Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề Thú y) - Trường TC Kỹ Thuật Công Nghệ tỉnh Hậu Giang
lượt xem 7
download
Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình của các giống heo đang được nuôi phổ biến ở nước ta. Trình bày được qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng các loại heo. Trình bày được qui trình phòng bệnh cho heo. Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh thường gặp trên heo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề Thú y) - Trường TC Kỹ Thuật Công Nghệ tỉnh Hậu Giang
- SỞ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI HẬU GIANG TRƯỜNG TRUNG CẤP KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ TỈNH HẬU GIANG GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: KỸ THUẬT NUÔI VÀ PHÒNG TRỊ BỆNH CHO HEO NGHỀ: THÚ Y TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ- TTCKT-CN ngày… tháng… năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh Hậu Giang) Hậu Giang, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
- LỜI GIỚI THIỆU Trên cơ sở Chương trình đào tạo trình độ Trung cấp Thú y, Trường Trung cấp Kỹ thuật - Công nghệ tỉnh Hậu Giang đã tổ chức biên soạn giáo trình các môn học/mô đun nghề Thú y, nhằm cung cấp các tài liệu tham khảo cho giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học nghề Thú y. Trong đó giáo trình mô đun Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo là một mô đun chuyên môn nghề bắt buộc trong chương trình đào tạo trung cấp Thú y. Tài liệu được thiết kế theo từng bài trong hệ thống mô đun của chương trình, có mục tiêu học tập cụ thể cho từng bài, mỗi bài có phần lý thuyết cơ bản học viên cần phải nắm vững để thực hành thực tập. Đây là tài liệu do các thầy giáo, cô giáo thuộc khoa Kinh tế - Nông nghiệp của Trường đúc kết trong quá trình giảng dạy, tham khảo các tài liệu, giáo trình của các đồng nghiệp từ các Trường đại học, cao đẳng, trung cấp để biên soạn. Tài liệu này chỉ làm tài liệu giảng dạy và tham khảo nội bộ cho các giáo viên và học sinh của Trường, không phát hành lưu thông ra bên ngoài./. Hậu Giang, ngày…..tháng….. năm 2018 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Lê Hoàng Thế 2. Lê Thị Thảo 1
- MỤC LỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU .................................................................................................. 1 MỤC LỤC .............................................................................................................. 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ...................................................................................... 10 Bài 1: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO ......................................................... 11 1. Đặc điểm sinh học của các giống heo .............................................................. 11 1.1. Heo có khả năng sản xuất cao ........................................................................ 11 1.2. Heo là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt ........................................ 11 1.3. Khả năng thích nghi cao ................................................................................. 11 1.4. Thịt heo có chất lượng thơm ngon ................................................................ 12 1.5. Heo là loại vật nuôi dễ huấn luyện ................................................................. 12 1.6. Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hoá heo................................................... 12 1.6.1. Quá trình tiêu hoá ....................................................................................... 12 1.6.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở heo .................................................................... 13 1.6.3. Khả năng tiêu hoá ....................................................................................... 13 1.7. Thương mại, thu nhập và phúc lợi từ chăn nuôi heo...................................... 13 1.8. Heo có khả năng sản xuất phân bón tốt.......................................................... 14 2. Nhận dạng các giống heo .................................................................................. 14 2.1. Các giống heo nội ........................................................................................... 14 2.1.1. Heo Cỏ ........................................................................................................ 14 2.1.2. Heo Ỉ ........................................................................................................... 14 2.1.3. Heo Móng Cái ............................................................................................ 15 2.1.4. Heo Mường Khương .................................................................................. 16 2.1.5. Heo Ba Xuyên ............................................................................................ 16 2.1.6. Heo Trắng Thuộc Nhiêu ............................................................................. 17 2.1.7. Heo Mẹo ..................................................................................................... 18 2.1.8. Heo Sóc ...................................................................................................... 18 2.1.9. Heo Vân Pa ................................................................................................. 18 2.1.10. Heo Lang Hồng ........................................................................................ 19 2.1.11. Heo Phú Khánh ........................................................................................ 19 2.2. Các giống heo ngoại ....................................................................................... 20 2
- 2.2.1. Yorshire ...................................................................................................... 20 2.2.2. Landrace ..................................................................................................... 20 2.2.3. Duroc .......................................................................................................... 21 2.2.4. Pietrain ........................................................................................................ 21 2.2.5. Berkshire .................................................................................................... 21 2.2.6. Hampshire .................................................................................................. 22 2.3. Nhân giống heo .............................................................................................. 22 2.3.1 Nhân giống thuần chủng ............................................................................. 22 2.3.2 Nhân giống lai ............................................................................................. 22 3. Ưu nhược điểm của giống heo ngoại và heo nội............................................... 23 3.1. Heo ngoại ....................................................................................................... 23 3.1.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 23 3.1.2. Nhược điểm ................................................................................................ 23 3.2. Heo nội ........................................................................................................... 24 3.2.1. Ưu điểm ...................................................................................................... 24 3.2.2. Nhược điểm ................................................................................................ 24 BÀI 2: THỨC ĂN VÀ CHUỒNG TRẠI NUÔI HEO ......................................... 25 1. Nhu cầu dinh dưỡng của heo ............................................................................. 25 1.1. Heo nuôi sinh sản ........................................................................................... 25 1.1.1. Đối với heo cái hậu bị ................................................................................ 25 1.1.2. Đối với heo nái chửa .................................................................................. 25 1.1.3. Đối với heo nái nuôi con ............................................................................ 26 1.2. Heo nuôi thịt ................................................................................................... 27 2. Thức ăn nuôi heo ............................................................................................... 28 2.1. Thức ăn hỗn hợp toàn phần ............................................................................ 28 2.2. Thức ăn đậm đặc ............................................................................................ 28 2.3. Kiểm tra phẩm chất thức ăn tổng hợp ............................................................ 30 2.4. Bảo quản thức ăn ............................................................................................ 31 2.5. Mức ăn và cách cho heo ăn ............................................................................ 31 2.5.1. Mức ăn ........................................................................................................ 31 2.5.2. Cách cho heo ăn ......................................................................................... 32 3. Chuồng trại nuôi heo ......................................................................................... 32 3
- 3.1. Những yêu cầu về tiểu khí hậu của chuồng nuôi ........................................... 32 3.1.1. Độ thông thoáng ......................................................................................... 32 3.1.2. Nhiệt độ ...................................................................................................... 32 3.1.3. Ẩm độ ......................................................................................................... 32 3.2. Những yêu cầu về kết cấu chuồng và thiết bị trong chuồng .......................... 33 3.2.1. Nền chuồng ................................................................................................. 33 3.2.2. Ngăn chuồng ............................................................................................... 34 3.2.3. Vách ngăn chuồng ...................................................................................... 34 3.2.4. Cửa chuồng ................................................................................................. 34 3.2.5. Hành lang .................................................................................................... 34 3.2.6. Mái chuồng ................................................................................................. 34 3.2.7. Máng ăn, máng uống ................................................................................. 35 3.2.8. Bể chứa nước ............................................................................................... 36 3.3. Quy trình vệ sinh, tiêu độc chuồng trại và trang thiết bị chăn nuôi ............... 36 3.3.1. Nguyên tắc vệ sinh, sát trùng ..................................................................... 36 3.3.2. Quy trình vệ sinh, sát trùng ........................................................................ 36 BÀI 3: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO HẬU BỊ .................... 38 1. Đặc tính tốt của heo nuôi sinh sản..................................................................... 38 2. Chọn heo nuôi hậu bị......................................................................................... 38 2.1. Chọn giống heo............................................................................................... 38 2.2. Chọn cá thể ..................................................................................................... 39 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo hậu bị...................................................... 40 3.1. Chuồng nuôi heo hậu bị.................................................................................. 40 3.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo đực và heo cái hậu bị ....................................... 40 3.2.1. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo đực hậu bị ........................................ 40 3.2.2. Kỹ thuật nuôi dưỡng – chăm sóc heo cái hậu bị ........................................ 41 3.3. Kỹ thuật phối giống heo ................................................................................. 43 BÀI 4: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO NÁI MANG THAI .. 45 1. Phương pháp chẩn đoán heo nái mang thai ....................................................... 45 1.1. Phương pháp đơn giản .................................................................................... 45 1.2. Phương pháp siêu âm. .................................................................................... 45 2. Cách tính ngày kiểm phối và ngày đẻ dự kiến ................................................. 45 4
- 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng-chăm sóc heo nái mang thai............................................ 46 3.1. Chuồng nuôi heo nái mang thai ..................................................................... 46 3.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo nái mang thai .................................................... 46 BÀI 5: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO NÁI ĐẺ VÀ NUÔI CON ............................................................................................................................... 48 1. Những biểu hiện của heo nái sắp sinh ............................................................... 48 2. Kỹ thuật đỡ đẻ cho heo...................................................................................... 48 3. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo nái đẻ và nuôi con .................................. 49 3.1. Chuồng nuôi heo nái đẻ và nuôi con .............................................................. 49 3.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo nái đẻ và nuôi con ............................................ 50 BÀI 6: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO CON THEO MẸ ...... 51 1. Đặc điểm sinh lý của heo con sơ sinh ............................................................... 51 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng - Chăm sóc heo con theo mẹ ........................................... 51 2.1. Chuồng nuôi heo nái và heo con .................................................................... 51 2.1.1. Các kiểu chuồng nuôi đơn giản .................................................................. 51 2.1.2. Các kiểu chuồng nuôi theo hướng công nghiệp ......................................... 51 2.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo con theo mẹ ..................................................... 51 2.2.1. Sưởi ấm ...................................................................................................... 52 2.2.2. Cho heo con bú sữa đầu ............................................................................. 52 2.2.3. Tập heo bú vú cố định ................................................................................ 52 2.2.4. Tiêm sắt, phòng cầu trùng và thiến heo đực .............................................. 52 2.2.5. Tập heo con ăn sớm .................................................................................... 53 2.2.6. Cai sữa sớm ................................................................................................ 55 2.3. Phòng bệnh ..................................................................................................... 56 2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................... 56 2.3.2. Sử dụng thuốc và vaccin phòng bệnh ........................................................ 56 BÀI 7: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO CAI SỮA ................. 58 1. Đặc điểm sinh lý của heo con sau cai sữa ......................................................... 58 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo cai sữa .................................................... 58 2.1. Chuồng nuôi heo cai sữa ................................................................................ 58 2.1.1. Các kiểu chuồng nuôi đơn giản .................................................................. 58 2.1.2. Các kiểu chuồng nuôi theo hướng công nghiệp ......................................... 58 2.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo cai sữa .............................................................. 59 5
- 2.2.1. Quản lý và chăm sóc .................................................................................. 59 2.2.2. Dinh dưỡng ................................................................................................. 59 2.3. Phòng bệnh ..................................................................................................... 59 2.3.1. Vệ sinh phòng bệnh .................................................................................... 59 2.3.2. Sử dụng thuốc và vaccine phòng bệnh ....................................................... 59 BÀI 8: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO THỊT ........................ 60 1. Đặc tính tốt của heo nuôi thịt ............................................................................ 60 2. Chọn heo nuôi thịt ............................................................................................. 61 2.1. Chọn giống heo............................................................................................... 61 2.2. Chọn cá thể ..................................................................................................... 61 3. Đặc điểm sinh lý của heo giai đoạn nuôi thịt .................................................... 61 3.1. Giai đoạn từ 20-60 kg ..................................................................................... 61 3.2. Giai đoạn từ 60 kg đến xuất chuồng.............................................................. 62 4. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo thịt .......................................................... 62 4.1. Chuồng nuôi heo thịt ...................................................................................... 62 4.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo thịt .................................................................... 62 4.2.1. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 3 giai đoạn ...................................................... 62 4.2.2. Kỹ thuật nuôi heo thịt theo 2 giai đoạn ...................................................... 63 4.2.3. Chăm sóc heo thịt ....................................................................................... 63 4.3. Phòng bệnh ..................................................................................................... 64 BÀI 9: KỸ THUẬT NUÔI DƯỠNG - CHĂM SÓC HEO ĐỰC GIỐNG ........... 65 1. Những điều cần lưu ý khi chọn mua heo đực giống ......................................... 65 1.1. Chọn trại giống đáng tin cậy .......................................................................... 65 1.2. Chọn giống heo............................................................................................... 65 1.3. Chọn cá thể ..................................................................................................... 65 1.4. Những việc cần làm sau khi mua heo đực giống ........................................... 66 2. Kỹ thuật nuôi dưỡng - chăm sóc heo đực giống ............................................... 66 2.1. Chuồng nuôi heo đực giống ........................................................................... 66 2.2. Nuôi dưỡng - Chăm sóc heo đực giống.......................................................... 66 2.2.1. Kỹ thuật cho ăn ........................................................................................... 66 2.2.2. Kỹ thuật chăm sóc ....................................................................................... 67 2.2.3. Kỹ thuật huấn luyện và sử dụng heo đực giống ......................................... 68 6
- 2.3. Phòng bệnh ..................................................................................................... 69 BÀI 10: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH NỘI KHOA THƯỜNG HAY XẢY RA ..... 70 1. Các bệnh của bộ máy tiêu hoá........................................................................... 70 1.1. Viêm ruột........................................................................................................ 70 1.2. Hội chứng tiêu chảy ở heo con ....................................................................... 71 2. Các bệnh của bộ máy hô hấp............................................................................. 72 2.1. Bệnh viêm thanh quản cata cấp ...................................................................... 72 2.2. Bệnh viêm phổi hoại thư và hóa mủ .............................................................. 73 3. Bệnh thiếu máu .................................................................................................. 74 3.1. Đặc điểm......................................................................................................... 74 3.2. Triệu chứng .................................................................................................... 75 3.3. Phòng trị ......................................................................................................... 75 4. Các bệnh của bộ máy di động ........................................................................... 75 4.1. Bệnh thiếu canxi ............................................................................................. 75 4.2. Parakeratosis ................................................................................................... 76 4.3. Cảm nóng ....................................................................................................... 77 BÀI 11: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH NGOẠI KHOA THƯỜNG HAY XẢY RA..79 1. Khái niệm về bệnh ngoại khoa .......................................................................... 79 2. Các bệnh ngoại khoa thường gặp ...................................................................... 79 2.1. Ap-xe (abcess) ................................................................................................ 79 2.2. Viêm khớp ...................................................................................................... 83 2.3. Hecni rốn (thoát vị rốn) ................................................................................. 83 2.4. Hecni âm nang (thoát vị bẹn) ........................................................................ 84 2.5. Sa trực tràng (lồi dom) ................................................................................... 85 2.6. Thiến heo đực ................................................................................................. 86 BÀI 12: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH SẢN KHOA THƯỜNG HAY XẢY RA..... 87 1. Bệnh trước khi sinh: Xảo thai ........................................................................... 87 1.1. Nguyên nhân................................................................................................... 87 1.2. Phòng bệnh ..................................................................................................... 87 2. Bệnh sau khi sinh .............................................................................................. 87 2.1. Sa tử cung ....................................................................................................... 87 2.2. Hội chứng MMA ............................................................................................ 88 7
- 2.3. Bại liệt sau khi sinh ........................................................................................ 89 4. Rối loạn sinh sản ............................................................................................... 90 4.1. Khái niệm ....................................................................................................... 90 4.2. Hình thức bệnh ............................................................................................... 90 4.3. Nguyên nhân ................................................................................................... 91 4.4. Biện pháp khắc phục khi có bệnh xảy ra ........................................................ 91 4.5. Phòng bệnh .................................................................................................... 92 BÀI 13: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH KÝ SINH TRÙNG THƯỜNG HAY XẢY RA ............................................................................................................................... 93 1. Khái niệm về ký sinh trùng ............................................................................... 93 1.1. Phân loại ký sinh trùng ................................................................................... 93 1.2. Cách thức phát triển của ký sinh trùng ........................................................... 94 1.3. Cách thức gây bệnh của ký sinh trùng ........................................................... 94 1.4. Chẩn đoán bệnh ký sinh trùng ........................................................................ 96 2. Bệnh ký sinh trùng đường tiêu hoá ................................................................... 97 2.1. Bệnh cầu trùng ................................................................................................ 97 2.2. Bệnh giun đũa ................................................................................................. 98 2.3. Bệnh giun tóc .................................................................................................. 99 2.4. Bệnh giun kết hạt ............................................................................................ 99 3. Bệnh ký sinh trùng các tổ chức khác............................................................... 100 3.1. Bệnh gạo ...................................................................................................... 100 3.2. Bệnh ghẻ ....................................................................................................... 101 BÀI 14: PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH TRUYỀN NHIỄM THƯỜNG HAY XẢY RA ............................................................................................................................. 102 1. Khái niệm về bệnh truyền nhiễm .................................................................... 102 1.1. Nguyên nhân của bệnh truyền nhiễm ........................................................... 102 1.2. Sức đề kháng của cơ thể ............................................................................... 102 1.3. Chẩn đoán bệnh truyền nhiễm ...................................................................... 104 1.4. Biện pháp khắc phục khi bệnh truyền nhiễm đã xảy ra ............................... 105 1.5. Phòng bệnh truyền nhiễm ............................................................................. 106 2. Các bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra ..................................................... 107 2.1. Bệnh tụ huyết trùng ...................................................................................... 107 2.2. Bệnh phó thương hàn ................................................................................... 108 8
- 2.3. Bệnh đóng dấu .............................................................................................. 109 2.4. Bệnh do E.coli gây ra .................................................................................. 110 2.5. Bệnh suyễn ................................................................................................... 112 3. Các bệnh truyền nhiễm do virus gây ra ........................................................... 112 3.1. Bệnh dịch tả heo ........................................................................................... 112 3.2. Bệnh FMD (sốt lở mồm long móng) ............................................................ 114 3.3. Bệnh giả dại .................................................................................................. 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 117 9
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo Mã mô đun: MĐ 15 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Mô đun này được dạy sau khi người học đã học xong các môn học/mô đun cơ sở. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: Môn Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo có ý nghĩa rất lớn trong chương trình đào tạo nghề Thú y. Mô đun cung cấp cho học sinh các kiến thức cơ bản về giống, kỹ thuật nuôi, phương pháp phòng và trị bệnh cho heo. Mục tiêu của môn học: Sau khi học xong mô đun này, người học có khả năng: - Về kiến thức: + Trình bày được nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình của các giống heo đang được nuôi phổ biến ở nước ta. + Trình bày được qui trình chăm sóc, nuôi dưỡng các loại heo. + Trình bày được qui trình phòng bệnh cho heo. + Trình bày được nguyên nhân, triệu chứng của một số bệnh thường gặp trên heo. - Về kỹ năng: + Chọn được heo cho từng mục đích chăn nuôi. + Thực hiện được qui trình chăm sóc và nuôi dưỡng các loại heo. + Thực hiện được việc phòng và trị các bệnh thường gặp trên heo. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Có khả năng làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm. + Có khả năng tự định hướng, chọn lựa phương pháp tốt nhất để tiếp cận với các kiến thức đã học. + Có năng lực đánh giá kết quả học tập và nghiên cứu của mình. + Tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn. + Rèn luyện được tính cẩn thận, tỉ mỉ và tác phong công nghiệp. 10
- Bài 1: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG HEO Giới thiệu: Bài Đặc điểm một số giống heo trang bị cho người học các kiến thức về nguồn gốc, đặc điểm ngoại hình, tính năng sản xuất, ưu nhược điểm của các giống heo nội và heo ngoại. Mục tiêu: Học xong chương này người học có khả năng trình bày đặc điểm sinh học và nhận dạng được các giống heo thường được nuôi hiện nay. Đánh giá được ưu nhược điểm của giống heo ngoại và heo nội. Nội dung chính: 1. Đặc điểm sinh học của các giống heo Từ xa xưa heo là loài sống thành bầy đàn và thường sống trong rừng. Chúng trú ẩn trong bụi cỏ hay ở đầm lầy và ở trong các hang mà do chính nó đào hay hang đã được bỏ không bởi các động vật khác. Heo là loại động vật rất thích ngăm mình trong các bãi lầy. Nó thường rất nhanh nhẹn vào ban đêm. Heo có phổ thức ăn rộng, khẩu phần của nó bao gồm nấm, lá cây, củ, quả, ốc, các thú có xương sống nhỏ, trứng và các xác chết. Nó dùng các cơ, mũi linh động và chân chắc chắn để đào bới và tìm kiếm thức ăn. Kể cả khi được thuần dưỡng trở thành vật nuôi heo vẫn mang các đặc tính sinh học sau đây: 1.1. Heo có khả năng sản xuất cao Heo công nghiệp ngày nay là những cổ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh trưởng cao. Điều này đa rút ngắn thời gian nuôi và có nghĩa là hạn chế được rủi ro về kinh tế. 1.2. Heo là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt Heo trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhau. Một số giống có thể thích hợp với khẩu phần ăn có chất lượng thấp và nhiều xơ. Với phương thức này người chăn nuôi đã làm giảm năng lượng đầu vào và nâng cao hiệu quả sản xuất của heo nái. Tuy nhiên, trong các hệ thống chăn nuôi hiện đại những thuận lợi này không còn được ứng dụng nữa. Heo thương phẩm được cung cấp thức ăn một cách cân đối, có chất lượng cao. Khẩu phần ăn có tỷ lệ xơ cao, thấp protein sẽ làm hạn chế quá trình sinh trưởng của heo, tốc độ tăng trọng thấp và hiệu quả sản xuất sẽ không cao. 1.3. Khả năng thích nghi cao Heo là một trong những giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, chịu đựng kham khổ tốt, đồng thời nó là một con vật thông minh và dễ huấn luyện. Heo khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bầy đàn mới cũng như sự tồn tại lâu dài của giống nòi trong các điều kiện môi trường mới. Heo có lớp mỡ dày để chống lạnh, còn vùng nóng chúng tăng cường hô hấp để giải nhiệt. 11
- Trong điều kiện nuôi thả rông như heo rừng chúng sinh trưởng rất chậm nhưng lại có khả năng chống chịu bệnh tật và duy trì sự sống cao. Tất cả các đặc tính đó đa đáp ứng được yêu cầu của con người, giúp cho con người giành thời gian cho các công việc khác để tạo thu nhập. 1.4. Thịt heo có chất lượng thơm ngon, tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ mỡ cao trong thân thịt Heo có thể sản xuất một lượng mỡ đáng kể. Mỡ là một nguồn dự trữ năng lượng lớn. Mỡ còn giúp cho thịt có mùi và vị ngon hơn. Thịt heo là loại thực phẩm có giá cao và vốn được xem là có giá trị cao hơn so với thịt nạc hay thịt cơ. Hầu hết thân thịt heo đều sử dụng để chế biến hoặc làm thức ăn cho con người, da của heo có thể làm thức ăn hoặc cung cấp cho ngành thuộc da, lông có thể được dùng để làm bàn chải, bút vẽ.... Sự phát triển của công nghệ chế biến thịt hun khói, lên men đã tạo nên một số lượng sản phẩm rất đa dạng từ thịt heo, các công nghệ này đã giúp cho quá trình bảo quản, nâng cao tính đa dạng, hương vị và nâng cao phẩm chất khẩu phần ăn cho con người. 1.5. Heo là loại vật nuôi dễ huấn luyện Heo là loài động vật dễ huấn luyện thông qua việc thiết lập các phản xạ có điều kiện. Ví dụ trong trường hợp huấn luyện heo đực giống xuất tinh và khai thác tinh dịch, ngoài ra trong chăm sóc nuôi dưỡng chúng ta có thể huấn luyện cho heo có nhiều các phản xạ có lợi để nâng cao năng suất và tiết kiệm lao động, ví dụ như huấn luyện heo tiểu tiện đúng chỗ qui định.... 1.6. Đặc điểm tiêu hóa của bộ máy tiêu hoá heo Heo là gia súc dạ dày đơn. Cấu tạo bộ máy tiêu hoá của heo bao gồm miệng, thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già và cuối cùng là hậu môn. Khả năng tiêu hóa của heo với các loại thức ăn cao thường có tỷ lệ từ 80-85% tùy từng loại thức ăn. 1.6.1. Quá trình tiêu hoá - Miệng: thức ăn ở miệng được cắt nghiền nhỏ bởi động tác nhai và thức ăn trộn với nước bọt làm trơn để được nuốt trôi xuống dạ dày. Nước bọt chứa phần lớn là nước (tới 99%) trong đó chứa enzym amylase có tác dụng tiêu hoá tinh bột. Độ pH của nước bọt khoảng 7,3. - Dạ dày: Dạ dày của heo trưởng thành có dung tích khoảng 8 lít, chức năng như là nơi dự trữ và tiêu hoá thức ăn. Thành dạ dày tiết ra dịch dạ dày chứa chủ yếu là nước với enzym pepsin và axit chlohydric (HCl). Men pepsin chỉ hoạt động trong môi trường axit và dịch dạ dày có độ pH khoảng 2,0. Pepsin giúp tiêu hoá pro và sản phẩm là polypeptit và ít axitamin. - Ruột non: Ruột non có độ dài khoảng 18 - 20 mét. Thức ăn sau khi được tiêu hoá ở dạ dày chuyển xuống ruột non được trộn với dịch tiết ra từ tá tràng, gan và tụy - thức ăn chủ yếu được tiêu hoá và hấp thụ ở ruột non với sự có mặt của mật và dịch 12
- tuyến tụy. Mật được tiết ra từ gan chứa ở các túi mật và đổ vào tá tràng bằng ống dẫn mật giúp cho việc tiêu hoá mỡ. Tuyến tụy tiết dịch tụy có chứa men trypsin giúp cho việc tiều hoá protein, men lipase giúp cho tiêu hoá mỡ và men diastase giúp tiêu hoá carbohydrate. Ngoài ra ở phần dưới của ruột non còn tiết ra các men maltase, saccharose và lactase để tiêu hoá carbohydrate. Ruột non cũng là nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng đã tiêu hoá được, nhờ hệ thống lông nhung trên bề mặt ruột non mà bề mặt tiếp xúc và hấp thu chất dinh dưỡng tăng lên đáng kể. - Ruột già: Ruột già chỉ tiết chất nhầy không chứa men tiêu hoá. Chỉ ở manh tràng có sự hoạt động của vi sinh vật giúp tiêu hoá carbohydrate, tạo ra các axit béo bay hơi, đồng thời vi sinh vật cũng tạo ra các vitamin K, B. . . 1.6.2. Cơ chế tiêu hoá thức ăn ở heo Tiêu hoá thức ăn ở heo là quá trình làm nhỏ các chất hữu cơ trong đường tiêu hoá như protein, carbohydrate, mỡ để cơ thể có thể hấp thu được. Tiêu hoá có thể diễn ra theo các quá trình: - Quá trình cơ học: Nhai nuốt hoặc sự co bóp của cơ trong đường tiêu hoá để nghiền nhỏ thức ăn. - Quá trình hoá học: là quá trình tiêu hoá nhờ các men tiết ra từ các tuyến trong đường tiêu hoá. - Quá trình vi sinh vật: Là quá trình tiêu hoá nhờ bacteria và protozoa. 1.6.3. Khả năng tiêu hoá Trong quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn, một phần thức ăn ăn vào nhưng không được hấp thu làm ảnh hưởng đến khả năng tiêu hoá. Hiệu quả tiêu hoá ở heo phụ thuộc vào một số yếu tố như tuổi, thể trạng và trạng thái sinh lý, thành phần thức ăn, lượng thức ăn cung cấp, cách chế biến thức ăn. Heo rất khó tiêu hoá xơ vì vậy lượng xơ trong khẩu phần cần hạn chế. 1.7. Thương mại, thu nhập và phúc lợi từ chăn nuôi heo Sau khi được thuần hoá, heo sớm trở thành một món hàng có giá trị cho việc kinh doanh và buôn bán. Trước khi tiền tệ xuất hiện, con người đã tiến hành trao đổi heo để lấy các loại hàng hóa khác. Ngoài ra nó còn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Nó là một hình thức dự trữ chờ khi điều kiện thị trường thuận lợi hoặc khi gia đinh cần có một món tiền đột xuất. Một đàn heo lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho tương lai khi các bất trắc xảy ra bằng cách chuyển các sản phẩm trung gian sang dạng sản phẩm dự trữ lâu dài dưới dạng heo. 13
- 1.8. Heo có khả năng sản xuất phân bón tốt Giống như các gia súc và gia cầm khác, heo đóng góp một nguồn phân bón đáng kể cho trồng trọt. Một con heo trưởng thành có thể sản xuất 600 - 730 kg phân bón/năm. Ở Việt Nam, phân heo là nguồn phân hữu cơ chủ yếu cung cấp cho trồng trọt, đặc biệt là cho nghề trồng rau. 2. Nhận dạng các giống heo 2.1. Các giống heo nội 2.1.1. Heo Cỏ Heo ở vùng đồng bằng, dễ nuôi, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu và thức ăn của địa phương. Ngoại hình: tầm vóc nhỏ Lông đen, da mỏng Đầu nhỏ, mỏm dài Tai nhỏ, đứng Lưng oằn, bụng xệ Khả năng sản xuất: Heo nạc nhiều, chắc thịt Heo chậm lớn: 50 – 60 kg lúc 1 năm tuổi. 2.1.2. Heo Ỉ Heo ỉ là giống heo nội, được nuôi nhiều ở các tỉnh miền Bắc nước ta trước năm 1980. Hiện giống heo này đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng và chỉ còn thấy ở 2 xã Hoằng Đại và Hoằng Lộc- Thanh Hóa. Heo ỉ là giống heo có hiệu quả kinh tế thấp do tăng trọng chậm, tỉ lệ mỡ cao, sinh sản kém. Tuy vậy, heo ỉ là giống heo có thịt thơm ngon. Mỡ heo ỉ có cấu trúc chủ yếu là axit béo không no, ăn không ngán và không làm tăng hàm lượng colesterol trong máu. Ngoài ra, heo ỉ là còn là giống heo ưa sạch sẽ. Tinh khôn và có khứu giác nhạy bén. * Ỉ mỡ - Tên khác: ỉ nhăn, ỉ bọ hung - Xuất xứ: tỉnh Nam Định - Phân bố: Trước đây, giống ỉ mỡ phân bố chủ yếu ở miền Bắc. Nay chỉ còn thấy tại Thanh Hóa và Viện chăn nuôi Việt Nam. - Ngoại hình: Lông da đen bóng, lông nhỏ thưa, mặt nhăn, mắt híp, nọng cổ và má chảy xệ, chân thấp, mõm ngắn, bụng xệ hầu như quét đất. 14
- - Thông tin sinh trưởng: Khối lượng heo sơ sinh đạt 0.4kg/con. Nuôi 1 năm tuổi nặng khoảng 36- 45kg/con, ba năm tuổi đạt khoảng 50- 75kg/con. Chậm lớn, tăng trọng kém. - Tính năng sản xuất: + Sinh sản: Lúc 4- 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa từ 8- 11 con. + Chất lượng thịt: Độ dày mỡ đạt 3.76cm. Mỡ nhiều, chiếm 48% so với thịt xẻ, tích mỡ sớm. * Ỉ pha - Tên khác: gộc, ỉ sống bương, ỉ bột - Xuất xứ: Nam Định - Phân bố: Giống dòng ỉ mỡ - Ngoại hình: Lông thưa, thô. Lông da phẳng, mặt nhăn, mọng cổ và má chảy xệ khi béo. Mõm ngắn, bụng ít xệ. Thân, chân dài và cao hơn so với ỉ mỡ. - Thông tin sinh trưởng: heo sơ sinh nặng 0.42kg/con. 1 năm tuổi đạt 48- 50 kg/con. 2- 3 năm tuổi đạt khoảng 60- 75kg/con. - Tính năng sản xuất: + Sinh sản: Lúc 4- 5 tháng tuổi có thể phối giống. Một năm đẻ hai lứa, mỗi lứa từ 8- 11 con. + Chất lượng thịt: Độ dày mỡ đạt 3.66cm. Mỡ nhiều chiếm 42.5% so với thịt xẻ, tích mỡ sớm. 2.1.3. Heo Móng Cái - Tên khác: Heo pha - Xuất xứ: Đầm Hà, Đông Triều, Quảng Ninh. Phân bố: Các tỉnh phía Bắc và miền Trung. - Ngoại hình: Lông da trắng, đầu lưng và mông có khoang đen yên ngựa. Lông thưa và thô.Da mỏng mịn. Đầu to, mõm nhỏ và dài, tai nhỏ, nhọn có nếp nhăn to, ngắn ở miệng. Cổ to và ngắn. Ngực nở và sâu. Lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi. Bốn chân tương đối cao thẳng, móng xòe. + Nòi xương nhỡ: dài mình, chân cao, xương ống to, móng toè nhìn như 4 ngón, mõm dài và hơi hớt, tai to đưa ngang, tầm vóc to, khối lượng 140- 170kg. + Nòi xương nhỏ: mình ngắn, chân thấp, xương ống nhỏ, hai móng to chụm lại, mõm ngắn, thẳng, lai nhỏ dỏng lên trên, tầm vóc bé, khối lượng 85kg là tối đa. - Thông tin sinh trưởng: Khối lượng heo sơ sinh: 450-500 gam/ con, heo trưởng thành: 140-170 kg/con. - Tính năng sản xuất: 15
- + Sinh sản: Heo đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã có tinh trùng, lượng tinh dịch 80- 100 ml. Heo cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động hớn nhưng chưa có khả năng thụ thai. Thường thì heo cái đến khoảng 7-8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất cho phối giống và có chửa, thời điểm đó heo đã đạt khối lượng khoảng 40-50 kg hoặc lớn hơn . + Chất lượng thịt: Heo nuôi béo giết thịt ở 8-10 tháng tuổi có trọng lượng 50- 55kg trở lên, tỷ lệ thịt xẻ: 68-71%. Tỷ lệ nạc 35-38%, tỷ lệ mỡ 35-36%. Thịt heo mềm, ngon thích hợp với nấu nướng, tuy lượng mỡ còn tương đối nhiều. Da mềm, xương nhỏ, thích hợp với tập quán nấu nướng của nhân dân ta (ăn cả phần da, mỡ, nạc). 2.1.4. Heo Mường Khương - Xuất xứ: Huyện Mường Khương - tỉnh Lào Cai - Phân bố: Chủ yếu ở ba xã Cao Sơn, Tả Thàng, La Pau Tẩn huyện Mường Khương tỉnh Lào Cai. - Ngoại hình: Màu sắc lông da đen tuyền hoặc đen có đốm trắng ở đầu, đuôi và chân. Lông thưa và mềm. Mõm dài thẳng hoặc hơi cong. Trán nhăn, tai hơi to cúp rủ về phía trước. Heocótầm vóc to, nhưng lép người, bốn chân to cao vững chắc. Lưng hơi cong, bụng to nhưng không sệ tới sát đất, mông hơi dốc. Thông tin sinh trưởng: Khối lượng heo sơ sinh: 600 gam/con, trưởng thành: 90 kg/con, có con nặng đến 120 kg/con. - Tính năng sản xuất: + Sinh sản: Bắt đầu phối giống lúc 10-11 tháng tuổi. Một năm đẻ 1,2 lứa, mỗi lứa đẻ 5-6 con. + Chất lượng thịt: Thịt ngon, ngọt. + Đáng chú ý là giống heo này có khả năng đề kháng lại một số loại bệnh mới như lở mồm long móng, tai xanh khá hiệu quả. 2.1.5. Heo Ba Xuyên Heo được tạo thành vào những năm 1920 – 1930 từ các giống heo Bồ Xụ và Tamworth hoặc Berkshire (sơ đồ 1.1) và được nuôi nhiều ở vùng Ba Xuyên (Sóc Trăng) cùng những vùng nhiễm phèn, mặn ở ĐBSCL. Ngoại hình: Heo Bông với nền da đen hoặc trắng (có heo với lông mọc trên vệt lang trắng có màu ửng đỏ hung – màu của heo Tamworth). Mỏm ngắn, mặt thẳng hoặc cong quớt lên. Tai vừa, đứng hoặc ngả về trước. Cổ ngắn, gáy có lông dựng đứng. Lưng phẳng 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi ong mật - NXB Nông Nghiệp
134 p | 1673 | 313
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá cảnh - TS. Bùi Minh Tâm
97 p | 495 | 138
-
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển - ĐH Cần Thơ
64 p | 406 | 123
-
GIÁO TRÌNH KỸ THUẬT NUÔI NHUYỄN THỂ - CHƯƠNG II KỸ THUẬT NUÔI HẦU
11 p | 366 | 118
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi thủy đặc sản - Nguyễn Văn Kiểm, Bùi Minh Tâm
59 p | 392 | 73
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi giáp xác
82 p | 260 | 54
-
Tài liệu đào tạo nghề Kỹ thuật nuôi và trị bệnh cho bò - Trường TH NN&PTNT Quảng Trị
96 p | 126 | 27
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh chó mèo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
95 p | 52 | 19
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh gà vịt (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
132 p | 21 | 11
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho heo (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
196 p | 23 | 10
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho cút (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
53 p | 34 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật thực hành chăn nuôi-thú y áp dụng cho trâu, bò (Nghề: Nuôi và phòng trị bệnh cho trâu, bò) - Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
29 p | 72 | 9
-
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi cá biển (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
64 p | 24 | 8
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh cho thú hoang dã (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
84 p | 22 | 7
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
64 p | 26 | 6
-
Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác (Nghề: Nuôi trồng thuỷ sản - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp
76 p | 17 | 5
-
Giáo trình Kỹ thuật nuôi và phòng trị bệnh trên thuỷ sản (Nghề: Thú y - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Đồng Tháp
272 p | 10 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn