CHƯƠNG VIII<br />
<br />
LUẬT HÀNG KHÔNG QUỐC TÊ<br />
I. KHÁI NIỆM<br />
1. Định nghĩa<br />
L uật hàng không quốc t ế là m ột ngành luật của hệ thống L uật quốc<br />
tế, bao gồm tổng th ể các nguyên tắc, các quy phạm pháp luật điều chỉnh<br />
các quan hệ p h á t sinh giữa các chủ thê của L u ậ t quốc tế trong lĩnh vực sử<br />
d ụ n g khoảng không gian.<br />
Là ngành luật độc lập trong hệ thống L uật quốc tế, L uật hàng không<br />
quốc tế có những đặc trư n g cơ bản sau đây:<br />
- L uật hàng không quốc tế là một ngành luật mới hình th àn h , vì vậy<br />
nó được xây dựng và p h át triể n chú yếu dựa trên các điều ước quốc tê về<br />
hdp tác hàng không.<br />
- Quá trìn h p h á t triể n của L uật hàng không quốc tế không ổn rtịnh,<br />
luôn có sự thay đổi cần th iế t vì các quy phạm kỹ th u ậ t hàng không thường<br />
thay đổi dưới tác động của quá trìn h p h á t triể n kỹ th u ậ t hàng không.<br />
- L uật hàng không quốc tế có xu hưống p hát triển dân chủ và tiến bộ,<br />
là cơ sở vững chắc cho sự h ìn h th à n h và p h át triển L uật hàng không quốc<br />
gia của các nước. Trong thực tê pháp điển hóa, các nước có xu hưống soạn<br />
thảo bộ lu ật hàng không quốc gia của m ình trê n cơ sở các nguyên tắc, các<br />
quy phạm cơ bản của L uật h àn g không quốc tế.<br />
Luật hàng không quốc tê’ điều chỉnh các vấn đề liên quan đến chê độ<br />
pháp lý của vùng trời, chê định cho phép sử dụng vùng trời nước ngoài, khai<br />
thác các quyền thương mại trong vận chuyển hàng không quốc tế, chê độ pháp<br />
lý của máy bay trên vùng trời quốc tế cũng như địa vị pháp lý của phi hành<br />
đoàn hàng không... Ngoài ra, Luật hàng không quốc tê còn có nhiệm vụ thống<br />
nhất hóa các quy phạm pháp lý trong Hnh vực trách nhiệm dân sự, các vấn đề<br />
kỹ thuật và an ninh cho hoạt động của ngành hàng không dân dụng quốc tê.<br />
138<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
2. C ác nguyén tắc của Luột hàng không quốc tế<br />
Hoạt động hàng không được thực hiện trong môi trường hết sức đặc<br />
biệt, đòi hỏi phải đảm bảo an toàn - an ninh tuyệt đối cho mọi chủ thể<br />
tham gia vào quá trình lưu thông hàng không quốc tế cũng như quốc gia.<br />
Chính vì vậy, trong Luật hàng không quốc tế đã hình thành nên các<br />
nguyên tắc đặc thù của ngành luật này.<br />
a. N g u yên tắ c ch ủ q u yền h o à n to à n và riê n g b iệ t củ a quốc g ia<br />
đối với v ù n g trờ i c ủ a m ìn h<br />
Nguyên tắc này được ghi nhận ở ngay Điểu 1 Công ước Chicagô 1944 với nội<br />
dung: “<br />
Các quốc gùi ký kết công nhận rằng mỗi quốc gia đều có chủ quyền hoàn<br />
toàn và riêng biệt đôi với khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ của mình’’.<br />
Trong các Bộ lu ậ t h àng không quốc gia của các nước đều khảng định<br />
nguyên tắc nêu trê n trong các điều khoản của mình như Bộ L uật hàng<br />
không của Liên bang Nga năm 1997,...<br />
Tuyên bố ngày 5/6/1984 vê vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ<br />
nghĩa Việt N am đã k h ẳn g định nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng<br />
biệt đối vối vùng trời quốc gia ỏ Điều 1: “Vùng tròi của nước Cộng hòa xã<br />
hội chủ nghĩa Việt N am là khoảng không gian bao trù m trên đất liền, nội<br />
thủy, lãn h h ải và các h ải đảo V iệt Nam và thuộc chủ quyền hoàn toàn<br />
riêng biệt của nưốc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.<br />
Nội dung của nguyên tắc này xác định các quốc gia có quyền quyết<br />
định cụ th ể chế độ phốp lý của vùng tròi nưốc m ình một cách độc lập, quy<br />
định trìn h tự, th ủ tục và các điều kiện mà phương tiện bay nước ngoài<br />
được phép sử dụng vùng trời quốc gia phải đáp ứng như phải có giấy phép<br />
hàng không trê n cơ sở điều ưốc quốc tế hữu quan, phải chấp h à n h các quy<br />
định về cửa k h ẩu h àn g không, h ành lang bay, quy định sân bay được phép<br />
hạ cánh, độ cao bay... Đối vối các chuyên bay không thường xuyên (chuyến<br />
bay không định kỳ) phải được sự cho phép đặc biệt của cơ quan nhà nước<br />
có th ẩm quyền. Tập hợp các quy định pháp lý nêu trên hình th à n h nên chế<br />
định p háp lý về vùng trời quốc gia trong L uật hàng không quốc tế.<br />
N guyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với<br />
vùng trời của m ình có mục đích đảm bảo quyền lợi và lợi ích đa dạng cho<br />
mỗi quốc gia nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung trong quá trìn h sử<br />
dụng khoảng không gian cho hoạt động lưu thông hàng không quốc tế.<br />
b N g u y ê n tắ c t ự d o b a y tr o n g v ù n g trờ i qu ố c t ế<br />
Theo Luật hàng không quốc tế, vùng trời quốc tế là khoảng không gian<br />
bao trùm lên biển cả, châu Nam Cực và nằm ngoài đường biên giới quốc gia<br />
139<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
trên biển của quốc gia ven biển. Trong vùng tròi quốc tế, các phương tiện bay<br />
có quyền tự do bay mà không cần phải xin phép b ất kỳ chủ thể nào của Luật<br />
quốc tế, đồng thòi tấ t cả các phương tiện bay chỉ thuộc thẩm' quyền tài phán<br />
của quốc gia đăng tịch phương tiện bay. Tuy nhiên, quyền tự do bay trong<br />
không phận quốc tế không phải là tuyệt đối. Trong thời gian bay ỏ không<br />
phận này, các phương tiện bay phải chấp hành nghiêm chỉnh và tuân thủ các<br />
quy đinh, các yêu cầu được quy định trong điều ước quốc tế về hàng không và<br />
trong các vàn bản hàng không của ICAO mà không có một ngoại lệ bất kỳ<br />
nào. Tất cả các quốc gia phải ủng hộ các quy định này và áp dụng tất cả các<br />
biện pháp đảm bảo phương tiện bay của mình phải chấp hành, tu ân thủ triệt<br />
để các quy định hàng không nêu trên.<br />
Đối với vùng trài bao trùm lên vùng đặc quyền kinh tế, các phương tiện<br />
bay nước ngoài vần có quyền tự do bay. Công ưóc Liên hợp quốc vê' Luật biển<br />
1982 đã khẳng định quyền tự do bay có tính truyền thống trong vùng trời<br />
trên vùng đặc quyền kinh tế. Việc hình thành vùng đặc quyền kinh tế rộng<br />
không quá 200 hải lý theo công ước này không có ảnh hưỏng tái quyền bay tự<br />
do nói trên. Tuy nhiên, trong thực tiễn quốc tê nhiêu quốc gia đã thiết lập<br />
vùng an ninh hàng không có chiều rộng 200 - 300 hải lý, nhằm mục đích<br />
kiểm soát các chuyến bay hàng không, để đảm bảo an ninh quốc gia nhu Mỹ,<br />
Tây Ban Nha, Italia, Pháp, N hật Bản, Philippin, H àn Quốc... Các nưốc thiết<br />
lập vùng an ninh hàng không yêu cầu các phương tiện bay phải thông báo các<br />
thông tin, dữ liệu cần thiết và hưống bay của m ình trong thòi gian đang hoạt<br />
động ở vùng an ninh hàng không nói trên.<br />
c.<br />
N gu yên tắ c đ ả m b ả o a n n in h ch o h à n g k h ô n g d â n dụng<br />
quốc tế<br />
T uân th ủ và thực th i nghiêm chỉnh nguyên tắc đảm bảo an ninh cho<br />
hàng không dân dụng quốc tế là tiền đề cần th iế t cho sự p h át triển có hiệu<br />
quả của hàng không dân dụng quốc tế. P h ù hợp với nguyên tắc này, các<br />
quốc gia có nghĩa vụ sau đây:<br />
Thi h ành các biện pháp đảm bảo kỹ th u ậ t cần th iết cho hoạt động<br />
hàng không, sân bay h àng không, các dịch vụ và chuyên bay hàng không.<br />
Căn cứ vào các phụ bản kỹ th u ậ t h àn g không của Công ưốc Chicagô 1944,<br />
các quốc gia trong khuôn khổ của ICAO và phụ thuộc vào hoàn cảnh cần<br />
thiết, theo từ ng thời kỳ n h ấ t định, phải soạn thảo lại các quy định về các<br />
vấn đê' kỹ th u ậ t hàng không và áp dụng chúng trong thực tế, nhàm mục<br />
đích đảm bảo cao n h ấ t an toàn kỹ th u ậ t cho các chuyên bay hàng không<br />
nói riêng và hoạt động lưu thông hàng không nói chung.<br />
140<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
Đấu tranh kiên quyết với các hành vi can thiệp bất hợp pháp trong<br />
hoạt động hàng không dân dụng. Trong khuôn khổ ICAO đã soạn thảo và<br />
thông qua p h ụ bản đặc biệt số 17 của Công ưốc Chicagô 1944 về an ninh<br />
hàng không, đồng thòi dưới sự bảo trợ của ICAO các quốc gia đã ký kết các<br />
công ưốc quốc tế toàn cầu có mục đích tổ chức và p h át triển hợp tác quốc tế<br />
giữa các quốc'gia trong cuộc đấu tra n h vối các hàn h vi can thiệp b ấ t hợp<br />
pháp trong hoạt động h àn g không dân dụng.<br />
3. Nguồn của Luật hàng không quốc tế<br />
Trong L uật h àng không quốc tế, nguồn chủ yếu và có vai trò quan<br />
trọng n h ấ t là các điều ưốc quốc tế. Tập quán quốc tế cũng hình th àn h và<br />
tồn tại trong L uật h àn g không quốc tê như tập quán quốc tê về chê độ<br />
pháp lý của vùng trời, nhưng không có vai trò cơ bản như trong L uật biển.<br />
Ngoài ra, các quyết định của ICAO cũng là nguồn của L uật hàng không<br />
quốc tê do đặc trư n g của các văn bản này trong thực tiễn áp dụng.<br />
a. Đ iều ước q u ố c t ế<br />
Công ưốc Chicagô 1994 về hàng không dân dụng quốc tê là nguồn<br />
quan trọng đầu tiên của L uật hàng không quốc tế, được ký kết ngày<br />
7/12/1944 tạ i hội nghị quốc tế ỏ Chicagô (Mỹ). Công ưốc bao gồm 4 phần,<br />
22 chương và 96 điều khoản. Công ước quy định các nguyên tắc cơ bản của<br />
Luật h àng không quốc tế và th à n h lập tổ chức hàng không dân dụng quốc<br />
tế - ICAO. Công ước Chicagô 1944 là điều ước quốc tế đa phương quan<br />
trọng n h ấ t trong lĩnh vực h àng không dân dụng, là một trong nhữ ng văn<br />
bản pháp lý quốc tế được th ừ a n h ận rộng rãi nhất.<br />
Công ưốc V acsava 1929 về thống n h ấ t một số quy định trong vận<br />
chuyển h àng không d ân dụng quốc tê là điều ưốc quốc tế có vị trí quan<br />
trọng n h ấ t trong lĩnh vực dân sự hàng không quốc tế. Công ưốc này đã<br />
được bổ sung, sửa đổi bằng các nghị định thư Lahay 1955, công ước<br />
G uadalara 1961, N ghị định thư Goatêm ala 1971, bôn nghị định thư<br />
M ônrêan 1975 tạo ra hệ thống công ưốc Vacsava 1929 về vận chuyển hàng<br />
không dân dụng quôc tế.<br />
Hệ thống các công ưốc quốc tế về an ninh hàng không dân dụng là<br />
những điều ước quốc tế chủ yếu trong lĩnh vực hình sự hàng không, bao<br />
gồm Công ước Tôkiô 1963, Công ước Lahay 1970, Công ưốc M ônrêan 1971<br />
và nghị định th ư M ônrêan 1988. Hệ thống các công ước này nhằm ngăn<br />
chặn các h à n h vi gây nguy hiểm cho hoạt động hàng không, đảm bảo an<br />
ninh h àng không dân dụng quốc tế.<br />
141<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />
6. Các quyết địn h củ a ICAO<br />
<br />
X uất p h á t từ đặc điểm về nội dung của các quyết định do ICAO ban<br />
h àn h mà trong khoa học L uật h àng không quốc tế các quy tắc, quy định vl<br />
h àng không do ICAO soạn thảo và ban h àn h cũng được coi là nguồn của<br />
L uật h àng không quốc tế. Xét về giá trị pháp lý, th ì các quyết định này<br />
không quan trọng bằng các điều ước quốc tế về hàng không. Tuy nhiên,<br />
trong thực tiễn hàng không dân dụng quốc tế các văn bản quốc tế do ICAO<br />
ban h ành có tác động ảnh hưởng to lớn trong quá trìn h p h á t triển hàng<br />
không dân dụng quốc tế và L uật hàng không quốc tế.<br />
Các quyết định của ICAO chủ yếu đưa ra các tiêu chuẩn quốc tế, các<br />
phương thức khuyến nghị vê' kỹ th u ậ t hàng không. Các quy phạm kỹ<br />
th u ậ t hàng không như vậy được cộng đồng quốc tế thông qua trong khuôn<br />
khô ICAO, phù hợp vối phương thức biểu quyết Contracting Out.<br />
H oạt động hàng không dân dụng của Việt Nam trong những năm<br />
qua đã p h át triển vượt bậc. M ạng đường bay ngày càng dược mở rộng,<br />
phương tiện bay được đổi mới và hiện đại hóa, các hãng hàng không ngày<br />
càng lớn m ạnh, năng lực vận chuyển và k h ả năng cạnh tra n h trong cung<br />
cấp dịch vụ được nâng cao... Nguồn cơ bản điều chỉnh hoạt động hàng<br />
không dân dụng của Việt Nam hiện nay chính là Luật hàng không dân<br />
dụng Việt Nam năm 2006 (có hiệu lực th i h à n h từ ngày 1/1/2007). Với 10<br />
chương, 202 điều khoản, Luật năm 2006 quy định vể các vấn đề: nguyên<br />
tắc hoạt động h àng không dân dụng; chính sách p h á t triể n hàng không<br />
dân dụng; bảo vệ môi trường trong hoạt động hàng không dân dụng; áp<br />
dụng pháp luật... Trong quan hệ hợp tác quốc tế về hàng không dân dụng,<br />
Việt Nam đã trở th à n h th à n h viên chính thức của ICAO, gia nhập vào<br />
nhiều điều ước quốc tế về hàng không dân dụng và cũng đã ký kết trên 40<br />
hiệp định vận chuyển h àng không song phương.<br />
II. LUẬT HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ v i VÙNG TRÒI QUỐC GIA VÀ HOẠT<br />
ĐỘNG CỦA PHƯƠNG TIỆN BAY VÀ PHI HÀNH ĐOÀN<br />
1. Vùng tròi quốc gia<br />
Theo quy định của L u ật h àng không quốc tế, vùng tròi quốc gia là<br />
một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, là khoảng không gian bao trù m lên<br />
vùng đất, vùng nước của lãnh thổ quốc gia và nằm dưối chủ quyền hoàn<br />
toàn riêng biệt của quốc gia.<br />
Vùng trời của mỗi quốc gia bị giới h ạn bởi:<br />
142<br />
<br />
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐH TN<br />
<br />
http://www.lrc-tnu.edu.vn<br />
<br />