIAN MÁU ĐÔNG MÁU CHẢY VÀ CO CỤC MÁU .. 97 VAI TRÒ CỦA TIỂU CẦU TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔNG MÁU, CẦM MÁU ................... 114 BỆNH XUẤT HUYẾT GIẢM TIỂU CẦU .............................................................................. 120 BỆNH ƯA CHẢY MÁU (HEMOPHILIA) ............................................................................... 127 ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG TRONG CÔNG TÁC XÉT NGHIỆM HUYẾT HỌC TRUYỀN MÁU ............................................................................................................................................ 131 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỜI GIAN HOWELL .............................................................. 136 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỜI GIAN PROTHROMBIN THỜI GIAN THROMBIN .... 144 KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM THỜI GIAN THROMBOPLASTIN TỪNG PHẦN HOẠT HOÁ ...................................................................................................................................................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................... 165 2
- CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: HUYẾT HỌC II Mã môn học: MH 27 Thời gian thực hiện môn học: 75 giờ (Lý thuyết: 28 giờ, Thực hành: 44 giờ. Kiểm tra: 3 giờ) VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Thuộc khối kiến thức chuyên ngành - Tính chất: Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về miễn dịch huyết học, vấn đề đông máu, cầm máu và quá trình tiêu fibrrin. Môn học còn cung cấp cho sinh viên có các kiến thức về cách điều chế các chế phẩm của máu, giúp sinh viên thực hiện các kỹ thuật trong xét nghiệm truyền máu. Đồng thời chỉ ra ý nghĩa của công tác quản lý, đảm bảo chất lượng an toàn truyền máu. - Ý nghĩa và vai trò: Giúp sinh viên nắm vững các kiến thức cơ bản về huyết học tế bào, thao tác thành thạo các kỹ thuật xét nghiệm huyết học cơ bản. MỤC TIÊU MÔN HỌC 1. Kiến thức - Trình bày được các yếu tố tham gia vào quá trình đông cầm máu. - Trình bày được các hệ thống nhóm máu, các vấn đề miễn dịch trong huyết học. - Nêu được nguyên tắc truyền máu và cơ sở khoa học của nó. 2. Kỹ năng - Thực hiện được những kỹ thuật xét nghiệm cơ bản về đông, cầm máu. - Vận dụng được những kiến thức đã học để thực hiện quy trình truyền máu an toàn. - Điều chế được các chế phẩm máu. - Vận dụng được những kiến thức đã học trong học tập các môn y học lâm sàng 3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm Rèn luyện tính tích cực, nhẹ nhàng, cẩn thận khi làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm. NỘI DUNG MÔN HỌC 3
- HỆ NHÓM MÁU ABO, RH GIỚI THIỆU Tính đến năm 2019, Hội Truyền máu Quốc tế đã công nhận 39 hệ nhóm máu. Trong đó ABO và Rh là hai hệ nhóm máu quan trọng nhất trong lĩnh vực truyền máu, cùng với nhau tạo thành 8 nhóm máu cơ bản: A+, A-, B+, B-, O+, O- , AB+, AB-. Nhóm máu được xác định bởi các kháng nguyên và kháng thể trong máu. - Kháng nguyên được hiểu đơn giản là bất kỳ loại phân tử nào mà hệ thống miễn dịch có thể đáp ứng, được tìm thấy trên bề mặt của các tế bào hồng cầu. - Kháng thể là các protein được tìm thấy trong huyết tương. Chúng là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại các tác nhân xâm nhập như vi khuẩn và virus . MỤC TIÊU: * Kiến thức: - Nêu được các kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu ABO, Rh. - Trình bày được ứng dụng của hế thống nhóm máu ABO, Rh. - Nêu được các kháng nguyên, kháng thể nhóm máu Rh và tai biến gặp phải. * Kỹ năng: Vận dụng được kiến thức bài học để giải thích những tai biến gặp phải liên quan đến hệ nhóm máu ABO, Rh. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Chủ động áp dụng các kiến thức về hệ nhóm máu trong kỹ thuật xác định nhóm và thực hiện phản ứng chéo. NỘI DUNG I. HỆ NHÓM MÁU HỆ ABO 1. Đại cương. Năm 1900 Landsteiner là bác sĩ người áo đã phát hiện các nhóm máu A (có kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu), nhóm máu B (có kháng nguyên B trên bề mặt hồng cầu, và nhóm máu O (không có kháng nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu). Trong cơ thể tồn tại kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên mà nó không có: Kháng thể chống lại kháng nguyên A và kháng thể chống lại kháng nguyên B. Các kháng nguyên trong hệ ABO được quy định bởi các alenA, B, O. Trong đó alen A và B là trội so với alen O, 2 alen A và B là đồng trội. 4
- Sự phân bố nhóm máu tỉ lệ ABO khác nhau theo vùng địa lý và dân tộc. Ở Việt Nam ti lệ % nhóm máu hệ ABO như sau: Nhóm máu Kháng nguyên Kháng thể Tỉ lệ % A A 21,2 B B 30,1 AB A và B Không có 6.6 O Không có và 42.1 2. Kháng nguyên hệ ABO. Hệ thống ABO có hai KN và sự có mặt của chúng ở trên màng hồng cầu quyết định tên nhóm máu. Nhưng KN A và KN B cũng có một số thay đổi. 2.1. Nhóm A1 và A2 và A yếu. Người ta thấy có người nhóm máu A nhưng hồng cầu ngưng kết yếu với KT chống A bình thường. Những người này được coi là nhóm A “yếu”. Nhóm A1 và A2: người ta thấy có hai KN A là A1 và A2 ứng với hai alen khác nhau. Như vậy có hai nhóm A là A1 và A2 và hai nhóm AB là A1B và A2B. Hồng cầu A1 bị ngưng kết mạnh với KT chống A của người nhóm B và O, ngoài ra cũng bị ngưng kết với chất chiết xuất từ đậu dolichos biflorus. Hồng cầu A2 phản ứng kém hơn với KT chống A của người nhóm B và nhóm O. Chúng không bị ngưng kết với chất chiết xuất từ đậu dolichos biflorus nhưng lại bị ngưng kết do kháng thể chống H. Người nhóm máu A2 và A2B có thể có kháng thể chống A1 tự nhiên song tỷ lệ thấp (1% với A2 và 25% với A2B) và hiệu giá thấp, nhưng khi nhận máu A1 có thể tạo miễn dịch và gây tai biến nếu truyền tiếp máu A1 lần sau. Các kiểu hình A “yếu”: Bên cạnh A1 và A2 người ta thấy một số người có hồng cầu ngưng kết yếu với KT chống A, đó là những người nhóm A yếu. Hồng cầu những người nhóm A yếu ngưng kết chậm, hay yếu với kháng thể chống A, thường phát hiện được bằng phương pháp cố định và tách kháng thể, có nghĩa là lấy kháng thể chống A trộn với hồng cầu những người này sau đó rửa bỏ phần trên, lấy hồng cầu rồi tách các kháng thể đã cố định trên hang cầu xem có kháng thể chống A không. Nếu có chứng tỏ trên hồng cầu có kháng nguyên A 5
- 1.2. Các kháng nguyên B yếu Một số trường hợp hồng cầu có KN B nhưng khó phát hiện bằng phương pháp định nhóm thông thường do các KN này yếu. đây là những người cod hang cầu nhóm B nhưng có ít vị trí KN trên hồg cầu, thường phát hiện được bằng phương pháp cố định và tách kháng thể. 1.3. Kháng nguyên H và nhóm Bombay - Nhóm O được xác định là không có KN A và B trên bề mặt hồng cầu. Nhưng thực tế có nhiều chất ở động vật và thực vật làm ngưng kết hồng cầu nhóm O, kháng nguyên gây ngưng kết là kháng nguyên H. - Năm 1952, tại Bombay, Bhende phát hiện người có nhóm máu lạ là: hồng cầu không bị ngưng kết với các KT chống A, B, H, trong huyết thanh có KT chống A, B, H, làm ngưng kết hồng cầu tất cả các nhóm kể cả nhóm O. Đến nay, người ta biết rằng kháng nguyên H là chất tiền thân của kháng nguyên A và B. Kháng nguyên H không chỉ có mặt riêng ở nhóm O mà cả ở nhóm A, B, AB nhưng số vị trí kháng nguyên không đều và phụ thuộc vào kiểu hình ABO, nên hệ ABO còn gọi hệ ABH. - Sự có mặt kháng nguyên H là do hệ thống gen Hh - là hệ thống độc lập với ABO, người nhóm Bombay là người có kiểu gen hh. Người nhóm O có gen H nên có kháng nguyên H, nhưng không có gen A, gen B nên không chuyển chất H thành kháng nguyên A, kháng nguyên B được. 1.4. Sự phát triển và biến đổi kháng nguyên A.B.H trong cuộc sống - Phát triển và phân bố + Kháng nguyên A, B, H có mặt ở phôi thai 37 ngày và thể hiện đầy đủ ở 3 tuổi. + Những KN này gặp trong nhiều tổ chức của cơ thể và tự nhiên. Trừ các tế bào thần kinh, xương, võng mạc còn các tế bào khác: tiểu cầu, bạch cầu, biểu bì... tuyến tiêu hoá đều mang KN A, B, H ứng với hồng cầu. - Biến đổi trong cuộc sống: Tính chất kháng nguyên là ổn định. Tuy nhiên người ta thấy kháng nguyên A yếu đi ở những người già. Trong một số trường hợp bệnh lý như một số lơ xê mi cấp, thiếu máu không phục hồi, u lympho thì có hiện tượng hồng cầu A mất tính ngưng kết với kháng thể chống A của người nhóm B và O. Trường hợp bệnh lơ xê mi có 6
- biến động kháng nguyên thì khi lui bệnh kèm phục hồi tính kháng nguyên, khi tái phát kháng nguyên lại biến động. Điều này có thể do đột biến gen chỉ đạo tổng hợp KN ABH ở nguyên hồng cầu. - Những kháng nguyên B thu hoạch được: người ta thấy một số trường hợp có hiện tượng “nhiễm” kháng nguyên B ở bệnh nhân bị ung thư đại tràng, trực tràng, viêm đường ruột, những bệnh nhân này khi mắc bệnh có thể xuất hiện thêm KN B trên hồng cầu. Người ta cho rằng một chủng vi khuẩn E- Coli ở những bệnh nhân này sinh ra men tác động lên kháng nguyên A làm mất gốc N-axetyl và kháng nguyên A này trở nên nhạy cảm với kháng thể chống B. 1.5. Kháng nguyên hoà tan trong nước - Người ta thấy khoảng 80% người có các chất kháng nguyên hoà tan trong nước bọt tương ứng với kháng nguyên hệ ABH trên màng hồng cầu: (kháng nguyên A và H ở người nhóm A; kháng nguyên B và H ở người nhóm B; kháng nguyên A, B và H ở người nhóm AB, kháng nguyên H ở người nhóm O). Các kháng nguyên này bị hút bởi các kháng thể tương ứng. Kháng nguyên hoà tan này còn phát hiện được ở huyết tương, huyết thanh, tinh dịch, nước tiểu và các dịch tiết, đặc biệt là sữa. Người ta chứng minh tế bào niêm mạc tổng hợp và tiết ra các kháng nguyên này. 3. Kháng thể hệ ABO: 3.1. Kháng thể tự nhiên Đặc điểm của hệ nhóm máu ABO là trong huyết thanh có mặt các kháng thể tương ứng với các kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu, cụ thể: Kháng thể chống A ở người nhóm B Kháng thể chống B ở người nhóm A Kháng thể chống A và chống B ở người nhóm O. Kháng thể chống A, chống B, chống H ở người nhóm Bombay. Ngoài ra còn có chống A1 ở người A2 (khoảng 1%) và A2B (khoảng 25%). Đó là các kháng thể tự nhiên tức là khi sinh ra đã có Kháng thể tự nhiên có bản chất IgM không qua được màng rau, thường gây ngưng kết và không làm vỡ hồng cầu nếu hồng cầu được pha loãng, nhiệt độ thích hợp cho hoạt động là 40C, 220C, môi trường nước muối, bị trung hoà khi đun nóng 7
- 700C, bị hút bởi các chất A, B hoà tan. Hiệu giá kháng thể chống A và B ở người nhóm O thường cao hơn hiệu giá chống A ở nhóm người nhóm B hoặc chống B ở người nhóm A. Ngoài huyết thanh ra, kháng thể còn có mặt ở sữa, nước báng, nước bọt, nước mắt. Quá trình xuất hiện và tiến triển: Các kháng thể chống A, chống B là tự nhiên tức là không qua một sự miễn dịch cụ thể nào. Người ta cho rằng trong thiên nhiên có nhiều chất có “tính đặc hiệu” A, B, H (màng hồng cầu, màng vi khuẩn, thức ăn...) và xâm nhập vào cơ thể từ những ngày đầu của bào thai khiến cơ thể tạo kháng thể tương ứng. Kháng thể tự nhiên xuất hiện sau khi sinh và tăng dần hiệu giá, đạt cực đại vào 5-10 tuổi, ổn định và đến tuổi già thì giảm dần. 3.2. Kháng thể miễn dịch - Điều kiện xuất hiện: kháng thể miễn dịch xuất hiện do một sự kích thích miễn dịch: + Miễn dịch đồng loài: xuất hiện do bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con; hồng cầu con mang kháng nguyên mà người mẹ không có, khi chuyển dạ, một ít hồng cầu con sang máu mẹ gây đáp ứng miễn dịch ở mẹ. Cũng có thể do truyền máu sai nhóm ví dụ truyền hồng cầu A, B hay AB cho người nhóm O. Kháng thể miễn dịch xuất hiện 8 - 15 ngày sau truyền. + Miễn dịch khác loài: khá phổ biến, một số chất có kháng nguyên A hay B vào cơ thể không có kháng nguyên sẽ kích thích sinh kháng thể. - Tính chất của kháng thể miễn dịch chống A và chống B + Bản chất là IgG, qua được hàng rào rau thai. + Có thể kết hợp bổ thể và gây tan máu. + Hoạt động tốt ở 370C, không bị huỷ ở 700C, khó bị trung hoà bởi các chất kháng nguyên hoà tan. + Nếu không bị tái tiếp xúc thì miễn dịch sẽ giảm. 4. Ứng dụng trong truyền máu: 4.1. Nguyên tắc truyền máu: 4.1.1. Nguyên tắc chung: Không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Như vậy chúng ta chỉ được phép truyền máu cùng nhóm. 8
- 4.1.2. Nguyên tắc truyền tối đa: Truyền máu cùng nhóm . VD: Nhóm A truyền cho nhóm A. Theo nguyên tắc này ta có thể truyền nhiều, truyền nhanh, thậm chí thay máu. 4.1.3. Nguyên tắc truyền tối thiểu: Khi truyền một lượng máu nhỏ (
- II. HỆ NHÓM MÁU RH 1. Kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu Rh. Năm 1940 Landsteiner và viener tìm thấy trên bề mặt hồng cầu của một số người có một loại KN đặc hiệu gọi là Rh. KN Rh được mã hoá bởi 3 cặp alen Dd, Cc, Ee. Mỗi gen tạo ra một kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu. Tuy nhiên đến nay người ta vẫn chưa phát hiện kháng nguyên d, do đó alen d được xem là alen im lặng (không có kiểu hình, tức không có nhóm máu). Hiện nay người ta chấp nhận chỉ có 2 gen liên kết chặt chẽ với nhau để kiểm soát kháng nguyên Rh. Gen thứ nhất mã hoá kháng nguyên D, gen thứ 2 mã hoá KN CcEe. Trong đó kháng nguyên D là KN có tính miễn dịch mạnh nhất vì vậy dựa trên sự có mặt hay không có mặt của kháng nguyên D người ta phân thành 2 nhóm: D dương hay Rh(+), D âm hay Rh(-). Kháng thể chống Rh+ phát triển chậm, khoảng 2-3 tháng sau khi nhận máu Rh+ mới phản ứng. Khi đã được tạo ra thì tính miễn dịch tồn tại được nhiều năm. Ở Việt Nam tuyệt đại đa số (trên 99,9%) là Rh(+). 2. Tai biến gặp phải. 2.1. Phản ứng do truyền máu. Người có nhóm máu Rh(-) được truyền máu nhiều lần từ người có nhóm máu Rh(+). 2.2. Sinh đẻ. Bệnh thiếu máu tan máu ở trẻ sơ sinh. Người phụ nữ có Rh(-) lấy chồng có Rh(+). Khi sinh con có Rh(+) giống bố, hồng cầu có Rh(+) của con qua rau thai truyền vào máu mẹ, kích thích máu mẹ sản xuất kháng thể chống lại Rh(+) của bố, những lần đẻ sau gây tai biến sảy thai hoặc đẻ non. Thường ở lần mang thai đầu, lượng kháng thể còn ít không đủ để gây nguy hiểm cho thai nhi. Nhưng ở những lần sau lượng kháng thể tăng lên rất nhiều và gây nguy hiểm. GHI NHỚ: - Nêu được các kháng nguyên, kháng thể hệ nhóm máu ABO, Rh. - Trình bày được ứng dụng của hế thống nhóm máu ABO, Rh. 10
- - Nêu được các kháng nguyên, kháng thể nhóm máu Rh và tai biến gặp phải. LƯỢNG GIÁ: Câu 1. Kháng nguyên là những chất khi đưa vào cơ thể có khả năng ...... cơ thể sinh ra một phản ứng miễn dịch đặc hiệu chống lại chất đó. A. Hoạt hóa B. Kích thích C. Ức chế Câu 2. Trong hệ thống nhóm máu ở người thì nhóm máu A có kháng nguyên A và kháng thể tương ứng là: A. B. C. và Câu 3. Trong hệ thống nhóm máu ở người thì nhóm máu A có nhóm A1, A2 và A yếu. Trong đó A1và A2 chiếm tỉ lệ...........nhóm máu A. A. 80% B. 99% C. 90% Câu 4. Người việt nam hồng cầu A1 chiếm .......hồng cầu A2 chiếm khoảng….. A. 80% và 20% B. 91% và 9% C. 99% và 1% Câu 5. Khi cơ thể càng tiếp xúc với kháng nguyên nhiều lần, thì kháng thể xuất hiện càng chậm và yếu đi. A. Đúng. B. Sai. Câu 6. Trong cơ thể luôn tồn tại kháng thể tự nhiên chống lại kháng nguyên mà nó không có. A. Đúng. B. Sai. 11
- Câu 7. Ở người, hệ nhóm máu ABO có kháng thể và kháng thể , kháng thể chống lại kháng nguyên B và kháng thể chống lại kháng nguyên A. A. Đúng. B. Sai. Câu 8: Kháng thể hệ nhóm máu ABO. Đáp án nào sau đây không đúng: A. Hệ nhóm máu ABO có 2 loại kháng thể tự nhiên và kháng thể miễn dịch B. Kháng thể tự nhiên có bản chất là IgM C. kháng thể miễn dịch có bản chất là IgG D. IgG tồn tại suốt đời E. IgM tồn tại suốt đời Câu 9: Sự sản xuất kháng thể trong cơ thể người cao nhất ở độ tuổi: A. 1 – 5 tuổi B. 5 – 10 tuổi C. 10 – 12 tuổi D. Sau 12 tuổi E. Sau khi dậy thì Câu 10: Các kháng thể tự nhiên trong cơ thể người hoạt động tối ưu ở: A. - 4OC – 0OC B. 0OC – 4OC C. 4OC – 20OC D. 25OC – 37OC E. Trên 37OC 12
- KỸ THUẬT ĐỊNH NHÓM MÁU HỆ ABO, RH TRÊN ỐNG NGHIỆM GIỚI THIỆU Xác định nhóm máu của người bệnh trước khi tiến hành cho hay nhận máu là việc vô cùng cần thiết và quan trọng. Hiện nay, định nhóm máu hệ ABO/Rh bằng kỹ thuật ống nghiệm là phương pháp xác định nhóm máu được sử dụng phổ biến nhất. MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được: * Kiến thức: Thao tác đúng 6 bước quy trình định nhóm máu hệ ABO và 6 bước quy trình định nhóm máu hệ Rh trên ống nghiệm * Kỹ năng: Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, hoá chất và thao tác thành thạo các bước quy trình kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Ân cần, giải thích rõ ràng, cẩn thận trong quá trình thực hiện lấy máu. Có ý thức bảo vệ trang thiết bị, gọn gàng trong quá trình thực hiện kỹ thuật. NỘI DUNG I. Kỹ thuật định nhóm máu hệ ABO trên ống nghiệm 1. Nguyên lý Khi kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu gặp kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh sẽ sãy ra hiện tượng ngưng kết. Phương pháp HTM: Dùng kháng thể biết trước tìm kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu bệnh nhân. Phương pháp HCM: Dùng kháng nguyên biết trước tìm kháng thể có trong huyết thanh bệnh nhân 2. Chuẩn bị • Dụng cụ: Bộ dụng cụ lấy máu tĩnh mạch, dụng cụ bảo hộ, ống nghiệm, giá, pipet, bút ghi kính, máy ly tâm.. • Hóa chất: + Bộ huyết thanh mẫu: Anti A, Anti B, Anti AB + Bộ hồng cầu mẫu: HCM A, HCM B, HCM O, + Chống đông EDTA. 13
- + Nacl 0.9% • Bệnh phẩm: 2ml máu không chống đông + 1 ml máu chống đông bằng EDTA 3. Quy trình kỹ thuật 3.1. Phương pháp huyết thanh mẫu: Bước 1: Pha được hồng cầu 5% của bệnh nhận ( 1 giọt HC + 19 giọt Nacl 0.9%). Bước 2: Chuẩn bị 4 ống nghiệm đánh dấu lần lượt Anti A, Anti B, Anti AB và Nacl. Bước 3: Với mỗi ống nghiệm cho 2 giọt huyết thanh mẫu tương ứng. Bước 4: Cho vào 4 ống nghiệm 1 giọt hồng cầu 5% của bệnh nhân. Bước 5: Lắc đều ly tâm 1000V/P thời gian 1p. Bước 6: Lắc đều đọc kết quả. 3.1.1. Kết quả Dương tính: Hồng cầu kết đám lại với nhau 1 hoặc nhiều đám. Âm tính: Hồng cầu đứng riêng lẽ từng tế bào một. STT Anti -A Anti -B Anti -AB Nacl 0.9% Nhóm máu 1 + - + - A 2 - + + - B 3 - - - - O 4 + + + - AB 3.2. Phương pháp hồng cầu mẫu: Bước 1: Tách được huyết thanh của bệnh nhân. Bước 2: Chuẩn bị 3 ống nghiệm đánh dấu lần lượt HCM-A, HCM-B và HCM-O. Bước 3: Cho vào mỗi ống nghiệm 2 giọt huyết thanh bệnh nhân. Bước 4: Với mỗi ống nghiệm cho 1 giọt hồng cầu mẫu tương ứng. Bước 5: Lắc đều ly tâm 1000V/P thời gian 1p. Bước 6: Lắc đều đọc kết quả. 3.2.1 Kết quả: Dương tính: Hồng cầu kết đám lại với nhau 1 hoặc nhiều đám. Âm tính: Hồng cầu đứng riêng lẽ từng tế bào một. 14
- STT HCM-A HCM-B HCM-O Nhóm máu 1 - + - A 2 + - - B 3 + + - O 4 - - - AB Chú ý: Để kết luận nhóm máu của bệnh nhân cần phải thực hiện bằng 2 phương pháp bởi 2 kỹ thuật viên độc lập và có sự đồng nhất giữa 2 kết quả. II. Kỹ thuật định nhóm máu hệ Rh trên ống nghiệm 1. Nguyên lý Khi kháng nguyên D trên bề mặt hồng cầu gặp kháng thể chống D trong huyết thanh sẽ sãy ra hiện tượng ngưng kết 2. Chuẩn bị • Dụng cụ: Bộ dụng cụ lấy máu tĩnh mạch, dụng cụ bảo hộ, máy ly tâm và ống nghiệm. • Hóa chất: Huyết thanh mẫu Anti-D, Nacl 0.9%, chống đông EDTA. • Bệnh phẩm: 2ml máu chống đông bằng EDTA 3. Quy trình kỹ thuật Bước 1: Pha được hồng cầu 5% của bệnh nhận ( 1 giọt HC + 19 giọt Nacl 0.9%). Bước 2: Chuẩn bị 2 ống nghiệm đánh dấu Anti-D và Nacl. Bước 3: Với mỗi ống nghiệm cho 2 giọt huyết thanh mẫu tương ứng. Bước 4: Cho vào mỗi ống nghiệm 1 giọt hồng cầu 5% bệnh nhân. Bước 5: Lắc đều ly tâm 1000V/P thời gian 1p. Bước 6: Lắc đều đọc kết quả. 4. Kết quả: Dương tính: Hồng cầu kết đám lại với nhau 1 hoặc nhiều đám. Âm tính: Hồng cầu đứng riêng lẽ từng tế bào một. STT Anti-D Nacl 0.9% Rh 1 + - DƯƠNG TÍNH 2 - - ÂM TÍNH III. Các nguyên nhân sai kết quả: 15
- - Thao tác kỹ thuật viên chưa chính xác., - Dụng cụ trang biết bị không đạt chuẩn. - Hóa chất không đmả bảo chất lượng. - Bệnh nhân có kháng thể lạnh, kháng thể bất thường. CHỈ TIÊU THỰC HÀNH - Quan sát kỹ thuật viên thao tác mẫu: 2 lần - Học viên tự làm : Thao tác lập lại nhiều lần GHI NHỚ: - Thao tác đúng 6 bước quy trình định nhóm máu hệ ABO và 6 bước quy trình định nhóm máu hệ Rh trên ống nghiệm LƯỢNG GIÁ: Câu 1. Khi làm phản ứng chéo huyết thanh người cho không bị ngưng kết bởi hồng cầu người nhận thì có thể truyền lượng máu tối đa. A. Đúng. B. Sai. Câu 2: Đối với nhóm máu Rh, tai biến về máu có thể gặp phải là người có nhóm máu Rh(+) được truyền máu nhiều lần từ người có nhóm máu Rh(-). A. Đúng. B. Sai. Câu 3. Đối với hệ nhóm máu Rh thì ở Việt Nam tuyệt đại đa số (trên 99,9%) người mang nhóm Rh(+). A. Đúng. B. Sai. Câu 4: Khi kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể sẽ sinh ra kháng thể để chống lại kháng nguyên đó. Quá trình này có thể diễn ra ở nhiều điều kiện tuy nhiên điều kiện tối ưu để xãy ra phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể là: A. Kháng thể nóng: Hoạt động tốt ở nhiệt độ 37o C B. Kháng thể nóng: Hoạt động tốt ở nhiệt độ 25o C C. Kháng thể lạnh: Hoạt động tốt ở nhiệt độ 8o C D. Kháng thể lạnh: Hoạt động tốt ở nhiệt độ 4o C 16
- E. A và D đúng Câu 5: Để phát hiện kháng thể chống kháng nguyên bạch cầu và tiểu cầu ở người người ta thường dùng 4 phản ứng. Phản ứng nào sau đây không đúng: A. Phản ứng ngưng kết. B. Phản ứng kết hợp bổ thể. C. Phản ứng gây độc tế bào. D. Phản ứng kết hợp Albumin E. Phản ứng tiêu thụ kháng Globulin. 1. Bảng kiểm dạy - học TT CÁC BƯỚC THỰC HIỆN Ý NGHĨA TIÊU CHUẨN ĐẠT 1 Chuẩn bị người kỹ thuật viên Kỹ thuật viên mặc quần áo Trang phục đầy đủ, gọn đúng định Đảm bảo yêu cầu gàng. Kỹ thuật viên xét nghiệm về an toàn sinh chuẩn bị đầy đủ kiến thức, kỹ học với người kỹ Phong thái gọn gàng, tự tin năng và tác phong trong thao thuật viên và niềm nở tác tiến hành kỹ thuật 2 Chuẩn bị dụng cụ/hóa chất Bộ dụng cụ bảo hộ (Găng Bảo vệ người làm Vừa kích thước cơ thể, gọn tay, khẩu trang, mũ…) gàng, và sạch Ống chống đông EDTA Chống đông Còn hạn sử dụng Ống nghiệm sạch Đựng mẫu, lấy Sạch mẫu Máy ly tâm Ly tâm Ổn định Pipet Hút mẫu Hút chính xác Gía đựng ống nghiệm Đựng ống Sạch nghiệm Bút ghi kính Đánh dấu Còn mực Bộ huyết thanh mẫu ( anti Xác định kháng Còn hạn sử dụng bảo quản A,B,AB,D) nguyên 2-8 độ Bộ hồng cầu mẫu (HCM Xác định kháng Còn hạn sử dụng bảo quản A,B,O) thể 2-8 độ NaCl 0,9% Pha loãng hồng Còn hạn sử dụng cầu 3 Chuẩn bị bệnh phẩm 2ml không chống đông phải 2ml máu không chống đông Tách huyết thanh để đông để tách huyết thanh và pha hồng cầu 1ml máu chống đông EDTA 1ml chống đông không được 5% để đông dây, 17
- Thông tin người bệnh phải rõ ràng 4 Kỹ thuật tiến hành 4.1 Phương pháp huyết thanh mẫu Bước 1: Pha được hồng cầu 5% Pha huyền dịch Pha 1 giọt khối HC + 1ml của bệnh nhận ( 1 giọt HC + 19 5% của hồng cầu NaCl 0,9% giọt Nacl 0.9%). Thao tác cẩn thận chính xác Bước 2: Chuẩn bị 4 ống nghiệm Đánh giấu Tác phong nhanh nhẹn, gọn đánh dấu lần lượt Anti A, Anti B, gàng Anti AB và Nacl. Thao tác cẩn thận Bước 3: Với mỗi ống nghiệm Cho kháng thể Tác phong nhanh nhẹn, gọn cho 2 giọt huyết thanh mẫu gàng vào ống nghiệm tương ứng. Thao tác cẩn thận Bước 4: Cho vào 4 ống Cho kháng Tác phong nhanh nhẹn, gọn nghiệm 1 giọt hồng cầu 5% nguyên vào ống gàng của bệnh nhân. nghiệm Thao tác cẩn thận Bước 5: Lắc đều ly tâm Trộn đều kháng Tác phong nhanh nhẹn, gọn 1000V/P thời gian 1p. gàng nguyên kháng thể Thao tác cẩn thận Bước 6: Lắc đều đọc kết quả. Tác phong nhanh nhẹn, gọn Để tiện theo dõi gàng Thao tác cẩn thận 4.2 Phương pháp hồng cầu mẫu Bước 1: Tách được huyết Tách huyết thanh Hút toàn bộ huyết thanh thanh của bệnh nhân. bệnh nhân ra ống nghiệm khác Thao tác cẩn thận chính xác Bước 2: Chuẩn bị 3 ống Đánh giấu Tác phong nhanh nhẹn, gọn nghiệm đánh dấu lần lượt gàng HCM-A, HCM-B và HCM- Thao tác cẩn thận O. Bước 3: Cho vào mỗi ống Cho kháng thể Tác phong nhanh nhẹn, gọn nghiệm 2 giọt huyết thanh gàng vào ống nghiệm bệnh nhân. Thao tác cẩn thận Bước 4: Với mỗi ống nghiệm Cho kháng Tác phong nhanh nhẹn, gọn cho 1 giọt hồng cầu mẫu nguyên vào ống gàng tương ứng. nghiệm Thao tác cẩn thận Bước 5: Lắc đều ly tâm Trộn đều kháng Tác phong nhanh nhẹn, gọn 1000V/P thời gian 1p. gàng nguyên kháng thể Thao tác cẩn thận Bước 6: Lắc đều đọc kết quả. Tác phong nhanh nhẹn, gọn Để tiện theo dõi gàng Thao tác cẩn thận 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam (Phần II-VII)
18 p | 365 | 182
-
Bệnh tăng huyết áp - Cách phòng và điều trị (Phần 8)
7 p | 257 | 43
-
NHIỄM TRÙNG NHIỄM ĐỘC THỨC ĂN
11 p | 170 | 15
-
LEUCÉMIE CẤP
8 p | 93 | 9
-
Điều trị tai biến mạch máu não
18 p | 108 | 7
-
BỆNH LÂM SÀNG: XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
20 p | 131 | 6
-
TIÊU SỢI HUYẾT, HEPARINE VÀ KHÁNG VITAMINE K – PHẦN 2
11 p | 118 | 6
-
BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG CẦU THẬN CẤP TÍNH
11 p | 94 | 4
-
Tài liệu: XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
7 p | 93 | 3
-
PHÙ PHỔI CẤP
4 p | 78 | 3
-
Giáo trình Huyết học II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng văn bằng 2) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
167 p | 2 | 1
-
Giáo trình Hóa sinh II (Ngành: Xét nghiệm y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
185 p | 1 | 0
-
Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền II (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
126 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn