intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật buồng tối (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:26

2
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Kỹ thuật buồng tối (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng)" trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để nhận biết được các loại phim X quang và bìa tăng quang, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa phương pháp rửa phim thường quy, phương pháp rửa phim kỹ thuật số và phạm vi ứng dụng kỹ thuật. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm được nội dung chi tiết!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật buồng tối (Ngành: Kỹ thuật hình ảnh y học - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá

  1. 1 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: KỸ THUẬT BUỒNG TỐI NGÀNH: KỸ THUẬT HÌNH ẢNH Y HỌC TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số:549 /QĐ-CĐYT ngày 09 tháng 08 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa Thanh Hóa, năm 2021
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá có bề dày lịch sử đào tạo các thế hệ cán bộ Y - Dược, xây dựng và phát triển hơn 60 năm. Hiện nay, Nhà trường đã và đang đổi mới về nội dung, phương pháp và lượng giá học tập của học sinh, sinh viên nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Để có tài liệu giảng dạy thống nhất cho giảng viên và tài liệu học tập cho học sinh, sinh viên; Đảng uỷ - Ban Giám hiệu Nhà trường chủ trương biên soạn tập bài giảng của các chuyên ngành mà Nhà trường đã được cấp phép đào tạo. Tập bài giảng Kỹ thuật buồng tối được các giảng viên Bộ môn: Chẩn đoán hình ảnh biên soạn dùng cho hệ Cao đẳng Kỹ thuật hình ảnh dựa trên chương trình đào tạo của Trường ban hành năm 2021, Thông tư 03/2017/BLĐTBXH ngày 01 tháng 3 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Lao động thương binh xã hội. Vì vậy môn học Kỹ thuật buồng tối giúp cho người học nắm được được những nguyên tắc chung nhất về các phương pháp rửa phim Xquang, từ đó nhận biết được các loại phim Xquang hiện nay mà các đơn vị sử dụng trong ngành y tế. Môn học Kỹ thuật buồng tối giúp học viên sau khi ra trường có thể vận dụng tốt các kiến thức liên quan để xử lý và vận dụng những kiến thức đã học vào hoạt động nghề nghiệp. Tuy nhiên trong qua trình biên soạn tập bài giảng không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tập thể biên soạn xin ghi nhận các ý kiến đóng góp xây dựng của các nhà quản lý, đồng nghiệp, độc giả và học sinh, những người sử dụng cuốn sách này để nghiên cứu bổ sung cho tập bài giảng ngày càng hoàn thiện hơn. Thanh Hóa, năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Ths. BS Mai Văn Bảy – Chủ biên 2. Ths. BS Lê Viết Dũng 3. Ths. BS Bùi Khắc Tuân 4. CN Nguyễn Quốc Hải
  4. 4 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu ................ 3 2. Bài 1: Xây dựng và tổ chức một phòng tối ................ 6 3. Bài 2: Cấu tạo phim và bảo quản phim Xquang .............. 10 4. Bài 3: Bìa tăng sáng (Bìa tăng quang) .............. 14 5. Bài 4: Thuốc Rửa phim .............. 17 6. Bài 5: Các phương pháp rửa phim .............. 21
  5. 5 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: KỸ THUẬT BUỒNG TỐI Mã môn học: MH 33 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: Thuộc khối kiến thức cơ sở chuyên ngành, học sau môn Vật lý tia X. - Tính chất: + Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản về những vật tư cần thiết phục vụ cho chuyên nghành kỹ thuật hình ảnh, nhằm phục cho công việc khám chữa bệnh sau này. - Ý nghĩa và vai trò: + Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản để nhận biết được các loại phim X quang và bìa tăng quang, đồng thời phân biệt được sự khác nhau giữa phương pháp rửa phim thường quy, phương pháp rửa phim kỹ thuật số và phạm vi ứng dụng kỹ thuật. Mục tiêu môn học: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo của phim X quang, bìa tăng quang, và cách sử dụng và bảo quản trang thiết bị. + Trình bày được tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình và hãm hình, biết cách pha thuốc rửa phim theo đúng quy trình.Từ đó biết cách nhận biết từng loại thuốc hiện hình, hãm hình. + Nêu được các phương pháp rửa phim X quang hiện nay và phân biệt được các phương pháp rửa phim, nêu lên được những ưu và nhược điểm của phương pháp rửa phim kỹ thuật số. - Kỹ năng: + Thiết kế được một buồng tối đạt yêu cầu kỹ thuật cũng như tính năng sử dụng trong bệnh viện, phòng khám bệnh. + Nhận định được các chất trong thuốc rửa phim và làm thành thạo các thao tác kỹ thuật của các phương pháp rửa phim hiện nay. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc. + Có khả năng làm việc độc lập và phối hợp theo nhóm. + Rèn luyện ý thức bảo quản, bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị y tế. Nội dung của môn học:
  6. 6 BÀI 1: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC MỘT PHÒNG TỐI Giới thiệu: Sau khi học xong bài này giúp cho sinh viên tự thiết kế được một phòng tối chuẩn và trang bị được tất cả những thiết bị cần thiết để phục vụ cho quy trình rửa phim thủ công. Mục tiêu: 1. Nêu được những yêu cầu cơ bản của buồng tối. 2.Nêu được các yêu cầu kỹ thuật khi xây dựng buồng tối. 3.Trình bày được các trang thiết bị phục vụ cho buồng tối. Nội dung chính: 1. Những yêu cầu cơ bản của buồng tối. - Phải được thiết lập riêng biệt với những phòng chụp phim và những phòng khác. - Phải cấu trúc thế nào để những vật liệu dễ bị cảm ứng tia X chứa trong phòng không bị ảnh hưởng bởi tia X. - Phải tối hoàn toàn nhưng vẫn đảm bảo thông gió. - Phải bố trí sao cho thuận tiện cho việc đưa phim vào và lấy phim ra từ phòng tối đi các phòng phim chụp khác . - Phải đảm bảo sạch sẽ và có thể duy trì nhiệt độ trong phòng khoảng 200C, độ ẩm dưới 75%. - Đảm bảo các thao tác trong buồng tối diễn ra liên tục thuận tiện. - Những khu ướt và khu khô phải được đặt cách biệt với nhau, càng xa càng tốt. - Những khu nhỏ dành riêng cho tráng phim cần phải liên hợp với nhau để giúp cho việc tráng phim được liên tục và dễ dàng ( Tráng phim – rửa phim – phơi khô và quan sát ). 2.Yêu cầu kỹ thuật (Các thành phần cơ bản xây dựng một buồng tối) 2.1. Diện tích phòng tối. - Phải đảm bảo tối thiểu 12m2. 2.2 Sàn nhà - Phải làm bằng gạch men có độ ráp và thoát nước. 2.3 Tường nhà - Tường cần phải được trát bằng xi măng và trát phủ batít hoặc chì để không cho tia X xuyên qua. Đối với máy Xquang hiện nay và với phần tường không trực diện với tia X thì cần lớp chì dày 1,5mm là đủ. Tường nên ốp bằng gạch men cao khoảng 2m để tránh ẩm ướt. 2.4 Trần nhà - Trần nhà của buồng tối cũng nên được phun sơn. 2.5 Hệ thống không khí - Buồng tối phải được gắn hệ thống không khí ( Quạt hút gió) nhưng vẫn phải đảm bảo không cho ánh sáng lọt vào. 2.6 Nhiệt độ - Để giúp cho việc tráng phim đúng với nhiệt độ ấn định, nhiệt độ buồng tối tốt nhất giữ ở khoảng 200C. Tốt nhất phòng tối nên có điều hoà nhiệt độ. 2.7 Ánh sáng đèn an toàn - Đèn an toàn được bố trí là hệ thống đèn ánh sáng màu đỏ. Đèn đỏ chỉ đủ sáng để nhìn thấy các vật như : Phim, cassette khi gần đèn. Thông thường đèn được treo ở 3
  7. 7 vị trí là : Bàn lắp phim, cạnh thùng thuốc hiện, cạnh thùng thuốc hãm, treo cao cách mặt bàn hoặc miệng thùng ít nhất là 1,3m. - Bóng đèn phát ra ánh sáng an toàn không vượt quá 25W. Trong khi xử lý phim chúng ta thường gặp các tình huống sau: - Nếu phim đã được xử lý bị mờ mà bạn cho rằng do buồng tối không đảm bảo thì kiểm tra lại xem ánh sáng có lọt vào buồng tối không? - Cách đơn giản để kiểm tra buồng tối là đặt tờ phim trên mặt bàn, cẩn thận đặt 2 – 3 vật kim loại như chìa khoá, để trong buồng tối chỉ có ánh sáng an toàn ít nhất là 5 phút. Sau đó đem xử lý nếu phim có bóng vật kim loại có nghĩa là buồng tối không đảm bảo. - Trên cơ sở đó tự đặt ra các câu hỏi để tìm nguyên nhân: + Đèn an toàn không đảm bảo ( kiểm tra lọc màu xem có bị hỏng không) + Bòng đèn có quá công xuất không? + Nhiều ánh sáng an toàn quá . 2.8 Lối vào buồng tối - Lối vào buồng tối tốt nhất nên bố trí bằng hai cửa cách nhau một khoảng. - Chắn ở mổi cửa là bức màn đen hoặc hai cửa được bố trí sao cho khi mở một cửa thì cửa kia đóng. 3. Phân khu buồng tối. 3.1. Khu lắp phim. - Là khu được bố trí đầu tiên của hệ thống buồng tối bao gồm có: + Bàn lắp phim cũng đồng thời là tủ đựng phim, hệ thống bàn lắp phim được bố trí xa hệ thống rửa phim. + Cạnh bàn lắp phim có các giá treo các cỡ kẹp rửa phim riêng biệt và gần tủ chuyền cassete. 3.2 Khu tráng phim. - Khu này gồm một bể nước ba ngăn và hai thùng hiện và hãm hình. - Thùng hiện hình được đặt vào bể đầu tiên phía bàn lắp phim, tiếp theo là bể chỉ chứa nước, thùng hãm hình được đặt vào bể thứ ba. - Nước được lưu thông liên tục từ bể chứa thung hiện hình đến thùng hãm hình. 3.3 Khu làm khô phim. - Máy sấy phim tốt nhất đặt ở một góc của buồng tối. - Nếu ta có một khu tráng phim rộng, cách sắp sếp tốt nhất là chia ra từng khu riêng biệt, những khu này một phần nằm trong ánh sáng của đèn an toàn và một phần việc có thể thực hiện dưới ánh sáng trắng bình thường. - Nếu có máy rửa phim tự động ta có thể đặt máy đối diện với bàn lắp phim, xuyên qua tường và lấy phim thành phẩm ở ngoài. 4. Các vật tư cần thiết. 4.1 Bàn lắp phim. - Bàn lắp phim thường có kích thước 0,7m x1,5m cao 0,9 đến 1m. Gầm bàn phía bên phải được bố trí một tủ đựng phim găn liền với bàn và có nhiều găn, khi kéo ra có thể kéo hết các ngăn ngả ra. Phía trên bàn khoảng 0,5m có bố trí đèn an toàn, các giá treo phim, cửa đưa cassette ra, vào. - Bàn lắp phim luôn luôn phải được giữ khô ráo, đảm bảo ánh sáng an toàn.
  8. 8 4.2. Thùng rửa phim. - Để tiến hành thao tác rửa phim thủ công phải có thùng chứa thuốc rửa phim bao gồm: Thùng chứa thuốc hiện hình và thùng chứa thuốc hãm hình, các thùng này phải làm bằng inox. 4.3. Kẹp rửa phim các cỡ. - Có đủ kẹp rửa phim các cỡ là: 13x18cm, 18x24cm, 24x30cm, 30x40cm, 35x35cm. - Kẹp rửa phim phải được treo ở chổ thuận tiện nhất cạnh bàn lắp phim để có thể lấy một cách dể dàng, các cỡ khác nhau phải được treo riêng. 4.4. Cassette các cỡ. - Cassette củng có các cỡ là: 13x18cm, 18x24cm, 24x30cm, 30x40 cm, 35x35cm. - Tuỳ theo số lượng phim chụp hằng ngày mà ta phải có đủ số lượng cassette mỗi cỡ là bao nhiêu để chụp một cách liên tục. 4.5. Máy sấy phim. - Máy sấy phim thường được bố trí ở góc buồng tối nhưng củng có thể đặt một nơi nào đó thuận tiện cho việc sấy phim và không ảnh hưởng tới công đoạn khác của việc chụp phim. 4.6. Máy rửa phim tự động. - Nếu lượng phim chụp nhiều cần trang bị máy rửa phim tự động 4.7 Máy hút ẩm. - Để đảm bảo giữ độ ẩm trong buồng tối dưới 75%, cần trang bị máy hút ẩm trong buồng tối. Ghi nhớ: 1. Liệt kê được những yêu cầu cơ bản của phòng tối. 2. Nêu được các thành phần cơ bản xây dựng một phòng tối. 3. Cách bố trí phân khu buồng tối. 4. Nêu được các vật tư cần thiết trong buồng tối. Lượng giá Câu 1: Yêu cầu cơ bản nào sau đây là của phòng tối: A. Phải được thiết lập riêng biệt với các phòng khác. B. Nhiệt độ trong phòng khoảng 300C - 340C. C. Độ ẩm dưới 75%. D. Cả A,B và C Câu 2. Yêu cầu cơ bản nào sau đây không phải là của phòng tối: A. Các thao tác trong phòng tối diễn ra liên tục thuận tiện. B. Những khu ướt và khu khô phải được để gần với nhau. C. Phải tối hoàn toàn nhưng vẫn đảm bảo thông gió. Câu 3. Yêu cầu cơ bản nào sau đây là của phòng tối. A. Phải được thiết lập riêng biệt với các phòng chụp khác. B. Phải tối hoàn toàn. C. Phải đảm bảo thông gió. D. Đảm bảo các thao tác diễn ra liên tục. E. Cả A,B,C và D Câu 4. Độ ẩm thích hợp nhất của phòng tối là: A. < 55%
  9. 9 B. < 65% C. < 75% D. < 85% E. < 95% Câu 5. Đèn an toàn trong phòng tối có công suất không vượt quá: A. 15 W. B. 20 W. C. 25W. D. 30W. E. 35W. Câu 6. Trong quy trình bảo quản dụng cụ tráng phim dung dịch nào sau đây dùng để rửa kẹp phim và thùng rửa phim: A. Nước sạch B. Acid acetic 6% C. Cồn 700C D. Cồn 900C E. Acid sulfuric Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Đại học kỹ thuật y Hải dương.2015 [2] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. 2020 [3] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. 2020
  10. 10 BÀI 2: CẤU TẠO PHIM VÀ BẢO QUẢN PHIM X QUANG Giới thiệu: Sau khi học xong bài này giúp cho sinh viên nắm bắt được nguyên lý sản xuất phim Xquang và biết cách bảo quản phim Xquang đúng quy trình. Mục tiêu: 1.Trình bày được nguyên lý sản xuất phim Xquang. 2.Trình bày cách phân loại, sử dụng và bảo quản phim Xquang. Nội dung chính: 2.1. Cấu tạo phim - Phim Xquang hiện nay được cấu tạo rất chắc chắn và đồng nhất, giúp ta có thể tiêu chuẩn hoá được những yếu tố chụp hình và tráng phim. Phim tia X gồm có một lớp nhũ tương trộn lẫn với tinh thể muối bạc cùng với nhau nhờ chất keo bao bọc cả hai mặt của tấm acetat xenlulo màu trong xanh ( một chất được gọi là chất căn bản của phim ) - Chất căn bản có nhiệm vụ chứa đựng chất nhũ tương và tạo cho phim có độ cứng nhất định để có thể sử dụng được. - Cấu tạo chính của phim tia X là: + Lớp cốt ( chất căn bản) + Lớp keo dính + Lớp nhũ tương + Lớp bảo vệ. 2.1.1 Lớp cốt ( chất căn bản) Quy trình tạo lớp cốt: - Lớp cốt của phim được chế tạo bằng cách dùng gỗ hoặc bông gòn đã được nghiền nát trong dung dịch acetic anhydric với sự hiện diện của acid sunfuric chất xenlulo acetat được tách rời khỏi dung dịch. - Sau khi rửa sạch thêm một lần nữa chất xenlulo acetat được làm khô và được cắt ra từng phần nhỏ sau đó nó được hoà tan vào một dung dịch làm tan đặc biệt, có chứa thuốc nhuộm vào xanh. - Sau đó người ta làm nóng lên và cô đặc dung dịch và đưa vào máy cán và cán ra lớp cốt, cuối cùng chuyển những miếng xenlulo acetat mới cán sang một máy cán khác để làm nóng cho đến khi lớp cốt khô hoàn toàn. Màu xanh của lớp cốt nhuộm có tác dụng làm gia tăng tương phản của phim. 2.1.2. Lớp keo dính. - Sau khi lớp cốt được chế tạo xong hai mặt sẽ được bao bọc một lớp keo dính lớp này còn gọi là lớp bọc trong. 2.1.3. Lớp nhũ tương. - Ban đầu người ta dùng một chất keo tiếp theo bọc nguyên chất được hoà tan trong dung dịch acid nitric để trở thành nitrat bạc. Dung dịch nitrat bạc được trộn lẫn với kali bromid và chất keo để tạo nên nhũ tương của tinh thể bạc. -Trong quá trình tạo ra lớp nhũ tương ta phải kể đến hai quá trình: + Tạo chất keo + Tạo nên muối bromid Bạc. 2.1.3.1. Tạo chất keo.
  11. 11 - Chất keo là chất không thể thiếu được để tạo ra lớp nhũ tương của phim X quang, nó được chế biến từ da bò về phương diện hoá học chất keo là chất collid và hỗn hợp của nhiều chất khác. - Chất keo có đặc tính: + Có hai loại phế lỏng và đặc tuỳ theo nhiệt độ cả hái thể này đều trong suốt nhờ đó không ảnh hưởng đến tính quang học của phim + Ở nhiệt độ tráng phim chất keo vẫn giữ được ở thể đặc + Ở môi trường kiềm chất keo bị lỏng ra điều này rất có lợi cho việc gâm thuốc hiện hìnhvào lớp nhũ tương trong quá trình rửa phim. + Ở môi trường acid chất keo đông cứng lại như vậy khi đưa phim vào thuốc kẽm phim sẽ cứng hơn và như vậy tránh hiện tượng xước phim sau khi tráng phim. 2.1.3.2. Muối bạc. - Muối bạc (AgBr) được tạo thành như sau: Đầu tiên bạc nguyên chất được cho vào acid nitric để tạo thành nitrat bạc, kali bromid và nitrat bạc được cho vào dung dịch chất keo một cách từ từ. Chất bạc bromid được tạo ra và lắng xuống trong chất keo. Phản ứng hoá học sảy ra như sau: KBr + AgNO3 = AgBr + KNO3 Kết quả là ta có chất nhũ tương sau đó chất nhũ tương của AgBr được đun nóng ở nhiệt độ từ 500 – 800C để làm gia tăng sự nhạy cảm của nhũ tương tiếp đó nhũ tương được làm lạnh để nó đông cứng thành miếng dày, tiếp đó được cắt ra thành miếng khô và đưa vào nước rửa sạch chất KNO3 trong vài giờ. Nhũ tương sạch lại được đun nóng và trộn thêm chất keo và được đưa vào bọc trên lớp cốt của phim. 2.1.3.3. Quá trình bao bọc lớp nhũ tương. - Lớp cốt sau khi tráng lớp keo chính được chuyển qua nhanh thùng chứa đầy nhũ tương và ở đây lớp cốt được bao bọc bởi lớp nhũ tương có độ dày tiêu chuẩn. Sau đó phim được đưa sang phòng lạnh để làm đông cứng lại và được đưa sang phòng khác để làm khô. 2.1.4. Lớp bảo vệ. - Lớp bảo vệ chính là lớp ngoài của nhũ tương đông cứng lại. 2. Phân loại phim. - Phim được sản xuất thành 4 loại. Trong đó có hai loại chính và hai loại phụ. 2.1. Hai loaị chính. 2.2.1.1 Loại dùng bìa tăng quang. - Đây là loại thường dùng gồm có các cỡ. 35x35cm 30x40cm 18x24cm 24x30cm 13x18cm 15x40cm - Mỗi cỡ phim này chia thành hai loại: + Loại phim thông thường hay còn gọi là phim phổ thông. + Loại chụp nhanh hay còn gọi là phim bắt nhạy được dùng để chụp với thời gian phát tia gắn 2.2.1.2. Loại không dùng bìa tăng quang. - Dùng để chụp những bộ phận không để được cassete như vú, mũi. Loại này trong lớp nhũ tương người ta cho thêm chất huỳnh quang để tăng tác dụng của tia X. 2.2. Hai loại phụ.
  12. 12 2.2.2.1. Phim chụp răng. - Loại này được đóng gói riêng từng tờ một có thể đưa vào trong miệng bệnh nhân để chụp từng răng. Đây củng là phim không dùng bìa tăng quang 2.2.2.2. Phim huỳnh quang. - Chỉ dùng cho các máy chụp huỳnh quang. Cấu tạo gần giống với phim ảnh tức là chỉ tráng một mặt thuốc của phim và được cuộn thành cuộn khi tráng hoặc tháo lắp không được để dưới ánh sáng đèn đỏ như phim chụp ảnh. Phim này hiện nay ít dùng. 3. Sử dụng và bảo quản. 3.1. Sử dụng. - Khi sử dụng phải lưu ý những điểm sau: + Tránh làm lộ sáng: Phải tháo lắp phim trong buồng tối hoàn toàn, chỉ có ánh sáng đèn đỏ nhưng cường độ ánh sáng không quá mạnh + Xem phim dưới ánh sáng đèn đỏ củng phải xem nhanh + Khi thực hiện thao tác tháo lắp phim tay phải khô + Khi rút phim từ trong hộp ra và lắp vào cassette đều phải thao tác nhẹ nhàng tránh làm xước phim. 3.2. Bảo quản phim. 3.2.1. Bảo quản phim chưa chụp. - Phim phải được để xa nguồn tia xạ, hoá chất mặc dù những nguồn này đều được đảm bảo an toàn xong nếu phim để gần thời gian dài củng bị giảm chất lượng. - Phim phải được để nơi khô giáo, tránh nhiệt độ cao trên 240C - Hộp phim khi để phải để đứng hộp phim để tránh làm gẫy phim và tránh lớp hoá chất bị tác dụng bởi trọng lực khi phim để nằm. 3.2.2. Bảo quản phim đã chụp. - Phim đã chụp là phim được dùng để làm tài liệu. - Những phim này trước hết phải được gâm nước kỹ để rữa sạch thuốc rữa phim. Thời gian gâm nước khoảng 15 phút qua dòng nước chảy liên tục. - Các thuốc rửa phim sau khi tác dụng trên phim để tạo thành hình ảnh sẽ tạo thành các muối. - Đặc điểm của muối là rất dể dàng hút nước, do đó nếu không loại trừ hết muối ra khỏi phim thì ta có sấy đến khi nào thì phim củng không có độ khô đạt tiêu chuẩn và sau đó sẽ hút nước trở lại từ không khí rất nhanh. Nước được hút sẽ làm hỏng lớp nhũ tương đang chứa hình ảnh trên phim và bong ra rất nhanh. - Như vậy khi gâm phim với thời gian và điều kiện như trên sẽ loại bỏ được gần như hoàn toàn các sản phẩm của thuốc rửa phim. - Sau khi phim được rửa sạch thì phải được sấy khô hoàn toàn - Phim phải được đựng trong từng túi riêng - Để nơi khô ráo. Ghi nhớ: 1. Nêu được các thành phần cấu tạo của phim Xquang. 2. Nêu được cách phân loại phim Xquang. 3. Trình bày được cách bảo quản phim Xquang. Lượng giá Câu 1. Ở giai đoạn đầu tiên, nguời ta chụp X- quang bằng vật liệu gì sau đây: A. Tấm kính ảnh.
  13. 13 B. Phim X- quang một mặt thuốc. C. Phim X- quang hai mặt thuốc. Câu 2. Năm 1918 chất nào sau đây được làm lớp cốt cho phim X- quang. A. Da bò B. Gỗ hoặc bông gòn. C. Cellulose nitrate. Câu 3. Yếu tố nào sau đây cần tránh khi sử dụng phim X- quang. A. Tháo lắp phim trong buồng tối hoàn toàn. B. Ánh sáng đèn đỏ có cường độ mạnh. C. Tháo lắp phim khi tay khô. D. Rút phim chỉ dùng hai ngón tay. E. Để xa nguồn phóng xạ Câu 4. Yếu tố nào sau đây có thể làm hỏng phim X- quang : A. Nhiệt độ nên đuợc duy trì ở khoảng 200 C B. Độ ẩm khoảng 40-60%. C. Để gần nguồn phóng xạ D. Phim X - quang được bảo quản trong kho. E. Phim X-quang được bảo quản dưới ánh sáng đèn an toàn. Câu 5. Thành phần nào sau đây có trong lớp nhũ tương của phim X - quang: A.Nhômbromid và glatin. B. Bạc bromid và gelatin. C. Đồng bromid và gelatin. A. Sắt bromid và gelatin. B. Kẽm bromid và gelatin. Câu 6. Nhiệt độ để đun nóng lớp nhũ tương của phim X - quang : A. 500 - 600C. B. 500 - 700C. C. 500 - 800C. D. 500 - 900C E. 500 - 1000C. Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Đại học kỹ thuật y Hải dương.2015 [2] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. 2020 [3] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. 2020
  14. 14 BÀI 3: BÌA TĂNG SÁNG (BÌA TĂNG QUANG ) Giới thiệu: Máy chụp Xquang là một thiết bị sử dụng phổ biến trong chẩn đoán hình ảnh, phương pháp tạo ảnh là sử dụng tia X để xây dựng và tái tạo lại hình ảnh về cấu trúc bên trong cơ thể người dựa vào tính chất khuếch đại của bìa tăng quang làm cho hình ảnh có độ nét và độ tương phản rõ ràng. Mục tiêu: 1.Trình bày được cấu tạo bìa tăng quang 2.Trình bày được phân loại bìa, cách sử dụng bìa tăng quang. Nội dung chính: 1. Mục đích dùng bìa tăng quang. - Tia X tác dụng vào phim nhưng so với ánh sáng bình thường thì sự tác dụng này kém rất nhiều. Hơn nữa tia X lại có tác dụng huỳnh quang một số chất. Dựa vào tính chất này người ta dùng nó để khuyếch đại tia X bằng cách chế tạo bìa tăng quang. 2. Cấu tạo của bìa tăng quang: Gồm 4 lớp 2.1. Lớp cốt. - Được cấu tạo bằng nhựa hoặc các tông bên trong phải thuần nhất không được lẫn các hạt xenlulo. Độ dày phải thật điều để tránh sự phát tia thứ của bìa. Bìa tăng quang hiện nay lớp cốt được cấu tạo bằng chất dẻo. 2.2. Lớp hấp thụ. - Được cấu tạo bằng oxyd titan ( TiO2 ) trộn thêm Oxyd Bari (BaO) hoặc sunfat Bari (BaSO4). Một số bìa tăng quang có trộn thêm bột màu. Màu tốt nhất là màu vàng vì vậy ta thấy bìa tăng quang có một số mầu hanh vàng. - Tác dụng của lớp hấp thụ bớt tia thứ do bìa tăng quang gây nên làm giảm bớt độ mờ mà người ta gọi là độ mờ vật liệu. 2.3. Lớp phát xạ. - Được cấu tạo bằng canxi tungstat (CaWO2 ) và kẽm sunfit (ZnS ) đây là một lớp mỏng. Tuỳ theo từng loại bìa mà có các hạt tinh thể có độ lớn từ 3 – 12 um các hạt này được trộn trong chất dẻo PVC trong suốt. Độ phát xạ của bìa phụ thuộc vào lớp phát xạ. 2.4. Lớp bảo vệ. - Mục đích để bảo vệ những lớp dưới tránh các tác động cơ học, lớp này được cấu tạo bởi một lớp quang dẫn cứng. 3. Phân loại 3.1. Bìa tăng quang lẽ. - Dùng khi chụp bằng giấy ảnh hoặc phim có một mặt thuốc 3.2. Bìa tăng quang cặp. - Gồm hai bìa một cặp dùng cho phim có hai mặt thuốc gồm có bìa mặt trước mỏng và bìa mặt sau dày. 3.3 Quyển bìa tăng quang - Dùng cho chụp cắt lớp thường quy chụp nhiều lớp. Người ta xếp nhiều cặp bìa chồng lên nhau cách nhau một khoảng nhất định. 4 Phân loại bìa tăng quang theo độ nhạy 4.1 Bìa tăng quang hạt nhỏ FF - Loại này cho độ nét của phim tốt nhưng độ đen ít. 4.2 Bìa tăng quang phổ thông UF
  15. 15 - Loại này cho độ nét của phim và độ đen ngang nhau. 4.3 Bìa tăng quang phát xạ mạnh - Cho độ đen lớn do đó giảm được nhiều tia X nhưng độ nét không cao. Như chúng ta đã biết khi chụp Xquang độ đen của phim chỉ đạt 5% do tia X. Còn 95% do bìa quang nên nếu chụp không có bìa tăng quang. Tiêu chuẩn chụp phải đưa lên rất cao theo độ nhạy của bìa ta giảm dần tiêu chuẩn chụp thep thứ tự sử dụng bìa như sau OF, FF, UF, HF (OF là không có bìa tăng quang). - Bìa tăng quang có tác dụng tốt trong việc giảm liều tia X tuy nhiên nó vẫn có những đặc điểm sau : Từ một điểm phát xạ ánh sáng huỳnh quang phát ra xung quanh. Những tia sáng in xuống phim từ điểm phát xạ là hình nón. Hình nón càng rộng nếu bìa càng dầy từ đó tạo nên độ mở của phim cho bìa tăng quang. Do đó bìa tăng quang phải có các điều kiện sau : + Đủ mỏng để khoảng cách từ điểm phát xạ đến phim gần. + Phải được nhuộm màu để tránh độ mờ. 4. Bảo quản bìa tăng quang. - Việc giữ gìn bảo quản bìa tăng quang rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến tính chất của phim chụp. Bìa phải sạch sẽ, có độ sáng đồng đều không bị vết bẩn. Không có những vật lạ như kim loại hoặc bụi bẩn dính trên mặt bìa. - Nên ta phải tuân thủ những quy định bảo quản sau: + Luôn giữ bìa tăng quang khô ráo tránh ẩm ướt. + Nếu có vết bẩn phải tẩy bằng bông thấm nước lã sạch. Không được tẩy bằng ete hoặc xăng. Nếu tẩy bằng cồn thì phải lau khô thật nhanh. + Không phơi bìa tăng quang ra nắng mà chỉ phơi trong râm có quạt. + Không sờ tay vào bìa tăng quang. Nếu có bụi bám vào thì chỉ được lau bằng bông khô sạch. + Khi sử dụng xong phải đóng chặt cassette để không có bụi vào hơi nước chui vào. Ghi nhớ: 1. Nêu được các thành phần cấu tạo của bìa tăng quang. 2. Nêu được cách phân loại bìa tăng quang. 3. Trình bày được cách bảo quản bìa tăng quang. Lượng giá Câu 1. Hiện nay bìa tăng quang được sử dụng bao nhiêu loại: A. 2 loại B. 3 loại C. 4 loại Câu 2. Bìa tăng quang loại Calcium tungstate hiện nay lớp cốt được cấu tạo bằng vật liệu nào sau đây: A. Da bò B. Acid acetic C. Polyeste. Câu 3. Thành phần nào sau đây không có ở lớp cốt của bìa tăng quang Calcium tungstate: A. Bằng nhựa PVC.
  16. 16 B. Bìa cát tông. C. Độ dày các lớp phải thật đều D. Chất dẻo polysete E. Hạt cellulose. Câu 4. Chất nào sau đây không có trong thành phần của lớp hấp thụ trong bìa tăng quang loại Calcium tungstate A. Oxyd titan B. Oxyd Bari C. Sunfat Bari D. Calci tungstate E. Cả A,B,C và D Câu 5. Chiều dày của các hạt tinh thể trong lớp phát xạ của bìa tăng quang loại Calcium tungstate: A. 3 – 10 mcm B. 3 – 12 mcm C. 3 – 14 mcm D. 3 – 16 mcm E. 3 – 18 mcm Câu 6. Chất nào sau đây có trong thành phần của lớp phát xạ trong bìa tăng quang loại Calcium tungstate: A. Titan Oxyd B. BariOxyd C. Kẽm sulfid D. Tebium Oxysulfid E. Bari Oxyphospho Europium Câu 7. Chất nào sau đây có trong thành phần của lớp phát sáng trong bìa tăng quang loại siêu nhạy: A. Bari Sulfat B. Titan Oxyd C. Bari Oxyd D. Kẽm sulfid E. Oxysulfid Tebium Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Đại học kỹ thuật y Hải dương.2015 [2] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. 2020 [3] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. 2020
  17. 17 BÀI 4: THUỐC RỬA PHIM Giới thiệu: Hình ảnh Xquang là phương pháp sử dụng tia X đâm xuyên vào cấu trúc cơ thể người thông qua các thiết bị ghi hình ảnh, một trong các phương pháp ghi hình sử dụng thuốc rửa phim để hiện và hãm hình như vậy thuốc rửa phim có vai trò quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh Xquang. Mục tiêu: 1. Trình bày được công thức thuốc hiện hình và tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình 2. Trình bày được công thức thuốc hãm hình và tác dụng của từng chất trong thuốc hãm hình 3. Trình bày được cách bảo quản thuốc rửa phim Nội dung chính: 1. Tác dụng của từng chất trong thuốc rửa phim 1.1. Tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình 1.1.1. Metol - Tác dụng khử muối bạc, phản ứng sảy ra chậm từ từ tạo nên phim có đối quang thấp nhưng ít bỏ qua các chi tiết nhỏ. 1.1.2. Hydroquynol - Tác dụng khử muối bạc xảy ra nhanh tạo nên phim có độ đối quang rõ làm phim có độ gắt do đó dể bỏ qua chi tiết nhỏ. Sự phối hợp giữa Metol và Hydroquynol tạo nên trạng thái trung gian làm cho phim nét và rõ ràng. 1.1.3. Natri sunfit - Có công thức là Na2SO3 nó dể dàng nhận oxy để trở thành Na2SO4. Khi thuốc hiện tiếp súc với không khí, oxy dễ oxy hóa metol và hydroquynol làm hai chất này mất tác dụng. Natri sunfit có tác dụng chiếm oxy của không khí trên bề mặt tiếp xúc với thuốc hiện để bảo vệ metol và hydroquynol. 1.1.4. Natri carbonat - Chất này mang tính kiềm, khi ở môi trường kiềm gelatin ở phim dễ bị lỏng ra tạo điều kiện cho chất khử tham gia vào phản ứng một cách nhanh chóng. Cho nên Na2CO3 có tác dụng tham gia thúc đẩy quá trình hiện hình sảy ra nhanh chóng. Khi thời tiết lạnh Gelatin ở phim bị đông cứng lại nên phải cho tăng chất này.Natri carbonat còn có tác dụng trung hòa acid sinh ra trong quá trình hiện hình. 1.1.5. Kali Brmid - Chất này có tác dụng làm cho phản ứng khử muối bạc sảy ra từ từ đồng điều để không làm mất đi các chi tiết nhỏ của phim. 1.2. Tác dụng của thuốc hãm hình - Tác dụng cố định hình sau khi đã hiện hình. Cơ chế tác dụng của nó là tẩy muối bạc ở phần không bị tia X tác dụng. Vì nếu không tẩy đi những muối bạc này khi ra ánh sáng bị ánh sáng tác dụng và dưới tác dụng của thuốc hiện còn gấm trên phim tạo ra bạc tự do gây đen phim ở những chổ không được phép đen do đó làm mất đi hình ảnh của phim. Tác dụng của từng chất như sau: 1.2.1 Natri hyposunfit - Chất này có tác dụng tẩy muối bạc bằng hai cách: + Phản ứng trực tiếp với muối bạc bromid để tạo thành một muối tan trong nước và được loại ra khỏi phim.
  18. 18 + Hòa tan muối bạc Bronid - Kết quả là sau khi hãm hình natri hyposunfit đã loại bỏ bạc bromid còn dư ra khỏi phim. 1.2.2. Natri bisunfit (NaHSO3 ) - Vì nó còn một gốc hydro nên nó mang tính acid, chất này có hai tác dụng: + Trung hoà độ kiềm do thuốc hiện mang sang. + Ở môi trường acid gelatin sẽ bị đông cứng lại, do đó làm cho phim cứng hơn, không chảy và dính sau khi tráng rửa. 2. Công thức thuốc rửa phim. 2.1. Công thức thuốc hiện hình 1. Metol 3,5 Gram 2. Natrisunfit 60 Gram 3. Hydroquynol 9,0 Gram 4. Natri carbonat 40 Gram 5. Kali brmid 3,5 Gram 6. Nước lã tinh khiết 1000ml - Cách pha: Dùng nước ấm 50 – 60 C cho thuốc vào theo thứ tự từ 1 đến 5, khuấy 0 điều, chất trước tan hết rồi mới cho chất sau vào. 2.2 Công thức thuốc hãm hình. 1. Natri hyposunfil 230 Gram 2. Natri bisunfil 15 Gram 3. Nước 1000ml - Mùa hè nóng nếu gelatin bị rộp lên, phải cho thêm thuốc định hình Aluncrom hoặc formol. 2.3. Một số công thức bổ trợ trong một số trường hợp 2.2.3.1. Công thức dùng để tráng phim nhanh. - Dùng trong phẫu thuật với công thức sau: Thuốc hiện hình: Metol 14g Natri carbonat 8,8g Hydroquynol 14g Calci bromid 8,8g Natri sunfil adehyl 52,5g Rượi Metylic 48ml Nước ấm 50 c 0 750ml Thêm nước lạnh đủ 1000ml. - Nhúng phim vào thuốc hiện hình trong thời gian 18 – 45 giây Thuốc hãm hình: Natri hyposunfil 250g Amoni clorid 50g - Thời gian định hình trong vòng 15- 20 giây. 2.3.2. Thuốc rửa phim làm giảm đen các phim chụp già quá. - Khi phim chụp đen quá nếu làm cho phim sáng ra sau khi hiện hình ta gâm phim vào kali feroxyanua kết hợp với bạc biến thành bạc feroxyanua và bị hòa tan trong hyposunfit.
  19. 19 - Nếu cần làm giảm phim đen đã khô thì người ta nhúng phim đó vào thuốc sau đây: Dung dịch A: Natri hyposunfit 100g Nước cất 1000ml Dung dich B Kali froxyanua 100g Nước cất 1000ml - Khi pha 20 phần dung dich A vào 2 phần dung dịch B. Tác dụng càng mạnh nếu pha lẫn càng nhiều dung dịch B. - Cần theo dõi vì phim có thể bị giảm đen quá mức. Sau đó gâm nước lưu thông 2 giờ. 3. Bảo quản thuốc rửa phim. - Tuyệt đối không để thuốc hãm sang bên thuốc hiện, dù chỉ một lượng rất nhỏ củng sẽ làm hỏng thuốc hiện ngay lập tức - Thuốc hiện trong quá trình sử dụng bị hao hụt, nếu thuốc còn tốt muốn sử dụng tiếp thì không nên đổ nước lã vào mà cần thêm một ít thuốc mới đã pha. - Không để thuốc hiện tiếp súc với không khí nhiều vì vậy thuốc hiện sẽ bị nhanh chóng oxy hóa. Ghi nhớ: 1. Nêu được tác dụng của từng chất trong thuốc hiện hình. 2. Nêu được tác dụng của từng chất trong thuốc hãm hình. 3. Trình bày được cách bảo quản thuốc rửa phim Xquang. 4. Nêu được cách nhận biết từng loại thuốc rửa phim Xquang. Lượng giá Câu 1. Tác dụng nào sau đây là của Metol trong thuốc hiện hình: A. Tẩy muối bạc bị tác dụng của tia X B. Tẩy muối bạc không bị tác dụng của tia X C. Phản ứng sảy ra nhanh. Câu 2. Tác dụng nào sau đây là của Hydroquinol trong thuốc hiện hình: A. Khử muối bạc xảy ra chậm B. Khử muối bạc xảy ra nhanh C. Trung hoà độ kiềm. Câu 3. Tác dụng nào sau đây là của Natrisulfid trong thuốc hiện hình: A. Khử muối bạc xảy ra chậm B. Khử muối bạc xảy ra nhanh C. Chiếm oxy của không khí trên bề mặt thuốc. Câu 4. Tác dụng nào sau đây là của Natri hyposulfid trong thuốc hãm hình: A. Cố định hình sau khi đã hiện hình B. Tẩy muối bạc không bị tác dụng của tia X C. Cả A và B Câu 5. Tác dụng nào sau đây là của Natri bisulfid trong thuốc hãm hình: A. Trung hoà độ kiềm B. Làm cho phim cứng hơn C. Cả A và B Câu 6. Chất nào sau đây không có trong thành phần của thuốc hiện hình.
  20. 20 A. Metol. B. Hydroquinol. C. Natribisulfid. D. Kali Bromid. E. Natricarbonat. Câu 7.Chất nào sau đây không có trong thành phần của thuốc hiện hình: A. Metol. B. Hydroquynol. C. Natrihyposulfid. D. Kali Bromid. E. Natricarbonat Tài liệu tham khảo: [1] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Đại học kỹ thuật y Hải dương.2015 [2] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Hà Nội. 2020 [3] Bài giảng Kỹ thuật buồng tối – Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. 2020
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2