Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 2 - TS. Nguyễn Hải Quang
lượt xem 14
download
Tiếp nội dung phần 1, Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 2 cung cấp cho người học những kiến thức như: nghiên cứu về chi phí, giá thành, các yếu tố cấu thành nên chi phí và phân tích các chỉ tiêu đánh giá chi phí, giá thành vận tải hàng không; Nghiên cứu về giá, doanh thu vận tải hàng không, các yếu tố cấu thành nên doanh thu và chỉ tiêu đánh giá doanh thu vận tải hàng không;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 2 - TS. Nguyễn Hải Quang
- Chưoìig 5 Chi phí vận tải hàng không 1. Khái quát về chi phí vận tải hàng không ỉ. ỉ. Khái niệm và vai trò của chi phí Chi phí vận tải hàng không là các khoản tiền mà hãng hàng không phải chi ra đế sản xuất và bán những sản phẩm vận tái hàng không. Chi phí là yếu tố quan trọng đế xác định kết quả kinh doanh vận tải hàng không, đồng thời giúp các nhà quản trị đánh giá hiệu quả trong từng khâu, giai đoạn của quá trình kinh doanh vận tải hàng không. Trên cơ sở đó hãng hàng không sò đề ra các biện pháp đê quản trị và kiểm soát chi phí. 1.2. Các khoản mục chiphí vận hàng không Theo khoản mục, chi phí vận tải hàng không bao gồm chi phí nhiên liệu; chi phí nhân công trực tiếp; chi phí bảo 143
- hiểm; chi phí sửa chừa, bảo dưỡng tàu bay; chi phí khấu hao hoặc thuê tàu bay; chi phí dịch vụ chuyến bay; chi phí phục vụ hành khách, hàng hóa; chi phí bán hàng và chi phí quản lý. 1.2.1. Chiphí nguyên nhiên vật trực tiếp Chi phí nguyên nhiên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí nhiên liệu cho tàu bay và dầu cho động cơ tàu bay. Nó được tính dựa vào định mức tiêu hao theo giờ bay, đơn giá nhiên liệu và số giờ bay thực hiện. Chi phí nhiên liệu là một khoản chi phí khá lớn. Nó thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí vận tải hàng không. Định mức tiêu hao nhiên liệu bình quân cho một chuyến bay được dựa trên mức tiêu thụ nhiên liệu của tàu bay trong các giai đoạn của một chuyến bay. Nó bao gồm thời gian lăn bánh từ sân đồ ra đường băng đế cất cánh, thời gian bay và thời gian từ đường băng vào sân đỗ: Block Time = Taxi-out Time + Flight Time + Taxi-in Time 1.2.2. Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm chi phí về người lái và tiếp viên. Nó là các khoản chi phí liên quan đến tiền 144
- lương, thưởng; các khoản trích theo lương như báo hiếm xã hội, bảo hiếm y tế, kinh phí công đoàn, bảo hiểm thất nghiệp...; chi phí huấn luyện, đào tạo; các khoán phụ cấp như trang phục, phụ cấp chuyến bay...; chi phí lưu trú chuyến bay như tiền ở, đi lại cho ngươi lái và tiếp viên... Chi phí nhân công trực tiếp cho mồi chuyến bay phụ thuộc vào số lượng thành viên tố bay, số giờ bay thực hiện và chính sách tiền lương, thu nhập cho tô bay. 1.2.3. Chi phí bảo hiếm hàng không Chi phí bảo hiếm hàng không là khoản chi phí mà hãng hàng không mua của các tổ chức bảo hiểm để đảm bảo quyền lợi cho hành khách và người thứ ba, đồng thời nó cũng là một biện pháp nhàm hạn chế rủi ro trong kinh doanh vận tải hàng không. Nó bao gồm các loại như bảo hiếm thân tàu bay (Hull Insurance); báo hiểm rủi ro chiến tranh (War- risk Insurance); bảo hiểm trách nhiệm (liability Insurance) cho tố lái, hành khách, hành lý, hàng hóa và đối với người thử ba... Chi phí bản hiểm hàng không phụ thuộc vào ghế/tải của tàu bay, quy mô và độ đảm bao an toàn của đội tàu bay, mức mua bảo hiêm và giá dịch vụ bảo hiêm. 145
- 1.2.4. Chi phỉ sửa chữa,háo dưỡng tàu bay Chi phí sửa chừa, bảo dường tàu bay là các khoản chi phí để duy trì và hồi phục tình trạng kỹ thuật của tàu bay. Chi phí sửa chừa, bảo dưỡng tàu bay phụ thuộc vào tuổi của tàu bay, quy mô đội tàu bay và giá nhân công cũng như vật tư phụ tùng tàu bay. Tàu bay càng cũ thì chi phí bảo dường, sửa chừa tàu bav càng lớn. Còn hãng hàng không có nhiều tàu bay cùng chủng loại thì sẽ tăng khả năng thay thế, giảm bớt vật tư phù tùng dự phòng cho một tàu bay và những điều này cũng sẽ giảm được chi phí sửa chữa, bảo dường bình quân cho 1 tàu bay. Đê bảo dưỡng tàu bay , hãng hàng không có thê tực thực hiện hoặc thuê. Nếu hãng hàng không thuê tố chức bảo dưỡng để bảo dưỡng tàu bay cho mình thì chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay thường được dựa trên một định mức về các khoản sau: - Chi phí nhân công bảo dưỡng từ dạng ngoại trường (lines check) đến nội trường (base maintenance) đế thực hiện các loại kiêm tra, bảo dưỡng cho thân, động cư và các bộ phận khác trên tàu bay. 146
- - Trích hoặc phân bô chi phí đại tu (overhaul) cho thân, động cơ và các bộ phận khác trên tàu bay. - Chi phí vật tư phụ tùng tàu bay (spare part) trong quá trình khai thác, bảo dường cho thân, động cơ và các bộ phận khác trên tàu bay. 1.2.5. Chi phí khấu hao hoặc thuê tàu hay Đe đảm bảo phương tiện vận tai hàng không, hãng hàng không có thể mua hoặc thuê tàu bav đế khai thác. Việc thuê hay mua tàu bay phụ thuộc vào kha nãng tài chính và chiến lược đầu tư của mồi hàng. Do tàu bay có giá trị rất lớn nên những hãng hàng không nhỏ thường lựa chọn hình thức thuê là chủ yếu, còn hãng hàng không lớn, có tiềm lực tài chính có xu hướng chú trọng đến hình thức mua nhiều hơn. Mồi phương án đều có ưu, nhược điểm nhất định. Cho dù vậy, cho đến nay các hãng hàng không lớn cũng rất ít khi sử dụng 100% đội tàu bay là tàu bay sở hữu vì nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn và khó linh hoạt đội tàu bay khai thác khi thị trường hoặc thị phần suy giảm. Chi phí khấu hao tàu bay là các khoán trích hoặc phân bô các khoản đầu tư mua tàu bay của hãng. Còn chi phí thuê 147
- tàu bay là các khoản chi phí mà hãng hàng không phải trà cho người cho thuê để được quyền sử dụng tàu bay. Các chi phí này thường chiếm một tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu chi phí vận tải hàng không. Có nhiều phương pháp trích kiầu hao tàu bay như khấu hao đều hay khấu hao tăng dần, giảm dần. Việc lựa chọn phương pháp nào là tùy thuộc vào chrih sách đầu tư, kinh doanh của mồi hãng hàng không. 1.2.6. Chi phí dịch vụ chuyến bay Chi phí phục vụ chuyến bay là các khoản chí phí mà hãng hàng không phải trả cho các nhà cung cấp tại Cinig hàng không, sân bay cũng như các nhà cung cấp dịch vụ ậc:h vụ hàng không khác đế đảm bảo cho chuyến bay được liêin tục, an toàn và hiệu quả. Nó bao gồm như phí cất hạ crnih cho tàu bay, chi phí điều hành tàu bay ở trên trời, chi plhí dịch vụ kỳ thuật thương mại mặt đất, chi phí cho dịch vụ soi chiếu an ninh; chi phí vận chuyển hành khách, hàng l"ó;a, hành lý trong sân bay; chi phí dịch vụ kỳ thuật cho tàu taiy như xe dần tàu bay, vệ sinh tàu bay, xe điện, xe thổi kh. .. Các chi phí này thường phát sinh theo số lượng chuyến kaiy thực hiện. Nó phụ thuộc vào lượng ghế/tải, trong lượng Cíất cánh tối đa (MTOW) và đơn giá các phí, dịch vụ. 148
- 1.2.7. Chiphí phục vụ hành kh àng hóa Chi phí phục vụ hành khách là các khoản chi phí liên quan đến dịch vụ cung cấp cho hành khách trên chuyến bay như xuất ăn, đồ uống, báo, tạp chí, giải trí... Các chi phí này thiường phát sinh theo số lượng hành khách vận chuyển hoặc số ghế cung ứng và giá các dịch vụ. Mức chi phí cho các khoan mục này tùy thuộc vào độ dài đường bay, tính chất cạnh tranh và chính sách dịch vụ của mồi hãng. Người ta có thiế cắt giảm các chi phí này trên các đường bay ngắn nhưng đtường bay dài thì hành khách sẽ cảm thấy bức xúc khi bị cắt giiảm. Các hãng hàng không kinh doanh theo mô hình đầy đủ dịịch vụ (full service) sẽ phải chi cho các khoản mục này nlhiều hơn. Trong khi đó các hãng hàng không kinh doanh tlìico mô hình chi phí thấp (low cost) sẽ cắt giảm dịch vụ này ớ mức tối thiếu đế giảm chi phí. Đối với các chuyến bay chớ hàng, ngoài chi phí lưu klho, đỏng gói, vận chuyển, bốc xếp hàng hóa từ kho hoặc nlhà ga ra sân bay và ngược lại, hãng hàng không còn phải clhi cho dịch vụ phục vụ chằng giữ, bão quản... trên tầu bay. 149
- 1.2.8. Chiphí hán hàng Chi phí bán hàng bao gồm các khoản như nghiên cứu thị trường, quảng cáo, xúc tiến thưong mại, chi phí hoa hồng, chi phí phần mềm, đường truyền quản lý, đặt chồ và các chi phí liên quan đến tổ chức bán sản phẩm của hãng như chi phí nhân công bán hàng, chi phí thuê hoặc khấu hao văn phòng và thiết bị bán... Trong chi phí phục vụ bán có những khoản phát sinh theo số lượng hành khách vận chuyển. 1.2.9. Chiphí quán lý Chi phí quản lý là những khoản chi phí liên quan đến bộ máy quản lý và điều hành của hãng hàng không như chi phí nhân công quản lý, chi phí khấu hao hoặc thuê văn phòng, trang thiết bị quản lý, chi phí công cụ đồ dùng, chi phí điện, nước, thông tin liên lạc... Phần lớn các khoản mục của chi phí quản lý là chi phí cố định của hãng. Việc xác định các chi phí vận tải hàng không phụ thuộc vào nhiều biến liên quan. Có thể tóm tắt các biến liên quan đế xác định các khoản mục chi phí này ở Bảng 5.1 dưới đây. 150
- Bảng 5.1: Các biến licn quami đến chi phí Khoãn Chi tiết Biến liên quan mục • 'Giá nhiên liệu Nguyên • Nhiên liệu • Mức tiêu hao nhiên liệu, vật liệu • Dầu động cơ idầu động cơ của tàu bay trục tiếp • Số giờ bay Nhân công • Tiền lương • Thành phần tổ bay trục tiếp • Khoản trích theo lương • Số giờ bay (người lái, • Đào tạo, huấn luyện • Tiền lương và phụ cấp tiếp viên) • Các khoan phụ cấp... cúa người lái tiếp viên • Ghế/tải của tàu bay • BH thân tàu bay • Khả năng an toàn Bào hiểm • BH rủi ro chiến tranh • Mức mua bào hiểm • BH ưách nhiệm • Đơn gía bào hiểm • Giá nhân công bảo dưỡng • Nhân công • Cấu trúc đội tàu bay Bão dưỡng • Vật tư phụ tùng • Tuổi của tàu bay • Quỳ đại tu • Số giờ bay và lần cất hạ cánh Khấu hao • Giá mua tàu bay • Khấu hao tàu bay và thuê tàu • Giá thuê tàu bay • Thuê tàu bay bay • Thời gian trích khấu hao Dịch vụ • Cất hạ cánh • Ghế/tải cung ứng của chuyến bay • Điều hành bay tàu bay 151
- • Phục vụ kỳ thuật mặt • MTOW đất • Giá các dịch vụ tại sân • Soi chiếu an nưih bay • Vận chuyển HK, HH, • Loại đường bay HL trong sân bay • Số lượng chuyến bay • Xe dần tàu bay • Kỳ thuật tàu bav... • Xuất ăn, đồ uống, báo, Phục vụ tạp chí, dụng cụ vệ • Lượng hành kliácli, hàng hành sinh... hóa vận chuyển khách, • Lưu kho, đóng gói, vận • Chính sách dịch vụ hàng hóa chuyến, bốc xếp hàng • Giá các dịch vụ hóa... • Nghiên cứu thị trường, • Lượng hành kliách, hàng • Quáng cáo, xúc tiến hóa TM • Tiền hi'OTìg và phụ cấp • Hoa hồng cho nhân viên bán hàng Bán hàng • Hệ thống đặt chỗ, • Chính sách hoa hồng TTLL • Giá chưong trình quản • Nhân công bán hàng lý chồ/tải • Văn phòng và thiết bị • Các định phí và biến phí bán... khác • Cơ cấu tổ chức, bộ máy • Nhân công quán lý quản lý • Văn phòng, thiết bị • Tiền lương và phụ câp Quan lý quản lý cho bộ máy quán lý • Điện, nước, thông tin • Các định phí và biến phí liên lạc... khác 152
- 2. Phân loại và xác định chi phí vận tải hàng không Ngoài việc phân loại chi phí vận tải hàng không theo khoản mục, dưới những góc độ khác nhau, người ta còn phân loại chi phí vận tải hàng không thành chí phí trực tiếp va chi phí gián tiếp hay chi phí cố định \à chi phí biến đổi. 2. 1 . Chiphỉ trựctiếp và Năm 1944 Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế (IATA) đã chi ra các yếu tố của chi phí khai thác trực tiếp tàu bay. Sau đó có hiệu chỉnh vào những năm 1944, 1955, 1960 và 1966 là lần cuối cùng IATA điều chỉnh phương pháp xác định chi phí trực tiếp. Theo đó có thế tóm lược chi phí trực tiếp của vận tải hàng không là chi phí liên quan trực tiếp đến khai thác tàu bay như chi phí nhiên liệu, chi phí cho tổ bay, chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay, chi phí khấu hao tàu bay và chi phí trực tiếp khác như chi phí cất hạ cánh, điều hành bay... Chi phí gián tiếp vận tải hàng không là chi phí khỏng liên quan trực tiếp đến tàu bay như chi phí phục vụ mặt đất, chi phí phục vụ hành khách, chi phí bán hàng, chi phí quản lý... Tuy nhiên hiện nay một số hãng hàng không lại phân chi phí vận tải hàng không thành 4 loại là 1) Chi phí khai 153
- thác trực tiếp bàng tiền (Cash Operation Cost - COC): 2) Chi phí khai thác trực tiếp (Direct Operating Cost - DCC); 3) Chi phí khai thác gián tiếp (Indirect operating Cost - DOC); 4) Tổng chi phí khai thác (Total Operating Cost - TOC). Trong đó chi phí khai thác trực tiếp bằng tiền là các chi phí mà hãng hàng không phải tri trả trực tiếp đề khai thác tàu bay từ điểm này đến điểm khác. Nó bao gồm chi phí nhiên liệu, chi phí cho tố bay, chi phí bảo dưỡng tàu bay và phí các dịch vụ tại sân bay. Còn chi phí khai thác trực tiếp bao gồm chi phí khai thác trực tiếp bằng tiền cộng thêm chi phí bảo hiểm và khấu hao hay thuê tàu bay. 2.2. Chi phí cốđịnh và chi phí biến đỗi Dưới góc độ quản trị, người ta thường phân chi phí thành chi phí biến đổi và chi phí cố định. Chi phí biến đổi là chi phí thay đổi tỉ lệ thuận với mức sản lượng, tức là khi sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ mới phát sinh khoản chi phí này. Chi phí cố định là chi phí không thay đổi khi mức sản lượng thay đổi và nó được cố định trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Điều này có nghĩa là cho dù doanh nghiệp không sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ thì cũng vần phải chi cố định cho các khoản chi phí này. 154
- Việc phân chia này đối với nhiều khoản mục chi phí của vận tải hàng không rất dề dàng, nhung nhiều khoản mục cũng mang tính tương đối. Các khoản nnục chi phí trong vận tải hàng không thường được nhóm vào biến phí là chi phí nhiên liệu tàu bay; chi phí sửa chừa, bảo dưỡng tàu bay; chi phí phục vụ chuyến bay; chi phí phục vụ hành khách, hàng hóa và phần lớn trong các chi phí khai thác tàu bay cũng như chi phí bcán hàng. Còn các chi phí thườne được nhóm vào chí phí cố định là chi phí khấu hao hay thuê tàu bay; chi phí quản lý; một phần của chi phí nhân công trực tiếp và chi phí bán hàng (xem Bảng 5.2). Bảng 5.2: Phân loại chi phí vận tải hàng không Sô Chi phí cô Chi phí biên Khoản mục ÍT đạnh (FC) đổi (VC) 1. Nhiên liệu X 2. Nhân công trực tiếp X X 3. Báo hiểm hàng không X 4. Sứa chừa, báo dưỡng tàu bay X 5. Khau hao hoặc thuê tàu bay X 6. Dịch vụ chuyến bay X 7. Phục vụ hành khách, hàng hóa X 8. Bán liàng X X 9. Quán lý X 155
- Biến phí trong hoạt động kinh doanh vận tải hàng không gồm nhiều loại như biến phí theo giờ bay, biến phí theo chuyến bay, biến phí theo khối lượng cung ứng, biến phí theo khối lượng vận chuyển... Biến phí theo giờ bay bao gồm như chi phí nhiên liệu, phần lớn chi phí sửa chữa, bảo dường tàu bay... Biến phí theo chuyến bay gao gồm chi phí dịch vụ chuyến bay, một phần chi phí sửa chữa, báo dưỡng tàu bay... Biến phí theo khối lượng cung ứng là các biến phí liên quan đến ghế/tải cung ứng. Nó cùng được tính theo chuyến bay theo tìmg loại tàu bay nên thường được cho là biến phí theo chuyến bay. Biến phí theo khối lượng vận chuyển là các chi phí liên quan đến khối lượng hành khách và hàng hóa vận chuyển như chi phí phục vụ hành khách, hàng hóa, một số chi phí bán như chi phí hoa hồng, chi phí sử dụng đường truyền quản lý, đặt chồ... vc = vc, +vc +vc +vc 2 3 4 Trong đó: vc : Chi phí biến đối vc, : Chi phí biến đổi tính theo giờ bay vc : 2 Chi phí biến đổi tính theo chuyến bay 156
- vc 3 : Chi phí biến đổi tính theo khối lượng vận chuyển vc 4 : Chi phí biến đổi tính theo khối lượng cung ứng Đe có một biến phí đồng nhất ng-ười ta thường quy đối biến phí theo chuyến bay, khối lượng vận chuyển và khối lượng cung ímg thành biến phí theo giơ bay hay ngược lại từ biến phí theo giờ bay, khối lượng vận chuyển và khối lượng cung ứng thành biến phí theo chuyến bay. Trên cơ sở đó người ta sẽ có biến phí vận tải hàng không theo một chuyến bay hoặc một giờ bay theo một loại tàu bay nhất định. Phương pháp quy đổi như sau: - Nếu biết biến phí theo một ghế/tấn cung ứng thì chủng ta nhân chúng với ghế/tải cung ứng cho một chuyến bav để quy đổi biến phí theo chuyến bay. - Nếu biết biến phí theo một hành khách hoặc tấn hàng hóa vận chuyển thì chúng ta nhân chúng với hành khách hoặc tấn hàng hóa vận chuyển bình quân cho một chuyến bay để quy đối biến phí theo chuyến baiy. 157
- - Việc biên đôi biên phí theo giờ bay và biên phí theo chuyến bay được dựa vào số giờ bay (BH) trung bình cho một chuyến bay. 2.3. Xác địnhchi phí cho một chuyến bay Để xác định chi phí cho một chuyến bay người ta có thể lấy tổng chi phí chia cho tổng số chuyến bay thực hiện. Tuy nhiên nếu như hãng hàng không khai thác trên nhiều đường bay thì việc tính toán này sẽ trở nên không chính xác vì độ dài của các đường bay là khác nhau nên những chi phí theo eiờ bay cũng cũng khác nhau. Điều này cũng có nghĩa là các chi phí cố định cũng cần được phân bổ theo giờ bay sau đó tính cho mỗi chuyến bay chứ không phần bố theo chuyến bay. Sau khi xác định được chi phí cố định phân bổ cho 1 chuyến bay, chúng ta xác định chi phí cho một chuyến bay theo công thức sau: TCf = FCf + VCf Trong đó: TCf : Tổng chi phí cho một chuyến bay 158
- FCf : Chi phí cố định phân bố cho 1 chuyến bay VCf : Tổng chi phí biến đôi cho 1 chuyến bay Ví d ụ :Với kế hoạch vận chuyên từ Bảng 4.2 Chương 4, chúng ta hây xác định chi phí cho mồi chuyến bay trên từng đường bay nếu biết các khoản mục chi phí cố định của hãng trong năm và các chi phí biến đối theo giờ bay và chi phí biến đổi theo chuyến bay ở Bảng 5.3 dưới đây. Bảng 5.3: Các mức chi phí FC vc, vc2 Khoản mục (USD/ (USD/ (USD/ năm) BH) Flight) Nhân công trực tiếp 1.000.000 200 Nhiên liệu 2.000 Báo hiểm hàng không 850.000 Bao dường tàu bay 1.500 Khấu hao và thuê tàu bay 3.500.000 Tại sân bay, dần đường 1.400 Phục vụ ltành khách 600 Bán hàng 440.800 300 Quán lý 750.000 159
- Từ Bảng 5.3 ta có tổng chi phí cố định, chi phí biến đổi theo giờ bay và chi phí biến đổi theo chuyến bay như sau: FC = 6.540.800 USD/năm vc, = 3.500 ƯSD/BH vc 2 = 2.500 ƯSD/Flight Từ kết quả này và số giờ bay ở Bảng 4.2 Chuông 4 chúng ta xác định được chi phí cố định phân bổ cho 1 BH là 6.540.800 USD : 9.344 BH = 700 ƯSD/BH. Từ chi phí cố định phân bổ cho 1 BH chúng ta xác định được chi phí cho mồi chuyến bay trên từng đường bay ở Bảng 5.4, cũng như tổng chi phí trên từng đường bay và toàn mạng ở Bàng 5.5 dưới đây. Bảng 5.4: Chỉ phí cho mỗi chuyến bay Đon vị tính: USD/chuyến Đường bay FC vc, vc2 TC HANDAD 840 4.200 2.500 7.540 hoặc ngược lại DADSGN 840 4.200 2.500 7.540 hoặc ngược lại HANSGN 1.400 7.000 2.500 10.900 hoặc ngược lại 160
- B ả n g 5 .5 : C h i phí cho mỗi đ ư ờ n g b a y Đơn vị tính: USD Sổ chuyến Chi Đường bay Tổng chi phí bay phí c huyến HANDAD 1.460 7.540 11.008.400 hoặc ngược lại DADSGN 1.460 7.540 11.008.400 hoặc ngược lại HANSGN 2.920 10.900 31.828.000 hoặc ngược lại Tổng cộng 5.840 53.844.800 3. Giá thành vận tải hàng không 3.1. Khái quát về giá thành Giá thành là chi phí trên một đon vị sản phẩm. Nó thường được xác định bàng việc chia tổng chi phí cho tổng sản lượng thực hiện. Giá thành vận tải hàng không là một yếu tố rất quan trọng trong kinh doanh vận tải hàng không. Biết được giá thành thì hãng hàng không mới có cơ sở xây dựng được giá 161
- bán sản phẩm, hạch toán được lãi lồ và ra những quyết định quản trị đê nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong vận tải hàng không khối lượng cung ứng (ghế/tải) và khối lượng vận chuyến (hành khách, hàng hóa, hành lý, bưu kiện) là không đồng nhất và được thể hiện thông qua hệ số sử dụng ghế/tải. Do vậy giá thành sản phẩm vận tải hàng không thường được tính cho cả đon vị cung ứng và đơn vị vận chuyển. 3.2. Giả thành trên 1 đơn vị cung ứng Giá thành trên đơn vị cung ứng là giá thành cho 1 ghế - km hoặc 1 tấn - km hàng hóa mà tàu bay cung ứng. Nó được tính bằng cách chia tổng chi phí cho ghế - km cưng ứng (ASK) đối với vận chuyển hành khách hoặc tấn - km cung ứng (ATK) đối với vận chuyến hàng hóa. Công thức xác định giả thành trên ỉ đơn vị cung img đoi vóivận tảihành khách: TC Zask = ÃSK Trong đó: ZASK : Giá thành trên ghế-km cung ứng 162
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kinh tế môi trường - PGS.TS Hoàng Xuân Cơ
247 p | 3501 | 1596
-
Giáo trình Kinh tế vi mô - Lê Thị Thiên Hương
196 p | 2179 | 422
-
Giáo trình Kinh tế lượng - Lê Hồng Nhật
66 p | 663 | 217
-
Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 1 - PGS.TS. Hoàng Xuân Cơ
122 p | 180 | 33
-
Giáo trình Kinh tế vận tải hàng không: Phần 1 - TS. Nguyễn Hải Quang
139 p | 82 | 24
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô
127 p | 63 | 18
-
Giáo trình Kinh tế vận tải (Nghề Khai thác vận tải đường bộ - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
54 p | 42 | 13
-
Giáo trình Kinh tế vận tải (Nghề: Kinh doanh vận tải đường bộ - Sơ cấp) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Kon Tum
128 p | 35 | 9
-
Giáo trình Kinh tế lượng (Tái bản 2015): Phần 1
355 p | 15 | 7
-
Giáo trình Kinh tế lượng (Tái bản lần thứ nhất): Phần 1
361 p | 17 | 7
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 1 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần (Tái bản lần 2)
151 p | 19 | 6
-
Giáo trình Kinh tế vận tải (Bổ túc cấp Giấy CNKNCM máy trưởng hạng nhất)
26 p | 14 | 6
-
Giáo trình Kinh tế vĩ mô 1: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Văn Dần (Tái bản lần 2)
139 p | 9 | 6
-
Giáo trình Kinh tế lượng (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi bổ sung): Phần 1
405 p | 7 | 5
-
Giáo trình Kinh tế vận tải (Nghề: Máy trưởng hạng nhất, phương tiện thuỷ nội địa) - Trường Cao đẳng nghề Số 20
29 p | 17 | 5
-
Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 1 - TS. Nguyễn Đức Lợi
243 p | 14 | 4
-
Giáo trình Kinh tế vận tải
39 p | 21 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn