intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Chia sẻ: Chuheo Dethuong25 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:89

46
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện cung cấp cho người học những kiến thức như: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng; Lắp đặt mạng điện công nghiệp; Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện (Nghề: Điện dân dụng) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

  1. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG LÀO CAI GIÁO TRÌNH MÔĐUN: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN NGHỀ: ĐIỆN DÂN DỤNG TRÌNH ĐỘ: TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-CĐLC ngày tháng....năm của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Lào Cai Lào Cai, năm 2020
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiểu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm
  3. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện MỤC LỤC Lời nói đầu 1 Giáo trình mô đun 1 Bài 1: Lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng 3 1. Các phương thức đi dây 3 2. Các kích thước trong lắp đặt điện và lựa chọn dây dẫn. 6 3. Một số mạch điện cơ bản. 18 4. Các bài tập ứng dụng. 30 Bài 2: Lắp đặt mạng điện công nghiệp 36 1. Khái niệm chung về mạng điện công nghiệp. 36 2. Các phương pháp lắp đặt cáp. 38 3. Lắp đặt máy phát điện 60 4. Lắp đặt tủ điều khiển và phân phối. 63 Bài 3: Lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét 70 1. Khái niệm về nối đất và chống sét trong hệ thống công nghiệp. 70 2. Lắp đặt hệ thống nối đất. 72 3. Lắp đặt hệ thống chống sét. 77 Tài liệu tham khảo 84
  4. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện LỜI NÓI ĐẦU Giáo trình lắp đặt hệ thống cung cấp điện được viết dựa vào chương trình mô đun Lắp đặt hệ thống cung cấp điện của hệ đào tạo trung cấp nghề điện dân dụng . Nội dung giáo trình đã đảm bảo được đúng yêu cầu mà chương trình đặt ra gồm 3 bài: BÀI 1: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG. BÀI 2: LẮP ĐẶT MẠNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP. BÀI 3: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG NỐI ĐẤT VÀ CHỐNG SÉT. Giáo trình này dùng làm tài liệu giảng dạy và học tập cho giáo viên và học sinh bậc hệ trung cấp nghề điện dân dụng . Trong quá trình biên soạn mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song khó tránh khỏi những sai sót, nhầm lẫn và khiếm khuyết. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý đồng nghiệp và các bạn Học sinh - Sinh viên trong toàn Trường để Giáo trình ngày càng hoàn thiện hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về theo địa chỉ: Văn phòng Khoa Điện-Điện tử, Trường Cao đẳng Lào cai; E-mail: Khoadiencdnlc@gmail.com Tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, cảm ơn Khoa Điện-Điện tử, Trường Cao đẳng Lào cai đã tạo điều kiện và giúp đỡ cho tôi hoàn thành quyển sách này. Lào Cai, ngày 18 tháng 05 năm 2020 Tham gia biên soạn Chủ Biên: Ngô Đức Hiếu 1
  5. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt hệ thống cung cấp điện Mã mô đun: MĐ 15 Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các mô đun/môn học Mạch điện, Đo lường điện, Vật liệu điện, Khí cụ điện, An toàn lao động, Thiết bị điện gia dụng và Cung cấp điện. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn bắt buộc. Mục tiêu mô đun: * Kiến thức: - Nắm được các kiến thức cơ bản về lắp đặt chiếu sáng, lắp đặt mạng điện công nghiệp, lắp đặt hệ thống nối đất và chống sét. - Biết thiết kế kỹ thuật, từ đó thi công được các mạng điện cung cấp đơn giản. * Kỹ năng: - Lắp đặt được các công trình điện công nghiệp, các mạch điện chiếu sáng cơ bản, hệ thống nối đất và chống sét. - Kiểm tra và vận hành mạch đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. - Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. * Năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, có ý thức kỷ luật và tác phong công nghiệp. - Đảm bảo an toàn, tiết kiệm trong học tập . - Yêu nghề, có ý thức tự học, tìm hiểu nâng cao trình độ tay nghề. 2
  6. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện - Có khả năng làm việc độc lập và làm việc theo nhóm đảm bảo giải quyết tốt công việc được giao. - Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và tư duy khoa học trong công việc. BÀI 1. LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN CHIẾU SÁNG * Mục tiêu: - Mô tả được các yêu cầu của mạng điện chiếu sáng theo nội dung bài đã học. - Lắp đặt được mạng điện chiếu sáng theo sơ đồ cho sẵn. - Thực hiện được các mạch chiếu sáng đạt yêu cầu kỹ thuật. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Phần 1: KIẾN THỨC LÝ THUYẾT 1. Các phương thức đi dây. Có hai phương pháp đi dây căn bản: 1.1. Đi dây nổi. Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa hoặc nẹp nhựa và được cố định trên tường, trần nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây như VCm, VCmd, VC là thích hợp cho cách đi dây nổi. Trước đây, lắp điện kiểu này thường xấu và làm rối mắt. Hiện nay, việc lắp dây điện nổi rất gọn, do đường dây và các phụ kiện kèm theo đẹp, tiện ích. Cách lắp này có ưu điểm là dễ kiểm tra đường dây, công lắp đặt thấp và có thể không cần thiết kế trước khi xây nhà. Tuy nhiên bạn cần lưu ý tại những nơi có nguy cơ cháy nổ như bếp, nhà tắm (có lắp bình nóng lạnh), sử dụng dây điện có vỏ bọc bằng vật liệu chống cháy, chịu được công suất tối đa. Đặt dây nổi là hình thức đi dây trên bề mặt tường, trần, xà, dầm nói chung là nổi trên bề mặt kiến trúc. Để dây dẫn được bảo vệ và đảm bảo mỹ quan, người ta luồn dây vào trong ống. Ống luồn dây có thể là nhựa hoặc kim loại (ngày nay sử dụng ống nhựa tổng hợp là chủ yếu). Ống có mặt cắt tròn hoặc vuông, máng có dạng vuông hoặc chữ 3
  7. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện nhật. Các ống hình vuông hoặc chữ nhật được chế tạo thành hai khối: Thân và nắp để tiện lợi cho quá trình ghim và lắp đặt. Nắp Hình 1.Mặt cắt máng đi dây làm bằng nhựa hình chữ Tuỳ theo nhật điều kiện môi trường và tính chất sử dụng mạng điện mà chọn loại ống hoặc máng cho phù hợp. Khi đặt dây nổi có luồn ống cần chú ý các yêu cầu công nghệ sau: + Các ống phải được ghim chặt, đảm bảo vuông, nằm ngang hoặc thẳng đứng. + Trong ống nên tránh có mối nối, nếu có chỗ nối thì đặt trong hộp nối dây riêng. Hộp nối dây Hộp phân nhánh + Khi lắp nắp cần tránh làm sây xước dây hoặc gây dập vỏ cách điện dây dẫn. + Số lượng dây luồn trong ống có tổng tiết diện (kể cả vỏ bọc cách điện) không quá 40% tiết diện bên trong của ống hoặc máng. + Nơi uốn góc cong thường thì bán kính khung góc không được nhỏ hơn 6-10 lần đường kính của ống (thông thường ống góc được chế tạo sẵn với kích thước phù hợp đường kính từng loại ống). Có thể dùng thiết bị uốn cong để uốn. + Với ống là kim loại, cần phải có dây tiếp đất cho ống, và chỗ nối ống phải có dây trần nối tắt (như hình vẽ mô tả) 4
  8. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện Dây nối trần Ống luồn dây Đai ốc Ống nối 1.2. Đi dây âm tường, âm trần, âm sàn. Dây và cáp điện được luồn trong các ống nhựa (ống trơn khi đi thẳng, ống ruột gà khi chuyển hướng) đặt âm trong tường, trần hoặc sàn nhà. Số lượng dây trong ống cần xem xét sao cho đừng quá chật để có thể rút dây, luồn dây khi cần thiết sửa chữa thay thế. Các loại dây điện như VC, CV, CVV là thích hợp cho cách đi dây âm. Mắc kiểu này có ưu điểm là đẹp, sang trọng, gọn gàng nhưng công lắp đặt cao, phải có thiết kế, tính toán đường dây đi cũng như toàn bộ linh kiện, dây dẫn đi chìm phải bảo đảm an toàn. Chúng ta cần chú ý không đặt dây dẫn, cáp điện không có vỏ bọc bảo vệ ngầm trực tiếp trong hoặc dưới các lớp vữa trát tường, trần nhà, những chỗ có thể đóng đinh hoặc khoan lỗ. Không được đặt đường dây điện ngầm trong tường chịu lực khi bề sâu rónh chụn quỏ 1/3 bề dày tường. Không được đặt dây dẫn và cáp điện trong ống thông hơi. Cấm đặt dây dẫn dọc mái nhà ở cũng như chôn trực tiếp dưới lớp đất ở ngoài nhà. Dây đi xuyên tường vào nhà phải luồn ống cách điện không cháy và phải tránh nước đọng trên đường dây. Đặt dây dẫn ngầm trong tường hoặc trong trần là phương pháp được áp dụng thông dụng hiện nay đối với nhà ở hoặc công trình công cộng… Nói chung ở những nơi cần thẩm mỹ cao, độ an toàn lớn. Đặt ngầm là hình thức đặt dây dẫn trong ống và được chôn ngầm trong cốt xây dựng trước khi trát áo, hoặc phủ, lát. Yêu cầu công nghệ khi đặt ngầm: + Theo bản vẽ thiết kế, định vị trí lắp đặt dây dẫn và thiết bị. Ống luồn dây phải được đặt trước khi trát lớp áo ngoài của kiến trúc xây dựng. + Ống luồn dây có thể là ống kim loại hoặc ống nhựa, được ghim chặt trong cốt tường trước khi luồn dây. 5
  9. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện + Không có mối nối hoặc vị trí uốn cong giữa hai hộp nối dây. Đặt ống sao cho tiện lợi khi luồn dây. + Các đường dây có nguồn điện áp khác nhau, không luồn chung cùng một ống. + Ống bằng thép phải được nối đất để đảm bảo an toàn. + Số sợi dây luồn trong một ống có tổng tiết diện (kể cả lớp bọc cách điện) không vượt quá 40% tiết diện lỗ ống nếu không sẽ khó khăn khi kéo dây. 2. Các kích thước trong lắp đặt điện và lựa chọn dây dẫn 2.1. Các kích thước trong lắp đặt điện a) Công tắc đèn nên bố trí ở độ cao 1,2  1,5 m trên tường so với sàn nhà. b) Ổ cắm điện nên bố trí cách nền hoặc sàn 0,3 m để tránh ẩm và đỡ vướng khi cắm điện cho các thiết bị di động. c) Các khí cụ điện như cầu dao, cầu chì, áp tô mát phụ thuộc vào chiều cao của bảng điện, của tủ điện chiếu sáng. Thông thường bảng điện nổi lắp ở độ cao 1,5-1,6 m. còn đối với bảng điện chìm mắc như sau: a) b) c) Chiều cao các bảng điện chìm a) Bảng điện tổng b) Bảng điện công tắc c)Bảng điện ổ cắm 6
  10. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện + Bảng điện tổng chứa các thiết bị đóng cắt và bảo vệ như các loại áp tô mát 3 pha, 2 pha hoặc 1 pha. Bảng điện tổng đặt ở vị trí cao nhất, dễ sử dụng nhất khi sự cố xảy ra, chiều cao của bảng điện tổng khoảng 1,4 – 1,5m so với mặt sàn. + Bảng điện công tắc chứa các loại công tắc điều khiển cho đèn, quạt,... Các bảng điện công tắc thường đặt cao khoảng 1,2 - 1,3m so với mặt sàn. + Bảng điện ổ cắm chứa các ổ cắm để thực hiện cấp nguồn cho các phụ tải phát sinh bên ngoài như tivi, tủ lạnh, quạt bàn,... Các bảng điện ổ cắm thường đặt ở dưới thấp để tránh vướng dây khi cắm các phụ tải phát sinh vào, nhưng cũng không đặt sát sàn nhà để tránh ẩm ướt do môi trường độ ẩm cao. Thông thường độ cao của bảng điên ổ cắm là 0,3m so với mặt sàn. d) Độ cao của bóng đèn: H = h – h1 – h2 (1) h1 h H h2 h là độ cao của nhà, xưởng,…. h 1 là ,khoảng cách từ trần đến bong đèn, thường h 1 = 0,5  0,7 m h 2 độ cao mặt bàn làm việc, thường 0,7  0,9 m. 2.2. Lựa chọn dây dẫn Chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo dòng điện phát nóng lâu dài cho phép Icp. Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp, áp dụng cho lưới hạ áp đô thị, công nghiệp và sinh hoạt 7
  11. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện 2.2.1.Công thức và bảng để xác định tiết diện dây dẫn và giá trị tổn thất điện áp trên đường dây trên không điện áp tới 1000v Tổn thất điện áp cực đại tính theo phần trăm ( U % ) trên đoạn đường dây nối từ máy biến áp tới thiết bị tiêu thụ điện xa nhất không được vượt quá 4% đến 6%.Việc xác định tiết diện dây đồng và dây nhôm trần của đường dây trên không tới 1kV được tiến hành theo công thức. M F= [mm 2] (2) C. U% Trong đó: F-tiết diện dây dẫn , mm2 M: Mô men phụ tải , kw.m M= PL (tích của phụ tải – kw với chiều dài đường dây –m ) C – hệ số ( xem bảng 1 -2) U -tổn thất điện áp , %. Ví dụ: Xác định tiết diện dây dẫn của đường dây trên không ba pha bốn dây , dùng dây nhôm điện áp 400/230 V có chiều dài l = 200m. Phụ tải của đường dây P = 15kw , cos  = 1. Tổn thất điện áp cho phép Ucp% =4%. Tính mô men phụ tải M = Pl = 15.200 = 3000 k w.m. Xác định tiết diện dây dẫn mỗi pha : M 3000 F   15mm 2 C.U % 50.4 Chọn dây nhôm có tiết diện chuẩn 16 mm2 mã hiệu A16 là tiết diện gần nhất với tiết diện tính toàn và là tiết diện dây nhỏ nhất theo quy trình trang bị điện cho phép đối với dây nhôm ở cấp điện áp 0,4 Kv theo độ bề cơ học. Kiểm tra lại tổn thất điện áp : M 3000 U %    3,85%U CP  4% C .F 50.16 Tiết diện dây dẩn chọn thỏa mãn yêu cầu . Trong trường hợp cần xác định tiết diện dây dẫn của đường dây có một vài phụ tải phân bố dọc theo đường dây, ta xác định mô men phụ tải theo công thức M = P1l1 + P2l2 +P3 l3 +… Trong đó : P1,P2,P3,….- các phụ tải, k W l1,l2,l3 ……- độ dài các đoạn đư Thay giá trị M tính được vào công thức đã nêu trên. 8
  12. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện Tiết diện dây được chọn theo tổn thất điện áp cần phải kiểm tra về đốt nóng theo phụ lục của giáo trình cung cấp điện. Bảng 1.2 Giá trị hệ số C để xác định tổn thất điện áp trên đường dây dùng dây đồng (M) và dây nhôm (A).s 2.2.2. Lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp theo dòng điện phát nóng lâu dài cho phép Icp. Theo phương pháp này, tiết diện dây dẫn phải chọn sao cho thoả mãn điều kiện: k1.k2.Icp ≥ Itt [A] (18) Trong đó: k1 - Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến sự chênh lệch giữa nhiệt độ môi trường chế tạo và nhiệt độ môi trường sử dụng dây dẫn, tra sổ tay. k2 - Hệ số hiệu chỉnh nhiệt độ, kể đến số lượng dây hoặc cáp đi chung 1 ống (hoặc 1 rãnh). 9
  13. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện Icp - Dòng điện phát nóng lâu dài cho phép của dây ứng với tiết diện cần chọn, nhà chế tạo cho, tra sổ tay. Chọn dây dẫn theo phương pháp này cũng kiểm tra điều kiện như 2 phương pháp trên (phương pháp theo Jkt và ΔU cp ). Ngoài ra, vì đây là lưới hạ áp nên phải kiểm tra dây dẫn đã chọn theo điều kiện kết hợp với thiết bị bảo vệ. I dc k1.k2.Icp ≥ [A] (19) α - Với mạng động lực:  = 3 - Với mạng chiếu sáng sinh hoạt:  = 0,8 * Nếu dây dẫn + thiết bị bảo vệ là Áptômát: 1,25I dmATM k1.k2.Icp ≥ [A] (20) 1,5 * Nếu dây dẫn + thiết bị bảo vệ là cầu chì: I k1.k2.Icp ≥ dc [A] (21) 0,8 2.2.3. Các loại dây dẫn thích hợp cho nhà ở. 2.2.3.1 Đoạn dây ngoài đường vào đầu nhà (đoạn dây ngoài trời) Đoạn dây này là dây nối từ lưới điện địa phương vào đến nhà, thông thường đoạn dây này nằm hòan tòan ngoài trời (ngoại trừ một số rất ít nhà ở sử dụng cáp ngầm thì đoạn dây này được chôn dưới đất). Đoạn dây ngoài trời này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây: Cáp Duplex ruột đồng, cách điện PVC (Duplex Du-CV) Cáp Duplex Du-CV có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện PVC sau đó xoắn với nhau. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Cáp Duplex ruột đồng, cách điện XLPE (Duplex Du-CX) Cáp Duplex Du-CX có 2 ruột dẫn bằng đồng, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi đồng được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện XLPE màu đen sau đó 10
  14. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện xoắn với nhau, một trong hai lõi có gân nổi để phân biệt pha. Cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV. 2.2.3.2 Đoạn dây từ đầu nhà vào công tơ điện (đoạn cáp công tơ) Đoạn dây này là dây nối từ đầu cuối đoạn dây ngoài trời (được nói ở mục 3.1) đến điện kế (đồng hồ đo điện năng tiêu thụ). Thông thường đoạn dây này nằm một nửa dọc theo tường, một nửa trong nhà (vì thông thường điện kế được đặt trong nhà). Đoạn dây này được đề nghị sử dụng một trong các loại dây/cáp sau đây: Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện PVC (ĐK-CVV) Cáp Điện kế ruột đồng cách điện PVC còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện PVC, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu PVC, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Cáp Điện kế ruột đồng, cách điện XLPE (ĐK-CXV) Cáp Điện kế ruột đồng cách điện XLPE còn gọi là cáp Muller ruột đồng cách điện XLPE, cáp có 2 hoặc nhiều hơn 2 ruột dẫn, ruột dẫn là 1 sợi đồng đặc hoặc 7 sợi được xoắn lại với nhau, mỗi ruột dẫn được bọc cách điện bằng vật liệu XLPE màu trắng-trong (màu tự nhiên), một trong hai lõi có băng màu hoặc sọc màu để phân biệt pha, một lớp bọc lót PVC, một lớp băng nhôm (để chống trộm điện) và lớp vỏ bọc PVC bảo vệ bên ngoài, cấp điện áp của cáp là 0,6/1kV. 11
  15. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện 2.2.3.3 Dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện (dây dẫn trong nhà) Ở Việt Nam, hầu như 2 đoạn dây đã đề cập ở mục 2.3.4.1 và 2.3.4.2 đều do ngành Điện lực tự lựa chọn và lắp đặt nếu chủ nhà không có yêu cầu gì riêng. Còn các dây dẫn từ điện kế đến các thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết là do chủ nhà tự quyết định lo liệu, đây là công việc mà hướng dẫn này cho là chủ nhà cần thiết phải quan tâm. Các dây dẫn này được đề nghị sử dụng một trong các loại sau đây. Dây đơn cứng (VC) Dây đơn cứng (VC) là dây có ruột dẫn là 1 sợi đồng, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng không chì (LF-VC), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC), phù hợp quy định RoHS (Restriction of Hazardous Substances) của châu Âu. Dây đơn mềm (VCm) Dây đơn mềm (VCm) là dây có ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng được xoắn với nhau, bọc cách điện bằng vật liệu PVC. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đơn mềm không chì (LF-VCm), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây đôi mềm dẹt (VCmd) Dây đôi mềm dẹt (VCmd) là dây có 2 ruột dẫn, mỗi ruột dẫn gồm nhiều sợi đồng xoắn lại với nhau, 2 ruột dẫn này được bọc cách điện PVC và phần cách điện của 2 ruột dẫn dính với nhau tạo ra một dây dẹt có 2 ruột dẫn cách điện song song với nhau. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm dẹt không chì (LF-VCmd), không tác hại cho con người 12
  16. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây đôi mềm xoắn (VCmx) Dây đôi mềm xoắn (VCmx) là dây được xoắn lại từ 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm xoắn không chì (LF-VCmx), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây đôi mềm tròn (VCmt) Dây đôi mềm xoắn tròn (VCmt) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm tròn không chì (LF-VCmt), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây đôi mềm ôvan (VCmo) Dây đôi mềm ôvan (VCmo) là dây gồm 2 dây đơn mềm (VCm) riêng biệt được xoắn lại hoặc đặt song song rồi bọc bên ngoài một lớp vỏ bảo vệ bằng PVC. Dây này cũng được gọi là cáp CVVm ôvan. Cấp điện áp của dây là 250V. Ngoài ra, còn có Dây đôi mềm ôvan không chì (LF-VCmo), không tác hại cho con người 13
  17. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) Dây đơn cứng, ruột nhôm (VA) là dây có ruột dẫn là 1 sợi nhôm, bọc cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 600V. Ngoài ra, còn có Dây đơn cứng ruột nhôm không chì (LF-VA), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC (CV) là dây có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm, bọc một lớp cách điện PVC. Cấp điện áp của dây là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Dây điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì (LF-CV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật liệu PVC không chì (LF-PVC). Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC, vỏ bảo vệ PVC (CVV) là cáp có 1 hoặc nhiều lõi cáp, mỗi lõi cáp có ruột dẫn gồm 7 (hoặc 19) sợi đồng xoắn đồng tâm và bọc một lớp cách điện PVC. Cáp CVV có một lớp vỏ bảo vệ PVC bên ngoài. Cấp điện áp của cáp là 450/750V hoặc 0,6/1kV. Ngoài ra, còn có Cáp điện lực ruột đồng, cách điện PVC không chì, vỏ bảo vệ PVC không chì (LF-CVV), không tác hại cho con người và môi trường bằng cách sử dụng vật 14
  18. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện liệu PVC không chì (LF-PVC) cho cách điện và vỏ bọc. 2.2.3.4. Công suất chịu tải của các loại dây cáp điện thường sử dụng cho nhà ở Mỗi cỡ dây/ cáp (tiết diện ruột dẫn) và mỗi loại dây/cáp có mức chịu tải khác nhau. Đối với mục đích nhà ở, hướng dẫn này đưa ra các bảng mô tả công suất chịu tải của các loại dây/cáp như dưới đây. Công suất chịu tải nêu trong các bảng này là phù hợp với nhiệt độ môi trường đến 40 độ C và cũng đã xem xét đến vấn đề sụt áp nhằm đảm bảo chất lượng điện sinh hoạt cho nhà ở. Bảng 1: Công suất chịu tải của cáp Duplex Du-CV, Duplex Du-CX Tiết diện Công suất Chiều dài Tiết diện Công suất Chiều dài ruột dẫn chịu tải đường dây ruột dẫn chịu tải đường dây 3 mm2 ≤ 5,5 kW ≤ 30 m 10 mm2 ≤ 12,1 kW ≤ 45 m 4 mm2 ≤ 6,8 kW ≤ 30 m 11 mm2 ≤ 12,9 kW ≤ 45 m 5 mm2 ≤ 7,8 kW ≤ 35 m 14 mm2 ≤ 15,0 kW ≤ 50 m 5.5 mm 2 ≤ 8,3 kW ≤ 35 m 16 mm2 ≤ 16,2 kW ≤ 50 m 6 mm2 ≤ 8,7 kW ≤ 35 m 22 mm2 ≤ 20,0 kW ≤ 60 m 7 mm2 ≤ 9,5 kW ≤ 40 m 25 mm2 ≤ 21,2 kW ≤ 60 m 15
  19. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện 8 mm2 ≤ 10,6 kW ≤ 40 m 35 mm2 ≤ 26,2 kW ≤ 70 m Chiều dài đường dây đề nghị sử dụng ở bảng này được tính tóan theo độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải. Đối với nguồn 1pha 2dây, 220V, sau khi chọn được tiết diện ruột dẫn phù hợp với công suất nhưng chưa phù hợp với chiều dài đường dây mong muốn thì chỉ việc tăng tiết diện lên một cấp (ví dụ tăng từ 3mm2 lên 4mm2) và kiểm tra lại theo công thức dưới đây (0,187 x P x L / S Trong đó: P = Công suất tính tóan để chọn dây, kW L = Chiều dài đường dây mong muốn, m S = Tiết diện ruột dẫn của dây, mm2 Bảng 2: Công suất chịu tải của cáp Điện kế ĐK-CVV, ĐK-CXV Công suất chịu tải Cách điện Cách điện Cách điện Cách điện Tiết diện Tiết diện PVC(ĐK- XLPE(ĐK- PVC(ĐK- XLPE(ĐK- ruột dẫn ruột dẫn CVV) CXV) CVV) CXV) 3 mm2 ≤ 6,4 kW ≤ 8,2 kW 10 mm2 ≤ 13,4 kW ≤ 17,0 kW 4 mm2 ≤ 7,6 kW ≤ 9,8 kW 11 mm2 ≤ 14,2 kW ≤ 18,1 kW 5 mm2 ≤ 8,8 kW ≤ 11,2 kW 14 mm2 ≤ 16,6 kW ≤ 20,7 kW 5,5 mm 2 ≤ 9,4 kW ≤ 11,9 kW 16 mm2 ≤ 17,8 kW ≤ 22,0 kW 6 mm2 ≤ 9,8 kW ≤ 12,4 kW 22 mm2 ≤ 22,0 kW ≤ 27,2 kW 7 mm2 ≤ 10,8 kW ≤ 13,8 kW 25 mm2 ≤ 23,6 kW ≤ 29,2 kW 8 mm2 ≤ 11,8 kW ≤ 15,0 kW 35 mm2 ≤ 29,0 kW ≤ 36,0 kW 16
  20. Giáo trình Lắp đặt hệ thống cung cấp điện Thông thường chiều dài sử dụng Cáp điện kế khá ngắn nên không cần quan tâm đến độ sụt áp. Bảng 3: Công suất chịu tải của dây VC, CV, CVV Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải 0,5 mm 2 ≤ 0,8 kW 3 mm2 ≤ 5,6 kW 0,75 mm2 ≤ 1,3 kW 4 mm2 ≤ 7,3 kW 1,0 mm 2 ≤ 1,8 kW 5 mm2 ≤ 8,7 kW 1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 6 mm2 ≤ 10,3 kW 1,5 mm 2 ≤ 2,6 kW 7 mm2 ≤ 11,4 kW 2,0 mm 2 ≤ 3,6 kW 8 mm2 ≤ 12,5 kW 2,5 mm 2 ≤ 4,4 kW 10 mm2 ≤ 14,3 kW Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải. Bảng 4: Công suất chịu tải của dây đôi mềm VCm, VCmd, VCmx, VCmt, VCmo Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải 0,5 mm 2 ≤ 0,8 kW 2,5 mm2 ≤ 4,0 kW 0,75 mm2 ≤ 1,2 kW 3,5 mm2 ≤ 5,7 kW 1,0 mm 2 ≤ 1,7 kW 4 mm2 ≤ 6,2 kW 1,25 mm2 ≤ 2,1 kW 5,5 mm2 ≤ 8,8 kW 1,5 mm 2 ≤ 2,4 kW 6 mm2 ≤ 9,6 kW 2,0 mm 2 ≤ 3,3 kW - - Công suất nêu trong bảng trên phù hợp cho chiều dài dây đến 30m, với độ sụt áp không quá 5% ở điều kiện đầy tải Bảng 5: Công suất chịu tải của dây VA Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải Tiết diện ruột dẫn Công suất chịu tải 17
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2