intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Bệnh học y học hiện đại 1 (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Bệnh học y học hiện đại 1 (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp người học nắm được triệu chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý nội khoa, nhi khoa, truyền nhiễm thường gặp. Từ đó người học vận dụng trong thực hành đưa ra phương pháp xử trí và chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Bệnh học y học hiện đại 1 (Ngành: Y sỹ y học cổ truyền - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƢỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: BỆNH HỌC Y HỌC HIỆN ĐẠI 1 NGÀNH/NGHỀ: Y SỸ YHCT TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 549/QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hoá, năm 2021
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho người học; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Bệnh học y học hiện đại 1 được các giảng viên Bộ môn Nội - Truyền Nhiễm, biên soạn dùng cho hệ trung cấp y sỹ y học cổ truyền dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Bệnh học y học hiện đại 1 giúp cho người học nắm được những triệu chứng lâm sàng, điều trị một số bệnh thường gặp. Môn “Bệnh học y học hiện đại 1” giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức về bệnh học nội đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, ngày 10 tháng 08 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. ThS. BS. Mai Văn Bảy Chủ biên 2. ThS. BS. Phùng Phương Thảo 3. ThS. BS. Nguyễn Thị Nhung 4. ThS. BS. Tạ Thị Hoa 5. ThS. BS. Lê Thị Loan 6. BS. Lê Thị Thúy
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU PHẦN NỘI ............................................................................................................... 2 Bài 1: Một số cấp cứu thƣờng gặp ......................................................................... 2 Bài 2: Cấp cứu phản vệ ......................................................................................... 13 Bài 3: Tăng huyết áp ............................................................................................. 19 Bài 4: Tai biến mạch máu não ............................................................................. 25 Bài 5: Thoái hóa khớp........................................................................................... 29 Bài 6: Bệnh gút ...................................................................................................... 33 Bài 7: Đái tháo đƣờng ........................................................................................... 37 Bài 8: Viêm phế quản cấp ..................................................................................... 44 Bài 9: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (copd) ...................................................... 47 Bài 10: Nhiễm khuẩn tiết niệu.............................................................................. 50 Bài 11: Loét dạ dày - tá tràng .............................................................................. 54 Bài 12: Xơ gan ..................................................................................................... 60 PHẦN NHI ............................................................................................................. 65 Bài 13. Các thời kỳ phát triển của trẻ ................................................................. 65 Bài 14. Đặc điểm phát triển thể chất, tinh thần, vận động trẻ em.................... 69 Bài 15. Tiêu chảy cấp trẻ em ................................................................................ 75 Bài 16. Hội chứng nôn - táo bón trẻ em............................................................... 80 Bài 17. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính ở trẻ em ....................................................... 84 Bài 18. Hội chứng co giật ...................................................................................... 89 Bài 19. Xuất huyết não- màng não...................................................................... 94 Bài 20. Tay chân miệng ........................................................................................ 99 Bài 21. Bệnh sởi ................................................................................................... 105 PHẦN TRUYỀN NHIỄM................................................................................... 109 Bài 22. Đại cƣơng về bệnh Truyền nhiễm (1 giờ) ............................................. 109 Bài 23. Sốt kéo dài chƣa rõ nguyên nhân .......................................................... 114 Bài 24: Bệnh dengue xuất huyết ........................................................................ 118 Bài 25 : Bệnh viêm gan Virus ............................................................................. 125 Bài 26: Bẹnh HIV/AIDS...................................................................................... 130 Bài 27: Bệnh viêm màng não mủ ....................................................................... 134 Bài 28: Bệnh quai bị ............................................................................................ 138 Bài 29: Bệnh bạch hầu ........................................................................................ 142 Bài 30: Bệnh cúm (Influenza)............................................................................ 147 Bài 31: Bệnh thuỷ đậu......................................................................................... 152 Bài 32: Bệnh uốn ván .......................................................................................... 156 Bài 33: Bệnh dại................................................................................................... 163 Bài 34: Bệnh Rubella.......................................................................................... 168 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 171
  5. 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn: BỆNH HỌC Y HỌC HIỆN ĐẠI 1 Mã môn học: MH 14 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn “Bệnh học y học hiện đại 1” là môn học được bố trí học sau các môn học thuộc khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở khối ngành. - Tính chất: Môn “Bệnh học y học hiện đại 1” là môn cơ sở ngành. Môn học cung cấp kiến thức về triệu chứng, biến chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý thường gặp về nội khoa, nhi khoa, truyền nhiễm. - Ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: Môn học cung cấp cho người học kiến thức cơ sở về triệu chứng, nguyên tắc điều trị các bệnh lý nội khoa, nhi khoa, truyền nhiễm thường gặp. Từ đó người học vận dụng trong thực hành đưa ra phương pháp xử trí và chuyển tuyến bệnh nhân kịp thời. Mục tiêu của môn học: - Về kiến thức: + Trình bày được các nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng một số bệnh nội khoa, nhi khoa, truyền nhiễm thường gặp. - Về kỹ năng: + Vận dụng kiến thức đã học để xử trí được một số bệnh thông thường tại tuyến y tế cơ sở. Phát hiện và xử trí kịp thời một số cấp cứu. Kết hợp những kỹ năng và kiến thức về bệnh học Y học hiện đại trong quá trình học tập và hành nghề Y học cổ truyền. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Tự giác, tích cực học tập và phát huy tính sáng tạo, gắn kết với nghề nghiệp trong quá trình học tập. Nội dung của môn học:
  6. 2 PHẦN NỘI BÀI 1: MỘT SỐ CẤP CỨU THƢỜNG GẶP (2 giờ) GIỚI THIỆU: Sơ cấp cứu đúng và kịp thời cho người bệnh giúp giảm biến chứng, di chứng và tử vong. Bài học này cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử trí một số cấp cứu thường gặp. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Kể được triệu chứng lâm sàng một số cấp cứu thường gặp. - Trình bày được xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp. NỘI DUNG CHÍNH: 1. SAY NẮNG, SAY NÓNG Say nắng hay gặp nước ta do biểu hiện rối loạn điều hoà thân nhiệt dưới tác dụng của ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ mội trường quá cao. Tăng cao thân nhiệt có trong say nóng gây tổn thương trực tiếp cho các tổ chức, các cơ quan đích và suy đa tạng. Say nóng, say nắng là một cấp cứu nội khoa thực sự. Với thân nhiệt từ 0 41,5 C trở lên. tỷ lệ tử vong có thể lên đến 76% ngay cả khi bệnh nhân được xử trí nhanh chóng Say nắng là một trường hợp của say nóng nhưng còn có thể tổn thương cấp tính khác do ánh nắng như: bỏng da, sưng nề da. Say nắng do tác dụng của mặt trời chiếu lên đầu trần. Say nắng không chỉ xảy ra khi làm đang làm việc mà ngay cả khi nghỉ ngơi hoặc tắm nắng quá nhiều 1.1. Say nắng 1.1.1. Định nghĩa Say nắng là bị tác dụng trực tiếp của ánh nắng lên đầu, gáy nạn nhân trong một thời gian dài. 1.1.2. Các dấu hiệu của say nắng Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, khó chịu - Đau lưng. - Tức ngực, khó thở, mạch nhanh. - Nôn mửa xây sầm mặt mày. - Sốt cao 40-410C, mặt đỏ. - Có thể bất tỉnh, nếu không được cấp cứu sẽ dẫn đến hôn mê, truỵ mạch. 1.1.3. Tiến triển Người bệnh say nắng nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến hôn mê, truỵ mạch 1.2. Say nóng 1.2.1.Định nghĩa Say nóng là do cơ thể bị nóng quá, hệ thần kinh trung ương bi rối loạn làm cho mọi chuyển hóa của cơ thể bị rối loạn: chuyển hóa nước và các chất điện giải, sự hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ hô hấp. 1.2. 2. Các trƣờng hợp say nóng 1.2.2.1. Say nóng kinh điển - Các bệnh nhân có nguy cơ cao như:
  7. 3 + Bệnh mãn tính: bệnh tim mạch + Người mất nước, người cao tuổi, béo bệu + Người lạm dụng rượu, nghiện ma tuý (phencylidin, cocain, các amphetamin). + Người dùng các thuốc: an thần, gây ngủ, thuôc đối kháng beta- adrenergic, lợi tiểu, các thuốc đối kháng cholinergic, thuốc chống loạn thần, - Các yếu tố môi trường: độ ẩm cao và thông khí kém. - Bệnh nhân thường có thân nhiệt lớn hơn hoặc bằng 40,5oC , thường hôn mê và không có mồ hôi. 1.2.2.2. Say nóng do gắng sức - Xuất hiện ở những người có khả năng thích nghi kém khi tập luyện hoặc lao động trong môi trường nhiệt độ và độ ẩm cao: vận động viên, người lao động cơ bắp, đặc biệt khi họ thiếu nước. - Có thể có các yếu tố nguy cơ như say nóng kinh điển, có thể có một số bệnh bẩm sinh làm giảm tiết mồ hôi. - Thân nhiệt có thể dưới 40,5oC - 50% bệnh nhân vẫn có mồ hôi. - Dễ có biến chứng đông máu nội mạc rải rác, nhiễm toan lactic và tiêu cơ vân hơn khi so với tăng thân nhiệt kinh điển 1.2.3. Triệu chứng - Hoàn cảnh xuất hiện: tiếp xúc với nhiệt độ cao hoặc gắng sức trong môi trường nóng ẩm cao. - Thân nhiệt cao: thường trên 40,5oC - Rối loạn ý thức: từ nhẹ đến nặng, lẫn lộn, sảng, hôn mê, có thể co giật. - Quan sát thấy: + Mệt rã rời, chuột rút + Mặt tái nhợt, vã mồ hôi, lạnh, đồng tử giãn. + Nhịp thở nhanh, mạch nhanh. + Nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn. + Có thể truỵ mạch, ngất xỉu. + Với trẻ nhỏ: sốt cao, lên cơn co giật. - Chẩn đoán phân biệt: + Tăng thân nhiệt ác tính + Hội chứng thần kinh ác tính + Ngộ độc các thuốc kháng cholinergic. + Cường giáp nặng. + Nhiễm trùng nặng, sốt rét thể não. - Cận lâm sàng Xét nghiệm: công thức máu, các xét nghiệm đông máu (PT, ATT, Fibrinogen,các sản phẩm thoái hoá của Fibrinogen) điện giải máu, ure , creatinin máu, gluco máu, CPK, chức năng gan, khí máu động mạch , tổng phân tích nước tiểu, điện tim. 1.2.4.Tiến triển
  8. 4 Người bệnh bị say nóng nếu không được cấp cứu sớm sẽ dẫn đến ngất, truỵ mạch , với trẻ nhỏ thường bị lên các cơn co giật sẽ gây ảnh hưởng tình trạng thần kinh cho trẻ về sau. 1.3. Xử trí 1.3.1. Xử trí ban đầu - Nhanh chóng đưa bênh nhân ra khỏi môi trường nắng nóng đưa bệnh nhân vào chỗ mát - Nới rộng quần áo - Quạt mát, chườm lạnh đầu, gáy, ngực, bụng và hai đùi cho bệnh nhân.Cho uống nước pha ít muối (một thìa cà phê/ 1 lít nước) hoặc oresol - Theo dõi mạch nhiệt độ nhịp thở, ý thức - Nếu bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp, truỵ nạch, chuyển ngay đến bệnh viện, không đắp chăn tiếp tục chườm lạnh. 1.3.2. Tại bệnh viện - Chống trụy tim mạch và hô hấp: thở oxy, làm hô hấp nhân tạo, dùng thuốc trợ tim mạch (Ubain, cafein) - Chống mất muối mất nước bằng cách truyền tĩnh mạch các dung dịch Natriclorua đẳng trương (0,9%). Dung dịch Glucose đẳng trương (5%) và dung dịch Natricarbonat 1,4% - Chống phù não: Truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose ưu trương (10-20%) 1.4. Đề phòng: - Ở nhà máy hầm mỏ phải quạt thông gió và đủ nước cho công nhân. - Tránh ra làm việc ngoài trời nắng quá - Ra ngoài nắng phải đội nón, mũ rộng vành hoặc che gáy bằng khăn thấm nước - Về mùa hè phải mặc quần áo rộng 2. ĐIỆN GIẬT Điện giật xảy ra do sơ xuất chạm vào vật dẫn điện trong sinh hoạt, lao động, sản xuất. Do không chấp hành chế độ bảo hộ an toàn lao động. Điện giật là một cấp cứu nội khoa cần phải được thực hiện ngay tại chỗ. Sau khi tim đã đập trở lại và tự thở được vẫn phải đưa ngay bệnh nhân vào viện để tiếp tục điều trị và theo dõi . Điện giật gây tử vong cho nạn nhân không được xử trí kịp thời hoặc có xử trí kịp thời nhưng phương pháp không đúng . 2.1. Các yếu tố vật lý Tổn thương do điện giật phục thuộc 3 yếu tố: Cường độ, tần số và thời gian tiếp xúc với dòng điện. Cường độ dòng điện cao gây giật chết người. Điện trở (R) toàn thể con người ở bề mặt da nơi dòng điện vào ra. Da khô điện trở cao, da ướt nhất là sau khi tắm điện trở thấp. Vậy điện trở càng nhỏ cường độ càng cao, điện giật càng nặng . Tóm lại cường độ dòng điện giết chết người và hiệu điện thế gây bỏng tại nơi tiếp xúc với cơ thể .
  9. 5 Tần số dòng điện (điện xoay chiều) gây co cơ mạnh (gây giật). Bất kể đường đi từ đâu dòng điện đều qua vùng tim. Nhưng nguy hiểm nhất khi đi từ tay này qua tay khác hoặc từ tay đến chân nguy hiểm hơn nhiều vì qua trục tim. Thời gian tiếp xúc càng lâu càng nguy hiểm. 2.2. Triệu chứng 2.2.1 Khi bị điện giật toàn bộ cơ thể nạn nhân bị co giật mạnh gây ra 2 tình huống. - Hoặc nạn nhân bị bắn ra xa gây chấn thương . - Hoặc nạn nhân bị dán chặt vào nơi truyền điện (cần đề phòng nạn nhân ngã gây thêm chấn thương khi ngắt điện). 2.2.2 Ngừng tim, ngừng thở Thường là ngừng tuần hoàn do rung thất rồi ngừng thở nhưng cũng có khi nạn nhân ngừng thở trước rồi mới ngừng tim. 2.2.3. Bỏng tại nơi tiếp xúc với dòng điện . Thời gian tiếp xúc với dòng điện càng lâu bỏng càng nặng. Vết bỏng có mùi khét, không lan, không chảy nước, không làm mủ khó đánh giá mức độ sâu của bỏng. 2.2.4 Chấn thƣơng Chấn thương gây gãy xương, chấn thương sọ não, chấn thương bụng ngực. Thậm chí đa chấn thương . 2.2.5 Suy thận cấp sau điện giật . Một vài giờ sau khi bị điện giật, bệnh nhân hồi tỉnh dần. Xuất hiện nước tiểu đỏ, sau đó vô niệu. Do tiêu huỷ cơ vân phóng thích ra myoglobin là tắc ống thận gây suy thận cấp. 2.3. Xử trí Xử trí nhanh tại chỗ. Người ứng cứu phải thật bình tĩnh, không hoảng loạn và nhanh nhẹn bởi thời cơ cứu sống nạn nhân chỉ trong khoảng ba phút. - Cắt nguồn điện càng nhanh càng tốt. - Gọi cấp cứu và gọi báo cho điện lực gần nhất. - Tự cách điện cho mình bằng cách đứng lên vật cách điện, dùng các vật dụng cách điện như thanh tre, cây khô, cây nhựa…. gạt dây điện hoặc tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. - Nếu nạn nhân bị điện giật bởi dòng điện cao áp, không đến gần nạn nhân, giữ khoảng cách tối thiểu 25m cách xa trụ và đường dây cao áp cho đến khi nhân viên ngắt điện. Nếu nạn nhân bị điện giật bởi dòng điện sinh hoạt (220V), đứng trên một vật liệu cách điện (dép cao su), dùng dụng cụ cách điện (chổi hoặc chai nhựa) để đẩy nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Song, cách tốt nhất vẫn là ngắt cầu dao hoặc công tắt điện. - Kiểm tra chấn thương cho nạn nhân, ưu tiên những vị trí trọng yếu như đầu, cổ. - Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới rộng trang phục của nạn nhân, kê cao đầu nạn nhân sao cho cổ hơi ngửa ra sau (trừ khi có chấn thương cột sống) - Trường hợp nạn nhân còn thở bình thường, đặt họ ở tư thế hồi sức và làm nhanh các động tác sau (như hình): + Quỳ 1 bên nạn nhân. Sửa tay nạn nhân vuông góc với người sơ cứu. Kéo tay kia của nạn nhân đặt lên má, lòng bàn tay hướng ra ngoài
  10. 6 + Kéo chân nạn nhân co lên, lòng bàn chân tiếp xúc mặt đất. Giữ tư thế đó là kéo nạn nhân quay vào phía người sơ cứ. Hoàn thành tư thế hồi sức. Tiến hành tư thế hồi sức nếu nạn nhân điện giật còn thở được + Đấm mạnh vào vùng trước tim 5 cái, nghe tim và bắt mạch bẹn. Nếu tim không đập trở lại tiến hành hồi sức tim phổi ngay. - Đối với nạn nhân bị bỏng + Che vết bỏng bằng băng gạc khô và vô trùng. +Đối với trường hợp bỏng nặng, không cố gắng gỡ những mảnh quần áo dính vào da. Tuy nhiên có thể cắt bỏ phần quần áo không bị dính xung quanh vùng da bỏng, nhất là khi chúng có thể gây rắc rối khi da bị sưng. + Không dùng chăn hoặc khăn tắm phủ lên vết bỏng vì các sợi rơi ra có thể dính vào vết thương. + Không cố gắng làm mát vùng da bỏng bằng nước hoặc nước đá. + Không bôi dầu mỡ lên vùng da bỏng. - Kiểm tra nạn nhân để phát hiện các triệu chứng sốc. Nạn nhân có thể ớn lạnh, da ẩm và lạnh, nhợt nhạt và/hoặc mạch đập nhanh. Theo dõi bất cứ dấu hiệu nào trong số các triệu chứng đó để báo với đội cấp cứu khi họ đến nơi - Giữ ấm cho nạn nhân. Cố gắng giúp nạn nhân khỏi lạnh, một yếu tố khiến các triệu chứng sốc trở nên trầm trọng hơn. Nếu dùng chăn đắp cho nạn nhân, cần tránh vùng bị bỏng trong khi chờ các nhân viên cấp cứu tới. * Tại trung tâm cấp cứu. Tuỳ thuộc vào tình trạng nạn nhân có thể : - Đặt ống nội khí quản hô hấp nhân tạo có oxy. - Tiếp tục ép tim, nếu tim chưa đập lại. - Ghi điện tim theo dõi điện tim 24 giờ liền vì bệnh nhân có thể bị rung thất lại. - Đặt một đường truyền tĩnh mạch thường bác sỹ cho chỉ định, truyền ngay một chai Natribicarbonat 1,4 % để chống toan chuyển hoá. - Đặt ống sonde bàng quang, theo dõi nước tiểu. 3. Rắn cắn 3.1. Đại cƣơng. Ở Việt nam có rất nhiều loại rắn độc nhưng được chia làm 2 nhóm rắn chính: Rắn hổ và rắn Lục.
  11. 7 - Rắn hổ thƣờng gặp là: + Hổ mang bành, hổ đất, hổ phi, hổ mèo,… + Hổ mang chúa + Cạp nia: Mai gầm bạc, Rắn đen trắng (thân rắn có các khoang đen xen kẻ khoang trắng). + Cạp nong: Mai gầm, rắn đen vàng (thân rắn có các khoang đen xen kẻ khoang vàng) - Rắn lục thƣờng là: + Choàm quạp : Còn gọi là rắn lục mã lai. + Rắn lục tre: rắn lục đầu vồ đuôi đỏ + Rắn lục xanh. + Răn khô mộc : màu sắc cơ thể giống như cành cây khô. Nọc độc rắn thì có trong nước bọt thành phần gồm: Enzym, protein , muối vô cơ và các chất hữu cơ. Độc tố rắn độc gây độc cho thần kinh, cơ tim, gây tan máu, gây đông máu, gây chảy máu, các protein có khả năng gây dị ứng gây sốc phản vệ. 3.2. Triệu chứng 3.2.1. Họ rắn hổ cắn - Khởi đầu thường là rối loạn cảm giác: tê lưỡi, đau họng, khó nuốt( do độc tố gây tổn thương các dây thần kinh của vùng hầu họng). - Tiếp theo, bệnh nhân sẽ khó mở mắt (do liệt cơ nâng mi), khó há miệng (có thể đo khoảng cách giữa hai hàm răng để theo dõi tiến triển của liệt), nhìn mờ (do giãn đồng tử). - Giai đoạn toàn phát, bệnh nhân sẽ dần dần liệt toàn bộ các cơ, đặc biệt nguy hiểm là liệt cơ hô hấp, đồng tử giãn to. Vì các chất độc với thần kinh chỉ tác dụng trên dây thần kinh ngoại biên nên bệnh nhân vẫn tỉnh nếu chưa bị thiếu oxy não do suy hô hấp nặng. - Một số trường hợp có thể có rối loạn nhịp tim nặng. Dẫn tới tử vong. - Tổn thương cơ vân: biểu hiện đau cơ, căng cơ, tiêu cơ dẫn tới hội chứng khoang gây chèn ép, suy thận cấp. - Tại chỗ vết cắn: + Rắn Cạp nia hoặc cạp nong cắn thì thường không gây tổn thương gì, nhiều khi rất khó nhìn thấy, nếu nó không bị chích rạch, nếu có sưng nề là do nhiễm trùng. + Rắn hổ mang: hoại tử, phù nề, bọng nước lan rộng quanh vùng rắn cắn; có thể phù nề toàn bộ chi bị cắn, hạch bạch huyết vùng gần đó sưng đau. Nhiều biến chứng có thể xuất hiện trong thời gian này: nhiễm khuẩn, loét,… Nguyên nhân tử vong chủ yếu của rắn hổ cắn là suy hô hấp do liệt các cơ hô hấp, và tổn thương các trung tâm sống còn của thân não do tổn thương thần kinh. Bệnh nhân có thể chết vì loạn nhịp tim( Block nhĩ thất cấp 3), suy thận cấp, các biến chứng nhiễm trùng. 3.2.2. Họ rắn lục cắn 3.2.2.1. Tại chỗ:
  12. 8 Sau khi bị cắn bệnh nhân nhanh chóng bị sưng nề, tại chỗ cắn máu chảy liên tục không tự cầm, sưng nề lan rộng, hoại tử, bầm máu, bọng nước , xuất huyết càng nặng hơn khi tổn thương tại chỗ do tiêm chọc, va chạm. 3.2.2.2. Toàn thân - Chóng mặt đau đầu, lo lắng. - Rối loạn các quá trình chảy máu, đông máu - Tan máu. - Chảy máu khắp nơi: tại chổ, dưới da, nơi tiêm chọc hoặc rạch da, niêm mạc( lợi, tiêu hoá, tiết niệu, não, …) - Tổn thương cơ vân: gây tiêu cơ vân, suy thận cấp. - Huyết áp tụt, mạch nhanh: do tăng phân phối dịch vào khoang thứ 3, đặc biệt vùng sưng nề, gây giảm thể tích máu hoặc do mất máu. 3.3. Chẩn đoán Chẩn đoán loại rắn độc cắn dựa vào: - Triệu chứng nhiễm nọc độc có trên bệnh nhân: ở nước ta các triệu chứng này rất đặc trưng với từng chủng rắn độc nên rất có giá trị. - Đặc điểm của rắn đã cắn: Rắn có thể đã bị đánh chết hoặc bị bắt, cần mang rắn theo đến bệnh viện để giúp nhận dạng loại rắn để có phướng pháp điều trị thích hợp. - Xét nghiệm nhanh nọc độc xác định loại rắn cắn: Lấy dịch tại chổ rắn cắn , máu , nước tiểu xét nghiệm . - Kết quả điều trị sau khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. 3.4. Xử trí Áp dụng khi bệnh nhân mới bị rắn cắn, chưa đến được cơ sở y tế có khả năng điều trị thực thụ (có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu hoặc các trang thiết bị cấp cứu, hồi sức cần thiết). - Làm chậm sự vận chuyển của các chất độc từ vết cắn vào hệ tuần hoàn chung bằng các biện pháp thích hợp (băng ép). - Ổn định tình trạng bệnh nhân trong điều kiện hiện có và hạn chế các biến chứng. - Nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có khả năng điều trị 3.4.1. Nguyên tắc: - Không làm những động tác gây hại thêm cho bệnh nhân. - Cấp cứu, ổn định các chức năng sống. - Dùng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu. - Hồi sức: Hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn, bồi phục các chế phẩm máu, chống suy thận,… - Điều trị tổn thương tại chỗ cắn. 3.4.2. Thực hiện sơ cứu rắn cắn - Đƣa bệnh nhân ra xa khỏi vị trí bị rắn cắn: động viên bệnh nhân yên tâm. - Sát trùng vết cắn: Rửa nước muối sinh lý, oxy già, Betadin, sau đó băng lại. - Cởi bỏ bớt quần áo vùng vết cắn, các đồ trang sức, đồng hồ vì có thể gây chèn ép sau này khi chi bị sưng nề.
  13. 9 - Bất động chi bị cắn bằng nẹp và để ngang bằng hoặc thấp hơn vị trí của tim vì bất cứ vận động nào của chi đều làm tăng tốc độ vận chuyển nọc độc về tuần hoàn chung. - Áp dụng kỹ thuật băng ép bất động chi với một số loại rắn hổ cắn. - Vận chuyển bằng xe cơ giới, để bệnh nhân nằm, không để bệnh nhân tự đi, chạy, không uống rượu hoặc chất kích thích. - Nếu tình trạng bệnh nhân nặng lên nhanh chóng: hô hấp nhân tạo miệng- miệng, mũi, bóp bóng Ambu. 3.4.3. Kỹ thuật băng ép kết hợp bất động chi bị cắn - Chỉ định: +Với một số chủng rắn hổ cắn có thể gây liệt tiến triển nhanh, không gây hoại tử như: Rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ mang chúa. + Không áp dụng với họ rắn lục, rắn hổ mang thường (hổ đất, hổ mèo) vì nguy cơ gây tăng thêm tổn thương tại chổ. - Kỹ thuật: + Dùng băng cuộn đàn hồi (tốt nhất) hoặc băng cuộn thường bản rộng 10cm, dài ít nhất 4,5m. Nếu không có băng có thể tự tạo bằng xé khăn, vải, quần áo với kích cỡ tương đương. + Bất động chi, không cố cởi quần áo. + Thứ tự quấn từ đầu ngón chân, ngón tay, qua vết cắn đến hết toàn bộ chiều dài của chi. Mức độ chặt vừa đủ để có thể luồn ngón tay dễ dàng qua các nếp băng, vẩn sờ thấy mạch đập ở ngọn chi. + Sau khi quấn xong, bất động chi vào một nẹp (hoặc có thể là một tấm ghỗ, que, tấm bìa các tông) để chi bất động thẳng. + Bất động như vậy cho đến khi bệnh nhân đến được cơ sở y tế có khả năng điều trị thực thụ. 3.4.4. Những điều không đƣợc hoặc không nên làm Hầu hết các biện pháp cứu chữa dân gian , gia truyền đều không có tác dụng, và thậm chí rất nguy hiểm, gây hại thêm cho bệnh nhân và người cứu chữa: - Chích rạch, châm, chọc vào vết cắn, bóp nặn máu, hút máu - Ga rô - Đắp hoặc bôi các loại thuốc, hoá chất, uống thuốc đông dược, dùng “hoàn đá chữa rắn cắn để áp vào vết cắn” . - Chườm đá - Gây điện giật Không cố sức và đánh chết rắn, thận trọng cầm rắn bằng tay ngay cả khi cho rằng rắn đã chết vì bạn vẫn có thể bị rắn cắn lại. 4. ĐUỐI NƢỚC 4.1. Đại cƣơng Đuối nước là do nước tràn vào phổi hoặc do nước làm cho họng bị co thắt nên chít hẹp đường dẫn khí. Hàng năm, trên thế giới có khoảng 500.000 người chết đuối. Tuổi hay gặp nhất từ 5 đến 14 tuổi. Tỷ lệ tử vong, di chứng sau đuối nước tăng cao, do có nhiều người bị đuối nước không được cứu hoặc cứu không đúng cách.
  14. 10 Đuối nước là một cấp cứu tại chỗ cần được cấp cứu khẩn trương, kịp thời và đúng nguyên tắc. Khi cấp đuối nước không được để mất thời gian vào việc lấy nước ra khỏi phổi nạn nhân. Sau khi cấp cứu nạn nhân thở được, tim đập lại. Nhưng vẫn có nguy cơ phù phổi cấp.Tình trạng phù phổi có thể xảy ra rất nhanh, nhưng cũng có thể kéo dài vài giờ trước khi chưa nhìn thấy rõ rang (khạc ra bọt màu hồng). Do vậy tất cả các trường hợp đuối nước sau khi sơ cứu xong đều phải nhanh chóng chuyển ngay nạn nhân tới bệnh viện dù cho tình trạng bệnh nhân có vẻ như bình thường và chú ý giữ ấm cho bệnh nhân đề phòng hạ thân nhiệt bởi bị ngâm người lâu trong nước. Nguyên nhân: Tai nạn lao động, thiên tai, án mạng, không biết bơi mà bị ngã xuống nước, biết bơi mà bị chuột rút khi đang bơi… 4.2. Dấu hiệu nhận biết Nhận biết nạn nhân chết đuối. Thường đặc trưng bởi: - Tư thế thẳng đứng - Cánh tay mở rộng sang hai bên - Tay vẫy đập dưới nước - Trẻ em thường vẫy đập 10-20’’, người lớn 60’’ trước khi chìm xuống nước. Nạn nhân có dấu hiệu và triệu chứng chung của ngạt như: - Nạn nhân mất ý thức - Suy hô hấp, ngừng thở - Ngừng tim - Da niêm mạc nhợt nhạt - Dấu hiệu phù phổi cấp: Có bọt hồng quanh môi miệng và lổ mũi. - Có bằng chứng cụ thể khi nạn nhân bị ngạt nước như: ngã xuống ao, hồ, sông… Những yếu tố nguy cơ sau đuối nƣớc: - Giảm thân nhiệt. - Rối loạn thần kinh do mất oxy não như: lẫn lộn, giãy giụa, hôn mê, hội chứng bó tháp, co giật. - Phù phổi cấp, vì vậy khi bệnh nhân được đưa đến đơn vị cấp cứu, phải chụp phổi ngay (hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển ARDS). - Truỵ mạch. 4.3. Xử trí cấp cứu 4.3.1. Khi nạn nhân còn ở dƣới nƣớc: - Đối với những người không phải cứu hộ và không biết bơi: đưa ra những lời thông báo, ném các vật cứu hộ cho nạn nhân - Đối với các nhân viên cứu hộ: hồi sức cơ bản dưới nước dựa vào mức độ tỉnh của nạn nhân - Nếu nạn nhân tỉnh: tiếp cận nạn nhân thông qua dụng cụ cứu hộ là điều tốt nhất, người cứu hộ sử dụng các dụng cụ cứu hộ hoặc phao để giữ đầu nạn nhân và giữ thông đường thở - Nếu nạn nhân mất ý thức: quan trọng nhất phải đảm bảo sự sống, hồi sinh trong nước chủ yếu là hồi sinh thông khí, Nắm lấy tóc nạn nhân để đầu nhô lên khỏi mặt nước, Tát 2- cái vào mặt nạn nhân để gây phản xạ hồi tỉnh. Người cứu cần phải
  15. 11 phát hiện và lấy dị vật gây cản trở đường hô hấp từ miệng như rong, rêu, đất cát, đờm dãi trong miệng - Tiến hành hô hấp nhân tạo ngay (kể cả khi còn ở dưới nước cũng có thể tiến hành ngay nếu cần thiết). + Nếu nước nông không ngập đầu người cứu: người cứu luồn một tay dưới lưng nạn nhân để nâng nạn nhân lên, dùng tay kia đỡ đầu và bóp mũi nạn nhân rồi tiến hành hô hấp nhân tạo kiểu miệng – miệng. + Nếu nước sâu ngập đầu người cứu: thỉnh thoảng làm hô hấp nhân tạo kiểu miệng – miệng cho nạn nhân vài lần trong khi bơi ấn tim ngoài lồng ngực không có tác dụng (không có điểm tựa) - Đưa nạn nhân vào bờ bằng cách nắm tóc kéo để mặt nạn nhân nhô lên mặt nước quàng tay qua nách lôi vào bờ 4.3.2. Khi nạn nhân lên bờ: Có thể chết: nạn nhân chìm trong nước hơn 1 giờ, có các dấu hiệu của sự chết: xác cứng đờ, da xám xịt, thối rữa => không hồi sức. Nếu nạn nhân có thể còn sống: - Đặt nạn nhân trên một mặt phẳng cứng, nới rộng quần áo rồi tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim ngoài lồng ngực ( nếu nạn nhân chưa phục hồi chức năng hô hấp). - Đặt nạn nhân ở tư thế hồi phục ngay khi nạn nhân bắt đầu thở trở lại. - Giữ ấm cho nạn nhân: Cởi bỏ quần áo ướt, lau khô người, mặc quần áo ấm hoặc đắp chăn( khăn) cho nạn nhân. Xử trí hạ thân nhiệt nếu nạn nhân bị hạ thân nhiệt. - Chuyển nạn nhân tới cơ sở y tế gần nhất càng sớm càng tốt kể cả khi nạn nhân tự thở được tim đập trở lại và phải theo dõi sát trong quá trình vận chuyển. - Nếu có điều kiện cho nạ nhân thở oxy qua mask 15l/phút. Đặt nội khí quản, bóp bóng. Sử dụng adrenalin (giống cấp cứu ngừng tuần hoàn), lập đường truyền tĩnh mạch. 4.4. Phòng đuối nƣớc - Tránh đùa nghịch ở ven hồ, ao, sông ngòi. - Tập bơi, khởi động trước khi xuống nước, không ăn quá no trước khi bơi. - Không bơi buổi tối và những nơi không có người canh gác. - Không lặn qua lâu dưới nước, không nên bơi quá xa, quá mệt. - Dùng biển báo những khu vực nguy hiểm có thể xảy ra đuối nước. GHI NHỚ: - Triệu chứng lâm sàng một số cấp cứu thường gặp. - Xử trí ban đầu một số cấp cứu thường gặp. LƢỢNG GIÁ: Chọn câu trả lời đúng cho các câu sau Câu 1: Sơ cứu ban đầu khi rắn cắn cần …. A. Băng ép, bất động chi B. Garo chặt chi bị rắn cắn C. dung miệng hút mọc rắn da Câu 2: Người cấp cứu điện giật phải cách điện thật tốt: Đi găng…, đứng trên ván khô hoặc giầy cao su, giầy da
  16. 12 A. Vải B. Cao su C. Len Câu 3: Nạn nhân bị đuối nước chỉ bắt đầu cấp cứu khi đưa nạn nhân lên bờ. A. Đúng B. Sai Câu 4: Say nóng là do cơ thể bị nóng quá, hệ thần kinh bị rối loạn làm cho mọi chuyển hoá của cơ thể bị rối loạn. A. Đúng B. Sai Câu 5: Xử trí ban đầu say nắng, say nóng là: A. Đặt bệnh nhân nơi yên tĩnh, thoáng mát, nới rộng quần áo, chườm ấm B. Đưa ngay đến bệnh viện C. Lau người bằng nước ấm D. Cho uống thuốc trợ tim E. Đặt bệnh nhân nơi yên tĩnh, thoáng mát, nới rộng quần áo, chườm mát
  17. 13 BÀI 2: CẤP CỨU PHẢN VỆ (2 giờ) GIỚI THIỆU: Phản vệ là cấp cứu nội khoa thường gặp trên lâm sàng, phản vệ có thể nhẹ (dị ứng). Nhưng có thể nặng gây tử vong nhanh chóng. Bài học này cung cấp kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng và xử trí phản vệ. MỤC TIÊU: Sau khi học xong bài học này sinh viên phải: - Trình bày được biểu hiện lâm sàng của phản vệ. - Trình bày các bước xử trí ban đầu bệnh nhân sốc phản vệ NỘI DUNG CHÍNH: 1. Khái niệm. - Phản vệ: là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng. - Dị nguyên: là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác. - Sốc phản vệ: là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút. 2. Nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân gây phản vệ trong đó hay gặp nhất là do thuốc tiếp theo là thức ăn, nọc côn trùng. 2.1. Các loại thuốc thƣờng gặp gây PV: - Kháng sinh: Penicilin, các β – lactam, Tetracyclin... - Thuốc chống viêm không Steroid: Diclophenac, Indometacin... - Vitamin C: thường gặp ở việt nam. - Thuốc giảm đau, gây mê, gây tê: Morphin, codein, Procain, xylocain… - Các thuốc sử dụng trong chẩn đoán: thuốc cản quang có iode. - Các hormon như: isulin, ACTH. - Các chế phẩm máu như gamaglobulin, huyết tương, hồng cầu, tiểu cầu. - Các kháng độc tố như kháng độc tố uốn ván, bạch hầu, nọc độc rắn… 2.2. Nọc độc của sinh vật: Ong, bò cạp… 2.3. Các loại thực phẩm: Nhộng tằm, hải sản, thịt, cá,… 3. Cơ chế bệnh sinh Có nhiều cơ chế khác nhau cùng tham gia trong sinh bệnh học của SPV, như thông qua phóng thích các chất trung gian hóa học như Histamin, Leucotrien, Prostaglandin,… từ quá trình kết hợp giữa kháng nguyên và kháng thể. Các chất này được phóng thích ồ ạt và máu gây giãn mạch, tăng tính thầm thành mạch và làm nhạy cảm quá mức ở phế quản, gây ra tụt huyết áp và suy hô hấp. Tùy theo mức độ của sốc có thể gây ra các biểu hiện lâm sàng ở các nức dộ khác nhau như phù nề co thắt thanh môn, co thắt, tăng tiết dịch phế quản gây suy hô hấp. Giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch, có thể gây phù phổi và tụt huyết áp.
  18. 14 Kháng nguyên Cơ thể Giãn mạch, tăng tính thấm thành Tụt HA, thiếu mạch máu tổ chức Kháng nguyên Kháng thể Chất trung gian hóa học: Co thắt phế quản, Histamin, Leucotrienes, phù nề thanh môn Suy hô hấp Prostaglandins 4. Triệu chứng lâm sàng và diễn biến. Các triệu chứng xuất hiện ngay lập tức hoặc trong vài phút tới nhiều giờ giờ sau khi tiếp xúc với dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) như sau tiêm kháng sinh, hay bị côn trùng đốt. 4. 1. Triệu chứng gợi ý Nghĩ đến phản vệ khi xuất hiện ít nhất một trong các triệu chứng sau: a) Mày đay, phù mạch nhanh. b) Khó thở, tức ngực, thở rít. c) Đau bụng hoặc nôn. d) Tụt huyết áp hoặc ngất. e) Rối loạn ý thức. 4.2. Phản vệ đƣợc phân thành 4 mức độ nhƣ sau: (lưu ý mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự) Nhẹ (độ I): Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch. Nặng (độ II): có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan: a) Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh. b) Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi. c) Đau bụng, nôn, ỉa chảy. d) Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp. Nguy kịch (độ III): biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau: a) Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản. b) Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở. c) Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn. d) Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp. Ngừng tuần hoàn (độ IV): Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn 4.3. Diễn biến và các nguy cơ. SPV là một cấp cứu có nguyên nhân tử vong rất cao do suy hô hấp, suy tuần hoàn cấp. Do đó cần cấp cứu ngay tại chỗ, phải đảm bảo được hô hấp và tuần hoàn
  19. 15 trong khi vận chuyển bệnh nhân đến cơ sở có đủ diều kiện điều trị và theo dõi sốc tái phát. SPV luôn có nguy cơ trở lại trong nhiều giờ sau do vậy cần theo dõi tối thiểu 24 giờ ở cơ sở y tế. 5. Xử trí cấp cứu. (Phác đồ xử trí phản vệ theo thông tư 51/2017/TT-BYT ban hành ngày 29/12/2017) 5.1. Nguyên tắc chung - Tất cả trường hợp phản vệ phải được phát hiện sớm, xử trí khẩn cấp, kịp thời ngay tại chỗ và theo dõi liên tục ít nhất trong vòng 24 giờ. - Bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, nhân viên y tế khác phải xử trí ban đầu cấp cứu phản vệ. - Adrenalin là thuốc thiết yếu, quan trọng hàng đầu cứu sống ngƣời bệnh bị phản vệ, phải được tiêm bắp ngay khi chẩn đoán phản vệ từ độ II trở lên. 5.2. Xử trí * Phản vệ nhẹ (độ I): dị ứng nhưng có thể chuyển thành nặng hoặc nguy kịch - Sử dụng thuốc methylprednisolon hoặc diphenhydramin uống hoặc tiêm tùy tình trạng người bệnh. - Tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ để xử trí kịp thời. * Phác đồ xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch (độ II, III) Phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh: 1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên (nếu có). 2. Tiêm hoặc truyền adrenalin (theo mục dưới đây). 3. Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn. 4. Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở. 5. Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh. a) Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng (nếu ngừng hô hấp, tuần hoàn). b) Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu (nếu khó thở thanh quản). 6. Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to (cỡ 14 hoặc 16G) hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh. 7. Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng (nếu có). 5.3. Phác đồ sử dụng adrenalin và truyền dịch Mục tiêu: nâng và duy trì ổn định HA tối đa của người lớn lên ≥ 90mmHg, trẻ em ≥ 70mmHg và không còn các dấu hiệu về hô hấp như thở rít, khó thở; dấu hiệu về tiêu hóa như nôn mửa, ỉa chảy. 1. Thuốc adrenalin 1mg = 1ml = 1 ống, tiêm bắp: a) Trẻ sơ sinh hoặc trẻ < 10kg: 0,2ml (tương đương 1/5 ống). b) Trẻ khoảng 10 kg: 0,25ml (tương đương 1/4 ống). c) Trẻ khoảng 20 kg: 0,3ml (tương đương 1/3 ống). d) Trẻ > 30kg: 0,5ml (tương đương 1/2 ống). e) Người lớn: 0,5-1 ml (tương đương 1/2-1 ống).
  20. 16 2. Theo dõi huyết áp 3-5 phút/lần. 3. Tiêm nhắc lại adrenalin liều như trên 3-5 phút/lần cho đến khi huyết áp và mạch ổn định. 4. Nếu mạch không bắt được và huyết áp không đo được, các dấu hiệu hô hấp và tiêu hóa nặng lên sau 2-3 lần tiêm bắp như khoản 1 mục IV hoặc có nguy cơ ngừng tuần hoàn phải: a) Nếu chưa có đường truyền tĩnh mạch: Tiêm tĩnh mạch chậm dung dịch adrenalin 1/10.000 (1 ống adrenalin 1mg pha với 9ml nước cất = pha loãng 1/10). Liều adrenalin tiêm tĩnh mạch chậm trong cấp cứu phản vệ chỉ bằng 1/10 liều adrenalin tiêm tĩnh mạch trong cấp cứu ngừng tuần hoàn. Liều dùng: - Người lớn: 0,5-1 ml (dung dịch pha loãng 1/10.000=50-100µg) tiêm trong 1-3 phút, sau 3 phút có thể tiêm tiếp lần 2 hoặc lần 3 nếu mạch và huyết áp chưa lên. Chuyển ngay sang truyền tĩnh mạch liên tục khi đã thiết lập được đường truyền. - Trẻ em: Không áp dụng tiêm tĩnh mạch chậm. b) Nếu đã có đường truyền tĩnh mạch, truyền tĩnh mạch liên tục adrenalin (pha adrenalin với dung dịch natriclorid 0,9%) cho người bệnh kém đáp ứng với adrenalin tiêm bắp và đã được truyền đủ dịch. Bắt đầu bằng liều 0,1 µg/kg/phút, cứ 3-5 phút điều chỉnh liều adrenalin tùy theo đáp ứng của người bệnh. c) Đồng thời với việc dùng adrenalin truyền tĩnh mạch liên tục, truyền nhanh dung dịch natriclorid 0,9% 1.000ml-2.000ml ở người lớn, 10-20ml/kg trong 10-20 phút ở trẻ em có thể nhắc lại nếu cần thiết. 5. Khi đã có đường truyền tĩnh mạch adrenalin với liều duy trì huyết áp ổn định thì có thể theo dõi mạch và huyết áp 1 giờ/lần đến 24 giờ. 5.4. Xử trí tiếp theo khi có ngƣời hỗ trợ - Đảm bảo hô hấp: Cho bệnh nhân thở Oxy 6 -8 lít/phút, nên cho thở qua mặt nạ. Nếu suy hô hấp nặng lên, thở oxy không kết quả thực hiện ngay bóp bóng Ambu qua mặt nạ có oxy 100%. Chuẩn bị đặt NKQ, chọc màng nhẫn giáp hoặc mở khí quản cấp cứu nếu tê phù thanh môn gây khó thở thanh quản cấp không đặt được NKQ. Nếu đặt được NKQ, cho bệnh nhân thở máy với oxy 100% trong giờ đầu. - Truyền dịch: dùng NaCl 9 , có thể dùng các dung dịch cao phân tử. - Các thuốc khác: + Cho Salbutamol, Aminophylin(Diaphylin) truyền tĩnh mạch điều trị co thắt phế quản. Có thể dùng đường khí dung. + Corticoid: Solumedrol, Depersolon, Hydrocortison hemisuccinat tiêm tĩnh mạch, dùng càng sớm càng tốt. + Các thuốc kháng Histamin: Dimedron + Rửa dạ dày, than hoạt, thuốc thấy nếu yếu tố nguyên nhân qua đường ăn uống. Nếu xử trí cấp cứu ở ngoài viện dù bệnh nhân có tiến triển tốt, vẫn phải chuyển đến bệnh viện để tiếp tục theo dõi ít nhất là 24 tiếng. 5.5. Theo dõi 1. Trong giai đoạn cấp: theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở, SpCO2 và tri giác 3-5 phút/lần cho đến khi ổn định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2