Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền II (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 0
download
Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền II (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) với mục tiêu cung cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng, chẩn đoán bệnh danh một số bệnh thường gặp bệnh về nội giờ, truyền nhiễm, ngoại khoa, sản nhi khoa theo y học cổ truyền. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền II (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN II NGÀNH/NGHỀ: Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:549/QĐ-CĐYT, ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng bệnh học y học cổ truyền II được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Trung cấp y sĩ Y học cổ truyền dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được những triệu chứng cơ bản, chẩn đoán bệnh danh một số bệnh thường gặp bệnh về nội giờ, truyền nhiễm, ngoại khoa, sản nhi khoa. Môn học bệnh học y học cổ truyền II giúp học viên sau khi ra trường có khả năng chẩn đoán, điều trị được từng thể bệnh mà y học cổ truyền có khả năng chữa được, phân loại triệu chứng, áp dụng thực tế điều trị một số bệnh thường gặp bằng thuốc YHCT và phương pháp điều trị không dùng thuốc. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021
- 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những người biên soạn Ths. BS TÔ ÁNH NGUYỆT ThS. BS Doãn Hồng Hà Vân BS. Lê An Giang
- 3 MỤC LỤC Đầu Mục Trang Lời Giới Thiệu................................................................................................................................ 1 Mục Lục .......................................................................................................................................... 3 Giáo Trình Môn Học ..................................................................................................................... 4 Chương IV: Bệnh Truyền Nhiễm- Nội Tiết ................................................................................ 5 Bài 1 : Quai Bị ...................................................................................................................... 5 Bài 2 : Sốt Xuất Huyết............................................................................................................. 11 Bài 3 : Cúm, Cảm Mạo ...................................................................................................... 17 Bài 4 : Sởi............................................................................................................................ 22 Bài 5 : Ho Gà ............................................................................................................................ 28 Bài 6 : Thủy Đậu ..................................................................................................................... 34 Bài 7: Bệnh Đái Tháo Đường.................................................................................................. 39 Bài 8 : Bệnh Gout .................................................................................................................... 44 Chương VI : Bệnh Ngoại Khoa .................................................................................................. 48 Bài 9 : Mụn Nhọt Viêm Cơ ............................................................................................... 48 Bài 10 : Sỏi Tiết Niệu .......................................................................................................... 52 Bài 12 : Gãy Xương , Sai Khớp .............................................................................................. 60 Bài 13 : Bong Gân .................................................................................................................... 64 Bài 14 : Bỏng ........................................................................................................................... 68 Gbài 15 : Bệnh Trĩ ................................................................................................................... 72 Chương VII : Bệnh Phụ Khoa- Nam Khoa ............................................................................... 77 Bài 17 : Thống Kinh ................................................................................................................ 81 Bài 18 : Di Tinh, Mộng Tinh, Hoạt Tinh ............................................................................... 85 Bài 19 : Liệt Dương ................................................................................................................. 91 Bài 21 : Khí Hư ...................................................................................................................... 102 Chương VIII. Bệnh Nhi Khoa- Chuyên Khoa ........................................................................ 106 Bài 22 : Tiêu Chảy Trẻ Em ................................................................................................... 106 Bài 23 : Co Giật...................................................................................................................... 111 Bài 24: Suy Dinh Dưỡng ....................................................................................................... 115 Bài 25 : Viêm Màng Tiếp Hợp, Chắp Lẹo, Quáng Gà ...................................................... 118 Bài 26 : Bệnh Câm Điếc ....................................................................................................... 121 Tai Liệu Tham Khảo ................................................................................................................. 124
- 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN II Mã môn học: MH 23 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: Môn học được bố trí sau khi học sinh đã học xong môn bệnh học y học cổ truyền I. - Tính chất: Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản về triệu chứng, chẩn đoán bệnh danh một số bệnh thường gặp bệnh về nội giờ, truyền nhiễm, ngoại khoa, sản nhi khoa theo y học cổ truyền. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC -Về kiến thức: +Trình bày được những triệu chứng cơ bản, chẩn đoán bệnh danh một số bệnh thường gặp bệnh về nội giờ, truyền nhiễm, ngoại khoa, sản nhi khoa. -Về kỹ năng: + Chẩn đoán, điều trị được từng thể bệnh mà y học cổ truyền có khả năng chữa được + Phân loại triệu chứng, áp dụng thực tế điều trị một số bệnh thường gặp bằng thuốc YHCT và phương pháp điều trị không dùng thuốc. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực tập. + Có thái độ đúng trong việc điều trị một số bệnh, chứng thông thường bằng phương pháp Y học cổ truyền. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
- 5 CHƯƠNG IV: BỆNH TRUYỀN NHIỄM- NỘI TIẾT BÀI 1 : QUAI BỊ Giới thiệu Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến nước bọt mang tai. Bệnh lành tính thường khỏi sau 1 tuần nhưng có thể gây biens chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng. Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân Quai bị theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Trình bày được chẩn đoán, điều trị Quai bị theo Y học cổ truyền. Nội dung: 1.Đại cương : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến nước bọt mang tai. Bệnh lành tính thường khỏi sau 1 tuần nhưng có thể gây biens chứng viêm tinh hoàn hoặc buồng trứng. 2.Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh - Theo Y học hiện đại bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do virut gây ra, bệnh lây qua đường nước bọt ( giọt bắn) gây viêm tuyến nước bọt mang tai. Có thể gây ra biến chứng viêm não ,viêm tinh hoàn hoặc viêm buồng trứng làm ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ của bệnh nhân. - Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh do dịch độc qua mũi miệng vào thiếu dương, đi theo Đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. Can và Đởm có quan hệ Biểu lý với nhau nên có các triệu chứng của Can và Can kinh kèm theo như : Viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. 3. Chẩn đoán: Triệu chứng : + Bệnh nhẹ : Bắt đầu thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai 1 bên, có thể sưng cả hai bên. Thời gian sưng từ 5-6 ngày rồi khỏi hoàn toàn. + Bệnh nặng : Sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác hữu lực. 4. Điều trị theo Y học cổ truyền - Phương pháp chữa : Thanh nhiệt giải độc hoặc Khu phong thanh nhiệt giải độc tiêu viêm. - Bài thuốc : Hạt gấc mài với dấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần
- 6 Bài 2 : Kinh giới 12g, Kim ngân hoa 12g, Sài hồ 10g, Sài đất 20g, Chỉ xác 8g, Bồ công anh 16g, Bạc hà 6g, Thổ phục linh 12g, Cam thảo nam 8g. Bài 3 : Sài hồ 12g, Ngưu bàng tử 8g, Liên kiều 8g, Hoàng cầm 8g, Bồ công anh 16g, Hạ khô thảo 12g, kim ngân 12g. Bài 4 : Sài hồ cát căn thang : Sài hồ 4g, Thăng ma 8g, Liên kiều 8g, Cam thảo 4g, Thiên hoa phấn 8g, Ngưu bàng tử 12g, Cát căn 12g, Hoàng cầm 8g, Cát cánh 8g, Thạch cao 16g. Nếu tuyến mang tai đau, rắn gia xạ can 6g. Nếu viêm tinh hoàn gia Hạt vải 12g, Khổ luyện tử 8g - Châm cứu : Châm tả : Hợp cốc, Giáp xa, Uyển cốt, Ế phong, Dương khê. 5. Dự phòng : Vệ sinh ăn uống đầy đủ. Tránh vận động nhiều khi mắc ở giai đoạn nhẹ. Đề phòng lây nhiễm cho người xung quanh. Phòng bệnh khi bệnh chưa phát và phòng bệnh khi đang chữa bệnh. Đối với mọi bệnh nhân: Cách ly bệnh nhân 2 tuần kể từ lúc phát hiện bệnh, vệ sinh răng miệng, ăn những thực phẩm dễ tiêu hoá, giảm đau tại chỗ bằng cách đắp ấm vùng sưng, giảm đau toàn thân và hạ sốt bằng paracetamol. Trường hợp viêm tinh hoàn: Mặc quần lót nâng tinh hoàn để giảm đau, nghỉ ngơi là chủ yếu, hạn chế vận động. Vaccin phòng bệnh quai bị có tác dụng kích thích cho trẻ em sản sinh kháng thể kháng quai bị kháng thể đạt mức độ cao nhất sau khi tiêm chủng 6 – 7 tuần. Số lần tiêm: Nếu bắt đầu tiêm từ 9 tháng tuổi: tiêm 3 lần, lần 1 lúc 9 tháng tuổi, lần 2 sau lần 1 sáu tháng, lần 3 khi trẻ từ 4-12 tuổi. Nếu bắt đầu tiêm từ 12 tháng tuổi: tiêm 2 lần, lần 1 lúc 12 tháng tuổi lần 2 từ 4-12 tuổi. Tiêm chủng khẩn cấp được chỉ định cho trẻ từ 12 tháng tuổi, trẻ vị thành niên và người lớn nếu đã có tiếp xúc với bệnh nhân quai bị nhưng chưa có tiền sử mắc quai bị và chưa được tiêm chủng theo lịch phòng bệnh quai bị. Trong trường hợp không có chống chỉ định, vaccin cần được tiêm không muộn hơn 72 giờ kể từ khi có tiếp xúc với bệnh nhân. Phòng bệnh quai bị thụ động với globulin miễn dịch, dùng cho người tiếp xúc với virus quai bị mà chưa được tiêm vaccin trước đó. Ghi nhớ - Nguyên nhân Quai bị theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Cách chẩn đoán, điều trị Quai bị theo Y học cổ truyền. LƯỢNG GIÁ:
- 7 Câu 1: Quai bị là một bệnh …………………. hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến nước bọt mang tai. A. Ngoại khoa. B. Nội khoa. C. Truyền nhiễm Câu 2 : Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến ………………. A. Nước bọt mang tai B. Thượng thận. C. Giáp trạng. Câu 3: Bệnh lành tính thường khỏi sau 1 tuần nhưng có thể gây biến chứng viêm …………………. hoặc buồng trứng. A. Gan. B. Thận. C. Tinh hoàn Câu 4: Theo Y học hiện đại bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do ……………. gây ra, bệnh lây qua đường nước bọt ( giọt bắn) gây viêm tuyến nước bọt mang tai. A. Vi rút. B. Vi khuần. C. Ký sinh trùng. Câu 5: : Theo Y học hiện đại bệnh quai bị là một bệnh truyền nhiễm do vi rut gây ra, bệnh lây qua đường …………….. ( giọt bắn) gây viêm tuyến nước bọt mang tai. A. Máu. B. Dịch. C. Nước bọt Câu 6: Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh quai bị do dịch độc qua mũi miệng vào ………………., đi theo Đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. A.Thái dương
- 8 B.Thiếu dương C.Dương minh Câu 7: Theo Y học cổ truyền : Can và Đởm có quan hệ Biểu lý với nhau nên bệnh quai bị có các triệu chứng của………….. và Can kinh kèm theo như : Viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. A. Can. B. Tỳ. C. Thận I. Chọn phương án câu đúng, sai Câu 8: Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến nước bọt mang tai. A. Đúng. B. Sai Câu 9: Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra ở mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5-9 tuổi có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng Amidal A. Đúng. B. Sai Câu 10: Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh quai bị do dịch độc qua mũi miệng vào Thái dương, đi theo Đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. A. Đúng. B. Sai. Câu 11: Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh quai bị do dịch độc qua mũi miệng vào Thiếu dương, đi theo Đởm kinh ra ngoài sinh bệnh. A. Đúng B. Sai Câu 12: Theo Y học cổ truyền : Can và Đởm có quan hệ Biểu lý với nhau nên bệnh quai bị có các triệu chứng của Can và Can kinh kèm theo như : Viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. A. Đúng B.Sai
- 9 Câu 13: Theo Y học cổ truyền : Thận và Đởm có quan hệ Biểu lý với nhau nên bệnh quai bị có các triệu chứng của Can và Can kinh kèm theo như : Viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật. A. Đúng B. Sai Câu 14: Bệnh nhân thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai 1 bên, có thể sưng cả hai bên. Thời gian sưng từ 5-6 ngày rồi khỏi hoàn toàn là trường hợp bệnh nhẹ. A. Đúng B. Sai Câu 15:Bệnh nhân thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai 1 bên, có thể sưng cả hai bên. Thời gian sưng từ 5-6 ngày rồi khỏi hoàn toàn là trường hợp bệnh nặng. A. Đúng B. Sai II. Chọn phương án đúng nhất. Câu 16 :Bệnh nhân thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai 1 bên, có thể sưng cả hai bên. Thời gian sưng từ 5-6 ngày rồi khỏi hoàn toàn là trường hợp bệnh nào sau đây ? A. Bệnh quai bị thể nặng. B. Bệnh quai bị thể nhẹ. C. Bệnh Viêm tai giữa. D. Bệnh liệt thần kinh VII ngoại biên. E. Bệnh suy nhược thần kinh. Câu 17: Bệnh nhân có triệu chứng : Sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác hữu lực là trường hợp bệnh nào sau đây ? A. Bệnh quai bị thể nặng. B. Bệnh quai bị thể nhẹ. C. Bệnh Viêm tai giữa. D. Bệnh liệt thần kinh VII ngoại biên.
- 10 E. Bệnh suy nhược thần kinh. Câu 18:Theo Y học cổ truyền : Bệnh quai bị thể nặng có thể dùng phương pháp nào sau đây? A. Khu phong thanh nhiệt giải độc tiêu viêm. B. Khu phong tán hàn . C. Hành khí hoạt huyết. D. Bổ khí huyết. E. Bổ phế chỉ khái hóa đàm. Câu 19 : Theo Y học cổ truyền nguyên nhân gây bệnh quai bị là do dịch độc qua mũi miệng vào kinh nào sau đây . A. Thái dương. B. Dương minh. C. Thiếu dương. D. Quyết âm. E. Thái âm. Câu 20: Bệnh nhân bị mắc bệnh quai bị thể nặng có thể dùng bài thuốc cổ phương nào sau đây? A. Sài hồ cát căn thang . B. Quế chi thang. C. Ma hoàng thang D. Ngân kiều thang. E. Hoàng kỳ kiến trung thang
- 11 BÀI 2 : SỐT XUẤT HUYẾT Giới thiệu Bệnh sốt xuất huyết (SXH) được Y học cổ truyền (YHCT) đề cập đến trong phạm trù chứng Lưu hành tính xuất huyết, thuộc ôn bệnh truyền nhiễm. Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân Sốt xuất huyết theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Trình bày được chẩn đoán, điều trị Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền. Nội dung 1. Đại cương Sốt xuất huyết (SXH) là một bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti hay gặp vào các tháng 6,7,8,9, thường phát ra thành dịch làm nhiều người mắc bệnh. Bệnh sốt xuất huyết (SXH) được Y học cổ truyền (YHCT) đề cập đến trong phạm trù chứng Lưu hành tính xuất huyết, thuộc ôn bệnh truyền nhiễm. 2. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh Do virus Dengue gây nên qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti Sau khi hút máu người mang virut Dengue, muỗi cái có thể truyền bệnh nếu hút máu người lành ngay sau đó hoặc virut nhân lên tại tuyến nước bọt của muỗi sau 8- 10 ngày là có thể truyền bệnh. Muỗi bị nhiễm virut Dengue có thể truyền bệnh suốt vòng đời của nó (khoảng 174 ngày). Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, vì thế vào khoảng tháng 7-10 ở nước ta thường có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao. 3. Chẩn đoán Khi virut xâm nhập vào cơ thể người thì sau 4-6 ngày có biểu hiện lâm sàng: sốt, đau cơ, đau nhất là cơ lưng, đau khớp. Biểu hiện sốt xuất huyết Dengue: sốt cao đột ngột, liên tục 2-7 ngày, sau đó xuất huyết (chấm, mảng xuất huyết dưới da, chảy máu chân răng, có thể xuất huyết tại đường tiêu hóa, não, đường tiết niệu); có biểu hiện gan to, nổi hạch ở cổ. Biểu hiện sốt Dengue: có triệu chứng giống sốt xuất huyết Dengue, kèm theo các triệu chứng sốc: hạ nhiệt độ, da tái, vật vã, huyết áp hạ, huyết áp kẹt, mạch nhỏ khó bắt, dễ tử vong nếu không phát hiện sốc sớm để xử lý kịp thời. 4. Điều trị theo Y học cổ truyền 4.1 Thể sốt cao, có chảy máu - Triệu chứng : sốt cao, đau người, đau lưng, mắt nhức, mặt đỏ, lưng và chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn, mạch phù sác, hồng đại - Phương pháp chữa : Thanh nhiệt giải độc, tả hoả, cầm máu
- 12 - Bài thuốc : Bài 1 : Lá tre 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Hạ khô thảo 20g, Trắc bách diệp 16g, Rễ cỏ gianh 16g Sắc vừa đủ 100ml. Uống trong một ngày. Bài 2 : Kim ngân hoa 20g, Cỏ nhọ nồi 16g, Liên kiều 12g, hoe hoè 16g, Hoàng cầm 12g, Chi tử 8g, Rễ cỏ gianh 20g Khát nước : thêm Huyền sâm, sinh địa 12g, sốt cao thêm Tri mẫu Châm cứu : Châm các huyệt Khúc trì, Hợp cốc, Đại chuỳ, Nội đình… 4.2 Thể Huyết áp tụt : Khí âm lưỡng hư - Triệu chứng : Sốt cao hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác - Phương pháp chữa : Bổ khí sinh tân dịch - Bài thuốc : Bài 1 : Huyết áp hạ ít : Bạch truật 20g, Mạch môn 12g, Đẳng sâm 20g, Thục địa 12g Bài 2 : Huyết áp hạ nhiều, dùng Sinh mạch tán gia giảm : Nhân sẩm 8g, Mẫu lệ nung 20g, Ngũ vị tử 8g, Phụ tử chế 12g, Mạch môn 8g, Thục địa 16g, Long cốt 20g Châm cứu : Châm các huyệt Quan nguyên, Khí hải, Nội quan, Túc tam lý… 4.3 Thời kỳ hồi phục Thời kỳ này chủ yếu là nghỉ ngơi, ăn uống Nếu dùng thuốc thì dùng các thuốc bổ khí : Đẳng sâm, Hoài sơn, bạch truật… phối hợp với thuốc bổ âm như Mạch môn, Sa sâm… để tăng sức lực và bồi bổ phần tân dịch bị mất sau một thời gian sốt cao kéo dài. 5. Dự phòng - Mặc quần áo dài tay, ngủ trong màn cả ban đêm lẫn ban ngày. Không ở nơi thiếu ánh sáng, ẩm thấp để tránh muỗi chích (đốt). - Thoa thuốc chống muỗi lên những vùng da lộ ra ngoài để bảo vệ trẻ. - Đậy kín lu, vại, hồ, bể chứa nước, không tạo nơi cho muỗi đẻ và hằng tuần cọ rửa với bàn chải để trứng muỗi rơi ra; thả cá 7 màu diệt lăng quăng (bọ gậy). - Dọn dẹp nhà cửa ngăn nắp, sạch thoáng, không treo quần áo làm chỗ cho muỗi trú đậu, loại bỏ các vật chứa nước đọng (gáo dừa, lon, đồ hộp, ly, chén, chai lọ, vỏ xe...) thay nước mỗi ngày, đổ dầu hôi hoặc pha nhiều muối vào chén nước chống
- 13 kiến chân tủ thức ăn để triệt nơi sinh sản của muỗi. Có thể dùng thuốc diệt muỗi hoặc nhang trừ muỗi. Ghi nhớ : - Nguyên nhân Sốt xuất huyết theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Cách chẩn đoán, điều trị Sốt xuất huyết theo Y học cổ truyền. LƯỢNG GIÁ: Câu 1: Sốt xuất huyết là một bệnh …………. do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti hay gặp vào các tháng 6,7,8,9, thường phát ra thành dịch làm nhiều người mắc bệnh. A. Ngoại khoa. B. Nội khoa. C. Truyền nhiễm Câu 2 : Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do …………gây ra, vật chủ truyền bệnh là muỗi, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti hay gặp vào các tháng 6,7,8,9, thường phát ra thành dịch làm nhiều người mắc bệnh. A. Vi rut B. Vi khuẩn. C. Ký sinh trùng. Câu 3: Bệnh sốt xuất huyết được Y học cổ truyền đề cập đến trong phạm trù chứng Lưu hành tính xuất huyết, thuộc …………… truyền nhiễm. A. Dịch độc. B. Ôn bệnh. C. Chứng bệnh. Câu 4: Theo Y học hiện đại : Bệnh sốt xuất huyết do ……………..Dengue gây nên qua trung gian truyền bệnh là muỗi Aedes aegypti A. Vi rút. B. Vi khuần. C. Ký sinh trùng. Câu 5: Theo Y học hiện đại : Sau khi hút máu người mang virut Dengue, muỗi cái có thể truyền bệnh sốt xuất huyết nếu hút máu người lành ngay sau đó hoặc virut nhân lên tại tuyến …………… của muỗi sau 8-10 ngày là có thể truyền bệnh A. Máu. B. Dạ dày. C. Nước bọt
- 14 Câu 6: Mật độ muỗi thường tăng vào mùa………, vì thế vào khoảng tháng 7-10 ở nước ta thường có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao. A.Nắng B.Mưa. C.Gió lào. Câu 7: Trong bệnh sốt xuất huyết : Khi virut xâm nhập vào ………… thì sau 4-6 ngày có biểu hiện lâm sàng: sốt, đau cơ, đau nhất là cơ lưng, đau khớp. A. Cơ thể người. B. Muỗi. C. Côn trùng II. Chọn phương án câu đúng, sai Câu 8: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do virus, vật chủ truyền bệnh là muỗi, chủ yếu là muỗi Aedes aegypti hay gặp vào các tháng 6,7,8,9, thường phát ra thành dịch làm nhiều người mắc bệnh A. Đúng. B. Sai Câu 9: Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, vật chủ truyền bệnh là muỗi A. Đúng. B. Sai Câu 10: Bệnh sốt xuất huyết được Y học cổ truyền đề cập đến trong phạm trù chứng Lưu hành tính xuất huyết, thuộc ôn bệnh truyền nhiễm. A. Đúng. B. Sai. Câu 11: Theo Y học hiện đại : Sau khi hút máu người mang virut Dengue, muỗi cái có thể truyền bệnh sốt xuất huyết nếu hút máu người lành ngay sau đó hoặc virut nhân lên tại tuyến nước bọt của muỗi sau 8-10 ngày là có thể truyền bệnh A. Đúng B. Sai Câu 12: Mật độ muỗi thường tăng vào mùa mưa, vì thế vào khoảng tháng 7-10 ở nước ta thường có tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết cao.
- 15 A. Đúng B. Sai Câu 13: Trong bệnh sốt xuất huyết : Khi virut xâm nhập vào tuyến nước bọt của muỗi thì sau 4-6 ngày có biểu hiện lâm sàng: sốt, đau cơ, đau nhất là cơ lưng, đau khớp. A. Đúng B. Sai Câu 14: Trong bệnh sốt xuất huyết : Khi virut xâm nhập vào cơ thể người thì sau 4- 6 ngày có biểu hiện lâm sàng: sốt, đau cơ, đau nhất là cơ lưng, đau khớp. A. Đúng B. Sai Câu 15:Không có bọ gậy, không có muỗi thì không có sốt xuất huyết là phương châm phòng dịch bệnh sốt xuất huyết của bộ y tế. A. Đúng. B. Sai. III. Chọn phương án đúng nhất. Câu 16 :Bệnh nhân có triệu chứng : sốt cao, đau người, đau lưng, mắt nhức, mặt đỏ, lưng và chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn, mạch phù sác, hồng đại là trường hợp bệnh nào sau đây ? A. Bệnh quai bị thể nặng. B. Bệnh sốt xuất huyết. C. Bệnh Viêm tai giữa. D. Bệnh liệt thần kinh VII ngoại biên. E. Bệnh suy nhược thần kinh. Câu 17: Bệnh nhân có triệu chứng : sốt cao, đau người, đau lưng, mắt nhức, mặt đỏ, lưng và chân tay có điểm xuất huyết, chảy máu cam, miệng khát, có khi nôn mửa, có hạch ở nách, khuỷu tay, bẹn, mạch phù sác, hồng đại được chẩn đoán là sốt xuất huyết thể sốt cao có chảy máu. Theo Y học cổ truyền có thể dùng phương pháp nào sau đây ? A. Thanh nhiệt giải độc tả hỏa cầm máu.
- 16 B. Hành khí hoạt huyết. C. Bổ khí huyết. D. Kiên tỳ dưỡng tâm an thần. E. Bổ can thận. Câu 18:Bệnh nhân mắc sốt xuất huyết có triệu chứng : Sốt cao hoặc sốt có giảm, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, huyết áp tụt, mạch nhanh, người mệt mỏi, vã mồ hôi, vật vã, chất lưỡi đỏ, mạch trầm tế sác. Theo Y học cổ truyền bạn chẩn đoán thể nào sau đây ? A. Bệnh sốt xuất huyết thể sốt cao có chảy máu. B. Bệnh sốt xuất huyết thể khí âm lưỡng hư. C. Bệnh sốt xuất huyết thể nhẹ. D. Bệnh huyễn vựng. C. Bệnh chính xung
- 17 BÀI 3 : CÚM, CẢM MẠO Giới thiệu Cảm mạo và cúm là một chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Y học cổ truyền gọi là “Dịch lệ”, “Thời hành cảm mạo”, thuộc phạm trù của bệnh truyền nhiễm (ôn bệnh). Mục tiêu - Trình bày được nguyên nhân Cúm, cảm mạo theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Trình bày được chẩn đoán, điều trị Cúm, cảm mạo theo Y học cổ truyền. Nội dung: 1. Đại cương Cảm mạo và cúm là một chứng bệnh rất phổ biến, ảnh hưởng không ít đến sức khoẻ cộng đồng. Cảm là bệnh viêm đường hô hấp cấp do khí lạnh, YHCT gọi là “thương phong”. Bệnh nhẹ chỉ vài ba ngày sẽ khỏi. Nếu cảm nặng hoặc diễn biến phức tạp thì sẽ lâu khỏi. Cúm là bệnh viêm cấp đường hô hấp trên do vi rút, thường gây ra những vụ dịch lớn khó ngăn chặn, gây tác hại lớn cho nhân loại về số người mắc bệnh lẫn tỷ lệ tử vong. Y học cổ truyền gọi là “Dịch lệ”, “Thời hành cảm mạo”, thuộc phạm trù của bệnh truyền nhiễm (ôn bệnh). 2. Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh - Do phong hàn xâm nhập vào Phế, nhân lúc sức chống đỡ của cơ thể kém, làm cho Phế mất chức năng tuyên thông sinh ra bệnh lý. Nếu sức chống đỡ yếu, bệnh nặng và có lây truyền là thể “thời hành cảm mạo”. - Do phản ứng của cơ thể khác nhau nên thường biểu hiện lâm sàng là thể phong hàn và thể phong nhiệt. 3. Chẩn đoán - Tại tuyến cơ sở: Phát hiện bệnh sớm chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh khởi phát đột ngột, sốt cao 39-400C ngắn ngày, nhức đầu, đau mỏi toàn thân. Hội chứng hô hấp nổi bật: Viêm long đường hô hấp, dễ gây biến chứng ở phổi. Cúm thường xảy ra vào mùa đông xuân, cùng một lúc có nhiều người bị. - Tại tuyến tỉnh, trung ương: + Dựa vào triệu chứng lâm sàng. +Dựa vào xét nghiệm đặc hiệu như phản ứng Hitst. + Phản ứng kết hợp bổ thể
- 18 + Chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang là một trong những biện pháp chẩn đoán sớm cho kết quả chính xác, tỷ lệ dương tính 60-70% sau 3-4 giờ. + Phân lập virut có giá trị tự chẩn đoán xác định. Phương pháp này ít giá trị thực tiễn trong lâm sàng vì kết quả chậm, chi phí tốn kém và phức tạp. 4. Điều trị theo Y học cổ truyền 4.1 Cảm mạo phong hàn - Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, kèm sợ lạnh không có mồ hôi, đau đầu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi trong, tiếng nói nặng và thô, ho, rát họng, đau mình mẩy, rêu lưỡi, trắng mỏng, mạch phù khẩn. - Chẩn đoán bát cương: biểu hàn - Pháp điều trị: Phát tán phong hàn ( Tân ôn giải biểu), Tuyên thông phế khí - Bài thuốc: Ma hoàng thang gia giảm hoặc Hương tô tán 4.2 Cảm mạo phong nhiệt - Triệu chứng: Phát sốt, sợ gió, không sợ lạnh, ra mồ hôi nhiều, nặng đầu, hắt hơi, chảy nước mũi, tắc mũi, miệng khô, mũi khô, ho ra đờm màu vàng đặc, đau mình mẩy, có thể chảy máu cam, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác. - Chẩn đoán bát cương: Biểu nhiệt - Pháp điều trị : phát tán phong nhiệt (Tân lương giải biểu) - Bài thuốc : Tang cúc ẩm , Ngân kiều tán 4.3 Điều trị chung của cả 2 thể 4.3.1 Thuốc xông: là phương pháp rất phổ biến và được cộng đồng ưa chuộng, thực hiện tại gia đình, tuyến cơ sở. Bài l: Nấu nồi xông với 3 loại lá - Lá có tác dụng kháng sinh: lá Hành, Tỏi. Lá có tác dụng hạ sốt: lá Tre, lá Duối. - Lá có tinh dầu, có tác dụng sát khuẩn đường hô hấp: lá Chanh, lá Bưởi, lá Tía tô, lá Kinh giới, lá Bạc hà, lá Sả. - Cách nấu nồi nước xông: các loại lá xông mỗi thứ lấy một nắm, đem rửa sạch, cho vào nồi, đổ cho ngập nước, lấy lá Chuối bịt kín miệng nồi, đun to lửa cho sôi trong 2 - 3 phút, bắc ra xông. Thời gian xông 15 - 20 phút. Sau khi xông xong lau khô người, thay quần áo và đắp chăn nằm nơi kín gió. Chú ý người già yếu, trẻ nhỏ không xông. Bài 2: Nếu trong điều kiện không kiếm được lá xông, có thể dùng dầu cao sao vàng hoặc dầu gió đổ vào nồi nước đun sôi và xông giống như trên. 4.3.2. Phương pháp đánh gió: Đánh gió là một phương pháp chữa bệnh của dân gian để điều trị cảm mạo. Phương pháp này đơn giản, an toàn, phục vụ tại nhà và tuyến y tế cơ sở.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình ảnh CT Xơ gan và Các bệnh lý mạch máu gan
61 p | 686 | 278
-
TIẾP CẬN HÌNH ẢNH HỌC SỌ NÃO
78 p | 705 | 212
-
Bài giảng: Bệnh tay chân miệng
51 p | 668 | 134
-
Trắc nghiệm giáo dục sức khỏe
8 p | 1048 | 127
-
Các bệnh cơ tim dãn nở
52 p | 422 | 105
-
Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết
33 p | 469 | 81
-
Bệnh đau nữa đầu và đau đầu từng chuỗi
175 p | 282 | 75
-
DINH DƯỠNG TRONG MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH
49 p | 131 | 24
-
Sinh lý bệnh: Chương 10. Rối loạn điều hòa thân nhiệt
9 p | 346 | 17
-
BỆNH ĐA DÂY THẦN KINH MẤT MYELIN VIÊM MÃN TÍNH và CÁC BIẾN THỂ
10 p | 206 | 12
-
Giáo trình Bệnh học ngoại, phụ khoa y học cổ truyền: Phần 1
99 p | 25 | 9
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Tài liệu dành cho Y sĩ) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
171 p | 11 | 4
-
Thực phẩm phòng ngừa bệnh dị ứng
3 p | 57 | 2
-
Cần tây, mùi tây phòng chống bệnh ung thư
2 p | 49 | 2
-
Giáo trình Bệnh học y học hiện đại 2 (Ngành: Y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
375 p | 0 | 0
-
Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền I (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
120 p | 6 | 0
-
Giáo trình Bệnh học y học hiện đại 1 (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
175 p | 0 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn