intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt đường ống cấp, thoát nước (Nghề: Điện - Nước - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

Chia sẻ: Hayato Gokudera | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:53

27
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt đường ống cấp, thoát nước (Nghề: Điện - Nước - Trung cấp) nhằm trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cách lắp đặt đường ống cấp, thoát nước nghề điện nước. Giáo trình kết cấu gồm 14 bài và chia thành 2 phần, phần 2 trình bày những nội dung về: lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối dán keo; lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối ren; lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối gioăng; lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối mặt bích;... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt đường ống cấp, thoát nước (Nghề: Điện - Nước - Trung cấp): Phần 2 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô

  1. 48 - Kiểm tra sau khi hàn Bài 5. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối dán keo Mã mô đun: MĐ23 - 05 Mục tiêu bài học - Đọc được bản vẽ thiết kế thi công - Nêu được trình tự lắp đặt ống và phụ kiện theo thiết kế - Lấy dấu, lắp đặt được ống, phụ kiện theo thiết kế - Dán được các mối dán keo đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định Nội dung chính 1.Phân tích bản vẽ lắp, tính kích thước lắp đặt 1.1. Phương pháp phân tích bản vẽ và tính kích thước lắp đặt + Phân tích bản vẽ thi công - Tập hợp các bản vẽ: Sơ đồ không gian, các bản vẽ chi tiết của hệ thống cấp nước. - Đọc, xác định các chi tiết tổng thể trên sơ đồ không gian của hệ thống - Đọc, xác định các chi tiết trên mặt bằng của hệ thống - Đọc, xác định các chi tiết trên mặt cắt của hệ thống - Phân loại các loại ống, thiết bị, phụ tùng phục vụ lắp đặt - Lập bảng thống kê vật tư, lập bảng tổng hợp vật liệu, nhân công + Tính kích thước lắp đặt - Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật: Bao gồm bản vẽ mặt bằng công trình thi công, bản vẽ các công trình liên quan (đường ống thoát nước, cấp nước) Sơ đồ phối cảnh hệ thống, vị trí các thiết bị vệ sinh, các mặt cắt chi tiết (Ống qua tường, sàn, móng, ...) tiến hành tính kích thước lắp đặt - Xác định vị trí, chiều dài, đường kính của ống : Tính kích thước chi tiết, cụm chi tiết ống và toàn bộ hệ thống tuyến ống cần gia công, các phụ kiện kèm theo cho việc nối ghép hệ thống đường ống. 1.2. Phân tích bản vẽ lắp, tính kích thước lắp đặt - Căn cứ vào bản vẽ chi tiết tiến hành tính kích thước chi tiết, cụm chi tiết ống và toàn bộ hệ thống tuyến ống cần gia công, tính số lượng, chủng loại các phụ kiện kèm theo cho việc nối ghép hệ thống đường ống thông qua các chi tiết ống đã được xác định trên bản vẽ.(Hình 5.1)
  2. 49 - Các số liệu về kích thước, chủng loại, số lượng, đơn vị : được tổng hợp, thống kê cụ thể vào bảng dự trù vật tư thi công Hình 5.1 : Cụm chi tiết ống 2. Nhận vật tư 2.1. Phương pháp giao nhận và vận chuyển vật tư - Trước khi giao và nhận tiến hành kiểm tra tất cả chủng loại, số lượng, cũng như chất lượng ống, phụ kiện, thiết bị theo dự trù của thiết kế tại kho - Tiến hành giao và nhận giữa hai bên người quản lý kho, bãi và người trực tiếp thi công có sổ xuất vật tư và biên bản bàn giao theo quy định. 2.2. Giao nhận và vận chuyển vật tư vào vị trí thiết kế - Sau khi giao