Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 2
lượt xem 6
download
Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của giáo trình Lập trình căn bản trang bị cho sinh viên những nội dung kiến thức cơ bản về: Chương 5 - Hàm; Chương 6 - Mảng; Chương 7 - Con trỏ; Chương 8 - Cấu trúc; Chương 9 - File. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 2
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản Chương 5. Hàm 1. Khái niệm Hàm là một đoạn chương trình độc lập thực hiện trọn vẹn một công việc nhất định sau đó trả về giá trị cho chương trình gọi nó, hay nói cách khác hàm là sự chia nhỏ của chương trình. 2. Khai báo hàm 2.1. Cú pháp khai báo nguyên mẫu hàm Tên_hàm ([Danh_sách_tham_số]); Trong đó: Tên_hàm: là một tên hợp lệ theo quy tắc về tên của ngôn ngữ C/C++. Mỗi hàm có tên duy nhất và không được trùng với các từ khóa. Tên hàm sẽ được dùng để gọi hàm. Kiểu_hàm: Hàm có thể trả về một giá trị cho nơi gọi, giá trị đó thuộc một kiểu dữ liệu nào đó, kiểu đó được gọi là kiểu hàm. Kiểu hàm có thể là kiểu chuẩn cũng có thể là kiểu do người dùng định nghĩa. Nếu hàm không trả về giá trị thì kiểu hàm là void. Danh_sách_tham_số: Hàm có thể nhận dữ liệu vào thông qua các tham số của nó (tham số hình thức), các tham số này cũng thuộc kiểu dữ liệu xác định. Có thể có nhiều tham số, các tham số cách nhau bởi dấu phẩy (,). Trong nguyên mẫu không bắt buộc phải có tên tham số nhưng kiểu của nó thì bắt buộc. Nếu hàm không có tham số chúng ta có thể để trống phần này hoặc có thể khai báo là void. Ví dụ: int max(int a, int b); // khai báo nguyên mẫu hàm max, có hai tham số kiểu int, kết quả trả về kiểu int. float f(float, int); // nguyên mẫu hàm f, có hai tham số, tham số thứ nhất kiểu float, tham số thứ 2 kiểu int, kết quả trả về kiểu float. void nhapmang(int a[], int ); // hàm nhapmang, kiểu void (không có giá trị trả về), tham số thứ nhất là một mảng nguyên, tham số thứ 2 là một số nguyên. void g(); // hàm g không đối, không kiểu. 2.2. Định nghĩa hàm Cú pháp: ([khai_báo_tham_số]) 42
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản { < thân hàm> } Dòng thứ nhất là tiêu đề hàm (dòng tiêu đề) chứa các thông tin về hàm: tên hàm, kiểu của hàm (hai thành phần này giống như trong nguyên mẫu hàm) và khai báo các tham số (tên và kiểu) của hàm, nếu có nhiều hơn một thì các tham số cách nhau bởi dấu phẩy(,). Thân hàm là các lệnh nằm trong cặp { }, đây là các lệnh thực hiện chức năng của hàm. Trong hàm có thể có các định nghĩa biến, hằng hoặc kiểu dữ liệu; các thành phần này trở thành các thành phần cục bộ của hàm. Ví dụ: unsigned long giaithua (int n) { unsigned long ketqua =1; int i; for (i =2; i
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản void nhapmang (int A[], int N) { int i; cout
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 5. Đệ qui 5.1. Khái niệm Một hàm được gọi có tính đệ qui nếu trong thân của hàm đó có lệnh gọi lại chính nó một cách tường minh hay tiềm ẩn. 5.2. Ví dụ Ví dụ 1: Tính tổng S = 1 + 2 + 3 + … + n (n là số nguyên dương, được nhập từ bàn phím). Thuật toán giải bằng phương pháp đệ quy như sau: long TongS (int n) { if(n==0) return 0; return (TongS(n-1) + n); } Ví dụ 2: Tính giá trị của n! (với n được nhập từ bàn phím) Thuật toán giải bằng phương pháp đệ quy như sau: long GiaiThua (int n) { if(n==0) return 1; return (GiaiThua(n-1) * n); } Bài tập luyện: Bài 1: Viết chương trình tính diện tích và chu vi của hình chữ nhật với chiều dài và chiều rộng được nhập từ bàn phím. Bài 2: Viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn với bán kính được nhập từ bàn phím. Bài 3: Nhập số nguyên dương n (n>0). Liệt kê tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn n. Bài 4: Viết chương trình tính tiền lương ngày cho công nhân, cho biết trước giờ vào ca, giờ ra ca của mỗi người. Giả sử rằng: - Tiền trả cho mỗi giờ trước 12 giờ là 6000đ và sau 12 giờ là 7500đ. 45
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản - Giờ vào ca sớm nhất là 6 giờ sáng và giờ ra ca trễ nhất là 18 giờ (Giả sử giờ nhập vào nguyên). Bài 5: Nhập vào 3 số thực a, b, c và kiểm tra xem chúng có thành lập thành 3 cạnh của một tam giác hay không? Nếu có hãy tính diện tích, chiều dài mỗi đường cao của tam giác và in kết quả ra màn hình. Biết rằng: - Công thức tính diện tích s = sqrt(p*(p-a)*(p-b)*(p-c) ) - Công thức tính các đường cao: ha = 2s/a, hb=2s/b, hc=2s/c. (Với p là nữa chu vi của tam giác). Bài 6: Nhập vào 6 số thực a, b, c, d, e, f . Giải hệ phương trình sau : ax + by = c dx + ey = f Bài 7: Viết chương trình nhập 2 số nguyên dương a, b. Tìm USCLN và BSCNN của hai số nguyên đó. Bài 8: Viết chương trình tính tổng nghịch đảo của n giai thừa. Bài 9: Viết chương trình nhập số nguyên dương n gồm k chữ số (0
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản Chương 6. Mảng 1. Khái niệm Mảng thực chất là một biến được cấp phát bộ nhớ liên tục và bao gồm nhiều biến thành phần. Các thành phần của mảng là tập hợp các biến có cùng kiểu dữ liệu và cùng tên. Do đó để truy xuất các biến thành phần, ta dùng cơ chế chỉ mục (chỉ số). 2. Khai báo mảng 2.1. Khai báo mảng Cú pháp: < Kiểu_mảng> < Tên_mảng > [ < Số_phần_tử_tối_đa> ] ; Trong đó: Kiểu_mảng: đây là kiểu của mảng, là tên một kiểu dữ liệu đã tồn tại, có thể là kiểu chuẩn hoặc kiểu dữ liệu do người lập trình định nghĩa . Tên_mảng: là tên của mảng, do người lập trình đặt, theo quy tắc về tên của C/C++. Số_phần_tử: là hằng (hoặc biểu thức hằng) nguyên, dương là số phần tử của mảng. Ví dụ: int a[10]; // Khai báo mảng a, có số phần tử tối đa là 10, kiểu dữ liệu của mảng a là int. float MT[20]; //Khai báo mảng MT, có số phần tử tối đa là 20, kiểu dữ liệu của mảng MT là float. 2.2. Truy xuất đến các phần tử của mảng Cú pháp : tên_mảng [chỉ_số] ví dụ a[1], MT[3]; chỉ_số là số thứ tự của phần tử trong mảng, các phần tử của mảng được đánh chỉ số bắt đầu từ 0. Với mảng có n phần tử thì các phần tử của nó có chỉ số là 0, 1,..,n-1. 47
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 3. Khởi tạo mảng Các phần tử của mảng cũng như các biến đơn, chúng ta có thể khởi tạo giá trị ban đầu cho chúng trên dòng định nghĩa mảng (gọi là khởi đầu) với cú pháp sau: Kiểu_mảng tên_mảng [ số_phần_tử ] = {gt_0, gt_1,..,gt_k}; hoặc Kiểu_mảng tên_mảng [ ] = {gt_0, gt_1,..,gt_k}; Trong đó các thành phần Kiểu_mảng , tên_mảng, số_phần_tử như trong phần khai báo mảng. gt_0, gt_1,.., gt_k là các giá trị khởi đầu (gọi là bộ khởi đầu) cho các phần tử tương ứng của mảng, tức là gán tuần tự các giá trị trong bộ khởi đầu cho các phần tử của mảng từ trái qua phải. Trong dạng thứ nhất, số giá trị trong bôn khởi đầu chỉ có thể số phần tử mảng chương trình dịch sẽ báo lỗi) Trong dạng thứ hai, chúng ta không xác định số phần tử của mảng, trong trường hợp này chương trình biên dịch sẽ tự động xác định kích thước (số phần tử) của mảng theo số giá trị trong bộ khởi đầu. Ví dụ: int a[] ={1,3,4}; thì a là mảng có 3 phần tử, giá trị của a[0] là 1, a[1] là 3, a[2] là 4. Ví dụ 1: Viết chương trình nhập vào một mảng A có n phần tử kiểu nguyên, n
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản const max = 20; int n, i, a[max]; do { coutn; } while (n < 1 || n > max); cout
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản cin>>b[i]; cout
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản printarray (firstarray,3); printarray (secondarray,5); return 0; } Ví dụ 2: Tính tổng C = A + B #include void nhapmang(int a[], int n); void inmang(int a[], int n); void tong(int A[],int B[],int C[],int n); void main(){ const int max = 20; int A[max], B[max],C[max]; int n; do{ coutn; } while(nmax); cout
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản cin>>a[i]; } } void inmang(int a[], int n){ int i; for(i=0; i
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản tên_mảng [csd][csc] Với csd là số nguyên xác định chỉ số dòng và csc là số hiệu cột cũng như trong mảng 1 chiều các chỉ số được tính từ 0. Tức là 0 ≤csd ≤sd-1 và 0≤csc≤sc-1. 5.3. Khởi tạo giá trị mảng hai chiều Các phần tử mảng hai chiều cũng có thể được khởi đầu giá trị theo cú pháp (4 dạng sau): + Kiểu_mảng tên_mảng [sd][sc]={{kđ_dòng_1},{ kđ_dòng_2},..,{ kđ_dòng_k}}; + Kiểu_mảng tên_mảng [ ][sc] = {{kđ_dòng_1},{ kđ_dòng_2},..,{ kđ_dòng_k}}; + Kiểu_mảng tên_mảng [sd][sc] = { gt_1, gt_2,...,gt_n }; + Kiểu_mảng tên_mảng [ ][sc] = { gt_1, gt_2,...,gt_n }; Cú pháp trên có thể giải thích như sau: Dạng 1: có k bộ giá trị sẽ được gán cho k dòng đầu tiên của mảng (k ≤ sd ), với mỗi dòng (được coi như mảng một chiều) được khởi tạo giá trị như mảng một chiều: dòng thứ nhất được khởi đầu bởi {kđ_dòng_1}, dòng thứ hai được khởi đầu bởi {kđ_dòng_1},.., dòng thứ k được khởi đầu bởi {kđ_dòng_k}. Yêu cầu k ≤ sd, ngược lại chương trình sẽ báo lỗi. Các dòng cuối của mảng nếu không có bộ khởi đầu tương ứng thì sẽ được tự động gán giá trị 0 (hoặc NULL nếu là con trỏ). Dạng 2: (không xác định số dòng) chương trình dịch sẽ tự động ấn định số dòng của mảng bằng số bộ khởi đầu ( = k), sau đó thực hiện khởi đầu như dạng 1. Dạng 3: n giá trị trong bộ khởi đầu được gán cho các phần tử mảng theo cách: sc giá trị đầu tiên trong các giá trị khởi đầu (gt_1,..,gt_sc) được gán tuần tự cho các phần tử của dòng thứ nhất trong mảng, sc phần tử kế tiếp sẽ gán cho các phần tử ở dòng thứ 2,... nếu phần tử nào của mảng không có giá trị khởi đầu sẽ được gán 0 (con trỏ là NULL) - với điều kiện n ≤ sd*sc, ngược lại là lỗi. Dạng 4: số dòng của mảng sẽ được chương trình tự tính theo số giá trị trong bộ khởi đầu theo công thức sd = (n/sc) +1, và khởi đầu như dạng 3. Ví dụ 1: int a[3][2] = {{1,2},{3},{4,5}}; thì các phần tử của a như sau: a[0][0]=1, a[0][1]=2, a[1][0]=3, a[1][1]= 0, a[2][0]=4,a[2][1]=5; Ví dụ 2: int b[ ][2] = {{1,2},{3},{4,5}}; thì là mảng 3 dòng, 2 cột các phần tử của b như sau: b[0][0]=1, b[0][1]=2, b[1][0]=3,b[1][1]= 0, b[2][0]=4,b[2][1]=5; Ví dụ 3: int c[ ][2] = {1,2,3,4,5}; 53
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản thì số dòng của c là mảng 5/2 +1 =3 dòng, các phần tử của a như sau: c[0][0]=1, c[0][1]=2, c[1][0]=3,c[1][1]= 4, b[2][0]=5,b[2][1]=0; 5.4. Ví dụ Viết chương trình nhập vào mảng A(n, m) với 1
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản for (j = 0; j
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản Chương 7. Con trỏ 1. Khái niệm Con trỏ là một biến dùng để chứa địa chỉ. Vì có nhiều loại địa chỉ nên cũng có nhiều kiểu con trỏ tương ứng. Kiểu con trỏ int dùng để chứa địa chỉ biến kiểu int. Tương tự ta có con trỏ kiểu float, kiểu double,… Cũng như với 1 biến bất kỳ nào khác, con trỏ cần được khai báo trước khi sử dụng. 2. Toán tử lấy địa chỉ (&) Địa chỉ: Khi khai báo biến, máy sẽ cấp phát cho biến một khoảng nhớ. Địa chỉ của biến là số thứ tự của byte đầu tiên trong một dãy các byte liên tiếp mà máy dành cho biến (các byte được đánh số từ 0). Máy phân biệt các loại địa chỉ như các biến. Ví dụ như: địa chỉ kiểu int, kiểu float,… Vào thời điểm mà chúng ta khai báo một biến thì nó phải được lưu trữ trong một vị trí cụ thể trong bộ nhớ. Chúng ta không quyết định nơi nào biến đó được đặt, điều đó làm tự động bởi trình biên dịch và hệ điều hành. Nhưng khi hệ điều hành đã gán một địa chỉ cho biến thì chúng ta cần biết biến đó được lưu trữ ở đâu. Điều này được thực hiện bằng cách đặt trước tên biến một dấu và (&). Ví dụ: x = &y; Giải thích: Gán cho biến x địa chỉ của biến y vì khi đặt trước tên biến y dấu & ta không nói đến nội dung của biến nữa mà chỉ nói đến địa chỉ của nó trong bộ nhớ. Giả sử biến y được đặt trọng ô nhớ có địa chỉ là 1202 và có các câu lệnh như sau: y = 30; z = y; x = &y; Kết quả: z = 30; x = 1202; Chú ý: Có thể định nghĩa con trỏ như sau: Những biến lưu trữ địa chỉ của biến khác được gọi là con trỏ. Ở ví dụ trên, biến x là con trỏ. 56
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản 3. Toán tử tham chiếu (*) Bằng cách sử dụng con trỏ chúng ta có thể truy xuất trực tiếp đến giá trị được lưu trữ trong biến được trỏ bởi nó bằng cách đặt trước tên biến con trỏ một dấu (*). Ví dụ: Giả sử biến y được đặt trong ô nhớ có địa chỉ là 1202 và có các câu lệnh như sau: y = 30; z = y; x = &y; t = *y; Kết quả: biến t sẽ mang giá trị là 30. 4. Khai báo biến kiểu con trỏ. Vì con trỏ có khả năng tham chiếu trực tiếp đến giá trị mà chúng trỏ tới nên cần thiết phải chỉ rõ kiểu dữ liệu nào mà một biến con trỏ trỏ tới khi khai báo. Cấu trúc khai báo: Kiểu_dữ_liệu *Tên_con_trỏ; Chú ý: kiểu dữ liệu ở đây là kiểu dữ liệu được trở tới, không phải là kiểu của bản thân con trỏ. Ví dụ: int *x; //Khai báo con trỏ x kiểu int float *t; //Khai báo con trỏ t kiểu float Chú ý: dấu (*) khi khai báo biến kiểu con trỏ chỉ có nghĩa rằng đó là một con trỏ, không liên quan đến toán tử tham chiếu. Ví dụ đơn giản về sử dụng con trỏ: khai báo, sử dụng toán tử tham chiếu, toán tử lấy địa chỉ: #include main() { int x1 = 5, x2 = 15; int *y; y = &x1; *y = 10; y = &x2; *y = 20; 57
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản cout
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản char *pc; Khi đó: Nếu pf trỏ đến byte thứ 10001, thì *pf biểu thị vùng nhớ 4 byte liên tiếp từ byte 10001 đến 10004. Nếu pi trỏ đến byte thứ 10001, thì *pi biểu thị vùng nhớ 2 byte là 10001 và 10002. Nếu pc trỏ đến byte thứ 10001, thì *pc biểu thị vùng nhớ 1 byte là byte 10001. 5.4. Phép so sánh Cho phép so sánh các con trỏ cùng kiểu, ví dụ nếu p1 và p2 là 2 con trỏ float thì: p1
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản Ở đây p và numbers là tương đương và chúng có cũng thuộc tính, sự khác biệt duy nhất là chúng ta có thể gán một giá trị khác cho con trỏ p trong khi numbers luôn trỏ đến phần tử đầu tiên trong số 20 phần tử kiểu int mà nó được định nghĩa với. Vì vậy, không giống như p - đó là một biến con trỏ bình thường, numbers là một con trỏ hằng. Lệnh gán sau đây là không hợp lệ: numbers = p; bởi vì numbers là một mảng (con trỏ hằng) và không có giá trị nào có thể được gán cho các hằng. Vì con trỏ cũng có mọi tính chất của một biến nên tất cả các biểu thức có con trỏ trong ví dụ dưới đây là hoàn toàn hợp lệ: #include int main () { int a[5]; int * p; p = a; *p = 10; p++; *p = 20; p = &a[2]; *p = 30; p = a + 3; *p = 40; p = a; *(p+4) = 50; for (int n=0; n
- Đề cương môn: Lập trình Cơ bản int number; int *tommy; tommy = &number; Trong một phép gán con trỏ chúng ta phải luôn luôn gán địa chỉ mà nó trỏ tới chứ không phải là giá trị mà nó trỏ tới. Cần phải nhớ rằng khi khai báo một biến con trỏ, dấu sao (*) được dùng để chỉ ra nó là một con trỏ, và hoàn toàn khác với toán tử tham chiếu. Đó là hai toán tử khác nhau mặc dù chúng được viết với cùng một dấu. Vì vậy, các câu lệnh sau là không hợp lệ: int number; int *tommy; *tommy = &number; Như đối với mảng, trình biên dịch cho phép chúng ta khởi tạo giá trị mà con trỏ trỏ tới bằng giá trị hằng vào thời điểm khai báo biến con trỏ: char * terry = "hello"; trong trường hợp này một khối nhớ tĩnh được dành để chứa "hello" và một con trỏ trỏ tới kí tự đầu tiên của khối nhớ này (đó là kí tự h') được gán cho terry. Nếu "hello" được lưu tại địa chỉ 1702, lệnh khai báo trên có thể được hình dung như thế này: Cần phải nhắc lại rằng terry mang giá trị 1702 chứ không phải là 'h' hay "hello". Biến con trỏ terry trỏ tới một xâu kí tự và nó có thể được sử dụng như là đối với một mảng (hãy nhớ rằng một mảng chỉ đơn thuần là một con trỏ hằng). Ví dụ, nếu chúng ta muốn thay kí tự 'o' bằng một dấu chấm than, chúng ta có thể thực hiện việc đó bằng hai cách: terry[4] = ‘!’; *(terry+4) = '!'; Hãy nhớ rằng viết terry[4] là hoàn toàn giống với viết *(terry+4) mặc dù biểu thức thông dụng nhất là cái đầu tiên. Với một trong hai lệnh trên xâu do terry trỏ đến sẽ có giá trị như sau: 61
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo trình Lập trình viên mã nguồn mở PHP (Module 2) - Trung tâm tin học ĐH KHTN
101 p | 217 | 73
-
Giáo trình Lập trình hướng đối tượng với Java: Phần 2
139 p | 130 | 38
-
Giáo trình Lập trình C căn bản: Phần 2
71 p | 123 | 26
-
GIÁO TRÌNH LẬP TRÌNH - CHƯƠNG 3 - PHÂN RÃ BÀI TOÁN - TÌM KIẾM LỜI GIẢI TRÊN ĐỒ THỊ VÀ/ HOẶC
18 p | 154 | 19
-
Giáo trình Lập trình hướng đối tượng: Phần 2
154 p | 86 | 11
-
Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
52 p | 43 | 11
-
Giáo trình Lập trình căn bản Visual Basic: Phần 1
25 p | 97 | 9
-
Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 2 - Ths. Nguyễn Văn Linh
42 p | 74 | 8
-
Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 2 - Trần Thị Hoa
68 p | 28 | 6
-
Giáo trình Lập trình CAD/CAM (Nghề: Vẽ và thiết kế trên máy tính - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội
120 p | 35 | 6
-
Giáo trình Lập trình căn bản Visual Basic: Phần 2
40 p | 74 | 6
-
Giáo trình Lập trình C căn bản (Nghề Tin học ứng dụng - Trình độ Trung cấp) - CĐ GTVT Trung ương I
73 p | 33 | 5
-
Giáo trình Lập trình căn bản: Phần 1
41 p | 31 | 5
-
Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính): Phần 2 - CĐ nghề Vĩnh Long
34 p | 32 | 3
-
Giáo trình Lập trình căn bản (Nghề: Lập trình máy tính - Trình độ CĐ/TC): Phần 2 - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 p | 47 | 3
-
Giáo trình Lập trình căn bản (Ngành: Quản trị mạng máy tính - Trình độ Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Hòa Bình Xuân Lộc
99 p | 5 | 2
-
Giáo trình Lập trình căn bản (Ngành: Lập trình máy tính - Trình độ: Trung cấp) - Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bình Thuận
122 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn