intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - MĐ01: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:74

147
lượt xem
22
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gồm 4 bài và trình bày theo trình tự: tìm hiểu thông tin thị trường cây lấy nhựa, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và dự tính hiệu quả sản xuất. Đây là mô đun số 1 của giáo trình nghề "Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm - MĐ01: Trồng cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm

  1. 1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÃ SỐ MÔ ĐUN: MĐ01 NGHỀ: TRỒNG CÂY LẤY NHỰA SƠN TA, THÔNG, TRÔM Trình độ: Sơ cấp nghề Hà Nội, năm 2014
  2. 2 TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có th ể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích v ề đào t ạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc s ử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. MÃ TÀI LIỆU: MĐ01
  3. 3 LỜI GIỚI THIỆU Giáo trình mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” là một trong số những giáo trình phục vụ cho mục đích sản xuất các sản ph ẩm cây lấy nhựa Sơn ta, Thông, Trôm. Giáo trình này được biên soạn ng ắn g ọn, kết cấu hợp lý giữa lý thuyết và thực hành nh ằm cung c ấp nh ững ki ến th ức về thị trường, kỹ năng về lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hạch toán sản xuất. Giáo trình “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu th ụ s ản ph ẩm” gồm 4 bài và trình bày theo trình tự: Bài 01: Tìm hiểu thông tin thị trường cây lấy nhựa Bài 02: Lập kế hoạch sản xuất Bài 03: Tiêu thụ sản phẩm Bài 04: Dự tính hiệu quả sản xuất Để hoàn thành giáo trình này, chúng tôi chân thành cảm ơn Vụ Tổ chức Cán bộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục D ạy ngh ề, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo Trường Cao đẳng nghề Công nghệ và Nông lâm Phú Thọ, các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện và giúp đỡ chúng tôi trong quá trình thu thập tài liệu và biên soạn giáo trình này, song vì thời gian có hạn nên không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong được sự đóng góp và xây dựng của bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn. Tham gia biên soạn: 1.Th.s Phạm Quang Tuấn (Chủ biên) 2. Ks. Phan Thị Tiệp
  4. 4 MỤC LỤC ĐỀ MỤC TRANG LỜI GIỚI THIỆU...............................................................................................3 Bài 1: Tìm hiểu thông tin thị trường cây lấy nhựa ........................................... 8 Mã bài: M01-01................................................................................................... 8 1.2. Đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa................................8 1.3. Mục đích của tìm hiểu thị trường sản phẩm cây lấy nhựa..................9 1.4. Nội dung cần tìm hiểu..........................................................................10 2. Xác định thông tin cần tìm hiểu.............................................................. 11 2.1. Thông tin về khách hàng.......................................................................11 2.2. Thông tin về các hộ sản xuất cùng sản phẩm.....................................11 2.3. Thông tin về nhà cung ứng ................................................................. 12 3. Thông tin về nguồn lực sản xuất của hộ............................................... 13 3.1 Các nguồn thông tin............................................................................... 13 3.2. Các bản thống kê, ghi chép của hộ...................................................... 14 3.2.1 Đất đai................................................................................................. 14 3.2.2. Yếu tố đầu vào.................................................................................. 14 3.2.3. Thống kê về lao động........................................................................15 3.2.4. Thống kê về thu nhập .......................................................................15 3.2.5. Thống kê về chi phí .......................................................................... 16 Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất .........................................................................17 Mã bài: M01-02................................................................................................. 17 1. Hiểu biết chung về kế hoạch sản xuất .................................................17 1.1. Khái niệm..............................................................................................17 1.2 Hệ thống kế hoạch sản xuất của hộ....................................................17 1.3 Lợi ích của kế hoạch sản xuất.............................................................18 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất...............................................19 2.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên............................................................. 19 2.2. Căn cứ nhu cầu thị trường....................................................................19 2.3. Căn cứ vào điều kiện của hộ gia đình................................................. 20 2.4. Căn cứ vào quy mô sản xuất................................................................ 20 3. Các bước lập kế hoạch sản xuất............................................................20 4. Lập kế hoạch sản xuất........................................................................... 21 4.1. Xác định mục tiêu................................................................................. 21 4.2. Xác định diện tích sản xuất..................................................................21 4.3. Dự tính năng suất, sản lượng nhựa......................................................22 Dự tính năng suất, sản lượng nhựa trong chu kỳ sản xuất làm cơ sở giúp các hộ xây dựng kế hoạch trồng, chăm sóc và đầu tư thâm canh phù hợp để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất.......................................................................22 * Căn cứ để xác định năng suất nhựa.............................................................. 22 * Dự tính sản lượng nhựa ............................................................................. 23 4.4. Xác định các hoạt động sản xuất và thời gian thực hiện ...................23 4.4.1. Kế hoạch về giống ...........................................................................23
  5. 5 4.4.2. Kế hoạch chuẩn bị đất......................................................................24 4.4.3. Kế hoạch phân bón............................................................................25 Bảng 1.2.4: Tổng hợp kế hoạch phân bón giai đoạn kiến thiết cơ bản....25 4.4.4. Kế hoạch trồng và chăm sóc bảo vệ................................................ 25 4.4.5. Kế hoạch khai thác, sơ chế...............................................................28 4.5. Dự tính chi phí sản xuất....................................................................... 28 4.5.1. Dự tính chi phí nhân công ................................................................. 28 4.5.2. Dự tính chi phí giống ........................................................................ 30 4.5.3. Dự tính chi phí phân bón ...................................................................31 4.5.4. Dự tính chi phí thuốc bảo vệ thực vật .............................................32 4.5.5. Dự tính chi phí máy móc, dụng cụ....................................................32 4.5.6. Dự tính chi phí cho tiêu thụ, vận chuyển/ bán sản phẩm/1 kỳ kinh doanh .............................................................................................................33 4.6. Dự tính hiệu quả kinh tế .....................................................................33 4.6.1. Dự tính tổng chi phí .......................................................................... 33 4.6.2. Dự tính tổng thu ................................................................................34 4.6.3. Dự tính hiệu quả kinh tế ..................................................................34 4.7. Hoàn thiện bản kế hoạch ....................................................................34 Bài 3: Tiêu thụ sản phẩm................................................................................. 38 Mã bài: M01-03................................................................................................. 38 3. Xúc tiến bán hàng ....................................................................................41 3.1. Xác định khách hàng tiềm năng............................................................41 3.2. Tiếp cận khách hàng.............................................................................41 3.3. Thăm dò, tìm hiểu khách hàng .............................................................41 3.4. Đưa ra giải pháp hỗ trợ........................................................................ 42 4.2. Các hình thức giới thiệu sản phẩm......................................................42 4.3 Các bước giới thiệu sản phẩm..............................................................43 B. Câu hỏi và bài thực hành.........................................................................47 1. Câu hỏi..................................................................................................... 47 2. Bài tập thực hành..................................................................................... 47 C. Ghi nhớ.................................................................................................... 48 1. Tính chi phí sản xuất............................................................................... 49 1.2. Các loại chi phí......................................................................................51 1.3. Cách tính chi phí khấu hao.....................................................................52 1.4. Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh................................................53 2. Tính giá thành sản phẩm..........................................................................53 2.1. Khái niệm và cách tính giá thành sản phẩm........................................ 53 2.2. Biện pháp để hạ giá thành sản phẩm.................................................. 54 3. Xác định doanh thu...................................................................................54 3.1. Khái niệm..............................................................................................54 3.2. Công thức tính....................................................................................... 54 4. Hạch toán lợi nhuận................................................................................ 55 4.1. Khái niệm..............................................................................................55 4.2. Công thức tính...................................................................................... 55
  6. 6 B. Câu hỏi và bài thực hành.........................................................................56 1. Câu hỏi..................................................................................................... 56 2. Bài thực hành............................................................................................56 HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN..........................................................57 I. Vị trí, tính chất của mô đun......................................................................57 II. Mục tiêu của mô đun...............................................................................57 IV. Hướng dẫn thực hiện bài tập thực hành.............................................. 58 V. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập....................................................68 VI. Tài liệu cần tham khảo..........................................................................73
  7. 7 MÔ ĐUN: LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã mô đun: MĐ01 Giới thiệu mô đun: Mô đun "Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” là mô là mô đun được giới thiệu đầu tiên trong chương trình dạy ngh ề sơ cấp Trồng cây lấy nhựa: Sơn ta, Thông, Trôm. Sau khi học xong mô đun này người học có khả năng lập được kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mô đun có thời lượng 60 giờ, được kết cấu thành 4 bài, tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Các bài học trong mô đun được sắp xếp theo trình tự nhằm cung cấp những kiến th ức cơ bản và k ỹ năng thực hiện các công việc: Tìm hiểu thị trường cây lấy nhựa, lập k ế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và hạch toán doanh thu l ợi nhu ận mang l ại hi ệu quả kinh tế cao.
  8. 8 Bài 1: Tìm hiểu thông tin thị trường cây lấy nhựa Mã bài: M01-01 Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa. - Tìm hiểu được nhu cầu tiêu thụ sản phẩm cây lấy nhựa của thị trường để lập kế hoạch sản xuất. - Có nhận thức đúng về tìm hiểu thị trường và lựa chọn sản phẩm sản xuất. A. Nội dung 1. Thị trường sản phẩm cây lấy nhựa 1.1. Khái niệm về thị trường - Thị trường là nơi người mua và người bán gặp nhau để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. - Thị trường cũng có thể được xác định bởi nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ. Theo định nghĩa này, thị trường là một nhóm người có nhu cầu và sẵn sàng trả Hình 1.1.1: Chợ bán lẻ tiền để thoả mãn nhu cầu đó. - Theo nghĩa hẹp, thị trường chính là chợ có địa điểm nhất định để trao đổi hàng hóa và dịch vụ. Có chợ bán lẻ, chợ bán buôn, chợ đầu mối. • Tìm hiểu thị trường Tìm hiểu thị trường là thu thập, xử lý và phân tích thông tin, dữ liệu về hệ thống thị trường. Thị trường không ngừng thay đổi và phát triển, vì vậy, các hoạt động nghiên cứu thị trường cần được thực hiện một cách th ường xuyên. Đánh giá nhanh về thị trường các sản phẩm cây lấy nhựa là một trong những công cụ nghiên cứu thị trường hiệu quả làm cơ sở để lựa chọn loài cây trồng và lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ sản phẩm. 1.2. Đặc điểm của thị trường sản phẩm cây lấy nhựa Thị trường các sản phẩm cây lấy nhựa rất khác biệt so với các sản phẩm nông lâm nghiệp khác do đặc trưng của sản xuất, phân phối, đặc điểm riêng của sản phẩm và đặc biệt là một số sản ph ẩm có th ị trường tiêu thụ rất hẹp. Có thể nêu ra một số đặc điểm cơ bản sau:
  9. 9 - Tính chất mùa vụ trong sản xuất và sinh trưởng thường dẫn đến việc khai thác tập trung trong thời gian ngắn trong khoảng 3 đến 4 tháng trong năm. - Giá có thể thay đổi đáng kể và đột ngột trong vòng một ngày hoặc một tuần phụ thuộc nhu cầu thị trường và khả năng cung cấp vào thời điểm giữa vụ. Giá có thể biến động mạnh do rủi ro của điều kiện thời tiết, sâu hại là nguyên nhân chủ yếu gây ra biến động giá do tác động tới lượng cung. - Trao đổi mua bán các sản phẩm cây lấy nh ựa thường là không chính thức, qua thương lái. Kênh phân phối qui mô nhỏ và phân bố rải rác, thông tin thị trường giá cả, nhu cầu khó cập nhật. - Giá bán cho đầu mối tiêu thụ cuối cùng thường cao h ơn rất nhi ều so với giá người sản xuất bán ra do chi phí thu gom, hao h ụt; chi phí b ảo qu ản, cất trữ; chi phí lao động và lợi nhuận phải trả cho khâu trung gian này. - Thị trường nhỏ hẹp, thiếu thông tin do khả năng tiếp cận thông tin th ị trường kém. Thiếu kiến thức và hiểu biết về thị trường nên khả năng tiếp cận các cơ hội có lợi và thương lượng được mức giá hợp lý. - Phụ thuộc vào nguồn cung, một số sản phẩm thị trường yêu cầu có chất lượng cao nhưng qui trình sản xuất chưa đủ khả năng đáp ứng. - Kênh phân phối qua nhiều khâu trung gian và chi phí vận chuyển cao. 1.3. Mục đích của tìm hiểu thị trường sản phẩm cây lấy nhựa Sản xuất cây lấy nhựa trong những năm gần đây đã được trú trọng vì sản phẩm đầu ra có thị trường tiêu thụ ổn định đặc biệt là sản phẩm nhựa Trôm. Tuy nhiên sản xuất manh mún, thiếu thị trường tiêu thụ. Hiện tượng “được mùa, rớt giá” rất phổ biến. Nông dân tự mang sản phẩm đi bán hoặc bán cho các thương lái là những người trung gian giữa thị trường và sản xuất. Hộ sản xuất tự bán hàng thường gặp nhiều trở ngại: Tốn th ời gian vận chuyển, lượng bán thấp, không biết giá nên bị thua thi ệt nhi ều. Tiêu th ụ sản phẩm thông qua thương lái, có thuận lợi là không phải vận chuyển sản phẩm đi xa nhưng thiếu thông tin thị trường, bị ép giá. Với những đặc điểm nêu trên, cho thấy thị trường là yếu tố quan trọng mà cụ thể là xác định được quan hệ giữa nguồn cung và nhu cầu th ị trường cần. Thông qua hoạt động tìm hiểu thị trường có th ể bi ết đ ược nhu c ầu các sản phẩm cây lấy nhựa ở các khu vực khác nhau. Tìm hiểu th ị trường thường phải đi trước sản xuất, để xây dựng được kế hoạch sản xuất lâu dài. Trong thực tế người dân vẫn sản xuất theo phong trào mà ch ưa tính đ ến việc tiêu thụ hàng hoá đó trên thị trường như th ế nào. Nhiều trường h ợp s ản xuất ra nhưng không biết bán ở đâu, dẫn đến cung vượt quá cầu, giá giảm, làm cho sản xuất không hiệu quả. - Tìm hiểu thị trường nhằm hai mục đích chính.
  10. 10 + Thứ nhất, giúp các đối tượng tham gia thị trường (nông dân, doanh nghiệp, cơ sở chế biến) biết được tình hình thị trường để sản xuất và giới thiệu, bán sản phẩm. + Thứ hai, tìm hiểu thị trường để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các kênh tiêu thụ giúp hộ sản xuất bán được s ản ph ẩm thu được lợi nhuận cao nhất. Vì thế khi tìm hiểu thị trường sản phẩm cây lấy nhựa cần xem xét một số yếu tố cơ bản của quan hệ Cung - Cầu: - Nguồn cung thường bị chi phối bởi một số yếu tố chính như: + Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất cao thường làm giảm lợi nhuận vì vậy cần xem xét chi phí sản xuất từng loại sản phẩm cây lấy nhựa để lựa chọn phù hợp. + Giá bán có tác động trực tiếp đến nguồn cung theo xu h ướng m ở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn cung khi giá hạ. + Hạ tầng vận chuyển tốt giúp cho việc sản xuất, vận chuyển được dễ dàng dẫn đến số lượng sản phẩm đưa ra thị trường tăng lên và ngược lại. - Nhu cầu thường thay đổi bởi các nguyên nhân: + Giá tăng, cầu sẽ có xu hướng giảm và nếu giá giảm, cầu sẽ có xu hướng tăng. + Sức mua tăng cầu sẽ tăng và ngược lại sẽ xảy ra. + Loại sản phẩm dưới dạng thô hoặc qua chế biến + Các sản phẩm cạnh tranh cùng loại hoặc sản phẩm thay thế. + Chất lượng sản phẩm. 1.4. Nội dung cần tìm hiểu - Hiểu biết tổng quát về đặc điểm thị trường sản phẩm cây lấy nhựa của địa phương, của vùng. - Hiểu biết nhu cầu của khách hàng, của thị trường về một hoặc một số sản phẩm nhựa. - Sản phẩm chưa qua chế biến hay đã qua chế biến - Xác định sản phẩm được tiêu thụ ở thị trường nào? Bán lẻ hay bán theo đơn đặt hàng. - Tìm hiểu các hộ sản xuất cùng sản phẩm đánh giá về tiềm lực, và khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của h ọ nhằm hỗ trợ cho ho ạt động sản xuất kinh doanh của mình. - Xác định thị trường tiêu thụ cụ thể, thị trường trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của hộ cụ thể là:
  11. 11 + Sản phẩm được tiêu thụ trực tiếp trong vùng, hay thông qua các đ ầu mối thu gom. + Thông tin về sản phẩm, thị trường, đối tác tiêu thụ. + Những biến động về giá tại từng thời điểm trong năm. + Đánh giá việc bán sản phẩm hiện tại, tìm kiếm các cơ hội bán sản phẩm mới. 2. Xác định thông tin cần tìm hiểu Mục đích của hoạt động xác định thông tin cần tìm hiểu là liệt kê được toàn bộ các thông tin thị trường cần thiết. Việc xác định nhu cầu th ị trường cần rất nhiều thông tin khác nhau, nhưng có thể chia ra thành m ột s ố loại thông tin chủ yếu sau: 2.1. Thông tin về khách hàng Trong quá trình khảo sát nhu cầu về sản phẩm cây lấy nhựa chúng ta cần thu thập các thông tin về khách hàng. Khi thu th ập thông tin v ề khách hàng cần phải trả lời được một số câu hỏi sau: - Xác định khách hàng là những ai? Khách hàng là người cần mua với số lượng nhỏ hay với số lượng lớn; trực tiếp là cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nhựa hay thương lái thu gom. - Khách hàng cần những loại sản phẩm gì? Sản phẩm thô hay đã qua sơ chế. - Khách hàng mua khi nào? Mua bao nhiêu trong một năm? - Khách hàng mua ở đâu? Giá cả thế nào? Quy cách, s ố l ượng, ch ất lượng sản phẩm như thế nào? - Giá bán từng loại sản phẩm như thế nào? Trên cơ sở đó giúp hộ sản xuất định hướng: - Cung cấp sản phẩm mà khách hàng cần; - Làm thế nào để đáp ứng nhu cầu của khách hàng đồng thời t ạo ra l ợi nhuận - Đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả; - Đưa sản phẩm/dịch vụ đến với khách hàng; và cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm. 2.2. Thông tin về các hộ sản xuất cùng sản phẩm Thực tế các hộ sản xuất cùng sản phẩm trên thị trường chính là các đối thủ cạnh tranh. Các hộ sản xuất cùng cung ứng những sản phẩm tương đồng trên thị trường. Các hộ sản xuất cần xác định được những ai sản xuất ra loại sản phẩm này? Họ bán như thế nào?
  12. 12 Trong quá trình sản xuất, việc nắm bắt được các thông tin về đối thủ cạnh tranh là hết sức quan trọng vì nhờ có những thông tin đó chúng ta s ẽ đưa ra những quyết định, những phương hướng sản xuất kinh doanh có lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh, từ đó có thể chiếm lĩnh th ị trường, thu hút khách hàng mua sản phẩm của mình. Những thông tin v ề đ ối th ủ c ạnh tranh cần phải trả lời được một số câu hỏi sau: - Trên thị trường có bao nhiêu hộ sản xuất ? - Số lượng, loại sản phẩm sản xuất của họ trong 1 năm là bao nhiêu? - Giá bán sản phẩm? Quy cách, chất lượng sản ph ẩm của h ọ nh ư th ế nào? - Họ bán sản phẩm của họ ở đâu? - Trong tương lai thì quy mô sản xuất của họ sẽ mở rộng hay thu hẹp? - Họ sản xuất ra làm sao? Qui mô sản xuất của họ như thế nào? 2.3. Thông tin về nhà cung ứng Nhà cung ứng là những, đơn vị, cá nhân, những đại lý ... cung cấp cho hộ sản xuất những yếu tố cần thiết (yếu tố đầu vào) nhằm tạo ra sản phẩm mà hộ sản xuất bán trên thị trường để thu lợi nhuận. Nguồn cung cấp đầu vào bao gồm: vốn, lao động và lao động kỹ thuật, v ật t ư, nguyên li ệu, nhiên liệu, cây con giống…Khi sản xuất kinh doanh các h ộ sản xuất c ần ph ải chú ý đến những vấn đề này vì nếu thị trường có khả năng tiêu th ụ sản ph ẩm nhưng nguồn cung cấp nguyên liệu phục vụ cho sản xuất gặp khó khăn thì chúng ta sẽ khó có thể tiến hành sản xuất kinh doanh một cách thuận lợi. Những nhà cung ứng chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất cây lấy nhựa là : Nguồn nhân lực thuê khoán tại địa phương; các trung tâm giống cây trồng tại địa phương hoặc nguồn giống tại các hộ gia đình; các đại lý phân bón, thu ốc bảo vệ thực vật; các cửa hàng cung cấp công cụ sản xuất... Ngoài ra, một số thông tin có ảnh hưởng đến quyết định sản xuất cây lấy nhựa của hộ, gồm: - Các chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước , của địa phương có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tiêu th ụ s ản phẩm mà hộ sản xuất. Những tác động của chính sách và chủ trương thường trên các mặt sau: + Cung - cầu sản phẩm trên thị trường. + Việc huy động vốn của hộ sản xuất kinh doanh. + Tác động về mặt kỹ thuật sản xuất. + Tác động đến cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất + Nguồn cung cấp đầu vào cho sản xuất: + Các rủi ro thường gặp khi sản xuất kinh doanh
  13. 13 3. Thông tin về nguồn lực sản xuất của hộ 3.1 Các nguồn thông tin Tìm hiểu các thông tin và liệt kê các nguồn lực trong hộ sẽ giúp đánh giá được các nguồn lực trong hộ hiện như thế nào để có các quyết định đúng đắn trong việc lập kế hoạch. Các thông tin thường có sẵn trên các nguồn sau: Các sổ sách của hộ: Các thông tin về năng suất, chi phí về cây trồng và vật nuôi được tạo ra từ các bản ghi chép của hộ sẽ hình thành lên m ột c ơ sở thông tin về năng suất, lợi nhuận và nó chỉ ra được bi ện pháp quản lý đang được áp dụng bởi các chủ hộ. Thông tin về sản xuất và thị trường: Các thông tin về sản lượng và giá cả được tính trên giá trị bình quân của các thông tin thu thập được từ nhiều hộ. So sánh sản lượng của các hộ trong quá khứ với các h ộ tương t ự trên cùng một khu vực là nguồn thông tin bổ sung và th ường là bi ện pháp h ữu hiệu nhất để nâng cao hiệu quả hoạt động của hộ. Các thông tin khác của hộ: Các thông tin này bao gồm các thông tin thu thập từ các đơn vị dịch vụ thống kê lâm nghiệp, dịch vụ khuy ến nông và các tổ chức khác tất các nguồn thông tin này đều có giá trị tham kh ảo cho các chủ hộ. Khi đánh giá về nguồn lực của hộ cần chú ý một số thông tin sau: Bảng 1.1.1: Mẫu kê danh mục các số liệu và thông tin cần kiểm tra Thông tin Số liệu chi tiết chung Các tính chất đất: Loại đất (thịt, sét, cát…), tính chất đất (tốt, xấu) Các đặc điểm của đất đai (độ dốc, địa hình, độ cao) Kỹ thuật Khí hậu và thời tiết (mưa, ẩm, nhiệt độ, bão lũ, hạn hán) và cơ sở Khả năng sản xuất (năng suất/ha) vật chất Công nghệ sản xuất (phân bón, giống, chăm sóc, các hoạt động thu hoạch và sơ chế) Các yếu tố đầu vào về lao động (Nguồn lao động, phân công lao động theo mùa vụ, giới tính) Người mua (yêu cầu về chất lượng, thời hạn thanh toán) Các điều kiện cung cầu Kinh tế Các nguồn tín dụng và điều kiện (thời hạn thanh toán, tỷ lệ lãi suất)
  14. 14 Văn hoá cộng đồng (phong tục tập quán, tín ngưỡng, và giá trị Xã hội truyền thống) Các tổ chức cộng đồng (hợp tác xã, hội, nhóm hộ sản xuất) Thể chế Các tổ chức hỗ trợ dịch vụ (Nhà nước và tư nhân) Chính trị Các chính sách và ưu tiên của chính phủ 3.2. Các bản thống kê, ghi chép của hộ 3.2.1 Đất đai Là toàn bộ diện tích đất mà hộ gia đình hay cơ sở sản xuất đang s ở hữu hoặc đang sử dụng để sản xuất. Đất đai của hộ gia đình bao gồm đất đai thuộc quyền sở hữu do Nhà nước giao, đất thuê mướn, đất chuy ển nhượng. Bảng 1.1.2: Thống kê đất đai của hộ Thời gian sử Giá trị ước Diện tích dụng tính Loại đất Ghi chú (m2) (năm) (đồng) Tổng cộng 3.2.2. Yếu tố đầu vào Cung cấp cho các chủ hộ những thông tin về các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào khác nhau (chẳng hạn như hạt giống, phân bón, và thu ốc trừ sâu) và thực tế trồng trọt được sử dụng trong quá trình sản xuất. Bảng 1.1.3: Thống kê nguyên liệu đầu vào Hoạt động SX___________ Diện tích trồng__________ Khối Thành Ngày, tháng Nguyên liệu đầu vào Đơn giá lượng tiền
  15. 15 Tổng cộng 3.2.3. Thống kê về lao động Nguồn lao động của hộ gia đình: Là tất cả những người trong gia đình/trang trại có khả năng và sẵn sàng lao động và những người mà các trang trại/ nông hộ thuê làm việc, kể cả lao động thường xuyên và lao động thời vụ. Thống kê về nguồn lao động cho biết được các thông tin cơ bản có liên quan đến số ngày công được sử dụng cho một công việc cụ th ể và đi cùng với đó là giá trị tiền tệ. Bảng 1.1.4: Thống kê lao động Hoạt động SX ____________ Diện tích trồng___________________ Thuê khoán Số ngày Ngày Hoạt Đơn giá Tổng số công của Số ngày Thành tháng động ngày ngày công hộ gia đình công tiền công Tổng cộng 3.2.4. Thống kê về thu nhập Là các khoản thu của hộ, bao gồm số tiền thu được từ bán sản ph ẩm của hộ chẳng hạn các sản phẩm về cây trồng và vật nuôi. Thống kê v ề thu nhập phải chỉ ra được sự đóng góp của mỗi hoạt động kinh doanh h ộ đối với tổng thu nhập của hộ. Bảng 1.1.5: Thống kê thu nhập Hoạt động SX___________ Diện tích trồng____________ Loại Bán Sản phẩm để lại tiêu dùng Ngày sản tháng phẩ Đơn Đơn Thành K.lượng Thành tiền K.lượng m giá giá tiền Tổng
  16. 16 3.2.5. Thống kê về chi phí Thống kê cho biết các thông tin liên quan đến các chi phí của hoạt động tổ chức sản xuất. Tương tự như thu nhập của hộ, bất kỳ một khoản chi phí nào cũng nên được xác định rõ ngày, nên được gi ải thích và đ ược ghi chép lại. Không cần thiết để nói rằng các thống kê về chi phí của hộ là tương đối giống với các thống kê về thu nhập của hộ. Bảng 1.1.6: Thống kê chi phí của hộ Hoạt động SX __________ Diện tích trồng______________ Ngày tháng Diễn giải Số lượng/KL Đơn giá Thành tiền Tổng cộng B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi Câu 1: Hãy nêu mục đích và nội dung tìm hiểu thị trường sản phẩm cây lấy nhựa? Câu 2: Hãy liệt kê những thông tin về nguồn lực sản xuất của hộ? 2. Bài tập thực hành 2.1. Bài thực hành số 1.1.1: Tìm hiểu thị trường 2.2. Bài thực hành số 1.1.2: Tìm hiểu nguồn lực của hộ C. Ghi nhớ - Khi tìm hiểu về khách hàng cần quan tâm tới đối tượng khách hàng cơ sở sản xuất, chế biến các sản phẩm nhựa hay thương lái thu gom. Số lượng mua của khách hàng, loại sản phẩm họ mua, qui cách sản phẩm, thời điểm mua và giá mua tại từng thời điểm. - Khi tìm hiểu về các hộ sản xuất cần quan tâm: Trong vùng có bao nhiêu hộ sản xuất cùng sản phẩm; Số lượng, loại sản phẩm, Quy cách, chất lượng sản phẩm sản xuất của các hộ, giá bán - Khi đánh giá nguồn lực của hộ cần thống kê đầy đủ về đất đai, lao động và nguồn tài chính để quyết định qui mô sản xuất
  17. 17 Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Mã bài: M01-02 Mục tiêu: - Trình bày được khái niệm và mục đích của lập kế hoạch sản xuất; - Xác định được những căn cứ, nội dung, các bước của một bản kế hoạch sản xuất; - Lập được kế hoạch sản xuất phù hợp với điều kiện sản xuất của gia đình, điều kiện tự nhiên và nhu cầu của thị trường; - Có nhận thức đúng đắn trong việc lựa chọn sản phẩm sản xuất. - Trình bày được lập kế hoạch sản xuất và mục đích của lập kế hoạch sản xuất. A. Nội dung 1. Hiểu biết chung về kế hoạch sản xuất 1.1. Khái niệm Kế hoạch sản xuất là tập hợp các hoạt động dự ki ến th ực hi ện đ ược sắp xếp theo một trình tự nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã đ ặt ra trong một khoảng thời gian, nguồn lực nhất định. 1.2 Hệ thống kế hoạch sản xuất của hộ Căn cứ vào thời gian, có thể chia kế hoạch hộ sản xuất làm ba lo ại: k ế hoạch dài hạn (trên 5 năm), kế hoạch trung hạn (3 năm, 5 năm) và k ế ho ạch ngắn hạn như kế hoạch sản xuất hàng năm, kế hoạch thời vụ, quí, tháng... * Kế hoạch dài hạn: + Xây dựng mục tiêu tổng quát dài hạn đến năm hộ sản xuất bắt đầu phát triển sản xuất ổn định. Các mục tiêu của qui hoạch bao gồm các chỉ tiêu tổng quát cần phải đạt theo phương án qui hoạch như qui mô, cơ cấu các hợp phần (bộ phận) sản xuất, qui mô và cơ cấu bộ máy tổ chức, s ố lượng, qui mô các công trình xây dựng cơ bản, mức thu nhập của h ộ và đ ời sống người lao động. + Xác định qui mô của hộ sản xuất muốn nói trên qui mô về diện tích đất đai của hộ, qui mô và cơ cấu sản xuất. + Bố trí hệ thống công trình xây dựng cơ bản phục vụ sản xu ất và đ ời sống trong hộ sản xuất. + Bố trí sắp xếp lao động cho các hợp phần sản xuất + Xác định nhu cầu vốn và biện pháp chủ yếu về tổ chức sản xu ất, t ổ chức lao động, áp dụng công nghệ sản xuất.
  18. 18 + Xác định hiệu quả của phương án tổ chức xây dựng mô hình sản * Kế hoạch trung hạn Kế hoạch trung hạn 3, 5 năm: Đây là loại kế hoạch nhằm cụ th ể hóa, triển khai thực hiện qui hoạch tổng thể. Kế hoạch trung hạn 3, 5 năm thường có các loại kế hoạch chủ yếu sau: Kế hoạch xây dựng các hạng mục phục vụ sản xuất, Kế hoạch sử dụng đất đai, Kế hoạch trang bị và s ử dụng tư liệu sản xuất, Kế hoạch lao động. * Kế hoạch ngắn hạn - Kế hoạch ngắn hạn bao gồm các kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. Bao gồm việc xác định các chỉ tiêu, hoạt động c ụ th ể và các bi ện pháp thực hiện trong một năm và là kế hoạch cụ thể hóa kế hoạch dài hạn. Kế hoạch hàng năm có nhiệm vụ chủ yếu sau: + Cụ thể hóa mục tiêu nhiệm vụ kế hoạch trung h ạn theo t ừng c ấp đ ộ thời gian để từng bước thực hiện có kết quả các mục tiêu nhiệm vụ dài hạn. + Xác định các hoạt động cụ thể và biện pháp thực hiện. + Phát hiện những tiềm năng, lợi thế mới. + Điều chính những điểm bất hợp lý của kế hoạch dài hạn. - Kế hoạch thời vụ trồng trọt: Đây là kế hoạch rất cần thi ết trong s ản xuất. Kế hoạch thời vụ xác định các chỉ tiêu, nhiệm vụ, công vi ệc c ần ph ải làm trong từng vụ, từng mùa nhất định. Ngoài ra còn có kế hoạch phân công lao động đi kèm để thực hiện các kế hoạch sản xuất ngắn hạn trên. 1.3 Lợi ích của kế hoạch sản xuất Kế hoạch sản xuất là điều kiện cơ bản đảm bảo thực hiện có hiệu quả phương hướng sản xuất kinh doanh của hộ sản xuất cây lấy nhựa, là công cụ quan trọng giúp cho chủ hộ thực hiện sản xuất có đ ịnh h ướng, m ục đích rõ ràng và khoa học. Mặt khác, kế hoạch giúp cho các hộ sản xuất tập trung khai thác mọi khả năng của mình để nâng cao năng lực sản xu ất và hiệu quả kinh doanh. Nhờ có kế hoạch mà hộ sản xuất có th ể tránh được các rủi ro, đồng thời chủ động ứng phó khi có sự biến đổi bất thường. Kế hoạch sản xuất đúng sẽ giúp cho các hộ sản xuất có phương hướng đầu tư để sản xuất đúng hướng, là căn cứ tổ chức quá trình sản xuất đồng thời là cơ sở để kiểm tra, đánh giá các hoạt động, tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó có những biện pháp điều chỉnh phù hợp nhằm tăng hiệu quả của quá trình sản xuất, đem lại lợi nhuận cao và tránh được các rủi ro. Đối với hộ sản xuất cây lấy nhựa, kế hoạch sản xuất là công cụ để thay đổi tư duy, có tính toán, cân nhắc trong quá trình sản xuất. Trong quá trình xây dựng và thực hiện kế hoạch, hộ biết nên lựa ch ọn loài cây l ấy
  19. 19 nhựa gì? Sản xuất như thế nào? Tiêu thụ ở đâu và cho ai để thu được lợi nhuận cao nhất. Một kế hoạch sản xuất tốt mô tả tất cả từ những thứ nhỏ nhặt nhất như ghi chép sổ sách đến những thứ quan trọng như chi phí tiến hành sản xuất hàng năm của hộ, lợi nhuận và tình hình tiêu thụ sản phẩm… Tóm lại, lập kế hoạch sản xuất sẽ có những lợi ích sau: - Đáp ứng được nhu cầu của thị trường; - Phát huy hết tiềm năng nguồn lực của hộ sản xuất; - Khắc phục được những nhược điểm của phân tích tình hình thực tiễn kế hoạch trong sản xuất năm trước; - Thích ứng với mục tiêu sản xuất, kinh doanh tiếp theo. 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 2.1. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên Điều kiện tự nhiên của vùng là yếu tố quan trọng quyết định đến phương hướng sản xuất cũng như các kế hoạch sản xuất ngắn và dài h ạn của hộ sản xuất cây lấy nhựa. Các yếu tố của điều kiện tự nhiên ảnh hưởng trực tiếp đến s ản xu ất nông lâm nghiệp gồm: khí hậu (nhiệt độ, ch ế độ nắng, mưa…), đ ất đai, đ ịa hình, nguồn nước. Mỗi vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau nên cần phải phân tích kỹ để xác định và lựa chọn cây trồng phù hợp theo nguyên tắc “ đất nào cây ấy” và kết hợp nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận trên 1 đơn vị di ện tích bằng việc đa dạng hóa các sản phẩm cây trồng khác nhau. Để xác định các yếu tố tự nhiên trong sản xuất cây lấy nhựa có th ể tham khảo thông tin ở các cơ quan chuyên môn hoặc sự quan sát và th ống kê nhiều năm của người dân, hoặc dựa vào kinh nghiệm thực tiễn của người dân địa phương có thể giúp hộ quyết định lựa chọn cây trồng phù hợp. 2.2. Căn cứ nhu cầu thị trường Xác định nhu cầu thị trường là phương thức để hộ sản xuất xác định có nên sản xuất cây lấy nhựa không? Nếu có thì s ản xu ất nh ư th ế nào? S ản xuất cho ai? Sản xuất cây lấy nhựa ngoài yếu tố quyết định là điều kiện đất đai, khí hậu thì trước khi quyết định các hộ sản xuất cần phải tìm hiểu kỹ th ị trường, bởi vì trong nền kinh tế thị trường các hộ chỉ s ản xu ất nh ững gì mà thị trường cần chứ không phải là những gì mà mình có th ể s ản xu ất. Không những vậy mục tiêu của các hộ là tối đa hóa lợi nhuận như vậy họ không chỉ quan tâm đến nhu cầu của thị trường mà còn phải quan tâm đến các v ấn đ ể khác của thị trường như đối thủ cạnh tranh, giá cả, sản phẩm thay th ế, không chỉ quan tâm đến phân tích thị trường hiện tại mà cần quan tâm đến thị trường tương lai, cung – cầu dài hạn để ổn định hướng sản xuất lâu dài.
  20. 20 2.3. Căn cứ vào điều kiện của hộ gia đình Đất đai, vốn, lao động, kỹ thuật là những y ếu tố quy ết đ ịnh đ ến năng lực sản xuất thực tế của các hộ, quyết định quy mô sản xuất của từng sản phẩm, khả năng mở rộng, khả năng chuyển hướng sản xuất của các hộ nông lâm nghiệp. Việc xác định được các yếu tố nguồn lực của cơ s ở sẽ là căn cứ hữu ích cho các chủ hộ trong việc cân đối các nguồn lực để xây dựng kế hoạch sản xuất cho từng công việc, từng công đoạn, t ừng s ản ph ẩm hay cho toàn bộ hoạt động sản xuất. 2.4. Căn cứ vào quy mô sản xuất Ngoài những căn cứ nêu trên khi lập kế hoạch sản các hộ cần cần phải lưu tâm đến quy mô sản xuất, tức là căn cứ vào nhu c ầu th ị tr ường v ề sản phẩm và các điều kiện nguồn lực của mình để quyết định sản xuất ở qui mô nào, đầu tư thâm canh đến đâu….để từ đó lập kế hoạch đảm bảo v ề nhân lực và các phương tiện, điều kiện phục vụ sản xuất chung và cho t ừng loại sản phẩm. Tóm lại: Đối với kế hoạch sản xuất cây lấy nhựa, trên cơ sở các căn cứ cần phân tích chi tiết các nội dung sau: - Những số liệu cơ bản về tình hình sản xuất và các ch ỉ tiêu th ực hi ện trong năm. - Xác định được diện tích và tính chất đất đưa vào sản xuất: Diện tích, hiện trạng đất, vị trí lô/khoảnh để tiến hành lên kế hoạch cụ thể. - Xác định được cơ sở vật chất, kỹ thuật, nguồn vốn và kh ả năng vay vốn để sản xuất và mở rộng sản xuất. - Xác định được số lượng nhân công lao động của h ộ và nhân công thuê khoán. - Xác định được các định mức trong sản xuất: định mức chi phí v ật t ư và nhân công làm cơ sở cho quá trình xây dựng kế hoạch cho từng loại cây lấy nhựa. 3. Các bước lập kế hoạch sản xuất Các bước lập kế hoạch sản xuất cây lấy nhựa, bao gồm: 1- Xác định mục tiêu 2- Xác định diện tích sản xuất 3- Dự tính năng suất, sản lượng nhựa 4- Xác định các hoạt động sản xuất và thời gian thực hiện 5- Dự tính chi phí sản xuất 6- Dự tính hiệu quả kinh tế 7- Hoàn thiện kế hoạch
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2