intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt & kiểm tra hệ thống điện (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:67

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lắp đặt & kiểm tra hệ thống điện (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: An toàn lao động và bảo vệ môi trường; lắp đặt các mạch điện; đo lường và kiểm tra; xác định kích thước và bảo vệ cho dây dẫn và cáp. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt & kiểm tra hệ thống điện (Ngành: Điện tử công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Ninh Thuận

  1. UBND TỈNH NINH THUẬN TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀNINH THUẬN *** GIÁO TRÌNH Mođun: LẮP ĐẶT & KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN NGHỀ: ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG NGHỀ Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-… ngày…….tháng….năm ......... …………........... của………………………………. Ninh Thuận, năm 2019
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Lắp đặt & kiểm tra hệ thống điện là một trong những mô đun chuyên ngành điện tử công nghiệp. Đây là môn học đào tạo bắt buộc được biên soạn dựa trên chương trình khung và chương trình dạy nghề do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tổng cục Dạy nghề ban hành dành cho hệ Cao đẳng nghề Điện tử công nghiệp. Đất nước Việt Nam trong công cuộc công nghiệp hoá-hiện đại hoá, nền kinh tế đang trên đà phát triển. Yêu cầu sử dụng điện và thiết bị điện ngày càng tăng. Việc trang bị kiến thức về hệ thống điện nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của con người, cung cấp điện năng cho các thiết bị của khu vực kinh tế, các khu chế xuất,các xí nghiệp là rất cần thiết. Nội dung của mô đun gồm có 4 bài: Thời gian (giờ) Số Tên các chương, mục Tổng TT LT TH KT số 1 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 10 5 5 2 Lắp đặt các mạch điện 31 5 25 1 3 Đo lường và kiểm tra 24 8 15 1 Xác định kích thước và bảo vệ cho dây 4 25 5 19 1 dẫn và cáp Tổng cộng 90 23 57 3 Giáo trình cũng là tài liệu giảng dạy và tham khảo tốt cho các ngành thuộc lĩnh vực điện dân dụng, điện cộng nghiệp, điện tử, cơ khí và cán bộ vận hành sửa chữ máy điện.Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Ninh Thuận, ngày tháng năm 2019 TRẦN QUANG TRUNG
  4. MỤC LỤC Bài 1: An toàn lao động và bảo vệ môi trường................................................... 7 1 Trang bị bảo hộ cá nhân ....................................................................................... 7 2 Xưởng thực hành kỹ thuật điện – Quy đinh an toàn .......................................... 10 3 Quy định về phòng cháy ..................................................................................... 11 Bài 2: Lắp đặt các mạch điện .................................................................................. ................................................................................................................................ 14 1 Các mạch đèn ..................................................................................................... 14 2 Thiết bị đóng cắt (rơ le, công tắc tơ, áp tô mát) và các ứng dụng ..................... 20 3 Sơ đồ nối dây trên cầu nối ................................................................................. 26 4 Thiết bị điện của máy điện ................................................................................. 31 Bài 3: Đo lường và kiểm tra hệ thống điện ....................................................... 35 1 Cấu trúc của hệ thống tiêu chuẩn DIN VDE ..................................................... 35 2 Phương thức hoạt độngc ủa các thiết bị bảo vệ ................................................. 37 3 Điện trở cách điện và trở kháng vòng lặp .......................................................... 42 4 Bảo vệ quá dòng và bảo vệ dòng điện rò ........................................................... 44 5 Dây dẫn bảo vệ, dây nối đấy và dây cân bằng điện thế ..................................... 53 Bài 4 : Xác định kích thước và bảo vệ cho dây dẫn và cáp .............................. 58 1 Tổng quan về các loại dây dẫn và cáp ................................................................ 58 2 Lập kế hoạch và điều khiển quá trình làm việc. ................................................. 59 3 Lắp đặt và kiểm tra hệ thống điện....................................................................... 63 4 Giám sát và đánh giá kết quả công việc ............................................................. 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 67
  5. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LẮP ĐẶT & KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỆN Mã số môn học: MĐ 34 Thời gian môn học: 90 giờ; (LT: 15 giờ; TH: 72 giờ; KT: 3 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun này cần phải học sau khi đã học xong các môn học/mô đun như: Cơ bản về mạch điện và kỹ thuật số; Máy điện; Lắp ráp, cài đặt và kiểm tra thiết bị điện; Cài đặt và thiết lập cấu hình hệ thống công nghệ thông tin; Đo lường, phân tích chức năng các phần tử và hệ thống điện - Tính chất: Đây là mô đun đào tạo theo định hướng thực hành. Người học kết hợp những nội dung đã được đào tạo trước đây với nội dung thuộc mô đun này để làm sâu sắc thêm về các biện pháp bảo vệ và sự cần thiết của các biện pháp bảo vệ an toàn cho sức khỏe. Họ áp dụng các biện pháp an toàn trong quá trình làm việc và kiểm tra khi lắp đặt điện, các thiết bị, máy móc và các bộ điều khiển. Họ luôn chú ý các quy định về an toàn lao động, sức khỏe và bảo vệ môi trường. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: 1. Về kiến thức - Lắp đặt và đánh giá hệ thống điện phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật chung đã được thừa nhận - Chú ý khi thiết lập, thay đổi, bảo trì và vận hành các hệ thống và thiết bị điện cần phải tuân thủ các quy tắc của kỹ thuật điện - Lắp đặt các thiết bị điện hoặc xây dựng hệ thống điện - Lựa chọn và lắp đặt các thiết bị điện và hệ thống máng cáp - Kết nối các mô đun và thiết bị với các công nghệ kết nối khác nhau - Lắp ráp các nẹp, giá đỡ và giàn giáo một cách chuyên nghiệp - Xác định sơ đồ mạch và các biện pháp bảo vệ 2. Về kỹ năng - Lắp ghép và lắp đặt giá đỡ, vỏ máy và các thiết bị chuyển mạch - Lắp đặt và đấu nối dây tiếp đất và dây cân bằng điện thế - Đánh giá, đo lường và giám sát hệ thống chống sét và các điều kiện nối đất. - Phân tích nguồn điện hiện có, lập kế hoạch và xác định các thay đổi - Xác định vị trí các máng cáp và thiết bị lắp đặt với chú ý phù hợp với khả năng tương thích điện từ - Đánh giá, đo lường và ghi chép việc đấu nối các phần tử của hệ thống chống sét nội bộ, thiết bị chuyển mạch và các thiết bị bảo vệ quá dòng. - Sử dụng các thiết bị hoặc hệ thống tăng trong nhà máy 3. Về thái độ.
  6. - Chú ý về sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc - Góp phần phòng tránh ô nhiễm môi trường do hoạt động gây ra - Giao tiếp kỹ thuật và hoạt động - Lập kế hoạch và tổ chức công việc, đánh giá kết quả công việc - Lắp đặt và đấu nối các thiết bị điện - Đo lường và phân tích nguyên lý hệ thống điện - Đánh giá sự an toàn của các thiết bị và hệ thống điện III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân bố thời gian: Thời gian (giờ) Số Tên các chương, mục Tổng TT LT TH KT số 1 An toàn lao động và bảo vệ môi trường 3 1 2 2 Cung cấp thông tin 7 1 6 3 Lắp đặt các mạch điện 31 5 25 1 4 Đo lường và kiểm tra 24 4 19 1 Xác định kích thước và bảo vệ cho dây 5 25 4 20 1 dẫn và cáp Tổng cộng 90 30 57 3
  7. BÀI 1 AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG MÃ BÀI : MĐ34 - 01 Mục tiêu: Sau khi học song bài này người học có khả năng: - Trình bày được những nguyên nhân gây ra tai nạn, mức độ tác hại của dòng điện, biện pháp an toàn điện; - Trình bày được nguyên nhân và biện pháp phòng chống cháy nổ; - Sử dụng được các phương tiện chống cháy - Sơ cứu được người bị tai nạn lao động, bị điện giật, cháy bỏng - Có ý thức tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn, bảo hộ lao động. Nội dung chính: 1 Trang bị bảo hộ cá nhân - Người được phép thao tác điện là những người có chuyên môn về điện và bằng cấp phù hợp với công việc đang thực hiện. Ngoài ra, người thao tác điện phải tham gia khóa huấn luyện toàn điện và được cấp thẻ an toàn điện theo quy định; - Người thao tác điện phải tham gia huấn luyện an toàn điện công nghiệp định kỳ ít nhất mỗi năm 01 lần, Ngoài ra, người vận hành phải hoàn thành bài kiểm tra an toàn điện trước khi được phép thao tác điện; - Người làm việc với điện phải kiểm tra sức khỏe trước khi tuyển dụng, khám sức khỏe định kỳ và đảm bảo đủ sức khỏe làm việc theo quy định pháp luật; - Người làm việc với điện phải sử dụng đúng dụng cụ và mang đầy đủ các trang bị bảo hộ phù hợp công việc sẽ thực hiện
  8. - Sử dụng các dụng cụ an toàn về điện; - Sào cách điện (đóng mở cầu dao cách ly ở cự ly xa), kìm cách điện, bút thử điện, găng tay cách điện, ủng cách điện, thảm cách điện …; - Các dụng cụ an toàn: kính bảo hộ, găng tay vải bạt, mặt nạ, dây đai an toàn…; - Sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân; - Chỉ sử dụng các dụng cụ đảm bảo chất lượng do đó phải thường xuyên kiểm tra đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật; - Không được sử dụng quá cấp điện áp cho phép của dụng cụ; - Bảo quản các dụng cụ bảo vệ ở nơi cao ráo, sạch sẽ, tránh chỗ có xăng dầu, tránh bị cọ xát bề mặt - Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện; - Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt gió…); - Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa; - Khi đóng/ cắt thiết bị điện cần có “phiếu thao tác/ qui trình làm việc” và phải có 2 người tham gia để tránh nhầm lẫn - Khi bảo dưỡng, sửa chữa an toàn điện trong sản xuấtít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt
  9. bằng khô ráo, sử dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động; - Nếu cần chiếu sáng cục bộ khi sửa chữa, phải dùng đèn di động cầm tay 36V; - Không tự tiện đi vào vùng nguy hiểm của thiết bị điện hoặc đường dây dẫn điện và không tự ý đấu nối thay đổi hệ thống điện; - Tại ví trí có dòng điện cao thế phải treo bảng cảnh báo nguy hiểm; - Không bố trí thiết bị điện trên mặt bằng ẩm ướt có khả năng dẫn điện hoặc dễ trượt ngã, sập đổ; - Ngắt khỏi nguồn điện các thiết bị, dụng cụ điện khi không sử dụng; - Khi làm việc trên cao phải đeo dây an toàn; - Khi ngắt một cầu trì, cầu dao, công tắc, mối nối điện, tại vị trí cô lập phải treo biển thông báo hoặc khóa cách ly; - Ít nhất 2 lần/năm đo kiểm tra điện trở tiếp đất của thiết bị, nếu số đo >2W thì phải xử lý để đạt giá trị - Phải mang quần áo khô, đi giày cách điện, đội mũ khi đi vào vùng nguy hiểm về điện; - Tháo đồ kim loại trên người, mặc quần áo khô, đeo găng, mang ủng cách điện, dụng cụ cách điện phù hợp khi việc với thiết bị đang mang điện; - Khi phát hiện thấy điều bất thường (mùi khét, khói, tia lửa điện…) phải lập tức báo để người vận hành ngừng ngay thiết bị. - Sau khi một mạch điện bị ngắt bởi 1 thiết bị bảo vệ (áptômát, cầu chì…), không được đóng mạch điện lại cho đến khi có quyết định của người chịu trách nhiệm về điện bảo đảm rằng thiết bị và mạch đã an toàn để đóng điện lại. - Không được dùng các thang có khả năng dẫn điện khi làm việc trên hoặc gần các thiết bị điện. Cấm dùng thang bằng kim loại không có cách điện. Những dụng cụ bảo vệ an toàn điện công nghiệp: Mũ cách điện ,Thảm cách điện– Găng tay cách điện– Giày cách điện– Ủng cách điện– Sào cách điện– Tiếp địa di động
  10. Găng tay cách điệnlà trang bị cần thiết khi tiếp xúc với điện Mang giày cách điện đáp ứng việc an toàn điện trong nhà xưởng Sào cách điện 35KV loại lồng rút 2. Xưởng thực hành kỹ thuật điện – Quy đinh an toàn
  11.  Các biện pháp kỹ thuật: - Bọc cách điện những chỗ hay va chạm, những chỗ bị hở; - Hàng năm kiểm tra lớp cách điện bằng đồng hồ MW (>1KW/1V); - Nối dây tiếp đất, vỏ thiết bị; - Rào chắn, treo biển báo những chỗ nguy hiểm (có điện nguy hiểm, cấm đóng điện…); - Giữ khoảng cách an toàn: 2 – 15kv: 0.7m; 15 – 35kv: 1.1m; 35 – 110kv: 1.4m; 220kv: 2.5m; 330kv: 3m; 330 – 500kv: 4m; - Tự động cắt điện khi có dòng điện rò rỉ ra vỏ thiết bị; - Dùng điện áp thấp ở những nơi cần thiết: đèn xách tay, đèn chiếu sáng công cụ 36v Khoảng cách an toàn điện là bao nhiêu? Để tìm hiểu về khoảng cách an toàn điện nói cung và khoảng cách an toàn điện hạ thế nói riêng, bạ cần dựa vào các Quy định của Nghị định 14/2014/NĐ-CP VỀ HLBV an toàn lưới điện cao cấp. Trong Nghị định quy định rõ khoảng cách an toàn theo từng lĩnh vực cho tưng mức điện áp. Bạn có thể tham khảo những tổng hợp dưới đây. Đối với khoảng cách bảo vệ an toàn đường dây dẫn điện trên không Điện áp Đến 22kV Đến 35 kV 110 KV Dây Dây Dây Dây Dây bọc trần bọc trần trần Khoảng 1.0 m 2.0 m 1.5 m 3.0 m 4.0m cách Khoảng cách an toàn của nhà ở, công trình xây dựng Điện áp Đến 35 kV Đến 110 kV Khoảng cách 3.0 m 4.0m 3. Quy định về phòng cháy  Phương án phòng cháy chữa cháy công ty Mục đích của việc lập phương án phòng cháy chữa chay tại công ty giúp xác định được những nguy hiểm hỏa hoạn có thể xảy ra. Xác định được những vị trí có khả năng xảy ra hỏa hoạn cao tại doanh nghiệp để có thể tiến hành bố trí, lên phương án xây dựng phương án chữa cháy tại chỗ một cách hiệu quả và chủ động.
  12. Mỗi phương án phòng cháy chữa cháy trong doanh nghiệp phải có mục tiêu, và nhiều phương án dự kiến được tình huống cháy nổ có khả năng xảy ra, tiến hành tổ chức diễn tập cho nhân viên trong công ty để có thể chủ động trong quá trình xử lý các tình huống cháy nổ.  Nội dung phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ Thông thường nhất 1 bản phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ cần đi kèm 1 sơ đồ đầy đủ bố trí các phòng ban, vị trí trong công ty, doanh nghiệp kèm theo. Sơ đồ mô tả chi tiết các vị trí, bố trí, đặc điểm kiến trúc của tòa nhà doanh nghiệp, mô tả về các loại vật liệu, sản phẩm, hàng hóa có trong công ty. Phân loại rõ ráng khả năng cháy của từng loại vật liệu, khoảng cách cất giữ. Ngoài ra nên kèm theo những thứ khác như tình hình hệ thống đường dây điện trong công ty, xăng, dầu, bếp ăn nếu có trong doanh nghiệp. Nội quy phòng cháy chữa cháy cho công ty Nội dung phương án phòng cháy chữa cháy tại chỗ cần phải mô tả được sơ đồ các phòng ban, các kho hàng, mô tả các vật liệu có khả năng bắt lửa cao, dễ dàng dẫn đến hỏa hoạn bất ngờ, mô tả những thiết bị pccc có trong công ty kèm nhân lực về người. Thông thường ngoài việc mô tả kỹ lưỡng sơ đồ bố trí kiến trúc của công ty cần mô tả thêm số lượng các dụng cụ, thiết bị, nguồn, phương tiện, dung cụ đặc biệt là bình chữa cháy có tại công ty. Nhiệm vụ tiếp theo là xác định được những vị trí nguy hiểm, có khả năng xảy ra cháy nổ cao ví dụ kho hàng, nơi chứa đựng tài liệu, sản phẩm dễ bắt cháy hoặc có khả năng lây lan cháy cao. Để có thể tiến hành thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy phù hợp, bố trí các bình chữa cháy ở nơi cần thiết, cắt cử lực lượng, phương tiện và các biện pháp phòng cháy chữa cháy khi cần thiết để có thể ứng cứu trong mọi tình huống diễn biến cháy nổ có khả năng diễn ra. Ngoài ra quy định phòng cháy chữa cháy tại công ty quy định sơ đồ cơ quan doanh nghiệp cần thiết kế có kích thước 90x60cm thể hiện chi tiết mặt bằng của công trình, các lối đi, nguồn nước, dùng màu, ký hiệu theo quy chuẩn để phân biệt và đánh dấu các hạng mục thiết bị phục vụ công tác phòng cháy chữa cháy  Nội quy phòng cháy chữa cháy trong công ty Nội quy phòng cháy chữa cháy tại công ty thường được doanh nghiệp xây dựng dựa trên luật PCCC công bố ngày 12/7/2001 và 35/2003/NĐ.CP. Dựa vào đó các công ty và doanh nghiệp dễ dàng phân bố ra trách nhiệm và nghĩa vụ của BGD
  13. và các thành viên trong công tác phòng cháy chữa cháy và bảo vệ tài sản trong công ty. Thông thường BGD và người lãnh đạo phòng ban có nhiệm vụ kiểm tra và đôn đốc công tác bảo đảm an toàn PCCC trong công ty, phòng ban mình quản lý. Trong đó giảm đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất, đề ra, tổ chức tập huấn diễn tập PCCC định kỳ, tổ chức thiết kế xây dựng, lắp đặt các thiết bị PCCC trong công ty, tổ chức tập huấn nhân viên sử dụng bình chữa cháy và các thiết bị PCCC khác. Các trưởng phòng ban có nhiệm vụ tư vấn cho BGD và thực hiện phối hợp tổ chức diễn tập kiểm tra theo định kỳ các kế hoạch PCCC do BGD đề ra. Ngoài ra người đứng đầu bộ máy công ty là người dại diện pháp luật của doanh nghiệp cần được đào tạo qua văn bằng về PCCC có kiến thức và được chứng nhận về PCCC. Trong công ty có đầy đủ thiết bị PCCC được Việc quản lý cơ sở vật chất về PCCC rất quan trọng. Công ty, doanh nghiệp không có đầy đủ chứng chỉ PCCC, bảng nội quy, tiêu lệnh thiết bị PCCC vd (bình chữa cháy) có thể bị phạt hành chính nhắc nhở hoặc nặng có thể tạm đình chỉ hoạt động nếu bị phát hiện có khả năng gây nguy cơ xảy ra cháy nổ cao, cần được loại bỏ những nguyên nhân gây cháy một cách trực tiếp và khẩn cấp.
  14. BÀI 2 LẮP ĐẶT CÁC MẠCH ĐIỆN MÃ BÀI: MĐ34 - 02 Mục tiêu : - Thi công được các mạng cung cấp điện đơn giản. - Lắp đặt được các công trình điện công nghiệp. - Kiểm tra và thử mạch. Phát hiện được sự cố và có biện pháp khắc phục. - Rèn luyện tính cẩn thận, tỉ mỉ, chính xác, tư duy khoa học và sáng tạo. Nội dung chính: 1. Các mạch đèn MẠCH ĐÈN ĐƠN 1 CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN 1 BÓNG ĐÈN Để điều khiển bóng đèn, ta mắc nối tiếp bóng đèn với 1 công tắc Điều kiện: điện áp định mức bóng đèn phải lớn hơn hoặc bằng điện áp của nguồn điện: UĐèn = UNguồn
  15. MẠCH ĐÈN MẮC NỐI TIẾP Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc nối tiếp nhau Điều kiện:  Các bóng đèn phải là đèn nung sáng.  UĐ1 + UĐ2 + UĐi + …. + UĐn = Unguồn  UĐ1= UĐ2 = UĐi = …. = UĐn  PĐ1= PĐ2 = PĐi = …. = PĐn
  16. MẠCH ĐÈN MẮC SONG SONG Gồm có nguồn điện, công tắc, ổ cắm và nhiều bóng đèn mắc song song nhau. Điều kiện: UĐ1= UĐ2 = UĐi =…. = UĐn MẠCH ĐÈN CẦU THANG, 2 CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN 1 BÓNG ĐÈN Mạch đèn cầu thang dùng để điều khiển tắt, mở 1 bóng đèn ở 2 vị trí khác nhau. Có 2 sơ đồ thường dùng như sau: Nguyên lý hoạt động sơ đồ (1):  Khi 2 đầu của bóng đèn được nối đồng thời với 2 dây nóng (hay hai dây nguội) thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng không => bóng đèn tắt.  Còn khi một đầu bóng đèn được nối với dây nóng, đầu còn lại nối với dây nguội thì hiệu điện thế giữa 2 đầu bóng đèn bằng 220V=> bóng đèn sáng.  Sơ đồ 1 cần phải sử dụng 2 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ này thường áp dụng khi khoảng cách giữa 2 công tắc lớn.
  17. Nguyên lý hoạt động sơ đồ (2):  Chỉ cần sử dụng 1 cầu chì để bảo vệ cho bóng đèn. Sơ đồ (2) được sử dụng khá phổ biến. MẠCH ĐÈN ĐIỀU KHIỂN 2 TRẠNG THÁI a. Mạch đèn sáng tỏ, sáng mờ: Sơ đồ mạch như hình dưới: Nguyên lý hoạt động :  Trạng thái 1: Đèn 1 và đèn 2 mắc nối tiếp, khi đó 2 đèn sẽ sáng mờ.  Trạng thái 2: Đèn 1 bị nối tắt, chỉ có đèn 2 sáng tỏ.  Công tắc S1 dùng để tắt mạch. b. Mạch đèn sáng luân phiên: Sơ đồ mạch Nguyên lý hoạt động:  Trạng thái 1: Đèn 1 sáng và đèn 2 tắt.  Trạng thái 2: Đèn 1 tắt và đèn 2 sáng.  Công tắc S1 dùng để tắt toàn bộ mạch.
  18.  Hai đèn 1 và 2 là hai đèn khác loại, hoặc có công suất khác nhau. MẠCH ĐÈN ĐIỀU KHIỂN 4 TRẠNG THÁI. Mạch đèn gồm có 2 công tắc 3 chấu và 2 bóng đèn nung sáng. Các trạng thái hoạt động mạch đèn.  Trạng thái 1: Đ1 sáng tỏ, Đ2 tắt (ct1 – 1, ct2 – 2 ).  Trạng thái 2: Đ1 tắt, Đ2 sáng tỏ (ct1 – 2, ct2 – 1 ).  Trạng thái 3: Đ1 và Đ2 sáng mờ (ct1 – 1, ct2 – 1 ).  Trạng thái 4: Đ1 và Đ2 tắt (ct1 – 2, ct2 – 2 ) MẠCH ĐÈN THẮP SÁNG THEO THỨ TỰ Các đèn được đóng và tắt theo 1 trình tự nhất định, tại mỗi thời điểm chỉ có 1 bóng đèn sáng. Áp dụng khi cần tiết kiệm, tránh quên tắt đèn Sơ đồ mạch đèn:
  19. Nguyên lý hoạt động:  Bật công tắc S1, đèn 1 sáng.  Bật công tắc S2, đèn 1 tắt, đèn 2 sáng.  Bật công tắc Si, đèn 2 tắt, đèn i sáng.  Bật công tắc Sn, đèn i tắt, đèn n sáng.  Khi tắt, trình tự sẽ ngược lại. MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG Đèn hỳnh quang sử dụng nguồn điện 220V AC, với chấn lưu, tụ, bóng đèn được nối theo sơ đồ trên Các dạng hư hỏng đèn thường gặp.  Đèn không sáng. Nguyên nhân:  Nguồn điện chưa đến  Dây tóc đèn bị đứt.  Starte bị hỏng.  Transfor bị hỏng.  Mạch điện bị đứt.  Đèn không khởi động được. Nguyên nhân:  Điện áp nguồn nhỏ hơn điện áp đèn cho phép.  Bóng đèn hết tuổi thọ.  Starte bị hỏng.  Sơ đồ đấu dây sai.
  20.  Khi tắt đèn còn sáng mờ. Nguyên nhân: Sơ đồ đấu dây sai giữa dây pha và dây trung tính 2. Thiết bị đóng cắt (rơ le, công tắc tơ, áp tô mát) và các ứng dụng Khí cụ điện là thiết bị rất đa dạng và được phân ra nhiều loại khác nhau như cao áp, hạ áp, đóng ngắt, hạ thế cụ thể như sau Aptomat – Cầu dao tự động Đây là thiết bị khí cụ điện dùng để cắt mạch điện khi quá tải, ngắn mạch, đoản mạch, thấp áp hay chập chạm mạch điện. Cầu dao tự động một pha Cấu tạo : Dựa vào hình ảnh trên thì bạn có thể năm bắt được cấu tạo của cầu dao đóng ngắt tự động Nguyên lý hoat động : Khi có dòng điện đi qua đầu dây của cầu dao -> Qua tiếp điểm tĩnh -> Tiếp điểm tự động -> Cuộn dây bảo vệ ngắn mạch -> Tấm bimetal -> Đầu đấu dây -> Ra khỏi cầu dao Cầu dao tự động đóng ngắt 2 trường hợp sau: Quá tải: Khi dòng điện quá tải nó sẻ đốt nóng vật dẫn điện khi đó Tấm bimetal vị uốn cong, tác động lên tấm lẩy bảo vệ -> Cầu dao mở tiếp điểm -> Ngắt mạch Ngắn mạch: Khi sự cố ngắn mạch xuất hiện -> Lõi cuộn dây bảo vệ bị hút xuống - > Tác động vào lẫy bảo vệ -> Cầu dao mở tiếp điểm -> Ngắt mạch Cầu dao bảng điện chính Cấu tạo : 1. Nút ấn nhả cầu dao tại cầu dao . 2. Nút ấn đóng cầu dao tại cầu dao .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2