nhận xong mới tiến hành vận chuyển vật tư bằng các phương tiện thủ công hoặc cơ giới tùy theo quãng đường vận chuyển và chủng loại ống đến nơi thi công lắp đặt. 3. Làm sạch ống - Ống sau khi vận chuyển đến nơi thi công lắp đặt phải được kê trên đà gỗ, không để ống trực tiếp xuống nền đất, cát - Trước khi gia công cắt ống dùng giẻ sạch lau sạch đất, cát, dầu, mỡ và bụi bẩn bám vào bên ngoài và bên trong ống, hết chiều dài đoạn ống - Những chỗ rìa xờm, khuyết tật dùng giấy nhám mịn tẩy hết các khuyết tật đó trước khi gia công
  3. 50 4. Lắp đặt ống và phụ kiện 4.1. Phương pháp lắp đặt ống và phụ kiện 4.1.1. Lấy dấu - Căn cứ vào bản vẽ, thiết kế, dùng thước, xác định vị trí, kích thước , cao độ, dùng vạch dấu, thước tầm vạch tuyến ống ( tuyến cấp chính, cấp nhánh) lên tường, sàn nhà - Xác định độ ngang bằng, thẳng đứng của các tuyến ống (theo yêu cầu bản vẽ), dùng ni vô, thước tầm tạo vạch dấu ( chiều rộng, độ sâu của rãnh đặt ống) + Lấy dấu, xác định chiều dài đoạn ống cần cắt: Căn cứ vào kích thước của bản vẽ chi tiết, cụm chi tiết. Dùng thước lá, vạch dấu đo, đánh dấu lên thân ống trơn bằng độ dài kích thước chi tiết (xác định phần đầu ống nằm trong phụ kiện) 4.1.2. Rải đặt ống theo vị trí thiết kế - Rải, đặt ống đã cắt theo vị trí đã tạo đường đặt ống đối với tuyến ống đi chìm trong tường. Kê ống đã gia công (cắt) lên các thanh gỗ tách khỏi mặt nền đất dọc theo tuyến ống đã lấy dấu(tường, sàn) công trình đối với tuyến ống lắp đặt đi nổi. 4.1.3. Bôi keo Vật liệu dán là một loại hỗn hợp chất hóa học tạo nên keo dán, tác dụng loại keo này là tạo ra một mối hàn lạnh trên bề mặt của hai thành ống giáp nhau, dưới tác động của dung môi keo dán. - Dùng chổi lông quét keo dán 1 lớp mỏng lên mặt ngoài của đầu trơn và mặt trong của đầu bát ( phụ kiện) 4.1.4. Tổ hợp, căn chỉnh, định vị ống . + Lắp ướm thử: Lắp các chi tiết ống với phụ kiện(lưu ý phương , chiều phụ kiện) + Lồng ống: Sau khi bôi keo dán, nhanh chóng lồng sâu 2 đầu ống với nhau bằng cách đẩy dọc theo ống đến vạch đã đánh dấu( điều chỉnh phương, chiều phụ kiện). Lau sạch phần keo chảy ra ngoài mối nối, thời gian khô theo chỉ dẫn của nhà sản xuất + Định vị ống: Dùng máy khoan bê tông, đinh vít, nở nhựa khoan bắt vít định vị các tuyến ống theo sơ đồ thiết kế(hệ thống tuyến ống) 4.1.5. Kiểm tra sau lắp đặt - Sau khi lắp đặt đường ống nhựa bằng phương pháp dán keo xong phải tiến hành kiểm tra độ liên kết giữa các mối nối của tuyến ống, kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của các ống cấp chính, ống nhánh và tiến hành thử áp lực. Thời gian chờ để thử áp lực được tính từ lúc kết thúc việc dán ống hoặc phụ kiện trên tuyến ống cho đến khi bắt đầu thử là 15 giờ.
  4. 51 4.2. Thực hành lắp đặt ống và phụ kiện 4.2.1.Trình tự lắp đặt ống được thực hiện như sau: + Dùng dụng cụ cắt cưa tay cắt các chi tiết ống đã đánh dấu(theo sơ đồ) + Làm nhám: Dùng giấy nhám mịn, mài lên hai đầu ống cần dán, mài thành vòng tròn quanh đầu trơn và quanh mặt trong của đầu bát Làm nhám có tác dụng phá lớp tráng nhẵn trên bề mặt và làm cho keo dán tác dụng nhanh hơn Không nên dùng lưỡi cưa hay dũa thay giấy nhám + Làm sạch ống: Lau sạch hai đầu ống bằng giẻ lau + Lắp ướm thử: Lắp các chi tiết ống với phụ kiện(lưu ý phương , chiều phụ kiện)
  5. 52 + Bôi keo dán: Dùng chổi lông quét keo dán 1 lớp mỏng lên mặt ngoài của đầu trơn và mặt trong của đầu bát Nếu bôi quá nhiều keo sẽ làm giảm độ bền của mối dán, thậm trí còn chảy vào bên trong làm cản trở sự lưu thông của dòng nước + Lồng ống: Sau khi bôi keo dán, nhanh chóng lồng sâu 2 đầu ống với nhau bằng cách đẩy dọc theo ống đến vạch đã đánh dấu( điều chỉnh phương, chiều phụ kiện). Lau sạch phần keo chảy ra ngoài mối nối, thời gian khô theo chỉ dẫn của nhà sản xuất + Định vị ống: Dùng máy khoan bê tông, đinh vít, nở nhựa khoan bắt vít định vị các tuyến ống theo sơ đồ thiết kế(hệ thống tuyến ống) + Kiểm tra: Sau khi lắp đặt đường ống nhựa bằng phương pháp dán keo xong phải tiến hành kiểm tra độ liên kết giữa các mối nối của tuyến ống, kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của các ống cấp chính, ống nhánh và tiến hành thử áp lực. Thời gian chờ để thử áp lực được tính từ lúc kết thúc việc dán ống hoặc phụ kiện trên tuyến ống cho đến khi bắt đầu thử là 15 giờ. 4.2.2. Những sai hỏng thường gặp, cách khắc phục + Những sai hỏng: - Vết cắt đầu ống bị vát không vuông góc - Mối nối bị rò rỉ, không kín khít và đặc chắc + Cách khắc phục: - Dùng khuôn cưa để cắt đầu ống, điều chỉnh cho lưỡi cưa vuông góc với ống khi tiến hành cắt
  6. 53 - Tạo nhám đầu ống, phết keo đều 1 lớp vừa đủ xung quanh đầu ống và phí trong đầu phụ kiện. Khi đấu nối xoay nhanh 2/3 vòng rồi trở về vị trí ban đầu. Bài 6. Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối ren Mã mô đun: MĐ23 - 06 I. Mục tiêu bài học - Đọc được bản vẽ thiết kế thi công - Tính được các kích thước lắp đặt ống theo thiết kế - Mô tả được các dụng cụ, bàn ren thủ công, máy ren theo yêu cầu - Lấy dấu, cắt ren, lắp đặt được tuyến ống đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Lắp được các mối ren đảm bảo yêu cầu kỹ thuật - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp đúng quy định II. Nội dung chính 1. Đặc điểm, phân loại, công dụng của ống nối bằng ren 1.1. Đặc điểm - Vật liệu để gia công mối ren là ống thép tráng kẽm - Các mối ren được tạo bởi nhờ các dụng cụ như bàn ren ống thủ công, máy ren ống đa năng, trong quá trình gia công các lưỡi dao ren tạo nên các bước ren trên đầu ống - Các bước ren trên đầu ống là ren ngoài, khi liên kết với các phụ kiện nối ống là ren trong tạo nên mối nối liên kết chắc (mối ghép ren) 1.2. Phân loại – Căn cứ theo hình dạng prôfin thì ren được phân chia làm nhiều loại: ren tam giác, ren vuông, ren thang, ren răng cưa, ren cung tròn, ren bán nguyêt, ren định vị, ren góc vuông.., được thể hiên ở (hình 2.1). – Căn cứ theo vị trí thì ren được chia làm hai loại: ren ngoài và ren trong.
  7. 54 – Căn cứ theo hướng xoắn thì ren được chia làm hai loại: ren phải và ren trái, như (hình 2.2) thể hiện. Đặt đứng bulông, ren từ trái qua phải lên cao dần, là phải (đai ốc vặn vào theo chiều kim đồng hổ), ren từ phải qua trái cao dần, tức là ren trái (đai ốc vặn vào ngược chiều kim đồng hổ). – Căn cứ theo số đầu mối thì ren được chia làm hai loại: ren một đầu mối và ren nhiều đầu mối. Ngoài ren thường dùng ra người ta còn phân loại theo bề mặt và theo công dụng: – Căn cứ theo hình dạng bề mặt thì ren được chia làm hai loại: ren trụ và ren côn. – Căn cứ theo công dụng thì ren được chia làm ba loại: ren lắp siết, ren truyền động và ren chuyên dùng. – Căn cứ theo tiêu chuẩn thì ren được chia làm hai loại: ren tiêu chuẩn và ren không tiêu chuẩn. – Theo hệ thống ren thì ren được chia làm ba loại: ren hệ mét, ren hệ anh và ren ống (trụ).
  8. 55 Hình 2.2: Ren phải, ren trái 1.3.Công dụng - Mối ghép ren để liên kết các đầu ống của các chi tiết ống với nhau thành các cụm chi tiết, hệ thống đường ống theo bản vẽ thiết kế 2. Nhận vật tư 2.1. Phương pháp giao nhận và vận chuyển vật tư - Trước khi giao và nhận tiến hành kiểm tra tất cả chủng loại, số lượng, cũng như chất lượng ống, phụ kiện, thiết bị theo dự trù của thiết kế tại kho. Tiến hành giao và nhận giữa hai bên người quản lý kho, bãi và người trực tiếp thi công có sổ xuất vật tư và biên bản bàn giao theo quy định. 2.2. Giao nhận và vận chuyển vật tư vào vị trí thiết kế - Sau khi giao nhận xong mới tiến hành vận chuyển vật tư bằng các phương tiện thủ công hoặc cơ giới tùy theo quãng đường vận chuyển và chủng loại ống đến nơi thi công lắp đặt. 3.Tính kích thước tuyến ống 3.1. Tính kích thước gia công - Căn cứ vào sơ đồ lắp đặt tuyến ống phần xác định chiều dài chi tiết, cụm chi tiết dựa vào phương pháp sau: + Theo yêu cầu bản vẽ chiều dài chi tiết được xác định khi kiểm tra là: Tính tim đến tim của phụ kiện thì trừ đi 1 lần đường kính của ống VD: Chiều dài chi tiết là 500mm, đường kính ống là ø 20 được trừ như sau: 500mm – 20mm = 480mm (chiều dài đoạn ống cần cắt). Đoạn ống cắt đã được xác định phần đầu ống nằm trong phụ kiện
  9. 56 3.2. Tính kích thước lắp đặt - Kích thước chi tiết sau khi gia công ren 2 đầu ống và được lắp nối với phụ kiện ở 2 đầu được xác định kích thước là: Tim đến tim của phụ kiện(theo sơ đồ) 4. Làm ren đầu ống 4.1. Làm ren đầu ống bằng tay 4.1.1. Yêu cầu và phương pháp thực hiện * Yêu cầu: - Đầu ống sau khi ren xong phải côn, số bước ren trên đầu ống đủ, đúng số bước theo quy định (theo đường kính ống) - Đỉnh ren phải đều, bóng, không sứt, mẻ và bị cháy * Phương pháp: - Dùng phương pháp cắt ren đầu ống bằng dụng cụ bàn ren thủ công. 4.1.2. Thực hành làm ren đầu ống bằng tay * Trình tự ren ống
  10. 57 - Đọc bản vẽ kĩ thuật xác định đường kính ống cần ren - Chuẩn bị dụng cụ như: bàn ren, chọn và lắp bộ lưỡi dao ren phù hợp với đường kính ống, êtô kẹp ống, ống thép tráng kẽm, dầu nhớt. - Gá và kẹp chặt ống trên êtô. - Sửa đầu mép ống - Đưa bàn ren vào đầu ống, đẩy chốt giữ vào thân ống (bộ phận chấu cặp)và chỉnh cho lưỡi dao ren mớm vào đầu thành ống. Ép bộ phận tay điều chỉnh độ nông sâu của lưỡi dao (bước ren ) vào đầu ống - Tác dụng lực vào tay quay để bàn ren quay theo chiều kim đồng hồ để rạch đường ren trên chiều dài đầu ống cần ren - Chỉnh cơ cấu cóc hãm cho bàn ren ở trạng thái tự do. Quay bàn ren trở ra, xiết chặt thêm tay điều chỉnh độ sâu lưỡi dao ren và tiếp tục ren(tra dầu nhớt vào đầu ống) - Quay bàn ren trở ra, xiết chặt thêm lưỡi dao ren đến độ sâu đạt yêu cầu và tiếp tục ren. - Nới lỏng tay chấu cặp.Tháo bàn ren và kiểm tra răng ren Để giảm ma sát, nhiệt trong quá trình ren cần tra dầu nhớt vào bề mặt gia công. * Những hư hỏng khi ren ống, cách khắc phục + Ren bị lệch: - Nguyên nhân: Do mặt đầu ống không phẳng, không thẳng góc với trục ống. - Khắc phục: Cắt và sửa mặt đầu ống theo đúng yêu cầu trước khi ren.
  11. 58 + Ren bị cháy và không bóng: - Nguyên nhân: trong khi gia công không làm mát bề mặt gia công bằng dầu nhớt. Không gia công ren theo đúng trình tự. - Khắc phục: Tra dầu lên đầu ống trong quá trình ren và thực hiện các bước ren theo đúng trình tự 4.2. Làm ren đầu ống bằng máy 4.2.1. Yêu cầu và phương pháp thực hiện * Yêu cầu: - Đầu ống sau khi ren xong phải côn, số bước ren trên đầu ống đủ, đúng số bước theo quy định (theo đường kính ống) - Đỉnh ren phải đều, bóng, không sứt, mẻ và bị cháy * Phương pháp: Dùng phương pháp cắt ren đầu ống bằng thiết bị máy ren ống đa năng 4.2.2. Thực hành làm ren đầu ống bằng máy *Trình tự gia công ren bằng máy - Đọc bản vẽ kĩ thuật xác định đường kính ống - Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư như: Máy ren, bộ lưỡi dao ren phù hợp với đường kính ống, ống thép tráng kẽm, dầu nhớt. - Kiểm tra nguồn điện cũng như tình trạng đấu nối dây động cơ điện của máy ren với nguồn điện - Lắp bộ lưỡi dao ren đã chọn vào bàn gá dao. - Gá và kẹp ống lên bộ phận chấu cặp và mâm cặp của máy (xiết chặt các quả văng trên mâm cặp vào thành ống) bộ phận mâm cặp - Hạ bộ phận dao 3 cạnh xuống bàn xe dao để sửa đầu mép ống . - Điều chỉnh tay điều chỉnh đọ sâu của lưỡi dao ren mớm vào đầu thành ống - Ấn nút ON cho máy hoạt động. Tác dụng một lực vừa phải vào bộ phận vô lăng theo chiều kim đồng hồ để các lưỡi dao tịnh tiến vào đầu ống.Trong quá trình ren ống quay tròn theo trục máy, bàn gá lưỡi dao ren chuyển động tịnh tiến dọc trục để rạch đường ren theo chiều dài ống cần ren. - Khi đã ren hết chiều dài cần ren gạt tay điều chỉnh độ sâu lưỡi dao để tách lưỡi dao ren khỏi đầu ống. - Xoay vô lăng ngược chiều kim đồng hồ để đưa đầu ống ra khỏi bàn gá dao và tiếp tục ren lần 2 (các thao tác ren như lấn 1) đến độ sâu, bước ren đạt yêu cầu - Tách lưỡi dao ra khỏi đầu ống. Xoay vô lăng cho ống ra khỏi bàn gá dao. Ấn nút OP (tắt máy), - Xoay bộ phận mâm cặp và bộ phận chấu cặp ngược chiều kim đồng hô tháo ống và kiểm tra các bước ren trên đầu ống
  12. 59 5. Lắp đặt ống và phụ kiện 5.1. Quấn dây chèn đầu ống ren 5.1.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện * Yêu cầu: - Hướng quấn dây chèn(sợi đay), băng tan(cao su non) đúng theo yêu cầu(thuận chiều kim đồng hồ) - Độ dày lớp quấn(số vòng quấn) theo yêu cầu kỹ thuật - Mối ghép sau lắp đặt không bị dò rỉ nước * Phương pháp: Dùng phương pháp quấn thủ công, quấn trực tiếp dây đay, băng tan lên đầu ống và đầu phụ kiện(ren ngoài) 5.1.2. Thực hành quấn dây chèn đầu ống ren Trong thực tế thi công, cao su non Teflon (PTFE) được yêu cầu sử dụng khi lắp ráp các phụ kiện ren (kể cả ren nhựa và ren đồng) để ngăn ngừa mối ghép bị rò rỉ. Kỹ thuật đúng khi quấn cao su non (băng tan) quanh phụ kiện ren theo các bước như sau: Bước 1: Chỉ dùng cao su non để quấn cho ren ngoài. Giữ chặt một đầu cao su non, kéo căng cao su non để cao su non bám chắc vào ren; quấn cao su non theo hướng xoắn của ren (cùng chiều kim đồng hồ) từ 5 – 5 1/2 vòng cho đến hết chiều dài ren. Đoạn đầu của ren được quấn cao su non để chống cho cao su non bị đẩy ra ngoài trong quá trình vặn chặt. Bước 2: Vặn ren ngoài (đầu ống) và ren trong (phụ kiện) với nhau bằng tay. Bước 3: Vặn chặt ren bằng dụng cụ (kìm cá sấu) hoặc dụng cụ tương đương khác. Chỉ nên vặn từ 1/2 – 2 vòng, trong quá trình lắp ráp tránh vặn ngược chiều tháo lỏng ren 5.2. Lắp mối nối ống ren 5.2.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện * Yêu cầu: Mối ghép giữa đầu ống và phụ kiện sau lắp đặt đảm bảo kín khít, không bị rò rỉ nước. Mối ghép đúng phương, chiều đúng theo sơ đồ * Biện pháp: Dùng dụng cụ kìm cá sấu kết hợp với ê tô kẹp ống để lắp mối nối ống ren
  13. 60 5.2.2. Thực hành lắp mối nối ống ren - Sử dụng các dụng cụ như mỏ lết vặn ống chuyên dùng (kìm cá sấu), ê tô kẹp ống. Tiến hành lắp nối các đầu ống với phụ kiện (các chi tiết ống) - Lắp nối các chi tiết ống với nhau thành cụm chi tiết và liên kết thành hệ thống đường ống của sơ đồ thiết kế 5.3. Căn chỉnh, định vị ống và kiểm tra 5.3.1. Yêu cầu và biện pháp thực hiện * Yêu cầu: Tuyến ống sau lắp đặt phải đúng theo sơ đồ như: Kích thước, phương, chiều, ngang bằng, thẳng đứng, vị trí các đầu chờ lắp thiết bị đảm bảo yêu cầu kỹ thuật * Phương pháp: Sử dụng các dụng cụ thước lá, ni vô, quả dọi, máy khoan bê tông, búa đục và đinh vít, nở nhựa và các vật liệu khác để căn chỉnh và định vị tuyến ống 5.3.2. Thực hành căn chỉnh, định vị ống - Sau khi lắp đặt xong tuyến ống tiến hành dùng máy khoan bê tông, đinh vít, nở nhựa, đai giữ ống, thước đo, ni vô dây căng, quả dọi định vị tuyến ống theo yêu cầu bản vẽ thiết kế (Với tuyến ống đi nổi) - Dùng các nêm gỗ, nêm tre để cài định vị tuyến ống vào rãnh đã cắt, đục sau đó dùng vữa xi măng cát trát định vị ống (Với tuyến ống đi chìm) * Lưu ý: Trong quá trình lắp đặt, định vị tuyến ống cần kiểm tra kích thước, tim, trục, độ song song vuông góc các đầu chờ phụ kiện để lắp các thiết bị sử dụng nước như (Đầu chờ chân đường nóng lạnh, cụm trộn sen tắm, chậu rửa mặt bệ xí, âu tiểu và một số thiết bị khác) 5.3.3. Kiểm tra sau lắp đặt + Kiểm tra: Sau khi lắp đặt đường ống kẽm bằng phương pháp mối nối ren xong phải tiến hành kiểm tra độ liên kết giữa các mối nối của tuyến ống, kiểm tra độ ngang bằng, thẳng đứng của các ống cấp chính, ống nhánh, đầu chờ của các thiết bị sử dụng nước + Tiến hành thử áp lực: Nối đầu chờ thấp nhất của tuyến ống với thiết bị máy thử áp lực. Cấp đầy nước vào tuyến ống. Khóa van tổng của đường cấp chính và tiến hành vận hành máy thử để kiểm tra độ kín khít, rò rỉ của các mối nối (chi tiết ống) và toàn bộ tuyến ống. * Kiểm tra: Giao bài tập kiểm tra hết bài Bài 7: Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối gioăng
  14. 61 Mã mô đun: MĐ23 - 07 Mục tiêu của bài - Nêu được đặc điểm, phân loại, phạm vi sử dụng ống gioăng; - Trình bày được kết cấu mối gioăng theo bảng tiêu chuẩn ống và phụ kiện; - Mô tả được các dụng cụ, thiết bị thi công theo yêu cầu; - Nhận dạng được ống, phụ kiện theo phiếu vật tư; - Lắp đặt được ống, phụ kiện theo thiết kế; - Lắp được mối nối gioăng theo đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Thực hiện đúng thời gian theo định mức; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. Nội dung bài: 1. Đặc điểm, cấu tạo, phạm vi sử dụng của mối nối gioăng 1.1. Đặc điểm Mối nối bằng gioăng cao su có ưu điểm là thi công đơn giản, chi phí thấp, có thể tháo lắp dễ dàng, khắc phục được hiệu ứng co dãn ống khi nhiệt độ thay đổi… 1.2. Cấu tạo Khe hở miệng bát và đầu ống trơn có vòng đệm cao su(gioăng) tùy theo kích thước của ống mà miệng bát và vòng đệm cao su có cấu tạo khác nhau 1.3. Phân loại, phạm vi sử dụng * Phân loại: - Mối nối miệng bát - Mối nối mặt bích * Phạm vi sử dụng: Sử dụng cho lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước ngoài nhà 1.4. Phương pháp tháo lắp mối nối gioăng: Dùng phương pháp đẩy kéo ống bằng cần đẩy bằng tay để tháo lắp mối nối gioăng
  15. 62 2. Phân tích bản vẽ thi công, tính kích thước lắp đặt 2.1. Phương pháp phân tích bản vẽ thi công và tính kích thước lắp đặt - Căn cứ vào bản vẽ thi công, bản vẽ chi tiết. Xác định được các yêu cầu về kỹ thuật, chiều dài ống, đường kính ống để dự trù vật tư (số lượng ống, phụ kiện nối ống, thiết bị) lắp đặt cho tuyến ống. 2.2. Phân tích bản vẽ thi công, tính kích thước lắp đặt - Thông qua các bản vẽ chi tiết xác định được chiều rộng, chiều sâu tuyến ống, các cao độ, độ dốc, cốt chuẩn để vạch tuyến và thi công lắp đặt ống đảm bảo đúng theo yêu cầu thiết kế. 3. Nhận vật tư 3.1. Phương pháp giao nhận và vận chuyển vật tư - Trước khi giao và nhận tiến hành kiểm tra tất cả chủng loại, số lượng, cũng như chất lượng ống, phụ kiện, thiết bị theo dự trù của thiết kế tại kho, bãi sau đó mới tiến hành vận chuyển vật tư bằng các phương tiện thủ công hoặc cơ giới tùy theo quãng đường vận chuyển và chủng loại ống đến nơi thi công lắp đặt tuyến ống. - Tiến hành giao và nhận giữa hai bên người quản lý kho bãi và người trực tiếp thi công có biên bản bàn giao theo quy định. 3.2. Giao nhận và vận chuyển vật tư vào vị trí thiết kế Sau khi vật vật tư được vận chuyển đến nơi tập kết thì tiến hành chuyển ống vào vị trí tuyến mương đã được đào. Ống và phụ kiện, thiết bị phải được đặt đúng vị trí, theo phương, chiều theo quy định. 4. Làm sạch ống và phụ kiện 4.1. Các phương pháp làm sạch ống và phụ kiện 4.1.1. Làm sạch bằng thủ công: Phương pháp dùng bàn chải, giẻ sạch lau chùi phần phía trong đầu miệng bát, bên ngoài phần đuôi ống trơn cũng như phụ kiện nối ống để loai bỏ cát, bùn, đất và cả cặn sơn. Đầu ống được kê trên các xà gồ gỗ hoặc luồng không được để ống nằm trên nền đất. 4.2.2. Làm sạch bằng máy: Với những ống có các khuyết tật như: u, mụn, rìa xờm ở đầu miệng bát và đuôi ống do lỗi trong quá trình sản xuất thì dùng máy mài cầm tay để mài sạch các khuyết tật đó sau đó dùng giẻ sạch lau lại. 4.2. Thực hành làm sạch ống và phụ kiện - Sau khi ống đã được vận chuyển đến vị trí lắp đặt (tuyến mương đào) - Tiến hành dùng các dụng cụ như: Bàn chải, giẻ sạch lau chùi phần phía trong đầu miệng bát, bên ngoài phần đuôi ống trơn cũng như phụ kiện nối ống để loai bỏ cát, bùn, đất và cả cặn sơn. Với những ống có các khuyết tật như: u, mụn, rìa xờm ở đầu miệng bát và đuôi ống do lỗi trong quá trình sản xuất thì
  16. 63 dùng máy mài cầm tay để mài sạch các khuyết tật đó sau đó dùng giẻ sạch lau lại. 5. Lắp đặt ống và phụ kiện 5.1. Phương pháp lắp đặt ống và phụ kiện 5.1.1. Lấy dấu - Đo, xác định khoảng cách phần đuôi ống trơn nằm trong miệng bát. Dùng vạch dấu vạch lên trên toàn bộ thành ống theo đường kính ống thành vòng tròn khép kín (phần đuôi ống trơn). 5.1.2. Rải đặt ống theo vị trí lắp. Tổ hợp, căn chỉnh ống - Đặt ống đúng theo phương, chiều của chiều nước chảy (hướng nước cấp). Ống được kê trên các cục kê bằng gạch đặc hoặc bê tông ở 2 đầu và đuôi ống. Kiểm tra phần đáy mương (hố âm đầu ống) chỗ giao nối giữa các ống. Số lượng ống được dự trù theo chiều dài tuyến ống. 5.1.3. Tổ hợp, căn chỉnh, định vị ống + Lắp ướm thử: Lắp các chi tiết ống với phụ kiện(lưu ý phương , chiều phụ kiện và thiết bị) + Lồng ống: Giảm đường kính gioăng cao su và cho vào rãnh chứa gioăng. Đánh dấu vị trí đầu ống nằm trong miệng bát và phụ kiện + Lồng 2 đầu ống trơn và miệng bát với nhau bằng cách dùng dụng cụ chuyên dụng kéo dọc theo ống đến vạch đã đánh dấu( điều chỉnh phương, chiều phụ kiện). + Định vị ống: Dùng các cọc tre hoặc gỗ có kích thước 600 x 0,8 x 10mm đóng kẹp 2 bên thân ống tại vị trí nối ống và dùng vữa xi măng cát vàng hoặc bê tông đá 1x2 mác 200 định vị các tuyến ống theo sơ đồ thiết kế(hệ thống tuyến ống) 5.1.4. Kiểm tra sau khi lắp đặt - Dùng dụng cụ thước lá, ni vô, dây căng với tuyến ống ngắn, máy thủy bình với tuyến ống dài để kiểm tra tuyến ống theo yêu cầu như tim, trục, cao độ, độ dốc, vị trí các đầu chờ lắp thiết bị đồng hồ, van khóa và các tê, thập nối với đường ống cấp nước trong nhà - Tiến hành hòa mạng cấp nước cho toàn bộ tuyến ống để kiểm tra các mối nối có bị rò rỉ nước không 5.2. Lắp đặt ống và phụ kiện Được tiến hành theo 4 bước sau: + Bước 1: Lau sạch rãnh lắp gioăng cao su và đầu ống, lấy dấu.
  17. 64 + Bước 2: Giảm đường kính gioăng cao su nhỏ lại , sau đó lắp vào rãnh chứa gioăng cao su. + Bước 3: Thoa dung dịch xà phòng lên đầu đã vát mép và mặt trong của gioăng cao su. + Bước 4: Đặt ống cho thẳng hàng, dùng dụng cụ tháo, lắp chuyên dụng để đẩy và kéo lắp ống vào vị trí đã được đánh dấu. Kiểm tra kỹ vị trí gioăng cao su bằng thước mỏng căn lá. * Kiểm tra sau lắp đặt: - Kiểm tra độ kín của các mối nối ống, mối nối giữa ống với phụ kiện và các thiết bị sau lắp đặt bằng phương pháp thử áp lực nước. Bài 8: Lắp đặt ống, phụ kiện bằng mối nối mặt bích Mã mô đun: MĐ23 - 08 Mục tiêu bài học: - Nêu được đặc điểm, phân loại, phạm vi sử dụng mối nối mặt bích; - Trình bày được kết cấu mối nối mặt bích theo thiết kế;
  18. 65 - Đọc được bản vẽ lắp đặt mối nối ống và phụ kiện; - Mô tả được các dụng cụ, thiết bị thi công lắp đặt mối nối ống mặt bích; - Nhận dạng, kiểm tra, đối chiếu được vật liệu mối nối theo phiếu vật tư; - Lấy dấu, lắp đặt được ống, phụ kiện chính xác kích thước theo thiết kế; - Lắp được các mối nối mặt bích kín, đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo quy định; - Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì, tổ chức nơi làm việc hợp lý. Nội dung bài: 1.Đặc điểm, cấu tạo, phạm vi sử dụng của ống mặt bích 1.1.Đặc điểm : - Mặt bích là một sản phẩm cơ khí có vật liệu bằng thép, inox, nhựa, đồng đôi khi bằng gang đại đa số được sử dụng để kết nối các chi tiết, thiết bị trên đường ống. - Việc nghiên cứu chế tạo ra mặt bích giúp cho quá trình lắp ráp, thi công, thay thế trở nên vô cùng tiện dụng và ngày càng được ứng dụng rộng rãi. - Hiện tại mặt bích đã trở thành một thiết bị, chi tiết không thể thay thế trong quá trình thi công các công trình, nhà máy có sử dụng đường ống. 1.2. Cấu tạo:
  19. 66 Kết cấu mối nối mặt bích - Cặp bích phẳng - Vòng đệm cao su - Các bộ bu lông và đai ốc 1.3. Phân loại và phạm vi sử dụng: * Phân loại: a. Phân loại theo vật liệu: - Tùy theo môi trường sử dụng, áp lực trên đường ống mà chúng ta có các loại mặt bích khác nhau theo vật liệu chế tạo ra nó. Cụ thể có những mặt bích sau: - Mặt bích thép ( Loại này được gọi là phổ thông nhất và sử dụng nhiều nhất trên thị trường) - Mặt bích inox ( Thường sử dụng cho những môi trường bị ăn mòn, có hóa chất, nhiệt độ cao,v.v...)
  20. 67 - Mặt bích nhựa ( Thường được sử dụng cho các môi trường nước sạch, cấp nước, một số trường hợp đặc biệt dùng cho hóa chất - Mặt bích đồng - Và một số loại mặt bích khác b. Phân loại theo tiêu chuẩn lắp ráp - Được nghiên cứu và đưa vào sử dụng từ rất lâu nên để cho thuận lợi trong quá trình lắp đặt, người ta sử dụng một số tiêu chuẩn nhất định để việc lắp đặt trở nên đơn giản và không phải mất quá trình đo đạc, tính toán. Hiện nay trên thế giới được các viện hàn lâm công nhận và sử dụng thông hành trên toàn thế giới những tiêu chuẩn như sau: - Tiêu chuẩn Anh ( BS) ==> Chúng ta có mặt bích BS - Tiêu chuẩn Mỹ ( ANSI) ==> Chúng ta có mặt bích ANSI - Tiêu chuẩn Nhật (JIS) ==> Chúng ta có mặt bích JIS - Tiêu chuẩn Đức ( DIN) ==> Chúng ta có mặt bích DIN c. Phân loại theo áp lực Tùy vào những công trình khác nhau, đường ống khác nhau mà chúng ta có các hệ thống áp lực khác nhau, chính vì thế mà cũng có các loại mặt bích khác nhau. Chẳng hạn như: - Mặt bích 5K - Mặt bích 10K - Mặt bích 16k - Mặt bích 20K d. Phân loại theo chức năng sử dụng: Tùy theo chức năng sử dụng, vị trí sử dụng của mặt bích chúng ta có một số loại mặt bích như sau: - Mặt bích rỗng ( Dùng để lắp trên đường ống, kết nối đường ống với các chi tiết) - Mặt bích đặc ( Dùng để hàn bịt kín đường ống, ngăn lưu chất đi qua vị trí của mặt bích) * Phạm vi sử dụng: Sử dụng cho lắp đặt hệ thống đường ống cấp nước ngoài nhà 1.4.Phương pháp tháo, lắp mối nối Dùng phương pháp đẩy kéo ống bằng cần đẩy bằng tay để tháo lắp mối nối mặt bích
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
17=>2