intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

Chia sẻ: Dangnhuy08 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:136

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Kỹ thuật chẩn đoán ô tô được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Chẩn đoán động cơ; Chẩn đoán cơ cấu phân phối khí; Chẩn đoán hệ thống cung cấp nhiên liệu; Chẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát; Chẩn đoán hệ thống đánh lửa và khởi động; Chẩn đoán trang bị điện trên ôtô; Chẩn đoán hệ thống truyền động. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật chẩn đoán ô tô (Nghề: Công nghệ ô tô - Trình độ: Cao đẳng) - Trường CĐ Cơ điện-Xây dựng và Nông lâm Trung bộ

  1. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây tốc độ gia tăng số lượng và chủng loại ôtô ở nước ta khá nhanh. Nhiều hệ thống và kết cấu hiện đại đã trang bị cho ôtô nhằm thỏa mãn càng nhiều nhu cầu của giao thông vận tải. Tuy vậy chúng ta cũng gặp không ít khó khăn trong khai thác sử dụng và làm quen với các hệ thống đó. Ngày nay, một số kết cấu đơn giản đã thay thế bằng các kết cấu hiện đại và phức tạp, một số thói quen trong sử dụng sửa chữa cũng không còn thích hợp, nhất là khi công nghệ sửa chữa đã có những thay đổi cơ bản: chuyển từ việc sửa chi tiết sang sửa chữa thay thế, do đó trong quá trình khai thác nhất thiết phải sử dụng công nghệ chẩn đoán. Để làm tốt công tác quản lý chất lượng ôtô, có thể quyết định nhanh chóng các tác động kỹ thuật tiếp sau, cần thiết phải nắm vững kỹ thuật chẩn đoán trên ôtôngày nay. Để giúp cán bộ kỹ thuật trong ngành và học sinh – sinh viên khoa cơ khí động lực tại trường Cao Đẳng CĐ – XD & NL Trung Bộ nắm bắt kịp thời những kiến thức chung về kỹ thuật chẩn đoán. Với mong muốn đó, cuốn giáo trình “KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ” được chỉnh sửa trên cơ sở căn cứ chương trình đào tạo đã được chỉnh sửa, các thiết bị mới hiện đại, các giáo trình giảng dạy của các giảng viên ở các trường cao đẳng và đại học kỹ thuật ở Việt Nam. Giáo trình tập trung vào các nội dung cơ bản sau: 1. Chẩn đoán động cơ 2. Chẩn đoán cơ cấu phân phối khí 3. Chẩn đoán hệ thống cung cấp nhiên liệu 4. Chẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát 5. Chẩn đoán hệ thống đánh lửa và khởi động 6. Chẩn đoán trang bị điện trên ôtô 7. Chẩn đoán hệ thống truyền động 8. Chẩn đoán hệ thông di chuyển 9. Chẩn đoán hệ thống lái 10. Chẩn đoán hệ thống phanh Sau mỗi phần cơ bản người biên soạn có đưa thêm một số thông tin mới đề cập từ các xe ô tô hiện đại. được tổng hợp từ các tài liệu mới xuất bản gần đây của *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -1-
  2. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** nước ngoài đặc biệt là đề cập với các thiết bị tiên tiến đã và đang có mặt ở nước ta các phương pháp trình bày ở đây cố gắng đi theo hướng thực tế và hiện đại, đơn giản tới phức tạp. Quá trình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong ôtô của thế giới và các thiết bị chẩn đoán cũng không ngừng hoàn thiện, nhưng do trình độ có hạn lại tiếp cận với một lĩnh vực kỹ thuật đa ngành, chắc chắn còn có nhiều khiếm khuyết. Hi vọng nhận được sự góp ý của đồng nghiệp và bạn đọc để giáo trình này được biên soạn tiếp hoặc tái bản lần sau có chất lượng tốt hơn. Xin chân thành cảm ơn ! Chủ biên Nguyễn Tiến Sỹ *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -2-
  3. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** MỤC LỤC Trang LỜI GIỚI THIỆU 1 MỤC LỤC 3 ĐỀ CƯƠNG MÔ ĐUN 4 BÀI 1. CHẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ 13 BÀI 2 . CHẨN ĐOÁN HỆ THÔNG PHÂN PHỐI KHÍ 22 BÀI 3. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG BÔI TRƠN VÀ LÀM MÁT 26 BÀI 4. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU 30 BÀI 5. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA & KHỞI ĐỘNG 44 BÀI 6. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG ĐIỆN 50 BÀI 7. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG 58 BÀI 8. CHẨN ĐOÁN HỆ THÔNG LÁI 76 BÀI 9. CHẨN ĐOÁN HỆ THÔNG DI CHUYỂN 104 BÀI 10. CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH XE 118 TÀI LI ỆU THAM KHẢO 142 *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -3-
  4. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN Ô TÔ Mã số mô đun: MĐ 26 Thời gian mô đun: 120h (Lý thuyết: 45h; Thực hành: 71h ; Kiểm tra: 4h) I.Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun : - Vị trí của mô đun: mô đun được thực hiện sau khi học xong các môn học, mô đun sau: Chính trị; Pháp luật; Giáo dục thể chất; Giáo dục quốc phòng; Tin học; Ngoại ngữ; Điện kỹ thuật; Điện tử cơ bản; Cơ kỹ thuật; Vật liệu cơ khí; Dung sai lắp ghép và đo lường kỹ thuật; Vẽ kỹ thuật; An toàn lao động; Công nghệ khí nén thuỷ lực ứng dụng; Nhiệt kỹ thuật; Vẽ AutoCAD; Tổ chức quản lý sản xuất; Thực hành nguội cơ bản; Thực hành hàn cơ bản; Kỹ thuật chung về ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu trục khuỷu- thanh truyền; Sửa chữa - bảo dưỡng cơ cấu phân phối khí; Sửa chữa - BD hệ thống bôi trơn và làm mát; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu động cơ xăng; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu đ.cơ điêden; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống khởi động và đánh lửa; Sửa chữa - bảo dưỡng trang bị điện ô tô; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống truyền động; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống di chuyển; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống lái; Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phanh. Mô đun này được bố trí giảng dạy ở học kỳ VI của khóa học và có thể bố trí dạy song song với các môn học, mô đun sau: Sửa chữa - bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử; Sửa chữa - bảo dưỡng bơm cao áp điều khiển điện tử; Công nghệ phục hồi chi tiết trong sửa chữa ô tô; ...; một số môn học, mô đun tự chọn. - Tính chất: mô đun chuyên môn nghề bắt buộc. II. Mục tiêu của mô đun: Học xong mô đun này học viên sẽ có khả năng: + Trình bày đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ của công việc chẩn đoán kỹ thuật truyền động ô tô và động cơ. + Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng chung của các hệ thống và của các bộ phận của động cơ, các bộ phận thuộc hệ thống truyền động ô tô. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -4-
  5. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** + Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các hệ thống và bộ phận của động cơ và bộ phận truyền lực. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an toàn. III. Nội dung của mô đun: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian( giờ) Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành tra Bài 1: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 1 16 3 13 thuật động cơ Bài 2: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 2 12 2 10 thuật cơ cấu phân phối khí Bài 3: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 08 2 6 3 thuật hệ thống bôi trơn, làm mát Bài 4: Kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiên 16 3 12 1 4 liệu Bài 5: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 14 3 10 1 5 thuật hệ thống khở động và đánh lửa Bài 6: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 6 16 3 12 1 thuật các trang thiết bị điện Bài 7: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 7 14 3 11 thuật hệ thống truyền lực và cầu chủ động Bài 8: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật 08 3 5 8 hệ thống di chuyển Bài 9: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật 08 3 5 9 hệ thống lái Bài 10: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ 08 3 4 1 10 thuật hệ thống phanh xe Cộng: 120 45 71 4 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật động cơ Thời gian: 16 h( LT:3h; TH:13h) Mục tiêu bài: Học xong Bài này học viên sẽ có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của động cơ. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng động cơ. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -5-
  6. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng động cơ. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán động cơ. - Làm sạch bên ngoài động cơ. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận, hệ thống. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận, hệ thống. Bài 2: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật cơ cấu phân phối khí Thời gian:12 h( LT: 2h; TH: 10h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của cơ cấu phân phối khí. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng cơ cấu phân phối khí. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán cơ cấu phân phối khí. - Làm sạch bên ngoài động cơ - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận. Bài 3: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống bôi trơn và làm mát Thời gian: 8 h( LT: 2h; TH: 6h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống bôi trơn và làm mát. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống bôi trơn và làm mát. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận hệ thống bôi trơn và làm mát. Nội dung của bài: *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -6-
  7. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** 1. Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống bôi trơn và làm mát. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2. Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống bôi trơn và làm mát. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3. Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống bôi trơn và làm mát. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống bôi trơn và làm mát. - Làm sạch bên ngoài động cơ. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận. Bài 4: Kiểm tra chẩn đoán hệ thống nhiên liệu Thời gian: 16 h ( LT: 3h; TH: 12h; KT: 1h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống nhiên liệu. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống nhiên liệu. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận hệ thống nhiên liệu. Nội dung của bài: 1 Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống nhiên liệu. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2 Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống nhiên liệu. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán 3 Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng thống hệ thống nhiên liệu. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống hệ thống nhiên liệu. - Làm sạch bên ngoài động cơ. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận Bài 5: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật HT khởi động và đánh lửa Thời gian: 14 h( LT: 3h; TH: 10h; KT: 1h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa và khởi động. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa và khởi động. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận hệ thống đánh lửa và khởi động. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -7-
  8. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** Nội dung của bài: 1 Nhiệm vụ, yêu cầu phân loại chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa và khởi động. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2 Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa và khởi động. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3 Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống đánh lửa và khởi động. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống đánh lửa và khởi động - Làm sạch bên ngoài động cơ. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận. Bài 6: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật các trang thiết bị điện Thời gian: 16 h ( LT: 3h; TH: 12h; KT: 1h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng các trang thiết bị điện. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng các trang thiết bị điện. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng các bộ phận của trang thiết bị điện. Nội dung của bài: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng các trang thiết bị điện. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2. Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các trang thiết bị điện. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3. Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các trang thiết bị điện. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán các trang thiết bị điện. - Làm sạch bên ngoài ô tô. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành động cơ và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận. Bài 7: Kiểm tra chẩn đoán TTKT HT truyền lực và cầu chủ động Thời gian: 14 h( LT: 3h; TH: 11h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -8-
  9. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận của hệ thống truyền lực và cầu chủ động. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống truyền lực và cầu chủ động. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống truyền lực và cầu chủ động. - Làm sạch bên ngoài ô tô. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành ô tô và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận và hệ thống. Bài 8: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống di chuyển Thời gian: 8 h( LT: 3h; TH: 5h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống di chuyển - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống di chuyển. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận của hệ thống di chuyển. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống di chuyển. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống di chuyển. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống di chuyển. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống di chuyển. - Làm sạch bên ngoài ô tô. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành ô tô và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận và hệ thống. Bài 9: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống lái Thời gian: 8 h( LT: 3h; TH: 5h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ -9-
  10. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận hệ thống lái. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống lái. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống lái. - Làm sạch bên ngoài ô tô. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành ô tô và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận và hệ thống. Bài 10: Kiểm tra chẩn đoán tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh xe Thời gian: 8h( LT: 3h; TH: 4h; KT: 1h) Mục tiêu của bài: Học xong bài này người học có khả năng: - Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh xe. - Giải thích và phân tích đúng những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh xe. - Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các bộ phận, hệ thống phanh xe. Nội dung của bài: 1: Nhiệm vụ, yêu cầu chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh xe. - Nhiệm vụ. - Yêu cầu. 2: Những hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh xe. - Hiện tượng và nguyên nhân hư hỏng. - Phương pháp kiểm tra và chẩn đoán. 3: Kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng hệ thống phanh xe. - Quy trình kiểm tra, chẩn đoán hệ thống phanh xe. - Làm sạch bên ngoài ô tô. - Quan sát và kiểm tra bên ngoài các bộ phận của hệ thống. - Vận hành ô tô và kiểm tra, chẩn đoán hư hỏng các bộ phận và hệ thống. IV. Điều kiện thực hiện mô đun 1. Phòng học chuyên môn hóa, nhà xưởng: + Phòng học, xưởng thực hành có đủ các thiết bị kiểm tra, chẩn đoán. + Máy chiếu over head, projector. 2. Trang thiết bị máy móc: + Các động cơ dùng kiểm tra, chẩn đoán. + Các thiết bị chuyên dùng để kiểm tra và chẩn đoán hư hỏng động cơ. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 10 -
  11. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** 3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Vật liệu: + Mỡ bôi trơn, dầu bôi trơn, nhiên liệu và nước làm mát. + Giẻ sạch, bột phấn màu, dầu phanh, dầu trợ lực lái. - Dụng cụ + Bộ dụng cụ cầm tay nghề sửa chữa ô tô. - Học liệu: + Trịnh Chí Thiện-Tô Đức Long-Nguyễn Văn Bang-Kết cấu và tính toán ô tô-NXB Giao thông vận tải: 1984. + Nguyễn Tất Tiến-Đỗ Xuân Kính-Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ô tô, máy nổ-2002 + Nguyễn Văn Nghĩ- Hoàng Văn Sinh-Phạm Thị Thu Hà-Kiểm tra ô tô và bảo dưỡng gầm-NXH Lao động xã hội: Hà nội: 2000. + Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990. + Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế-Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô-NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp- Tập1: 2: 1989. + Nguyễn Thanh Trí- Châu ngọc Thanh-Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sửa chữa xe ô tô đời mới: NXB Trẻ-1996. + Trần Duy Đức - Bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô - NXB Công nhân kỹ thuật năm 1987. + Sơ đồ cấu tạo của các bộ phận trang thiết bị điện ô tô. + Ảnh, CD ROM của hệ thống khởi động và bộ máy chiếu. + Máy chiếu Overhead, phim trong vẽ sẳn. + Các bản vẽ, tranh vẽ của các bộ phận của hệ thống khởi động. + Các trang tài liệu hướng dẫn về cấu tạo và nguyên tắc hoạt động. + Phiếu kiểm tra. 4. Các điều kiện khác: + Thực tập tại các cơ sở sửa chữa ô tô có đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ sửa chữa và đo kiểm hiện đại. V. Nội dung và phương pháp đánh giá 1. Nội dung: - Kiến thức: Trình bày được đầy đủ các yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại chẩn đoán hư hỏng động cơ, và hệ thống truyền lực. + Giải thích đúng những hiện tượng, nguyên hư hỏng và phương pháp kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng bộ phận, hệ thống của động cơ và hệ thống truyền lực của ô tô. + Qua các bài kiểm tra viết và trắc nghiệm điền khuyết đạt yêu cầu 60%. + Qua sự đánh giá của giáo viên và của tập thể giáo viên. - Kỹ năng: + Kiểm tra và chẩn đoán được các hư hỏng bộ phận và hệ thống của động cơ và hệ thống truyền lực đúng quy trình, quy phạm và đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật. + Sử dụng đúng, hợp lý các dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an toàn. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 11 -
  12. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** + Chuẩn bị, bố trí và sắp xếp nơi làm việc vệ sinh, an toàn và hợp lý. + Qua sản phẩm kiểm tra, chẩn đoán các hư hỏng đạt yêu cầu kỹ thuật 90% và đúng thời gian quy định. + Qua các câu hỏi trắc nghiệm đạt yêu cầu 60%. + Qua sự quan sát của giáo viên trong quá trình kiểm tra, chẩn đoán đạt yêu cầu kỹ thuật 90%. + Kết quả bài thực hành kiểm tra, chẩn đoán đạt yêu cầu 90%. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Chấp hành nghiêm túc các quy định về kỹ thuật, an toàn và tiết kiệm trong kiểm tra chẩn đoán. + Có tinh thần trách nhiệm hoàn thành công việc đảm bảo chất lượng và đúng thời gian. + Cẩn thận, chu đáo trong công việc luôn quan tâm đúng, đủ không để xảy ra sai sót. 1. Phương pháp: + Được đánh giá qua bài viết, kiểm tra, vấn đáp hoặc trắc nghiệm, tự luận, thực hành trong quá trình thực hiện các bài học có trong mô đun về kiến thức, kỹ năng và thái độ. + Qua quá trình thực tập và học tập của học viên . + Qua nhận xét của giáo viên, tập thể giáo viên và của khách hàng. VI. Hướng dẫn thực hiện mô đun 1. Phạm vi áp dụng mô đun: - Chương trình mô đun đào tạo chẩn đoán ô tô được sử dụng để giảng dạy cho trình độ cao đẳng . 2. Hướng dẫn về phương pháp giảng dạy, học tập mô đun: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Mỗi bài học trong mô đun sẽ giảng dạy phần lý thuyết tại phòng chuyên đề và tiếp theo rèn luyện kỹ năng tại xưởng thực hành. + Giáo viên trước khi giảng dạy cần phải căn cứ vào chương trình khung và điều kiện thực tế tại trường để chuẩn bị chương trình chi tiết và nội dung giảng dạy đầy đủ, phù hợp để đảm bảo chất lượng dạy và học. - Đối với người học: + Học sinh cần hoàn thành một sản phẩm sau khi kết thúc một bài học và giáo viên có đánh giá kết quả của sản phẩm đó. 2. Những trọng tâm cần chú ý: Kỹ năng sử dụng dụng cụ kiểm tra, chẩn đoán đảm bảo chính xác và an toàn. Chẩn đoán phát hiện và kết luận đúng chính xác các hư hỏng của các hệ thống và bộ phận của động cơ và bộ phận truyền lực. 4. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình mô đun chẩn đoán ô tô do Tổng cục dạy nghề ban hành. - Nguyễn Oanh-Kỹ thuật sửa chữa ô tô và động cơ nổ hiện đại: Khung gầm bệ ô tô -NXB GDCN.TP.Hồ Chí Minh-1990. - Nguyễn Đức Tuyên-Nguyễn Hoàng Thế-Sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa ô tô- NXB Đại học và giáo dục chuyên nghiệp- Tập1: 2: 1989. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 12 -
  13. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** BÀI 1 CHẨN ĐOÁN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT ĐỘNG CƠ Mã bài: 26 -1 I-Chẩn đoán động cơ theo công suất có ích Ne. Ne là một thông số dùng để chẩn đoán chung tình trạng kỹ thuật động cơ. I.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến công suất động cơ - Chất lượng quá trình nạp (đều, đủ). Việc bảo đảm chất lượng nạp do hệ thống phối khí, hệ thống nạp quyết định. - Điều kiện cháy: Tc, pc ... do tình trạng nhóm bao kín buồng cháy quyết định. - Chất lượng nhiên liệu: thể hiện qua tính chất của nhiên liệu khả năng bay hơi, thành phần chưng cất, nhiệt độ bén lửa, trị số Cêtan, Ốc tan... - Chất lượng làm việc của hệ thống đánh lửa (động cơ xăng): góc đánh lửa, chất lượng tia lửa, điện áp thứ cấp U2. - Chất lượng làm việc của hệ thống nhiên liệu: lượng nhiên liệu, góc phun sớm, áp suất phun, mức độ tơi (động cơ Diesel), độ đậm hỗn hợp (động cơ xăng). - Chất lượng làm việc của hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. Theo thống kê trên động cơ xăng, tỷ lệ hư hỏng dẫn đến giảm công suất động cơ như sau: Do nhóm hệ thống đánh lửa: 43% Do hệ thống nhiên liệu; 18% Do nhóm piston – xilanh – xéc măng: 13% Do cơ cấu trục khyu – thanh truyền: 12% Do cơ cấu phối khí: 7% Do hệ thống lái: 4% Do hệ thống bôi trơn: 1% Như vậy, Ne giảm chủ yếu là do hệ thống đánh lửa, hệ thống nhiên liệu, khi điều chỉnh sai góc đánh lửa hay góc phun sớm có thể làm giảm công suất 20 - 30%. Nhất là khi có hiện tượng bỏ máy. I.2. Các hiện tượng của động cơ khi có Ne giảm • Áp suất cuối kỳ nén yếu (pc giảm), *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 13 -
  14. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** • Động cơ quá nóng. • Khả năng tăng tốc kém. • Khí thải màu xanh sẫm. • Máy rung động nhiều. I.3. Các phương pháp đo công suất động cơ dùng trong chẩn đoán I.3.1. Phương pháp đo không phanh: Đây là phương pháp đơn giản vì không phải tháo động cơ ra khỏi xe. Người ta lợi dụng tổn thất cơ giới của các xi lanh không làm việc để làm tải cho xi lanh cần đo. Khi đo thanh răng ở vị trí cực đại (hoặc bướm ga mở hết), đánh chết các xi lanh dùng làm tải, chỉ để lại một xi lanh làm việc đo tốc độ của động cơ, thời gian đo chỉ khoảng 1 phút. Lần lượt thay đổi các xi lanh khác và ghi kết quả đo số vòng quay. Công suất động cơ sẽ được xác định theo công thức: Ne = Neđm(1-δN) (ml), trong đó: Neđm là công suất định mức của động cơ theo thiết kế (ml) δN là độ chênh công suất so với định mức (%). δN = (n1Ne - ntb ).K/ 100 n1Ne là số vòng quay của động cơ khi làm việc với một xi lanh khi ở tình trạng còn mới (theo tài liệu kỹ thuật). ntb số vòng quay trung bình của các xi lanh khi làm việc riêng rẽ (đo khi chẩn đoán). k: hệ số kinh nghiệm Đối với động cơ máy kéo: k = 0,055 Đối với động cơ ô tô: k = 0,02 - 0,04 Ví dụ: với động cơ D50 có 4 xi lanh, công suất định mức 55 mã lực, số vòng quay định mức khi làm việc với một xi lanh là 1370 v/ph. Hệ số k = 0.055. n1 = 1090v/ph. n2 = 1210 v/ph. n3 = 1215 v/ph. n4 = 1105 v/ph. Ntb= n 1 + n 2+ n 3+ n 4 / 4 =1500 v/ph. δN = (1370 – 1150)x 0,0055/100 =12,1% *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 14 -
  15. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** Ne = 55(1- 0.121) = 48 mã lực. I.3.1. Đo công suất theo phương pháp gia tốc: Dựa trên nguyên tắc sự thay đổi tốc độ góc của động cơ phụ thuộc vào công suất động cơ, khi công suất động cơ càng lớn thì gia tốc góc càng lớn. Thực chất của dụng cụ đo là đo thời gian tăng tốc từ tốc độ thấp đến tốc độ định mức khi tăng tốc đột ngột, chỉ thị sẽ là công suất động cơ. I.3.1. Đo công suất bằng phanh thử công suất: Đây là phương pháp đo chính xác nhất, nhưng yêu cầu phải tháo động cơ ra khỏi ô tô đặt lên phanh thử. Gây tải cho phanh có thể bằng ma sát (phanh cơ khí), lực cản của nước (phanh thuỷ lực) hoặc lực điện từ (phanh điện). Công suất động cơ được tính theo công thức: Ne = Me.ω = Me. π. .n /30 Me cân bằng mô men cản Mc của phanh. II- Chẩn đoán động cơ theo thành phần khí thải II.1. Đặc điểm phương pháp Thành phần khí thải là một thông số ra phản ánh chất lượng quá trình cháy của động cơ. Thành phần khí thải là thông số chẩn đoán chung vì nó phụ thuộc nhiều yếu tố: độ đậm hỗn hợp cháy, chất lượng hoà trộn nhiên liệu và không khí, khả năng bay hơi của nhiên liệu xăng, độ phun sương và đồng đều của vòi phun, trạng thái nhiệt độ, áp suất trong xi lanh, thời điểm phun hoặc thời điểm đánh lửa... Đối với động cơ Diesel, hỗn hợp cháy với hệ số dư lượng không khí luôn lớn hơn 1. Trong khi đó, ở động cơ xăng thì tuỳ thuộc chế độ làm việc mà hệ số này dao động quanh giá trị 1. Vì vậy, nồng độ các chất thành phần trong khí thải ở hai loại động cơ khác nhau, nhưng cơ bản các thành phần độc hại như nhau bao gồm: CO, CO2, H2O (hơi), SO2, NOx, HC, bồ hóng. II.2. Phương pháp chẩn đoán Sử dụng các thiết bị phân tích khí để phân tích các thành phần trong khí thải. Khi CO tăng thì do hỗn hợp đậm. Xác lập vị trí tay ga ứng với các chế độ làm việc của động cơ. Khi máy chạy ổn định và nhiệt độ đúng qui định thì mới tiến hành đo. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 15 -
  16. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** Khi ở chế độ không tải: HC tăng và không tồn tại O2. Tăng dần tải CO2 tăng, O2 giảm, HC, CO giảm dần. Khi toàn tải chủ yếu tồn tại CO. Ở chế độ tăng tốc và khởi động tồn tại HC. Ở chế độ tải trung bình thì các thành phần trên ổn định. Nếu không bình thường thì các thành phần trên sẽ dao động rất lớn. II.3. Xử lý kết quả Ở chế độ kinh tế mà tồn tại HC và O2 thì chứng tỏ có hiện tượng bỏ máy. Khi tăng tốc nếu HC không tăng thì chứng tỏ bộ phận tăng tốc trục trặc. Khi chạy toàn tải mà tồn tại HC và O2 thì chứng tỏ có máy bị bỏ. II.4. Thiết bị phân tích khí xả Đối với động cơ xăng, sử dụng thiết bị AVL DiGas 4000. Đối với động cơ Diesel sử dụng thiết bị AVL DiSmoke 4000. III. Chẩn đoán động cơ theo hàm lượng mạt kim loại trong dầu bôi trơn. III.1. Đặc điểm phương pháp Khi các chi tiết mài mòn, hàm lượng mạt kim loại trong dầu tăng lên, xác định hàm lượng này để đánh giá mức độ mòn của các chi tiết. Mỗi chi tiết có những thành phần kim loại đặc trưng. Do vậy, khi đo các thành phần này sẽ cho phép biết được chi tiết nào mòn nhiều. Trong chế tạo thử chi tiết mẫu có thể cấy thêm chất đồng vị phóng xạ vào để đo mức độ mòn khi thử nghiệm. Theo thống kê xi lanh đặc trưng bởi: Fe, C, Ni. Trục khuỷu: Fe, Cr. Piston: Al, Si. Bạc lót: Al, Sn (thiếc). III.2. Phương pháp chẩn đoán Mẫu dầu được lấy nhiều lần, thường trong các kỳ bảo dưỡng cấp hai. Lấy mẫu dầu khoảng 100cc khi động cơ đang làm việc hoặc mới ngưng làm việc, nếu tháo lọc trước thì kết quả chính xác hơn. Mẫu được lấy sau từng khoảng thời gian làm việc qui định. Đưa mẫu lên máy phân tích để xác định lượng kim loại thành phần. So sánh kết quả phân tích với mẫu dầu của động cơ chuẩn (thường là đồ thị). Nếu *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 16 -
  17. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** giữa hai lần lấy mẫu có thay dầu thì phải cộng thêm kết quả của lần trước. III.3. Xử lý kết quả Theo đồ thị hình III.1: Đường 1: Dầu bình thường. Đường 2: Dầu kém phẩm chất. Đường 3: Có sự cố trục bạc. Đường 4: Lọc bị tắc. Hìn1.1. Đồ thị hàm lượng mạt kim loại trong dầu nhờn theo thời gian IV. Chẩn đoán động cơ theo tiếng ồn, màu khói, mùi khói. IV.1. Chẩn đoán theo tiếng ồn Tiếng ồn trong động cơ bao gồm hai loại chính: tiếng ồn cơ khí và tiếng ồn quá trình cháy. IV.1.1. Tiếng ồn cơ khí Do mài mòn, khe hở các chi tiết tăng lên gây ra va đập, đó chính là nguyên nhân gây ồn. Mỗi vùng chi tiết có tiếng ồn đặc trưng khác nhau và xuất hiện ở các chế độ khác nhau. Qui trình: Cho động cơ chạy không tải, phát hiện tiếng gõ bất thường theo các vùng. Cho động cơ làm việc ở chế độ toàn tải và 2/3 mức độ tối đa của số vòng quay, phát hiện tiếng gõ bất thường cho các vùng. *Các vùng nghe tiếng gõ: Vùng 1: Bao gồm tiếng gõ của xupáp, con đội, trục cam, âm thanh phát ra nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền, đặc biệt rõ. Hình 1.2. Các vùng nghe tiếng gõ động cơ Vị trí tiếng gõ tương ứng với vị trí bố trí trong xi lanh. Nguyên nhân: *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 17 -
  18. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** • Khe hở lớn giữa piston và séc măng, hay có thể đã bị gãy séc măng. • Khe hở giữa piston và xi lanh lớn, có thể do mòn phần đáy dẫn hướng piston. Mòn nhiều xi lanh. • Khe hở giữa chốt đầu nhỏ, đầu nhỏ và bạc đầu nhỏ thanh truyền… Vùng 3: Bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc đầu to, âm thanh phát ra trầm, đặc biệt rõ khi động cơ làm việc với chế độ thay đổi tải trọng. Nguyên nhân: • Hư hỏng bạc đầu to với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn. • Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục… Vùng 4: Bao gồm tiếng gõ của trục khuỷu với bạc cổ trục chính, âm thanh phát ra trầm nặng, nghe rõ ở mọi chỗ dọc theo chiều dài trục khủyu, đặc biệt rõ khi động cơlàm việc ở chế độ thay đổi tải trọng, và cả khi số vòng quay lớn. Nguyên nhân: • Hư hỏng trong phần bạc cổ trục khuỷu với trục khuỷu: mòn bạc, cháy bạc do thiếu dầu bôi trơn. • Bị xoay định vị bạc biên, mòn, méo cổ trục. • Mòn căn dọc trục khuỷu. • Lỏng ốc bắt bánh đà… Vùng 5: Bao gồm tiếng gõ của các cặp bánh răng dẫn động trục cam, âm thanh phát ra đều, nghe rõ ở mọi chế độ tải trọng động cơ. Nguyên nhân: • Mòn các cặp bánh răng cam. • Ổ đỡ trục bánh răng hỏng. Các loại động cơ khác nhau sẽ có các vùng nghe tiếng gõ khác nhau, vì vậymuốn chẩn đoán đúng phải nắm vững kết cấu các loại động cơ ngày nay bố trí trên ôtô, tìm hiểu các quy luật của sự cố và rèn luyện khả năng phân biệt tiếng gõ tốt (kinhnghiệm). Xác định tiếng ồn bằng que thăm hoặc ống nghe. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 18 -
  19. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** Hình.1.3. Một số dụng cụ nghe âm thanh Hình.1.3. Một số dụng cụ nghe âm thanh IV.1.2. Tiếng ồn quá trình cháy Nguyên nhân do dao động âm thanh của dòng khí tốc độ cao khi thoát ra ngoài khí quyển. Đối với động cơ xăng khi góc đánh lửa sớm không đúng gây ra tiếng ồn khác nhau. Đánh lửa muộn máy nóng, tiếng nổ êm đồng thời có thể có tiếng nổ trong ốngxả. Đánh lửa sớm quá nghe tiếng nổ ròn đanh, nếu kích nổ nghe có tiếng rít rất chói tainhư tiếng kim loại miết trên nền cứng. Cần chú ý phân biệt hai loại tiếng ồn để có thể phán đoán chính xác. IV.2. Chẩn đoán theo màu khói và mùi khói Đối với động cơ có thể dùng cảm nhận màu sắc để chẩn đoán tình trạng kỹthuật của động cơ. Thông qua cảm nhận màu sắc khí xả, bugi (động cơ xăng), màu sắcdầu nhờn bôi trơn động cơ. IV.2.1. Màu khí xả a. Màu khí xả động cơ diesel: •Màu nâu nhạt: máy làm việc tốt, quá trình cháy triệt để. •Màu nâu sẫm chuyển đen: máy quá thừa nhiên liệu. •Màu xanh nhạt (liên tục hay không liên tục) một vài xi lanh không làm việc. •Màu trắng: máy thiếu nhiên liệu hay nhiên liệu lẫn nước, rò rỉ nước vào buồng đốt do các nguyên nhân khác nhau. •Màu xanh đen: dầu nhờn lọt vào buồng đốt do hư hỏng séc măng, piston, xi lanh. *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 19 -
  20. GT KỸ THUẬT CHẨN ĐOÁN ÔTÔ KHOA CKĐL ***************************************************************************************** b. Màu khí xả động cơ xăng: • Không màu hay xanh nhạt: động cơ làm việc tốt. • Màu trắng: động cơ thiếu nhiên liệu, hay thừa không khí do hở đường nạp, buồng đốt. • Màu xanh đen hay đen: hao mòn lớn trong khu vực séc măng, piston, xi lanh, dầu nhờn lọt vào buồng đốt. c. Màu khí xả động cơ xăng hai kỳ: Tương tự động cơ xăng, ngoài ra còn lưu ý đến nguyên nhân pha trộn dầu nhờn vào nhiên liệu. • Màu xanh đen: tỷ lệ trộn dầu nhờn lớn quá quy định. • Màu trắng nhạt: tỷ lệ trộn dầu nhờn nhỏ dưới quy định. Việc xác định chất lượng động cơ thông qua màu khí xả có thể đánh giá chất lượng động cơ nhất là hệ thống cung cấp nhiên liệu và đánh lửa. Khi đánh giá chung tình trạng kỹ thuật cần tham khảo các thông số khác IV.2.2. Màu chấu bugi • Chấu bugi có màu gạch non (hồng): động cơ làm việc tốt. • Chấu bugi có màu trắng: thiếu nhiên liệu. • Chấu bugi có màu đen: thừa nhiên liệu. • Chấu bugi có màu đen và ướt dầu: dầu nhờn không cháy hết do mòn séc măng-xi lanh, bó kẹt séc măng, gãy séc măng, hay hiện tượng lọt dầu qua ống dẫn hướng xu páp. Khi tải định mức nếu tốt thì khí thải không màu hoặc màu nhạt. Kiểm tra máy bị bỏ có thể bằng cách đánh chết máy hoặc sờ cổ xả khi mới khởiđộng. Nối tắt bu gi để đánh chết máy trường hợp động cơ xăng, chú ý nối từ mát vào. đầu cao áp, không được nối ngược lại. Đối với động cơ Diesel nới ống cao áp cắt dầu diesel. IV.2.3. Màu dầu nhờn bôi trơn động cơ Màu nguyên thủy dầu nhờn bôi trơn động cơ khác nhau như: trắng trong, vàng nhạt, xanh nhạt, nâu nhạt. Sau quá trình sử dụng màu của dầu bôi trơn có xu hướng biến thành màu nâu đen. Việc xác định chất lượng động cơ thông qua màu dầu nhờn cần phải so sánh theo cùng lượng km xe chạy. Màu dầu nhờn chuyển sang đậm nhanh hơn khi chất lượng động cơ giảm, do vậy *************************************************************************** KS:Nguyễn Tiến Sỹ - 20 -
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2