Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
lượt xem 1
download
Giáo trình "Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Vạch dấu; kỹ thuật cưa kim loại; kỹ thuật đục kim loại; kỹ thuật dũa kim loại; kỹ thuật khoan kim loại; kỹ thuật cắt ren bằng bàn ren và ta rô. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện tử công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
- UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ NINH THUẬN GIÁO TRÌNH Môn đun: KỸ THUẬT NGUỘI NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: ngày tháng năm của Trường cao đẳng nghề Ninh Thuận Năm 2019
- 1 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- 2 LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử công nghiệp ở trình độ Trung cấp nghề, giáo trình Kỹ thuật nguội là một trong những giáo trình mo đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 45 giờ gồm có: Bài MĐ15-01: Vạch dấu Bài MĐ15-02. Kỹ thuật cưa kim loại Bài MĐ15-03. Kỹ thuật đục kim loại Bài MĐ15-04. Kỹ thuật dũa kim loại Bài MĐ15-05. Kỹ thuật khoan kim loại Bài MĐ15-06. Kỹ thuật cắt ren bằng bàn ren và ta rô Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới phù hợp với điều kiện giảng dạy. Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 Tham gia biên soạn Trần Thanh Sơn
- 3 MỤC LỤC TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN .............................................................................. 1 LỜI GIỚI THIỆU ............................................................................................ 2 Bài 1: Vạch dấu ................................................................................................ 8 1. Khái niệm....................................................................................................... 8 2. Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm: ............................................... 8 3. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối .................................... 11 4. Thực hành vạch dấu ..................................................................................... 13 5. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa ........................................................ 15 Bài 2: Kỹ thuật cưa kim loại ............................................................................ 18 1/. Các kiến thức chuyên môn về cưa kim loại ................................................. 18 1. Khái niệm..................................................................................................... 18 2. Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa ..................................................................... 18 3. Tư thế, thao động tác khi cưa ....................................................................... 19 4. An toàn khi cưa bằng tay .............................................................................. 22 2/. Thực hành cưa............................................................................................. 22 3/. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:........................... 22 Bài 3: Kỹ thuật đục kim loại ............................................................................ 22 1. Khái niệm..................................................................................................... 22 2. Cấu tạo, công dụng của đục .......................................................................... 22 3. Cách cầm đục kim loại ................................................................................. 23 4. Tư thế, thao tác khi đục ................................................................................ 24 5. Kỹ thuật đục ................................................................................................. 24 6. An toàn lao động khi đục.............................................................................. 26 Bài 4: Kỹ thuật dũa kim loại ............................................................................ 28 1/. Các kiến thức cơ bản về dũa kim loại .......................................................... 28 1. Công dụng, phân loại, cấu tạo dũa kim loại ................................................. 30 2. Phương pháp dũa kim loại ............................................................................ 30 2/. Thực hành dũa mặt phẳng ........................................................................... 33 1.Đọc và nghiên cứu bản vẽ ............................................................................. 33 2.Yêu cầu kỹ thuật: .......................................................................................... 33 3.Cách tiến hành: ............................................................................................. 33 4. Kiểm tra mặt phẳng sau khi dũa ................................................................... 34 3/. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ................................. 35 Bài 5: Kỹ thuật khoan kim loại ........................................................................ 36 1/. Các kiến thức cơ bản về khoan ................................................................... 36 2/.Thực hành Khoan ......................................................................................... 41 3/. Dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục. ................................. 41 4/. An toàn lao động. ........................................................................................ 44 Bài 6: Kỹ thuật cắt ren bằng bàn ren và ta rô .............................................. 44 1/. Các kiến thức cơ bản về gia công ren ......................................................... 47 1. Khái niệm..................................................................................................... 47 2. Các hệ ren .................................................................................................... 40
- 4 3. Dụng cụ cắt ren ............................................................................................ 49 4. Kỹ thuật cắt ren ............................................................................................ 49 5. Cách chọn và sử dụng ta rô, bàn ren ............................................................. 53 2/.Thực hành gia công ren ................................................................................ 56 1. Đoc và nghiên cứu bản vẽ. ........................................................................... 56 2. Yêu cầu kĩ thuật: ......................................................................................... 56 3. Quy trình công nghệ gia công....................................................................... 57 3/. Các dạng sai hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục:........................... 60 TRẢ LỜI CÁC CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP ...................................................... 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 67
- 5 TÊN MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NGUỘI Mã mô đun: MĐ15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môđun : Mô đun nguội cơ bản là một mảng kiến thức và kỹ năng cơ bản không thể thiếu được đối với một người công nhân kỹ thuật. Giúp sinh viên , học sinh phân biệt được các trang thiết bị, dụng cụ của nghề Nguội. Biết sử dụng thành thạo máy khoan , máy mài, dũa, cưa, uốn, nắn ,khoan, cắt ren…Đồng thời có thói quen cần cù, cẩn thận, tỷ mỉ, có khoa học , sạch sẽ và bảo đảm an toàn khi học thưc hành. Các kiến thức và kỹ năng từ mô đun này sẽ có tính quyết định đến chất lượng cụ thể khi tiến hành các công việc lắp ráp các bộ phận chi tiết máy, điều chỉnh các bộ phận và đánh giá tình trạng kỹ thuật của từng bộ phận. Để có thể thực hiện tốt các nội dung của mô đun này người học cần phải nắm một số kiến thức cơ bản và kỹ năng trong mô đun. Mục tiêu của môđun : Sau khi học xong mô đun này học viên có kiến thức và kỹ năng - Lựa chọn và sử dụng các loại dũa ,cưa và các dụng cụ cần thiết cho gia công nguội cơ bản và trình bày được công dụng của chúng. - Xác định được chuẩn lấy dấu,chẩn đo,chuẩn gá chính xác và phù hợp - Sử dụng thành thạo và đúng chức năng các thiết bị,dụng cụ tương ứng - Lập được quy trình gia công hợp lý và hiệu quả - Bảo quản tốt các thiết bị,dụng cụ ,sản phẩm - Thành thạo các thao tác nguội cơ bản - Biết sử dụng các dụng cụ, thiết bị cơ bản của nghề nguội - Thực hiện được cách vạch dấu sản phẩm trên mặt phẳng và vạch dấu khối chi tiết gia công đảm bảo đúng yêu cầu bản vẽ, biết cách phân bố lượng dư gia công phù hợp với phôi liệu. - Tự chế tạo, sửa chữa một số dụng cụ cho nghề như: vạch dấu, compa, búa nguội, êke, cơ-lê … - Có ý thức giữ gìn, bảo quản, trang thiết bị, dụng cụ. - Thu xếp nơi làm việc gọn gàng ,ngăn nắp và áp dụng các biện pháp an toàn vệ sinh công nghiệp. - Giáo dục tính cẩn thận, tính chính xác, tính nghiêm túc trong học tập, an toàn lao động.
- 6 Nội dung chính của mô đun: Thời gian Kiểm Bài Số tra* Tên các bài trong mô đun Tổng Lý tập TT (LT số thuyết thực hoặc hành TH) 1 Vạch dấu 4 1 3 - Các kiến thức chuyên môn về vạch dấu - Thực hành vạch dấu - Các dạng sai hỏng, cách phòng ngừa 2 Kỹ thuật cưa kim loại 4 4 - Các kiến thức chuyên môn về cưa, cắt kim loại - Thực hành cưa 3 Kỹ thuật đục kim loại 8 1 7 - Các kiến thức về đục - Thực hành đục 4 Kỹ thuật dũa kim loại 12 1 10 1 - Các kiến thức về dũa - Thực hành dũa song song - Thực hành dũa vuông góc - Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 5 Kỹ thuật khoan kim loại 8 1 7 - Kiến thức về khoan kim loại - Thực hành khoan kim loại 6 Kỹ thuật cắt ren bằng bàn ren và ta rô 9 1 7 1 - Kiến thức về gia công ren kim loại - Thực hành gia công ren kim loại Tổng 45 5 38 2
- 7 BÀI 1 VẠCH DẤU Mã bài: MĐ15-01 Giới thiệu: Khi sử dụng các dụng cụ cầm tay để gia công chi tiết công việc đầu tiên của người thợ phải vạch dấu được theo đúng yêu cầu bản vẽ. Để gia công được chi tiết đúng kích thước đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì phải vạch dấu chính xác, biết cách phân bố lượng dư hợp lý Mục tiêu của bài: - Trình bày được các phương pháp vạch dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối đơn giản - Biết lựa chọn và sử dụng được các dụng cụ vạch dấu đúng thao tác - Vạch được dấu trên mặt phẳng và vạch dấu khối trên mặt phẳng. Nội dung chính: 1. Khái niệm Đối với nghề nguội khi chế tạo các sản phẩm người ta thường dùng phương pháp vạch dấu để giới hạn các phần kim loại cần bỏ đi và phần kim loại còn lại của sản phẩm. Trên cơ sở những đường vạch dấu mà người thợ sẽ điều chỉnh mức độ cắt gọt cũng như tốc độ gia công. Các đường vạch dấu thường nằm ngoài các đường biên kích thước sau cùng của sản phẩm để người thợ gia công bán tinh và tinh. 2. Các loại dụng cụ kê đỡ, vạch dấu và đo kiểm 2.1. Mũi vạch Mũi vạch là một thanh thép nhỏ có dạng hình trụ tròn hoặc dẹp. Đầu mũi vạch thường được mài nhọn và được tôi cứng để tạo vết rõ trên bề mặt phôi liệu. Hình 3.1: Mũi vạch 2.2. Com-pa Com-pa được làm bằng thép, hai đầu được mài nhọn. Com-pa dùng để vạch các đường tròn hoặc cung tròn trên bề mặt của phôi.
- 8 Hình 3.2: Com-pa Để định vị com-pa trên phôi thường người ta sử dụng chấm dấu để giữ một đầu của com-pa cố định trên bề mặt của phôi. Để giữ khoảng cách giữa hai đầu đo được cố định trên com-pa có một vít điều chỉnh hoặc hai càng của com-pa được ép khá chặt vào nhau. 2.3. Đài vạch Đài vạch là một dụng cụ dùng đề vạch các đường song song trên bề mặt phôi đã được sơn màu; dùng để kiểm tra độ nghiêng lệch của các bề mặt chi tiết, độ đảo của các trục và mặt đầu ...v.v. Đài vạch thường được làm bằng thép gồm một giá đở và một mũi vạch có thể điều chỉnh chiều cao mũi vạch. Hình 3.3: Đài vạch 2.4. Khối D, khối V, bàn máp (Bàn vạch dấu) Đây là những dụng cụ dùng để kê đỡ phôi, chi tiết gia công. Khối V dùng để đỡ các chi tiết hình trụ tròn, bàn máp và khối D thường dùng để đỡ các chi tiết dạng hình khối. Hình 3.4: Khối V
- 9 Hình 3.5: Các tấm đỡ dùng khi lấy dấu a) Tấm phẳng (Khối D), b)Khối V, c) Tấm đỡ điều chỉnh; d) Tấm đỡ kiểu chêm; 1- Thân dưới; 2- Thân trên; 3- Vít chỉnh. 2.5. Thước lá, thước đứng, ê-ke - Thước góc ê-ke là dụng cụ dùng để kiểm tra các góc vuông và kiểm tra độ phẳng của các bề mặt có diện tích nhỏ. - Thước lá, thước đứng Hình 3.6: Thước Ê-ke vuông
- 10 2.6. Chấm dấu - Chấm dấu là dụng cụ dùng để giữ cho đường vạch dấu không bị nhòe và mất trong quá trình chế tạo sản phẩm. Mòi chÊm dÊu ChÊm dÊu Hình 3.7: Chấm dấu - Chấm dấu được làm bằng thép. Đầu chấm dấu được mài nhọn một góc từ 60 0 ÷ 90 0 và được tôi cứng. 3. Phương pháp vạch dấu mặt phẳng và vạch dấu khối 3.1. Yêu cầu kỹ thuật: - Đường vạch dấu thẳng. - Cung và đường thẳng liền nhau. - Kích thước chính xác. - Chấm dấu đều và rõ. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ và thiết bị: - Bột màu, mũi vạch, com-pa, đài vạch, khối D, khối V, bàn máp, thước lá, thước đứng, ê-ke, êtô, búa nguội. - Phôi liệu: phôi rèn 3.3. Kỹ thuật vạch dấu và chấm dấu: • Vạch dấu bằng đài vạch: Hình 3.8: Vạch dấu bằng đài vạch - Đài vạch, phôi và khối V đặt trên bàn máp - Khối V có tác dụng định vị phôi - Phôi đã được bôi bột màu - Kéo đài vạch trượt trên bàn máp và mũi vạch trượt trên mặt phôi
- 11 • Vạch dấu bằng mũi vạch: - Đặt thước hoặc dưỡng trên bề mặt phôi cố định - Kéo mũi vạch trượt trên bề mặt phôi và thước hoặc dưỡng - Độ nghiêng của mũi vạch hợp với thước và phôi một góc 15 0 và 75 0 Hình 3.9: Vạch dấu bằng mũi vạch • Vạch dấu bằng com-pa: Hình 3.10: Vạch dấu bằng com-pa - Xác định kích thước cung bằng thước lá - Xác định tâm cung tròn và chấm dấu trước khi vạch dầu bằng com-pa - Đầu com-pa hơi nghiêng về phía trước cùng với chiều quay • Chấm dấu: - Chấm dấu được tiến hành sau khi vạch dấu - Mũi chấm dấu phải được mài nhọn và có độ cứng cao hơn phôi liệu - Khoảng cách giữa các dấu chấm khoảng từ 1-2 mm và trùng với đường vạch dấu - Trình tự tiến hành được thực hiện giống như hình sau
- 12 Hình 3.11: Trình tự tiến hành chấm dấu. 4. THỰC HÀNH VẠCH DẤU : Mục tiêu : - Rèn luyện kỹ năng lấy dấu mặt phẳng và khối - Lập được quy trình lấy dấu 4.1 Chuẩn bị phôi liệu - Tôn 110 x 110 x 1 - Dụng cụ vạch dấu: mũi vạch, thước, ê ke vuông, chấm dấu, búa … 4.2 Đọc và nghiên cứu bản vẽ
- 13 4.3 Yêu cầu kỹ thuật: - Đường vạch dấu thẳng. - Kích thước chính xác. - Chấm dấu đều và rõ. 4.4 Quy trình công nghệ vạch dấu - Chọn 1 mặt chuẩn - Dùng thước lá và ê ke vuông đo đúng kích thước bản vẻ - Dùng mũi vạch dấu để kẻ - Dùng búa, mũi đột chấm dấu theo đúng yêu cầu bản vẽ - Lật mặt tấm tôn lại và vạch dấu theo đúng yêu cầu bản vẽ - Chấm dấu
- 14 5. CÁC DẠNG SAI HỎNG, CÁCH PHÒNG NGỪA Mục tiêu : - Biết được các dạng sai hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục khi vạch dấu TT Các dạng sai hỏng Nguyên nhân Biện pháp khắc phục - Do gá đặt không chắc - Gá đặt lại chắn 1 Đường gạch bị lẹm - Giữ thước không chắc - Tay giữ thước chặt hơn - Khi vạch không chuẩn - Do thước không chuẩn, - Chỉnh lại thước, gá kẹp Vạch dấu không quá trình vạch không phôi lại, nhìn thẳng phôi 2 đúng kích thước đúng, gá kẹp phôi không vạch dấu chuẩn - Do mũi vạch bị cùn - Mài lại mũi vạch, sử 3 Đường kẽ không rõ hoặc sử dụng chất bôi dụng chất bôi quét phù quét không hợp hợp hơn Tiêu chí đánh giá Bài học được đánh giá theo các yếu tố sau: Kỹ thuật vạch dấu Vạch dấu trên phôi Câu hỏi Câu 1: Lấy dấu là gì? Tại sao cần phải lấy dấu? Câu 2: Nêu các loại dụng cụ thường dùng khi vạch dấu ? Câu 3: Để cho các đường vạch dấu được ổn định cần chuẩn bị phôi liệu, dụng cụ như thế nào? Câu 4: Trong các loại bột màu sau: bột thạch cao, bột đất sét nung, loại nào có độ bám dính và vạch dấu rõ hơn? Câu 5: Hãy cho biết làm cách nào để bột màu không bị nhòe trong quá trình vạch và chấm dấu?
- 15 BÀI 2 KỸ THUẬT CƯA KIM LOẠI Mã bài: MĐ15-02 Giới thiệu: Trong quá trình gia công cơ khí, một chi tiết thường phải qua nhiều phương pháp gia công khác nhau cuối cùng mới đạt được yêu cầu kỹ thuật. Gia công thô, gia công nửa tinh và gia công tinh. Để hoàn thành một sản phẩm khi thực hành Nguội cơ bản người học sẽ qua công đoạn cưa kim loại. Bài học sau sẽ giúp chúng ta hiễu rõ thêm về quá trình cưa Mục tiêu của bài: - Trình bày được phương pháp cưa kim loại - Lắp được lưỡi cưa đúng kỹ thuật - Cưa được kim loại ở dạng tròn,thanh,ống.. Nội dung chính: 1. Các kiến thức chuyên môn về cưa kim loại. 2. Thực hành cưa 3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa 1/. CÁC KIẾN THỨC CHUYÊN MÔN VỀ CƯA KIM LOẠI Mục tiêu : - Biết được phương pháp cưa kim loại - Cách sử dụng cưa để cưa 1. Khái niệm: Cưa là một phần việc trong gia công bằng phương pháp nguội. Do đặc điểm của lưỡi cưa kim loại thông dụng nên cưa thường dùng để cắt những phần kim loại có mạch thẳng và cưa là phần chuẩn bị cho bước gia công tiếp theo. 2. Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa 2.1. Cấu tạo khung cưa Hình 4.1: Cấu tạo khung cưa và lưỡi cưa
- 16 Khung cưa thường được làm bằng thép tấm hoặc tôn dập. Khung cưa được làm thành 2 phần có thể tháo rời ra được, tùy theo chiều dài lưỡi cưa mà người sử dụng điều chỉnh vị trí lắp ghép giữa hai phần với nhau. Đầu gắn lưỡi cưa có hai rãnh, có thể lắp lưỡi cưa nằm đứng hoặc nằm ngang tùy theo công việc. 2.2. Cấu tạo lưỡi cưa và phân loại a. Cấu tạo lưỡi cưa: Lưỡi cưa được làm bằng thép các bon hoặc thép hợp kim dụng cụ. Lưỡi cưa là một tấm thép mỏng dày khoảng 0,5 mm, trên đó có các lưỡi cắt (răng cưa) được bố trí lệch về hai phía để tránh kẹt thân lưỡi cưa trên rãnh cưa. Hai đầu lưỡi cưa có hai lỗ để gắn lưỡi vài khung cưa, khi gắn lưỡi cưa lên khung cưa lưỡi cắt phải nghiêng về phía trước khi đẩy khung cưa. b. Phân loại: Lưỡi cưa thường có hai loại, loại một lưỡi cắt và loại hai lưỡi cắt. Loại một mặt cắt có bề rộng nhỏ hơn thường được dùng để cưa các mạch dài. Loại hai mặt cắt có bề rộng lớn hơn thường được dùng để cưa các thanh kim loại nhỏ. 3. Tư thế, thao động tác khi cưa 3.1. Chọn lưỡi cưa Nếu mạch cưa mạch dài, rãnh cưa nhỏ nên chọn lưỡi cưa loại một mặt. 3.2. Lắp lưỡi cưa lên khung Tay phải cầm khung cưa, tay trái cầm lưỡi cưa sao cho răng cưa hướng về phía trước, lắp lưỡi cưa vào chốt cố định. Điều chỉnh chiều dài khung cưa cho phù hợp với chiều dài của lưỡi cưa, lắp lưỡi cưa vào đầu di động và vặn ốc điều chỉnh độ căng lưỡi cưa. Độ căng của lưỡi cưa không nên quá căng hoặc quá trùng. Hình 4.2: Lắp lưỡi cưa lên khung 3.3. Chọn độ cao êtô Chọn độ cao êtô khi cưa giống như chọn độ cao ê-tô khi dũa. Khi không có êtô có chiều cao phù hợp có thể sử dụng bục gỗ để điều chỉnh cho phù hợp với công việc. 3.4. Cách kẹp vật
- 17 Người đứng trước êtô, tay trái cầm vật, tay phải điều chỉnh độ mở hàm êtô. Áp sát vật vào hàm tĩnh của êtô sao cho mạch cưa vuông góc với trục ngang của êtô và tiến hành kẹp chặt. Nếu cưa các vật mỏng, giòn hoặc có độ dẽo lớn thì khoảng cách từ lưỡi cưa đến hàm êtô không được xa quá dễ làm hỏng vật khi cưa. Đối với các chi tiết yêu cầu tránh biến dạng bề mặt cần kê lót trước khi kẹp chặt. Hình 4.3: Kẹp vật khi cưa 3.5. Vị trí đứng khi cưa Chân trái bước lên phía trước, mũi bàn chân trái cách hàm êtô từ 100 ÷ 150 mm. Tâm dọc của bàn chân trái hợp với tâm dọc của bàn chân phải một góc từ (60 - 70) 0 . Khoảng cách giữa hai gót chân từ (200 - 300) mm. Hình 4.4: Vị trí đứng khi cưa 3.6. Tư thế đứng khi cưa Người đứng thẳng thoải mái, đầu hơi cúi, mắt nhìn vào mạch cưa. 3.7. Cách cầm cưa
- 18 Hình 4.5: Cách cầm cưa Tay phải cầm cán cưa. Nếu cán cưa là cán thẳng ta cầm như cầm dũa. Nếu cán cưa là cán cong thì 4 ngón tay ôm lấy cán cưa, ngón cái đặt lên ngón trỏ. Tay trái nắm lấy khung cưa sao cho ngón cái nằm trong khung cưa, 4 ngón còn lại ôm vào đầu phần di động của khung cưa. 3.8. Mớm cưa Dùng ngón cái tay trái để lấy mớm cưa hoặc dùng dũa tam giác. Lưỡi cưa đặt hơi nghiêng khi tiếp xúc với vật. Đẩy và kéo cưa dịch chuyển một khoảng ngắn vài lần để lấy dấu ấn định đường cưa. Hình 4.6: Mớm cưa 3.9. Đẩy và kéo cưa Hình 4.7: Thay đổi độ nghiêng khi cưa
- 19 Lưỡi cưa phải tham gia cắt gọt 3/4 chiều dài khi làm việc. Chỉ ấn lưỡi cưa khi di chuyển về phía trước. Tốc độ hành trình kép từ (40 - 50) lần trong một phút. 4. An toàn khi cưa bằng tay: - Phải giữ gìn tay không bi sây sát do các dìa sẳctong khi làm việc. Cần đeo găng tay khi làm việc. - Phải kẹp thật chặt phôi trên êtô. - Không dùng cưa không có chuôi hoặc bị vỡ. - Khi cưa gần đứt, thì cần cưa nhẹ tay, dùng một tay đỡ vật để tránh vật rơi vào chân. - Không dùng miệng hoặc khí nén thổi vào mạch cưa, vì như vậy phoi dễ bay vào mắt. 2/. THỰC HÀNH CƯA Mục tiêu : - Cưa được chi tiết đúng yêu cầu kỹ thuật - Lập được quy trình công nghệ khi cưa 2.1. Thao tác tiến hành cưa kim loại - Lắp lưỡi cưa lên khung - Chọn độ cao êtô - Kẹp vật - Vị trí đứng khi cưa - Tư thế đứng khi cưa - Cầm cưa - Mớm cưa - Đẩy và kéo cưa 2.2. Cưa ngoài đường vạch dấu 2.3. Cưa theo đường vạch dấu 2.4. Bài Tập: CƯA MẠCH THẲNG a. Đọc và nghiên cứu bản vẽ b. Yêu cầu kỹ thuật: - Cưa đúng kích thước bản vẽ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình kỹ thuật điện - Đặng Văn Đào (Chủ Biên)
177 p | 4791 | 2064
-
Giáo trình Kỹ thuật an toàn hệ thống lạnh - NXB Hà Nội
92 p | 523 | 126
-
Giáo trình Kỹ thuật chung ô tô và công nghệ sửa chữa (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
97 p | 52 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật lắp đặt điện (Ngành: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
155 p | 57 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật lái xe ô tô (Ngành:Công nghệ ô tô) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
88 p | 52 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật đo lường và cảm biến (Nghề: Điện công nghiệp - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng Cơ giới Ninh Bình (2021)
114 p | 19 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật xung số (Ngành: Điện tử công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
433 p | 33 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật đo lường - Trường Cao đẳng nghề Số 20
84 p | 15 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật điện tử (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
69 p | 48 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật lạnh (Ngành: Điện công nghiệp) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
113 p | 44 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật số (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
168 p | 44 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật đo lường điện (Nghề: Điện nước - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
91 p | 13 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật cơ sở (Nghề: Điện công nghiệp - Sơ cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
96 p | 24 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật vi xử lý (Ngành: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí) - CĐ Công nghiệp Hải Phòng
75 p | 42 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
66 p | 7 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện công nghiệp - Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
66 p | 8 | 2
-
Giáo trình Kỹ thuật nguội (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận
67 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn