intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lắp đặt, vận hành hệ thống điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

Chia sẻ: Đàm Tuyết Hạ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

7
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lắp đặt, vận hành hệ thống điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) được ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017. Giáo trình được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp học viên đọc, vẽ và phân tích được các sơ đồ mạch điều khiển, nguyên lý hoạt động của mạch; phân tích được qui trình làm việc và yêu cầu về trang bị điện và máy sản xuất cho các hệ thống (ép gia nhiệt, băng tải, trộn dung dịch, điện khí nén);... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lắp đặt, vận hành hệ thống điện công nghiệp (Nghề: Điện công nghiệp - Trình độ: Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi (Năm 2017)

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ CƠ GIỚI VÀ THỦY LỢI KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ GIÁO TRÌNH LẮP ĐẶT, VẬN HÀNH HT ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHỀ: ĐIỆN CÔNG NGHIỆP TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo quyết định số 742 ngày 01 tháng 12 năm 2017) NĂM 2017
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
  3. LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình Mô đun Lắp đặt vận hành hệ thống điện công nghiệp là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình đào tạo nghề Điện công nghiệp được Trường Cao đẳng Cơ giới và Thủy lợi ban hành. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiễn cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 150 giờ gồm có: Bài 1: Lắp đặt điều khiển mạch vận hành máy ép gia nhiệt Bài 2: Lắp đặt điều khiển hệ thống băng tải Bài 3: Lắp đặt điều khiển hệ thống trộn dung dịch Bài 4: Lắp đặt điều khiển hệ thống máy dập tự động Bài 5: Bài tập tổng hợp Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tuy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thể sử dụng cho phù hợp. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của người sử dụng, người đọc để nhóm biên soạn sẽ hiện chỉnh hoàn thiện hơn sau thời gian sử dụng Đồng Nai, ngày….. tháng.... năm……. Tham gia biên soạn 1. Chủ biên 2. ……….. 3. …………
  4. MỤC LỤC MỤC LỤC ............................................................................................................. 4 BÀI 1: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN MẠCH VẬN HÀNH MÁY ÉP GIA NHIỆT . 6 1.1 Phân tích yêu cầu công nghệ ....................................................................... 6 1.2. Lựa chọn thiết bị ........................................................................................ 7 1.3. Lắp đặt ...................................................................................................... 14 1.4. Kiểm tra, vận hành ................................................................................... 15 BÀI 2: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BĂNG TẢI .............................. 16 2.1. Phân tích yêu cầu công nghệ .................................................................... 16 2.2. Lựa chọn thiết bị ...................................................................................... 17 2.3 Lắp đặt ....................................................................................................... 20 2.4 Kiểm tra, vận hành .................................................................................... 21 BÀI 3: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG TRỘN DUNG DỊCH ............... 22 3.1. Phân tích yêu cầu công nghệ .................................................................... 22 3.2. Lựa chọn thiết bị ...................................................................................... 23 3.3 Lắp đặt ....................................................................................................... 24 3.4 Kiểm tra, vận hành .................................................................................... 41 BÀI 4: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG MÁY DẬP TỰ ĐỘNG ............ 46 4.1. Phân tích yêu cầu công nghệ .................................................................... 46 4.2. Lựa chọn thiết bị ...................................................................................... 49 4.3 Lắp đặt ....................................................................................................... 51 4.4 Kiểm tra, vận hành .................................................................................... 52 BÀI 5: BÀI TẬP TỔNG HỢP .......................................................................... 53 5.1. Phân tích yêu cầu công nghệ .................................................................... 53 5.2. Lựa chọn thiết bị ...................................................................................... 54 5.3 Lắp đặt ....................................................................................................... 55 5.4 Kiểm tra, vận hành.................................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 58
  5. MÔ ĐUN: LẮP ĐẶT VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Mã mô đun: MĐ37 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun này là mô đun chuyên ngành chuyên sâu được học sau khi đã hoàn tất các mô đun chuyên ngành. - Tính chất: Là mô đun đào tạo tự chọn Mục tiêu của mô đun: Kiến thức: + Đọc, vẽ và phân tích được các sơ đồ mạch điều khiển, nguyên lý hoạt động của mạch. + Phân tích được qui trình làm việc và yêu cầu về trang bị điện và máy sản xuất cho các hệ thống (ép gia nhiệt, băng tải, trộn dung dịch, điện khí nén...) + Phát hiện hư hỏng và chọn phương án cải tiến mới. + Vạch ra kế hoạch bảo trì hợp lý Kỹ năng: + Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được động cơ sử dụng biến tần + Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được các mạch điều khiển băng tải + Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được các mạch điều khiển trộn dung dịch + Lắp đặt, kiểm tra và vận hành được hệ thống sử dụng điện khí nén + Kết nối điều khiển các hệ thống nghề điện công nghiệp Năng lực tự chủ và trách nhiệm: + Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, chủ động, sáng tạo và khoa học, nghiêm túc trong học tập và trong công việc. + Sử dụng tiết kiệm năng lượng, trang thiết bị hiệu quả. + Đảm bảo an toàn và vệ sinh công nghiệp Nội dung của mô đun: Bài 1: Lắp đặt điều khiển mạch vận hành máy ép gia nhiệt Bài 2: Lắp đặt điều khiển hệ thống băng tải Bài 3: Lắp đặt điều khiển hệ thống trộn dung dịch Bài 4: Lắp đặt điều khiển hệ thống máy dập tự động Bài 5: Bài tập tổng hợp
  6. BÀI 1: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN MẠCH VẬN HÀNH MÁY ÉP GIA NHIỆT Mã bài: 37.1 Mục tiêu: - Phân tích được nguyên lý của mạch vận hành máy ép gia nhiệt - Lựa chọn được các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật - Lắp đặt được mạch điều khiển vận hành máy ép gia nhiệt - Tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu - Chủ động, sáng tạo trong học tập - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 1.1 Phân tích yêu cầu công nghệ 1.1.1. Tổng quan về máy ép gia nhiệt Máy ép gia nhiệt có nhiều ứng dụng trong thực tế hiện nay trong các ngành nghề như in vải, in lụa, ép lưu hóa cao su, ép logo cho các sản phẩm da... Máy có bàn ép phẳng hoặc dạng khuôn tạo hình có khả năng gia nhiệt cho vật liệu. Phương pháp gia nhiệt chủ yếu bằng điện hoặc gia nhiệt cao tần. Lực ép được tạo ra nhờ các xi lanh thủy lực hoặc khí nén, cũng có thể sử dụng lực ép từ trục vitme tùy vào từng yêu cầu cụ thể của sản phẩm. 1.1.2. Phân tích yêu cầu công nghệ Trong nội dung của bài học này, chúng ta sẽ thực hiện một dự án lắp đặt vận hành máy ép gia nhiệt có các thông số sau: - Kích thước tấm gia nhiệt: 300 x 350 mm, gia nhiệt bằng điện. - Nén: xi lanh khí nén. - Tấm gia nhiệt có thể gia nhiệt riêng biệt lên đến 250oC và được điều khiển bằng hai bộ điều khiển nhiệt độ hiển thị kỹ thuật số. - Đường kính xi lanh: 200 mm. - Hành trình xi lanh: 140 mm. - Thời gian ép 30 giây. - Có van xả áp lực để lấy sản phẩm ra trong trường hợp mất điện. - Có một hệ thống duy trì áp suất tự động để duy trì áp lực làm việc. - Hệ thống nén không thể làm việc khi cửa an toàn được mở ra.
  7. - Có một bảng điều khiển điện với công tắc dừng khẩn cấp. - Máy nén khí 3 pha, 380 Volts, 50 Hz. 1.2. Lựa chọn thiết bị 1.2.1 Tính chọn xilanh khí nén a. Các định luật cơ bản: - Khi nhiệt độ không khí trong quá trình nén không đổi (T = const), thì: Pabs. V = const (Định luật Boy Mariotte) hoặc P1.V1 = P2.V2 Trong đó:  Các ký hiệu P1 , P2 là áp suất tuyệt đối  Thể tích khí nén V1 [m3] ở áp suất P1  Thể tích khí nén V2 [m3] ở áp suất P2 Hình 2: Nguyên lý cơ bản máy nén khí Hình 2: mô tả quá trình này. Đây là nguyên lý cơ bản của các máy nén khí - Khi áp suất được giữ không đổi (P = const), thì: Trong đó:  V1 là thể tích khí tại nhiệt độ T1  V2 là thể tích khí tại nhiệt độ T2 - Khi giữ thể tích khí nén không đổi (V= const), thì: - Khi cả ba đại lượng(P, V, T) có thể thay đổi, thì:
  8. b. Công thức tính lưu lượng: Trong đó:  Q: lưu lượng; V: thể tích khí chuyển qua tiết diện ngang của đường ống hay  buồng xilanh trong 1 đơn vị thời gian (t) Lưu lượng dòng khí nén có ý nghĩa quan trọng trong xác định tốc độ làm việc của các cơ cấu chấp hành. c. Lực đẩy Xilanh khí nén Bước 1: chọn hệ số với từng điều kiện làm việc Note: Với từng điều kiện làm việc khác nhau ta có 1 hệ số khác nhau Bước 2: Tính lực + Trong đó: η là hệ số theo điều khiện làm việc P là áp suất khí nén được đưa vào xi lanh với đơn vị kg/cm2 F là lực của xi lanh đơn vị N A là diện tích của piston trong xi lanh với đơn vị cm2
  9. Chú ý: Lực đẩy của xilanh luôn lớn hơn lực kép về, do khi kéo về xianh bị mất diện tích phần cần xilanh d. Công cụ hỗ trợ tính toán. Ngoài việc tính toán bằng công thức ta có thể dựa vào biểu đồ của các hãng để có thể chọn nhanh xilanh khí nén, Tuy nhiên một số trường hợp đặc biệt các bạn vẫn nên kiểm tra lại bằng công thức.  Biểu đồ lực và Bore size của xilanh khí nén (Áp dụng cho xilanh khí nén chuyển động thẳng ) Hình 1.1: Biểu đồ lực và Bore size của xi lanh khí nén Hệ số để tra bảng ứng với 1 số trường hợp làm việc:
  10. Đổi đơn vị: 1 MPa=10,2 kgf/cm2 1N=0,102 kgf 1 kgf/cm2 MPa 1kgf=9,8N
  11. Hình 1.2: Bảng liên hệ giữa vận tốc piston, lưu lượng khí cung cấp và bore size Ví dụ:
  12. Chọn bore size của xylanh để đẩy 1 vật nặng 30 (kg) theo phương đứng, biết áp suất khí đầu vào là 0.5 Mpa , hệ số tải là 0.5 Làm theo các bước trong bảng sau. Hình 1.3 Ví dụ về lựa chọn xi lanh dựa theo đồ thị lực và Bore size - Dóng đường áp suất nguồn cấp 0.5 Mpa giao với đường hệ số tải 0.5 tại điểm 1.
  13. - Từ điểm 1, dóng thẳng hướng lên trên giao với đường 30 kg tại điểm 2. - Điểm 2 nằm trên đường bore size 40. ⇒ Chọn bore size 40. - Nếu điểm 2 nằm trong khoảng từ bore 40 ~ 50 => ưu tiên chọn bore 50. 1.2.2. Lựa chọn thiết bị điều khiển bàn gia nhiệt. Bàn gia nhiệt được điều khiển đóng mở bởi contactor. Dựa trên công suất của bàn gia nhiệt, ta sẽ lựa chọn loại contactor đáp ứng yêu cầu của tải. Các thông số cơ bản để lựa chọn contactor gồm: - Dòng điện In: là dòng điện chạy qua tiếp điểm chính của contactor khi làm việc (tải định mức và điện áp định mức). Xem ví dụ phía dưới. - Điện áp cuộn hút Uax: theo mạch điều khiển ta chọn, có thể là DC, AC, 110V hay 220V hay 24V. Tùy vào điện áp của mạch điều khiển mà lựa chọn điện áp cuộn hút Uax cho phù hợp. Ngoài ra còn có các thông số cần quan tâm sau: – Điện áp Ui: là điện áp chịu được khi làm việc của contactor, nếu vượt quá điện áp thì contactor sẽ bị phá hủy, hỏng. – Điện áp xung chịu đựng: Uimp, khả năng chịu đựng điện áp xung của contactor. – Điện áp Ue: giải điện áp mà contactor chịu được, trên mỗi contactor thời ghi rõ dải dòng và áp làm việc mà nó chịu đựng được – Dòng điện ngắn mạch Icu: dòng điện mà contactor chịu đựng được trong vòng 1s, thường nhà sản xuất cung cấp theo loại contactor. Ví dụ: Thông số của bàn gia nhiệt 3 pha, 380V, công suất 3kW. Ta tính chọn như sau: Từ công suất động cơ ta tính ra dòng điện định mức khi làm việc ổn định Dòng điện của contactor bạn chọn Ict=Idm x hệ số khởi động. Hệ số khởi động lấy 1,2-1,4 Idm Vậy dòng Ict=5,4×1,4=7,56A. Ta chọn contactor dòng làm việc từ 8A trở lên là được, dòng của rơ le nhiệt bằng dòng của contactor. Theo tính toán chi tiết, ta chọn chính xác như thế, nhưng thông thường chọn theo kinh nghiệm như sau: – Idm = Itt x 2 – Iccb = Idm x 2
  14. – Ict = (1,2-1,5)Idm Ta nên chọn dòng contactor cao hơn để đảm bảo làm việc lâu dài nhưng cũng phù hợp, không nên cao quá sẽ tăng chí phí và thay đổi thiết kế khi kích thước thay đổi. 1.3. Lắp đặt 1.3.1 Lắp đặt mạch điều khiển xi lanh Mạch điều khiển xi lanh là một sơ đồ điều khiển điện khí nén Hình 1.4. Sơ đồ mạch điều khiển xi lanh ép 1.3.2 Lắp đặt mạch điều khiển gia nhiệt
  15. Hình 1.5. Sơ đồ mạch điều khiển bàn gia nhiệt 1.4. Kiểm tra, vận hành Các nội dung cần kiểm tra sau khi lắp đặt: - Kiểm tra nguội bằng VOM để phát hiện ngắn mạch. Khi không xảy ra ngắn mạch thì mới có thể cấp nguồn điện và vận hành. - Kiểm tra hệ thống khí nén. - Vận hành xi lanh ép không gia nhiệt nhằm kiểm tra hoạt động ổn định của hệ thống khí nén. - Vận hành bàn gia nhiệt không ép, đo giá trị nhiệt độ thực tế so với hiển thị trên bộ điều khiển. - Kiểm tra các chế độ dừng khẩn. - Kiểm tra các chế độ an toàn của máy.
  16. BÀI 2: LẮP ĐẶT ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG BĂNG TẢI Mã bài: 37.2 Mục tiêu: - Phân tích được nguyên lý của mạch vận hành máy ép gia nhiệt - Lựa chọn được các thiết bị đúng yêu cầu kỹ thuật - Lắp đặt được mạch điều khiển vận hành máy ép gia nhiệt - Tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu - Chủ động, sáng tạo trong học tập - Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị Nội dung chính: 2.1. Phân tích yêu cầu công nghệ SS1 SS2 start Emergency stop SS3 M1 M2 Converter belt 1 Converter belt 2 Hình 2.1 Mô tả yêu cầu công nghệ hệ thống băng tải Hai băng tải được kéo bởi 2 động cơ M1 và M2 Quy trình làm việc: - Ấn nút start: hệ thống sẵn sàng - Khi có vật ở cảm biến SS1 thì băng tải 1 hoạt động - Khi vật ở vị trí cảm biến SS2 thì băng tải 1 dừng lại - Sau 5 giây băng tải 1 tiếp tục hoạt động - Đến khi vật ở vị trí SS3 thì băng tải 2 hoạt động - Sau 5s băng tải 2 dừng
  17. - Ấn nút Stop hệ thống dừng lại - Ấn nút Emergency: dừng khi khẩn cấp, hệ thống điều khiển mất điện 2.2. Lựa chọn thiết bị 2.2.1 Lựa chọn động cơ băng tải Các bước chọn động cơ cho băng tải như sau: a) Lực kéo của motor Để xác định được tải trọng chính xác của băng tải, một trong những thông số mà chúng ta cần quan tâm, đó là: Tổng khối lượng hàng hóa trên băng chuyền: ví dụ 5kg Khối lượng cụ thể của dây belt, ví dụ: 10kg. Ta có tải trọng của băng tải: W = 15kg. Hệ số ma sát của động cơ: µ = 0.15 Hệ số ma sát của puly: π1 = 0.95 Hệ số ma sát của hộp giảm tốc: π2 = 0.9 Thời gian làm việc liên tục: 8 giờ/ ngày Dòng điện chạy qua: 3pha – 220V – 50Hz. b) Tính chọn tỷ số truyền Đối với tỷ số truyền của động cơ, chúng ta dựa vào công thức: Tỷ số truyền = Tốc độ quay của hộp số/ tốc độ quay của puli Tốc độ hiện tại của băng chuyền: V = 9.5m/ phút. Tỉ số truyền được tính bằng tỷ số vòng quay của puly/ bánh răng hộp số. Tốc độ vòng quay của puli: N1= tốc độ gói hàng/ D x π (D là đường kính puly). Tốc độ vòng quay của hộp số: N2=N1 x (Tốc độ puly/ số răng trên hộp số). Tỉ số truyền động cơ = tốc độ vòng quay hộp số / tốc độ vòng quay của puli. c) Tính momen xoắn của động cơ Momen đầu của puly: T1 = (µ x W x D/2)/ η1 Momen đầu của hộp số: T2 = (T1 x tỉ số truyền) x η2
  18. Về tốc độ quay của động cơ sẽ được tính dựa trên đường kính của puly cũng như tốc độ gói hàng và số lượng bánh răng cụ thể của hộp số. Mô men của động cơ thì sẽ được tính dựa vào mô men puly cũng như mô men hộp số. Mô men puly = (hệ số ma sát động cơ x tải trọng x đường kính puly/ 2)/η1 Mô men hộp số = (mô men pully x tỷ số truyền) x η2 d) Tính chọn công suất của động cơ băng tải Công suất làm việc của động cơ băng tải thường được tính như sau: Công suất động cơ = (mô men động cơ x tỷ số truyền)/ 716.2 Hoặc công thức: P = (T x N)/ 9.55 (KW). Trong đó: T: ký hiệu của momen xoắn N: ký hiệu của số vòng quay e) Chọn loại động cơ phù hợp Qua 4 bước trên, các bạn sẽ có sơ bộ những thông số cơ bản, quan trọng nhất để lựa chọn được loại động cơ băng tải thích hợp. Ngoài ra, các bạn cũng cần hết sức quan tâm đến chế độ làm việc, các tính năng của động cơ, chẳng hạn như chế độ làm việc ngắn hạn, chế độ ngắn hạn lặp lại hay chế độ làm việc dài hạn để có thêm những đặc tính lựa chọn chính xác được loại động cơ mà mình cần. Kết hợp với cơ cấu cơ khí của động cơ băng tải, các bạn sẽ lựa chọn được loại hộp số thích hợp nhờ vào tỷ số truyền động đã được tính bên trên kết hợp với kiểu hộp số phù hợp. 2.2.2 Lựa chọn contactor Để chọn Contactor (khởi động từ) phù hợp bạn cần chú ý các thông số a. Điện áp điều khiển: Bạn cần kiểm tra tủ điện của bạn đang sử dùng nguồn điện điều khiển là bao nhiêu? (24VDC / 24VAC / 110V / 220V hay 380V) và chọn Contactor có cuộn hút sử dụng điện áp phù hợp. Mạng điện lưới ở Việt Nam là 3 pha 4 dây 220/380VAC nên thông thường sử dụng là điện áp 220V. Một số máy của Trung Quốc thường dùng 380V. Hay máy nội địa của Nhật Bản thường là 110V, ... b. Chọn dòng điện phù hợp Đầu tiên phải tính dòng điện mà động cơ sử dụng  Với động cơ 3 pha ta có công thức: P = √3UIcosφ ⇒ I = P/(√3Ucosφ)
  19. Trong đó: I : Dòng điện động cơ sử dụng (dòng điện định mức ) P : Công suất động cơ, tính bằng oát (W) - Thông số này thường được ghi ở nhãn gắn trên vỏ động cơ, Nếu vỏ động cơ ghi là HP (mã lực - là đơn vị đo công suất của Anh) thì 1HP = 0.75 KW= 750W U : Điện áp sử dụng được đo giữa 2 pha. Thông số này được ghi trên nhãn gắn ở vỏ động cơ và cũng chính là nguồn điện bạn cấp cho động cơ. Nếu động cơ 3 pha 380V thì U=380V. Nếu động cơ 3 pha 200V thì U=200V, ... Cosφ : Hệ số công suất. Ở Việt Nam, hệ số công suất của lưới điện là 0.8; Nhưng nếu nhà máy của bạn có nhiều động cơ công suất lớn và không có tụ bù công suất thì Cos φ có thể nhỏ hơn 0.8. Nếu bạn dùng Contactor cấp nguồn qua biến tần (Inverter) thì có thể lấy Cosφ = 0.96. Như vậy ta sẽ tính được dòng điện cần sử dụng. Với động cơ 3 pha 380V. Ta có: I = P/(√3x380x0.8) ≈ P/526,5 Như vậy nếu công suất tính bằng Ki lô oát (kW) thì: Dòng điện định mức ≈ Công suất định mức x 1.9 Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức x Hệ số khởi động (hệ số khởi động = 1.2 ~ 1.5)  Với động cơ 1 pha ta có công thức: P = UIcosφ ⇒ I = P/(Ucosφ) Như vậy ta sẽ tính được dòng điện cần sử dụng. Với động cơ 1 pha 380V. I = P/(220x0.8) ≈ P/176 Như vậy nếu công suất tính bằng Ki lô oát (kW) thì: Dòng điện ≈ Công suất x 5.68 (Dòng điện lớn hơn rất nhiều so với động cơ 3 pha cùng công suất ≈ 3 lần) Dòng điện của Contactor = Dòng điện định mức x Hệ số khởi động (hệ số khởi động = 1.2 ~ 1.5) 2.2.3 Lựa chọn các thiết bị khác TT Tên thiết bị Quy cách Số lượng Ghi chú 1 NO + 1 NC 1 Nút nhấn 2 24V 2 Đèn báo LED – 24V 3
  20. Schneider 3 Contactor LC1D09M7 9A 5 1NO+1NC 220V 4 PLC Siemens S7 - 1200 1 1 NO + 1 NC 5 Nút dừng khẩn 1 24V 6 Cảm biến quang 24V 3 7 Băng tải Mô hình 2 2.3 Lắp đặt Bảng quy trình thực hiện: Thiết bị, dụng cụ, TT Nội dung Yêu cầu kỹ thuật vật tư - Tuốc nơ vít, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt, VOM, thước. - Chọn đúng, đầy đủ các 1 Chuẩn bị - Nút nhấn, đèn báo, dụng cụ contactor, PLC, rơ le thời gian. - Bộ đồ nghề cơ khí - Lắp đúng vị trí. 2 Lắp đặt băng tải - Bộ đồ nghề điện - Tuốc nơ vít, kìm cắt, kìm tuốt dây, kìm bấm cốt, VOM, thước. - Đấu nối chính xác, chắn - Nút nhấn, đèn báo, chắn 3 Lắp đặt tủ contactor, công tắc hành - Đảm bảo an toàn trong trình, rơ le thời gian. quá trình làm việc - Bản vẽ - Ca bin thực hành - Cầu đấu dây Kết nối các thiết - Tủ và băng tải đã lắp - Kết nối đúng các đầu nối 4 bị trên băng tải đặt tương ứng với cầu đấu dây đến tủ điều khiển - VOM
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2