Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền I (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
lượt xem 1
download
Giáo trình "Bệnh học y học cổ truyền I (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học trình bày được một số bệnh thông thường và một số bệnh cần cấp cứu theo y học cổ truyền; nắm được những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT; phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học y học cổ truyền I (Ngành: Y sĩ y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRUỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN I NGÀNH/NGHỀ: Y SĨ Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành theo Quyết định số:549/QĐ-CĐYT, ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa) Thanh Hóa, 2021
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 1 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng bệnh học y học cổ truyền I được các giảng viên Bộ môn Phục hồi chức năng – Y học cổ truyền biên soạn dùng cho hệ Trung cấp Y học cổ truyền dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Môn học giúp cho người học nắm được một số bệnh thông thường và một số bệnh cần cấp cứu theo y học cổ truyền, trình bày những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT. Phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng. Môn học bệnh học y học cổ truyền I giúp học viên sau khi ra trường có khả năng chẩn đoán, điều trị được từng thể bệnh mà y học cổ truyền có khả năng chữa được, biết cách phòng bệnh cho các bệnh đã học. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021
- 2 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên ThS.BS MAI VĂN BẢY 2. Những người biên soạn Ths. BS Tô Ánh Nguyệt ThS. Doãn Hồng Hà Vân BS. Lê An Giang
- 3 MỤC LỤC Đầu Mục Trang Lời Giới Thiệu................................................................................................................................ 1 Mục Lục .......................................................................................................................................... 3 Giáo Trình Môn Học ..................................................................................................................... 4 Chương I: Bệnh Tim Mạch........................................................................................................... 5 Bài 1: Đại Cương Về Bệnh Tuần Hoàn ....................................................................................... 5 Bài 2: Tăng Huyết Áp................................................................................................................ 11 Bài 3: Rối Loạn Thần Kinh Tim................................................................................................ 19 Bài 4 : Thiếu Máu ................................................................................................................. 25 Chương II: Bệnh Tiêu Hóa ......................................................................................................... 29 Bài 5 : Đại Cương Về Bệnh Tiêu Hóa .................................................................................. 29 Bài 6 : Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng .................................................................................... 35 Bài 7 : Viêm Gan .................................................................................................................. 41 Bài 8: Tiêu Chảy ................................................................................................................ 48 Bài 9: Hội Chứng Lỵ .......................................................................................................... 53 Chương III: Bệnh Thần Kinh- Cơ Xương Khớp...................................................................... 60 Bài 10: Đại Cương Về Bệnh Thần Kinh, Cơ Xương Khớp ...................................................... 60 Bài 10: Viêm Khớp Dạng Thấp ........................................................................................... 66 Bài 12: Đau Vai Gáy ............................................................................................................ 81 Bài 13: Đau Thần Kinh Tọa ................................................................................................. 87 Bài 14: Liệt Thàn Kinh Số Vii Ngoại Biên .......................................................................... 93 Bài 15: Suy Nhược Thần Kinh ........................................................................................... 100 Bài 16 : Đau Thần Kinh Liên Sườn .................................................................................... 107 Bài 17: Tai Biến Mạch Máu Não ....................................................................................... 113 Tài Liệu Tham Khảo ................................................................................................................. 118
- 4 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: BỆNH HỌC Y HỌC CỔ TRUYỀN I Mã môn học: MH 22 I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT, Ý NGHĨA VÀ VAI TRÒ CỦA MÔN HỌC - Vị trí: : Môn học được bố trí sau khi học sinh đã học xong môn Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, Bệnh học Y học hiện đại, Giải phẫu sinh lý. - Tính chất môn học cung cấp kiến thức về nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT để điều trị một số bệnh thông thường và một số bệnh cần cấp cứu theo y học cổ truyền. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC -Về kiến thức: + Trình bày được một số bệnh thông thường và một số bệnh cần cấp cứu theo y học cổ truyền. + Trình bày những nguyên tắc, cấu tạo, cách xây dựng một bài thuốc YHCT. Phân loại các bài thuốc YHCT và 30 bài thuốc cổ phương cơ bản và các bài thuốc nam thường dùng trong cộng đồng. -Về kỹ năng: + Chẩn đoán, điều trị được từng thể bệnh mà y học cổ truyền có khả năng chữa được + Biết cách phòng bệnh cho các bệnh đã học. -Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Hình thành và rèn luyện tác phong nghiêm túc, thận trọng, chính xác, khoa học trong thực tập. + Có thái độ đúng trong việc điều trị một số bệnh, chứng thông thường bằng phương pháp Y học cổ truyền. III. NỘI DUNG CỦA MÔN HỌC
- 5 CHƯƠNG I: BỆNH TIM MẠCH BÀI 1: ĐẠI CƯƠNG VỀ BỆNH TUẦN HOÀN Giới thiệu Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn liên quan đến hệ tim mạch và máu theo Y học hiện đại. Theo lý luận của YHCT bệnh thường xảy ra ở các tạng Tâm, can, tỳ, thận vì Tâm chủ huyết mạch, can tàng huyết và chủ sơ tiết, tỳ thống nhiếp huyết để chủ khí sinh huyết, thận chủ tủy và cốt sinh tinh tủy và sinh huyết. Mục tiêu: - Hiểu được nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh tuần hoàn theo Y học cổ truyền. - Trình bày được phương pháp chữa các chứng bệnh tuần hoàn theo Y học cổ truyền Nội dung: 1.Đại cương: Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn liên quan đến hệ tim mạch và máu theo Y học hiện đại. Theo lý luận của YHCT bệnh thường xảy ra ở các tạng Tâm, can, tỳ, thận vì Tâm chủ huyết mạch, can tàng huyết và chủ sơ tiết, tỳ thống nhiếp huyết để chủ khí sinh huyết, thận chủ tủy và cốt sinh tinh tủy và sinh huyết. 2.Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: Bệnh hệ tuần hoàn thường do 3 loại nguyên nhân gây ra: - Thực chứng: Do nhiệt độc, hỏa độc và phong thấp nhiệt, can hỏa vượng, thấp nhiệt ở can kinh gây ra. + Nhiệt độc, hỏa độc hay gây ra các bệnh nhiễm trùng như thấp tim, bội nhiễm +Phong thấp nhiệt gây ra các bệnh viêm khớp cấp : ngoài triệu chứng nhiễm trùng toàn thân còn các triệu chứng về khớp như sưng , nóng, đỏ, đau do phong thấp nhiệt làm khí huyết bị tắc lại gây nên chứng tý ( Thể phong thấp nhiệt tý) + Can hỏa vượng, thấp nhiệt can kinh gây cao huyết áp thể hưng phấn tăng. - Cơ địa: Do bẩm tố thể tạng nhiệt, cơ địa dị ứng nhiễm trùng ( huyết nhiệt) hay gặp ở những bệnh nhân thấp khớp cấp hoặc hay chảy máu cam ở người trẻ. - Hư chứng: Do công năng hoạt động của các tạng: Tâm, can, tỳ, thận bị giảm sút ảnh hưởng tới chức năng chủ huyết mạch của tâm, tàng huyết của can, thống nhiếp huyết của tỳ và chủ thủy, chủ cốt tủy sinh huyết của thận. Các nguyên nhân trên gây ra các triệu chứng rối loạn về âm ( âm hư), dương( dương hư, dương xung), khí ( khí trệ, khí hư), huyết (huyết ứ, huyết hư), tân dịch giảm, đàm thấp, rối loạn tinh và thần 3. Phương pháp chữa chứng bệnh tuần hoàn 3.1. Thực chứng: - Do nhiệt độc hỏa độc gây nhiễm trùng như thấp tim, bội nhiễm ở bệnh bạch huyết.
- 6 Triệu chứng: mặt đỏ, mắt đỏ, sốt cao, khát nước, miệng khô, tiểu đỏ, ít, táo bond, rêu lưỡi vàng, chất lưỡi đỏ, mạch sác hữu lực Phương pháp chữa: Thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa. Bài thuốc có thể dùng: Bạch hổ thang, Hoàng liên giải độc thang, Ngân kiều tán gia giảm - Do phong thấp nhiệt gây viêm khớp cấp. Triệu chứng: Ngoài triệu chứng nhiễm trùng toàn thân còn sưng nóng đỏ đau ở các khớp gây chứng nhiệt tý. Phương pháp chữa:Khu phong thanh nhiệt trừ thấp Bài thuốc: dùng nhóm thuốc thanh nhiệt, trừ phong thấp - Can hỏa vượng, thấp nhiệt can kinh Triệu chứng:Đau đầu dữ dội, mặt đỏ, mắt đỏ, táo bón, họng khô lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, nước tiểu đỏ, mạch huyền sác Phương pháp chữa: bình can, trừ thấp nhiệt Bài thuốc: Long đởm tả can thang 3.2 Do cơ địa huyết nhiệt Triệu chứng: Tâm phiền, miệng khô, sốt về chiều, chất lưỡi đỏ, hay chảy máu dưới da, chảy máu cam, đái ra máu. Phương pháp chữa: Thanh nhiệt lương huyết Bài thuốc: Tê giác địa hoàng thang, Địa cốt bì ẩm, Thanh dinh thang. 3.3 Hư chứng - Khí hư: Gây bệnh thấp tim, suy tim, xơ cứng mạch vành, nhồi máu cơ tim, chảy máu kéo dài Triệu chứng: mệt mỏi, tay chân yếu, ngại nói, thở gấp, ngắn, tự hãn, ăn kém, ngủ ít, sắc mặt trắng, chất lưỡi đạm, mạch yếu vô lực hay kết đại Phương pháp chữa: bổ khí Bài thuốc: Tứ quân tử thang -Huyết hư: gây thiếu máu, suy tim Triệu chứng: Da xanh, niêm mạc nhợt, môi nhạt, mắt hoa, chóng mặt, hồi hộp, ngủ ít, chất lưỡi nhạt, mạch sác vô lực. Phương pháp chữa: bổ huyết Bài thuốc: Tứ vật thang, quy tỳ hoàn, đương quy bổ huyết thang -Khí huyết hư: Suy tim, thiếu máu, thời kỳ cuối của bệnh bạch huyết Triệu chứng bao gồm các triệu chứng của cả khí hư và huyết hư Phương pháp chữa: Bổ khí huyết, Bài thuốc: bát trân thang, nhân sâm dưỡng vinh thang.
- 7 - Âm hư: Hay gặp ở người cao huyết áp, rối loạn thần kinh tim, xơ cứng động mạch là biểu hiện của can thận âm hư, tâm âm hư. + Triệu chứng: Thường biểu hiện thể âm hư dương xung hoặc âm hư hỏa vượng : nhức đầu, hoa mắt chóng mặt, ù tai, ít ngủ hay mê, mạch tế sác. Nếu do can thận âm hư: họng khô, đạo hãn, ngũ tâm phiền nhiệt, lưỡi đỏ ít rêu. Nếu thiên về dương xung thì mắt đỏ, mặt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, nước tiểu đỏ + Phương pháp chữa: Nếu âm hư hỏa vượng thì tư âm giáng hỏa. Nếu âm hư dương xung thì tư âm tiềm dương + Bài thuốc: Lục vị hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn nếu âm hư hỏa vượng. Thiên ma câu đằng ẩm nêu âm hư dương xung. - Dương hư: Hay gặp ở người rối loạn thần kinh tim, xơ cứng động mach vành xuất hiện bệnh thuộc Tâm, tỳ thận dương hư. Triệu chứng: Hồi hộp, lưng lạnh mỏi, gối yếu, chân tay lạnh, sợ lạnh, ỉa chảy, tiểu tiện nhiều lần, mạch trầm tế nhược Phương pháp chữa: Trợ dương, ôn dương. Bài thuốc: Bát vị quế phụ, chân vũ thang. - Khí trệ huyết ứ: Gặp ở bệnh nhân suy tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, chảy máu do xung huyết gây thoát quản. Phương pháp chữa: Hành khí hoạt huyết Bài thuốc: Huyết phủ trục ứ thang. - Đàm trọc nội sinh:Gặp ở bệnh nhân cao huyết áp thể tạng béo , cholesteron cao, đau thắt ngực trái do xơ cứng mạch vành. Nguyên nhân chủ yếu do tỳ hư không vận hóa được thủy cốc ngưng tụ thành đàm. Phương pháp chữa; Kiện tỳ, trừ thấp hóa đàm . Tùy hàn đàm hay nhiệt đàm mà sử dụng thuốc thích hợp. Bài thuốc: Nhị trần thang, bán hạ bạch truật thang, Ôn đởm thang, Thương phụ đạo đàm hoàn. Trong các bệnh về hệ tuần hoàn, ngoài việc dùng những phương pháp chữa trên còn kết hợp chặt chẽ với thuốc an thần. Tùy nguyên nhân gây bệnh và thể trạng bệnh nhân mà sử dụng thuốc dưỡng tâm an thần hay trọng trấn an thần.
- 8 Ghi nhớ - Nguyên nhân, cơ chế sinh bệnh tuần hoàn theo Y học cổ truyền. - Phương pháp chữa các chứng bệnh tuần hoàn theo Y học cổ truyền LƯỢNG GIÁ: Câu 1: Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn liên quan đến…………. và máu theo Y học hiện đại. A. Hệ tim mạch B. Hệ thần kinh C. Hệ tiết niệu Câu 2 : Theo lý luận của YHCT bệnh thường xảy ra ở các tạng ………. can, tỳ, thận A. Tâm B. Phế C. Thận Câu 3: Theo lý luận của YHCT bệnh thường xảy ra ở các tạng Tâm, can, tỳ, thận vì Tâm chủ………………… , can tàng huyết và chủ sơ tiết, tỳ thống nhiếp huyết để chủ khí sinh huyết, thận chủ tủy và cốt sinh tinh tủy và sinh huyết. A. Huyết mạch B.Cơ nhục C.Cốt tủy Câu 4: Các bệnh thuộc hệ tuần hoàn thường do …………. loại nguyên nhân gây ra A.1 B.2 C. 3 Câu 5: : Nhiệt độc, hỏa độc hay gây ra các bệnh nhiễm trùng như thấp tim, bội nhiễm là nguyên nhân thuộc………………….. A Thực chứng B Hư chứng
- 9 C Dị ứng nhiễm trùng Câu 6: Các bệnh về tuần hoàn do công năng hoạt động của các tạng: Tâm, can, tỳ, thận bị giảm sút ảnh hưởng tới chức năng chủ huyết mạch của tâm, tàng huyết của can, thống nhiếp huyết của tỳ và chủ thủy, chủ cốt tủy sinh huyết của thận là những nguyên nhân gây bệnh thuộc loại: A.Ngoại nhân B.Nội nhân C.Bất nội ngoại nhân Câu 7: . Phương pháp chữa chứng bệnh tuần hoàn thể :……………là: Thanh nhiệt, giải độc, tả hỏa. A.Hư chứng B.Thực chứng C.Cơ địa Câu 8: Bài thuốc: Lục vị hoàn, Kỷ cúc địa hoàng hoàn chữa âm hư hỏa vượng để chữa chứng: ……….. A.Hư B.Thực C.Cơ địa Câu 9: Những bài thuốc: Nhị trần thang, bán hạ bạch truật thang, Ôn đởm thang, Thương phụ đạo đàm hoàn là để chữa chứng bệnh:……………. A. Khí trệ huyết ứ B. Đàm trọc nội sinh. C. Âm hư hỏa vượng Câu 10: Trong các bệnh về hệ tuần hoàn, ngoài việc dùng những phương pháp chữa trên còn kết hợp chặt chẽ với thuốc………. A. Tiêu đạo B. An thần C. Tả hạ I. Chọn phương án câu đúng, sai
- 10 Câu 11: Bệnh hệ tuần hoàn thường do 3 loại nguyên nhân gây ra. A. Đúng B. Sai Câu 12:Theo Y học hiện đại, các bệnh thuộc hệ tuần hoàn liên quan đến hệ tim mạch và máu A Đúng B.Sai
- 11 BÀI 2: TĂNG HUYẾT ÁP Giới thiệu Trong y học cổ truyền cao huyết áp là chứng bệnh thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương…. Cao huyết áp có thể là triệu chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như xơ cứng mạch, bệnh về thận, tiền mãn kinh…. hoặc có thể vô căn. Mục tiêu: - Trình bày được nguyên nhân Tăng huyết áp theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Trình bày được chẩn đoán, điều trị Tăng huyết áp theo Y học cổ truyền. Nội dung: 1.Đại cương: Cao huyết áp là chứng bệnh thuộc chứng huyễn vựng, đầu thống, can dương… của Y học cổ truyền. Cao huyết áp có thể là triệu chứng bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như xơ cứng mạch, bệnh về thận, tiền mãn kinh…. hoặc có thể vô căn. 2.Nguyên nhân cơ chế bệnh sinh: Cao huyết áp là bệnh do các tạng can, thận ,tỳ mất điều hòa gây bệnh. Cũng có thể do đàm thấp ở những người thể tạng béo, cholesteron máu tăng. Can tàng huyết, Thận tàng tinh chủ cốt tủy sinh huyết, Tỳ thống nhiếp huyết nên khi chức năng của các tạng này mất điều hòa sẽ dẫn đến cao huyết áp. 3. Chẩn đoán: Cao huyết áp được chẩn đoán theo 4 thể bệnh: - Thể âm hư dương xung: hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh…Các triệu chứng thiên về hưng phấn ( dương xung) và ức chế giảm ( âm hư). Triệu chứng: Hoa mắt nhức đầu, ù tai, dễ cáu gắt, miệng đắng họng khô ít ngủ hay mê. Rêu lưỡi trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền, hoạt, sác. Nếu âm hư thì hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, hay quên, lòng bàn chân bàn tay nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác. Nếu dương xung thì đau đầu dữ dội , mặt đỏ, táo bón, họng khô, đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng khô, mạch huyền sác có lực.
- 12 - Thể can thận hư: hay gặp ở người già, xơ cứng động mạch. Triệu chứng: Nhức đầu chóng mặt hoa mắt ù tai, hoảng hốt, dễ sợ, ngủ ít hay mê lưng gối yếu, miệng khô mặt đỏ chất lưỡi đỏ mạch huyền tế sác ( do âm hư). Mặt trắng, chân gối mềm yếu, đi tiểu nhiều, liệt dương, di tinh, mạch trầm tế ( do dương hư). - Thể tâm tỳ hư: Hay gặp cao huyết áp ở người già có kèm theo các bệnh lý về dạy dày, đại tràng. Triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, ỉa lỏng, đầu choáng mắt hoa, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế. - Thể đàm thấp: Hay gặp ở người béo, có cao huyết áp và tăng mỡ máu. Triệu chứng: Người béo mập , ngực sườn đầy tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính miệng nhạt, mạch huyền hoạt. 4. Điều trị theo Y học cổ truyền 4.1Thể Âm hư dương xung: Phương pháp chữa: Tư âm tiềm dương. Nếu do âm hư thì tư dưỡng can thận âm, nếu do dương xung thì bình can tiềm dương hoặc thanh can tả hỏa. - Châm cứu: Thái xung, Túc lâm khấp, huyết hải, thái khê, Phong trì, bách hội, nội quan, thần môn… - Bài thuốc: + Toa căn bản: Cỏ nhọ nồi 10g Cỏ xước 10g Măng vòi 9 cái Lá bạc hà 100g Nước vo gạo 300 ml Các vị trên rửa sạch, giã nát cho vào nước vo gạo đun lên lọc lấy 100ml uống trong ngày. Uống liền trong 3 ngày liên tục. + Đối pháp lập phương: Dưỡng can thận âm, hoặc bình can tiềm dương hoặc thanh can tả hỏa. + Bài thuốc: Thiên ma câu đằng ẩm hoặc Lục vị quy thược hoặc Lục vị kỷ cúc hoặc Long đởm tả can thang 4.2 Thể Can thận hư:
- 13 + Phương pháp chữa: Tư dưỡng can thận. Bổ can thận âm nếu âm hư, Ôn dưỡng can thận nếu dương hư. + Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Thái khê, thận du, tam âm giao, huyết hải ( âm hư) . Cứu Quan nguyên, khí hải, mệnh môn ( Dương hư) + Bài thuốc: - Toa căn bản: Hà thủ ô 16g Kỷ tử 12g Sinh địa 12g Quả dâu chín 12g Tang ký sinh 12g Mẫu lệ 20g Ngưu tất 12g Trạch tả 8 g - Đối pháp lập phương: Tư bổ can thận hoặc ôn dưỡng can thận - Bài thuốc: Lục vị địa hoàng ( âm hư) Lục vị kỷ cúc gia trợ dương như Ba kích, ích trí nhân, đỗ trọng ( dương hư) 4.3 Thể Tâm tỳ hư: + Phương pháp chữa: Kiện tỳ, bổ huyết , an thần + Châm cứu: Châm bổ các huyệt: Túc tam lý, tam âm giao, huyết hải, nội quan, thần môn + Bài thuốc - Toa căn bản: Bạch truật 16g Đẳng sâm 12g Đăng tâm 4g Xương bồ 12g Hạt sen 16g Ý dĩ 16g Tâm sen 8g Hạt muồng 12g Ngưu tất 12 g Hoài sơn 16g - Đối pháp lập phương : Kiện tỳ, bổ huyết , an thần - Bài thuốc: Quy tỳ thang gia giảm. 4.4 Thể Đàm thấp + Phương pháp chữa: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm + Châm cứu: châm các huyệt: Thái xung, túc lâm khấp, túc tam lý, phong long, dương lăng tuyền, can du, đởm du. +Bài thuốc: - Toa căn bản: Bán hạ chế 8g Trần bì 6g Tinh tre 8 g Hạt muồng 12g Hòe hoa 12g Hạ khô thảo 12g Tỳ giải 12g Rễ cỏ tranh 12g
- 14 Ngưu tất 12g - Đối pháp lập phương: Kiện tỳ, trừ thấp, hóa đàm - Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thang gia giảm, Ôn đởm thang gia giảm nếu đàm thấp hóa hỏa 4.5. Dự phòng: - Chế độ ăn uống sinh hoạt điều độ, đúng mực, không dùng các chất kích thích - Tập dưỡng sinh chú trọng bài thanh tâm và thư giãn Ghi nhớ - Nguyên nhân Tăng huyết áp theo Y học hiện đại và Y học cổ truyền. - Chẩn đoán, điều trị Tăng huyết áp theo Y học cổ truyền. LƯỢNG GIÁ: Câu 1: Cao huyết áp là chứng bệnh thuộc chứng…………. , đầu thống, can dương của Y học cổ truyền A. Huyễn vựng B. Chứng Tý C. Chứng Nuy Câu 2: Cao huyết áp là ………….bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra như xơ cứng mạch, bệnh về thận, tiền mãn kinh, hoặc có thể vô căn. A. Triệu chứng . B. Nguyên nhân. C. Điều kiện Câu 3: Cao huyết áp được chẩn đoán theo … thể bệnh: A. 1 B. 2 C. 4 Câu 4: Thể âm hư dương xung: hay gặp ở người ….., rối loạn tiền mãn kinh…Các triệu chứng thiên về hưng phấn ( dương xung) và ức chế giảm ( âm hư).
- 15 A. Già B. Trẻ C. Nhi đồng. Câu 5: Thể đàm thấp: Hay gặp ở người ……, có cao huyết áp và tăng mỡ máu. A. Béo B. Gầy C. Già Câu 6: Cứu huyệt Quan nguyên, Khí hải, Mệnh môn trong trường hợp cao huyết áp thể ……….. A. Âm hư B. Dương hư. C. Huyết hư II. Chọn phương án câu đúng, sai Câu 7: Cao huyết áp là bệnh do các tạng can, thận ,tỳ mất điều hòa gây bệnh. A. Đúng B. Sai Câu 8: Do Can tàng huyết, Thận tàng tinh chủ cốt tủy sinh huyết, Tỳ thống nhiếp huyết nên khi chức năng của các tạng này điều hòa sẽ dẫn đến cao huyết áp. A. Đúng B. Sai Câu 9 : Cao huyết áp ở người già có kèm theo các bệnh lý về dạ dày, đại tràng là thể bệnh do Tâm tỳ hư. A. Đúng B. Sai Câu 10: Bệnh nhân Cao huyết áp người béo mập , ngực sườn đầy tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính miệng nhạt, mạch huyền hoạt là Cao huyết áp thể bệnh Tâm tỳ hư
- 16 A. Đúng B. Sai Câu 11: Bệnh nhân Cao huyết áp người béo mập , ngực sườn đầy tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn ít, ngủ kém, rêu lưỡi trắng dính miệng nhạt, mạch huyền hoạt là Cao huyết áp thể bệnh Đàm thấp A. Đúng B. Sai. Câu 12: Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thang gia giảm có tác dung chữa Cao huyết áp thể : Âm hư hỏa vượng. A. Đúng B. Sai Câu 13: Bài thuốc: Bán hạ bạch truật thang gia giảm có tác dung chữa Cao huyết áp thể : Đàm thấp. A.Đúng B.Sai. Câu 14: Cao huyết áp thể Tâm tỳ hư có phương pháp chữa là kiện tỳ, bổ huyết , an thần. A. Đúng B. Sai III. Chọn phương án đúng nhất. Câu 15 : Cao huyết áp hay gặp ở người trẻ, rối loạn tiền mãn kinh…Các triệu chứng thiên về hưng phấn ( dương xung) và ức chế giảm ( âm hư). Là thể bệnh nào sau đây: A. Âm hư dương xung B. Đàm thấp. C. Tâm tỳ hư D. Can thận hư E. Thận dương hư
- 17 Câu 16: Một bệnh nhân Cao huyết áp có triệu chứng hoa mắt chóng mặt, hồi hộp mất ngủ, hay quên, lòng bàn chân bàn tay nóng, lưỡi đỏ ít rêu, mạch huyền tế sác. Theo bạn sẽ chẩn đoán bát cương là hội chứng nào sau đây: A. Dương hư. B. Âm hư. C. Khí hư D. Hàn chứng. E. Biểu chứng. Câu 17 Bài thuốc : Long đởm tả can thang có tác dụng gì sau đây: A. Thanh can tả hỏa. B. Bình can tiềm dương. C. Tư bổ Thận âm. D. Bổ Can Thận E. Kiện Tỳ dưỡng Tâm. Câu 18 : Một bệnh nhân 75 tuổi bị Cao huyết áp có triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, ỉa lỏng, đầu choáng mắt hoa, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế được chẩn đoán Y học cổ truyền là: A. Âm hư dương xung B. Đàm thấp. C. Tâm tỳ hư D. Can thận hư E. Thận dương hư Câu 19: Một bệnh nhân 75 tuổi bị Cao huyết áp có triệu chứng: Sắc mặt trắng, da khô, mệt mỏi, ngủ ít, ăn kém, ỉa lỏng, đầu choáng mắt hoa, rêu lưỡi nhạt, mạch huyền tế. Được chẩn đoán Y học cổ truyền là: Tâm tỳ hư. Theo bạn nên dùng bài thuốc cổ phương nào sau đây: A. Lục vị B. Bát vị.
- 18 C. Quy tỳ D. Thiên vương bổ Tâm E. Tứ vật Câu 20: Bài thuốc : Lục vị Kỷ Cúc có thể dùng cho bệnh nhân Cao huyết áp thể nào sau đây: A. Âm hư hỏa vượng B. Âm hư dương xung C. Thận dương hư D. Tâm tỳ hưĐàm thấp
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình ảnh CT Xơ gan và Các bệnh lý mạch máu gan
61 p | 686 | 278
-
TIẾP CẬN HÌNH ẢNH HỌC SỌ NÃO
78 p | 706 | 212
-
Giáo trình Bệnh học và Điều trị Đông Y
0 p | 332 | 136
-
Bài giảng: Bệnh tay chân miệng
51 p | 668 | 134
-
Trắc nghiệm giáo dục sức khỏe
8 p | 1050 | 127
-
Các bệnh cơ tim dãn nở
52 p | 423 | 105
-
Tổng quan về bệnh sốt xuất huyết
33 p | 471 | 81
-
Bệnh đau nữa đầu và đau đầu từng chuỗi
175 p | 282 | 75
-
DINH DƯỠNG TRONG MỘT SỐ BỆNH MẠN TÍNH
49 p | 132 | 25
-
Sinh lý bệnh: Chương 10. Rối loạn điều hòa thân nhiệt
9 p | 346 | 17
-
BỆNH ĐA DÂY THẦN KINH MẤT MYELIN VIÊM MÃN TÍNH và CÁC BIẾN THỂ
10 p | 206 | 12
-
Giáo trình Bệnh học nội khoa (Ngành: Y sỹ đa khoa - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Sơn La
258 p | 20 | 9
-
Giáo trình Bệnh học ngoại, phụ khoa y học cổ truyền: Phần 1
99 p | 25 | 9
-
Giáo trình Bệnh học ngoại khoa (Tài liệu dành cho Y sĩ) - Trường Trung cấp Y tế Tây Ninh
171 p | 11 | 4
-
Thực phẩm phòng ngừa bệnh dị ứng
3 p | 57 | 2
-
Cần tây, mùi tây phòng chống bệnh ung thư
2 p | 49 | 2
-
Giáo trình Bệnh học y học hiện đại 2 (Ngành: Y học cổ truyền - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá
375 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn