intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:178

8
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vị trí, tác dụng, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận công trình xây dựng; đặc điểm cấu tạo của các cấu kiện chịu lực cơ bản: dầm, sàn, cột và móng bê tông cốt thép;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kết cấu bê tông cốt thép (Ngành: Quản lý xây dựng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP NGÀNH: QUẢN LÝ XÂY DỰNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 368ĐT/QĐ-CĐXD1 ngày 10 tháng 8 năm 2021 của Hiệu trưởngTrường Cao đẳng Xây dựng số 1 -2-
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách bài giảng nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. -3-
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH là giáo trình nội bộ được biên soạn nhằm phục vụ cho giảng dạy và học tập cho hệ Cao đẳng ở trường Cao đẳng Xây dựng số 1, thuộc chuyên ngành Quản lý Xây dựng. CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CÔNG TRÌNH là môn học chuyên ngành nhằm cung cấp các kiến thức về cấu tạo, đọc bản vẽ các cấu kiện bê tông cốt thép. Giáo trình Kết cấu Bê tông cốt thép do bộ môn Kiến trúc và Kết cấu gồm các thầy cô đã và đang giảng dạy trực tiếp trong bộ môn cùng tham gia biên soạn. Giáo trình này được viết theo đề cương môn học Cấu tạo các bộ phận công trình, tuân thủ theo các quy tắc thống nhất của Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO). Ngoài ra giáo trình còn bổ sung thêm một số kiến thức mà trong các giáo trình trước chưa đề cập tới. Nội dung gồm 2 phần sau. Phần 1. Kiến trúc Phần 2. Kết cấu Trong quá trình biên soạn, nhóm giảng viên Bộ môn Kiến trúc và Kết cấu của Trường Cao đẳng Xây dựng Số 1 - Bộ Xây dựng, đã được sự động viên quan tâm và góp ý của các đồng chí lãnh đạo, các đồng nghiệp trong và ngoài trường. Mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng trong quá trình biên soạn, biên tập và in ấn khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi xin được lượng thứ và tiếp thu những ý kiến đóng góp. Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn! Hà nội, ngày tháng năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên phần Kết cấu: Ths. Trần Thị Kim Thúy 2. Chủ biên phần Kiến trúc: Ths Tạ Bình 3. Ths. Phan Thanh Điệp 4. Ths. Nguyễn Như Vân -4-
  4. MỤC LỤC -----000----- PHẦN 1. KIẾN TRÚC 8 Bài 1. QUY ƯỚC CHUNG TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG 8 1.1. Quy ước chung về thể hiện bản vẽ 8 1.2. Quy ước chung về biểu diễn vật thể và biểu diễn công trình 25 Bài 2. NỀN NHÀ – HÈ RÃNH 37 2.1. Nền nhà 38 2.2. Hè rãnh 39 Bài 3. TƯỜNG - CỘT 41 3.1. Tường 42 3.2. Cột 51 Bài 4. CỬA SỔ - CỬA ĐI 54 4.1. Vị trí, tác dụng, yêu cầu 55 4.2. Cấu tạo 58 Bài 5. SÀN BÊ TÔNG CỐT THÉP 68 5.1. Sàn nhà 69 4.2. Cấu tạo mặt sàn và trần sàn 78 Bài 6. CẦU THANG 79 6.1. Vị trí, tác dụng, yêu cầu 80 6.2. Cấu tạo 86 Bài 7. MÁI 95 7.1. Mái bằng 96 7.2. Mái dốc 101 PHẦN 2. KẾT CẤU Bài 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP 1.1. Khái niệm chung 109 1. Khái niệm 109 2. Sự làm việc của bê tông và cốt thép 109 -5-
  5. 1.2. Tính chất cơ lý của vật liệu. 110 1. Bê tông 112 2. Cốt thép 112 3. Bê tông cốt thép 112 1.3. Nguyên lý tính toán kết cấu theo trạng thái giới hạn 120 Bài 2. CẤU KIỆN CHỊU UỐN 2.1. Dầm đơn 124 1. Đặc điểm cấu tạo 124 2. Thể hiện mặt cắt 126 3. Đọc bản vẽ cốt thép 127 2.2. Bản đơn 129 1. Đặc điểm cấu tạo 129 2. Thể hiện mặt cắt 130 3. Đọc bản vẽ cốt thép 132 Bài 3. SÀN SƯỜN ĐỔ LIỀN KHỐI 3.1. Khái niệm chung 135 3.2. Mặt bằng kết cấu 136 3.3. Dầm liên tục 138 1. Thể hiện mặt cắt 138 2. Đọc bản vẽ cốt thép 139 3.4. Bản liên tục 142 1. Thể hiện mặt cắt 142 2. Đọc bản vẽ cốt thép 143 Bài 4. CẤU KIỆN CHỊU UỐN 4.1. Đặc điểm cấu tạo 147 1. Tiết diện ngang 147 2. Cốt thép 148 4.2. Thể hiện mặt cắt 150 4.3. Đọc bản vẽ cốt thép 151 Bài 5. MÓNG 5.1. Khái niệm. 155 5.2. Đặc điểm cấu tạo 156 5.3. Bản vẽ móng 166 Tài liệu tham khảo 178 -6-
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KẾT CẤU BÊ TÔNG CỐT THÉP Mã môn học: MH09 Vị trí, tính chất của môn học - Vị trí: Môn học được bố trí ở học kỳ I - Tính chất: Là môn học chuyên môn - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học giúp sinh viên nắm vững cấu tạo các bộ phận công trình. Từ đó, sinh viên sẽ tính toán được khối lượng vật liệu. Mục tiêu môn học - Kiến thức Sau khi kết thúc môn học, sinh viên trình bày được: + Vị trí, tác dụng, yêu cầu và cấu tạo của các bộ phận công trình xây dựng; + Đặc điểm cấu tạo của các cấu kiện chịu lực cơ bản: dầm, sàn, cột và móng bê tông cốt thép; - Kỹ năng Sau khi kết thúc môn học, sinh viên: + Đọc và khai thác được các thông tin như: vị trí, hình dáng, kích thước, số lượng, vật liệu của các bộ phận trong công trình xây dựng từ bản vẽ; + Đọc và khai thác được các thông tin của bản vẽ kết cấu: hình dáng, kích thước, số lượng cốt thép. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Sinh viên có thể làm việc độc lập hoặc tham gia nhóm; + Sinh viên rèn được tính cẩn thận, chính xác trong công việc. Nội dung môn học: -7-
  7. PHẦN 1. KIẾN TRÚC BÀI 1. QUY ƯỚC CHUNG TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Mục tiêu. - Trình bày được các quy định về bản vẽ kỹ thuật và các quy ước, ký hiệu trong bản vẽ xây dựng. -8-
  8. 1.1. Quy ước chung về thể hiện bản vẽ 1.1.1. Khổ giấy Bản vẽ được thực hiện trên khổ giấy nhỏ nhất, đảm bảo sự rõ ràng và độ chính xác cần thiết. Khổ giấy khổ ISO-A gồm khổ A0 có diện tích 1m2 và các khổ có được bằng cách chia đôi cạnh dài của khổ giấy trước. Bảng kích thước của khổ giấy đã xén. Khổ giấy A0 A1 A2 A3 A4 Dài (mm) 841 594 420 297 210 Rộng (mm) 1189 841 594 420 297 1.1.2. Khung bản vẽ và khung tên Lề và khung bản vẽ Tất cả các khổ giấy phải có lề, lề trái rộng 20mm, lề này thường dùng để đóng bản vẽ thành tập, các lề khác rộng 10mm. Khung bản vẽ để giới hạn vùng vẽ được vẽ bằng nét liền có chiều rộng nét bằng 0,7mm. Trong khi vẽ, các hình, chi tiết của bản vẽ không được vượt quá vùng giới hạn này. Hình 1.1. Mẫu khung tên, khung bản vẽ -9-
  9. Khung tên Khung tên nằm ở góc phải phía dưới vùng vẽ. Định dạng này chỉ cho phép đối với các tờ giấy nằm ngang. Đối với khổ giấy từ A0 đến A3, bản vẽ được trình bày ngang. Đối với khổ giấy A4, bản vẽ được trình bày đứng, khung tên đặt ở phía cạnh ngắn hơn của vùng vẽ. Hướng đọc bản vẽ là hướng khung tên. Nội dung và hình thức của khung tên do đơn vị thiết kế quy định. Sau đây là mẫu khung tên dùng trong học tập (16x4cm). chữ số dùng trong khung tên dùng chữ thẳng, theo quy định TCVN về chữ và chữ số trên bản vẽ kỹ thuật. 1.1.3. Tỉ lệ Tỷ lệ là tỷ số giữa kích thước dài của một phần tử thuộc vật thể biểu diễn trong bản vẽ gốc và kích thước thật của vật thể đó. Các tỷ lệ ưu tiên trong bản vẽ kỹ thuật. + Tỷ lệ nguyên hình. 1.1 + Tỷ lệ thu nhỏ. 1.2, 1.5, 1.10, 1.20, 1.50, 1.100, 1.200, 1.500, 1.1000, 1.2000, 1.5000, 1.10000. + Tỷ lệ phóng to. 2.1, 5.1, 10.1, 20.1, 50.1. Ký hiệu gồm chữ “TỶ LỆ” và tiếp sau là tỷ số (ví dụ. TỶ LỆ 1.2). Nếu không gây hiểu nhầm có thể có thể không ghi từ “TỶ LỆ” hoặc viết tắt là “TL”. Khi cần dùng nhiều tỷ lệ khác nhau trong một bản vẽ, tỷ lệ chính được ghi trong khung tên, các tỷ lệ khác được ghi bên cạnh chú dẫn của phần tử tương ứng. Đối với các bản vẽ có tỷ lệ thu nhỏ từ 1.500 trở lên, thông thường ngoài tỷ lệ ghi trong bản vẽ, sẽ gồm có thước tỉ lệ để đi kèm để kiểm tra kích thước của các phần tử trên bản vẽ một cách chính xác hơn (hạn chế sai số khi in ấn). 1.1.4. Đường nét • Kiểu đường nét thường dùng - 10 -
  10. STT Hình biểu diễn Tên nét 1 Nét liền (continuous) 2 Nét đứt (dash) 3 Nét đứt rộng (dash space) 4 Nét gạch dài chấm (long dash dot) 5 Nét chấm chấm (dot) 6 Nét gạch chấm (dash dot) 7 Nét gạch dài gạch ngắn (long dash double short dot) • Kích thước của nét vẽ - Chiều rộng nét vẽ. + Tuỳ thuộc vào loại và kích thước của bản vẽ, chiều rộng d của tất cả các nét vẽ phải chọn theo dãy số sau. 0,13; 0,18; 0,25; 0,35; 0,5; 0,7; 1,0; 1,4; 2,0mm + Chiều rộng của các nét rất đậm, đậm, mảnh tuân theo tỷ lệ 4.2.1 + Chiều rộng nét của bất kỳ đường nào phải như nhau trong suốt chiều dài của đường đó. • Khoảng cách Phần tử Chấm Khoảng hở Gạch ngắn Gạch Gạch Khoảng hở dài lớn Chiều dài δ= 0,5d 3d 6d 12d 24d 18d • Các loại đường nét thường gặp trong xây dựng TT Tên gọi Hình dạng Bề rộng Áp dụng 1 Nét liền d Đường bao, cạnh thấy 2 Nét liền đậm 1,5d Giao tuyến giữa mặt phẳng cắt và các mặt của vật thể 3 Nét đứt d/2 Đường bao, cạnh khuất 4 Nét gạch dài, d/3 Đường trục, đường tâm,… gạch ngắn 5 Nét liền mảnh d/3 Đường dóng, đường kích thước, đường dẫn và chú dẫn, đường gạch gạch mặt cắt, đường bao mặt cắt chập, giao tuyến tưởng tượng, đường tâm ngắn 6 Nét lượn sóng d/3 Đường giới hạn hình biểu - 11 -
  11. diễn 7 Nét dích dắc d/3 Đường giới hạn hình biểu diễn 8 Nét gạch dài, 1,5d Vị trí mặt phẳng cắt chấm đậm Trong trường hợp vẽ bằng tay, bề rộng nét d thường lấy bằng 0,5mm (bằng bề rộng của một nét bút chì kim). • Cách vẽ - Đường nét phải thống nhất trên cùng bản vẽ. - Khoảng cách tối thiểu giữa các đường song song nhau là 0,7mm - Các nét vẽ cắt nhau, tốt nhất là cắt nhau bằng nét gạch. - Thứ tự ưu tiên của đường nét. + Đường bao hay cạnh thấy. + Đường bao hay cạnh khuất. + Nét cắt + Đường trục, đường tâm + Đường dóng. 1.1.5. Ghi kích thước • Quy định chung - Kích thước trên bản vẽ là kích thước thật của vật thể, không phụ thuộc vào tỷ lệ của hình biểu diễn. - Thông tin về kích thước phải đầy đủ và ghi trực tiếp trên bản vẽ. - Mỗi kích thước chỉ ghi 01 lần. - Các kích thước nên đặt ở vị trí sao cho nó thể hiện rõ ràng nhất các yếu tố có liên quan. - Các kích thước có liên quan nên nhóm lại một cách tách biệt để dễ đọc. - Đơn vị đo. + Các kích thước chỉ được ghi cùng một đơn vị đo. + Khi có nhiều đơn vị đo kích thước được dùng trong một tài liệu, phải ghi chú một cách rõ ràng đơn vị sử dụng cho từng phần của tài liệu. + Dùng độ, phút, giây để dùng cho đơn vị đo góc (Ví dụ. 36o24’10’’). • Đường dóng - Đường dóng được vẽ bằng nét liền mảnh và vượt quá đường kích thước 1 khoảng bằng xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. - Đường dóng nên vẽ vuông góc với độ dài cần ghi kích thước. - Đường dóng có thể vẽ nghiêng nhưng chúng phải song song nhau. - 12 -
  12. - Ở chỗ có vát góc hay cung lượn, đường dóng được vẽ từ giao điểm các đường bao. Đường kéo dài của các đường bao phải vượt quá giao điểm 1 đoạn xấp xỉ 8 lần chiều rộng nét. - Đường dóng có thể bị ngắt quãng nếu khi vẽ liên tục sẽ gây mập mờ, khó hiểu. • Đường kích thước - Đường kích thước được vẽ bằng nét liền mảnh và phải được vẽ theo trong các trường hợp sau (Hình 4.13). + Kích thước dài song song với đoạn cần ghi kích thước + Kích thước góc hoặc kích thước của một cung. + Các kích thước xuất phát từ tâm hình học của cung tròn để thể hiện bán kính. Hình 1.2. Cách vẽ đường kích thước - Một số chú ý trong cách ghi kích thước (Hình 4.14a). + Khi không đủ chỗ, đường kích thước có thể được kéo dài và đảo chiều mũi tên (trong trường hợp sử dụng mũi tên làm giới hạn kích thước). + Nếu một bộ phận bị cắt lìa, đường kích thước phải vẽ như là không bị cắt. + Nên tránh cho đường kích thước giao nhau với bất kỳ đường nào khác trên bản vẽ. Trong trường hợp không tránh được, đường kích thước phải vẽ liên tục. - Các đường kích thước có thể vẽ không đầy đủ khi (Hình 4.14b). + Vẽ các đường kích thước cho đường kính và chỉ vẽ cho một phần của yếu tố đối xứng trong hình chiếu hoặc hình cắt. + Một nửa là hình chiếu và một nửa là hình cắt. - 13 -
  13. Hình 4.14a. Một số chú ý khi vẽ đường kích Hình 4.14b. Đường kích thước thước có thể vẽ không đầy đủ Hình 1.3. Cách vẽ đường kích thước • Giá trị kích thước - Giá trị kích thước phải đặt song song với đường kích thước, ở gần điểm giữa đường kích thước và ở phía trên đường kích thước một chút. - Không cho bất kỳ đường nào cắt hoặc tách đôi giá trị kích thước. - Các giá trị kích thước phải ghi theo hướng đọc bản vẽ (Hình 4.17). - Nếu không đủ chỗ ghi, giá trị kích thước có thể đặt trên phần kéo dài của đường kích thước hoặc ghi trên đường chú dẫn. Hình 1.4. Hướng và cách ghi kích thước • Dấu kết thúc - Đường kích thước phải kết thúc bằng một dấu kết thúc (mũi tên, vạch xiên, chấm) thống nhất trên cùng một bản vẽ (Hình 4.15). - Nếu không đủ chỗ có thể thay các mũi tên đối nhau bằng chấm hoặc vạch xiên (Hình 4.16). - 14 -
  14. Hình 4.15. Các dạng dấu kết thúc Hình 1.5. Dấu kết thúc có thể thay đổi khi không đủ chỗ • Ghi kích thước đặc biệt - Đường kính (Hình 4.18). Hình 1.6. Cách ghi kích thước đường kính + Ký hiệu Φ phải đặt trước giá trị kích thước. Khi một đường kính có thể được minh hoạ bằng một dấu kết thúc thì đường kích thước phải vượt qua tâm + Cho phép ghi kích thước tiết diện vật thể tròn xoay trên hình chiếu song song với trục tròn xoay. - Bán kính (Hình 4.18). + Có ký hiệu R trước giá trị bán kính. Khi ghi các kích thước bán kính, chỉ được dùng một đầu mũi tên, đầu mũi tên (hoặc dấu kết thúc khác) đặt vào giao điểm của đường kích thước với cung. - 15 -
  15. + Khi tâm của bán kính vượt ra ngoài phạm vi vẽ, đường kích thước phải vẽ hoặc là bị cắt bớt hoặc là bị ngắt vuông góc tuỳ theo việc có cần hay không cần thiết việc phải xác định tâm của cung tròn. Hình 1.7. Cách ghi kích Hình 1.8. Cách ghi kích thước hình cầu thước bán kính - Hình cầu. Được ghi theo kích thước đường kính hoặc bán kính nhưng có chữ S trước giá trị kích thước (Hình 4.19). - Cung, dây cung và góc (Hình 4.20). Hình 1.9. Cách ghi kích Hình 1.10. Cách ghi kích thước đa giác đều thước cung, dây cung và góc thông dụng - Đa giác đều (Hình 4.20). + Hình vuông. có ký hiệu trước giá trị kích thước nếu hình vuông chỉ được ghi kích thước trên một cạnh. + Hình tam giác đều. có ký hiệu trước giá trị kích thước nếu hình tam giác đều chỉ được ghi kích thước trên một cạnh. - Các yếu tố lặp lại và cách đều nhau. Các yếu tố có cùng giá trị kích thước có thể ghi kích thước bằng cách chỉ rõ số lượng nhân “x” với giá trị kích thước (Hình 4.21). Tuy nhiên, kích thước tổng của toàn bộ các thành phần phải được chỉ rõ. - Các chi tiết đối xứng. các kích thước của yếu tố phân bố đối xứng chỉ phải ghi một lần (Hình 4.22). - 16 -
  16. Hình 1.11. Cách ghi kích thước các yếu tố lặp lại, Hình 1.12. Cách ghi kích cách đều nhau thước các chi tiết đối xứng 1.1.6. Ký hiệu và quy ước Một số ký hiệu vật liệu thường dùng trong bản vẽ kỹ thuật xây dựng. Kim loại Bê Tông Đất thiên nhiên Gỗ Đá Vật liệu trong suốt Gạch các loại Chất lỏng Bê Tông cốt thép Chất dẻo, phi kim loại Nếu trên bản vẽ cần thể hiện những vật liệu mà ký hiệu chưa được quy định trong tiêu chuẩn này thì cho phép dùng ký hiệu phụ nhưng phải chú thích. CÁC KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG TRONG BẢN VẼ KỸ THUẬT XÂY DỰNG Một số ký hiệu quy ước trên bản vẽ mặt bằng toàn thể (tổng thể) - 17 -
  17. STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Cây lớn 2 Cây nhỏ 3 Cây loại thấp hay hàng rào cây xanh 4 Thảm cỏ 5 Ghế đá 6 Lối đi lát đá tảng 7 Quảng trường 8 Tượng đài 9 Bể phun nước 10 Công trình mới hoặc đang xây dựng V ... 11 Nhà có sẵn từ trước ( giữ lại ) 12 Nhà có sẵn cần sửa trữa 13 Nhà có sẵn cần dỡ đi 14 Khu vực đất để mở rộng 15 Sân vận động 16 Công trình ngầm dưới đất 17 Đường oto có sẵn hoặc đường vĩnh cửu đã làm xong 18 Đường oto dự định phát triển 19 Đường oto tạm thời 20 Đường sắt tiêu chuẩn hiện có 21 Sông thiên nhiên 22 Hồ ao thiên nhiên 23 Cầu bắc quan song 24 Mái dốc ( ta luy ) - 18 -
  18. STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 25 Mũi tên ghi ở cổng ra vào 26 Cổng ra vào 27 Hàng tào tạm 28 Hàng rào cây vĩnh cửu Một số ký hiệu quy ước đồ đạc thông thường trên mặt bằng STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Giường cá nhân 2 Giường đôi 3 Giường cá nhân 2 tầng 4 Nôi, giường trẻ em 5 Tủ để đầu giường 6 Bàn làm việc, bàn ăn, bàn nước 7 Ghế tựa 8 Ghế đẩu 9 Ghế thùng ( vườn trẻ ) 10 Ghế bành 11 Ghế vải 12 Đi văng 13 Ghế dài 14 Ghế dài có tựa 15 Bàn ghế học sinh 16 Tủ đựng tài liệu, tủ treo, giá đóng trên tường 17 Tủ đựng quần áo 18 Tủ sách 19 Tủ trang điểm 20 Gương soi 21 Giá đựng hòm, valy, giầy dép - 19 -
  19. STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 22 Giá treo mũ – loại đứng – loại treo sát tường 23 Radio có chân hoặc tivi 24 Đàn piano 25 Màn che gió, bình phong 26 Chỗ để xe đạp 27 Chỗ để oto 28 Tủ lạnh 29 Bếp ( kí hiệu chung ) 30 Bếp củi 31 Bếp dầu 32 Bếp than 33 Thảm trải nền nhà 34 Chậu cây 35 Quạt đứng 36 Quạt trần Một số ký hiệu quy ước các bộ phận cấu tạo ngôi nhà STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 1 Cửa đi 1 cánh 2 Cửa đi 2 cánh 3 Cửa đi 2 cánh cố định 2 bên 4 Cửa đi cánh xếp - 20 -
  20. STT TÊN GỌI KÝ HIỆU 5 Cửa đi tự động 1 cánh, 2 cánh 6 Cửa quay 7 Cửa lùa ( trượt ) 1 cánh, 2 cánh 8 Cửa xếp kéo ngang 9 Cửa đi kép 1 cánh 10 Cửa đi kép 2 cánh 11 Cửa sổ đơn 12 Cửa sổ kép 13 Cửa sổ đơn quay theo trục ngang ( trên ) 14 Cửa sổ đơn quay theo trục ngang ( giữa ) 15 Cửa sổ đơn 1 cánh quay theo trục giữa - 21 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2