Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch điện tử cơ bản (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
lượt xem 13
download
Giáo trình "Lắp ráp sửa chữa mạch điện tử cơ bản (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng)" biên soạn nhằm giúp người học trình bày được cấu tạo, ứng dụng của các thiết bị đo; nắm được cấu tạo, ký hiệu, nguyên tắc hoạt động của các linh kiện điện tử; đo, đọc và xác định đúng giá trị của các linh kiện thụ động; kiểm tra và xác định được chân của các linh kiện bán dẫn. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch điện tử cơ bản (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
- UBND TỈNH BÌNH ĐINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ QUY NHƠN GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN : LẮP RÁP, SỬA CHỮA MẠCH ĐIỆN TỬ CƠ BẢN NGHỀ : KỸ THUẬT LẮP RÁP, SỬA CHỮA MÁY TÍNH TRÌNH ĐỘ : CAO ĐẲNG - TRUNG CẤP Ban hành kèm theo Quyết định số: 99/QĐ-CĐKTCNQN ngày 14 tháng 3 năm 2018 của Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn Bình Định, năm 2018 1
- TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
- LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Sửa chữa máy tính ở trình độ Cao Đẳng và Trung Cấp, giáo trình Lắp ráp sửa chữa mạch điện tử cơ bản là một trong những giáo trình mô đun đào tạo chuyên ngành được biên soạn theo nội dung chương trình khung được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logíc. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiên thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị, các trường có thề sử dụng cho phù hợp. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Các ý kiến đóng góp xin gửi về Trường Cao Đẳng Kỹ thuật công nghệ Quy Nhơn, 172 An Dương Vương, TP. Quy Nhơn. Biên soạn Nguyễn Giang Long 2
- MỤC LỤC Trang BÀI 1: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO..............................................................7 1.1. Sử dụng VOM........................................................................................7 1.2. Sử dụng máy hiện sóng........................................................................11 BÀI 2: KHẢO SÁT LINH KIỆN THỤ ĐỘNG................................................ 16 2.1. Đọc giá trị điện trở bằng vòng màu..................................................... 16 2.2 Đo giá trị điện trở bằng VOM.............................................................. 18 2.3. Xác định tình trạng kỹ thuật của tụ điện bằng VOM...........................19 2.4. Xác định tình trạng kỹ thuật của cuộn cảm bằng VOM...................... 23 BÀI 3: KHẢO SÁT LINH KIỆN BÁN DẪN...................................................25 3.1. Khảo sát Diode.................................................................................... 25 3.2 Khảo sát Transistor BJT........................................................................27 3.3 Khảo sát Transistor FET....................................................................... 30 3.4 Khảo sát SCR........................................................................................32 3.5 Khảo sát TRIAC................................................................................... 34 3.6. Khảo sát DIAC.................................................................................... 36 BÀI 4: LẮP RÁP MẠCH ỨNG DỤNG DÙNG TRANSISTOR BJT..............40 4.1. Lắp ráp mạch phân cực BJT có điện trở phân áp................................ 40 4.2 Lắp ráp mạch phân cực BJT có hồi tiếp............................................... 41 4.3. Lắp ráp mạch phân cực BJT bằng 2 nguồn khác nhau........................ 42 4.4. Lắp ráp, sửa chữa mạch khuếch đại E chung...................................... 42 4.5. Lắp ráp, sửa chữa mạch khuếch đại công suất.................................... 44 BÀI 5: LẮP RÁP MẠCH NGUỒN ỔN ÁP......................................................46 5.1. Lắp ráp mạch ổn áp dùng transistor.....................................................46 5.2. Lắp ráp mạch ổn áp dùng IC ổn áp......................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 50 GIÁO TRÌNH MÔN ĐUN Tên mô đun: Lắp ráp, sửa chữa mạch điện tử cơ bản Mã mô đun: MĐ 10 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của mô đun: - Vị trí: Mô đun được bố trí dạy sau khi học xong các môn học, mô đun cơ sở. - Tính chất: Là mô đun chuyên nghề, cung cấp cho người học kỹ năng sửa chữa, lắp ráp mạch điện tử cơ bản. - Ý nghĩa và vai trò của mô đun: trang bị cho học viên các kiến thức cơ bản về các mạch điện tử cơ bản cũng như luyện tập kỹ năng lắp ráp, đo kiểm, vận hành và sửa chữa các lỗi trên mạch điện. Mục tiêu của mô đun: 3
- - Kiến thức: + Trình bày được cấu tạo, ứng dụng của các thiết bị đo; + Trình bày được cấu tạo, ký hiệu, nguyên tắc hoạt động của các linh kiện điện tử; + Đo, đọc và xác định đúng giá trị của các linh kiện thụ động; + Kiểm tra và xác định được chân của các linh kiện bán dẫn. - Kỹ năng: + Sử dụng được các thiết bị đo; + Đo kiểm tra và xác định đúng chân của các linh kiện bán dẫn; + Lắp ráp, sửa chữa và khảo sát được các mạch điện tử cơ bản; - Năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: + Đi học đầy đủ, tích cực tham gia thao luận, chăm chỉ đọc tài liệu tham khảo để nắm bắt được những kiến thức quan trọng. + Rèn luyện cho sinh viên thái độ nghiêm túc, tỉ mỉ, chính xác trong học tập và trong thực hiện công việc. Nội dung của mô đun: Số Thời gian (giờ) Tên các bài trong mô đun TT TS LT TH KT 1 Bài 1: Sử dụng các thiết bị đo 8 3 5 0 2 Bài 2: Khảo sát linh kiện thụ động 10 3 7 0 3 Bài 3: Khảo sát linh kiện bán dẫn 22 9 13 0 Bài 4: Lắp ráp, sửa chữa mạch ứng dụng 4 dùng transistor BJT 26 9 16 1 5 Bài 5: Lắp ráp, sửa chữa mạch nguồn ổn áp 24 6 17 1 Tổng cộng 90 30 58 2 BÀI 1: SỬ DỤNG CÁC THIẾT BỊ ĐO Mã bài: MĐ10-01 Thời gian: 08 giờ (LT: 01, TH: 03, Tự học: 04) Giới thiệu: Trong các đại lượng điện, đại lượng dòng điện và điện áp là các đại lượng cơ bản nhất cho nên trong công nghiệp cũng như trong các nghiên cứu khoa học, người ta luôn quan tâm đến các phương pháp và thiết bị đo dòng điện. Ta có thể đo dòng điện bằng phương pháp + Đo trực tiếp + Đo gián tiếp + Phương pháp so sánh ( hay còn gọi là phương pháp bù ) 4
- Ở phương pháp đo trực tiếp, ta sử dụng các dụng cụ đo dòng điện như ampe kế, miliampe kế hay microampe kế tùy theo cường độ dòng điện cần đo và giá trị đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo. Trong phương pháp đo gián tiếp, ta đo điện áp rơi trên điện trở mẫu được mắc trong mạch cần đo dòng điện. Thông qua tính toán, ta sẽ xác định được dòng điện cần đo ( Áp dụng định luật Ohm ). Ở phương pháp so sánh, ta so sánh dòng điện cần đo với dòng điện mẫu chính xác, ở trạng thái cân bằng của dòng điện cần đo và dòng điện mẫu, kết quả được đọc trên mẫu. Ta có thể sử dụng phương pháp so sánh trực tiếp và phương pháp so sánh gián tiếp. Mục tiêu thực hiện: - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các thiết bị đo; - Sử dụng thành thạo các thiết bị đo; - Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong giờ TH tại xưởng và giờ tự học. Nội dung chính: 1.1. Sử dụng VOM 1.1.1 Lý thuyết liên quan 1.1.1.1 Giới thiệu VOM VOM – đồng hồ vạn năng là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là: Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện. Hình 1.1 Đồng hồ VOM chỉ thị kim - VOM chỉ thị kim là một trong những thiết bị đo thông dụng, phổ biến và giá cả phải chăng nhất trên thị trường mà một người mới học điện tử có thể mua sắm được. + Ưu điểm: Thao tác đo nhanh chóng, dễ dàng. Có nhiều chức năng đo. + Nhược điểm: Độ chính xác không cao, có trở kháng giữa 2 que đo thấp (nhỏ hơn 20K) nên khi đo các mạch có dòng thấp sẽ gây ra sụt áp. 1.1.1.2 Thang đo điện trở và các thành phần liên quan 5
- Hình 1. 2 Vị trí thang đo điện trở và chiều đọc giá trị trên mặt đồng hồ - Thang đo điện trở có các hệ số: X1, X10, X100, X1K, X10K. Ta phải lựa chọn thang đo phù hợp với giá trị cần đo sau đó chỉnh thang đo về vị trí đó. - Điều chỉnh đồng hồ trước khi đo bằng cách chập 2 que đo lại với nhau và điều chỉnh núm vặn ADJ để đưa kim về vị trí số 0. Điều này giúp cho ta đọc giá trị sau khi đo ít bị sai số hơn. Nếu chập 2 que lại mà không về được vị trí số 0, nguyên nhân có thể do 2 que đo bị bẩn ta cần vệ sinh sạch 2 que đo rồi kiểm tra lại. Nếu vẫn không thể về điểm 0 được thì có thể do Pin của đồng hồ bị yếu. Ta cần mở đồng hồ ra và thay thế các viên pin ở trong. Trường hợp làm cả 2 cách trên mà vẫn không về 0 được thì ta lấy ngay giá trị đọc được lúc chập kim làm giá trị so sánh gốc. Sau khi thực hiện đo ta lấy giá trị thu được trừ cho giá trị so sánh gốc này thì được giá trị điện trở cần đo. - Khi đo cần chú ý không chạm cả 2 tay vào 2 que đo, vì cơ thể người vẫn có điện trở. Nếu chạm 2 tay vào 2 que đo là vô tình đo luôn điện trở người mắc song song với giá trị điện trở cần đo. Kết quả đọc được sẽ không chính xác nữa. - VOM chỉ thị kim không đo được giá trị điện trở khi nó đang được hàn vào mạch. Muốn đo được chính xác giá trị của điện trở ta cần tháo một chân của điện trở ra khỏi mạch rồi mới tiến hành đo. - Khi đo mà không ước lượng trước được giá trị điện trở cần đo, ta phải đo từ thang đo nhỏ nhất. Thông thường thì nên xuất phát từ thang đo X10. Nếu kết quả đo cho giá trị vô cùng hoặc nằm ở vùng số lớn, khó đọc giá trị thì ta nên tăng thang đo lên và tiến hành đo. 1.1.1.3 Thang đo điện áp AC và các thành phần liên quan Hình 1. 3 Thang đo AC và chiều đọc giá trị trên mặt đồng hồ 6
- Thang đo điện áp xoay chiều có các hệ số: 10, 50, 250, 1000. Ta phải lựa chọn thang đo phù hợp với giá trị điện áp cần đo sau đó chỉnh thang đo về vị trí đó. Khi kim đồng hồ chưa chính vị trí số 0. Ta sử dụng một thanh tuốt nơ ví dầu dẹt để điều chỉnh núm kim ở ngay giữa mặt đồng hồ. Khi nào kim chỉ chính số 0 thì ta mới tiến hành đo. - Vùng điện áp xoay chiều thường có giá trị lớn, có khả năng gây giật điện cho người sử dụng. Do đó khi đo cần bảo đảm an toàn cách điện rồi mới thực hiện đo. - Khi thực hiện đo mà không ước lượng được giá trị điện áp cần đo, ta phải đo từ thang đo có trị số lớn nhất là 1000. Nếu giá trị thu được quá bé thì ta mới giảm thang đo để thực hiện lại phép đo. Thông thường sau lần đo thứ 1, ta sẽ có một giá trị tương đối của điện áp cần đo, từ đó chọn lựa thang đo cho phù hợp. Tuyệt đối không để thang đo bé mà đo các điện áp lớn. Việc này sẽ gây hư đồng hồ VOM, có thể gây nổ nếu điện áp cần đo chênh lệch quá lớn với thang đo. - Phải chắc chắn rằng múm vặn đã được vặn về thang đo ACV phù hợp mới tiến hành đo. Nếu để nhầm qua thang đo dòng hay thang đo điện trở có thể gây cháy, nổ đồng hồ VOM. 1.1.1.4 Thang đo điện áp DC và các thành phần liên quan Hình 1. 4 Thang đo DC và chiều đọc giá trị trên mặt đồng hồ - Thang đo điện áp một chiều có các hệ số: 0.1, 0.25, 2.5, 50, 250, 1000. Ta phải lựa chọn thang đo phù hợp với giá trị điện áp cần đo sau đó chỉnh thang đo về vị trí đó. - Khi kim đồng hồ chưa chính vị trí số 0. Ta sử dụng một thanh tuốt nơ ví dầu dẹt để điều chỉnh núm kim ở ngay giữa mặt đồng hồ. Khi nào kim chỉ chính số 0 thì ta mới tiến hành đo. - Vùng điện áp một chiều có giá trị lớn (>25V), có khả năng gây giật điện cho người sử dụng. Do đó khi đo cần bảo đảm an toàn cách điện rồi mới thực hiện đo. - Khi thực hiện đo mà không ước lượng được giá trị điện áp cần đo, ta phải đo từ thang đo có trị số lớn nhất là 1000. Nếu giá trị thu được quá bé thì ta mới giảm thang đo để thực hiện lại phép đo. Thông thường sau lần đo thứ 1, ta sẽ có một giá trị tương đối của điện áp cần đo, từ đó chọn lựa thang đo cho phù hợp. Tuyệt đối không để thang đo bé mà đo các điện áp lớn. Việc này sẽ gây hư đồng hồ VOM, có thể gây nổ nếu điện áp cần đo chênh lệch quá lớn với thang đo. 7
- - Phải chắc chắn rằng múm vặn đã được vặn về thang đo DCV phù hợp mới tiến hành đo. Nếu để nhầm qua thang đo dòng hay thang đo điện trở có thể gây cháy, nổ đồng hồ VOM. Nếu nằm ở thang đo xoay chiều mà đo điện áp một chiều thì dù đồng hồ không hư, nhưng cũng không đo được điện áp DC cần đo. 1.1.1.5 Thang đo dòng và các thành phần liên quan - Thang đo dòng điện DC có các mức: 50uA, 2.5mA, 25mA, 250mA, 2.5A - Do dòng điện phải hết sức chú ý, vì nếu chọn thang đo nhỏ hơn giá trị cần đo, thì có thể gây hư hỏng đồng hồ. Do đó nếu không ước lượng được độ lớn của cường độ dòng điện cần đo, ta nên đo thử bằng thang đo lớn nhất. - Tuyệt đối không để thang đo dòng điện nhưng lại nhầm lẫn đem đo điện áp DC hoặc AC. Khi đó đồng hồ của bạn chắc chắn sẽ bốc mùi khét thôi. 1.1.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Xác định đại lượng cần đo Bước 2: Hiệu chỉnh VOM về giá trị chuẩn trước khi đo Bước 3: Kiểm tra vị trí các que đo trước khi tiến hành đo Bước 4: Tiến hành đo Bước 5: Đọc chỉ số hiển thị trên mặt đồng hồ Bước 6: Tính toán giá trị thực của đại lượng cần đo. 1.1.3 Thực hành - Hướng dẫn và thực hiện đo điện áp AC trên bàn thực hành. + Các thao tác điều chỉnh đồng hồ trước khi thực hành đo là chính xác. + Thao tác đo chính xác và an toàn + Các giá trị điện áp được đọc đúng + Tính toán được giá trị thực của điện áp AC - Hướng dẫn và thực hiện do điện áp DC trên bộ nguồn DC. + Các thao tác điều chỉnh đồng hồ trước khi thực hành đo là chính xác. + Thao tác đo chính xác và an toàn + Các giá trị điện áp được đọc đúng + Tính toán được giá trị thực của điện áp DC - học viện thực hành theo nhóm và không quá 02 học viên một nhóm. 1.2. Sử dụng máy hiện sóng 1.2.1 Lý thuyết liên quan 1.2.1.1 Giới thiệu máy hiện sóng 8
- Hình 1. 5 Hình mặt trước máy hiện sóng dùng đèn hình CRT Máy hiện sóng (Oscilloscope) là một dụng cụ đo trực quan trợ lực hữu ích cho anh em sửa chữa nghiên cứu điện tử, điện thoại, máy hiện sóng có khả năng hiển thị các dạng tín hiệu, xung lên màn hình một cách trực quan mà đồng hồ không thể hiển thị được, hơn nữa có những khu vực tín hiệu chỉ thể hiện dưới dạng xung, đồng hồ đo volt không thể phát hiện được ở đó có tồn tại hay không mà chỉ có máy hiện sóng mới thể hiện được, thực tế có rất nhiều loại máy hiện sóng. Máy hiện sóng dùng đèn hình (CRT: Cathode Ray Tube) loại này đèn hình dùng sợi đốt có tim, điện áp đốt khoảng 6V, loại này có cấu trúc kềnh càng, thường là các đời máy cũ, tần số đo từ vài trăm KHz đến vài trăm MHz. Máy hiện sóng dùng tinh thể lỏng (LCD: Liquid Crystal Display), máy có cấu trúc gọn nhẹ, hiện đại, có khả năng giao tiếp máy tính và in ra dạng sóng, tần số đo khoảng vài chục MHz đến vài trăm MHz. Hiện nay phổ biến loại LCD, tuy nhiên giá thành của máy còn khá cao. 1.2.1.2 Công dụng các nút chỉnh CRT 9
- Hình 1. 6: Vị trí các nút CRT - POWER: Tắt mở nguồn cung cấp cho Oscillocope (P.ON/P.OFF). - INTENSITY: Điều chỉnh độ sáng tia quét. - TRACE ROTATION: Chỉnh vệt sáng về vị trí nằm ngang (khi vệt sáng bị nghiêng). - FOCUS: Điều chỉnh độ nét của tia sáng. 1.2.1.3 Công dụng các nút điều chỉnh vị trí Vertical Hình 1. 7: Vị trí các nút Vertical - CH1 (X): Đầu vào vertical CH1 là trục X trong chế độ X-Y - CH2 (Y): Đầu vào vertical CH2 là trục Y trong chế độ X-Y - AC-GND-DC: Chọn lựa chế độ của tín hiệu vào và khuếch đâị dọc - AC: nối AC - GND: khuếch đại dọc tín hiệu vào được nối đất và tín hiệu vào được ngắt ra - DC: nối DC - VOLTS/DIV: Chọn lựa độ nhạy của trục dọc từ 5mV/DIV đến 5V/DIV, tổng cộng là 10 tầm - VAIRIABLE: Tinh chỉnh độ nhạy với giá trị > 1/2.5 giá trị đọc được. Độ nhạy được chỉnh đến giá trị đặc trưng tại vị trí CAL. - POSITION: Dùng để điều chỉnh vị trí của tia - VERT MODE: Lựa chọn kênh - CH1: Chỉ có 1 kênh CH1 - CH1: Chỉ có 1 kênh CH1 - DUAL: Hiện thị cả hai kênh - ADD: Thực hiện phép cộng (CH1 + CH2) hoặc phép trừ (CH1-CH2) (phép trừ chỉ có tác dụng khi CH2 INV được nhấn). - ALT/CHOP: Khi nút này được nhả ra trong chế độ Dual thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị một cách luân phiên, khi nút này được ấn vào trong chế độ Dual, thì kênh 1 và kênh 2 được hiển thị đồng thời. 1.2.1.3 Công dụng các nút điều chỉnh vị trí Horizontal 10
- Hình 1. 8: Vị trí các nút Horizontal - TIME/DIV: Cung cấp thời gian quét từ 0.2 us/ vạch đến 0.5 s/vạch với tổng cộng 20 bước. - X-Y: Dùng oscilloscope ở chế độ X-Y - SWP.VAR: Núm điều khiển thang chạy của thời gian quét được sử dụng khi CAL và thời gian quét được hiệu chỉnh giá trị đặt trước tại TIME/DIV. Thời gian quét của TIME/DIV có thể bị thay đổi một cách liên tục khi trục không ở đúng vị trí CAL. Xoay núm điều khiển đến vị trí CAL và thời gian quét được đặt trước giá trị tại TIME/DIV. Vặn núm điều khiển ngược chiều kim đồng hồ đến vị trí cuối cùng để giảm thời gian quét đi 2.5 lần hoặc nhiều hơn. - POSITION: Dùng để chỉnh vị trí của tia theo chiều ngang. - X10 MAG: Phóng đại 10 lần - CAL: Cung cấp tín hiệu 2Vp-p, 1KHz, xung vuông dùng để chỉnh que đo - GND: Tiếp đất thiết bị với sườn máy. 1.2.1.4 Công dụng các nút điều chỉnh Trigger 11
- Hình 1. 9: Vị trí các nút Trigger - EXT TRIG IN : Đầu vào Trigger ngoài, để sử dụng đầu vào này, ta điều chỉnh Source ở vị trí EXT - SOURCE: Dùng để chọn tín hiệu nguồn trigger (trong hay ngoài), và tín hiệu đầu vào EXT TRIG IN - CH1: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong. - CH2: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH2 để lấy tín hiệu nguồn Trigger bên trong. - TRIG.ALT: Chọn Dual hay Add ở Vert Mode, chọn CH1 hoặc CH2 ở SOURCE, sau đó nhấn TRIG.ALT, nguồn Trigger bên trong sẽ hiển thị luân phiên giữa kênh 1 và kênh 2. - LINE: Hiển thị tín hiệu Trigger từ nguồn xoay chiều - EXT: Chọn nguồn tín hiệu Trigger bên ngoài tại đầu vào EXT TRIG IN - SLOPE: Nút Trigger Slope “+” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vượt quá mức Trigger theo hướng dương “-” Trigger xảy ra khi tín hiệu Trigger vượt quá mức Trigger theo hướng âm. - TRIGGER MODE: Lựa chọn chế độ Trigger + Auto: Nếu không có tín hiệu Trigger hoặc tín hiệu Trigger nhỏ hơn 25 Hz thì mạch quét phát ra tín hiệu quét tự do mà không cần đến tín hiệu Trigger. +Norm: Khi không có tín hiệu Trigger thì mạch quét ở chế độ chờ và không có tín hiệu nào được hiển thị. +TV-V: Dùng để quan sát tín hiệu dọc của hình ảnh trong TV +TV-H: Dùng để quan sát tín hiệu ngang của hình ảnh trong TV 1.2.1.5 Phương pháp chuẩn lại máy hiện sóng Trước khi sử dụng ta phải chuẩn lại máy để kết quả đọc được đạt độ tin cậy cần thiết. - Phương pháp dùng ngõ ra chuẩn (cal). Ví dụ trên máy Pintek là 2Vpp-1KHz. + Chỉnh độ cao: Bật volt/div = 0.5V, vặn núm Pull x 5Mag (đồng trục với núm volt/div) sao cho bề cao của tín hiệu là 4 ô (do Vpp = 2V ⇒ số ô theo chiều cao = 4ô? + Chỉnh độ rộng: Bật Time/div = 0.5ms, Xoay núm var sao cho bề rộng của một chu kỳ tín hiệu là 2 ô. (Số ô của một chu kỳ = 4) - Với một máy hiện sóng tốt, nút VAR và PULL x 5Mag thường được chỉnh theo chiều kim đồng hồ về vị trí tối đa là có thể sử dụng chính xác. 1.4.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Lựa chọn kênh thực hiện đo và kết nối que đo + Kết nối Jack que đo với kênh được lựa chọn. + Điều chỉnh các nút chức năng để màn hình hiển thị khớp với kênh được chọn. Bước 2: Hiệu chỉnh giá trị chuẩn cho kênh đo 12
- + Kết nối que đo với giá trị chuẩn trên máy. + Điều chỉnh các nút chức năng để dạng sóng hiển thị đúng. Bước 3: Tiến hành đo + Kết nối que đo với vị trí cần đo. + Điều chỉnh các nút chức năng để đồ thị dạng sóng hiển thị rõ ràng dễ quan sát. Bước 4: Đọc và vẽ đồ thị dạng sóng đo được + Vẽ đồ thị dạng sóng đo được vào phiếu thực hành. + Tính toán các thông số của sóng dựa theo đồ thị. 1.2.3 Thực hành - Hướng dẫn học viên thực hiện cài đặt các nút chức năng để lựa chọn đúng kênh thực hiện đo - Hướng dẫn học viên thực hiện hiệu chỉnh máy hiện sóng đúng chuẩn trươc khi tiến hành đo - Hướng dẫn thao tác đo và tính toán các thông số dựa trên đồ thị. - Thực hiện đo dạng sóng của điện áp AC 24V, 50Hz. - Sinh viên thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ít nhất 02 sinh viên. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày phương pháp đo sử dụng đồng hồ VOM. Câu 2: Trình bày phương pháp đo dạng sóng tín hiệu sử dụng máy hiện sóng. 13
- BÀI 2: KHẢO SÁT LINH KIỆN THỤ ĐỘNG Mã bài: MĐ10-02 Thời gian: 10 giờ (LT: 01, TH: 03, Tự học: 06) Giới thiệu: Linh kiện thụ động là các linh kiện chỉ có khả năng xử lý và tiêu thụ điện năng. Chúng không có khả năng biến đổi hoặc tạo ra các dạng tín hiệu điện. Mục tiêu thực hiện: - Trình bày cấu tạo, ký hiệu và cách xác định giá trị của linh kiện thụ động; - Dùng máy đo VOM đo kiểm tra và đọc giá trị các linh kiện thụ động; - Rèn luyện thái độ nghiêm túc trong giờ thực hành tại xưởng và giờ tự học. Nội dung chính: 2.1. Đọc giá trị điện trở bằng vòng màu 2.1.1 Lý thuyết liên quan 2.1.1.1 Cấu tạo Hình 2. 1 Cấu tạo của điện trở Điện trở than: bột than được trộn với keo được ép thành thỏi. Điện trở than phun: Bột than được phun theo rãnh trên ống sứ. Điện trở dây quấn: dây kim loại có điện trở cao được quấn trên ống cách điện rồi tráng men phủ toàn bộ, hoặc chừa một khoảng để dịch con chạy trên thânđiện trở nhằm điều chỉnh chỉ số. 2.1.1.2 Ký hiệu Hình 2. 2: Ký hiệu của điện trở 2.1.1.3 Phân loại: -Phân loại theo cấu tạo: Điện trở than dùng bột than ép lại có dạng thanh hoặc trụ, có giá trị từ vài ôm-M ,cs từ 1/8 – vài W. Điện trở màng kim loại chế tạo theo cách kết lắng màng niken-crom, độ ổn định cao nhưng giá thành cũng cao hơn nhiều so với điện trở than. Điện trở oxit-kim loại: kết lắng màng oxit thiếc, chống nhiệt và chống ẩm tốt,cs 1/2W. Điện trở dây quấn :sử dụng 1 đoạn dây dẫn làm từ chất không dẫn điện 14
- tốt.Dây dẫn sẽ quấn quanh một vật hình trụ giống như một cuộn dây (điện trở cuộn dây) ,cần trị số nhỏ và dòng điện cao, cs từ vài W – chục W. -Phân loại theo công dụng: + Biến trở + Nhiệt trở + Quang trở + Điện trở cầu chì (Fusistor) + Điện trở tùy áp 2.1.1.4 Bảng vòng màu điện trở. Vòng số 3 (số Vòng số 4 (sai Màu Vòng số 1 Vòng số 2 bội) số) 0 Đen 0 0 x 10 Nâu 1 1 x 101 1% 2 Đỏ 2 2 x 10 2% 3 Cam 3 3 x 10 Vàng 4 4 x 104 Xanh lá 5 5 x 105 Xanh dương 6 6 x 106 Tím 7 7 x 107 Xám 8 8 x 108 Trắng 9 9 x 109 Vàng kim x 10-1 5% -2 Bạc x 10 10% 2.1.2 Trình tự thực hiện B1: Xác định thứ tự các vòng màu trên điện trở - Đặt vòng màu sai số ở vị trí bên phải (màu kim, bạc đối với điện trở 4 vòng màu; nâu, đỏ đối với điện trở 5 vòng màu) - Thứ tự các vòng màu tính từ trái sang phải B2: Đọc vòng màu và xác định các trị số Dựa theo bảng màu điện trở để xác định các giá trị của từng màu. - Điện trở 4 vòng màu: Hình 2. 3 Cách xác định thứ tự vòng màu và cách tính giá trị của điện trở 4 vòng 15
- màu - Điện trở 5 vòng màu: Hình 2. 4: Cách xác định thứ tự vòng màu và cách tính giá trị của điện trở 5 vòng màu B3: Tính toán giá trị điện trở - Điện trở 4 vòng màu + Vòng số 1 và vòng số 2 lần lượt là hàng chục và hàng đơn vị + Vòng số 3 là bội số của cơ số 10. + Trị số = (vòng 1)(vòng 2) x 10 ( mũ vòng 3) + Màu nhũ chỉ có ở vòng sai số hoặc vòng số 3, nếu vòng số 3 là nhũ thì số mũ của cơ số 10 là số âm. -Điện trở 5 vòng màu + Vòng số 1,vòng số 2 và vòng số 3 lần lượt là hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị + Vòng số 4 là bội số của cơ số 10. + Trị số = (vòng 1)(vòng 2)(vòng 3) x 10 ( mũ vòng 4) 2.1.3 Thực hành: - Hướng dẫn cách xác định thứ tự vòng màu trên điện trở 4 vạch màu và 5 vạch màu - Hướng dẫn xác định giá trị của các vòng màu dựa theo bảng màu - Hướng dẫn tính toán giá trị điện trở theo vòng màu của điện trở 4 vạch màu, 5 vạch màu. 2.2 Đo giá trị điện trở bằng VOM 2.2.1 Lý thuyết liên quan 16
- Hình 2. 5: Mạch đo điện trở bằng VOM 2.2.2 Trình tự thực hiện Bước 1: Ước lượng giá trị điện trở của linh kiện Bước 2: Lựa chọn thang đo điện trở phù hợp + Chỉnh thang đo về vị trí đo OHM. + Lựa chọn 1 trong các thang đo điện trở: X1, X10, X100, X1K, X10K. Bước 3: Hiệu chỉnh thang đo + Chập 2 que đo lại với nhau và điều chỉnh núm vặn ADJ để đưa kim về vị trí số 0. + Trường hợp kim không về 0 được thì ta lấy ngay giá trị đọc được lúc chập kim làm giá trị so sánh gốc. Sau khi thực hiện đo ta lấy giá trị thu được trừ cho giá trị so sánh gốc này thì được giá trị điện trở cần đo. Bước 4: Tiến hành đo và đọc giá trị mà kim đồng hồ quay tới. + Để tránh sai số chúng ta phải quan sát làm sao cho kim và bóng của kim trên mặt chỉ thị là trùng khớp với nhau. + Không đọc xiên bên trái hay bên phải vì như thế giá trị đọc được là không chính xác. + Thang đo điện trở nằm ở đỉnh cao nhất của mặt đồng hồ VOM. Và được đọc từ phải qua trái. Gốc số 0 nằm bên phải mặt đồng hồ. Bước 5: Tính toán giá trị điện trở Giá trị điện trở = Giá trị hiển thị * hệ số thang đo 2.1.3 Thực hành - Hướng dẫn thao tác hiệu chỉnh VOM - Hướng dẫn thao tác đo và đọc giá trị trên mặt đồng hồ - Hướng dẫn tính toán giá trị điện trở từ kết quả đọc được - Thực hành đo với các điện trở 4 vạch màu, 5 mạch màu được giáo viên phát. Ghi lại kết quả vào phiếu thực hành và so sánh với giá trị đọc được từ vòng màu. - Sinh viên thực hành theo nhóm, mỗi nhóm ít nhất 02 sinh viên. 2.3. Xác định tình trạng kỹ thuật của tụ điện bằng VOM 2.3.1 Lý thuyết liên quan 17
- 2.3.1.1 Cấu tạo của tụ điện Hình 2. 6: Cấu tạo tụ điện Ở dạng cơ bản, tụ điện gồm hai hoặc nhiều tấm dẫn điện (kim loại) song song không được kết nối hoặc chạm vào nhau, nhưng được phân tách bằng bằng một loại vật liệu cách điện tốt như giấy sáp, mica, gốm, nhựa hoặc một số dạng gel lỏng. Lớp cách điện giữa các bản tụ thường được gọi là lớp điện môi. Do lớp cách điện này, dòng điện một chiều không thể chạy qua tụ điện vì nó chặn nó cho phép thay vào đó là một điện áp xuất hiện trên các bản dưới dạng điện tích. 2.3.1.2 Ký hiệu: Hình 2. 7: Ký hiệu tụ điện 2.3.1.3 Phân loại tụ điện. - Tụ gốm. Hình 2. 8: Hình dạng tụ gốm - Tụ hóa. Hình 2. 9: Hình dạng tụ hoá - Tụ điều chỉnh được: 18
- Hình 2. 10: Hình dạng tụ điều chỉnh được - Tụ tantalium:Tụ này có bản cực nhôm và dùng geltantal làm dung môi, cótrị số rất lớn với thể tích nhỏ. Hình 2. 11: Hình dạng tụ tantalium 2.3.1.4. Cách đọc giá trị tụ điện. Với tụ hoá:Giá trị điện dung của tụ hoá được ghi trực tiếp trên thân tụ =>Tụ hoá là tụ có phân cực (-), (+) và luôn luôn có hình trụ. Hình 2. 12: Các thông số ghi trên thân tụ hoá Cụ thể: Tụ hoá ghi điện dung là 185 µF / 320 V Với các tụ dùng màu ghi tri điệṇ dung , cách đọc tri điện dung cũng tương tư ̣ như điện trở. 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương II
15 p | 275 | 82
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương I
14 p | 253 | 74
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương III
33 p | 267 | 67
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương V
11 p | 218 | 59
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương IV
11 p | 237 | 54
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương VIII
10 p | 182 | 54
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương VII
7 p | 198 | 52
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương VI
15 p | 192 | 50
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương IX
12 p | 150 | 48
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XVI
31 p | 195 | 47
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XIII
31 p | 154 | 41
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XIV
9 p | 131 | 41
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XII
12 p | 146 | 40
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XV
27 p | 144 | 37
-
Giáo trình Lắp ráp sửa chữa máy tính: Chương XI
32 p | 152 | 30
-
Giáo trình Lắp ráp và cài đặt máy tính (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 1 - Trường Cao đẳng Cơ điện Xây dựng Việt Xô
71 p | 23 | 8
-
Giáo trình Lắp ráp, sửa chữa mạch xung số (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Trình độ: Trung cấp/Cao đẳng) - CĐ Kỹ thuật Công nghệ Quy Nhơn
63 p | 11 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn