Giáo trình Kỹ thuật đo lường, vạch dấu và khai triển trong chế tạo cơ khí - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
lượt xem 5
download
(NB) Giáo trình Kỹ thuật đo lường, vạch dấu và khai triển trong chế tạo cơ khí cung cấp các kiến thức cơ bản về: Cơ sở đo lường kỹ thuật cơ khí; Dụng cụ đo có độ chính xác thấp; Dụng cụ đo có độ chính xác; Dụng cụ vẽ, vạch dấu và cách sử dụng; Kỹ thuật khai triển vật thể và Cách dựng hình cơ bản; Khai triển vạch dấu hình nón, hình trụ;...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật đo lường, vạch dấu và khai triển trong chế tạo cơ khí - Nghề: Chế tạo thiết bị cơ khí - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
- ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BR – VT TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN KY THUÂT ĐO L ̃ ̣ ƯƠNG, VACH DÂU, KHAI TRIÊN ̀ ̣ ́ ̉ TRONG CHÊ TAO THIÊT BI C ́ ̣ ́ ̣ Ơ KHÍ NGHỀ : CHÊ TAO THIÊT BI C ́ ̣ ́ ̣ Ơ KHÍ TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG VÀ TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 01 /QĐCĐN… ngày 4 tháng 1năm 2016 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng nghề tỉnh BR VT Bà Rịa – Vũng Tàu, năm 2016
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm qua, dạy nghề đã có những bước tiến vượt bậc cả về s ố lượng và chất lượng, nhằm thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật trực tiếp đáp ứng nhu cầu xã hội. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ trên thế giới, lĩnh vực cơ khí chế tạo nói chung và ́ ̣ ́ ̣ Ơ KHI, LĂP RAP KÊT CÂU THEP ngành CHÊ TAO THIÊT BI C ́ ́ ́ ́ ́ ́ ở Việt Nam nói riêng đã có những bước phát triển đáng kể. ́ ̣ ́ ̣ ơ khi ́ đã được xây dựng Chương trình khung nghề chê tao thiêt bi c trên cơ sở phân tích nghề, phần kỹ thuật nghề được kết cấu theo các môđun. Để tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở dạy nghề trong quá trình thực hiện, việc biên soạn giáo trình kỹ thuật nghề theo theo các môđun đào tạo nghề là cấp thiết hiện nay. ̣ Mô đun ky thuât đo l ̃ ương,vach dâu va khai triên trong ch ̀ ̣ ́ ̀ ̉ ế tạo cơ khí là mô đun đào tạo nghề được biên soạn theo hình thức tích hợp lý thuyết và thực hành. Trong quá trình thực hiện, người biên soạn đã tham khảo nhiều tài liệu công nghệ hàn trong và ngoài nước, kết hợp với kinh nghiệm trong thực tế sản xuất. Mặc dầu có rất nhiều cố gắng, nhưng không tránh khỏ i những k hiếm khuyết, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả để giáo trình được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tháng 2 năm 2016
- Ch ủ biên Lê Văn Tâń MỤC LỤC TRANG CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN.......................................... 1 KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG , VẠCH DẤU VÀ KHAI TRIỂN TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ.......................................................... 1 BÀI 1....................................................... 3 CƠ SỞ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT CƠ KHÍ...............................3 1.Một số khái niệm về đo lường kỹ thuật......................3 2. Các loại dụng cụ đo lường kỹ thuật........................5 BÀI 2........................................................ 6 DỤNG CỤ ĐO CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC THẤP .............................6 1. Dụng cụ đo có độ chính xác thấp mẫu đo, eke..............6 2. Dụng cụ đo có độ chính xác thấp ..........................9 BÀI 3:...................................................... 10 DỤNG CỤ ĐO CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC CAO..............................10 1. Dụng cụ đo kiểu thước cặp................................11 2. Dụng cụ đo Panme ........................................ 15 3. Thước đo có mặt số - đồng hồ so..........................19 4.Căn mẫu................................................... 22 5. Calíp.................................................. 24 BÀI 4:...................................................... 27 DỤNG CỤ VẼ, VẠCH DẤU VÀ CÁCH SỬ DỤNG........................28 1. Phấn và bút.............................................. 28 2. Mũi vạch kim loại........................................31 BÀI 5:...................................................... 34 KỸ THUẬT TRIỂN KHAI VẬT THỂ CƠ BẢN..........................34 1. Ý nghĩa khai triển hình học và mục đích dựng hình.......34 2. Chia đoạn thẳng làm nhiều phần bằng nhau.................35 3. Chia đường tròn thành 7, 9, 11, 13 phần bằng nhau........35 4.Chia đường tròn thành 4,6,8, n phần bằng nhau.............36 BÀI 6:...................................................... 39 KHAI TRIỂN VẠCH DẤU HÌNH NÓN, HÌNH TRỤ......................39 1. Lý thuyết liên quan......................................39 2. Thực hành khai triển thân xô xách nước...................42 BÀI 7:...................................................... 44 KHAI TRIỂN VẠCH ĐẦU ỐNG.....................................44
- 1. Lý thuyết liên quan......................................44 2. Thực hành ............................................... 51 BÀI 8:...................................................... 53 KHAI TRIỂN VẠCH DẤU KHỐI HỘP, ĐA DIỆN.......................53 1. Sản phẩm kiểu khối hộp, khối đa diện.....................53 2. Bài tập thực hành khai triển chóp lò có hai đáy vuông/chữ nhật........................................................ 54 3. Khai triển chóp lò có đáy trên tròn, đáy dưói vuông/chữ nhật........................................................ 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................... 58
- CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG , VẠCH DẤU VÀ KHAI TRIỂN TRONG CHẾ TẠO CƠ KHÍ Mã số của mô đun: MĐ 16 Thời gian của mô đun: 120h; (Lý thuyết:26 h; Thực hành: 94 h) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔĐUN: Môđun Đo kiểm kích thước,lấy dấu khai triển , hình dáng và vị trí các chi tiết máy là môđun chuyên môn nghề trong danh mục các môn học, môđun đào tạo bắt buộc nghề Chế tạo thiết bị cơ khí. Môđun Đo kiểm kích thước, lấy dấu , khai triển hình dáng và vị trí các chi tiết máy mang tính tích hợp. II. MỤC TIÊU MÔĐUN: Học xong mô đun này sinh viên có khả năng: + Trình bày được công dụng, cấu tạo, nguyên tắc sử dụng, vật liệu chế tạo, các dụng cụ đo, kiểm tra cầm tay + Trình bày được kỹ thuật đo và cách bảo quản dụng cụ đo +Sử dụng đúng kỹ thuật và đo được các kích thước của chi tiết, kết cấu, thiết bị cơ khí chính xác, từ đó xác định được sai số gia công + Lấy dấu, khai triển hình dáng kích thước trong chế tạo cơ khí đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và tiết kiệm vật liệu + Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp; + Bố trí chỗ làm việc khoa học. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: TT Tên các bài trong mô đun Hình thức Thời gian giảng dạy 1 Cơ sở đo lường kỹ thuật cơ khí 1 Tích hợp 1
- 2 Dụng cụ đo có độ chính xác thấp 10 Tích hợp 3 Dụng cụ đo có độ chính xác 12 Tích hợp Kiểm tra bài 3 2 Tích hợp 4 Dụng cụ vẽ, vạch dấu và cách sử dụng 4 Tích hợp 5 Kỹ thuật khai triển vật thể và Cách dựng hình cơ bản 15 Tích hợp Kiểm tra bài 5 5 Tích hợp 6 Khai triển vạch dấu hình nón , hình trụ 16 Tích hợp Kiểm tra bài 6 5 Tích hợp 20 Tích hợp 7 Khai triển vạch dấu ống Kiểm tra bài 7 5 Tích hợp 8 Khai triển vạch dấu hộp, khối đa diện 15 Tích hợp Kiểm tra bài 8 10 Tích hợp Cộng: 120 2
- BÀI 1 CƠ SỞ ĐO LƯỜNG KỸ THUẬT CƠ KHÍ 1.Một số khái niệm về đo lường kỹ thuật 1.1. Đo lường kỹ thuật Là việc định lượng độ lớn của đối tượng đo. Đó là việc thiết lập quan hệ giữa đại lượng cần đo với một đại lượng có cùng tính chất vật lý dùng làm đơn vị đo. Thực chất đó là việc so sánh đại lượng cần đo với một đơn vị đo để tìm ra tỷ lệ giữa chúng, độ lớn của đối tượng cần đo được biểu diễn bằng trị số của tỷ lệ nhận được kèm theo đơn vị dùng so sánh. 1.2. Đơn vị đo Đơn vị đo là yếu tố chuẩn mực dùng để so sánh, vì thế độ chính xác của đơn vị đo sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác khi đo. Độ lớn của đơn vị đo cần được quy định thống nhất mới đảm bảo được thống nhất trong giao dịch, buôn bán, chế tạo sản phẩm để thay thế, lắp lẫn …. a) Đơn vị đo dài. Năm 1875 Hội nghị quốc tế SI về đo lường đã công nhận "mét " (m) là đơn vị đo độ dài tiêu chuẩn. mét là đơn vị căn bản, trong ngành chế tạo máy thường dùng milimét (mm) và 1 mm = 1/1000 m và micrômét 1 m = 1/1000 mm. 3
- Đo diện tích đơn vị đo là milimet vuong (mm2 ). 1m2 = 1000.000mm2 Đo thể tích đơn vị đo là milimet khối (mm3 ) . 1m3 = 109 mm3 b) Đơn vị đo góc. Đơn vị đo góc phẳng là "độ" ký hiệu là ( 0 ) Độ là góc phẳng bằng /180 Radian, ngoài độ ra còn dùng phút 1' = 10/600 và dùng giây 1" = 1'/60 1.3. Phương pháp đo Phương pháp đo là cách thức, thủ thuật xác định thông số cần đo. Đó là tập hợp mọi cơ sở khoa học và có thể để thực hiện phép đo, các nguyên tắc này có thể dựa trên cơ sở mối quan hệ toán học hay mối quan hệ vật lý có liên quan đến đại lượng đo. * Phương pháp đo tuyệt đối : Là phương pháp đo xác định trị số kích thước đo, trên thang chia của dụng cụ đo như khi đo bằng thước cặp, panme, thước đo góc. * Phương pháp đo tương đối . Là phương pháp đo so sánh xác định hiệu số XY của kích thước cần đo X với kích thước chuẩn Y. Từ hiệu số X Y suy ra được kích thước cần đo X. Ví dụ: kiểm tra góc vuông bằng ke, kiểm tra góc bằng góc mẫu . * Phương pháp đo trực tiếp. Là phương pháp đo thẳng vào kích thước cần đo, trị số đo đọc trực tiếp trên mặt số của dụng cụ đo. Ví dụ: Đo độ dài bằng thước lá , thước cặp ..v..v * Phương pháp đo gián tiếp. Là phương pháp đo mà không đo trực tiếp vào kích thước cần đo mà thông qua đo một đại lượng khác để xác định tính toán kích thước cần đo . 4
- Ví dụ: Đo hai cạnh góc vuông của tam giác vuông sau đó tính ra cạnh huyền của tam giác đó. 2. Các loại dụng cụ đo lường kỹ thuật 2.1. Thước cặp thước cặp thông thường đo trong, đo ngoài, đo răng, đo chiều cao. Thước cặp gồm hai phần chính: Thân thước mang thước chính gắn với đầu đo cố định. Thước động mang thước phụ con g ̀ ọi là đu xích gắn với đầu đo di động. 2.2. Thước đo panme Là dụng cụ đo dùng hệ truyền vít, đai ốc để tạo chuyển động đo, đầu đo được gắn với trục vít và đai ốc được gắn với giá cố định. 2.3. Đồng hồ so Là dụng cụ thông thường dùng trong kiểm tra các sai lệch chi tiết khi đo. Đồng hồ so kiểu cơ khí bánh răng và đồng hồ so kiểu hiện số điện tử. 2.4. Các loại dụng cụ khác. Căn mẫu: dùng để kiểm tra. Calíp : dùng để kiểm tra . Thước đo góc, thước vạn năng. Thước lá, thước dây dùng đo độ dài. 5
- BÀI 2 DỤNG CỤ ĐO CO ́ĐỘ CHÍNH XÁC THẤP . Mục tiêu: ̀ và sử dụng thành thạo các loại dụng cụ đo để vạch dấu trong Trinh bay ̀ khai triển,tính toán và cắt chi tiết để chế tạo thiết bị cơ khí. 1. Dụng cụ đo có độ chính xác thấp mẫu đo, eke Các loại thước dùng để đo các kích thước yêu cầu có độ chính xác không cao, thước chỉ có vạch chia chính chia đều 1 mm. Các giá trị nhỏ hơn 6
- không chia. Thân thước chính đồng thới chia vạch (thước lá, thước dây dùng để đo độ dài). Các loại thước dùng để đo độ dài, đo cung và được cấu tạo hình chữ nhật, bán nguyệt hoặc tam giác. Có độ chia từ 20, 30, 40...100. 1.1. Mẫu đo, căn mẫu. Là những thước đo có kích thước và hình dáng nhất định dùng để làm chuẩn. Các sản phẩm cần đo chế tạo theo mẫu và đo so sánh với mẫu. Nếu trùng mẫu thì đạt yêu cầu còn không trùng với mẫu thì phải gia công lại hoặc loại bỏ. Mẫu đo rất đa dạng và phong phú mới đáp ứng được nhu cầu thực tiễn vì mỗi mẫu đo chỉ dùng để đo được 1 loại sản phẩm nhất định. các căn mẫu thường có kích thước không lớn lằm và chuyên dùng cho đ loại công việc nào đó ví dụ đo kích thước mối hàn, vẽ chép hình 1 biên dạng nào đó. 7
- 1.2 Eke Eke dùng để vẽ có 2 loại là eke 30 0 ( eke nửa tam giác đều) và eke 45 0 ( tam giác vuông cân. Trong sản xuất eke dung để dựng và kiểm tra độ vuông góc. Tùy vào công việc cụ thể mà eke cần dùng có kích thước khác nhau. Chất liệu sản xuất và chất lượng sản phẩm cũng có sự khác nhau. Trong chế tạo gia công thiết bị cơ khí do yếu tố dầu mỡ và hàn cắt nên thường dùng loại eke làm bằng kim loại 8
- Ke dùng để kiểm tra góc vuông 2. Dụng cụ đo có độ chính xác thấp Thước lá . Thước cuộn, thước dây Com pa, mũi vạch Mũi vạch có nhiều kiểu, nhiều loại. Nhưng nhìn chung công dụng chính là dùng để vạch những đường thẳng hoặc lấy dấu kích thước trên đoạn thẳng. 9
- Compa dùng để vẽ đường tròn, cung tròn hoặc chi để lấy dấu. BÀI 3: DỤNG CỤ ĐO CÓ ĐỘ CHÍNH XÁC CAO Mục tiêu: - Trình bày được các loại dụng cụ đo trong cơ khí có độ chính xác cao. 10
- - Sử dụng được các loại thước cặp, Panme , đồng hồ so để đo kiểm tra sản phẩm 1. Dụng cụ đo kiểu thước cặp Dụng cụ đo kiểu thước cặp là Thước đo có đu xích có độ chia chính xác hơn các loại thước đo thông dụng, có thể đạt được độ chính xác 0,1 mm, 0,5 mm, 0,02 mm tùy theo cấu tạo. Thước có đu xích sử dụng thuận tiện đơn giản và có thể đo trực tiếp các loại kích thước, đường kích ngoài, đường kính trong, chiều dài, chiều rộng, chiều cao và chiều sâu. Phạm vi đo của các loại thước có đu xích rất rộng có thể đo được trực tiếp đến 300 mm: thước có đu xích bao gồm: Thước cặp, thước đo sâu, thước đo chiều cao. Hình 7.1: Các loại thước đo 1.1. Cấu tạo, hình dáng bên ngoài 11
- Dụng cụ đo kiểu thước cặp gồm các loại thước thông thường để đo trong, đo ngoài, đo sâu, đo răng, đo chiều cao lấy dấu. + Gồm hai phần chính đó là: Thân thước mang thước chính gắn với đầu đo cố định. Thước động mang thước phụ còn gọi là đu xích gắn với đầu đo di động. Gồm các bộ phận sau 12
- Hình 7.3: Cấu tạo thước cặp Thước chính có giá trị chia độ là 1 mm. Giá trị của thước là giá trị của thước phụ. Giá trị này phụ thuộc vào cấu tạo của từng thước. Gọi khoảng chia trên thước chính là a. Nếu muốn giá trị chia trên thước phụ là c thì vạch chia trên thước phụ sẽ là n với n = a/c. Vậy muốn thước chính có a = 1 mm nếu thước phụ có số vạch chia là n = 20 vạch thì giá trị chia độ của thước là c = a/n = 1/20 = 0,05 mm Dựa trên nguyên lý đó người ta chế tạo đu xích của thước cặp như sau. Thước cặp 1/10 đu xích chia n = 10 nên a/n = 1/10 = 0,1 mm. Thước cặp 1/50 đu xích chia n = 50 nên a/n = 1/50 = 0,02 mm 1.2. Cách đo Tay phải cầm thước, ngón trỏ và ngón cái giữ khung trượt. Ngón cái đặt lên núm gạt , giữ mặt phẳng của thước vuông góc với mặt phẳng vật đo. Dùng lực ngón trỏ và ngón cái đẩy khung trượt để mỏ đo tiếp xúc với mặt phẳng vật đo. Lực đẩy khung trượt vừa phải tay trái vặn chặt vít hãm đưa ra ngoài đọc trị số. 13
- Chú ý : Trước khi đo cần kiểm tra xem thước có chính xác không. Nếu thước chính xác thì khi hai mỏ đo của thước khít vào nhau thì "0" của đu xích trùng với vạch "0" của thước chính. Khi đo phải chú ý kiểm tra xem bề mặt của vật đo có sạch không . Đo trên tiết diện tròn phải đo ở hai chiều, đo trên chiều dài phải đo ở ba vị trí thì kết quả mới chính xác. Khi đo các kích thước bên trong như chiều rộng rãnh đường lỗ phải cộng thêm kích thước của hai mỏ ( Thường kích thước của hai mỏ là a = 10 mm) Không dùng thước khi đo các vật đang quay, không ép mạnh hai mỏ đo vào vật đo vì làm như vậy kích thước đo không được chính xác và thước bị biến dạng. Cần hạn chế việc lấy thước ra khỏi vật đo rồi mới đọc trị số. Để mỏ thước không dễ bị mòn. 1.3. Cách đọc Đọc phần nguyên trên( thân thước chính ) từ trái qua phải gần đến "0" của thước phụ. Đọc phần thập phân ta tìm vạch trùng trên thước phụ và đếm số vạch trên thước phụ không kể vạch "0" đến vạch trùng rồi nhân với giá trị của thước. Kích thước đo được xác định theo biểu thức sau: L = m + k* a/n Trong đó : L là kích thước đo m là số vạch của thước chính nằm phí trái vạch " 0" của đu xích. k số vạch của đu xích tới vạch trùng với vạch của thước chính. 14
- a/n là giá trị của thước . Ví dụ: 1 2 3 Thước chính 0 1 2 3 Thước phụ L = m + k*a/n = 15 + 11 * 1/50 = 15,22mm. Hình 7.4: Cách đọc thước cặp 2. Dụng cụ đo Panme Dụng cụ đo kiểu thước panme là thước đo có vít vi cấp, loại dụng cụ đo có cấp chính xác cao, đo được các kích thước chính xác tới 0,01 mm. Thước đo có vít vi cấp bao gồm các loại: Panme đo ngoài, Panme đo trong và Panne đo sâu. 15
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ Thuật Đo Lường - TS. Nguyễn Hữu Công phần 1
18 p | 113 | 35
-
Giáo trình Lạnh cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
141 p | 15 | 9
-
Giáo trình Điện cơ bản (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
120 p | 13 | 5
-
Giáo trình Điện cơ bản - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
120 p | 13 | 4
-
Giáo trình Lạnh cơ bản - Chương trình đào tạo chất lượng cao (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ
141 p | 10 | 4
-
Giáo trình Cơ sở công nghệ chế tạo và ghá lắp phôi hàn - Nghề: Hàn - CĐ Kỹ Thuật Công Nghệ Bà Rịa-Vũng Tàu
166 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn