intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:103

4
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình "Lý thuyết tài chính tiền tệ (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng)" được biên soạn với mục tiêu nhằm giúp sinh viên nắm được các kiến thức về: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ; Ngân hàng; Những vấn đề cơ bản về tài chính; Khâu tài chính. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Lý thuyết tài chính tiền tệ (Ngành: Quản trị kinh doanh - Cao đẳng) - Trường Cao đẳng Xây dựng số 1

  1. BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ 1 GIÁO TRÌNH MÔN HỌC: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ NGÀNH/NGHỀ: QUẢN TRỊ KINH DOANH TRÌNH ĐỘ: CAO ĐẲNG (Ban hành kèm theo Quyết định số: 389ĐT/QĐ-CDDXD1 ngày 30 tháng 09 năm 2021 của Hiệu trưởng Trưởng Cao đẳng Xây dựng số 1) Hà Nội, năm 2021 1
  2. TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo. Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm. 2
  3. LỜI GIỚI THIỆU Lý thuyết tài chính - tiền tệ là học phần bắt buộc đối với việc đào tạo sinh viên hệ cao đẳng kế toán. Để phù hợp với yêu cầu của học phần và thời lượng giảng dạy đối với sinh viên Cao đẳng chuyên ngành Kế toán, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 đã nghiên cứu tổ chức biên soạn giáo trình Tài chính tiền tệ theo đề cương môn học đã được xét duyệt, nhằm cung cấp cho sinh viên những khái niệm cơ bản về tài chính, hệ thống tài chính như khái niệm, bản chất, chức năng, vai trò,… cung cầu tiền tệ và các kiến thức cơ bản về ngân hàng. Giáo trình được cấu tạo thành 4 chương: Chương 1: Tiền tệ và lưu thông tiền tệ Chương 2: Ngân hàng Chương 3: Những vấn đề cơ bản về tài chính Chương 4: Khâu tài chính Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã cân nhắc và lựa chọn các nội dung phù hợp nhất với mục tiêu đào tạo để đảm bảo tính khoa học, tính hiện đại của giáo trình, song chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc và các thầy, cô giáo. Xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm của bạn đọc! Hà Nội, ngày tháng năm Người biên soạn ThS. Lê Thị Thùy Linh 3
  4. MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU .............................................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ..................................................................... 7 1.1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm tiền tệ ...................................................................................... 7 1.1.1. Nguồn gốc ra đời .................................................................................................................... 7 1.1.2. Khái niệm tiền tệ ................................................................................................................ 8 1.2. Hình thái tiền tệ ......................................................................................................................... 8 1.2.1. Hoá tệ ................................................................................................................................. 9 1.2.2. Tiền dấu hiệu ...................................................................................................................... 9 1.3. Chức năng và vai trò của tiền tệ .............................................................................................. 10 1.3.1 Chức năng của tiền tệ ........................................................................................................ 10 1.3.2. Vai trò của tiền tệ ............................................................................................................. 15 1.4. Cung và cầu tiền tệ .................................................................................................................. 17 1.4.1. Các khối tiền..................................................................................................................... 17 1.4.2. Cung và cầu tiền trong lưu thông..................................................................................... 19 CHƯƠNG 2: NGÂN HÀNG ........................................................................................................... 24 2.1. Sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng ...................................................................... 24 2.1.1. Hệ thống ngân hàng trên thế giới .................................................................................... 24 2.1.2. Hệ thống NH Việt Nam..................................................................................................... 26 2.2. Ngân hàng trung gian .............................................................................................................. 27 2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 27 2.2.2. Các loại hình ngân hàng trung gian ................................................................................ 28 2.2.3. Vai trò ............................................................................................................................... 30 2.3. Ngân hàng trung ương ............................................................................................................. 31 2.3.1. Khái niệm ......................................................................................................................... 31 2.3.2. Mô hình tổ chức ................................................................................................................ 32 2.3.3. Chức năng ........................................................................................................................ 33 2.3.4. Ngân hàng nhà nước Việt Nam ........................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH ....................................................... 38 3.1. Tổng quan về tài chính ............................................................................................................ 38 3.1.1. Sự ra đời và phát triển của tài chính................................................................................ 38 3.1.2. Quan niệm tài chính ......................................................................................................... 38 3.1.4. Các chức năng của tài chính ............................................................................................ 41 3.1.4. Vai trò của tài chính trong nền kinh tế thị trường ........................................................... 44 3.2. Hệ thống tài chính .................................................................................................................. 45 3.2.1. Quan niệm về hệ thống tài chính và khâu tài chính ......................................................... 45 3.2.2. Nhiệm vụ của các khâu trong hệ thống tài chính ............................................................. 46 4
  5. CHƯƠNG 4: KHÂU TÀI CHÍNH.................................................................................................. 51 4.1. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC ................................................................................................... 51 4.1.1. Tổng quan về NSNN ......................................................................................................... 51 4.1.2. Thu NSNN ....................................................................................................................... 53 4.1.3. Chi ngân sách nhà nước ................................................................................................. 55 4.1.4. Cân đối thu - chi ............................................................................................................... 59 4.2. Bảo hiểm ................................................................................................................................. 62 4.2.1. Khái niệm bảo hiểm.......................................................................................................... 62 4.2.2. Các hình thức bảo hiểm.................................................................................................... 62 4 . 2 . 3 . Đ ặ c đ i ể m c ủ a b ả o h i ể m ....................................................................................... 64 4.2.4. Vai trò và nguyên tắc quản lý của bảo hiểm .................................................................... 66 4 . 2 . 4 . 2 . C á c n g u y ê n t ắ c q u ả n l ý b ả o h i ể m ..................................................................... 70 4.3. Tín dụng .................................................................................................................................. 71 4.3.1. Những vấn đề chung ......................................................................................................... 71 4.3.2. Lãi suất ............................................................................................................................. 78 4.4. Tài chính doanh nghiêp ........................................................................................................... 81 4.4.1. Những vấn đề chung ......................................................................................................... 81 4.4.2. Tổ chức tài chính Doanh nghiệp .................................................................................... 85 4.5. Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội .......................................................................... 100 4.5.1. Tài chính hộ gia đình ..................................................................................................... 100 4.5.2. Tài chính các tổ chức xã hội .......................................................................................... 100 5
  6. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC Tên môn học: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH TIỀN TỆ Mã môn học: MH 11 Vị trí, tính chất, ý nghĩa và vai trò của môn học: - Vị trí: + Môn học được bố trí ở kỳ học thứ 2. + Môn học tiên quyết: Kinh tế vi mô - Tính chất: Là môn học cơ sở bắt buộc - Ý nghĩa và vai trò của môn học: Môn học cung cấp cho người học các kiến thức cơ bản về tài chính và hệ thống tài chính nước ta. Đồng thời môn học cũng giúp người học có những hiểu biết căn bản về tiền tệ và hệ thống ngân hàng. Mục tiêu môn học: - Về kiến thức + Trình bày được sự ra đời, khái niệm, các hình thái phát triển, chức năng, vai trò của tiền tệ, các khối tiền và cân đối giữa cung – cầu tiền trong nền kinh tế. + Trình bày được sự ra đời và phát triển của hệ thống ngân hàng, khái niệm, chức năng, các nghiệp vụ của ngân hàng trong nền kinh tế. + Trình bày được khái niệm, đặc điểm và chức năng của tài chính, các khâu tài chính trong hệ thống tài chính. + Trình bày được vị trí của các khâu tài chính trong hệ thống tài chính. + Trình bày được đặc điểm, nội dung của các khâu tài chính. - Về kỹ năng: + Tính toán tiền lãi của các khoản tín dụng theo phương pháp lãi đơn, lãi kép. + Phân tích được mối liên hệ giữa các khâu trong hệ thống tài chính. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm + Cẩn thận, trung thực và chấp hành đúng quy định của pháp luật hiện hành khi thực hiện công tác chuyên môn. + Nghiêm túc tự giác trong công việc. + Thể hiện ý thức công dân, tôn trọng pháp luật. Nội dung của môn học: 6
  7. CHƯƠNG 1: TIỀN TỆ VÀ LƯU THÔNG TIỀN TỆ Giới thiệu: Là chương đầu tiên nằm trong môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ. Nội dung chương sẽ trình bày những vấn đề chung nhất về tiền tệ: Nguồn gốc ra đời, khái niệm, các hình thái, chức năng và vai trò của tiền tệ,… Mục tiêu: - Trình bày được nguồn gốc ra đời và khái niệm của tiền tệ. - Trình bày được quá trình phát triển và các hình thái tiền tệ. - Trình bày được chức năng và vai trò của tiền tệ. - Trình bày được các khối tiền trong lưu thông, lý thuyết cung - cầu và tương quan cung - cầu tiền. Nội dung chính: 1.1. Nguồn gốc ra đời và khái niệm tiền tệ 1.1.1. Nguồn gốc ra đời Sự phát triển các quan hệ trao đổi, nảy sinh và dần hoàn thiện vật ngang giá chung. Hình thái giá trị giản đơn hay ngẫu nhiên: Đây là giai đoạn đầu của trao đổi hàng hoá, trao đổi mang tính chất ngẫu nhiên, người ta trao đổi trực tiếp hàng lấy hàng. Ví dụ: 1m vải (hàng hoá 1) = 10 kg thóc (hàng hoá 2) Giá trị của vải được thể biện bằng thóc, thóc là cái được dùng làm phương tiện để biểu hiện giá trị của vải. Sở dĩ như vậy vì bản thân thóc cũng có giá trị. Giá trị của hàng hoá 1 được biểu hiện như là một giá trị tương đối tức là đang ở trong hình thái tương đối của giá trị. Còn hàng hoá 2 làm chức năng một vật ngang giá, hay đang ở trong hình thái ngang giá. Hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng: Khi lực lượng sản xuất phát triển, phân công lao động xã hội lần thứ 1- diễn ra vào thời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy: chăn nuôi tách khỏi trồng trọt diễn ra làm cho sản phẩm thặng dư của các bộ lạc nhiều hơn. Số lượng sản phẩm được đưa ra trao đổi cũng nhiều và quan hệ trao đổi cũng diễn ra thường xuyên hơn. Tương ứng với quan hệ trao đổi này là hình thái đầy đủ hay mở rộng của giá trị Ví dụ: 20 m vải = 1 cái áo 7
  8. = 10 kg chè =3.5 kg vàng Đặc điểm: giá trị sử dụng của nhiều hàng hoá được sử dụng làm vật ngang giá cho một hàng hoá, tuy nhiên vẫn là trao đổi trực tiếp, tỷ lệ trao đổi chưa cố định Hình thái chung của giá trị Xuất hiện trong thời kỳ diễn ra đại phân công xã hội lần thứ 2, thủ công tách khỏi nghề nông. là thời kỳ đánh dấu sự phát triển cao hơn của lực lượng sản xuất xã hội, sản phẩm thặng dư nhiều hơn và trao đổi đã trở thành nhu cầu cần thiết thường xuyên. 1 cái áo = 1 con ngựa 10 kg chè 20 m vải Hình thái chung của giá trị có những tiến bộ hơn đó là: +giá trị của các hàng hoá được biểu hiện một cách đơn giản, vì giá trị của chúng được biểu hiện ở một hàng hoá duy nhất + Giá trị của các hàng hoá được biểu hiện một các thống nhất vì chỉ có một hàng hoá ở vị trí vật ngang giá hình thái chung của giá trị là phổ biến, nhưng vật ngang giá chung lại hoàn toàn mang tính chất địa phương hay khu vực Do đó trong qúa trình trao đổi tiếp xúc rộng hơn thì các vật ngang giá địa phương đã loại trừ lẫn nhau 1.1.2. Khái niệm tiền tệ Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, đóng vai trò vật ngang giá chung để đo lường giá trị của các hàng hoá khác, làm phương tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh toán các khoản nợ. Bản chất này đã đem lại cho tiền tệ một tính chất đặc biệt, đó là khả năng có thể đổi lấy bất cứ một hàng hoá hay dịch vụ nào… + Giá trị sử dụng: khả năng thoả mãn nhu cầu trao đổi của xã hội +Giá trị: sức mua của tiền hay số lượng hàng hoá mà tiền có thể trao đổi được 1.2. Hình thái tiền tệ Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn nữa, sản xuất hàng hoá và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình trạng có nhiều vật ngang giá 8
  9. chung làm cho trao đổi giữa các địa phương khó khăn, đòi hỏi phải có vật ngang giá chung thống nhất. Hình thái tiền của giá trị xuất hiện. Như vậy, quá trình phát triển của quan hệ trao đổi đã dẫn đến sự xuất hiện của những vật ngang giá chung. Vật ngang giá chung là những hàng hoá có thể trao đổi trực tiếp với nhiều hàng hoá thông thường khác. Đặc điểm của vật ngang giá chung là có giá trị sử dụng thiết thực, dễ bảo quản vận chuyển, quý hiếm và mang tính đặc thù địa phương. Những bộ lạc du mục đã từng dùng vải, muối, lương thực.. cư dân vùng biển dùng lưỡi câu, da thú, xương động vật… làm vật ngang giá chung trong trao đổi. 1.2.1. Hoá tệ ✓ Phi kim loại Nghĩa là dùng một loại hàng hóa nào đó làm vật trung gian trao đổi giữa những hàng hóa khác nhau. Những hàng hóa được dùng làm tiền tệ là những hàng hóa quen thuộc với những người sử dụng. Nó có giá trị và giá trị sử dụng đối với người nhận nó: trâu, bò và các loại súc vật...và chúng có đặc điểm là quý hiếm, có công dụng thiết thực. Hóa tệ (tiền hàng hóa) có nhược điểm: giá trị của nó có thể suy giảm do người ta sản xuất được nhiều hơn và bị hao mòn theo thời gian và chi phí bảo quản cao. Vì vậy, hóa tệ dần bị thay thế bằng các loại tiền tệ khác. ✓ Kim loại Cùng với sự phát triển của trao đổi hàng hoá, vai trò tiền tệ chuyển dần sang kim loại. Kim loại được sử dụng làm vật ngang giá chung đầu tiên là sắt, kẽm sau đó là đồng rồi đến bạc,cố định ở vàng. Trong thời kỳ đó vàng có nhiều đặc tính ưu việt hơn các hàng hoá khác lúc bấy giờ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ như: tính đồng nhất của vàng cao, dễ phân chia, dễ mang theo, không hao mòn, giá trị cao. 1.2.2. Tiền dấu hiệu Tiền dấu hiệu là tiền không có giá trị thực mà chỉ là dấu hiệu của hàng hóa theo quy ước hoặc dấu hiệu của vàng hoặc bạc do các ngân hàng phát hành và chịu trách nhiệm về giá trị của nó (như tiền giấy). Về nguyên tắc, phải nộp vào ngân hàng một lượng vàng cụ thể và phải đựơc nhân ra một số lượng tiền giấy có giá trị tương đương với quy định cụ thể hàm lượng vàng trong một đơn vị tiền giấy. 9
  10. Các loại tiền dấu hiệu được sử dụng hiện nay gồm: + Giấy bạc ngân hàng: có bảo chứng vàng và không có bảo chứng vàng. + Tiền điện tử: séc, thẻ,…. Tồn tại dưới hình thức số dư tài khoản tiền thanh toán tại các ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác và được chi trả khi ngân hàng ghi Nợ, Có trên các tài khoản dựa trên các chứng từ thanh toán do chủ tài khoản phát hành và gửi tới cho ngân hàng Là tiền pháp định, nó được luật pháp cho phép phát hành và yêu cầu phải được chấp nhận khi đem ra thanh toán. -ưu điểm: khắc phục tình trạng thiếu phương tiện lưu thông trên thị trường tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế phát triền. Tiết kiệm được chi phí lưu thông. - Nhược điểm: Dễ bị làm giả, gây ra lạm phát 1.3. Chức năng và vai trò của tiền tệ 1.3.1 Chức năng của tiền tệ a. Chức năng Phương tiện lưu thông: Là chức năng đầu tiên và là chức năng quan trọng nhất của tiền - Thực hiện chức năng này Tiền đóng vai trò là môi giới trung gian trong quá trình trao đổi, là phương tiện nhưng không là mục đích của trao đổi. Quá trình này được diễn đạt bằng công thức: H–T–H - Việc sử dụng tiền tệ làm vật trung gian đã khắc phục được những hạn chế của hình thức trao đổi trực tiếp. qua đó giúp cho việc trao đổi được thực hiện dễ dàng hơn. Thể hiện: • Quá trình trao đổi hàng hoá được tách thành hai giai đoạn riêng biệt là bán và mua. • Hành vi mua và bán tách rời về không gian và thời gian. Điều kiện để thực hiện chức năng - Phải có một lượng tiền thực sự tham gia vào lưu thông. - Có thể sử dụng tiền dấu hiệu như tiền giấy, tiền qua ngân hàng (séc, thẻ thanh toán...). - Lưu thông chỉ chấp nhận một lượng tiền nhất định. Bản thân tiền hàng hóa có sự khan hiếm vốn có Tiền quy ước: tín tệ, tiền pháp định, tiền điển tử, khan hiếm do có sự can thiệp của NN. 10
  11. - ưu điểm: Việc sử dụng tiền làm phương tiện trung gian trong trao đổi hàng hoá làm cho nền kinh tế hoạt động trôi chảy hơn, hiệu quả hơn, tiết kiệm được các khoản chi phí giao dịch, tiết kiệm đựoc thời gian do không phải tìm những người trùng hợp về nhu cầu trao đổi. b. Chức năng thước đo giá trị - Chức năng thước đo giá trị của tiền thể hiện ở chỗ tiền được sử dụng làm phương tiện để so sánh với giá trị của hàng hóa hay dịch vụ khác. Giá trị của tiền được coi là “chuẩn mực” để giá trị của tất cả các hàng hóa khác phải so sánh với nó. Như chúng ta đã được nghiên cứu trong môn kinh tế chính trị giá trị hàng hóa: là hao phí lao động xã hội kết tinh trong hàng hóa, do đó khi thực hiện chức năng thước đo giá trị, cũng có nghĩa là tiền được sử dụng để đo hao phí lao động kết tinh trong hàng hóa ấy. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa gọi là giá cả hàng hóa. Thực chất giá cả hàng hoá được xác lập trên quan hệ so sánh giữa giá trị của nó, với giá trị của tiền. Nếu loại trừ các yếu tố: cung, cầu hàng hoá, tâm lý người mua...ta có công thức xác định giá cả hàng hoá: Giá trị hàng hoá Giá cả hàng hoá = Giá trị của tiền ( giả sử loại trừ những yếu tố ngoại lai như cung cầu, tâm lý người mua…) Trên thực tế do tác động của các yếu tố cung cầu, tâm lý...làm cho giá cả luôn tách rời giá trị, xoay xung quanh giá trị của nó. - Điều kiện để thực hiện chức năng ➢ Tiền phải có đầy đủ giá trị: Tất cả các hàng hóa đều có giá trị nội tại, vì vậy để đo được những lượng giá trị này thì bản thân thước đo - tiền phải có giá trị. Như đã nghiên cứu ở bài trước về bản chất tiền tệ: tiền tệ có hai thuộc tính đó là: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền? giá trị của tiền tệ được đặc trưng bởi sức mua của tiền tệ, tức là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác của tiền tệ đó trong quan hệ trao đổi. + Tiền hàng hoá: (tiền có đầy đủ giá trị) sức mua của tiền tệ phụ thuộc vào giá trị trao đổi của chính hàng hoá dùng làm tiền tệ so với các hàng hoá khác. Đến 11
  12. lượt giá trị trao đổi của hàng hoá tiền tệ lại phụ thuộc vào lại phụ thuộc vào cung - cầu của hàng hoá đó trên thị trường với tư cách là một hàng hoá. + Tiền dấu hiệu: (tiền giấy, giấy bạc ngân hàng...) tiền khi này có giá trị bản thân thấp, giá trị của tiền tệ không còn được đảm bảo bằng giá trị của nguyên vật liệu tạo ra nó, mà phụ thuộc vào tình hình Cung - Cầu tiền tệ trên thị trường, mức độ lạm phát, tình trạng hưng thịnh hay suy thoái của nền kinh tế, cũng như niềm tin của người sử dụng vào đồng tiền đó. và người ta nói rằng một đồng tiền là có giá trị khi nó mua được nhiều hàng hoá, và nó kém giá trị đi khi nó chỉ mua được ít hàng hoá.. ➢ Tiền phải có tiêu chuẩn giá cả: vậy thì thế nào là Tiêu chuẩn giá cả? + Tiêu chuẩn giá cả là một trọng lượng vàng ( hoặc kim loại tiền khác) được luật pháp quy định cho tiền đơn vị và tên gọi của nó. Ví dụ: tiền đơn vị của hợp chủng quốc Hoa Kỳ (USA) gọi là dollar ký hiệu quốc tế: USD. và năm 1973 tiêu chuẩn giá cả của đồng tiền này là: 1USD = 0.736662 gr vàng ròng. Tại sao tiền lại phải cần có tiêu chuẩn giá cả để thực hiện chức năng thước đo giá trị của mình? Thế giới hàng hoá rất đa dạng và phong phú, trong đó có những hàng hoá có giá trị cao, nhưng lại có những hàng hoá có giá trị thấp, hoặc rất thấp.để có thể đo được tất cả những lượng giá trị phong phú này, đòi hỏi tiền phải có tiêu chuẩn giá cả. + Để có thể đo lường được giá trị của tất cả các loại hàng hoá có giá trị cao thấp khác nhau , tiền tệ phải có tiêu chuẩn giá cả. + Hệ thống thước đo giá trị bao gồm: tiền đơn vị, tiền ước số và tiền bội số. Tiền đơn vị là chuẩn mực của thước đo, được biểu hiện bằng 01 đơn vị. Ví dụ 1USD, 1 DEM, 1 JPY, 1 AUD... Tiền ước số là phần thập phân của tiền đơn vị. Ví dụ: 01 USD = 1cent, hay 1 cent = 0.01 USD. Tiền bội số, là tiền có mệnh giá gấp một số lần tiền đơn vị. Ví dụ 500 VND, hay 500.000 VND. Mỗi quốc gia có thước đo giá trị riêng,tức là có một đồng tiền riêng. như Mỹ đồng dollar hay Cent, Anh có đồng Bảng, Việt Nam có VND... Do trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động ở mỗi quốc gia là khác nhau, nên tiền đơn vị của các quốc gia cũng có giá trị khác nhau. Trên thị trường quốc tế tiền đơn vị của quốc gia này có 12
  13. thể là bội số hoặc ước số của tiền đơn vị của quốc gia khác. Ví dụ: 1 USD = 17.650 VND, hay 1 EUR = 27.389 VND. Và giá trị của các đồng tiền này là khác nhau. c. Chức năng Phương tiện dự trữ giá trị Dự trữ giá trị là tích luỹ một lượng giá trị nào đó bằng những phương tiện chuyển tải giá trị được xã hội thừa nhận. Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi cất giữ sức mua theo thời gian. Sau khi bán hàng, người sở hữu hàng hoá trở thành người sở hữu tiền. Nếu họ không thực hiện ngay việc mua, thì lúc này tiền tạm ngừng lưu thông. Chúng tồn tại dưới dạng dự trữ giá trị. Thực hiện chức năng dự trữ giá trị, tiền và các phương tiện chuyển tải giá trị nói chung phải đảm bảo đầy đủ những yêu cầu sau: - Thứ nhất, giá trị dự trữ phải được thể hiện bằng những phương tiện chuyển tải giá trị hiện thực. Nghĩa là các phương tiện này được lượng hoá: cân, đong, đo, đếm.. được, chứ không phải là một lượng tiền tưởng tượng. -Thứ hai, Những phương tiện dự trữ giá trị được xã hội thừa nhận, các phương tiện này có thể được pháp luật thừa nhận, cũng có thể chúng được đảm bảo bằng thông lệ của địa phương hay quốc gia. -Thứ 3, các phương tiện dự trữ giá trị đều mang tính thời gian. Vì vậy mà các chủ sở hữu thường chọn những phương tiện chuyển tải giá trị phù hợp để đáp ứng nhu cầu về thời gian mà mình mong muốn. Nếu dự trữ giá trị trong tương lai gần thì chủ sở hữu thường sử dụng ngay các loại dấu hiệu giá trị hiện có. Nếu dự trữ cho một tương lai xa hơn, có thể sử dụng một số loại ngoại tệ tự do chuyển đổi hoặc vàng. Còn nếu dự trữ dài hạn, chưa xác định cụ thể thờigian sử dụng thì giá trị dự trữ này mang mục đích cất trữ. Từ trước đến nay thì kim loại vàng là phương tiện đáp ứng đầy đủ nhất mục đích này Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều phương tiện ngoài tiền như: cổ phiếu, trái phiếu, đất đai, nhà cửa... một số loại tài sản như vậy đem lại một mức lãi suất cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự tăng cao về giá so với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên người ta vẫn phải giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các loại tài sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển 13
  14. đổi nó sang tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự trữ giá trị bên cạnh các loại tài sản khác. Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ giá trị của tiền tốt đến đâu tùy thuộc vào sự ổn định của mức giá chung, do giá trị của tiền được xác định theo khối lượng hànghóa mà nó có thể đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá tiền sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi sức mua của tiền phải ổn định. Thể hiện khi tiền được rút ra khỏi lưu thông đem vào cất trữ. Sở dĩ tiền làm được điều này vì nó đại diện cho một lượng của cải của xã hội dưới hình thức giá trị. d. Chức năng Phương tiện thanh toán Tiền là phương tiện để thanh toán các khoản nợ về hàng hóa- dịch vụ đã trao đổi trước đây. Khi chức năng phương tiện thanh toán thực hiện xong thì quan hệ trao đổi cũng kết thúc. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán tiền vận động độc lập tương đối so với sự vận động của hàng hoá. Nghĩa là nó có thể đến tay người bán trước hoặc sau khi họ mất quyền sở hữu hàng hoá. Còn với người mua thì hoàn toàn ngược lại. Như vậy giữa người mua và người bán đã phát sinh quan hệ nợ và phát triển ở mức cao là quan hệ tín dụng. Thực hiện chức năng phương tiện thanh toán tiền được sử dụng làm phương tiện thanh toán khi mua hàng hóa, hoặc thực hiện các nghĩa vụ tài chính chi trả các khoản nợ về hàng hóa- dịch vụ đã trao đổi trước đây, nộp thuế, trả lương, các khoản đóng góp... e. Chức năng Phương tiện trao đổi quốc tế và tiền thế giới Hoạt động kinh tế không chỉ diễn ra trong một nước, mà còn diễn ra giữa các nước với nhau. Cùng với sự phát triển của các quan hệ kinh tế, chính trị và ngoại giao giữa các quốc gia, quan hệ tiền tệ quốc tế cũng ngày càng được mở rộng và tăng cường. Tất cả các hoạt động đối ngoại của mỗi quốc gia đều liên quan đến chi phí bằng tiền. Nhưng do mỗi quốc gia đều sử dụng đồng tiền riêng cho nên những khoản giao dịch bằng tiền giữa hai nước đều phải tiến hành so sánh giá trị giữa hai đồng tiền. đó 14
  15. chính là quan hệ tỉ giá, khi đã có các tỷ giá giữa các đồng tiền thì mọi giao dịch quốc tế đều có thể diễn ra một cách bình thường và thuận lợi. - Thực hiện quan hệ trao đổi giữa các nước, tiền thực hiện chức năng phương tiện trao đổi quốc tế. Tuy nhiên theo mức độ mạnh yếu của mỗi đồng tiên mà chúng tham gia vào qúa trình trao đổi quốc tế ở mức độ khác nhau. Có nhiều đồng tiền, sau khi xác định tỷ giá xong, chúng không có khả năng lưu thông khỏi biên giới quốc gia. Trong khi đó có một số ít đồng tiền khác, phạm vi thực hiện chức năng phương tiện trao đổi quốc tế lại khá rộng. Chúng có khả năng lưu thông ở nhiều nước như USD, EURO, GBP… Tuy nhiên, trong chức năng phương tiện trao đổi quốc tế, phạm vi lưu thông và thanh toán của một số đồng tiền mạnh cũng bị giới hạn và không gian và thời gian. Cái đó cũng tuỳ thuộc vào khả năng kinh tế của đồng tiền đó là chủ yếu. Hơn nữa những đồng tiền này cũng chỉ là một loại tiền dấu hiệu, cho nên không thể là phương tiện dự trữ giá trị lâu dài được. - Tiền thế giới là phương tiện chi trả, phương toán và dự trữ giá trị, được các đối tượng tham gia trao đổi ở mọi quốc gia thừa nhận. Với ý nghĩa là phương tiện thanh toán cuối cùng, kết thúc quá trình trao đổi, để thực hiện chức năng tiền thế giới, buộc phải sử dụng tiền mặt và tiền có giá hoàn toàn, đó là vàng. khi thực hiện chức năng này, vàng cũng phải trả về dạng thoi, nén tính theo trọng lượng và hàm lượng tiêu chuẩn 1 ounce = 31,1035 gr 1 thoi = 400 ounce = 12,4414 kg 1 chỉ = 3,845 gr 1 cây = 38,45 gr 1kg = 1000 gr Ngày nay trên thị trường quốc tế, vàng ít được lưu thông mà chủ yếu các giao dịch được thực hiện bằng quan hệ bù trừ và bằng các loại dấu hiệu giá trị. Vàng chỉ sử dụng thanh toán cuối cùng khi cán cân thanh toán bị chênh lệch thiếu, hoặc vì nhu cầu khẩn cấp của quốc gia 1.3.2. Vai trò của tiền tệ 15
  16. Ngày nay, quan niệm về tiền tệ đã được mở rộng và có sự thay đổi so với trước nhưng vai trò của tiền tệ không những vẫn được giữ nguyên mà còn được đặc biệt coi trọng trong điều kiện kinh tế thị trường. Vai trò của tiền tệ được thể hiện ở các mặt sau đây: a/Tiền tệ là phương tiện để mở rộng, phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá. - Tiền tệ là sản phẩm của nền kinh tế hàng hoá. Nhưng khi tiền xuất hiện, nó lại trở thành công cụ thúc đẩy sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển lên ở mức cao hơn vì: ✓ Tiền đã làm cho giá trị các hàng hoá được biểu hiện một cách đơn giản. Nghĩa là giá trị của các hàng hoá đều được biểu hiện bằng tiền, do đó chúng có thể so sánh với nhau một cách dễ dàng. Trên cơ sở này, những người lao động có thể so sánh được với nhau về mức độ và trình độ lao động của mình đã bỏ ra cho xã hội trong cùng một đơn vị thời gian. ✓ Tiền tệ làm cho giá trị của hàng hoá được thực hiện một các thuận lợi. Người sở hữu hàng hoá chỉ cần chuyển đổi hàng hoá của mình thành tiền, rồi từ đó họ đạt tới giá trị sử dụng khác một các dễ dàng. ✓ Tiền tệ làm cho sự trao đổi về hàng hoá không bị rằng buộc về không gian và thời gian. Chính vì thế đã làm cho sự lựa chọn của những người tham gia vào quá trình trao đổi càng trở nên thận trọng và chính xác hơn. ✓ Tiền tệ đã làm cho hạch toán hiệu quả sản xuất kinh doanh trở nên thuận tiện và đẩy đủ, quá trình tích luỹ tiền tệ được thực hiện để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ đã chứng minh tiền tệ không phải đơn thuần là một vật trung gian phục vụ trao đổi hàng hoá mà nó còn biểu hiện những quan hệ xã hội. b/ Tiền tệ biểu hiện quan hệ xã hội Tiền tệ biểu hiện quan hệ xã hội, đó là quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất và trao đổi hàng hoá, không những ở phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. Những người sản xuất hàng hoá là sản xuất riêng lẻ và độc lập, nhưng họ lại có mối quan hệ mật thiết với nhau thông qua trao đổi. Trong quan hệ này, tiền là sợi dây liên 16
  17. hệ giữa những người sản xuất hàng hoá với nhau. Về hình thức, hình như họ có sự hợp tác gắn bó. Nhưng thực chất thì giữa họ luôn luôn xảy ra sự phân hoá chia rẽ. Lưu thông hàng hoá khác với trao đổi sản phẩm trực tiếp ở chỗ hàng hoá phải được chuyển hoá thành tiền. Đây là nguyện vọng của tất cả những người sản xuất hàng hoá. Nhưng tuỳ theo điều kiện và trình độ của từng người, tuỳ theo thị trường, thời điểm tiêu thụ… có người thì bán hết hàng, trong khi đó hàng hoá của những người khác lại không được được tiêu thụ. Quá trình này đã phân hoá những người sản xuất thành kẻ giàu người nghèo và như vậy dẫn đến địa vị của họ trong xã hội cũng khác nhau. Mọi quan hệ kinh tế trong nền kinh tế thị trường hầu như đều bị tiền tệ hoá, mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan đều không thể thoát ly khỏi các quan hệ tiền tệ. Tiền tệ đã trở thành công cụ vạn năng để xử lý và giải toả mọi ràng buộc phát sinh trong nền kinh tế xã hội, không những ở phạm vi quốc gia mà còn ở phạm vi quốc tế. c. Tiền tệ là phương tiện phục vụ mục đích của người sở hữu chúng Tiền là biểu hiện bên ngoài của tài chính. Trong nền kinh tế hàng hoá, đặc biệt là trong điều kiện của nên kinh tế thị trường, các cá nhân, tổ chức, kể cả nhà nước muốn đạt tới mục đích của mình đều phải sử dụng phương tiện tiền ở mức độ thích hợp. Tiền tệ có thể thoả mãn mọi mục đích và quyền lợi đối với những ai đang nắm giữ nó. Ở đâu còn chính quyền và luật pháp thì ở đó còn có thế lực của tiền. Thế lực này chưa thể bị tước bỏ khi nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng. Vì vậy thế lực của tiền không chỉ thể hiện trong phạm vi quốc gia mà còn mang tính chất quốc tế. Tuỳ thuộc vào tính chất của phương thức sản xuất xã hội, tuỳ thuộc vào địa vị của người sở hữu tiền mà tiền được sử dụng vào những mục đích khác nhau. 1.4. Cung và cầu tiền tệ 1.4.1. Các khối tiền Trong nền kinh tế tồn tại những khối tiền khác nhau, mục đích dùng làm trung gian để trao đổi hàng hoá và được chia theo tính lỏng của các phương tiện đó. 1.4.1.1. Khối lượng tiền trong lưu thông Lưu thông hàng hoá quyết định lưu thông tiền là nguyên lý cơ bản. Vì vậy khối lượng và phạm vi lưu thông hàng hoá tăng lên và mở rộng thì lưu thông tiền cũng thay đổi tương ứng. 17
  18. Tuỳ thuộc vào quy chế tài chính và sự tiến bộ của công nghệ ngân hàng mà giữa các quốc gia sốlượng các phương tiện được chấp nhận là tiền không giống nhau. Còn tổng khối lượng các phương tiện được coi như tiền tại một thời điểm thì khó xác định chính xác. Bởi vì khối lượng tiền này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các tác nhân phát hành, chế độ và phương thức sử dụng phương tiện lưu thông, không gian và thời gian nghiên cứu, phương pháp thống kê.. Khối lượng tiền trong lưu thông là tổng các phương tiện đựoc chấp nhận làm trung gian trao đổi với mọi hàng hoá, tại một thị trường nhất định và trong một thời gian nhất định. Khả năng thanh toán và chi trả nhanh hay chậm của mỗi loại phương tiện, được gọi là tính lỏng của phương tiện đó trên thị trường. Tức là khả năng chuyển từ phương tiện này thành hàng hoá cần sử dụng. Khối lượng tiền trong lưu thông: Ms (Money supply) bao gồm các bộ phận sau” - M1: (khối tiền giao dịch) gồm những phương tiện có tính lỏng cao nhất trong lưu thông. M1 lại được phân theo thứ tự sau: + Giấy bạc ngân hàng và thẻ thanh toán + Ngoại tệ tự do chuyển đổi + vàng + Séc các loại + Các chứng từ có giá có khả năng thanh toán + Tiền gửi không kỳ hạn - M2: (khối tiền mở rộng) gồm những phương tiện có tính lỏng thấp + M1 + Tiền gửi có kỳ hạn - M3: (khối tiền tài sản) tổng thể tính lỏng thấp nhất. Gồm +M2 + Thương phiếu + Tín phiếu + Trái khoán và cổ phiếu Ms = M3+ Các phương tiện có khả năng thanh toán khác Khối lượng tiền trong lưu thông lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố + Số lượng các phương tiện được phát hành từ ngân hàng 18
  19. + các phương tiện được phát hành từ các tổ chức tài chính không phải ngân hàng + Các phương tiện được phát hành từ doanh nghiệp + Các phương tiện phát hành từ chính phủ 1.1.4.2. Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông Khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông là khối lượng tiền do tổng nhu cầu của nền kinh tế quốc dân trong một thời kỳ nhất định Trong việc nghiên cứu chức năng phương tiện lưu thông của tiền tệ, C.Mác đã đưa ra quy luật số lượng tiền cần thiết cho lưu thông, được gọi là quy luật lưu thông tiền tệ. Nội dung quy luật này được phát biểu tổng quát như sau: Số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông tỷ lệ thuận với tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông và tỷ lệ nghịch với tốc độ bình quân của tiền tệ trong thời kỳ đó PQ Mn = V Trong đó: Mn (Necessary Money) : số lượng tiền cần thiết thực hiện chức năng phương tiện lưu thông PQ: Tổng giá cả hàng hoá trong lưu thông V: Tốc độ lưu thông bình quân của tiền tệ: là đại lượngchỉ rõ trong một thờigian nhất định số lượng tiền trong lưu thông thực hiện được bao nhiêu lần chức năng phương tiện lưu thông. 1.4.2. Cung và cầu tiền trong lưu thông 1.4.2.1. Cung tiền trong lưu thông Các chủ thể tham gia vào cung ứng tiền trong lưu thông: - Ngân hàng Trung ương: cơ quan Chính phủ có chức năng theo dõi, bao quát hệ thống hoạt động ngân hàng và có trách nhiệm thực hiện việc chỉ đạo các chính sách tiền tệ - Ngân hàng Trung ương giữ độc quyền phát hành vào lưu thông giấy bạc ngân hàng, ngân phiếu thanh toán và các phương tiện lưu thông thanh toán khác, thông qua các nghiệp vụ sau:  Mua vàng, ngoại tệ trên thị trường ngoại hối  Cho các NHTG và các tổ chức tín dụng vay: + Tái chiết khấu các thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi, các chứng từ có giá.. của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức tín dụng 19
  20. + Tái cầm cố thương phiếu, các chứng chỉ tiền gửi, các chứng từ có giá.. của các ngân hàng thương mại và của các tổ chức tín dụng.  NHTW ứng tiền cho ngân sách nhà nước.  NHTW mua chứng khoán qua nghiệp vụ thị trường mở - Các ngân hàng Thương mại và các tổ chức tín dụng: là các trung gian tài chính, họ nhận tiền gửi từ các cá nhân và các tổ chức và thực hiện việc cho vay. Các tác nhân và tổ chức phi ngân hàng. Mức cung ứng tiền Toàn bộ khối lượng tiền cung ứng được NHTW xác định theo hệ số tạo tiền so với lượng tiền cơ bản do NHTW phát hành theo công thức: MS = MB x m MS: Mức cung tiền giao dịch (bao gồm 2 bộ phận chính là tiền mặt trong lưu thông và tiền gửi không kỳ hạn) MB: Cơ số tiền m: hệ số tạo tiền 1+C/D M = rD + rE + C/D C/D: Tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông so với tiền gửi không kỳ hạn rD: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc rE: Tỷ lệ dự trữ dư thừa của các ngân hàng thương mại 1.4.2.2. Cầu tiền trong lưu thông Khái niệm: Cầu tiền tệ là số lượng tiền tệ mà dân chúng, các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước cần giữ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và bảo toàn giá trị trong điều kiện giá cả và các biến số vĩ mô cho trước. Thành phần mức cầu tiền tệ Tiền tệ xuất hiện do kết quả hoạt động của nền kinh tế thị trường, nhưng nếu thiếu tiền thì nền kinh tế thị trường sẽ không tồn tại và phát triển được. Nhưng nhu cầu này không phải vì bản thân tiền mà vì tiền có khả năng trao đổi được trực tiếp với mọi hàng hoá và dịch vụ. Vì vậy mà nhu cầu về tiền trong nền kinh tế rất đa dạnh và với số lượng tăng lên không hạn chế. a/ Nhu cầu tiền cho giao dịch 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2