Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 7
download
Giáo trình "Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp)" nhằm giúp các bạn sinh viên trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống máy lạnh: kho lạnh, máy đá cây, tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc; xác định được các bước cần thiết để thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN : LẮP ĐẶT, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH CÔNG NGHIỆP NGHỀ: VẬN HÀNH SỬA CHỮA THIẾT BỊ LẠNH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG / TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99 /QĐ-KTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 1
- LỜI GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây, sự phát triển của các ngành kinh tế ngày càng nhanh, đặc biệt là các ngành kỹ thuật. Trên xu hướng đó thì mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo nghề, nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động kỹ thuật trong giai đoạn hội nhập là việc cần thiết. Để đáp ứng yêu cầu trên, công tác đào tạo nghề càng được chú trọng và quan tâm nhiều hơn. Trong đó, việc đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy trong các trường Cao Đẳng, Dạy nghề là vô cùng cần thiết. Qua đó, vấn đề đặt ra là cần biên soạn mới tài liệu chuyên môn dành cho sinh viên và đội ngũ công nhân kỹ thuật. Để đáp ứng nhu cầu đó chúng tôi đã biên soạn cuốn tài liệu “Lắp đặt,sửa chữa hệ thống lạnh công nghiệp” hướng dẫn cho sinh viên học nghề Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo bổ ích cho đội ngũ công nhân kỹ thuật. Trong quá trình biên soạn giáo trình, tập thể đã tham khảo các giáo trình của các trường Đại học, Cao đẳng... Nhóm biên soạn đã hết sức cố gắng để giáo trình đạt được chất lượng tốt nhất. Tuy nhiên, trong quá trình biên soạn không thể tránh khỏi thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp, các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Trân trọng cảm ơn! Quy Nhơn, ngày tháng năm Tác giả 2
- GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lắp đặt,sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp Mã mô đun: MĐ 18 Thời gian thực hiện mô đun: 225 giờ; (Lý thuyết: 60; Thực hành: 160; Kiểm tra: 05) I. Vị trí, tính chất của mô đun: - Vị trí: Mô đun này phải học sau khi đã học xong mô đun lắp đặt,sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng của chương trình. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn trong chương trình đào tạo nghề vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh. Mô đun này cung cấp các kỹ năng về sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống lạnh công nghiệp II. Mục tiêu mô đun: - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị trong hệ thống máy lạnh: kho lạnh, máy đá cây, tủ đông gió, tủ đông tiếp xúc + Xác định được các bước cần thiết để thực hiện các công việc lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống máy lạnh công nghiệp. -Kỹ năng: + Xác định được các thông số của hệ thống máy lạnh công nghiệp + Sửa chữa và thay thế được các thiết bị lạnh trong hệ thống lạnh công nghiệp. + Sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế được các thiết bị điện trong hệ thống lạnh công nghiệp + Sử dụng được các thiết bị phụ trợ + Xử lý được một số trường hợp khi bị sự cố trong khi vận hành; - Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tác phong công nghiệp; chủ động trong công việc; + Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị. III. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT Phần 1. Hệ thống lạnh kho lạnh 1 Bài 1: Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh 06 03 03 2 Bài 2: Vận hành hệ thống lạnh kho lạnh 12 03 09 3 Bài 3: Bảo dưỡng hệ thống lạnh kho lạnh 15 03 12 4 Bài 4: Sửa chữa hệ thống lạnh kho lạnh 15 03 12 5 Bài 5: Lắp đặt hệ thống lạnh kho lạnh 21 03 17 01 Phần 2. Hệ thống lạnh máy đá cây 6 Bài 6: Khảo sát hệ thống lạnh máy đá cây 06 03 03 7 Bài 7: Vận hành hệ thống lạnh máy đá cây 12 03 09 8 Bài 8:Bảo dưỡng hệ thống máy đá cây 12 03 08 01 9 Bài 9: Sửa chữa hệ thống máy đá cây 15 03 12 10 Bài 10: Lắp đặt hệ thống lạnh máy đá cây 21 03 17 01 Phần 3. Hệ thống tủ đông tiếp xúc 11 Bài 11: Khảo sát tủ cấp đông tiếp xúc 06 03 03 12 Bài 12: Vận hành hệ thống tủ cấp đông tiếp xúc 09 03 06 Bài 13: Bảo dưỡng hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp 13 09 03 06 xúc 14 Bài 14: Sửa chữa hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp 09 03 06 3
- Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT xúc 15 Bài 15: Lắp đặt hệ thống lạnh tủ cấp đông tiếp xúc 12 03 08 01 Phần 4. Hệ thống tủ đông gió 16 Bài 16: Khảo sát tủ cấp đông gió 06 03 03 17 Bài 17: Vận hành hệ thống tủ cấp đông gió 09 03 06 Bài 18: Bảo dưỡng thiết bị hệ thống lạnh tủ cấp 18 09 03 06 đông gió 19 Bài 19: Sửa chữa hệ thống lạnh tủ cấp đông gió 09 03 06 20 Bài 20: Lắp đặt hệ thống lạnh tủ cấp đông gió 12 03 08 01 Tổng cộng 225 60 160 05 4
- MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU......................................................................................................... 2 GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN...............................................................................................3 MỤC LỤC...................................................................................................................... 5 PHẦN 1. HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................................... 8 Bài 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH...............................................8 1.1. Cấu tạo hệ thống lạnh kho lạnh:........................................................................... 8 1.2. Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh........................................................................ 14 Bài 2: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................ 15 2.1. Công tác chuẩn bị:.............................................................................................. 15 2.2. Vận hành:............................................................................................................15 Bài 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH.........................................19 3.1. Bảo dưỡng máy nén:...........................................................................................19 3.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................... 20 3.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi................................................................................. 20 3.4. Bảo dưỡng van tiết lưu....................................................................................... 20 3.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ....................................................................................... 20 Bài 4: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH............................................ 23 4.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng............................................................23 4.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong kho lạnh......................................... 23 4.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong kho lạnh............................................ 25 Bài 5: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH................................................ 27 5.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong kho lạnh........................................................... 27 5.2. Lắp đặt các thiết bị phụ trong kho lạnh.............................................................. 30 5.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................... 30 5.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện................................................................................31 5.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống.....................................................32 Bài 6: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY.........................................36 6.1. Cấu tạo hệ thống lạnh máy đá cây...................................................................... 36 6.2. Khảo sát hệ thống lạnh máy đá cây.................................................................... 41 Bài 7: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY........................................ 43 7.1. Công tác chuẩn bị:.............................................................................................. 43 7.2. Vận hành.............................................................................................................43 Bài 8: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG MÁY ĐÁ CÂY................................................. 47 8.1. Bảo dưỡng máy nén:...........................................................................................47 8.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................... 47 5
- 8.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi................................................................................. 48 8.4. Bảo dưỡng van tiết lưu....................................................................................... 48 8.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ....................................................................................... 48 Bài 9: SỬA CHỮA HỆ THỐNG MÁY ĐÁ CÂY.....................................................51 9.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng............................................................51 9.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính của máy đá cây........................................51 9.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ của máy đá cây...........................................53 Bài 10: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH MÁY ĐÁ CÂY.......................................... 55 10.1. Lắp đặt các thiết bị chính máy đá cây.............................................................. 55 10.2. Lắp đặt các thiết bị phụ máy đá cây................................................................. 55 10.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 56 10.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................57 10.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................57 Bài 11: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH MÁY TỦ ĐÔNG TIẾP XÚC 59 11.1. Cấu tạo hệ thống lạnh tủ đông tiếp xúc............................................................ 59 11.2. Khảo sát hệ thống lạnh tủ đông tiếp xúc…………………………………… 64 Bài 12: VẬN HÀNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC................................................... 65 12.1. Công tác chuẩn bị............................................................................................. 65 12.2. Vận hành...........................................................................................................65 Bài 13: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC............. 68 13.1. Bảo dưỡng máy nén:.........................................................................................68 13.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................. 68 13.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi............................................................................... 69 13.4. Bảo dưỡng van tiết lưu..................................................................................... 69 13.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ..................................................................................... 69 Bài 14: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC................ 70 14.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng..........................................................70 14.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong tủ đông tiếp xúc........................... 70 14.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong tủ đông tiếp xúc.............................. 72 Bài 15: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG TIẾP XÚC.................... 73 15.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong tủ cấp đông tiếp xúc.......................................73 15.2 Lắp đặt các thiết bị phụ trong tủ cấp đông tiếp xúc...........................................73 15.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 74 15.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................74 15.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................75 Bài 16: KHẢO SÁT TỦ CẤP ĐÔNG GIÓ............................................................... 76 6
- 16.1. Cấu tạo hệ thống lạnh tủ đông gió.................................................................... 76 16.2. Khảo sát hệ thống lạnh tủ cấp đông gió............................................................78 Bài 17: VẬN HÀNH HỆ THỐNG TỦ CẤP ĐÔNG GIÓ........................................ 80 17.1. Công tác chuẩn bị:............................................................................................ 80 17.2. Vận hành...........................................................................................................80 Bài 18: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG GIÓ........................ 83 18.1. Bảo dưỡng máy nén..........................................................................................83 18.2. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ............................................................................. 84 18.3. Bảo dưỡng thiết bị bay hơi............................................................................... 84 18.4. Bảo dưỡng van tiết lưu..................................................................................... 84 18.5. Bảo dưỡng thiết bị phụ..................................................................................... 84 Bài 19: SỬA CHỮA HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG GIÓ............................87 19.1. Kiểm tra xác định nguyên nhân hư hỏng..........................................................87 19.2. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị chính trong tủ cấp đông gió............................ 87 19.3. Kiểm tra, sửa chữa các thiết bị phụ trong tủ cấp đông gió............................... 88 Bài 20: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG LẠNH TỦ CẤP ĐÔNG GIÓ................................87 20.1. Lắp đặt các thiết bị chính trong tủ cấp đông tiếp xúc.......................................89 20.2 Lắp đặt các thiết bị phụ trong tủ cấp đông tiếp xúc...........................................89 20.3. Lắp đặt hệ thống đường ống............................................................................. 89 20.4. Lắp đặt hệ thống mạch điện..............................................................................90 20.5. Hút chân không - nạp gas, chạy thử hệ thống...................................................90 Tài liệu tham khảo:..................................................................................................... 92 7
- PHẦN 1. HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH Bài 1: KHẢO SÁT HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH Mã bài: MĐ 18 – 01 Thời gian: 06 giờ (LT: 01; TH: 03; Tự học: 02) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu nguyên lý làm việc, đặc điểm cấu tạo tổng quát của các thiết bị trong hệ thống lạnh kho lạnh; Mục tiêu: - Trình bày được cấu tạo và nguyên lý làm việc của hệ thống lạnh kho lạnh, của các thiết bị trong hệ thống lạnh kho lạnh; - Đọc được sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch điện hệ thống lạnh kho lạnh; - Nhận dạng được các chi tiết, thiết bị của hệ thống lạnh; - Tỉ mỉ trong khảo sát, chuẩn xác trong báo cáo khảo sát. Nội dung bài: 1.1. Cấu tạo hệ thống lạnh kho lạnh: 1.1.1. Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho lạnh: Sơ đồ nguyên lý hệ thống lạnh kho bảo quản tương đối đa dạng. Có hai dạng phổ biến nhất hay sử dụng là giải nhiệt bằng gió (dàn ngưng) và giải nhiệt bằng nước (bình ngưng). Tuy nhiên, hiện nay người ta thường sử dụng bình ngưng trong các hệ thống lạnh của kho lạnh bảo quản. Hình 1-1: Sơ đồ nguyên lý hệ thống kho lạnh 1- Máy nén lạnh; 2- Bình ngưng; 3- Dàn lạnh; 4- Bình tách lỏng; 5- Tháp giải nhiệt; 6- Bơm giải nhiệt; 7- Kho lạnh 1.1.2. Các thiết bị của hệ thống lạnh kho lạnh a. Máy nén: - Năng suất lạnh đại đa số các kho lạnh bảo quản trong công nghiệp là công 8
- suất trung bình, năng suất lạnh nằm trong khoảng 7,5 đến 40 kW. Với công suất như vậy, thích hợp nhất là sử dụng máy nén piston kiểu nửa kín, trong một số trường hợp công suất nhỏ có thể sử dụng máy nén kiểu kín. - Hình 1-2 giới thiệu cấu tạo của máy nén piston kiểu nửa kín. Hiện nay có hai chủng máy nén nửa kín được sử dụng rất phổ biến ở nước ta, là máy lạnh COPELAND (Mỹ) và Bitzer (Đức) . Hình 1-2 : Máy nén nửa kín 1- Rôto động cơ; 2- Bạc ổ trục; 3- Tấm hãm cố định rôto vào động cơ; 4- Phin lọc đường hút; 5- Then rôto; 6- Stato; 7- Thân máy; 8- Hộp đấu điện; 9- Rơ le quá dòng; 10- Van đẩy; 11- Van hút; 12- Secmăng; 13- Van 1 chiều; 14- Piston; 15- Tay biên; 16- Bơm dầu; 17- Trục khuỷu; 18- Kính xem mức dầu; 19- Lọc dầu; 20- Van 1 chiều đường dầu b. Thiết bị ngưng tụ Đối với hệ thống lạnh kho lạnh thì thiết bị ngưng tụ có thể sử dụng dàn ngưng giải nhiệt bằng không khí hoặc bình ngưng giải nhiệt nước * Dàn ngưng không khí: Dàn ngưng không khí cho các môi chất lạnh frêôn là thiết bị trao đổi nhiệt ống đồng (hoặc ống sắt nhúnzg kẽm nóng) cánh nhôm. Dàn có 2 dạng: Thổi ngang và thổi đứng. Dàn ngưng có cấu tạo cho phép có thể đặt ngoài trời. Hình 1-3: Dàn ngưng không khí 9
- * Bình ngưng tụ: Hình 1-4: Bình ngưng tụ - Bình ngưng có thân hình trụ nằm ngang làm từ vật liệu thép CT3, bên trong là các ống trao đổi nhiệt bằng thép áp lực C20. Các ống trao đổi nhiệt được hàn kín hoặc đúc lên hai mặt sàng hai đầu. Để có thể hàn noặc đúc các ống trao đổi nhiệt vào mặt sàng, nó phải có độ dày khá lớn, từ 20 đến 30 mm. Hai đầu thân bình là các nắp bình. Các nắp bình tạo thành vách phân dòng nước để nước tuần hoàn nhiều lần trong bình ngưng. Mục đích tuần hoàn nhiều lần là để tăng thời gian tiếp túc của nước và môi chất; tắc tốc độ chuyển động của nước trong các ống trao đổi nhiệt nhằm nâng cao hệ số tỏa nhiệt α. Cứ một lần nước chuyển động từ đầu này đến đầu kia của bình gọi là một pass. - Các trang thiết bị đi kèm bình ngưng gồm: van an toàn, đồng hồ áp suất với khoảng làm việc từ 0 đến 30 Kg/cm2 là hợp lý nhất, đường ống gas vào, đường cân bằng, đường xả khí không ngưng, đường lỏng về bình chứa cao áp, đường ống nước vào và ra c. Thiết bị bay hơi: Hình 1-5: Dàn bay hơi Thiết bị bay hơi có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi là một trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được trong các hệ thống lạnh đặc biệt là kho lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén có thể hút ẩm về gây ngập lỏng. 10
- Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu, thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao, tăng công suất nén. d. Thiết bị tiết lưu: Thiết bị tiết lưu được sử dụng trong hệ thống lạnh công nghiệp là van tiết lưu nhiệt. Van tiết lưu tự động có 02 loại : - Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong : Chỉ lấy tín hiệu nhiệt độ đầu ra của thiết bị bay hơi (hình 1-6). Van tiết lưu tự động cân bằng trong có 01 cửa thông giữa khoang môi chất chuyển động qua van với khoang dưới màng ngăn. - Van tiết lưu nhiệt cân bằng ngoài: Lấy tín hiệu nhiệt độ và áp suất đầu ra thiết bị bay hơi (hình 1-6). Van tiết lưu tự động cân bằng ngoài, khoang dưới màng ngăn không thông với khoang môi chất chuyển động qua van mà được nối thông với đầu ra dàn bay hơi nhờ một ống mao Hình 1-6 : Van tiết lưu nhiệt cân bằng trong (phải), cân bằng ngoài (trái) e. Các loại bình chứa: * Bình tách dầu: Bình tách dầu để tách dầu khỏi dòng hơi nóng ra từ đầu máy nén. Bên trong bình có một van phao cao áp . Nên đầu được tách ra xả trực tiếp về các te máy nén ngăn không cho dầu đi cùng gas lạnh trong hệ thống lạnh. Nguyên lý của bình tách dầu : ▪ Làm giảm tốc độ và thay đổi hướng dòng chảy của hổn hợp hơi nóng và dầu. ▪ Chắn dầu, tách dầu và lọc dầu. ▪ Lưu giữ dầu vừa tách có nhiệt độ cao để tránh gas bị dầu hấp thụ. Trong cụm máy nén lạnh. Nên lắp bình tách dầu để tránh hiện tượng dầu đi không trở về các te máy nén làm máy nén thiếu dầu. Nếu máy nén có gắn bộ áp suất dầu thì máy nén sẽ ngừng hoạt động. 11
- Hình 1.7. Bình tách dầu Khi máy nén hoạt động liên tục trong trạng thái thiếu dầu. Sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ các chi tiết chuyển động bên trong máy nén lạnh * Bình tách lỏng: - Nhiệm vụ: Tách các giọt hơi ẩm còn lại trong dòng hơi trước khi về máy nén. - Nguyên tắc làm việc của bình tách lỏng : + Giảm đột ngột tốc độ dòng hơi từ tốc độ cao xuống độ tốc độ thấp vào khoảng 0,5 m/s đến 1 m/s. Khi giảm tốc đột ngột, các giọt lỏng mất động năng và rơi xuống đáy bình. + Thay đổi hướng chuyển động của dòng môi chất một cách đột ngột. Dòng môi chất đưa vào bình không theo phương thẳng mà thường đưa ngoặc theo những góc nhất định. + Dùng các tấm chắn để ngăn các giọt lỏng. Khi dòng môi chất chuyển động va vào các vách chắn, các giọt lỏng bị mất động năng và rơi xuống. + Kết hợp tách lỏng hồi nhiệt, hơi môi khi trao đổi nhiệt sẽ bốc hơi hoàn toàn. - Phạm vi sử dụng bình tách lỏng: Hầu hết các hệ thống lạnh đều sử dụng bình tách lỏng. Trường hợp hệ thống có những thiết bị có khả năng tách lỏng thì không sử dụng bình tách lỏng. Ví dụ : Bình chứa hạ áp, bình giữ mức. Các bình này có cấu tạo để có thể tách lỏng được nên có thể không sử dụng bình tách lỏng. - Vị trí lắp đặt bình tách lỏng + Bình tách lỏng làm việc ở nhiệt độ thấp nên phải bọc cách nhiệt. Thường lắp trên cao ngoài gian máy, ngay trên phòng lạnh. + Bình tách lỏng thường đặt trên đường hút về máy nén để bảo vệ máy nén không hút phải lỏng. Hình 1.8. Bình tách lỏng f. Tháp giải nhiệt Trong các hệ thống lạnh sử dụng bình ngưng ống chùm, nước sau khi trao đổi nhiệt nhiệt độ tăng lên đáng kể. Để giải nhiệt cho nước người ta sử dụng các tháp giải nhiệt. Tháp có 02 loại : Tháp tròn và tháp dạng khối hộp, tháp dạng khối hộp gồm nhiều modul có thể lắp ghép để đạt công suất lớn hơn. Đối với hệ thống trung bình thường sử dụng tháp hình trụ tròn. 12
- Tháp được làm bằng vật liệu nhựa composit khá bền, nhẹ và thuận lợi lắp đặt. Bên trong có các khối nhựa có tác dụng làm tơi nước, tăng diện tích và thời gian tiếp xúc. Nước nóng được bơm tưới từ trên xuống, trong quá trình phun, ống phun quay quanh trục và tưới đều lên trên các khối nhựa. Không khí được quạt hút từ dưới lên và trao đổi nhiệt cưỡng bức với nước. Quạt được đặt ở phía trên của tháp giải nhiệt. Phía dưới thân tháp có các tấm lưới có tác dụng ngăn không cho rác bên ngoài rơi vào bên trong bể nước của tháp và có thể tháo ra để vệ sinh đáy tháp. Thân tháp được lắp ghép từ các tấm rời, vị trí lắp ghép tạo thành gân làm cho thân tháp vững chắc hơn. Đối với tháp công suất nhỏ, đáy tháp được sản xuất nguyên tấm, đối với hệ thống lớn, bể tháp được ghép từ nhiều mãnh. Ống nước vào ra tháp bao gồm : ống nước nóng vào, ống bơm nước đi, ống xả tràn, ống xả đáy và ống cấp nước bổ sung. Hình 1.9. Tháp giải nhiệt g. Kính xem ga (mắt ga): Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung bình, thường có lắp đặt các kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính, cụ thể như sau : - Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong trường hợp lỏng chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy sự chuyển động của lỏng, ngược lại nếu thiếu lỏng, trên mắt kính sẽ thấy sủi bọt. Khi thiếu ga trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu chảy qua. - Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong lỏng có lẫn ẩm thì màu sắc của nó sẽ bị biến đổi. Cụ thể : Màu xanh: khô; Màu vàng: có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu : Lọt ẩm nhiều cần xử lý. Để tiện so sánh trên vòng chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các màu đặc trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay lọc ẩm mới hoặc thay silicagen trong các bộ lọc. 13
- Hình 1.10. Kính xem gas - Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận biết quá mắt kính, ví dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên đường ống.. Trên hình 1-10 giới thiệu cấu tạo bên ngoài của một kính xem gas. Kính xem gas loại này được lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn giản, phần thân có dạng hình trụ tròn, phía trên có lắp 01 kính tròn có khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính được áp chặt lên phía trên nhờ 01 lò xo đặt bên trong. h. Phin lọc: Hình 1.11. Phin lọc Bình lọc/hút ẩm môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc và chất khử ẩm. Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc/hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tuỳ thuộc vào nhiệt độ 1.2. Khảo sát hệ thống lạnh kho lạnh a. Lý thuyết liên quan - Đặc điểm cấu tạo, nguyên lý hoạt động, vị trí lắp đặt của các thiết bị trong hệ thống lạnh kho lạnh - Nguyên lý hoạt động của hệ thống lạnh kho lạnh b. Quy trình khảo sát kho lạnh thương nhiệp Bước 1: Khảo sát tổng thể Bước 2: Xác định các thiết bị Các thiết bị chính trong hệ thống lạnh kho lạnh: - Máy nén (máy nén kín, máy nén pit tông nửa kín, máy nén hở ,...) - Bình ngưng tụ giải nhiệt nước - Dàn lạnh không khí đối lưu cưỡng bức - Van tiết lưu nhiệt (cân bằng trong, cân bằng ngoài) Các thiết bị phụ trong hệ thống lạnh kho lạnh: - Bình tách dầu, bình tách lỏng, phin lọc, mắt gas, van chặn, van điện từ,… Bước 3: Vẽ sơ đồ nguyên lý: - Sơ đồ đường ống gas - Sơ đồ đường ống nước Bước 4: Nhận xét, đánh giá. c. Thực hành: - Mỗi nhóm từ 4- 5 SV thực hành khảo sát trên 01 kho lạnh và làm theo yêu cầu của giáo viên hướng dẫn. 14
- Bài 2: VẬN HÀNH HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH Mã bài: MĐ 18 – 02 Thời gian: 12 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 04) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu quy trình vận hành hệ thống lạnh kho lạnh; Mục tiêu của bài: - Trình bày được quy trình vận hành hệ thống lạnh kho lạnh; - Vận hành hệ thống lạnh kho lạnh đúng quy trình, hệ thống hoạt động đạt các thông số kỹ thuật; - Tuân thủ quy trình vận hành và an toàn hệ thống lạnh. Nội dung bài: 2.1. Công tác chuẩn bị: * Kiểm tra hệ thống lạnh: - Kiểm tra điện áp nguồn không được sai lệch định mức 5% : 360V < U < 400V - Kiểm tra bên ngoài máy nén và các thiết bị chuyển động xem có vật gì gây trở ngại sự làm việc bình thường của thiết bị không. - Kiểm tra số lượng và chất lượng dầu trong máy nén. Mức dầu thường phải chiếm 2/3 mắt kính quan sát. Mức dầu quá lớn và quá bé đều không tốt. - Kiểm tra mức nước trong các bể chứa nước, trong tháp giải nhiệt, trong bể dàn ngưng đồng thời kiểm tra chất lượng nước xem có đảm bảo yêu cầu kỹ thuật không. Nếu không đảm bảo thì phải bỏ để bố sung nước mới, sạch hơn. - Kiểm tra các thiết bị đo lường, điều khiển và bảo vệ hệ thống. - Kiểm tra hệ thống điện trong tủ điện, đảm bảo trong tình trạng hoạt động tốt. - Kiểm tra tình trạng đóng mở của các van : + Các van thường đóng: van xả đáy các bình, van nạp môi chất, van by-pass, van xả khí không ngưng, van thu hồi dầu hoặc xả bỏ dầu, van đấu hoà các hệ thống, van xả air. Riêng van chặn đường hút khi dừng máy thường phải đóng và khi khởi động thì mở từ từ. + Tất cả các van còn lại đều ở trạng thái mở. Đặc biệt lưu ý van đầu đẩy máy nén, van chặn của các thiết bị đo lường và bảo vệ phải luôn luôn mở. + Các van điều chỉnh : Van tiết lưu tự động, rơ le nhiệt, rơ le áp suất vv... Chỉ có người có trách nhiệm mới được mở và điều chỉnh. Tuỳ thuộc vào từng hệ thống cụ thể mà qui trình vận hành có khác nhau.Tuy nhiên trong hầu hết các hệ thống lạnh được thiết kế thường có 02 chế độ vận hành: Chế độ vận hành tự động (AUTO)và chế độ vận hành bằng tay (MANUAL). 15
- 2.2. Vận hành 2.2.1. Vận hành tự động * Lý thuyết: Hệ thống hoạt động hoàn toàn tự động, trình tự khởi động đã được người thiết kế định sẵn. Chế độ này có ưu điểm hạn chế những sai sót của người vận hành. Tuy nhiên ở chế độ tự động các thiết bị ảnh hưởng, khống chế qua lại với nhau nên không thể tuỳ tiện thay đổi được. * Trình tự thực hiện: Bước 1: Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy. Bước 2: Bật các công tắc chạy các thiết bị sang vị trí AUTO Bước 3: Nhất nút START cho hệ thống hoạt động. Bước 4: Mở van chặn hút Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định. - Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mô tơ cao sẽ quá dòng, không tốt. - Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gõ bất thường, kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay. - Theo dõi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này thường rất ngắn. - Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi. - Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy không nhiều thì quá trình khởi động đã xong. Bước 5: Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh Bước 6: Kiểm tra và ghi nhật ký vận hành - Kiểm tra áp suất hệ thống: + Áp suất ngưng tụ NH3: Pk< 16,5 kg/cm2 (tk< 400C) R22: Pk< 16 kg/cm2 R12 : Pk< 12 kg/cm2 + Áp suất dầu 16
- Pd = Ph + (2 ÷ 3) kg/cm2 - Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm: Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu, áp suất nước. So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày. * Thực hành: Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành vận hành hệ thống kho lạnh bằngc hế độ tự động. 2.2.2. Vận hành bằng tay * Lý thuyết: Người vận hành cho chạy độc lập các thiết bị. Khi chạy ở chế độ này, đòi hỏi người vận hành phải có kinh nghiệm. Chế độ chạy bằng tay chỉ nên sử dụng khi cần kiểm tra hiệu chỉnh các thiết bị hoặc khi cần chạy một thiết bị riêng lẻ nào đó mà thôi. * Trình tự thực hiện: Bước 1: Bật Aptomat tổng của tủ điện động lực, aptomat của tất cả các thiết bị của hệ thống cần chạy. Bước 2: Bật các công tắc để khởi động các thiết bị Như bơm, quạt giải nhiệt, quạt dàn lạnh, tháp giải nhiệt vv.. sang vị trí MANUAL. Tất cả các thiết bị này sẽ được chạy trước. Bước 3: Nhất nút START cho máy nén hoạt động. Bước 4: Mở van chặn hút Khi đó các thiết bị sẽ hoạt động theo một trình tự nhất định. - Từ từ mở van chặn hút của máy nén. Nếu mở nhanh có thể gây ra ngập lỏng, mặt khác khi mở quá lớn dòng điện mô tơ cao sẽ quá dòng, không tốt. - Lắng nghe tiếng nổ của máy, nếu có tiếng gõ bất thường, kèm sương bám nhiều ở đầu hút thì dừng máy ngay. - Theo dõi dòng điện máy nén. Dòng điện không được lớn quá so với qui định. Nếu dòng điện lớn quá thì đóng van chặn hút lại hoặc thực hiện giảm tải bằng tay. Trong các tủ điện, giai đoạn dầu ở mạch chạy sao, hệ thống luôn luôn được giảm tải, nhưng giai đoạn này thường rất ngắn. - Quan sát tình trạng bám tuyết trên carte máy nén. Tuyết không được bám lên phần thân máy quá nhiều. Nếu lớn quá thì đóng van chặn hút lại và tiếp tục theo dõi. - Tiếp tục mở van chặn hút cho đến khi mở hoàn toàn nhưng dòng điện máy nén 17
- không lớn quá quy định, tuyết bám trên thân máy không nhiều thì quá trình khởi động đã xong. Bước 5: Bật công tắc cấp dịch cho dàn lạnh Bước 6: Kiểm tra và ghi nhật ký vận hành - Kiểm tra áp suất hệ thống: + Áp suất ngưng tụ + Áp suất dầu - Ghi lại toàn bộ các thông số hoạt động của hệ thống. Cứ 30 phút ghi 01 lần. Các số liệu bao gồm: Điện áp nguồn, dòng điện các thiết bị, nhiệt độ đầu đẩy, đầu hút và nhiệt độ ở tất cả các thiết bị, buồng lạnh, áp suất đầu đẩy, đầu hút, áp suất trung gian, áp suất dầu, áp suất nước. So sánh và đánh giá các số liệu với các thông số vận hành thường ngày. * Thực hành: Mỗi nhóm (3-4 SV) thực hành vận hành hệ thống kho lạnh bằng chế độ bằng tay. Chú ý: Dừng máy * Dừng máy bình thường: - Hệ thống đang hoạt động ở chế độ tự động: + Tắt công tắc cấp dịch cho dàn lạnh + Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhấn nút STOP để dừng máy hoặc đợi cho rơle áp suất thấp LP tác động dừng máy. + Đóng van chặn hút máy nén + Sau khi máy đã ngừng hoạt động có thể cho bơm giải nhiệt hoặc quạt dàn ngưng chạy thêm 5 phút để giải hết nhiệt cho dàn ngưng bằng cách bật công tắc chạy bơm, quạt sang vịt rí MANUAL + Ngắt aptomat của các thiết bị + Đóng cửa tủ điện - Hệ thống đang hoạt động ở chế độ bằng tay: + Tắt công tắc cấp dịch cho dàn lạnh + Khi áp suất Ph < 50cmHg thì nhất nút STOP để dừng máy. +Bật các công tắc chạy bơm, quạt sang vị trí OFF để dừng chạy các thiết bị này. + Đóng van chặn hút + Ngắt các aptomat của các thiết bị 18
- + Đóng cửa tủ điện * Dừng máy sự cố: Khi có sự cố khẩn cấp cần tiến hành ngay lập tức: - Nhất nút EMERENCY hoặc STOP để dừng máy - Tắt aptomat tổng của tủ điện - Đóng van chặn hút - Nhanh chóng tìm hiểu và khắc phục sự cố Cần lưu ý : + Nếu sự cố rò rỉ NH3 thì phải sử dụng mặt nạ phòng độc để xử lý sự cố. + Các sự cố áp suất xảy ra, sau khi xử lý xong muốn phục hồi để chạy lại cần nhấn nút RESET trên tủ điện. + Trường hợp sự cố ngập lỏng thì không được chạy lại ngay. Bạn có thể sử dụng máy khác để hút kiệt môi chất trong máy ngập lỏng rồi mới có thể chạy lại tiếp. Trường hợp không có máy nén khác thì phải để như vậy cho môi chất tự bốc hơi hết hoặc sử dụng máy nén bên ngoài rút dịch trong cacte máy ngập lỏng. * Dừng máy lâu dài: Để dừng máy lâu dài cần tiến hành hút nhiều lần để hút kiệt môi chất trong dàn lạnh và đưa về bình chứa cao áp. Sau khi đã tiến hành dừng máy, tắt aptomat nguồn và khoá tủ điện. Bài 3: BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG LẠNH KHO LẠNH Mã bài: MĐ 18 – 03 Thời gian: 15 giờ (LT: 01; TH: 07; Tự học: 07) Giới thiệu: Bài học này giới thiệu quy trình bảo dưỡng các thiết bị hệ thống lạnh kho lạnh; Mục tiêu của bài: - Trình bày được quy trình bảo dưỡng các thiết bị hệ thống lạnh kho lạnh; - Bảo dưỡng được các thiết bị trong hệ thống kho lạnh đảm bảo qui trình và yêu cầu về kỹ thuật; - Nhận thức được hiệu quả kinh tế do việc bảo dưỡng thiết bị mang lại. Nội dung bài: 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình lắp đặt - sửa chữa máy móc - thiết bị P1
4 p | 501 | 146
-
Giáo trình lắp đặt - sửa chữa máy móc - thiết bị P6
6 p | 300 | 79
-
Giáo trình lắp đặt - sửa chữa máy móc - thiết bị P8
13 p | 212 | 62
-
Giáo trình lắp đặt - sửa chữa máy móc - thiết bị P10
5 p | 211 | 61
-
Giáo trình Lắp đặt sửa chữa máy - Đinh Minh Diệm
122 p | 109 | 33
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa mạch điện tử chuyên ngành (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
41 p | 37 | 14
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa khí cụ điện hạ thế thông dụng (Nghề: Cơ điện nông thôn) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
59 p | 46 | 14
-
Giáo trình Lắp đặt sửa chữa điện trạm bơm (Nghề: Cấp thoát nước - CĐ/TC) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng
46 p | 22 | 11
-
Giáo trình Lắp đặt sửa chữa mạch điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng nghề Xây dựng (Chương trình năm 2021)
43 p | 19 | 11
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng (Nghề: Vận hành, sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng/Trung cấp) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
71 p | 19 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 1 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
95 p | 31 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
124 p | 38 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống máy lạnh dân dụng và thương nghiệp (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
29 p | 27 | 8
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa hệ thống điều hoà không khí cục bộ (Nghề: Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí - Trung cấp) - Trường CĐ Nghề Kỹ thuật Công nghệ
343 p | 29 | 6
-
Giáo trình Lắp đặt, sửa chữa mạch điện dùng rơ le, công tắc tơ (Nghề: Điện tử công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
37 p | 18 | 6
-
Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch điện tử (Nghề: Vận hành và sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ: Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
71 p | 11 | 5
-
Giáo trình Lắp đặt hệ thống lạnh (Ngành: Vận hành sửa chữa thiết bị lạnh - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
72 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn