intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt dây điện trong nhà (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

20
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt dây điện trong nhà được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được cách đấu nối dây dẫn, phương pháp và quy trình lắp đặt dây điện trên không, dây cáp đặt trong máng cáp, hệ thống dây điện nổi dùng ống PVC, hệ thống dây điện ngầm, hệ thống cáp truyền hình, internet, điện thoại cho căn hộ gia đình. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt dây điện trong nhà (Nghề: Lắp đặt thiết bị điện - Trình độ: Trung cấp) - Trường Cao đẳng Dầu khí (năm 2020)

  1. TẬP ĐOÀN DẦU KHÍ VIỆT NAM TRƯỜNG CAO ĐẲNG DẦU KHÍ  GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN TRONG NHÀ NGHỀ: LẮP ĐẶT THIẾT BỊ ĐIỆN TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số:187/QĐ-CĐDK ngày 25 tháng 3 năm 2020 của Trường Cao Đẳng Dầu Khí) Bà Rịa - Vũng Tàu, năm 2020 (Lưu hành nội bộ)
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng được biên soạn nhằm phục vụ đào tạo cho học sinh, sinh viên nghề Lắp đặt thiết bị điện. Sau khi học giáo trình này người học có thể lắp đặt được hệ thống điện chiếu sáng với các loại đèn khác nhau. Giáo trình này bao gồm 8 bài: Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Bài 3: Bài 3: Lắp đặt dây điện trên không (dây treo) Bài 4: Lắp đặt dây cáp không bọc thép, dây đặt trong máng Bài 5: Lắp đặt hệ thống dây điện nổi dùng ống PVC Bài 6: Lắp đặt hệ thống dây điện ngầm Bài 7: Lắp đặt hệ thống dây cáp truyền hình Bài 8: Lắp đặt hệ thống dây mạng internet và điện thoại Giáo trình này được biên soạn dự trên sự đóng góp của quý đồng nghiệp trong Tổ bộ môn Điện đã có những đóng góp to lớn trong công tác biên soạn giáo trình. Tuy nhiên trong quá trình biên soạn cũng khó tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp quý báu của độc giả để giáo trình hoàn thiện thêm. Bà Rịa - Vũng Tàu, tháng 6 năm 2020 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: Nguyễn Lê Cương 2. Ninh Trọng Tuấn 3. Nguyễn Xuân Thịnh 4.
  4. MỤC LỤC BÀI 1: ĐẤU NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT ....................................................... 1 1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................... 2 2. PHƯƠNG PHÁP NỐI ............................................................................................. 2 BÀI 2: ĐẤU NỐI DÂY CÁP VÀ LÀM ĐẦU CỐT ........................................................ 6 1. KHÁI NIỆM ......................................................................................................... 7 2. PHỤ KIỆN NỐI DÂY........................................................................................... 7 3. PHƯƠNG PHÁP NỐI ........................................................................................... 8 4. QUY TRÌNH NỐI ............................................................................................... 10 BÀI 3: LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN TRÊN KHÔNG ............................................................ 11 1. KHÁI NIỆM .......................................................................................................... 12 2. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT DÂY TRÊN KHÔNG ..................................................... 12 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN TRÊN KHÔNG ........................................ 16 BÀI 4: LẮP ĐẶT DÂY CÁP KHÔNG BỌC THÉP, DÂY ĐẶT TRONG NHÀ .......... 19 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 20 2. PHỤ KIỆN LẮP ĐẶT DÂY CÁP KHÔNG BỌC THÉP, DÂY ĐẶT TRONG MÁNG ...................................................................................................................... 20 3. PHƯƠNG PHÁP LẮP ĐẶT DÂY CÁP TRONG MÁNG CÁP .......................... 20 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT DÂY CÁP TRONG MÁNG ........................................ 21 BÀI 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY ĐIỆN NỔI DÙNG ỐNG PVC ........................... 22 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 23 2. CÁC QUY TẮC QUY ĐỊNH THIẾT KẾ MẠNG ĐIỆN .................................... 23 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 24 BÀI 6: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY ĐIỆN NGẦM .................................................... 26 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 27 2. SƠ ĐỒ HỆ THÓNG ĐIỆN CĂN HỘ .................................................................. 27 3. Phương pháp tính toán số lượng dây dẫn trong ống đặt dây điện ngầm ................ 28 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 29 BÀI 7: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY CÁP TRUYỀN HÌNH ........................................ 30 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 31 2. NGUYÊN LÝ CHUNG VỀ TRUYỀN HÌNH ..................................................... 31 3. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT CÁP TRUYỀN HÌNH CĂN HỘ GIA ĐÌNH ............... 32 BÀI 8: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG DÂY MẠNG INTERNET VÀ ĐIỆN THOẠI ............. 34 1. KHÁI NIỆM ....................................................................................................... 35 2. CÔNG DỤNG..................................................................................................... 35 3. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG ............................................................................. 37 4. QUY TRÌNH LẮP ĐẶT ..................................................................................... 38 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 39
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN TRONG NHÀ 1. Tên mô đun: Lắp đặt dây điện trong nhà 2. Mã số mô đun: KTĐ19MĐ24 Thời gian thực hiện mô đun: 90 giờ; (Lý thuyết: 28 giờ; Thực hành: 54 giờ; kiểm tra 8 giờ) Số tín chỉ: 04 3. Vị trí, tính chất của mô đun: - Mô đun được bố trí giảng dạy sau khi học xong các môn đo lường điện, trang bị điện 1, trang bị điện 2, máy điện cơ sở; trước các mô đun lắp đặt thiết bị bảo vệ. - Tính chất: thuộc nhóm các môn học, mô đun chuyên môn nghề. 4. Mục tiêu mô đun: - Về kiến thức:  Trình bày được cách đấu nối dây dẫn, phương pháp và quy trình lắp đặt dây điện trên không, dây cáp đặt trong máng cáp, hệ thống dây điện nổi dùng ống PVC, hệ thống dây điện ngầm, hệ thống cáp truyền hình, internet, điện thoại cho căn hộ gia đình; - Về kỹ năng  Kiểm tra được chất lượng vật liệu, thiết bị và lắp đặt dây điện dân dụng đúng quy trình, đạt yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn người và thiết bị trong quá trình lắp đặt, vận hành. - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm  Có thái độ tự tin, tôn trọng các quy tắc kỹ thuật và an toàn trong việc sử dụng các thiết bị điện.  Có tác phong làm việc công nghiệp. 5. Nội dung mô đun: 5.1. Chương trình khung: Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ MH/MĐ/HP chỉ số Lý thí nghiệm/ thuyết LT TH bài tập/ thảo luận Các môn học chung/đại I 12 255 94 148 8 5 cương MHCB19MH01 Giáo dục chính trị 2 30 15 13 2 0 MHCB19MH03 Pháp luật 1 15 9 5 1 0 MHCB19MH05 Giáo dục thể chất 1 30 4 24 0 2
  6. Thời gian học tập (giờ) Trong đó Số Thực hành/ Kiểm tra Mã Tên môn học, mô đun tín Tổng thực tập/ MH/MĐ/HP chỉ số Lý thí nghiệm/ thuyết LT TH bài tập/ thảo luận Giáo dục quốc phòng và MHCB19MH07 2 45 21 21 1 2 An ninh MHCB19MH09 Tin học 2 45 15 29 0 1 TA19MH01 Tiếng Anh 4 90 30 56 4 0 Các môn học, mô đun II 49 1170 346 769 24 31 đào tạo nghề bắt buộc Các môn học, mô đun II.1 14 270 135 121 10 4 kỹ thuật cơ sở ATMT19MH01 An toàn vệ sinh lao động 2 30 23 5 2 0 KTĐ19MH1 An toàn điện 2 30 28 0 2 0 KTĐ19MH32 Mạch điện cơ bản 2 30 28 0 2 0 KTĐ19MĐ31 Mạch điện 3 60 28 29 2 1 KTĐ19MĐ66 Vẽ điện chuyên ngành 2 45 14 29 1 1 KTĐ19MĐ15 Khí cụ điện 3 75 14 58 1 2 Các môn học, mô đun II.2 35 900 211 648 14 27 chuyên môn nghề KTĐ19MĐ14 Đo lường điện 3 75 14 58 1 2 KTĐ19MĐ57 Trang bị điện 1 5 120 28 87 2 3 KTĐ19MĐ50 Thực tập điện cơ bản 1 3 75 14 58 1 2 Lắp đặt dây điện trong KTĐ19MĐ24 4 90 28 58 2 2 nhà Lắp đặt thiết bị đo lường KTĐ19MĐ29 4 90 28 58 2 2 điện Lắp đặt thiết bị điện KTĐ19MĐ27 4 90 28 58 2 2 chiếu sáng Lắp đặt thiết bị điện dân KTĐ19MĐ28 4 90 28 58 2 2 dụng Lắp đặt hệ thống điều KTĐ19MĐ25 4 90 28 58 2 2 hòa không khí KTĐ19MĐ55 Thực tập sản xuất 4 180 15 155 0 10 Tổng cộng 61 1425 440 917 32 36 5.2. Chương trình chi tiết môn học:
  7. Thời gian (giờ) Số Thực hành, Nội dung tổng quát Tổng Lý thí nghiệm, Kiểm tra TT số thuyết thảo luận, bài tập LT TH Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm 1 5 1 4 đầu cốt Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm 2 5 1 4 đầu cốt Bài 3: Lắp đặt dây điện trên 3 8 2 6 không (dây treo) Bài 4: Lắp đặt dây cáp không 4 14 6 5 1 2 bọc thép, dây đặt trong máng Bài 5: Lắp đặt hệ thống dây 5 16 6 10 điện nổi dùng ống PVC Bài 6: Lắp đặt hệ thống dây 6 22 8 12 2 điện ngầm Bài 7: Lắp đặt hệ thống dây cáp 7 8 2 6 truyền hình Bài 8: Lắp đặt hệ thống dây 8 12 2 7 1 2 mạng internet và điện thoại Cộng 90 28 54 2 6 6. Điều kiện thực hiện mô đun: 6.1. Phòng học chuyên môn hóa/ phòng xưởng: - Phòng học lắp đặt điện 6.2. Trang thiết bị máy móc: - Máy vi tính, máy chiếu - Đồng hồ VOM - Bộ đồ nghề lắp đặt điện - Thiết bị đóng cắt bảo vệ (Cầu chì, CB…) 6.3. Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: - Giáo trình, giáo án, tài liệu liên quan 6.4. Các điều kiện khác: 7. Nội dung và phương pháp đánh giá: 7.1. Nội dung:
  8. - Về kiến thức: Bài 1,2,3,4,5,6,7,8, - Về kỹ năng: Bài 1,2,3,4,5,6,7,8, - Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Nghiêm túc trong học tập. + Rèn luyện tính kiên nhẫn, chính xác tỉ mỉ trong công việc . 7.2. Phương pháp đánh giá kết thúc mô đun theo một trong các hình thức sau: - Kiểm tra thường xuyên + Số lượng bài: 02 + Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện tại thời điểm bất kỳ trong quá trình học thông qua việc kiểm tra vấn đáp trong giờ học, kiểm tra viết với thời gian làm bài bằng hoặc dưới 30 phút, kiểm tra một số nội dung thực hành, thực tập, chấm điểm bài tập. - Kiểm tra định kỳ: 5 bài kiểm tra, được đánh giá bằng hình thức tự luận/trắc nghiệm; + Số lượng bài: 05 + Cách thức thực hiện: Do giáo viên giảng dạy môn học/mô đun thực hiện theo theo số giờ kiểm tra được quy định trong chương trình môn học ở mục III có thể bằng hình thức kiểm tra viết từ 45 đến 60 phút, chấm điểm bài tập lớn, tiểu luận, làm bài thực hành, thực tập. Giáo viên biên soạn đề kiểm tra lý thuyết kèm đáp án và đề kiểm tra thực hành kèm biểu mẫu đánh giá thực hành theo đúng biểu mẫu qui định, trong đó: Hình thức Stt Bài kiểm tra Nội dung Thời gian kiểm tra 1. Bài kiểm tra số 1 Thực hành Bài 1,2,3, 4 45÷60 phút 2. Bài kiểm tra số 2, Lý thuyết và Bài 5,6 60 phút số 3 Thực hành 3. Bài kiểm tra số 4, Lý thuyết và 60 phút Bài 7, 8 số 5 Thực hành - Thi kết thúc môn học: Thi thực hành  Hình thức thi: tự luận  Thời gian thi: 60 – 120 phút 8. Hướng dẫn thực hiện mô đun: 8.1. Phạm vi áp dụng mô đun: Chương trình mô đun này được sử dụng để giảng dạy nghề Lắp đặt thiết bị điện hệ Cao đẳng. 8.2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Đối với giáo viên, giảng viên: + Thiết kế giáo án theo thể loại lý thuyết hoặc tích hợp hoặc thực hành phù hợp với bài học. Giáo án được soạn theo bài hoặc buổi dạy.
  9. + Tổ chức giảng dạy: (mô tả chia ca, nhóm...). + Thiết kế các phiếu học tập, phiếu thực hành. - Đối với người học: + Tài liệu, dụng cụ học tập, vở ghi đầy đủ + Hoàn thành các bài thực hành kỹ năng + Tổ chức làm việc nhóm, làm việc độc lập + Tuân thủ qui định an toàn, giờ giấc. 8.3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Qui ước trình bày bản vẽ điện, khung tên và nội dung khung tên. - Các ký hiệu qui ước, đường nét qui ước đối với từng ký hiệu. - Nguyên tắc để thiết lập và chuyển đổi qua lại giữa các dạng sơ đồ. - Nguyên tắc đọc, phân tích bản vẽ. 8.4. Tài liệu cần tham khảo: [1] Phan Đăng Khải, Giáo trình kỹ thuật lắp đặt điện, NXB Giáo dục, 2002 [2] Trần Duy Phụng - Thiết kế lắp đặt điện nhà - Nhà xuất bản Đà Nẵng. [3] Nguyễn Công Hiền - Hệ thống cung cấp điện của xí nghiệp, đô thị và nhà cao tầng, NXB Khoa học và kỹ thuật 2007. [4] Trần Thế San, Nguyễn Trọng Thắng - Lắp đặt sửa chữa nâng cấp mạng điện dân dụng, Nhà xuất bản Đà Nẵng.
  10. BÀI 1: ĐẤU NỐI DÂY ĐƠN VÀ LÀM ĐẦU CỐT  GIỚI THIỆU BÀI 1: Bài 1 là bài giới thiệu về đấu nối dây đơn và làm đầu cốt  MỤC TIÊU BÀI 1: - Trình bày được phương pháp nối tiếp và nối rẽ nhánh dây đơn; - Xác định được độ dài dây cần bóc vỏ cách điện, bóc vỏ đạt yêu cầu kỹ thuật, chọn đầu cốt phù hợp đường kính dây; - Nối dây đúng quy trình, mối nối chắc chắn, chịu được lực căng, tiếp xúc điện tốt; - Có thói quen tiết kiệm vật tư kỹ thuật, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 1 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 1 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 1) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 1 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 1 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng lắp đặt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 1 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Trang 1
  11. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có  NỘI DUNG BÀI 1 1. KHÁI NIỆM Nối dây điện là những cách kết nối sợi dây điện trong các hệ thống điện hoặc với các thiết bị điện. Việc nối dây điện phải tuân thủ theo những yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn trong các bước sử dụng. 2. PHƯƠNG PHÁP NỐI a. Nối thẳng (nối hai đoạn dây tạo thành mạch thẳng). -Nối dây dẫn có đường kính nhỏ hơn 3 mm: Các bước thực hiện: +Gọt cách điện hai đầu dây dẫn cần nối khoảng 5 ÷ 6cm, làm vệ sinh sạch sẽ. +Đặt hai đầu dây chéo nhau, xoắn đầu dây này lên dây kia 2 ÷ 3 vòng. +Dùng kìm xoắn tiếp các đầu dây thêm hai đến ba vòng nữa. +Nếu mối nối cần chịu lực nhiều hoặc ở những nơi ẩm ướt dễ bị oxy hoá ta phải hàn thiếc mối nối. Thiếc hàn trên mối nối phải ngấu và bóng láng mới đạt yêu cầu. +Băng cách điện mối nối. -Nối dây dẫn có đường kính lớn hơn 3 mm: Các bước thực hiện: +Gọt cách điện hai đầu dây dẫn cần nối. +Làm vệ sinh và uốn cong hai đầu mút của dây. Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Trang 2
  12. +Đặt hai đầu dây cần nối song song với nhau sau đó dùng đoạn dây có tiết diện khảng 0,5 đến 1 mm2 quấn chặt hai đầu dây dẫn cần nối lại với nhau. +Băng cách điện mối nối. Hình 2.27 -Nối dây có đường kính khác nhau: Các bước thực hiện: +Gọt cách điện hai đầu dây cần nối. +Vệ sinh phần dây đã gọt cách điện +Quấn từ 5 ÷ 6 vòng dây nhỏ lên dây lớn +Dùng kìm bẻ gập đầu dây lớn kẹp chặt dây nhỏ. +Băng cách điện mối nối. Nối rẽ nhánh: -Nối rẽ nhánh dây có đường kính nhỏ hơn 3mm Các bước thực hiện: +Dùng dao gọt cách điện dây chính khoảng 1 đến 2 cm. +Dùng kìm tuốt dây gọt dây rẽ nhánh khoảng 5 cm. +Làm vệ sinh sạch vị trí cần nối dây. +Quấn đầu dây cần rẽ nhánh lên dây chính 5 đến 7 vòng. +Dùng kìm ép chặt đầu dây tránh làm thủng băng cách điện. +Hàn thiếc. +Quấn băng cách điện mối nối. Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Trang 3
  13. -Trường hợp dây có đường kính lớn hơn 3 mm: Các bước thực hiện: +Dùng dao gọt cách điện dây chính khoảng 2 đến 5 cm. +Dùng kìm tuốt dây gọt dây rẽ nhánh khoảng 2 đến 5 cm. +Làm vệ sinh sạch vị trí cần nối dây. +Ta dùng dây dẫn có đường kính nhỏ quấn chặt 2 dây cần nối lại. Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Trang 4
  14.  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 1 1.1. Khái niệm 1.2. Phương pháp nối 1.3. Quy trình lắp nối dây  CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 1 1. Trình bày khái niệm đấu nối dây đơn? 2. Trình bày quy trình nối dây? 3. Trình bày phương pháp nối? Bài 1: Đấu nối dây đơn và làm đầu cốt Trang 5
  15. BÀI 2: ĐẤU NỐI DÂY CÁP VÀ LÀM ĐẦU CỐT  GIỚI THIỆU BÀI 2: Bài 2 là bài giới thiệu về đấu nối dây cáp và làm đầu cốt  MỤC TIÊU BÀI 2: - Trình bày được phương pháp nối dây cáp theo phương pháp nối trực tiếp và phương pháp nối bằng kẹp nối; - Xác định được độ dài cáp cần bóc vỏ cách điện, bóc vỏ đạt yêu cầu kỹ thuật, chọn đầu cốt phù hợp đường kính dây cáp; - Nối dây đúng quy trình, mối nối chắc chắn, chịu được lực căng, tiếp xúc điện tốt; - Có thói quen tiết kiệm vật tư kỹ thuật, bảo quản tốt thiết bị dụng cụ.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 2 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 2 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 2) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 2 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 2 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng lắp đặt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 2 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Trang 6
  16. + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. + Tham gia đầy đủ thời lượng môn học. + Nghiêm túc trong quá trình học tập. - Phương pháp:  Điểm kiểm tra thường xuyên: 1 điểm kiểm tra (hình thức: hỏi miệng)  Kiểm tra định kỳ thực hành: không có  NỘI DUNG BÀI 2 1. KHÁI NIỆM Bản vẽ điện là một trong những phần không thể thiếu trong hoạt động nghề nghiệp của ngành điện nói chung và của người thợ điện công nghiệp nói riêng. Để thực hiện được một bản vẽ thì không thể bỏ qua các công cụ cũng như những qui ước mang tính qui phạm của ngành nghề. Đây là tiền đề tối cần thiết cho việc tiếp thu, thực hiện các bản vẽ theo những tiêu chuẩn hiện hành. 2. PHỤ KIỆN NỐI DÂY * Sơ đồ cấu tạo chung Hình 2.1. Cấu tạo và giản đồ năng lương của bóng đèn sợi đốt a) Dây tóc đèn Hình 2.2.một số loại dây tóc đèn Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Trang 7
  17. Chế tạo từ vật liệu chịu nhiệt ( thường là vonfram, tungsten,… chịu được nhiệt độ rất cao, có khi đến 36500K ). Khi bị nung nóng, sợi đốt chủ yếu phát xạ các tia trong vùng hồng ngoại (1000 µm đến 0.78 µm ) không nhìn thấy được. Dòng điện chạy qua dây tóc làm nóng nó quá trình này làm cho điện trở dây tóc tăng lên và nó lại càng bị đốt nóng cho đến khi nhiệt độ tỏa ra cân bằng với nhiệt độ tản ra không khí. Nhiệt độ càng cao thì phổ ánh sáng càng chuyển về vùng nhìn thấy và màu sắc ánh sáng cũng trắng hơn. Tuy nhiên nhiệt độ cao sẽ lam bay hơi kim loại làm dây tóc nên người ta thường bơm khí trơ (Nitơ, Argon, Kripton ) vào bóng đèn để làm chậm quá trình bay hơi nhưng đồng thời cũng làm tăng tổn thất do các chất khí này dẫn nhiệt. Khi kim loại bay hơi sẽ ngưng đọng trên bề mặt bóng làm nó bị mờ đi. Về cấu tạo, dây tóc có nhiều loại như: b) Vỏ bóng đèn: + Chế tạo bằng thủy tinh có pha chì. + Áp suất khí trơ bơm vào bóng rất thấp để tránh tản nhiệt ra ngoài môi trường. + Để giảm độ chói, mặt trong bóng đèn được phủ lớp bột mờ. c) Đui đèn: Nhiệm vụ đui đèn là nơi tiếp xúc nguồn điện cung cấp cho sợi đốt. + Đui gài B15 hoặc B22 + Đui xoáy E14, E27, E40 d) Đặc điểm: - Ưu điểm: + Nối trực tiếp vào lưới điện mà không cần thiết bị phụ nào. + Kích thước nhỏ + Sử dụng đơn giản, bật sáng ngay + Chỉ số hoàn màu tốt, xấp xỉ bằng 100 + Giá thành rẻ + Tạo màu sắc ấm áp, không nhấp nháy. - Nhược điểm: + Hiệu quả phát sáng rất thấp do năng lượng nhiệt tản ra môi trường lớn. + Quang thông, tuổi thọ của đèn phụ thuộc mạnh vào điện áp nguồn. + Hiện nay không khuyến khích sử dụng trong dân dụng và công nghiệp nhưng vẫn dùng trong chiếu sáng sự cố, chiếu sán an toàn vì nó làm việc được với điện áp thấp. 3. PHƯƠNG PHÁP NỐI 3.1. Mạch một đèn Gồm 1 cầu chì, 1 công tắc ON/OFF, một bóng đèn tròn sợi đốt 25W,75W/ 220V. a. Sơ đồ nguyên lý. Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Trang 8
  18. b. Giải thích nguyên lý hoạt động và vẽ sơ đồ đi dây. 3.2. Mạch 2 đèn mắc song song. Đối với mạch điện mắc song song điều khiển bởi hai công tắc. Trong mạch công suất đèn có thể khác nhau nhưng đèn và các thiết bị khác phải có cùng điện áp định mức. Gồm 1 cầu chì, 1 công tắc ON/OFF, 2 bóng đèn tròn sợi đốt 75W/220V. a. Sơ đồ nguyên lý. b.Giải thích nguyên lý hoạt động và vẽ sơ đồ đi dây. 3.3. Mạch 2 đèn mắc nối tiếp. Trong mạch mắc nối tiếp, cường độ dòng điện qua các đèn đều bằng nhau. Vì vậy khi mắc nối tiếp, hai đèn phải có cùng công suất, cùng điện áp thì đèn sẽ sáng đều. Gồm 1 cầu chì, 1 công tắc ON/OFF, 2 bóng đèn tròn sợi đốt 75W/220V. a. Sơ đồ nguyên lý. b. Giải thích nguyên lý hoạt động và vẽ sơ đồ đi dây. Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Trang 9
  19. 4. QUY TRÌNH NỐI  TÓM TẮT NỘI DUNG BÀI 2 1.1. Khái niệm 1.2. Phụ kiện nối dây 1.3. Quy trình nối  CÂU HỎI CỦNG CỐ BÀI 2 1. Trình bày khái niệm và phụ kiện nối dây? 2. Trình bày quy trình nối dây? 3. Trình bày phương pháp nối? Bài 2: Đấu nối dây cáp và làm đầu cốt Trang 10
  20. BÀI 3: LẮP ĐẶT DÂY ĐIỆN TRÊN KHÔNG  GIỚI THIỆU BÀI 3: Bài 3 là bài giới thiệu về lắp đặt dây điện trên không  MỤC TIÊU BÀI 3: - Trình bày được công dụng của các phụ kiện và phương pháp lắp đặt dây dẫn điện trên không theo hình thức treo; - Nhận dạng, kiểm tra được các phụ kiện, lắp đặt dây đúng quy trình, yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn người và thiết bị; - Có thói quen tuân thủ các quy tắc an toàn điện, tiết kiệm, bảo quản tốt.  PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ HỌC TẬP BÀI 3 - Đối với người dạy: sử dụng phương pháp giảng giảng dạy tích cực (diễn giảng, làm mẫu, vấn đáp, dạy học theo vấn đề); yêu cầu người học thực hiện câu hỏi thảo luận bài 3 (cá nhân hoặc nhóm). - Đối với người học: chủ động đọc trước giáo trình (bài 3) trước buổi học; hoàn thành đầy đủ câu hỏi thảo luận và bài tập tình huống bài 3 theo cá nhân hoặc nhóm và nộp lại cho người dạy đúng thời gian quy định.  ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN BÀI 3 - Phòng học chuyên môn hóa/nhà xưởng: xưởng lắp đặt điện - Trang thiết bị máy móc: Máy chiếu và các thiết bị dạy học khác - Học liệu, dụng cụ, nguyên vật liệu: Chương trình môn học, giáo trình, tài liệu tham khảo, giáo án, phim ảnh, và các tài liệu liên quan. - Các điều kiện khác: Không có  KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ BÀI 3 - Nội dung:  Kiến thức: Kiểm tra và đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kiến thức  Kỹ năng: Đánh giá tất cả nội dung đã nêu trong mục tiêu kĩ năng.  Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Trong quá trình học tập, người học cần: + Nghiên cứu bài trước khi đến lớp + Chuẩn bị đầy đủ tài liệu học tập. Bài 3: Lắp đặt dây điện trên không Trang 11
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0