intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:110

13
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên vận giải thích được các hiện tượng và quá trình kinh tế một cách khoa học gắn với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế; vận dụng cơ sở lý luận để nhận thức và học tập tốt các môn khoa học khác như: kế toán doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp, lao động tiền lương, tài chính… và vận dụng vào công tác cụ thể sau này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kế toán chính trị (Nghề: Kế toán doanh nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. i
  2. LỜI GIỚI THIỆU Là môn học được bố trí sau khi học xong các môn cơ sở và song song với các môn kế toán doanh nghiệp. Kinh tế chính trị là môn cơ sở trong chương trình đào tạo nghề kế toán doanh nghiệp. Xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các quý doanh nghiệp, công ty; Khoa Đại cương, các đơn vị và quý thầy cô trong và ngoài trường đã tham gia đóng góp xây dựng giáo trình này. Cần Thơ, ngày……tháng……năm……… Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Ths. Trần Thị Hồng Châu 2. TS Nguyễn Tiến Dũng ii
  3. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................................... iii CHƢƠNG 1. .............................................................................................................................. 1 1. NHỮNG TƢ TƢỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ - CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC ........................................ 1 1.1 Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ......................................................................................... 1 1.2 Tư tưởng kinh tế thời trung cổ (Thời kỳ phong kiến) .................................................. 5 2. SỰ PHÁT SINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƢ SẢN CỔ ĐIỂN . 7 2.1 Chủ nghĩa trọng thương - Tiền thân của Khoa kinh tế chính trị .................................. 7 2.2 Kinh tế chính trị tư sản cổ điển Pháp (Chủ nghĩa trọng nông) .................................... 9 2.3 Kinh tế chính trị cổ điển Anh ..................................................................................... 11 3. NHỮNG KHUYNH HƢỚNG VÀ HỌC THUYẾT KINH TẾ PHÊ PHÁN CÓ KẾ THỪA KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƢ SẢN CỔ ĐIỂN.............................................. 17 3.1 Những khuynh hướng, học thuyết phê phán và sự kế thừa thiếu triệt để................... 17 4. MỘT SỐ TRƢỜNG PHÁI KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƢ SẢN HIỆN ĐẠI ...... 23 4.1 Trường phái “Tân cổ điển” ........................................................................................ 23 4.2 Học thuyết kinh tế của J.Kênxơ ................................................................................. 25 4.3 Trường phái chủ nghĩa tự do mới............................................................................... 26 CHƢƠNG 2. ............................................................................................................................ 28 SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ CÁC QUY LUẬT SẢN XUẤT ........................................... 28 1. SẢN XUẤT HÀNG HOÁ VÀ ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA NÓ .................................. 28 1.1 Sản xuất tự cấp, tự túc và sản xuất hàng hoá ............................................................. 28 1.2 Hai điều kiện ra đời của nền kinh tế hàng hoá ........................................................... 29 1.3 Ưu thế của kinh tế hàng hoá so với kinh tế tự nhiên .................................................. 29 2. HÀNG HOÁ .................................................................................................................... 30 2.1 Hàng hoá và hai thuộc tính của nó ............................................................................. 30 2.2 Tính chất hai mặt của lao động sản xuất hàng hoá .................................................... 31 2.3 Lượng giá trị của hàng hoá......................................................................................... 32 3. TIỀN TỆ .......................................................................................................................... 34 3.1 Nguồn gốc (lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ) ..................................................... 34 3.2 Chức năng của tiền tệ ................................................................................................. 37 3.3 Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát ....................................................................... 38 4. THỊ TRƢỜNG VÀ QUY LUẬT CUNG CẦU ............................................................. 39 4.1 Thị trường .................................................................................................................. 39 4.2 Quy luật cung - cầu .................................................................................................... 40 5. QUY LUẬT CẠNH TRANH ......................................................................................... 41 5.1 Khái niệm cạnh tranh ................................................................................................. 41 5.2 Các hình thức và biện pháp cạnh tranh ...................................................................... 42 5.3 Nội dung và yêu cầu ................................................................................................... 42 6. QUY LUẬT GIÁ TRỊ .................................................................................................... 42 iii
  4. 6.1 Nội dung qui luật giá trị ............................................................................................. 42 6.2 Tác dụng của quy luật giá trị ...................................................................................... 43 CHƢƠNG 3. TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI ............................................................................... 45 1. CÁC PHẠM TRÙ CỦA TÁI SẢN XUẤT.................................................................... 45 1.1 Khái niệm tái sản xuất ................................................................................................ 45 1.2 Các khâu của quá trình tái sản xuất............................................................................ 45 1.3 Những nội dung chủ yếu của tái sản xuất .................................................................. 46 2. CÁC QUY LUẬT KINH TẾ CỦA TÁI SẢN XUẤT XÃ HỘI ................................... 47 2.1 Quy luật thực hiện tổng sản phẩm xã hội trong tái sản xuất xã hội ........................... 47 2.2 Quy luật về tiến bộ khoa học kỹ thuật ....................................................................... 49 2.3 Quy luật về phân phối trong tái sản xuất xã hội......................................................... 49 2.4 Quy luật tích luỹ......................................................................................................... 50 3. TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ.......................................................................................... 50 3.1 Khái niệm ................................................................................................................... 50 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ........................................................ 52 3.3 Phát triển kinh tế ........................................................................................................ 53 3.4 Tiến bộ xã hội ............................................................................................................ 54 CHƢƠNG 4. ............................................................................................................................ 55 TÁI SẢN XUẤT VỐN, GIÁ THÀNH, TIỀN LƢƠNG VÀ LỢI NHUẬN TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................................................................... 55 1. Tuần hoàn và chu chuyển vốn ....................................................................................... 55 1.1 Vốn trong doanh nghiệp ............................................................................................. 55 1.2 Tuần hoàn vốn ............................................................................................................ 55 1.3 Chu chuyển vốn ......................................................................................................... 57 2. Giá thành sản phẩm ....................................................................................................... 58 3. Tiền lƣơng ....................................................................................................................... 59 3.1 Bản chất của tiền lương.............................................................................................. 59 3.2 Các hình thức cơ bản của tiền lương .......................................................................... 59 3.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương ................................................................. 61 4. Lợi nhuận, các hình thái vốn và các thu nhập ............................................................. 61 4.1 Lợi nhuận ................................................................................................................... 61 4.2 Các hình thái vốn và thu nhập của nó ........................................................................ 62 CHƢƠNG 5. ............................................................................................................................ 63 NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA ......................... 63 1. THỰC TRẠNG VÀ VAI TRÕ CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở NƢỚC TA HIỆN NAY .......................................................................................................................... 63 1.1 Thực trạng nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay................................................ 63 1.2 Vai trò của kinh tế thị trường và sự cần thiết hình thành, phát triển kinh tế thị trường ở nước ta........................................................................................................................... 65 iv
  5. 2. NỘI DUNG VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CỦA KINH TẾ THỊ TRƢỜNG Ở NƢỚC TA ........................................................................................................................... 68 2.1 Nền kinh tế thị trường dựa trên cơ sở nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo................................................................................................... 68 2.2 Nền kinh tế thị trường nước ta thực hiện nhiều hình thức phân phối thu nhập, trong đó phân phối theo lao động là chủ yếu ............................................................................. 69 2.3 Nền kinh tế thị trường phát triển theo cơ cấu kinh tế “mở cửa” với bên ngoài ......... 71 2.4 Nền kinh tế thị trường nước ta phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa được bảo đảm bằng vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước và vai trò quản lý vĩ mô của Nhà nước 72 3. ĐIỀU KIỆN, KHẢ NĂNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƢỚC TA ................................. 73 3.1 Điều kiện và khả năng phát triển kinh tế thị trường ở nước ta................................... 73 3.2 Những giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta ............................................ 75 CHƢƠNG 6. CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG ......... 77 1. CƠ CẤU THÀNH PHẦN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM........................................................................................ 77 1.1 Chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ......... 77 1.2 Cơ sở khách quan và lợi ích kinh tế của sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ ở nước ta .......................................................................................................... 78 1.3 Các thành phần kinh tế và việc sử dụng chúng ở nước ta .......................................... 79 1.4 Tính thống nhất và mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế ....................................... 80 2. XÃ HỘI HOÁ SẢN XUẤT - XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CƠ BẢN CỦA NỀN KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ...................................................................................... 81 2.1 Khái niệm và nội dung xã hội hoá sản xuất trên thực tế ............................................ 81 2.2 Xã hội hoá sản xuất và xu hướng vận động cơ bản của sự phát triên kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta........................................................................ 82 2.3 Tiêu chuẩn đánh giá sự đúng đắn của quá trình xã hội hoá sản xuất ......................... 83 CHƢƠNG 7. XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM .................................................................. 84 1. CON ĐƢỜNG XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT CHO CHỦ NGHĨA XÃ HỘI................................................................................................................................ 85 1.1 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của một phương thức sản xuất ........................................... 85 1.2 Con đường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội ........................... 85 2. NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở NƢỚC TA TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ ............................................................................................................ 86 2.1 Đẩy mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật để trang bị kỹ thuật hiện đại cho nền kinh tế quốc dân ............................................................................................................... 86 2.2 Xây dựng cơ cấu kinh tế và phân công lại lao động xã hội ....................................... 87 2.3 Nội dung công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta .................................................... 88 3. NHỮNG TIỀN ĐỀ CẦN CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG CƠ SỞ VẬT CHẤT - KỸ THUẬT Ở NƢỚC TA ........................................................................................................ 89 3.1 Tạo nguồn tích luỹ vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ....................................... 89 v
  6. 3.2 Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ .......................................... 90 3.3 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước .................................... 91 3.4 Đào tạo cán bộ khoa học - kỹ thuật, khoa học quản lý và công nhân lành nghề cho công nghiệp hoá ............................................................................................................... 92 3.5 Có chính sách kinh tế đối ngoại đúng đắn ................................................................. 92 CHƢƠNG 8. CƠ CHẾ KINH TẾ TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊNCHỦ NGHĨA XÃ HỘI........................................................................................................................................... 94 1. KHÁI NIỆM CƠ CHẾ KINH TẾ ................................................................................. 94 2. SỰ CẦN THIẾT KHÁCH QUAN PHẢI CHUYỂN SANG CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC Ở NƢỚC TA ................................... 94 3. CƠ CHẾ THỊ TRƢỜNG CÓ SỰ QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƢỚC .............................. 95 3.1 Cơ chế thị trường ....................................................................................................... 95 3.2 Sự quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường .............................................. 95 4. VAI TRÕ KINH TẾ CỦA NHÀ NƢỚC TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG ĐỊNH HƢỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở NƢỚC TA ................................................... 96 4.1 Những điểm chung và khác biệt cơ bản giữa vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam và vai trò kinh tế của Nhà nước tư sản trong quản lý nền kinh tế thị trường................... 96 4.2 Chức năng của Nhà nước Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .......................................................................................................................... 96 4.3 Các công cụ quản lý kinh tế của Nhà nước ta trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ............................................................................................................... 97 vi
  7. CHƢƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã môn học: MH 07 Thời gian thực hiện môn học: 60 giờ (Lý thuyết: 15 giờ; Thực hành 43 giờ; Kiểm tra: 2giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔN HỌC: - Vị trí: Là môn khoa học cơ sở trong nội dung chương trình đào tạo của nghề kế toán doanh nghiệp, được bố trí giảng dạy ngay từ đầu học kỳ 1 của năm học thứ nhất. - Tính chất: Là môn học bắt buộc thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, học sinh sẽ được tiếp cận với nội dung kiến thức về kinh tế chính trị, là cơ sở để học các môn chuyên môn của nghề. II. MỤC TIÊU MÔN HỌC: - Kiến thức: + Trình bày được các nội dung cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin đề cập về vấn đề kinh tế. + Chỉ ra được sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta trong việc đề ra các quan điểm, đường lối và chính sách kinh tế trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội hiện nay. - Kỹ năng: + Giải thích được các hiện tượng và quá trình kinh tế một cách khoa học gắn với điều kiện thực tiễn của nền kinh tế + Vận dụng cơ sở lý luận để nhận thức và học tập tốt các môn khoa học khác như: kế toán doanh nghiệp, thống kê doanh nghiệp, lao động tiền lương, tài chính… và vận dụng vào công tác cụ thể sau này. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Ủng hộ và bảo vệ lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế của thực tiễn đất nước hiện nay. III. NỘI DUNG MÔN HỌC: Thời gian (giờ) Số Tên chƣơng, mục Tổng Lý Thảo Kiểm TT số thuyết luận tra I Sơ lƣợc lịch sử hình thành và phát triển 9 9 Kinh tế chính trị Những tư tưởng kinh tế chủ yếu trong thời cổ đại và trung cổ - cơ sở cho sự ra đời kinh tế chính trị học Sự phát sinh phát triển kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Những khuynh hướng và học thuyết kinh vii
  8. tế phê phán có kế thừa kinh tế chính trị học tư sản cổ điển Một số trường phái kinh tế chính trị học tư sản hiện đại II Sản xuất hàng hoá và các quy luật sản 9 3 6 xuất hàng hoá Sản xuất hàng hoá và điều kiện ra đời của nó Hàng hoá Tiền tệ Thị trường và quy luật cung cầu Quy luật cạnh tranh Quy luật giá trị III Tái sản xuất xã hội 9 3 6 Các phạm trù của tái sản xuất Các quy luật kinh tế của tái sản xuất xã hội Tăng trưởng kinh tế IV Tái sản xuất vốn, giá thành, tiền lƣơng 5 5 và lợi nhuận trong doanh nghiệp Tuần hoàn và chu chuyển vốn Giá thành sản phẩm Tiền lương Lợi nhuận, các hình thái vốn và các thu nhập V Nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng Xã 8 2 5 1 hội chủ nghĩa ở Việt Nam Thực trạng và vai trò của nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay Nội dung và xu hướng vận động của kinh tế thị trường ở nước ta. Điều kiện, khả năng và giải pháp phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. VI Cơ cấu thành phần kinh tế và xu 7 3 4 hƣớng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Cơ cấu thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Xã hội hoá sản xuất- xu hướng vận động cơ bản của nền kinh tế trong thời kỳ quá độ viii
  9. VII Xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật 5 5 trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Con đường xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong thời kỳ quá độ Những tiền đề cần cần thiết để xây dựng cơ sở vật chất- kỹ thuật ở nước ta VIII Cơ chế kinh tế trong thời kỳ quá độ lên 8 1 6 1 chủ nghĩa xã hội Khái niệm cơ chế kinh tế Sự cần thiết khách quan phải chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước ở nước ta Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta Cộng 60 15 43 2 ix
  10. CHƢƠNG 1. SƠ LƢỢC LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã chƣơng: MH 07- 01 Giới thiệu: Trình bày được những tư tưởng cơ bản, những lý luận tiêu biểu của mỗi học thuyết kinh tế (đặc biệt là học thuyết kinh tế tư sản cổ điển, học thuyết Mác- Lênin và các học thuyết kinh tế hiện đại). Mục tiêu: - Vẽ được sơ đồ về lịch sử hình thành và phát triển Kinh tế chính trị. - Xác định nghiên cứu của từng trường phái kinh tế. - Nhận thức đúng đắn về kinh tế chính trị học 1. NHỮNG TƢ TƢỞNG KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG THỜI CỔ ĐẠI VÀ TRUNG CỔ - CƠ SỞ CHO SỰ RA ĐỜI KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC 1.1 Tƣ tƣởng kinh tế thời cổ đại Thời cổ đại là thời kỳ mà chế độ cộng sản nguyên thủy tan rã, chế độ chiếm hữu nô lệ xuất hiện, thống trị, cùng với sự ra đời của nhà nước và kết thúc khi chế độ phong kiến xuất hiện (thế kỷ V). Ở phương Đông, thời cổ đại bắt đầu từ cuối thế kỷ IV đến thế kỷ thứ III, trước công nguyên; ở phương Tây, thời cổ đại bắt đầu từ cuối thế kỷ III đến cuối thế kỷ II trước công nguyên. Trong lịch sử phát triển của loài người, ngoài những sáng kiến, sáng chế phục vụ cuộc sống, những tư tưởng về tôn giáo, triết học, văn học…trong đó, sự ra đời và phát triển các hoạt động kinh tế của loài người đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển các tư tưởng kinh tế. 1.1.1 Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ở phương Tây 1.1.1.1. Tư tưởng kinh tế Hy Lạp cổ đại a. Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời - Đặc trưng của xã hội thời cổ đại gắn với chế độ chiếm hữu nô lệ, tình hình đó đặt ra cho những nhà tư tưởng chủ nô nhiệm vụ Phải tìm cách làm giảm mâu thuẩn của xã hội nô lệ, bảo vệ sự sống còn của xã hội nô lệ và lợi ích của giai cấp chủ nô; xác định phương hướng phát triển kinh tế vào công nghiệp, nông nghiệp hay thương nghiệp; thừa nhận sự tồn tại của chế độ nô lệ là hợp lý và duy nhất. Trong đó, Platon coi xã hội chiếm hữu nô lệ là một “xã hội lý tưởng”; còn Aristote coi chế độ nô lệ là do bản thân tự nhiên sáng tạo nên. - Tư tưởng coi khinh lao động chân tay: Platon cho rằng lao động chân tay là điều nhục nhã, đáng hỗ thẹn vì nó làm hư hỏng con người, người lao động không thể là người bạn tốt, chiến sĩ tốt; Aristote thì quan niệm công dân chỉ nên tham gia chiến trận và quản lý nhà nước, không nên làm nghề thủ công, buôn bán và cày ruộng là những công việc “trái với lòng từ thiện”. - Lên án hoạt động thương nghiệp, cho vay nặng lãi, đồng thời lý tưởng hóa nền kinh tế tự nhiên: Platon cho rằng thương nghiệp là một tội ác, là công việc nhục nhã, xấu xa đối với con người vì nó phát triển tính giả dối, lường gạt; Aristote cho họat động cho vay nặng lãi cũng xấu xa như kinh doanh nhà chứa và so với việc cho vay nặng lãi thì cướp bóc trực tiếp là điều vinh dự hơn. 1
  11. - Lên án sự tồn tại và phát triển tầng lớp quý tộc, tài chính trong xã hội: Platon mơ ước đến xã hội lý tưởng trong đó không có chế độ tư hữu, một xã hội toàn những công dân tự do (nhưng vẫn còn nô lệ); còn Aristote phê phán gay gắt sự phân hóa giàu nghèo và sự bần cùng của xã hội, nhưng đồng thời ông không chủ trương chống lại chế độ tư hữu. Tóm lại, trong lý luận của các nhà Hy Lạp cổ đại đã có yếu tố phân tích kinh tế, họ đã biết đến những phạm trù như: phân công lao động, giá trị, giá trị sử dụng, giá trị trao đổi, một số chức năng của tiền tệ; biết đề cập đến vai trò nhà nước đối với nền kinh tế, ảnh hưởng cung - cầu đến giá cả hàng hóa. b. Một số tư tưởng kinh tế chủ yếu * Tư tưởng kinh tế của Xénophon - Một là, tư tưởng về phân công lao động: Ông cho rằng phân công lao động thúc đẩy lưu thông hàng hóa. Ông thấy được mối quan hệ giữa phân công lao động và thị trường. - Hai là, quan niệm về giá trị: Ông nói: “cây sáo không có giá trị đối với người không biết thổi, nhưng đem bán nó vẫn có giá trị”. - Ba là, về tiền tệ: Xénophon đã phát triển khái niệm tiền tệ dưới cái tính quy định đặc thù trong hình thái của chúng với tư cách là tiền tệ và tiền tích trữ. Xénophon cho rằng bạc là tiền tệ có nhu cầu vô hạn. - Bốn là, nghiên cứu về mối quan hệ giữa giá cả hàng hóa và việc cung -cầu hàng hóa: Ông khuyên nên mua nô lệ theo từng toán nhỏ để nhu cầu lớn không làm tăng giá cả. * Tư tưởng kinh tế của Platon - Sự tồn tại của giai cấp trong xã hội là tất yếu: Ông cho rằng sự phân chia giai cấp là tình trạng tự nhiên của xã hội, từ giai cấp lại sinh ra nhà nước. Ông luôn thuyết phục cho tư tưởng “cha truyền, con nối” trong nghề nghiệp. - Trên cơ sở phân công, ông xây dựng một nhà nước lý tưởng bao gồm các giai cấp sau: (1) Tầng chóp: Bao gồm các triết nhân và quân nhân đứng đầu cộng đồng nô lệ; (2) Tầng trung gian: Gồm những người nông dân; (3) Tầng dưới đáy: Gồm những người nô lệ. - Tư tưởng kinh tế của Platon Sự trao đổi sản phẩm cũng là tất yếu và bắt nguồn từ sự phân công lao động xã hội, nó là hình thức liên hệ xã hội giữa những người sản xuất. - Những vấn đề lý luận về sản xuất hàng hóa: Ông nghiên cứu tiền tệ chỉ với 2 thuộc tính quy định nó là thước đo giá trị và ký hiệu giá trị Platon chống lại khuynh hướng công thương trong nền kinh tế Hy Lạp, chống lại sự phát triển kinh tế hàng hóa, đòi quay lại nền kinh tế tự nhiên * Tư tưởng kinh tế của Aristote - Aristote phủ nhận lý luận của Platon về nhà nước lý tưởng; phản đối sự phân chia xã hội thành 2 đẳng cấp: các nhà triết học và chiến sĩ, ông cho rằng nhà nước là một hình thái giao dịch quan trọng nhất, hình thái một là gia đình, hình thái; hai là thôn xóm. Ông chống lại quan điểm về sở hữu tập thể của Platon, bảo vệ chế độ tư hữu tài sản. - Tư tưởng về một số phạm trù của kinh tế hàng hóa như ông nói: “Sự trao đổi không thể có được nếu không có sự bằng nhau”. C.Mác nhận xét: “Thiên tài Aristote là chỗ đó, trong biểu hiện giá trị của hàng hóa, ông tìm ra quan hệ bình đẳng”. - Tư tưởng kinh tế về tiền tệ: Ông giải thích nguồn gốc xuất hiện của tiền là do khó khăn trong vấn đề trao đổi, do thỏa thuận của những người đem trao đổi, do việc mở rộng quan hệ thị trường và khẳng định chỉ có tiền mới làm cho các hàng hóa được so sánh với nhau. Ông nói: “Có một công cụ của trao đổi là tiền tệ”. 2
  12. - Tư tưởng kinh tế về thương nghiệp có: Thương nghiệp trao đổi (trao đổi tự nhiên) H - H; Thương nghiệp hàng hóa (trao đổi bằng tiền) T - H; Đại thương nghiệp: trao đổi nhằm mục đích làm giàu, tăng khối lượng tiền tệ „T - H - T‟. Ở đây, ông đã có ý niệm về tư bản. Cũng về thương nghiệp ông cho có 2 loại kinh doanh: (1) Những hoạt động kinh tế (loại này gồm thương nghiệp trao đổi và thương nghiệp hàng hóa, hợp tự nhiên, hợp quy luật); (2) Việc sản xuất ra của cải, Aristote là người đầu tiên trong lịch sử kinh tế có ý định vạch rõ sự khác nhau giữa lưu thông hàng hóa và lưu thông tư bản. - Những họat động kinh tế: giá trị sử dụng có tác dụng kích thích là chủ yếu, trao đổi là phương tiện để tổ chức kinh tế tốt hơn. - Việc sản xuất ra của cải: Mục đích của loại kinh doanh nầy là làm giàu và tăng khối lượng tiền tệ. - Tư tưởng kinh tế của Aristote về nguồn gốc của lợi nhuận thương nhân và các nhà sản xuất công nghiệp: Aristote cho rằng đó là do địa vị độc quyền mà có và lợi nhuận nầy cũng như lợi tức cho vay là một hiện tượng không bình thường trái quy luật. 1.1.1.2. Tư tưởng kinh tế La Mã cổ đại a. Đặc điểm kinh tế, chính trị và xã hội Từ thế kỷ thứ V TCN bước vào chế độ chiếm hữu nô lệ và bị tiêu diệt vào thế kỷ thứ V SCN, La Mã là đỉnh cao nhất của chế độ chiếm hữu nô lệ; lực lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, tổ chức kinh tế là nền đại điền trang, đồng thời kinh tế công thương nghiệp cũng khá phát triển. Trong xã hội có ba tầng lớp: (1) Quý tộc; (2) Dân La Mã; (3) Nô lệ. Giữa ba tầng lớp này tồn tại những mâu thuẫn gay gắt dẫn tới các cuộc khởi nghĩa của nô lệ. b. Một số tư tưởng kinh tế nổi bật - Thứ nhất, tư tưởng bảo vệ kinh tế đại điền trang với hai đại biểu là Carôn và Varôn. Cả hai đưa ra các biện pháp cần thiết để sử dụng lực lượng lao động nô lệ sao cho có lợi nhất cho chủ nô. - Thứ hai, có tư tưởng bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ: Xixero chủ trương đàn áp nô lệ, bóc lột các dân tộc khác để cứu vãn nền cộng hòa chủ nô. - Thứ ba, về sự phát triển của kinh tế hàng hóa: Xixero có nói đến vai trò của phân công lao động, khuyến khích phát triển tư bản thương nghiệp và cho vay nặng lãi. Nhìn chung, tư tưởng kinh tế thời kỳ La Mã cổ đại phát triển sau Hy Lạp nhưng lại phát triển không bằng, do dự trên kinh tế đại điền trong và chưa chú ý phân tích các vấn đề kinh tế hàng hóa. 1.1.2 Tư tưởng kinh tế thời cổ đại ở phương Đông Các nước phương Đông thời cở đại là một trong những chiếc nôi của nền văn minh thế giới; ở đó có địa lý thuận lợi; nông nghiệp sớm được phát triển làm xuất hiện các sản phẩm dư thừa - cơ sở nảy sinh chế độ chiếm hữu nô lệ và sự xuất hiện của nhà nước. Với hoàn cảnh này, ở phương Đông đã nảy sinh hai vấn đề cần làm rõ: (1) Biện hộ về mặt tinh thần cho chế độ chiếm hữu nô lệ; (2) Giới hạn sự can thiệp của nhà nước vào kinh tế. Ở phần tìm hiểu này, chúng ta lần lượt đi vào tìm hiểu tư tưởng kinh tế của Ấn Độ cổ đại và tư tưởng kinh tế của Trung Quốc cổ đại. 1.1.2.1. Tư tưởng kinh tế của Ấn Độ cổ đại a. Đặc điểm Ấn Độ cổ đại Ấn Độ là một bán đảo rộng lớn với hơn 3 triệu km2, nếu trở về xa xưa thì rộng khoảng 5 triệu km2 (bao gồm Pakixtan, Bănlađét, Nêpan) với địa hình phức tạp, nhiều vùng sa mạc khô cằn. 3
  13. Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn, với sự phân chia đẳng cấp khắt khe (chế độ “chủng tính”), với 4 đẳng cấp cơ bản: (1) Tăng lữ: Đẳng cấp cao cấp nhất, có quyền giảng kinh Vệ Đà, thực hiện các nghi thức tôn giáo, nắm mọi quyền lực, không ai xâm phạm được. (2) Vương công và chiến binh: Đẳng cấp này có nhiệm vụ bảo vệ vua chúa, lãnh thổ, mùa màng, họ được đọc kinh Vệ Đà và tham gia các buổi tế lễ. (3) Nông dân và thương nhân: Đẳng cấp này làm nông, thủ công nghiệp, buôn bán, họ cũng được đọc kinh Vệ Đà và tham gia các buổi tế lễ. (4) Những người làm tôi tớ cho các đẳng cấp khác: Đẳng cấp này phải sống bên ngoài công xã, địa vị thấp kém nhất, phục vụ các đẳng cấp trên, họ không được học kinh Vệ Đà và làm lễ. Ngoài 4 đẳng cấp này, còn có loại người bị khinh bỉ, sống bên lề xã hội, bị coi là ô uế, không ai đụng chạm tới là người “ngoài đẳng cấp”, “tiện dân”. Việc phân chia đẳng cấp này dựa trên sự phân chia bộ phận trên người của đấng Purusha (thần ngã nguyên thủy). Như vậy, việc phân chia đẳng cấp này có tính giáo điều, thần thánh, không dựa trên cơ sở kinh tế - xã hội như ở Hy Lạp hay Trung Quốc. Nó càng làm cản trở bước tiến của sản xuất, tạo mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt. b. Tư tưởng kinh tế của Ấn Độ cổ đại Ấn Độ cổ đại theo chế độ nô lệ gia trưởng với công xã nông thôn tồn tại khá vững chắc; chế độ chính trị là sự kết hợp chặt chẽ giữa Vương quyền và Thần quyền; nhà vua thống trị xã hội dựa vào giáo lý tôn giáo. Do đó, các tư tưởng kinh tế cũng được thấy qua giáo lý, qua các bộ luật, trong đó nổi bật có kinh Vệ Đà và Luật Manu. - Trong kinh Vệ Đà không chỉ rõ việc thừa nhận quyền sở hữu nhưng lại quy định rõ quyền lợi của các đẳng cấp trong xã hội. - Trong Luật Manu, đây là cuốn sách tập hợp các mệnh lệnh của chủ nô, thể hiện rõ quan điểm của chủ nô. Đó là, thừa nhận chế độ nô lệ; tuyên truyền cho luận điểm chung “trong tất cả các sinh vật, sinh vật có linh hồn là cao quý nhất trong sinh vật có lý trí thì con người là cao quý nhất, mà trong loài người thì những người Braman là cao quý nhất ”. 1.1.2.2. Tư tưởng kinh tế của Trung Quốc cổ đại a. Đặc điểm Trung Quốc cổ đại Về chính trị - xã hội, đây là thời kỳ thay thế lẫn nhau của các nhà nước như: Hạ, Thương, Tây Chu; đến đầu thời Xuân Thu xuất hiện nhiều nước chư hầu lớn nhỏ khác nhau. Chính cuộc đấu tranh thời Xuân Thu đã dẫn đến xã hội Trung Quốc dần chuyển sang chế độ phong kiến. Về địa lý - kinh tế, do nằm trên lưu vực các con sông lớn như Hoàng Hà, Dương Tử, tạo thuận lợi cho nông nghiệp sớm phát triển, với lực lượng sản xuất chủ yếu là nô lệ, nông dân, công cụ sản xuất chủ yếu làm từ đồng, thau và sắt… Trên cơ sở phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp thời Xuân Thu dần hình thành và phát triển mạnh, nhưng về trao đổi vẫn theo phương thức “hàng đổi hàng”. b. Tư tưởng kinh tế của Trung Quốc cổ đại Các nhà tư tưởng thời kỳ này vẫn bám theo lối biện hộ, giải thích về mặt tinh thần cho chế độ nô lệ và giải quyết vai trò kinh tế của nhà nước. Cụ thể nổi lên một số quan điểm kinh tế cơ bản sau: * Quan điểm kinh tế của phái Khổng học - Khổng Tử (551 - 479) - Người sáng lập. Ông tên là Khâu, tự Trọng Ni, người nước Lỗ; sinh trưởng trong gia đình quý tộc sa sút; ông được xem là nhà tư tưởng lớn của 4
  14. Trung Quốc; ông đã tạo ra một trường phái có ảnh hưởng sâu đậm đếm xã hội phong kiến các nước ở Châu Á như Trung Quốc, Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật là Nho giáo. Người đời sau tôn vinh ông là “Vạn thế sư biểu”. Ông để lại cho đời sau nhiều tác phẩm như: Thi - Thư - Nhạc - Lễ - Dịch - Xuân Thu và Luận Ngữ… với quan điểm phục vục cho giai cấp quý tộc. Riêng về quan điểm kinh tế, ông cố công khôi phục quan hệ công xã nhưng không lên án chế độ nô lệ, mà kêu gọi sự phục tùng của nô lệ đối với chủ nô; ông mơ ước xây dựng một xã hội có hai thành phần giai cấp bổ sung cho nhau đó là nô lệ và chủ nô; trong đó, tư hữu không còn và mọi người sẽ sống hạnh phúc. Nhìn chung quan điểm này mang tính không tưởng. - Mạnh Tử (372 - 289), là học trò của Khổng Tử, sống vào cuối thời Xuân Thu. Theo Mạnh tử, Nhà nước không nên can thiệt quá nhiều vào đời sống kinh tế, buôn bán phải tự do, ngoài thuế thân không nên thu các đảm phụ khác; chấp nhận thực hiện quyền sở hữu ruộng đất bằng cách thu thuế; chủ trương trong xã hội “dân là dầu, vua là thứ” với nhiều tầng lớp như: Lao động chân tay, lao động trí óc, lao động quản lý nhà nước. Tóm lại, muc đích tư tưởng của ông là giải quyết mâu thuẫn giữa kinh tế chiếm hữu nô lệ và kinh tế công xã bằng cách đứng hẳn về phía công xã nhưng lại duy trì kiến trúc thượng tầng chiếm hữu nô lệ. * Quan điểm kinh tế của phái pháp gia Đây là trào lưu tư tưởng gắn với quyền lợi của chủ nô và nông dân giàu có; coi trọng nghệ nông và nghề binh; họ chống lại sự phát triển của thương nghiệp vì lo sợ điều này làm tan rã kinh tế tự nhiên; phái này sùng bái nhà nước, đòi hỏi một nhà nước mạnh, đem đối lập nhân dân với nhà nước, coi sự yếu của nhân dân là nguồn gốc sức mạnh của nhà nước. Đại biểu cho trường phái này là Thương Ưởng – Tể tướng của vua Tần Hữu Công, vào năm 350 TCN ông đã có những cải cái giúp nước Tần thống nhất chủ trương nhà nước phải có sở hữu lớn, vì “Nhà nước giàu nếu dân nghèo”; ông đứng về phía chủ nô, thủ tiêu công xã, đề cao vai trò của kinh tế nhà nước. Chính vì vậy, nhà nước nên thu thuế theo diện tích canh tác. * Quan điểm kinh tế trong Quản tử luận Quản tử luận là một tác phẩm gồm nhiều tác giả vô danh, phản ánh những điều kiện kinh tế - xã hội ở thế kỷ IV-III TCN; có những tư tưởng cơ bản: (1) Thừa nhận xã hội có nhiều giai cấp với sĩ, nông, công, thương là cơ sở của đất nước. Trong đó, nông dân và nghề nông có vai trò quan trọng. (2) Nhà nước phải can thiệp vào kinh tế để làm cho dân giàu. (3) Manh nha tư tưởng thị trường là nơi điều tiết các hàng hóa, nhà nước nên lập kho dự trữ thóc để bình ổn giá. Tóm lại, tư tưởng kinh tế thời cổ đại tuy có nhiều hình thái ấu trĩ, thô sơ, song nó đã giải quyết phần nào mặt lý luận những vấn đề trung tâm của chế độc hiếm hữu nô lệ; mang một ý nghĩa quan trọng trong quá trình nhận thức thế giới khách quan. Có thể nói, tư tưởng kinh tế phương Đông có phần nổi bật hơn, hình thành sớm hơn, thành thục hơn so với các tư tưởng kinh tế ở phương Tây cổ đại còn nhiều hạn chế. 1.2 Tƣ tƣởng kinh tế thời trung cổ (Thời kỳ phong kiến) 1.2.1 Tư tưởng kinh tế phương Tây thời trung cổ 1.2.1.1. Vài nét về thời trung cổ và những nét đặc trưng - Vài nét về thời trung cổ. Thời kỳ trung cổ được phân thành: (1) Sơ kỳ Trung cổ (thế kỷ V đến cuối thế kỷ XI): thời kỳ hình thành xã hội phong kiến. (2) Trung kỳ trung cổ (thế kỷ XII đến thế kỷ XIV): thời kỳ phát triển của xã hội phong kiến. (3) Hậu kỳ 5
  15. trung cổ (thế kỷ XVI - thế kỷ XVII): thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. Cơ sở kinh tế, chính trị phong kiến là chế độ đại sở hữu ruộng đất với hình thức bóc lột đặc trưng: Tô hiện vật; nền kinh tế căn bản vẫn mang tính tự nhiên, lãnh chúa là người quyết định tất cả về đất đai, tư liệu sản xuất và phân phối sản phẩm. - Những nét đặc trưng. Đặc điểm tư tưởng kinh tế thời Trung cổ Tư tưởng kinh tế thời kỳ nầy có thể khái quát như sau: bênh vực cho nền kinh tế tự nhiên, ít chú ý đến những vấn đề kinh tế hàng hóa như: Giá trị, tiền tệ .v.v. Ở họ không có khái niệm giá trị, lên án thương nghiệp và cho vay nặng lãi Chiếm vị trí quan trọng trong các quan điểm kinh tế thời kỳ phong kiến là học thuyết “giá cả công bằng”. Ở thời kỳ này, về tư tưởng kinh tế phương Tây dại biểu nổi tiếng nhất có Saint Thomas d‟Aquin. 1.2.1.2. Một số luận điểm của Saint Thomas d‟Aquin - Thứ nhất, một số luận điểm về quyền tư hữu: Ông ca ngợi chế độ tư hữu tài sản, bênhh vực chế độ tư hữu và nhà thờ. Ông coi quyền quản lý tài vật là do tạo hóa giao phó. - Thứ hai, về các hoạt động kinh tế. Thomas d‟ Aquin phân biệt 2 loại: Những nỗ lực trực tiếp tạo ra của cải vật chất để chiếm hữu và hưởng dụng là rất đáng thương và rất đáng kính trọng; những họat động trung gian hưởng lợi dựa trên lao động người khác là những hoạt động đáng chê trách và bị trừng phạt (ví dụ như buôn bán, cho vay nặng lãi…). - Thứ ba, một số luận điểm về tư bản và lợi nhuận: Quan niệm bây giờ cấm cho vay nặng lãi vì tiền không thể sinh ra tiền được. - Thứ tư, về địa tô: Thomas d‟Aquin quan niệm địa tô là khoản thu nhập của ruộng đất, khoản này khác với thu nhập từ tư bản và tiền tệ. - Thứ năm, về dân số: Chỉ có Thomas d‟ Aquin là lo ngại sự gia tăng dân số quá mức. 1.2.2 Tư tưởng kinh tế phương Đông thời trung cổ Chế độ phong kiến phương Đông xuất hiện sớm nhưng do chịu ảnh hưởng của chế độ nông nô gia trưởng; lúc bấy giờ vai trò của nhà nước rất lớn; do yêu cầu của phong kiến hóa, của công tác thủy lợi, của nhiệm vụ quân sự làm cho mâu thuẫn giữa nhà nước Trung ương tập quyền với các chư hầu ngày càng gay gắt. Tư tưởng kinh tế thời bấy giờ khá phức tạp, nhưng cũng chỉ xoay quanh vấn đề sở hữu; vấn đề kinh tế hàng hóa và vai trò của nhà nước. 1.2.2.1. Tư tưởng kinh tế Trung Quốc thời trung cổ Đối với Trung Quốc, tư tưởng về kinh tế tuy có phát triển hớn so với thời cổ đại, nhưng cũng chỉ xoay quanh kinh tế tự nhiên, bảo vệ sở hữu nhà nước nhằm giải quyết mâu thẫn giữa nhà nước phong kiến tập quyền với nông dân, với địa chủ cát cứ địa phương; kinh tế hàng hóa kém phát triển, lý luận vầ vấn đề này rời rạc, non kém. Cơ bản, về tư tưởng kinh tế Trung Quốc thời trung cổ biểu hiệu xoay quanh hai vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất, vấn đề sở hữu và vai trò của nhà nước: + Đầu tiên có thể kể đến là Lý Xung (450 - 498) đã đưa ra quan điểm bảo vệ quyền lợi nhà nước và các kiến nghị về thuế để nhà nước có lợi. + Dương Viêm (618 - 707) lại muốn trung hòa lợi ích kinh tế giữa nhà nước với các địa chủ phong kiến với người canh tác; đề nghị thu thuế bằng tiền, căn cứ vào giá trị sản lượng của các mảnh ruộng khác nhau để thu. 6
  16. + Lục Chí (là quan đại thần cuối đời Đường) cũng chủ trương làm dịu mâu thuẫn giữa nhà nước phong kiến với nông dân bằng cách giảm tô; quy định mức sở hữu ruộng đất vừa phải; ông còn cho rằng sự giàu có của vua chúa là phụ thuộc vào ý dân. + Vương An Thạch đề cao sở hữu ruộng đất của nhà nước dưới hình thức tổ chức quân điền, lãnh địa lớn. - Thứ hai, về vấn đề kinh tế hàng hóa rất ít được nghiên cứu, chỉ thấy Lục Chí đề cập sơ lược phạm trù giá cả, thấy được mối quan hệ giữa thuế - giá cả - lượng tiền nhà nước phát hành. 1.2.2.2. Tư tưởng kinh tế của Ả Rập thời trung cổ Ả Rập là một trung tâm văn hóa lớn thời trung cổ; người Ả Rập đã tiếp thu những thành tựu văn hóa của Hy Lạp, La Mã, Ấn Độ, Ban Tư, Ai Cập, Iran… và các nền văn hóa khác. Ngoài những thành tựu về triết học, văn học, về khoa học, kỹ thuật ở đây cũng có bước phát triển như: cung cấp cho chúng ta chữ số Ả Rập; phát hiện, đặt ra khái niệm sin, Cotag, tag… đặc biệt, họ xây dựng được nhiều công trình thủy tốt; sản xuất ra các vật phẩm xa xỉ như da màu, vũ khí, vải xoa…Nơi đây cũng là nơi xuất hiện và phổ biến Đạo Hồi, theo họ tuyệt đối không thờ tượng thần, vì theo họ thánh Allah tỏa khắp mọi nơi, không có một hình tượng mẫu nào. Về mặt xã hội, Ả Rập trung cổ chịu ảnh hưởng của Đạo Hồi, trong thời kỳ đầu, Đạo Hồi chống lại những tập quán xã hội nguyên thủy như quan niệm hẹp hòi về thị tộc, bộ lạc, tập quán nợ máu phải trả bằng máu; Đạo Hồi thừa nhận chế độ nô lệ, chế độ một chồng nhiều vợ, hạ thấp vai trò của phụ nữ. Tuy vậy, Đạo Hồi kêu gọi đoàn kết, tương trợ nhau như anh em, giúp đỡ người nghèo khó, trẻ mồ côi… Về tư tưởng kinh tế, chủ yếu biện hộ cho nền sản xuất hàng hóa và bảo vệ thương nghiệp; các nhà lý luận thời kỳ này thừa nhận quan hệ giai cấp và chấp nhận nô dịch dân tộc khác; các tư tưởng kinh tế của Ả Rập thời trung cổ được tìm thấy trong kinh Koran, như “có những chỉ dẫn về quảng cáo thương nghiệp” là điều ít thấy trong các giáo lý tôn giáo khác. Tóm lại, tư tưởng kinh tế thời trung cổ đã nhận thức được vai trò của sản xuất hàng hóa và ủng hộ xu hướng phát triển của nó mạnh hơn so với thời cổ đại, nhưng nhìn chung vẫn chưa tiến xa hơn so với cổ đại là mấy, chỉ dừng lại ở hiện tượng bên ngoài, phân tích một cách chủ quan các hiện tượng, chưa thấy được tính quy lật của vấn đề trong các hiện tượng ấy. 2. SỰ PHÁT SINH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CHÍNH TRỊ HỌC TƢ SẢN CỔ ĐIỂN Xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản đánh dấu sự suy tàn của chế độ phong kiến và bước vào thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Đến cuối thế kỷ XVII, khi quá trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản đã kết thúc và thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu, nhiều vấn đề kinh tế của chủ nghĩa tư bản đặt ra vượt quá khả năng giải thích của chủ nghĩa trọng thương, đòi hỏi phải có lý luận mới. Vì vậy, kinh tế chính trị tư sản cổ điển đã ra đời và phát triển mạnh ở Anh và Pháp. 2.1 Chủ nghĩa trọng thƣơng - Tiền thân của Khoa kinh tế chính trị Chủ nghĩa trọng thương là hình thái đầu tiên của hệ tư tưởng tư sản trong lĩnh vực kinh tế chính trị, xuất hiện từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVII, trong giai đoạn tan rã của chế độ phong kiến và thời kỳ tích luỹ nguyên thủy tư bản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm, kinh tế hàng hoá và khoa học tự nhiên phát triển mạnh (cơ học, thiên văn học, địa lý...). Đặc biệt là những phát kiến địa 7
  17. lý cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI tìm ra châu Mỹ, đường biển qua châu Phi, từ châu Âu sang Ấn Độ... đã tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển. Các nhà tư tưởng của chủ nghĩa trọng thương với những đại biểu điển hình ở Anh như Uyliam Staphot (1554-1612), Tômat Mun (1571-1641); ở Pháp là Môngcrêchiên (1575-1629), Cônbe (1618-1683) đã đánh giá cao vai trò của thương nghiệp, đặc biệt là ngoại thương, coi thương nghiệp là nguồn gốc giàu có của quốc gia. Đối tượng nghiên cứu của chủ nghĩa trọng thương là lĩnh vực lưu thông; lấy tiền làm nội dung căn bản của của cải, là biểu hiện sự giàu có của một quốc gia; dựa vào quyền lực nhà nước để phát triển kinh tế; nguồn gốc của lợi nhuận là từ thương nghiệp do mua rẻ bán đắt... nhằm tích luỹ tiền tệ, đẩy nhanh sự ra đời của chủ nghĩa tư bản. 2.1.1 Tiền đề xuất hiện và đặc điểm của chủ nghĩa trọng thương 2.1.1.1. Tiền đề xuất hiện Về mặt kinh tế - xã hội, đây là thời kỳ kinh tế hàng hóa bắt đầu phát triển, giai cấp tư sản cần tiền để kinh doanh, sản xuất, cơ khát tiền của Châu Âu bắt đầu bộc lộ. Sau các phát kiến địa lý lớn, sự vơ vét của cải ở các thuộc địa bắt đầu diễn ra và ngoài thương thực sự trở thành nguồn cung cấp tiền cho Châu Ấu. Điều này đòi hỏi phải có lý thuyết để dẫn đường cho hoạt động thương nghiệp. Về mặt chính trị, lúc này chế độ quân chủ ở Châu Âu muốn mở rộng thương mại và công nghiệp trong khuôn khổ chế độ phong kiến đang bước vào thời kỳ tan rã, học muốn có cương lĩnh kinh tế mới để phát triển nền kinh tế và chủ nghĩa trọng thương đã đáp ứng yêu cầu này. Về mặt văn hóa, tư tưởng, đây cũng là thời kỳ hừng sáng của đên trường trung cổ, bởi sự xuất hiện của phong trào phục hưng, của các ngành khoa học tự nhiên, của chủ nghĩa duy vật trong triết học, bởi sự sụt giảm uy quyền của tôn giáo; các cá nhân muốn đổi mới, hòa mình vào thực tiễn sống động của nền kinh tế hàng hóa đang phát triển, họ mong muốn được làm giàu và được chỉ cách làm giàu. Có thể nói, đây làm những tiền đề cho chủ nghĩa trọng thương xuất hiện, giải quyết các vấn đề nóng bỏng của Châu Âu lúc bấy giờ là làm thế nào để tích lũy được tiền cho sự phát triển của thương nghiệp, công nghiệp, cho kinh doanh và làm giàu của các cá nhân. 2.1.1.2. Đặc điểm - Một là, chủ nghĩa trọng thương phản ánh lợi ích và tư tưởng của tầng lợp thương nhân, nó coi trọng tiền và ngành thương nghiệp. - Hai là, chủ nghĩa trọng thương vẫn nằm trong khuôn khổ chế độ phong kiến sử dụng nhà nước phong kiến để làm giàu cho giai cấp tư sản. - Ba là, chủ nghĩa trọng thương mang tính chất kinh nghiệm, phản ánh thời kỳ ấu trĩ của khoa kinh tế chính trị và mới đi vào lĩnh vực lưu thông. - Bốn là, chủ nghĩa trọng thương có tính chất tiến bộ, phản ảnh đúng tất yếu của lịch sử lúc bấy giờ. 2.1.2 Hai giai đoạn của chủ nghĩa trọng thương - Thứ nhất, giai đoạn trọng tiền, tồn tại từ thế kỷ XV đến XVI, đây là giai đoạn tư bản xuất hiện dưới hình thái vàng, tiền vàng đang hiếm nên rất cần tiền; tư tưởng kinh tế cơ bản của thời kỳ này là “Tiền là tiêu chuẩn căn bản của mọi của cải”, xuất phát từ tư tưởng cơ bản này mà lý giải các vấn đề khác của xã hội lúc đó. - Thứ hai, giai đoạn trọng thương, tồn tại từ thế kỷ XVI đến XVII, đây là giai đoạn phát triển mạnh của thương nghiệp; tư tưởng kinh tế cơ bản “khối lượng tiền chỉ tăng bằng ngoại thương và lợi nhuận do chuyển nhượng là nguồn gốc đầu tiên của mọi của 8
  18. cải”. Từ đó, chủ nghĩa trọng thương đưa ra các biện pháp phát triển nội thương không hạn chế, mở rộng xuất khẩu theo nguyên tắc nổi tiếng: “Bán nhiều, mua ít”. 2.1.3 Đánh giá chủ nghĩa trọng thương - Mặt tiến bộ: Chủ nghĩa trọng thương đã đập tan hệ tư tưởng phong kiến với cơ sở kinh tế tự nhiên, vạch rõ vai trò của “Tiền” và “thương nghiệp” trong bước chuyển từ kinh tế sản xuất nhỏ lên kinh tế sản xuất lớn; đã biết dựa vào tri thức nhân loại và sử dụng các phương pháp khoa học để phân tích các hiện tượng kinh tế, để tìm ra nguồn gốc xuất hiện của tư bản. - Mặt hạn chế: Chủ nghĩa trọng thương chưa biết đến quy luật kinh tế, phương pháp nghiên cứu là sự khái quát có tính chất kinh nghiệm những hiện tượng bề ngoài của đời sống kinh tế - xã hội, họ mới chỉ đứng trên lĩnh vực lưu thông, trao đổi để xem xét những biện pháp tích luỹ tư bản. Vì vậy, khi sự phát triển cao hơn của chủ nghĩa tư bản đã dần dần làm cho những luận điểm của chủ nghĩa trọng thương trở nên lỗi thời, phải nhường chỗ cho học thuyết kinh tế mới, tiến bộ hơn. Tóm lại, như C.Mác nói “chủ nghĩa trọng thương là học thuyết đầu tiên nghiên cứu về chủ nghĩa tư bản, nhưng chủ nghĩa tư bản lại đang ở trong giai đoạn đầu mới phát triển”. Do đó, thiếu sót là điều không thể tránh khỏi. 2.2 Kinh tế chính trị tƣ sản cổ điển Pháp (Chủ nghĩa trọng nông) 2.2.1 Hoàn cảnh ra đời và đặc điểm của chủ nghĩa trọng nông - Thứ nhất, hoàn cảnh ra đời. Chủ nghĩa trọng nông chỉ xuất hiện ở Pháp, bởi vì vào giữa thế kỷ XVIII nước Pháp vẫn là một nước nông nghiệp lạc hậu, trong khi ở Anh cuộc cách mạng công nghiệp đã bắt đầu. Do hậu quả của chính sách trọng thương của Colbert nên nền nông nghiệp Pháp bị suy sụp nghiêm trọng, năng suất mùa vụ thấp, sản lượng kém. Đời sống của người dân khó khăn do bị bóc lột nặng nề. Địa to phong kiến chiếm 1/3 nông sản sản xuất ra, thương nhân bóc lột nông dân qua giá cả, nhà thờ thu thuế thập phân…. Ngoài ra, quyền lợi của giai cấp tư sản đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách trọng thương của Colbert. Nhà nước tăng thuế nông nghiệp để có tiền trợ cấp cho các công trường thủ công, nông sản phẩm bị cấm xuất khẩu… trước tình hình đó, để khôi phục nền kinh tế Pháp cần phải có hệ thống lý luận kinh tế mới thay thế cho chủ nghĩa trọng thương và chủ nghĩa trọng nông ra đời, đáp ứng yêu cầu đó. - Thứ hai, điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng nông, đó là đã chuyển đối tượng nghiên cứu sang lĩnh vực nông nghiệp; đánh giá cao vai trò của nông nghiệp; coi nông nghiệp là lĩnh vực duy nhất tạo ra của cải; chỉ có lao động nông nghiệp mới là lao động có ích tạo ra sản phẩm thặng dư cho xã hội. Những người trọng nông bảo vệ tự do kinh tế, họ cho rằng các quy luật khách quan chi phối hoạt động của con người. Những đại biểu của chủ nghĩa trọng nông là P.Boiguillebert (1646 - 1714), F.Quesnay (1649 - 1774), A.R.J.Turgot (1727 - 1781)… 2.2.2 Francois Quesnay đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa trọng nông F.Quesnay (1649 - 1774) sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở Pháp, ông am hiểu nhiều lĩnh vực như y học, triết học, kinh tế… riêng về kinh tế ông có các tác phẩm lớn: “Biểu kinh tế (1758)”, “Nhận xét về lợi ích của Tiền (1766)”, “Những nguyên lý chung trong một quốc gia nông nghiệp (1768)”… Học thuyết kinh tế của F.Quesnay có những nội dung chủ yếu sau: - Thứ nhất, lý luận về “Luật tự nhiên”: tư tưởng trung tâm trong học thuyết kinh tế của F.Quesnay là tư tưởng về tính quy luật. Đây là đặc điểm khác nhau của những người 9
  19. trọng nông so trọng thương. Ông cho rằng trong xã hội tính ngẫu nhiên không chiếm địa vị thống trị mà quy luật mới chiếm địa vị thống trị. Tuy nhiên, ông đồng nghĩa quy luật hoạt động trong xã hội với tuy luật tự nhiên. Trong đó, “Luật tự nhiên” có nội dung cụ thể sau: (1) Quyền sở hữu là quyền tự nhiên cơ bản nhất; quyền sở hữu ở đây là quyền tư hữu tư bản chủ nghĩa; (2) Tự do cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hóa là quyền tự nhiên; ông nêu lên khẩu hiệu “tự do hoạt động, tự do buôn bán”; (3) Quyền tự do các nhân là quy luật tự nhiên của con người không thể thiếu được; ông chống lại sự lệ thuộc phong kiến. - Thứ hai, lý luận về giá trị: F.Quesnay nghiên cứu giá trị dưới phạm trù “giá cả thực tế”, đó là mức cần thiết để bù đắp “chi phí sản xuất”; ông chứng minh việc trao đổi bình thường đòi hỏi phải theo nguyên tắc ngang giá trị; những giá trị đó đã tồn tại trước khi có trao đổi và “trao đổi không sản xuất gì cả”; trao đổi không làm cho tài sản tăng lên, vì tài sản được tạo ra trong sản xuất, còn trong trao đổi chỉ có sự thay đổi giá trị sử dụng này bằng giá trị sử dụng khác. - Thứ ba, về tiền tệ: F.Quesnay cho rằng tiền chỉ là phương tiện kỹ thuật của trao đổi; ông không cho tiền là của cải quốc ân, từ đó chống lại việc tích trữ tiền. Nhìn chung, F.Quesnay có gắng lam lung chuyển lý luận tiền tệ của chủ nghĩa trọng thương. - Thứ tư, lý luận về “sản phẩm thuần túy”: F.Quesnay đã chuyển sang việc nghiên cứu nguồn gốc của sản phẩm thặng dư từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất; ông dùng thuật ngữ “sản phẩm thuần túy” trong phân tích của mình. Theo ông, sản phẩm thuần túy chỉ được tạo ra trong nông nghiệp; nông nghiệp là ngành sản xuất duy nhất, lao động trong nông nghiệp là lao động sản xuất, còn trong các ngành khác không phải là lao động sản xuất. Nhưng sản phẩm thuần túy chỉ thu được ở nông nghiệp sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa, còn sản xuất tiểu nông không tạo ra sản phẩm thuần túy. Riêng công nghiệp tuy không phải là ngành sản xuất, nhưng công nhân công nghiệp không sống nhờ vào giá trị của người khác mà tự tạo ra giá trị cho mình. Như vậy, F.Quesnay đã thấy được mối quan hệ giữa lao động sản xuất và giá trị thặng dư (sản phẩm thuần túy). Lao động sản xuất là lao động tạo ra sản phẩm thặng dư. Đây là một bước tiến so với chủ nghĩa trọng thương. Tuy nhiên, ông đã nhầm lẫn khi cho rằng lao động công nghiệp không phải là lao động sản xuất, nó không tạo ra sản phẩm thặng dư. Ngoài ra, ông cũng sai lầm khi cho rằng nguồn gốc của sản phẩm thặng dư còn là đất đai nữa. - Thứ năm, về tiền lượng: F.Quesnay là người theo quan điểm “quy luật sắt”, cần phải để cho tiền lương bằng với mức sống tối thiểu, bởi vì cung lao động luôn lớn hơn cầu về lao động, nên nhà tư bản có điều kiện trả lương ở mức tối thiểu. - Thứ sáu, về tư bản: F.Quesnay là người đầu tiên trong khuôn khổ xã hội tư bản phân tích tư bản; tư bản không phải bản thân là tiên tệ mà là số tư liệu sản xuất trong nông nghiệp như công cụ, gia súc, giống lúa, tư liệu sinh hoạt cho công nhân nông nghiệp được mua bằng tiền đó. 2.2.3 Đánh giá về chủ nghĩa trọng nông - Mặt tiến bộ, chủ nghĩa trọng nông đã chuyển đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị từ lĩnh vực lưu thông sang lĩnh vực sản xuất, từ đó đánh đổ triệt để chủ nghĩa trọng thương. Ngoài ra, chủ nghĩa trọng nông đã phân tích những hoạt động kinh doanh, sản xuất theo kiểu tư bản chủ nghĩa dưới tầm nhìn tư sản, qua đó có đóng góp quý giá sau: Đặt cơ sở cho việc nghiên cứu (m); bước đầu đề cập tới các hình thức vận động của tư bản, 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2