intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lập trình web căn bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2021)

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:77

30
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lập trình web căn bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng)" được biên soạn nhằm giúp sinh viên cài đặt và sử dụng được phần mềm Wampp/Xampp; Có khả năng sử dụng ngôn ngữ CSS để tạo bố cục và định dạng trang web; Tạo và dụng được các hàm cơ bản, thông dụng để sử dụng trong lập trình PHP;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung giáo trình!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lập trình web căn bản (Nghề: Tin học ứng dụng - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (2021)

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG CAO ĐẲNG BÁCH KHOA NAM SÀI GÒN GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN: LẬP TRÌNH WEB CĂN BẢN NGÀNH/NGHỀ: TIN HỌC ỨNG DỤNG TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG Ban hành kèm theo Quyết định số: 409/QĐ_NSG ngày 02 tháng 11 năm2021 của Hiệu trưởng Trường Cao Đẳng Bách Khoa Nam Sài Gòn Tp.Hồ Chí Minh, năm 2021
  2. Giáo trình Lập trình web căn bản TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. Trang 2/77
  3. Giáo trình Lập trình web căn bản LỜI GIỚI THIỆU Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo ngành tin học ứng dụng hệ cao đẳng. Lập trình web căn bản là môn học bắt buộc trong chương trình ngành Tin học ứng dụng trình độ cao đẳng. Nội dung giáo trình gồm 4 bài: - Bài 1: Tổng quan - Bài 2: Ngôn ngữ PHP - Bài 3: Biểu mẫu và PHP - Bài 4: MySQL Trong quá trình biên soạn chúng tôi đã kết hợp kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm của nhóm tác giả với mong muốn có thể giúp cho học sinh – sinh viên dễ dàng nắm bắt được nội dung của môn học. Mặc dù, rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy, nhóm tác giả chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để giáo trình ngày một hoàn thiện hơn. Tp. HCM, ngày 02 tháng 11 năm 2021 Tham gia biên soạn 1. Chủ biên: ThS Lê Thị Thùy Trang 2. ………… 3. …………. Trang 3/77
  4. Giáo trình Lập trình web căn bản MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU ........................................................................................................3 BÀI 1. TỔNG QUAN. ................................................................................................7 1. Mục tiêu: .................................................................................................................7 2. Nội dung bài: ...........................................................................................................7 2.1. Các khái niệm cơ bản ...........................................................................................7 2.1.1. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................7 2.1.2. Các dịch vụ của www .......................................................................................8 2.1.3. Giao thức http ....................................................................................................9 2.2. Cài đặt và thực thi ................................................................................................9 2.2.1. Cài đặt phần mềm..............................................................................................9 2.2.2. Cấu hình và sử dụng phần mềm ......................................................................10 Bài 2: Ngôn ngữ PHP. ...............................................................................................11 1. Mục tiêu: ...............................................................................................................11 2. Nội dung bài: .........................................................................................................11 2.1. PHP cơ bản .........................................................................................................11 2.1.1. Đặc điểm .........................................................................................................11 2.1.2. Chương trình “Hello World”...........................................................................12 2.1.3. Khai báo biến, toán tử, phép toán ...................................................................13 2.2. Lựa chọn và vòng lặp .........................................................................................18 2.2.1. Cấu trúc lựa chọn ............................................................................................18 2.2.2. Cấu trúc lặp .....................................................................................................22 2.3. Chuỗi trong PHP ................................................................................................25 2.3.1. Các hàm xử lý chuỗi thường dùng ..................................................................25 2.4. Mảng...................................................................................................................26 2.4.1. Cú pháp khai báo .............................................................................................26 2.5. Hàm ....................................................................................................................31 2.5.1. Khai báo ..........................................................................................................31 2.5.2. Sử dụng hàm....................................................................................................33 Trang 4/77
  5. Giáo trình Lập trình web căn bản Bài tập .......................................................................................................................38 Bài 3: Biểu mẫu và PHP............................................................................................40 1. Mục tiêu: ...............................................................................................................40 2. Nội dung bài: .........................................................................................................40 2.1 Phương thức lấy và lưu dữ liệu từ biểu mẫu .......................................................40 2.1.1. Phương thức POST/GET.................................................................................40 2.1.2. Bài tập áp dụng................................................................................................42 2.2. Cookies – Session ..............................................................................................42 2.2.1. Cookies ............................................................................................................42 2.2.2. Session.............................................................................................................45 2.3. Tập tin và thư mục .............................................................................................47 2.3.1. Tập tin .............................................................................................................47 2.3.2. Thư mục ..........................................................................................................50 Bài tập: ......................................................................................................................51 Bài 4: MySQL. ..........................................................................................................54 1. Mục tiêu: ...............................................................................................................54 2. Nội dung bài: .........................................................................................................54 2.1. Giới thiệu............................................................................................................54 2.1.1. Giới thiệu MySQL ..........................................................................................54 2.1.2. Đặc điểm .........................................................................................................54 2.1.3. Các kiểu dữ liệu trong MySQL .......................................................................55 2.2. Thiết kế CSDL với MySQL ...............................................................................58 2.2.1. Tạo CSDL .......................................................................................................58 2.2.2. Sao lưu, phục hồi CSDL .................................................................................66 2.3. Thao tác, xử lý dữ liệu với MySQL ...................................................................67 2.3.1. Truy vấn lọc dữ liệu ........................................................................................67 2.3.2. Truy vấn thêm, sửa, xóa, cập nhật dữ liệu ......................................................72 Bài tập .......................................................................................................................74 TÀI LIỆU THAM KHẢO:........................................................................................77 Trang 5/77
  6. Giáo trình Lập trình web căn bản GIÁO TRÌNH MÔN HỌC/MÔ ĐUN Tên môn học/mô đun: LẬP TRÌNH WEB CƠ BẢN Mã môn học/mô đun: MH21 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học/mô đun: - Vị trí: Môn học này thuộc khối kiến thức chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo ngành tin học ứng dụng hệ cao đẳng. - Tính chất: Lập trình web căn bản là môn học bắt buộc trong chương trình ngành Tin học ứng dụng trình độ cao đẳng. Mục tiêu của môn học/mô đun: Về kiến thức - Phát biểu được các khái niệm về cơ bản về Internet và dịch vụ WWW; - Hiểu được cách thức hoạt động của dịch vụ WWW và giao thức HTTP; - Trình bày đúng cú pháp cũng như công dụng của các câu lệnh, cấu trúc điều khiển, vòng lặp, mảng trong PHP; - Phát biểu được công dụng của các phương thức lấy dữ liệu Trình bày được các bước tạo CSDL trong MySQL; - Trình bày được cú pháp câu lệnh MySQL. Về kỹ năng: - Cài đặt và sử dụng được phần mềm Wampp/Xampp; - Có khả năng sử dụng ngôn ngữ CSS để tạo bố cục và định dạng trang web; - Tạo và dụng được các hàm cơ bản, thông dụng để sử dụng trong lập trình PHP; - Sử dụng được các phương thức để lấy dữ liệu trên biểu mẫu; - Thiết kế biểu mẫu kết hợp với các đối tượng Session và Cookies để xử lý dữ liệu; Trang 6/77
  7. Giáo trình Lập trình web căn bản - Tạo và dụng được các hàm cơ bản, thông dụng để sử dụng trong lập trình PHP; - Sử dụng được câu lệnh SQL để xử lý dữ liệu theo yêu cầu; - Thiết kế được cơ sở dữ liệu MySQL sử dụng cho lập trình web. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: - Rèn luyện lòng yêu nghề, tư thế tác phong công nghiệp, tính kiên trì, sáng tạo trong công việc. Nội dung của môn học/mô đun: BÀI 1. TỔNG QUAN. 1. Mục tiêu: - Phát biểu được các khái niệm về cơ bản về Internet và dịch vụ WWW; - Hiểu được cách thức hoạt động của dịch vụ WWW và giao thức HTTP; - Cài đặt và sử dụng được phần mềm Wampp/Xampp. 2. Nội dung bài: 2.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.1. Các khái niệm cơ bản - Máy chủ web (web server): máy chủ chuyên chia sẻ trang web - Trình duyệt web (web browser): ứng dụng phía người dùng để kết nối với máy chủ web, lấy thông tin từ máy chủ và hiển thị thông tin trên cửa sổ trình duyệt - Mạng (network): hệ thống trao đổi thông tin cho phép máy khách và máy chủ có thể giao tiếp với nhau - Trang chủ (HomePage) của một website là trang web được mở ra đầu tiên khi truy cập website đó. Do đó, địa chỉ truy cập của một website chính là địa chỉ trang chủ Trang 7/77
  8. Giáo trình Lập trình web căn bản - Trang web tĩnh (static web page): trang web chỉ thay đổi nội dung khi có sự tác động của người tạo ra nó - Trang web động (dynamic web page) là trang web được tạo bởi chương trình hoặc mã kịch bản (script) chạy trên máy chủ. Nội dung của trang web động có thể thay đổi mỗi lần được yêu cầu. - PHP là “Hypertext Preprocessor”, được sử dụng rộng rãi trong lập trình web và là ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở. - File PHP có thể chứa text, HTML, CSS, JavaScript, và code PHP. Code PHP được thực thi phía máy chủ (server) và kết quả được trả về phía trình duyệt (browser), file PHP có phần đuôi là “.php” - PHP chạy trên đa nền tảng như Windows, Linux, Mac OS X. PHP tương thích với hầu hết các máy chủ web được sử dụng hiện nay như Apache, IIS, …PHP hỗ trợ nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu như MySQL, SQL Server, Postgree,…PHP là miễn phí. PHP dễ dàng để tìm hiểu và chạy hiệu quả phía máy chủ. 2.1.2. Các dịch vụ của www Tổ chức và khai thác thông tin trên web (WWW - World Wide Web): người dùng có thể dễ dàng truy cập để xem nội dung các trang web khi máy tính được kết nối với Internet. Tìm kiếm thông tin trên Internet: dùng Google hoặc danh mục thông tin. Người dùng nhanh chóng tìm được đúng thông tin cần thiết. Thư điện tử (E-mail): đây là dịch vụ trao đổi thông tin trên Internet thông qua các hộp thư điện tử, được sử dụng rộng rãi rất phổ biến, tiện lợi, nhanh chóng, với chi phí thấp. Hội thảo trực tuyến: Tổ chức các cuộc họp, hội thảo trực tuyến từ xa với sự tham gia của nhiều người ở nhiều nơi khác nhau. Hình ảnh, âm thanh của hội thảo và của các bên tham gia được truyền hình trực tiếp qua mạng và hiển thị trên màn hình hoặc phát trên loa máy tính. Trang 8/77
  9. Giáo trình Lập trình web căn bản Đào tạo qua mạng: người học có thể truy cập Internet để nghe các bài giảng, trao đổi hoặc nhận các chỉ dẫn trực tiếp từ giáo viên , nhận các bài tập hoặc các tài liệu học tập khác và nộp kết quả qua mạng mà không cần tới lớp. Đào tạo qua mạng cho phép mọi người "học mọi lúc, mọi nơi". 2.1.3. Giao thức http HTTP là chữ viết tắt của HyperText Transfer Protocol, là một giao thức ứng dụng được sử dụng thường xuyên nhất trong bộ các giao thức TCP/IP (gồm một nhóm các giao thức nền tảng cho internet). Http hoạt động dựa trên mô hình Client (máy khách) – Server (máy chủ). 2.2. Cài đặt và thực thi 2.2.1. Cài đặt phần mềm - Tải WampServer - Cài đặt WampServer - Kiểm tra WampServer Khi đã hoàn tất quá trình cài đặt, hãy kiểm tra xem cài đặt có hoạt động tốt không bằng cách truy cập http://localhost/ trong trình duyệt Trang 9/77
  10. Giáo trình Lập trình web căn bản 2.2.2. Cấu hình và sử dụng phần mềm Cấu hình PHP: Nhấp vào biểu tượng WampServer, chuyển đến menu php và nhấp vào tùy chọn php.ini. Điều này sẽ mở file php.ini trong trình soạn thảo plain text. Điều chỉnh các cài đặt sau: - Ghi nhật ký lỗi PHP - loại bỏ ; ở đầu dòng để kích hoạt: - error_log = "c:/wamp/logs/php_error.log" (~ dòng 639) - Tăng dung lượng tối đa của dữ liệu POST mà PHP sẽ chấp nhận - thay đổi giá trị: - post_max_size = 50M (~ dòng 734) - Tăng dung lượng tối đa được phép cho các file được upload lên - thay đổi giá trị: - upload_max_filesize = 50M (~ dòng 886) - Nhấp Save. Cấu hình Apache: Để sử dụng permalink tùy chỉnh trong WordPress, bạn sẽ cần phải bật rewrite_module của Apache. Nhấp vào biểu tượng WampServer, chuyển đến menu Apache  Apache modules, sau đó tìm và nhấp vào Rewrite_module để đảm bảo nó được bật. WampServer sẽ thay đổi file httpd.conf và tự động khởi động lại Apache. Trang 10/77
  11. Giáo trình Lập trình web căn bản Bài 2: Ngôn ngữ PHP. 1. Mục tiêu: - Trình bày đúng cú pháp cũng như công dụng của các câu lệnh, cấu trúc điều khiển, vòng lặp, mảng trong PHP; - Tạo và dụng được các hàm cơ bản, thông dụng để sử dụng trong lập trình PHP. 2. Nội dung bài: 2.1. PHP cơ bản 2.1.1. Đặc điểm Ngôn ngữ lập trình PHP sở hữu tốc độ xử lý mọi hoạt động trong công việc khá nhanh chóng, mang đến hiệu quả tối ưu cao. Điều này giúp cho việc truy cập website trở nên ổn định hơn, ngay cả trong trường hợp có hàng triệu dùng truy cập cùng một lúc. Ngoài ra, PHP còn có khả năng kết nối hàng triệu hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác nhau theo cách hoàn hảo nhất. Đây cũng chính là yếu tố khiến cho nó luôn được ưu tiên sử dụng khi thiết kế web hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác. Hơn nữa, ngôn ngữ lập trình này còn cung cấp cho người dùng một hệ thống dữ liệu vô cùng đa dạng. Lý do PHP sở hữu được kho tài liệu phong phú như vậy là bởi vì ngay từ khi ra đời, PHP đã được định hướng sử dụng để xây dựng và phát triển nâng cao ứng dụng web. Bên cạnh đó, PHP còn cung cấp các hàm phục vụ cho nhu cầu gửi và nhận mail, cùng những chức năng cần thiết để làm việc với cookie... PHP cũng được cộng đồng đánh giá là ngôn ngữ đơn giản, dễ sử dụng... ngay cả với những người mới bắt đầu bước chân vào con đường lập trình. Các chương trình viết bằng PHP đều có khả năng chạy được trên mọi nền tảng hệ điều hành mà không cần trải qua giai đoạn sửa đổi mã. Trang 11/77
  12. Giáo trình Lập trình web căn bản Khi sử dụng PHP, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nếu chẳng may gặp khó khăn trong quá trình làm việc, bởi ngôn ngữ lập trình này sở hữu một cộng đồng hỗ trợ vô cùng mạnh mẽ, luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi thành viên. Đặc biệt là PHP được xây dựng và phát triển liên tục từ những chuyên gia lập trình hàng đầu trên toàn thế giới. Chính vì vậy mà ngôn ngữ này ngày càng từng bước trở nên thân thiện và hữu ích hơn với người dùng. Nhược điểm: - Hệ thống bảo mật vẫn chưa thật sự an toàn do sử dụng mã nguồn mở. - Không phù hợp để phát triển các ứng dụng web có nội dung lớn. - Do PHP hoạt động theo kiểu Weak Type, nên có nhiều lúc sẽ không cung cấp thông tin chính xác cho người dùng. - Để sử dụng được framework PHP, bạn cần phải học thêm Built In Functions nhằm hạn chế việc viết lại chức năng 2 lần. - Sử dụng nhiều tính năng framework trong PHP sẽ khiến chất lượng web bị kém đi. 2.1.2. Chương trình “Hello World” Chương trình in ra màn hình chữ “Hello World!” Để xuất một chuỗi ra màn hình bạn dùng cú pháp lệnh sau: Ví dụ: Xuất ra dòng chữ “Chào Mừng Các Bạn Đến Với Lập Trình PHP” - Bước 1: Bạn mở ứng dụng - Bước 2: Bạn tạo file hello.php nằm trong thư mục www của Server. - Bước 3: Theo quy tắc ở trên ta sẽ làm như sau:
  13. Giáo trình Lập trình web căn bản - Bước 4: Mở trình duyệt gõ vào đường dẫn localhost/hello.php Ghi chú trong PHP: PHP hỗ trợ cho chúng ta hai cách để ghi chú: - Ghi chú cho 1 dòng: // noi dung can ghi chu - Ghi chú cho nhiều dòng: /*noi dung can ghi chu*/ 2.1.3. Khai báo biến, toán tử, phép toán Khai báo biến số trong php: Biến là một định danh, nó dùng để lưu trữ các giá trị và nó có thể dùng phép gán để thay đổi giá trị. Cú pháp của biến bắt đầu bằng dấu đô la $ và tiếp theo là các chữ, số, dấu gạch dưới. Ký tự đầu tiên của tên biến phải là chữ hoặc là dấu gạch dưới, không được là số. PHP là một ngôn ngữ có phân biệt chữ hoa chữ thường. Ví dụ: $sinhvien khác $SinhVien Gán giá trị cho biến: Trang 13/77
  14. Giáo trình Lập trình web căn bản Để gán giá trị cho biến ta dùng toán tử phép gán =. Hiển thị giá trị của biên ra màn hình: Thay vì xuất trực tiếp chuỗi thì ta xuất giá trị của biến ra màn hình. Khai báo hằng: Hằng cũng là một biến nhưng bạn không thể thay đổi giá trị của nó. Tuy nhiên cách khai báo biến và hằng số thì lại khác nhau. Cú Pháp: define(‘ten_hang’, ‘gia_tri’); Trong đó: - define: hàm tạo biến hằng - ten_hang: là tên biến hằng - gia_tri: giá trị của hằng Biểu thức: Biểu thức là một tổ hợp các toán hạng và toán tử. Toán tử thực hiện các thao tác như cộng, trừ, nhân, chia, so sánh, … Toán hạng là những biến hay là những giá Trang 14/77
  15. Giáo trình Lập trình web căn bản trị mà các phép toán được thực hiện trên nó. Ví dụ $a + $b thì $a và $b được gọi là toán hạng, dấu + được gọi là toán tử, cả 2 kết hợp lại thành một biểu thức ($a + $b). Mỗi biểu thức chỉ có một giá trị nhất định. Ví dụ ta có biểu thức ($a + $b) thì biểu thức này có giá trị là tổng của $a và $b. Toán tử gán (Assignment Operator): Đây là toán tử thông dụng nhất trong mọi ngôn ngữ, ta dùng dấu = để gán giá trị cho một biến bất kỳ nào đó. $a = 12; Nhiều biến có thể được gán cùng một giá trị qua một câu lệnh đơn gọi là gán liên tiếp. $a = $b = $c = $d = 12; Biểu thức số học: Các phép toán thường được thực hiện theo một thứ tự cụ thể gọi là độ ưu tiên để đưa ra giá trị cuối cùng (sẽ đề cập đến sau). Các biểu thức số học trong các ngôn ngữ được thể hiện bằng cách sử dụng các toán tử số học cùng với các toán hạng dạng số hoặc ký tự (biến). Những biểu thức này gọi là biểu thức số học. Toán tử quan hệ: Trang 15/77
  16. Giáo trình Lập trình web căn bản Toán tử quan hệ cũng là một định nghĩa trong bài toán tử và biểu thức trong php, được dùng để kiểm tra mối quan hệ giữa hai biến hay giữa một biến và một hằng số. Ví dụ kiểm tra 2 biến $a và $b xem biến nào lớn hơn ta làm như sau: ($a > $b) và kết quả của biểu thức này sẽ trả về kiểu boolean TRUE hoặc FALSE. Lưu Ý: Tất cả các toán tử quan hệ nào có 2 ký tự trở lên đều phải ghi liền không được có khoảng trắng. Ví dụ ! = là sai vì có khoảng trắng giữa 2 ký tự. Toán Tử Quan Hệ === dùng để so sánh giá trị giữa các biến và hằng đúng theo giá trị và kiểu dữ liệu của nó, nếu ta sử dụng 2 dấu bằng == để so sánh ($a == $b) thì lúc này $a và $b chỉ so sánh giá trị và trả về true nếu $a bằng $b. Giả sử $a = ’123′ là kiểu string, $b = 123 là kiểu int thì phép ($a == $b) cho kết quả là true, còn phép ($a === $b) sẽ cho kết quả là false vì 2 biến tuy giá trị bằng nhau nhưng không cùng kiểu dữ liệu. Toán tử luận lý: Toán tử luận lý là ký hiệu dùng để kết hợp hay phủ định biểu thức có chứa các toán tử quan hệ, những biểu thức dùng toán tử luận lý trả về giá trị TRUE hoặc FALSE. Trang 16/77
  17. Giáo trình Lập trình web căn bản Lưu ý: Tất cả các toán tử luận lý nào có 2 ký tự trở lên đều phải ghi liền không được có khoảng trắng. Ví dụ | | là sai vì có khoảng trắng giữa 2 ký tự. Kết quả của đoạn mã trên biến $check sẽ có giá trị là TRUE vì: - ($a > $b) (100 < 200) => TRUE - ($tong > 200) (300 > 200) => TRUE - $check = (1) && (2) TRUE && TRUE => TRUE Độ ưu tiên toán tử luận lý: NOT  AND  OR Độ ưu tiên các toán tử: Độ ưu tiên các toán tử thiết lập thứ tự ưu tiên tính toán của một biểu thức. Tóm lại độ ưu tiên trong PHP đề cập đến thứ tự các phép tính mà PHP sẽ biên dịch trước. Các toán tử và biểu thức trong php có sự liên hệ lẫn nhau, toán tử kết hợp toán hạng tạo thành biểu thức. Trang 17/77
  18. Giáo trình Lập trình web căn bản Những toán tử nằm cùng một hàng có cùng độ ưu tiên và cấp độ ưu tiên đi từ trên xuống dưới. Việc tính toán biểu thức số học sẽ được tính toán từ trái qua phải và ưu tiên trong ngoặc trước kết hợp với độ ưu tiên trong bảng (như trong tính toán thường thì nhân chia trước, cộng trừ sau ưu tiên trong ngoặc). 2.2. Lựa chọn và vòng lặp 2.2.1. Cấu trúc lựa chọn Câu lệnh điều kiện if Câu lệnh if cho phép ta đưa ra các quyết định dựa trên việc kiểm tra điều kiện nào đó đúng (true) hay sai (false). Cú pháp như sau: Ví dụ: Chương trình kiểm tra một số chẵn hay lẻ Vận dụng: Chương trình kiểm tra có phải năm nhuận hay không? (Năm nhuận là năm chia hết cho 4 hoặc 400 nhưng không chia hết cho 100) Câu lệnh If else trong php Lệnh if dùng để kiểm tra một điều kiện có đúng hay không? Giả sử trường hợp ngược lại điều kiện không đúng thì sẽ thực hiện điều gì ? để giải đáp câu hỏi này ta sẽ nghiên cứu đến lệnh if else trong php Trang 18/77
  19. Giáo trình Lập trình web căn bản Ý nghĩa:  Nếu $bieuthuc đúng thì Những Câu Lệnh 1 sẽ được thực hiện và Những Câu Lệnh 2 sẽ không được thực hiện.  Ngược lại thì nó sẽ không cần kiểm tra nữa và thực hiện Những Câu Lệnh 2. Ví dụ: kiểm tra năm nay là năm chẵn hay năm lẽ, xuất ra màn hình kết quả chẵn hay lẽ. Câu lệnh if else lồng nhau: Đây là phần khó nhất trong tất cả các vấn đề của câu lệnh if else trong php, ở bên trên ta chỉ chạy câu lệnh if else một tầng, ở phần này ta sẽ nghiên cứu đến if else nhiều tầng lồng nhau, có nghĩa là câu if con nằm trong câu if cha. Trang 19/77
  20. Giáo trình Lập trình web căn bản Ví dụ: Kiểm tra sô nhập vào có phải là số chẵn hay không? Nếu là số chẵn thì kiểm tra tiếp số đó có lớn hơn100 hay không, nếu lớn hơn 100 thì xuất ra màn hình “Số chẵn và lớn hơn 100″, ngược lại xuất ra màn hình “Số chẵn và nhỏ hơn 100″. Câu lệnh switch trong PHP: Câu lệnh switch trong php cho phép ta đưa ra quyết định có nhiều cách lựa chọn để giá trị của biểu thức truyền vào. Nếu giá trị biểu thức truyền vào trùng với các giá trị biểu thức điều kiện thì các câu lệnh bên trong biểu thức điều kiện sẽ được thực hiện. Cú pháp: Trong đó lệnh switch, case và default là các từ khóa trong PHP. Các chuỗi câu lệnh có thể là lệnh đơn (1 lệnh) hoặc lệnh ghép (kết hợp nhiều lệnh) và không cần đặt trong cặp dấu ngoặc nhọn {}. Ở mỗi dòng lệnh lựa chọn (case) nó sẽ so sánh xem biến truyền vào $variable có bằng với biến điều kiện $value_1, $value_2 hay không, Trang 20/77
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
32=>2