intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt mạng điện sinh hoạt (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:41

27
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lắp đặt mạng điện sinh hoạt (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" được biên soạn với mục tiêu giúp sinh viên nêu được các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt; nắm được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt mạng điện sinh hoạt; giải thích được các sự cố về điện trong mạng điện sinh hoạt; phát hiện được các hư hỏng trong mạng điện sinh hoạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt mạng điện sinh hoạt (Nghề: Xây dựng - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - Trường Cao đẳng nghề Cần Thơ

  1. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Môđun 24: Lắp đặt mạng điện sinh hoạt được biên soạn thông qua tham khảo và nghiên cứu các tài liệu kỹ thuật chuyên ngành xây dựng và điện, đồng thời dựa trên thực tế thi công, quản lý và giám sát thi công công trình, cũng như phân tích nghề phù hợp với vùng miền, địa phương. Nhằm đáp ứng nhu cầu về kiến thức và kỹ năng cho sinh viên nên cấu trúc chung của chương trình đã được điều chỉnh qua kiểm nghiệm thực tế giảng dạy và mức độ tiếp thu của sinh viên sao cho phù hợp nhất. Đồng thời giáo trình cũng được tính toán mức độ kiến thức giúp được cho sinh viên sau khi ra trường có thể tiếp cận với môi trường làm việc thực tế. Giáo trình MĐ 24 là một trong những khối kiến thức cơ bản và cần thiết đối với chương trình đào tạo nghề chuyên ngành xây dựng. Tác giả xin cám ơn đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến quí báu để biên soạn giáo trình này. Giáo trình này sẽ có rất thiếu sót,rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và người học để giáo trình hoàn thiện hơn. Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 Tác giả 1. Nguyễn Trung Quang 2. Nguyễn Ngọc Đăng Khoa 1
  2. MỤC LỤC TT Tên chương/bài Trang 1 Lời giới thiệu 1 2 Giáo trình mô đun 24: Lắp đặt mạng điện sinh hoạt 3 3 Bài 1. Lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi 4 4 Bài 2. Lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường 6 6 Bài 3. Lắp bảng điện nổi 8 7 Bài 4. Lắp bảng điện ngầm 10 8 Bài 5. Lắp đèn tròn, đèn dài 12 10 Bài 6. Lắp chuông báo 21 11 Bài 7 Lắp quạt treo trần, tường 24 13 Bài 8. Lắp bơm nước 38 14 Tài liệu tham khảo 41 2
  3. GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp Đặt Mạng Điện Sinh Hoạt Mã mô đun: MĐ 24 Thời gian thực hiện mô đun: 45 giờ (Lý thuyết:15 giờ; Thực hành: 26 giờ; Kiểm tra: 4 giờ) I. Vị trí tính chất mô đun : - Vị trí mô đun: Được bố trí học sau khi học xong các môn học chung và mô đun nghề bắt buộc. - Tính chất mô đun: Là mô đun nghề tự chọn có nội dung, kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu của sự thay đổi công nghệ hoặc đặc thù về sử dụng lao động của ngành, vùng, miền. II. Mục tiêu của mô - Mô tả được chất lượng môđun: * Về kiến thức: - Nêu được các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt mạng điện sinh hoạt. - Giải thích được các sự cố về điện trong mạng điện sinh hoạt. - Phát hiện được các hư hỏng trong mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được các bước trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt * Về kỹ năng: - Đọc được bản vẽ mặt bằng bố trí thiết bị điện. - Sử dụng được các dụng cụ đo, lắp các thiết bị điện cơ bản như đèn, quạt.. - Lắp đặt được mạng điện sinh hoạt đạt yêu cầu kỹ thuật. - Đánh giá được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt. - Sử dụng được các dụng cụ thi công an toàn, đúng kỹ thuật. * Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác, trong quá trình thực hiện công việc. - Hợp tác tốt theo nhóm, tổ để thực hiện công việc. - Tuân thủ các quy định về nội quy an toàn về điện. III. Nội dung của module: 3
  4. BÀI 1 LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI TRONG ỐNG NHỰA NỔI Mục tiêu của bài: * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi * Kỹ năng: - Xác định được vị trí đặt dây và thết bị. - Lắp đặt được dây dẫn đi trong ống nhựa nổi đúng yêu cầu kỹ thuật - Sử dụng được đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tổ chức được tổ, nhóm lắp đặt đường dây đảm bảo an toàn. Trước đây, phương pháp này được sử dụng rất thông dụng thay cho những đường dây điện loằng ngoằng, chằng chịt… rất nguy hiểm cho ngườ sử dụng. Phương pháp này sử dụng các ống nhựa tròn hoặc dẹt bọc dây điện và ốp lên tường hoặc trần nhà vừa an toàn lại thẩm mỹ hơn phương pháp đi dây truyền thống. Dây trong kẹp nhựa Đi dây trong phòng 1. Lưu ý khi đi dây nổi:  Cần tính toán vị trí đi dây ở vị trí cao, thích hợp tránh bị ảnh hưởng, va chạm bởi sinh hoạt của con người. Nên lắp dây điện cao tối thiểu 2,5 m so với mặt sàn và mặt bằng làm việc.  Không lắp đường dây nổi ở vị trí ẩm thấp, gần nguồn nước vì rất dễ rò điện…  Dùng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất cao ở những nơi dễ gây cháy nổ như nhà bếp, phòng tắm có bình nóng lạnh…  Đường ống bị dập vỡ cần phải thay thế đường ống mới  Không được đấu tắt trong ống ghen tránh trường hợp chập cháy đường dây vào mùa ẩm. 4
  5. 2.Ưu nhược điểm của đi dây nổi: * Ưu điểm:  Chi phí lắp đặt không quá lớn  Thuận lợi cho sửa chữa điện, khắc phục sự cố  Dễ dàng thay đổi khi có nhu cầu  Lắp đặt sau khi xây nhà cũng được thay vì phải thiết kế trước sơ đồ như đi dây chìm * Nhược điểm: Tính thẩm mĩ chưa được cao so với đi dây ngầm Tốn diện tích không gian nếu bố trí, lắp đặt không hợp lý Bài tập: Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện lắp đặt dây dẫn đi trong ống nhựa nổi ở độ cao 3m, dài 6m, có đi qua cột. 5
  6. BÀI 2 LẮP ĐẶT DÂY DẪN ĐI ÂM TƯỜNG Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Xác định được vị trí đặt dây và thiết bị. - Nêu được các yêu cầu kỹ thuật lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. - Trình bày được các bước trong lắp đặt dây dẫn đi ngầm trong tường. * Kỹ năng: - Sử dụng được các dụng cụ đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đặt mạng điện sinh hoạt - Lắp đặt được dây dẫn đi ngầm trong tường đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện, an toàn khi sử dụng máy cắt. - Hợp tác tốt với nhóm, tổ để thực hiện công việc. Phương pháp này sử dụng các đường ống dẫn và chôn xuống đất hoặc trong tường nhà. Vì vậy, hệ thống điện được lắp đặt ngay từ lúc bắt đầu xây nhà. 1. Lưu ý khi đi dây điện ngầm trong nhà: Không lắp đặt tùy tiện nếu không có kiến thức về đấu nối mạch điện Không lắp đường dây điện chung ống với đường dẫn internet , dây cáp tivi… vì có thể làm nhiễu cho các thiết bị Lắp đặt đường dây ngầm phải có ống bảo vệ. Tránh đặt trong ống thông hơi Tránh nối tắt điện ở các đường trục chính Nên lựa chọn ống bảo vệ bằng vật liệu chống cháy nổ, thấm nước Tính toán phần dây điện dự trữ để sử dụng về sau nếu có sự cố Không đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rãnh chôn quá 1/3 bề dày tường Tuyệt đối không đặt dây dẫn dọc mái nhà hoặc chôn trực tiếp dưới lớp đất ngoài nhà. 6
  7. 2. Ưu nhược điểm của đi dây chìm * Ưu điểm: Tiết kiệm không gian, tăng tính thẩm mỹ Không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài Tính an toàn khá cao * Nhược điểm: Chi phí lắp đặt cao Phải thiết kế sơ đồ lắp đặt trước khi xây nhà Khó khăn hơn trong việc sửa chữa, khắc phục sự cố Đi ống sau khi hoàn thiện và sửa chữa ổ điện âm tường Bài tập: Mỗi nhóm 04 sinh viên thực hiện cắt rãnh tường ở độ cao 1m8, dài 0,5m, lắp đặt ruột gà và tiến hành luồng dây điện vào; Sau khi thực hiện xong, tiến hành dùng vữa xi măng trát kín lại. 7
  8. BÀI 3 LẮP BẢNG ĐIỆN NỔI Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật các thiết bị trên bảng điện nổi. - Liệt kê được các thiết bị lắp trên bảng điện. - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự lắp bảng điện nổi. * Kỹ năng: - Xác định được ví trí đặt các thiết bị điện trên bảng điện. - Chọn được các thiết bị đúng yêu cầu . - Lắp đặt được bảng điện nổi bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. - Đánh giá được độ bền của các thiết bị lắp trên bảng điện. - Sử dụng được các dụng cụ điện, khoan bê tông để thực hiện công việc. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Yêu cầu kỹ thuật: -Bảng điện nổi được lắp phải thỏa các yêu cầu sau: +Đúng với nguyên lý yêu cầu thiết kế của mạch điện. +Bố trí các khí cụ đện ngay ngắn,hợp lý và thẩm mỹ. +Đấu các đầu dây,mối nối đảm bảo tiếp xúc tốt với thiết bị. +Bố trí dây dẫn gọn gàng cách điện tốt với các mối nối 2. Lấy dấu vị trí đặt công tắc ,ổ cắm trên bảng điện: a. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị: Dụng cụ:Kìm cắt dây, Kìm tuốt dây, Khoan tay, Dao, Tua vít, Bút thử điện.. Vật liệu và thiết bị: Bảng điện, Công tắc, ổ cắm, cầu chì, dây dẫn điện, giấy ráp, băng cách điện, Bóng đèn và đui đèn.. b. Nội dung và trình tự thực hiện: - Tìm hiểu về chức năng của bảng điện 8
  9. - Bảng điện chính; Bảng điện nhánh; - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện Bảng điện gồm 2 cầu chì 1 ổ cắm điện 1 công tắc điều khiển một bóng đèn a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lý b/ Sơ đồ lắp đặt mạch điện Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện Vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện Phương pháp lắp đặt dây dẫn: Lắp đặt nổi - Lắp mạch điện bảng điện Qui trình lắp mạch điện bảng điện +Bố trí thiết bị trên bảng điện. +Vạch dấu các lỗ khoan. + Khoan + Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện. + Lắp thiết bị điện vào bảng điện + Kiểm tra - Lắp thiết bị lên bảng. - Đấu dây các thiết bị. -Cố định bảng lên tường. -Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. 9
  10. BÀI 4 LẮP BẢNG ĐIỆN NGẦM Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Nêu được yêu cầu kỹ thuật các thiết bị trên bảng điện ngầm. - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự lắp bảng điện ngầm. * Kỹ năng: - Liệt kê được các thiết bị lắp trên bảng điện . - Xác định được vị trí đặt các thiết bị trên bảng điện. - Chọn được các thiết bị đúng yêu cầu . - Lắp đặt được bảng điện ngầm bảo đảm yêu cầu kỹ thuật. - Đánh giá được độ bền của các thiết bị lắp trên bảng điện. - Sử dụng được các dụng cụ đồng hồ đo điện, khoan bê tông để thực hiện công việc. *Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. Qui trình lắp bảng điện ngầm cũng tương tự như lắp bảng điện nổi chỉ khác là bảng điện ngầm được âm vào trong tường để tạo tính thẩm mỹ cho công trình . 1. Yêu cầu kỹ thuật: -Bảng điện nổi được lắp phải thỏa các yêu cầu sau: +Đúng với nguyên lý yêu cầu thiết kế của mạch điện. +Bố trí các khí cụ đện ngay ngắn,hợp lý và thẩm mỹ. +Đấu các đầu dây,mối nối đảm bảo tiếp xúc tốt với thiết bị. +Bố trí dây dẫn gọn gàng cách điện tốt với các mối nối 2. Lấy dấu vị trí đặt công tắc ,ổ cắm trên bảng điện: a. Dụng cụ, vật liệu và thiết bị: Dụng cụ:Kìm cắt dây, Kìm tuốt dây, Khoan tay, Dao, Tua vít, Bút thử điện.. Vật liệu và thiết bị: Bảng điện, Công tắc, ổ cắm, cầu chì, dây dẫn điện, giấy ráp, băng cách điện, Bóng đèn và đui đèn.. b. Nội dung và trình tự thực hiện: - Tìm hiểu về chức năng của bảng điện 10
  11. - Bảng điện chính - Bảng điện nhánh - Vẽ sơ đồ lắp đặt mạch điện bảng điện Bảng điện gồm 2 cầu chì 1 ổ cắm điện 1 công tắc điều khiển một bóng đèn a/ Tìm hiểu sơ đồ nguyên lí b/ Sơ đồ lắp đặt mạch điện Mục đích sử dụng, vị trí lắp đặt bảng điện Vị trí, cách lắp đặt của các phần tử của mạch điện Phương pháp lắp đặt dây dẫn: Lắp đặt nổi - Lắp mạch điện bảng điện Qui trình lắp mạch điện bảng điện +Bố trí thiết bị trên bảng điện. +Vạch dấu các lỗ khoan. + Khoan + Nối dây các thiết bị điện trên bảng điện. + Lắp thiết bị điện vào bảng điện + Kiểm tra - Lắp thiết bị lên bảng. - Đấu dây các thiết bị. -Cố định bảng lên tường. -Kiểm tra và hoàn thiện sản phẩm. Bài tập: Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện lắp 01 bảng điện nổi và 01 bảng điện ngầm gồm: 01 CP, 01 công tắc, 01 ổ ghim. 11
  12. BÀI 5 LẮP ĐÈN TRÒN, ĐÈN DÀI 5.1. LẮP ĐÈN TRÒN Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự lắp đặt. * Kỹ năng: - Xác định được vị trí lắp đèn. - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đèn. - Lắp đèn đạt yêu cầu kỹ thuật. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Mục tiêu - Lập được quy trình lắp đặt bóng đèn tròn - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công - Lắp đặt được bóng đèn tròn đúng yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra và đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi lắp đặt. - Sửa chữa và khắc phục được các dạng sai hỏng khi lắp đặt. - Thực hiện tốt nội quy, an toàn lao động và tác phong công nghiệp 2. Nội dung Trình tự thao tác - Đọc bản vẽ sơ đồ thi công - Xác định vị trí cần lắp bóng đèn trên tường. Lắp đuôi đèn 2.1. Lý thuyết liên quan: - Đặt đuôi đèn lên vị trí đã vạch dấu, dùng bút chì đánh dấu các lỗ bắt vít sao cho cân bằng, không xiên, xẹo. - Dùng khoan bê tông khoan vào vị trí đã đánh dấu trên tường. - Đưa vít nở vào lỗ vừa khoan. - Đấu đầu dây ra vào đuôi đèn. - Gá đuôi đèn lên tường, vặn vít xoắn cố định đui đèn lên tường. 12
  13. Đuôi đèn 2.2. Trình tự thao tác: Khoan lỗ lên tường vào Đóng vít nở vào tường. Đấu dây nguồn vào đui đèn vị trí đã đánh dấu - Gá đui đèn lên tường, xoay đui đèn vào vị trí hợp lý - Dùng tuốc nơ vít vặn vít xoắn cố định đui đèn lên tường. 3. Lắp bóng đèn 3.1. Cấu tạo của bóng đèn: Gồm 3 bộ phận chính: Sơi đốt, bóng thủy tinh và đuôi đèn Sợi đốt bóng Đui đèn Cấu tạo của bóng đèn tròn 13
  14. - Sợi đốt (dây tóc). Sợi đốt Thường làm bằng Vonfram, vì vonfram chịu được đốt nóng ở nhiệt độ cao. Nó có dạng lò xo xoắn, khi ở nhiệt độ cao sợi đốt thực hiện biến đổi điện năng thành quang năng Dây tóc - Bóng thủy tinh: Làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Kích cỡ bóng có nhiều loại khác nhau tương ứng với công xuất của từng loại bóng. Bóng được bơm khí trơ vào bóng để tăng tuổi thọ cho dây tóc. - Đuôi đèn: Làm bằng đồng hoặc sắt tráng kẽm được gắn chặt với bóng thuỷ tinh. Đuôi đèn có hai loại: Đuôi xoáy, đuôi ngạnh. Với bóng ngạnh: dòng điện đi vào từ hai cực tiếp xúc ở phía dưới đuôi đèn. Với bóng xoáy: dòng điện đi vào từ hai cực tiếp xúc, một cực phía dưới đuôi đèn, một cực là phần xoáy của đuôi đèn Các loại bóng đèn: loại đuôi vặn và loại đuôi gài 14
  15. Hai cực tiếp xúc b. Nguyên lý làm việc của bóng đèn: Đặt điện áp vào 2 cực tiếp xúc của bóng đèn khi đó theo định luật ôm sẽ xuất hiện dòng điện chạy trên dây tóc bóng đèn, dòng điện chạy trên dây tóc, dây tóc sinh nhiệt nóng đến nhiệt độ cao và dây tóc đèn phát sáng. c. Đặc điểm Bóng đèn có ưu điểm: - Đèn sử dụng được với cả dòng xoay chiều và một chiều. - Rẻ tiền, kích thước nhỏ, bố trí đơn giản - Bật sáng ngay, sử dụng dễ dàng. Bên cạnh đó thì bóng đèn còn có nhược điểm: - Dễ chói mắt cần có chụp để đỡ chói. - Bị ảnh hưởng nhiều khi điện áp thay đổi 3.2. Trình tự thao tác - Chọn bóng cho phù hợp với từng loại đui đèn ( kiểu xoắn ốc hoặc kiểu ngạnh) - Quá trình lắp phải cẩn thận, nhẹ nhàng, không bóp chặt bóng hoặc ấn quá mạnh dễ làm bể bóng gây mất an toàn cho người và thiết bị - Đối với bóng đèn đui ngạnh lúc lắp bóng vào đui thì phải ấn đuôi bóng vào trong đui và xoay nhẹ sao cho ngạnh của bóng khớp vào ngạnh của đui đèn để các điểm tiếp xúc giữa bóng và đui được tốt - Đối với bóng đèn đui vặn thì lúc lắp bóng ta đưa đuôi bóng vào trong đui và vặn nhẹ theo chiều từ trái sang phải để ren ở đui bóng ăn vào ren của đui đèn cho đến khi bóng đẵ chắc chắn được gắn trên đui và các điểm tiếp xúc giữa bóng và đui được tốt nhất. 15
  16. 4. Tóm tắt quy trình thực hiện: Dụng cụ, Tên các bước Yêu cầu kỹ Các chú ý về an toàn TT thiết bị, vật công việc thuật lao động tư - Cẩn thận - Bản vẽ sơ - Đúng vị trí Xác định vị trí - Chính xác 1 đồ điện - Đúng chủng lắp đèn tròn - Vị trí làm việc đảm - Bút chì loại bảo an toàn - Kìm - Sử dụng các dụng cụ - Đúng vị trí - Tuốc nơ vít hợp lý, chính xác 2 Lắp đui đèn - Cân đối - Kìm cắt - Các điểm nối đảm - Chắc chắn - Đui đèn bảo tiếp xúc tốt - Đảm bảo - Sử dụng các dụng cụ - Bóng đèn chắc chắn cân hợp lý, chính xác 3 Lắp bóng đèn tròn đối, - Đảm bảo an toàn khi - Tiếp xúc tốt làm việc trên cao 5.2. LẮP ĐÈN HUỲNH QUANG Mục tiêu của bài * Kiến thức: - Đọc được bản vẽ sơ đồ mạng điện sinh hoạt. - Trình bày được trình tự lắp đặt. * Kỹ năng: - Xác định được vị trí lắp đèn. - Kiểm tra được chất lượng các loại vật liệu và thiết bị sử dụng trong lắp đèn. - Lắp đèn đạt yêu cầu kỹ thuật. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Cẩn thận , chính xác. - Tuân thủ các quy định an toàn về điện. 1. Mục tiêu: - Lập được quy trình lắp đặt đèn huỳnh quang - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, vật tư, thiết bị để lắp đặt - Sử dụng thành thạo đồng hồ đo điện và máy khoan bê tông dùng trong thi công - Lắp đặt được đèn huỳnh quang đúng yêu cầu kỹ thuật - Kiểm tra và đánh giá được chất lượng sản phẩm sau khi lắp đặt. - Sửa chữa và khắc phục được các dạng sai hỏng khi lắp đặt. - Thực hiện tốt nội quy, an toàn lao động và tác phong công nghiệp 16
  17. 2. Nội dung: 2.1. Sơ đồ nguyên lý Bộ đèn huỳnh quang gồm: Bóng đèn, chấn lưu, tắc te (con chuột), đui đèn, máng đèn Hình ảnh chấn lưu Hình ảnh tắc te (con chuột) 2.2. Nguyên lý làm việc của tắc te: Khi đóng mạch điện toàn bộ điện áp đặt vào 2 đầu của tắc te nên xảy ra phóng điện trong tắc te. Thanh lưỡng kim của tắc te biến dạng do nhiệt độ và tiếp xúc với điện cực kia, dòng điện chạy qua tắc te và đốt nóng các điện cực của đèn. Sau khi xảy ra hồ quang giữa các điện cực của tắc te thanh lương kim nguội đi và “ mở mạch”, hở mạch dẫn đến việc tạo nên quá điện áp cảm ứng (do chấn lưu) làm đèn thắp sáng. Khi lắp đèn huỳnh quang cần chú ý chấn lưu, tắc te… phải phù hợp với công suất đèn, nếu không đèn không sáng, thậm chí còn cháy đèn và các phụ kiện. 2.3. Trình tự thao tác 2.3.1. Sơ đồ lắp đặt mạch đèn huỳnh quang Nguồn Đui Chấn lưu Đui đèn đèn Sơ đồ lắp mạch đèn huỳnh quang Stater 17
  18. 2.3.2. Các bước thực hiện - Lắp tắc te vào ổ - Đấu dây từ chấn lưu đến tắc te - Lắp 2 đuôi đèn vào 2 đầu của máng đèn 4. Cố định máng đèn vào vị trí đã xác định 4.1. Lý thuyết liên quan: Sau khi đã xác định vị trí đặt đèn ở bước 2, chúng ta dùng máy khoan khoan 2 lổ trên tường, đóng vít nở vào 2 lổ vừa khoan rồi lắp máng đèn ngay ngắn sát tường, dùng tuôc nơ vít vặn 2 vít để cố định máng đèn đảm bảo chắc chắn và ngang bằng 4.2. Trình tự thao tác - Khoan lỗ vào vị trí đã xác định 18
  19. - Đặt vít nở vào vị trí đã khoan - Vặn vít vào nở - Gá máng đèn lên tườn theo vị trí đã xác định - Xiết chặt vít vào máng đèn và tường, trần nhà 5. Lắp bóng đèn 5.1. Lý thuyết liên quan Bóng đèn huỳnh quang gồm một ống thủy tinh, mặt trong được phủ một lớp mỏng chất huỳnh quang. Hai đầu ống bịt kín, bên trong rút hết không khí và có nạp một lượng nhỏ khí agon và thủy ngân. Các loại bóng đèn huỳnh quang - Một số lưu ý trong quá trình lắp bóng: - Vị trí đứng láp đảm bảo chắc chắn, an toàn - Ngàm tiếp xúc giữa đui và bóng chính xác, tiếp xúc tốt 5.2. Trình tự thao tác - Lắp bóng vào đầu đui thứ nhất - Lắp bóng vào đầu đui thứ 2 - Xoay bóng vào ngàm Bóng đèn sau khi lắp hoàn chỉnh 19
  20. 6. Tóm tắt trình tự thực hiện TT Tên các bước Dụng cụ, thiết Yêu cầu kỹ Các chú ý về an công việc bị, vật tư thuật toàn lao động 1 Xác định vị - Bản vẽ sơ đồ - Đúng vị trí - Cẩn thận trí lắp đèn điện - Đúng chủng - Chính xác huỳnh quang - Bút chì loại - Vị trí làm việc đảm bảo an toàn 2 Đấu lắp đui - Kìm - Đúng vị trí - Sử dụng các dụng đèn, tắc te - Tuốc nơ vít - Cân đối cụ hợp lý, chính xác - Kìm cắt - Chắc chắn - Các điểm nối đảm - Đui đèn, tắc te bảo tiếp xúc tốt 3 Cố định máng - Máng đèn - Đảm bảo - Sử dụng các dụng đèn vào vị trí - Khoan điện chắc chắn cân cụ hợp lý, chính xác đã xác định - Đinh vít nở đối, - Đảm bảo an toàn - Tuốc nơ vít khi làm việc trên cao 4 Lắp bóng đèn Bóng đèn huynh - Cẩn thận, - Sử dụng các dụng quang chính xác cụ hợp lý, chính xác - tiếp xúc tốt - Đảm bảo an toàn cả 2 đầu khi làm việc trên cao Bài tập: Mỗi nhóm 02 sinh viên thực hiện lắp đặt 01 đèn tròn/dài ở độ cao 2m2; sau đó lắp vào công tắc trên bảng điện nổi (ở bài tập trước); 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2